NHÓM 8
Danh sách thành viên
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
Trần Thị Hương Diệp
Lê Thị Thu Hằng
Nguyễn Thị Hương 151
Vũ Thị Thao
Lê Thị Thảo
Nguyễn Thị Tâm
Phạm Thị Đông
Nguyễn Thị Huyền
Bùi Thị Lý
Lê Thị Quỳnh
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TẠI SAO RẤT ÍT SINH VIÊN VÀO THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐHCNHN MƯỢN TÀI LIỆU VÀ NGHIÊN CỨU. TỪ ĐÓ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP THU HÚT SINH VIÊN ĐẾN THƯ VIỆN MƯỢN TẠI LIỆU HỌC
TẬP VÀ NGHIÊN CỨU
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xã hội ngày nay, thông tin đã trở thành nguồn tài nguyên vô giá của xã hội loài
người. Thông tin là nhân tố chính cấu thành của khoa học và công nghệ, là tiềm lực của
mỗi quốc gia. Thong tin đóng vai trò chiến lược quan trọng trong tất cả các lĩnh vực của
đất nước.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, sách báo và các vật
mang tin hiện đại đang ngày càng tăng nhanh về số lượng, phong phú về nội dung, đa
dạng về hình thức. Trong điều kiện đó nhu cầu về thông tin của con người cũng không
ngừng tăng lên, nó đòi hỏi phải được cung cấp chính xác, liên tục và kịp thời.
Sinh viên Việt Nam – những người chủ tương lai của đất nước là lực lượng xã hội hùng
hậu có trình độ học vấn, có tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học
hiện đại, là người đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa
của đất nược. Thế kỷ 21 là thế kỷ của văn minh hiện đại, với sự phát triển của khoa học
kỹ thuật nên rất cần có những người trẻ tuổi trình độ cao và khả năng tiếp nhận cái mới
tốt để đại diện cho một thế hệ tiên tiến mới.
Để có những sinh viên học tập tốt, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học đóng góp trí tuệ
và năng lực của mình vào sự phát triển của đất nước, sinh viên phải luôn đòi hỏi, tìm
kiếm những tri thức từ nhà trường, từ xã hội để đáp ứng thỏa mãn đầy đủ thông tin trong
quá trình nghiên cứu khoa học, học tập.
Chính vì vậy, chúng em tiến hành nghiên cứu thông tin của sinh viên trường Đại Học
Công Nghiệp Hà Nội để biết được nhu cầu và mức độ thỏa mãi của sinh viên. Từ đó đưa
ra những đề xuất để giúp sinh viên học tập hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục đào tạo của nhà trường
4
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài :
Thư viện trường học là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn
hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo
viên, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành và xây dựng thói quen tự học cho sinh viên.Với
nhà trường, sách, báo lại có ý nghĩa quan trọng vì nó là người bạn gần gũi nhất, là học liệu
cần thiết nhất của thầy và trò. Sinh viên cần có sách giáo trình, sách tham khảo để học tập
và luyện tập. Giáo viên cần có sách giáo trình, sách nghiệp vụ, sách tham khảo để giảng dạy
và bồi dưỡng chuyên môn không ngừng nâng cao kiến thức. Ngoài ra, các loại báo, tạp chí
có trong thư viện cũng là nguồn tham khảo cung cấp đa dạng các kiến thức về khoa học,
kinh tế, đời sống xã hội
Nhiệm vụ của thư viện là phục vụ cho việc giảng dạy và học tập góp phần tích cực vào
việc nâng cao chất lượng giáo dục. Để việc giảng dạy và học tập được tốt, công tác phục vụ
bạn đọc trong thư viện phải được thường xuyên, liên tục, luôn luôn nâng cao chất lượng
phục vụ để thu hút sinh viên đến với thư viện ngày càng nhiều. Hiện nay, chất lượng cơ sở
vật chất, nguồn tài liệu, chất lượng dịch vụ của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đang
ngày càng được cải thiện ví dụ như hoàn thành dự án xây mới thư viện khu B của trường
