Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

skkn khoa học tự nhiên thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 26 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BÁO CÁO SÁNG KIẾN</b>

<b>I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN</b>

Đất nước ta đang trong thời kì đổi mới tồn diện, thời kì hội nhập và tồn cầu hóa. Chính vì vậy, việc tiếp nhận những cơng nghệ mới của nhân loại trong đó có cơng nghệ thơng tin là điều tất yếu, đây là yếu tố khách quan để khẳng định sự phát triển của mỗi quốc gia. Sự phát triển của một đất nước luôn phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học cơng nghệ. Tuy nhiên, để có được một nền khoa học cơng nghệ phát triển thì nền kinh tế tri thức phải được ưu tiên hàng đầu, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục thể hiện sự lớn mạnh về nền khoa học, công nghệ, kinh tế...và nó sẽ làm thay đổi căn bản bức tranh tổng thể của nền kinh tế tri thức đó. Tầm quan trọng, sự hiệu quả và ảnh hưởng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã được khẳng định bằng thực tiễn ở nước ta và trở thành xu thế tất yếu của giáo dục.

Môn Khoa học tự nhiên liên quan đến các lĩnh vực tự nhiên gồm Vật lí, Hố học, Sinh học, khoa học Trái Đất,…với nhiều kiến thức khá trừu tượng. Nhận thức khoa học tự nhiên phải bằng “quá trình biện chứng từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn sinh động”. Để học sinh chủ động nhận thức được kiến thức, tham gia hiệu quả quá trình tìm hiểu, khám phá tự nhiên và vận dụng được kiến thức, kĩ năng trong quá trình hình thành, phát triển năng lực khoa học tự nhiên, giáo viên cần triển khai nhiều hoạt động học hiệu quả, sinh động trong và ngồi lớp, hình thức trực tiếp và từ xa, với nội dung học tập đa dạng, phong phú. Vì vậy, cần mơi trường dạy học, phương tiện hỗ trợ dạy học phù hợp. Trong thời đại số, môi trường và phương tiện hỗ trợ phù hợp, đắc lực đó chính là thiết bị cơng nghệ thông tin, phần mềm và học liệu số. Thiết bị dạy học số trong thời đại 4.0 đang là điểm nhấn và sẽ là điểm mới quan trọng trong việc dạy và học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thơng hiện nay.

Sắp sang năm thứ 3 triển khai chương trình giáo dục phổ thơng (GDPT) đối với bậc THCS nhưng thiết bị dạy học vẫn chưa được cấp cho các trường, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Để đảm bảo việc giảng dạy, nhà trường và giáo viênđã tận dụng lại những thiết bị dạy học từ chương trình cũ, đồng thời ứng dụng tiến bộ công nghệ thông tin, sử dụng kho học liệu số, các thí nghiệm ảo… để khắc phục hạn chế về trang thiết bị trong nhà trường. Bên cạnh những học liệu số có sẵn, giáo viên chúng tơi cũng đã tự mày mị ứng dụng cơng nghệ thông tin để thiết kế những thiết bị dạy học số phù hợp với yêu cầu cần đạt của bài học, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học để phục vụ cơng tác giảng dạy. Qua những tìm tòi nghiên cứu để thiết kế các thiết bị dạy học số đáp ứng được với chương trình giáo dục phổ thông 2018, sau đây chúng tôi xin trình bày một số kinh nghiệm trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>việc: “Thiết kế và sử dụng thiết bị dạy học số trong dạy học môn Khoa học</b>

tự nhiên” với mong muốn chia sẻ và lan toả rộng khắp tới các giáo viên trong huyện và các cơ sở giáo dục trong tỉnh. Từ đó, chung tay xây dựng kho học liệu số có chất lượng để giáo viên có thể ứng dụng trong giảng dạy chương trình mới đạt hiệu quả cao.

<b>II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP</b>

<b>1. Mơ tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến</b>

Học liệu số đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là trong bối cảnh các công nghệ thông tin ngày càng phát triển. Các học liệu số cung cấp nhiều lợi ích cho học sinh, giáo viên và các nhà giáo dục như:

- Cung cấp cho học sinh cơ hội trải nghiệm học tập tương tác, nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức và kỹ năng giải quyết vấn đề.