rộng hơn, khang trang hơn để phục vụ nhu cầu không nhỏ của sinh viên các khoa Kế toán,
May và thiết kế thời trang… tập trung tại đây, bổ sung thêm hàng trăm đầu sách chuyên
ngành, phổ biến sử dụng Wifi miễn phí trong trường. Điều này đã góp phần làm tăng lượng
sinh viên đến thư viện học tập và nghiên cứu trong những năm trở lại đây. Tuy nhiên, với sự
phát triển nhanh chóng cùng tính tiện lợi, phổ biến của Internet cho phép truy cập thông tin
đa dạng mọi lúc mọi nơi, thói quen sử dụng thư viện đang ít đi từng ngày. Tình trạng sinh
viên hiện nay không mặn mà với việc đến thư viện để học bài và tham khảo các tài liệu diễn
ra ngày càng phổ biến. Đây là một thực trạng đáng buồn đòi hỏi tìm ra những nguyên nhân
cụ thể khiến lượng sinh viên sử dụng thư viện ít thường xuyên hơn để tìm ra giải pháp khắc
phục vấn đề này. Nhận ra được tính cấp thiết của vấn đề này, nhóm chúng em đã quyết định
5
thực hiện đề tài tiểu luận “Phân tích nguyên nhân rất ít sinh viên vào thư viện trường Đại
học Công nghiệp Hà Nội mượn tài liệu và nghiên cứu và đề xuất giải pháp khắc phục tình
trạng trên”
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng sinh viên đến thư viện trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội để mượn tài
liệu học tập và nghiên cứu. Trên cơ sở đó, tìm ra nguyên nhân tại sao rất ít sinh viên đến
thư viện học tập và nghiên cứu và đề xuất giải pháp thu hút sinh viên đến thư viện ngày
một đông.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng phục vụ thư viện.
- Phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên hiện nay.
- Tìm ra nguyên nhân tại sao sinh viên ít đến thư viện.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, nhằm thu hút sinh viên đến
thư viện nhiều hơn và thường xuyên hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thư viện để thu hút sinh viên đến thư viện đọc
sách báo và mượn tài liệu nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi về thời gian
- Thời gian thực hiện từ 10/2015 đến hết 11/2015.
- Số liệu thu thập phục vụ cho đề tài được thu thập trong 2 tháng.
- Phạm vi về không gian: Thư viện Khu A, Khu B Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội.
• Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng chất lượng phục vụ thư viện, tìm ra nguyên nhân
và đề xuất giải pháp để thu hút đông sinh viên đến thư viện của trường.
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Khái niệm thư viện
• Thư viện là nơi thông tin được tổ chức, nơi dễ dàng tìm thấy thông tin qúy vị cần hoặc
muốn. Thư viện chỉ có giá trị khi nó có thông tin và có người biến thông tin trở nên hữu
6
ích. Chúng ta có nhiệm vụ đảm bảo sự tiếp cận không hạn chế các ý tưởng mà chúng ta
thừa hưởng một cách hợp pháp, sau đó định hình và chuyển giao cho thế hệ tiếp theo.
• Định nghĩa mới nhất của UNESCO: Thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi, là bất kì bộ
sưu tập có tổ chức của sách,báo, tài liệu các loại, ấn phẩm định kì Nhân viên thư viện có
trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng tài liệu để nghiên cứu thông tin, giáo dục &
giải trí.
2. Sự hình thành và phát triển.
Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội được thành lập
theo quyết định số 2036/QĐ - ĐHCN ngày 22 tháng 12 năm 2005 của Hiệu trưởng
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Trung tâm kế thừa và phát triển những mô hình
thư viện Đại học hiện đại trong nước và quốc tế, với nhiều trang thiết bị tiên tiến, tạo
điều kiện tiếp cận các thông tin một cách dễ dàng nhất cho độc giả là cán bộ, giáo viên,
sinh viên trong toàn Trường và bạn đọc ngoài Trường.
3. Vai trò của thư viện
Thư viện là động lực đóng góp vào việc đổi mới giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực
Trong trường đại học, thư viện góp phần đào tạo nguồn nhân lực có tri thức cho đất
nước, thúc đẩy tiến bộ xã hội, phát triển sản xuất và các khoa học công nghệ.
Thư viện cung cấp cho xã hội những thông tin khoa học mới mẻ, đặc biệt là những
thành quả của các công trình nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên và sinh viên.
PHẦN III: NỘI DUNG
1. Thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên
1.1.
Khảo sát mức độ sử dụng thư viện của trường Đại học Công nghiệp Hà
Nội
Nhằm thu thập thông tin một cách khách quan về mức độ sử dụng thư viện trường của
sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội,nhóm đã thực hiện điều tra, khảo sát với 200
sinh viên từ năm nhất đến năm tư, thuộc các khoa Ngoại Ngữ, Quản trị kinh doanh,
7
Kế toán, Cơ khí, Công nghệ ô tô, Điện, Du lịch- khách sạn, Công nghệ Hóa, Công
nghệ may, và Công nghệ thông tin để thấy được sự khác biệt.
•
Với câu hỏi bạn có thường xuyên sử dụng thư viên( số ngày bạn lên thư viện
trường) nhóm thu được kết quả hỏi 200 bạn sinh viên như sau:
1
4
3
6
4
4
3
4
2
6
2
1
5
3
5
2
5
3
4
4
5
1
6
4
3
6
5
4
7
6
3
0
3
6
5
5
6
4
5
3
9
2
3
1
2
1
1
5
6
2
1
4
3
1
8
4
2
1
7
5
2
3
5
4
3
6
4
5
3
2
4
2
3
6
2
4
5
5
2
2
2
2
1
4
4
3
4
3
6
1
2
4
1
2
5
4
5
0
2
5
3
1
3
2
6
9
3
2
1
4
2
8
4
6
1
4
4
0
6
1
7
3
1
1
2
7
1
8
5
9
4
5
7
2
5
3
2
2
1
5
3
1
3
0
4
0
9
6
4
2
4
3
2
5
2
1
6
1
5
5
9
5
1
6
1
6
3
3
4
1
1
2
8
5
7
4
4
6
1
4
1
2
7
3
4
11
5
6
3
5
3
3
4
3
4
6
2
3
7
6
2
3
1
2
6
5
1
2
2
4
9
4
5
6
5
3
6
3
4
5
6
2
1
5
4
2
0
2
Bảng thống kê số ngày sinh viên lên thư viện trong một tháng(ngày)
Dựa vào số liệu, ta có biểu đồ mức độ thường xuyên sử dụng thư viện của sinh viên
đại học CNHN, chủ yếu sinh viên thường lên thư viện từ 1 đến 4 lần một tháng, cũng
có khá nhiều sinh viên lên thư viện từ 5 đến 9 lần một tháng. Qua khảo sát trên giúp ta
nhìn nhận rằng chủ yếu 1 tuần sinh viên chỉ lên thư viện 1 đến 2 lần mà theo quan sát
của nhóm chỉ gần đên mùa thi sinh viên mới lên thư viện còn những ngày bình thường
thư viên rất vắng sinh viên. Như vậy, có thể thấy thư viện trường ĐHCNHN chưa
thực sự thu hút được sinh viên đến tham khảo tài liệu mà chủ yếu sinh viên đến thư
viện để tìm không gian ôn bài mỗi khi đến kỳ thi.