- Cung cấp cho học sinh nhiều tài liệu đa dạng, từ sách điện tử đến video giảng dạy và trò chơi giáo dục. Điều này giúp học sinh có thể học tập theo cách thích hợp nhất với họ.

- Cung cấp cho học sinh cơ hội học tập từ bất kỳ đâu, mọi lúc và giúp họ tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc đi lại, mua sách giáo khoa, tài liệu...

- Cung cấp cho giáo viên và học sinh cơ hội tiếp cận với những kiến thức mới nhất và các tiến bộ trong ngành giáo dục.

-Hỗ trợ cho việc học tập tại nhà, tự rèn luyện các kỹ năng của học sinh mà không cần phải đến trường học.

- Cung cấp cho giáo viên một nguồn tài nguyên phong phú, giúp họ tìm kiếm và sử dụng tài nguyên giáo dục đa dạng, từ đó giảm thiểu thời gian và chi phí tìm kiếm tài ngun và cải thiện chất lượng giảng dạy của họ.

Học liệu số đóng vai trị quan trọng trong việc cải thiện chất lượng giáo dục và đem lại nhiều lợi ích cho học sinh, giáo viên và các nhà giáo dục. Mặt khác, giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng học liệu số để tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục hiệu quả. Họ cần có kiến thức về các tài nguyên số, cũng như kỹ năng thiết kế, tổ chức, điều khiển, đánh giá và phát triển các học liệu số trong tổ chức dạy học.

Năm học 2022-2023, học sinh lớp 3, lớp 7, lớp 10 bắt đầu học theo chương trình giáo dục phổ thơng mới 2018. Tuy nhiên, đến nay nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Nam Định còn thiếu thiết bị, đồ dùng dạy học chưa đáp ứng u cầu của chương trình. Do đó, các nhà trường và giáo viên đã và đang nỗ lực khắc phục khó khăn này trong khi chờ được cấp.

Tại trường THCS Trần Huy Liệu – Vụ Bản, thực hiện chương trình GDPT mới đối với lớp 6, năm học 2021 – 2022 nhà trường đã được đầu tư một số trang

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

thiết bị dạy học từ đó đã giúp các thầy cơ giáo truyền tải hiệu quả bài học đến học sinh, giúp các em tiếp cận bài học một cách chủ động, linh hoạt. Tuy nhiên, lượng thiết bị được cấp phát là rất hạn chế. Cho đến hết học kỳ I năm học 2022 – 2023, khi chương trình GDPT mới đối với lớp 7 đang được triển khai thì nhà trường vẫn chưa được cấp phát các trang thiết bị dạy và học cho bộ môn khoa học tự nhiên 7. Trong quá trình chờ thiết bị mới, cộng với trang thiết bị cũ thiếu, hư hỏng nhiều, nhà trường đã khuyến khích giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự làm đồ dùng dạy học, đặc biệt là xây dựng thiết bị dạy học số…nhằm đổi mới, sáng tạo, nâng cao hiệu quả trong công tác dạy và học.

2. Mơ tả giải pháp sau khi có sáng kiến

<b>2.1. Vấn đề cần giải quyết</b>

Thiết kế các thiết bị dạy học số là thiết bị dạy học được xây dựng/thiết kế/số hóa để sử dụng hồn tồn hoặc một phần trên môi trường số phục vụ cho công tác dạy và học tại nhà trường và có thể áp dụng rộng rãi trong các cơ sở giáo dục khác. Cụ thể, thiết bị dạy học số gồm:

-Tư liệu dạy học: Bộ tranh ảnh, video clip; -Phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo;

- Thiết bị thí nghiệm thực hành được kết nối và có thể tương tác được trên máy tính;

- Các sản phẩm có thể sử dụng trên môi trường số để tăng cường sự trải nghiệm của người học và có thể thay thế thiết bị dạy học truyền thống.