8
•
Với các bạn có câu trả lời đã từng tới thư viện,nhóm đặt câu hỏi tiếp theo: Lý
do bạn tới thư viện, nhóm thu được kết quả
Lý do
Số lượng
Tỷ lệ
(ĐVT: sinh viên)
Tài liệu thư viện phong phú,phù hợp
17
(ĐVT: %)
9,83
với chương trình học
Không gian học tập thuận lợi
96
55,49
Tiết kiệm tiền mua tài liệu, sách
20
11,56
Tài liệu bạn cần không có ở nơi khác
13
7,51
Lý do khác
27
15,61
Tổng
173
100
Nhận xét: với câu hỏi trên,có thể dễ dàng nhận ra thấy đa số sinh viên đều cho rằng
thư viện trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội có không gian học tập thuận lợi khiến
các bạn thoải mái tìm cho mình một vị trí riêng để nghiên cứu tài liệu. Nhưng qua
bảng trên thì có ít bạn đồng tình với ý kiến tài liệu thư viện phong phú, phù hợp với
chương trình học hay tài liệu cần không có ở nơi khác. Tỷ lệ này chứng tỏ rằng, ở thư
viên trường ta vẫn tài liệu học tập vẫn còn ít, chưa đáp ứng được với nhu cầu học tập
của các bạn sinh viên. Thư viện nhà trường nên nhìn nhận vào vấn đề trên để đưa ra
những giải pháp giúp thư viện thu hút được nhiều sinh viên đến học hơn nữa.
•
Bảng kết quả loại hình bạn đọc sử dụng tại thư viện
Loại hình dịch vụ
Đọc tại chỗ
Mượn về nhà
Photo in ấn
Internet
Tham khảo tài liệu
1.2.
Rất tốt
20,78
25,94
9,3
8,86
12,22
Tốt
33,87
38,84
34,19
22,44
23,44
Khá
30,02
22,33
37,91
38,50
32,67
Trung bình
12,2
8,81
16,51
20,22
21,7
Yếu
3,05
4,09
2,09
9,97
9,98
Loại hình tài liệu bạn đọc thường hay sử dụng tại thư viện trường
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội là một trường có quy mô khá lớn với rất nhiều
chuyên ngành đào tạo khác nhau, vì vậy để đáp ứng được nhu cầu học tập, nghiên cứu
9
của sinh viên thư viện trường được mở ra với rất nhiều các tài liệu tham khảo, sách giáo
trình giúp sinh viên có thêm những kiến thức về ngành học của mình.
Mức độ đáp ứng về nội dung tài liệu qua ý kiến bạn đọc được khảo sát và thể hiện qua
bảng sau:
Stt
Loại hình tài liệu
1
2
3
4
5
6
Sách giáo trình
Luận văn, luận án, báo cáo khoa học
Từ điển bách khoa toàn thư
Báo, tạp chí
Tài liệu điện tử
Sách văn học, kỹ năng sống, giải trí
Số
phiế
u
55
116
89
43
26
35
Tần số
15.12%
31.87%
24.45%
11.81%
7.14%
9.61%
Nhận xét :
Qua biểu đồ trên ta nhận thấy, sinh viên đến thư viện để đọc luận văn, luận án, báo cáo
khoa học là nhiều nhất chiếm 31.87%. Tiếp đến là từ điển bách khoa toàn thư chiếm
24.45%, sách giáo trình chiếm 15.12%
10
Từ những khảo sát thực tế cho ta thấy, số lượng sinh viên đến đến đọc luận văn, luận án
nhiều là do trong quá trình học tập sinh viên thường xuyên phải làm những bài tập lớn,
những đề tài nghiên cứu mà các tài liệu trên internet không cung cấp đủ thông tin. Hơn
nữa, một số các bài luận văn là do các giảng viên của trường viết ra nên sinh viên sẽ dễ
tiếp thu lượng thông tin mà trên lớp chưa tiếp thu được hết. Ngoài ra, sinh viên đến thư
viện để mượn từ điển bách khoa toàn thư đứng ở vị trí thứ 2 là do việc mua các quyển từ
điển rất khó khăn đối với sinh viên, vừa là vì kinh tế không cho phép và cũng vì nhiều
quyển từ điển không có bán ở ngoài các hiệu sách nên việc tìm kiếm và mua các quyển từ
điển ở bên ngoài sẽ khó khăn hơn việc lên thư viện mượn.
Thư viện trường nên bổ sung thêm các tài liệu liên quan nhiều hơn nữa đến các ngành
học của trường, đa dạng hóa các đầu sách để làm phong phú thêm kho sách ở thư viện.
Có như vậy mới thu hút được thêm nhiều sinh viên đến với thư viện trường để học tập
1.3.
Khảo sát mức độ sử dụng tài liệu ngành-lĩnh vực
Hiện nay, trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội mở rộng thêm nhiều ngành nghề-lĩnh
vực đào tạo khác nhau đòi hỏi thư viện trường cũng phải bổ sung thêm nhiều tài liệu liên
quan đến các ngành học. Qua khảo sát thực tế, nhóm em đã thống kê được mức độ sử
dụng các tài liệu tham khảo của các ngành khác nhau, được thể hiện qua bảng sau :
Stt
1
2
3
4
5
6
Ngành- lĩnh vực
Tài chính ngân hàng
Kế toán – kiểm toán
Quản trị kinh doanh
Công nghệ thông tin
Điện tử
Ngoại ngữ
Tổng
Số phiếu
134
121
109
94
65
59
582
Tần số
23.02%
20.79%
18.73%
16.15%
11.17%
10.14%
100%
Nhận xét : nhìn vào biểu đồ cho thấy có sự đồng đều về mức độ sử dụng tài liệu thuộc
các nghành/ lĩnh vực. tài liệu thuộc các lĩnh vực tài chính- ngân hàng, kế toán- kiểm toán
11
và quản trị kinh doanh thuộc top trên với trên 20% . Thấp nhất trong nhóm nghành này là
ngoại ngữ với hơn 10%. Nhưng nhìn vào bảng số liệu trên, sẽ có khó khăn cho thư viên
trường ta nếu muốn bổ sung sắp xếp tài liệu thuộc các nghành để thu hút sinh viên tích
cực đến thư viện nghiên cứu tài liệu.
2. Nguyên nhân sinh viên ít lên thư viện trường mượn và nghiên cứu tài
liệu
2.1.
Phiếu điều tra
Từ những khảo sát đã thực hiện ở trên, nhóm đã đưa ra một bảng hỏi ngẫu nhiên cho 200
sinh viên trong trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến
tình trạng sinh viên ít lên thư viện trường mượn và nghiên cứu tài liệu. Bảng hỏi gồm 10
câu hỏi sau:
1. Thời gian phục vụ hiện tại của thư viện có hợp lý không
A. Có
B. Không
2. Bạn thấy hình thức tra cứu tài liệu hiện nay của thư viện có hiệu quả không
A. Có
B. Không
3. Mức độ đầy đủ trang thiết bị của thư viện
A. Tốt
B. Khá
C. Trung bình
4. Tinh thần phục vụ của nhân viên thư viện
A. Tốt
B. Khá
C. Trung bình
D. Yếu
5. Tài liệu của thư viện có đáp ứng đủ thông tin cho bạn không
A. Có
B. Không
12
6. Thủ tục mượn tài liệu của thư viện có nhanh gọn không
A. Có
B. Không
7. Cách tổ chức, sắp xếp kho sách có hợp lý không
A. Có
B. Không
8. Tài liệu có phong phú, thường xuyên được cập nhật hay không
A. Có
B. Không
9. Bạn thích ở nhà tra cứu tài liệu hay lên thư viện
A. ở nhà
B. Thư viện
10. Không gian ở thư viện có đủ để bạn nghiên cứu tài liệu không
A. Có
B. Không
Thông qua quá trình khảo sát, nhóm thu được kết quả được thể hiện qua bảng sau:
T
T
Loại nguyên nhân
1
Thời gian hoạt động của thư viện chưa hợp lý
24
2
Hình thức tra cứu chưa tiện lợi
62
138
3
Tài liệu chưa phong phú cập nhật
114
86
4
Thủ tục mượn rườm rà
56
144
5
Không gian học tập chưa thoải mái
18
182
6
Sinh viên thích tra cứu mạng internet
120
80
7
Thái độ phục vụ của nhân viên thư viện chưa thân 90
thiện
8
Tổng
Đồng ý
Số Phiếu
Không
ý
176
110
484
Sắp xếp lại số liệu
T
T
1
2
3
4
5
6
Nguyên nhân
Số phiếu
Sinh viên thích tra cứu mạng internet
Tài liệu chưa phong phú cập nhật