<b>2.2. Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp mới so với giải pháp cũ</b>

Các thiết bị dạy học số được xây dựng đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ và sư phạm, phù hợp với các hướng dẫn của Bộ GDĐT về mục tiêu, yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy học của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng như Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ GDĐT ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp trung học cơ sở. Sản phẩm có thể thay thế các thiết bị dạy học truyền thống hoặc những thiết bị thí nghiệm/dụng cụ thí nghiệm khơng thể sử dụng được trong lớp học; Cụ thể, thiết bị dạy học số được tạo ra sẽ:

-Bám sát yêu cầu về thiết bị dạy học tối thiểu và nội dung giảng dạy -Thể hiện được mục đích, yêu cầu của bài học mà thiết bị hướng đến -Có tính chính xác về khoa học; tính trực quan, định hướng hoạt động nhận thức tích cực và kích thích khả năng sáng tạo, tư duy học tập của người học.

- Có khả năng tương tác với người học, có thể sử dụng cho nhiều lớp học, mơn học và các chủ đề dạy học khác nhau.

-Có thể sử dụng cho nhiều phương thức, phương pháp dạy học khác nhau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>2.3. Cách thức thực hiện</b>

<i><b>2.3.1. Giải pháp chung</b></i>

Để thiết kế được thiết bị dạy học số có chất lượng như ý, địi hỏi người soạn phải kết hợp nhiều yếu tố như: Nắm rõ mục tiêu, yêu cầu mà thiết bị dạy học số cần hướng đến. Từ đó lựa chọn được phần mềm phù hợp có thể đáp ứng yêu cầu thiết kế sản phẩm. Tuy nhiên, cũng cần xác định được kĩ năng sử dụng phần mềm soạn giảng của bản thân. Càng biết nhiều phần mềm hỗ trợ tạo thiết bị dạy học số, thì sẽ tạo ra được các thiết bị dạy học số theo mong muốn. Mỗi phần mềm đều có những ưu và nhược điểm riêng. Điều quan trọng là người thiết kế xác định được nội dung, mục tiêu cần thể hiện trong thiết bị dạy học số của mình cũng như khả năng ứng dụng CNTT của bản thân để lựa chọn phần mềm thiết kế hợp lí.

Hiện nay có rất nhiều cơng cụ hỗ trợ trong q trình chuyển đổi số thiết bị dạy học. Những cái tên phổ biến có thể kể đến như:

- Làm hình ảnh, video clip: Canva, bộ công cụ của Adobe, iSpring Suite, Cap Cut…

- Mơ phỏng thí nghiệm ảo: Storyline 3, Crocodile Physics, PhET, 3D album, Virtual Lab…

-Trò chơi kiểu trắc nghiệm: Quizizz, Kahoot…

Đặc biệt, với Ispring Suite và Storyline 3, chúng ta có thể tạo các thiết bị dạy học số: ảnh, video tương tác, trị chơi tương tác, mơ phỏng thí nghiệm ảo, tạo phim hình, slide minh hoạ,...

<i><b>2.3.2. Giải pháp cụ thể</b></i>

<b>Bước 1: Thiết kế thiết bị dạy học số:</b>

+ Chọn nội dung dạy học cần số hoá

+ Thu thập tư liệu liên quan: hình ảnh, video, số liệu… + Lựa chọn phần mềm thiết kế

+ Xây dựng và hoàn thiện thiết bị dạy học số

<b>Bước 2: Ứng dụng thiết bị dạy học số vào dạy học</b>

Qua giảng dạy, chúng tơi nhận thấy có nhiều nội dung trong chương trình mơn Khoa học tự nhiên có thể số hoá và xây dựng thành thiết bị dạy học số. Dưới đây là một số thiết bị dạy học số mà nhóm chúng tơi đã xây dựng được:

1. Mơ hình cấu tạo ngun tử

2. Bảng tuần hồn các ngun tố hố học điện tử 3. Video về sự hình thành liên kết hoá học

4. Tranh ảnh, video tương tác về tốc độ và an tồn giao thơng 5. Mơ phỏng q trình truyền âm trong các mơi trường

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Sau <b>đây, chúng tơi xin trình bày cụ thể về thiết bị dạy học số: “Bảng tuần hoàn các ngun tố hố học điện tử”.</b>