Thái độ phục vụ của nhân viên thư viện
chưa thân thiện
Hình thức tra cứu chưa tiện lợi
Thủ tục mượn rườm rà
Thời gian hoạt động của thư viện chưa
hợp lý
13
Lũy kế(%)
120
114
90
Tần
số(%)
24,79
23,55
18,6
62
56
24
12,81
11,57
4,96
79,75
91,32
96,28
24,79
48,34
66,94
đồng
7
Không gian học tập chưa thoải mái
8
Tổng
Vẽ biểu đồ:Pareto
18
484
3,72
100
100
Nhận xét:
Theo như bảng số liệu đã được xử lý và biểu đồ Pareto, ta nhận thấy nguyên nhân
chủ yếu nhất khiến cho sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ít lên thư viện
mượn tài liệu và nghiên cứu là do sinh viên cảm thấy thích tra cứu thông tin qua mạng
Internet hơn là mượn tài liệu trên thư viện(chiếm 24,79%), tiếp theo đó là do tài liệu trên
thư viện nhà trường chưa thật sự phong phú, lại kém được đổi mới cập nhật thường
xuyên( chiếm 23,55%), nguyên nhân thứ 3 là do thái độ của nhân viên thư viện chưa thân
thiện( 18,6%)
Dựa vào nguyên tắc 80: 20, ta cần tập trung vào khắc phục ba nguyên nhân trên là đã cải
thiện được 79,75% tình hình sinh viên ít lên thư viện mượn tài liệu và nghiên cứu.
Biểu đồ nhân quả
Thiết bị
Con người
Ý thức sv
Máy tính cũ, hỏng
14
Ghế gãy,hỏng
Thái độ nhân viên
Thực trạng sv
ít lên thư viện
mượn và
Tài liệu bị
rách, TL
mấtthiếu phong
phú
Thủ tục mượn
phức tạp
Tài liệu
Phương
pháp
Nguyên nhân
Từ biểu đồ Pareto và biểu đồ nhân quả trên, nhóm đã tìm hiểu được một số nguyên nhân
2.2.
tại sao sinh viên trường ĐHCN Hà Nội ít lên thư viên trường mượn và nghiên cứu tài
lieu:
• Sinh viên không có nhu cầu đọc sách nghiên cứu trên thư viện, thời gian học thêm ngày
càng nhiều, báo trí, Internet ngày càng phát triển khiến cho văn hóa đọc sách của sinh
viên ngày càng bị mai một dần.
• Ngoài ra sinh viên lười đọc sách cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ít đến thư viện,
hay những thời gian để làm những việc khác nên nhu cầu đọc sách cũng không còn cần
thiết.
• Do nhà trường chưa cung cấp các tài liệu phong phú, những tài liệu mà sinh viên muốn.
tài liệu của nhà trường còn chưa đủ, chưa phong phú để đáp ứng nhu cầu của sinh viên.
Việc cập nhật các tài liệu mới của thư viện vẫn chưa được kịp thời nên có nhiều sinh viên
15
phải đi mua tài liệu bên ngoài, hay tài liệu ở các trường khác để phục vụ nhu cầu của
mình.
• Nhiều sinh viên cảm thấy khi đến thư viện để tìm kiếm được tài liệu mà mình cần họ phải
làm những thủ tục rườm rà mất thời gian, đôi khi còn khó để tìm thấy tài liệu mà mình
đang cần nên nhiều họ cảm thấy bực mình, cứ như thế tình trạng sinh viên đến thư viện
•
ngày càng ít.
Hiện nay thư viện là nơi tập trung cho các sinh viên làm bài tập nhóm, nên không thể
tránh khỏi hiện tượng có những tiếng ồn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Mà
nhiều sinh viên dễ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn xung quanh, khả năng tập trung không được
cao từ đó họ chọn cách học tập tại nhà sẽ yên tĩnh và đạt hiệu quả cao hơn là đến thư
viện.
• Ngày nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển, bất kỳ sinh viên nào cũng đều được
bố mẹ mua cho mình một chiếc máy tính xách tay, hay một chiếc smartphone để truy cập
Internet hàng ngày. Vậy nên ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian nào chỉ cần có nó là họ có
thể tra cứu, tìm kiêm nguồn thông tin phục vụ nhu cầu của họ.
• Nhiều thư viện không tuyển được đội ngũ nhân viên được đào tạo đúng chuyên môn mà
phải tiếp nhận những người chưa qua trường lớp, trái ngành thậm chí bị sa thải hoặc luân
chuyển từ các vị trí khác. Trên thực tế, hầu như nhân viên chỉ chấp nhận làm thư viện khi
không thể xin làm ở những vị trí khác và khi có cơ hội họ xin chuyển công tác ngay.
Chính những mặt tồn tại này làm giảm chất lượng phục vụ của thư viện, vì vậy mà nhiều
nhân viên phục vụ không được nhiệt tình, có thái độ khó chịu khi sinh viên có những thắc
mắc về vấn đề tài liệu trong thư viện,hay những thắc mắc về thủ tục không hiểu rõ về thư
viện, từ đó cũng có thể khiến cho sinh viên không muốn đến thư viện.
• Cùng hoà vào nhịp độ phát triển của thời đại, xã hội nước ta có nhiều biến đổi vừa tích
cực vừa tiêu cực. Trong đó việc tiếp thu thiếu chọn lọc các nền văn hoá của nước ngoài
cũng ảnh hưởng đến tâm lí học hành của học sinh. Sự xuất hiện của các trò chơi điện tử
thu hút sự chú ý của học sinh, các kiểu ăn diện, phim ảnh làm thế giới học trò lúc nào
cũng xao động mà lơ đãng đến nhiệm vụ chính của mình. Bởi vậy nên thay vì bớt thời
gian để lên thư viện học tập thì đại đa số sinh viên có thể dành hàng chục tiếng đồng hồ
chỉ để ngồi lướt web, online chát chít, rồi các hiện tượng cuồng theo thân tượng nước
16
ngoài, tụ tập chơi game. Bên cạnh sự ảnh hưởng của công nghệ xã hội thì tình trạng sinh
viên ít đến thư viện cũng do chính ý thức của cá nhân sinh viên đã quên mất nhiệm vụ
chính của mình, bị bạn bè lôi kéo, không xác định rõ con đường mà mình bước đến, chưa
có lí tưởng và tư tưởng vững chắc, không có ước mơ để làm mục tiêu phấn đấu...
• Đối với các bạn sinh viên hiện nay, làm thêm không còn xa lạ và đã trở thành mối quan
tâm lớn thứ 2 sau việc duy trì học tập tại trường Đại học. Các bạn làm thêm với nhiều
mục đích khác nhau như tăng thêm thu nhập, trang trải cho cuộc sống cá nhân, tích lũy
kinh nghiệm làm việc, mở rộng các mối quan hệ. Vậy nên họ không còn thời gian để lên
thư viện nữa.
• Vì thói quen giảng dạy theo lối mòn, truyền đạt một chiều, không khuyến khích được
người học tìm tòi tài liệu đọc thêm, sinh viên chỉ chú trọng kết quả thi kết thúc môn mà
không muốn tiếp cận thư viện để nghiên cứu, đào sâu kiến thức.
3. Giải pháp khắc phục tình trạng sinh viên ít lên thư viên mượn và
nghiên cứu tài liệu
Từ những nguyên nhân đã được tìm hiểu ở trên, nhóm đã đưa ra một số biện pháp cải tiến
để thư viện ngày càng nâng cao về chất lượng nhằm thu hút sinh viên đến thư viện mượn
và nghiên cứu tài liệu:
•
Cần đáp ứng kịp thời , hợp lý, bổ sung tài liệu học tập của học sinh sinh
viên.Cần đáp ứng sách liên quan đến ngành học, bổ sung các tư liệu thuộc
ngành khoa học xã hội và nhân văn như triết học xã hội, khảo cổ học.Các tài
17
liệu nghiên cứu khoa học bao gồm sách báo, tạp chí về khoa học.Ngôn ngữ tài
liệu: Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn, Tiếng
•
Đức...
Đê nghị nhà trường sớm có biện pháp để đầu năm học sẽ có nơi phục vụ cho
sinh viên rộng rãi thoải mái
• Nhân viện phụ trách phòng lưu hành cần thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở
sinh viên khi tìm kiếm, chọn sách đảm bảo thư viện yên tĩnh, trật tự vị trí đúng
-
nơi quy định.
Hệ thộng mạng, máy tính : Cải thiện đường truyền Internet, các cán bộ phụ
-
trách mạng thư viện thường xuyên kiểm tra máy tính của bạn truy cập Internet.
Rút gọn các thủ tục, đơn giản nhất các thủ tục
Cần có các biện pháp để giúp cho không gian học tập yên tĩnh và những hình
-
thức nhắc nhở đối với những sinh viên vi phạm nội quy của thư viện
Thái độ của nhân viên cần hòa đồng than thiện hơn
• Nhà trường cần nhắc nhở chung các cán bộ chung của nhân viên và góp ý
riêng với các cá nhân cán bộ thư phòng có thái độ phục vụ, kỹ năng giao
tiếp chưa thân thiện.
• Cán bộ thủ thư phải nắm vững vốn tài liệu mình đang quản lý, để có thể tìm
kiếm tài liệu một cách nhanh chóng.
• Xây dựng tính tích cực chủ động của các cán bộ thư viện: nhân viện phục
vụ phải thay đổi quan điểm, cách nghĩ, cách làm việc để chuyển từ trạng
thái thụ động sang chủ động.
18
KẾT LUẬN
Thư viện luôn là một phần không thể thiếu đối với bất kỳ một trường đại học nào, thư
viên của trường ĐHCNHN đã được xây dựng lên nhằm phục vụ công tác học tập và
nghiên cứu của tất cả các bạn sinh viên trong trường. Tuy có cơ sở vật chất khá khang
trang và hiện đại thư viên trường Công nghiệp dường như vẫn chưa thu hút được đông
đảo các bạn sinh viên đến học tập và nghiên cứu tài liệu. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân của
vẫn đề này, nhóm 8 đã đi sâu vào khảo sát ý kiến của 200 bạn sinh viên đến từ các khoa
khác nhau và từ đó rút ra được giải pháp thu hút sinh viên đến thư viện mượn và nghiên
cứu tài liệu.
Các công cụ mà nhóm đã áp dụng trong bài tìm hiểu này gồm có: phiếu điều tra bảng hỏi,
khảo sát thực địa, bảng phân bổ tần số, biểu đồ Pareto và biểu đồ nhân quả. Từ những
công cụ trên đã giúp nhóm xác định rõ nguyên nhân tại sao sinh viên ít lên thư viên
19
mượn và nghiên cứu, cũng như tìm ra các giải pháp khắc phục thực trạng trên. Trong quá
trình thực hiện, nhóm vẫn còn những hạn chế như: khảo sát chỉ được thực hiện ở khu A
trường ĐHCNHN do nhóm không có điều kiện di chuyển đến các khu khác của trường,
nhóm cũng chỉ dừng lại khai thác ý kiến của sinh viên mà chưa tìm hiểu đến đối tượng
khác trong trường.
Do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan mà bài nghiên cứu của nhóm có nhiều
thiếu sót, tuy nhiên đây cũng là thành quả rất lớn của cả nhóm đã cùng nỗ lực nghiên cứu.
Nhóm 8 mong cô xem xét và đánh giá bài nghiên cứu để nhóm có thể hoàn thiện hơn
trong những nghiên cứu tiếp theo. Nhóm 8 xin chân thành cảm ơn cô.
20