<b>A. Thơng tin chung về thiết bị</b>

Bảng tuần hồn các ngun tố hóa học là công cụ rất cần thiết hỗ trợ cho giáo viên và học sinh trong dạy và học bộ mơn hóa học các cấp. Trong năm học 2022 - 2023, ở khối lớp 7 thực hiện đổi mới sách giáo khoa và ở chương trình mới, các nguyên tố hóa học được qui định gọi tên theo tên quốc tế (IUPAC). Giáo viên và học sinh đã tiếp cận chương trình cũ gặp khó khăn trong việc gọi tên các nguyên tố theo chuẩn quốc tế, đặc biệt là khi phát âm. Căn cứ vào yêu cầu về thiết bị dạy học tối thiểu chương trình lớp 7, bộ mơn KHTN, nhóm tác giả chúng tôi đã xây d<b>ựng thiết bị dạy học số: "Bảng tuần hồn các ngun tố hố học điện tử" với </b>

mong muốn tạo ra một thiết bị trực quan sinh động, cung cấp cho cả giáo viên và học sinh những kiến thức hữu ích, thiết thực nhất trong dạy và học. Giúp cả giáo viên và học sinh thực hiện có hiệu quả nội dung bài học trên lớp cũng như quá trình tự học.

Thiết bị được xây dựng trên nền tảng Articulate Story line 3 và được xuất ra chuẩn Scrom HTML5, có thể upload lên các hệ thống LMS phổ biến, có thể chia sẻ dễ dàng. Người dùng sau khi tải về có thể dễ dàng sử dụng mà khơng cần kết nối internet.

Các phát âm và phiên âm tên quốc tế được lấy chuẩn theo tiếng Anh – Mỹ trong các từ điển Cambridge và Oxford. Thông tin về các nội dung trong bảng tuần hoàn được lấy theo SGK KHTN 7 và trang thông tin Wikipedia.

Để sử dụng thiết bị dạy học số này, người dùng sẽ tải file sản phẩm thiết bị dạy học số, định dạng file .zip sau đó giải nén, tìm đến file có dạng index.html để mở ứng dụng của sản phẩm.Khi đã tải về máy tính, sản phẩm có thể sử dụng mà không cần kết nối mạng.

Nội dung sản phẩm là bảng tuần hồn hóa học đã được số hóa, giúp người dùng tương tác và tìm kiếm thơng tin. Muốn tìm hiểu về nguyên tố nào, người dùng di chuột đến ơ ngun tố có kí hiệu của ngun tố đó, khi đó bảng tuần hồn sẽ cung cấp:

Phát âm tên quốc tế của nguyên tố hóa học.

Tên quốc tế của ngun tố hóa học, kèm phiên âm. Kí hiệu hóa học của các nguyên tố.

Số hiệu nguyên tử Khối lượng ngun tử Cấu hình electron ngun tử

Mơ hình nguyên tử theo Rutheford – Bohr trực quan

Ví dụ, khi di chuột đến ngun tố có kí hiệu Ca, thơng tin hiện ra thu được là:

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Muốn tìm hiểu thơng tin về một chu kì nào đó, thì người dùng di chuột đến số thứ tự của chu kì đó, các ngun tố trong chu kì đó sẽ sáng và thơng tin chu kì sẽ hiện lên. Ví dụ: khi muốn tìm hiểu về chu kì 3, người dùng di chuột vào số 3 ở đầu chu kì, thơng tin thu được như sau:

Tương tự như vậy, khi muốn tìm hiểu về các nhóm A, chỉ cần di chuột đến tên của nhóm, thì các ngun tố trong nhóm sẽ nổi lên và có thêm thơng tin chung của nhóm. Ví dụ khi di chuột vào kí hiệu IIA ta được thông tin như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Haykhi muốn tìm vị trí các kim loại, phi kim, khí hiếm trong bảng tuần hồn, người dùng chỉ cần di chuột đến ơ màu kí hiệu tương ứng. Ví dụ di chuột đến ơ màu xanh kí hiệu cho các kim loại, thì tất cả các kim loại trong bảng tuần hồn sẽ sáng:

<b>B. Tính ứng dụng của thiết bị trong thực tiễn dạy và học:</b>

-<i><b>Đối với học sinh: Sử dụng thiết bị số Bảng tuần hồn hóa học giúp các em </b></i>

tự học được cách phát âm chuẩn tên quốc tế của các nguyên tố hóa học, tra cứu được các thông tin cần thiết về ngun tố, như tên, kí hiệu, mơ hình electron nhóm, chu kì... Sản phẩm được thiết kế chủ yếu cho học sinh lớp 7 học bộ môn KHTN, tuy nhiên cũng rất hữu ích với tất cả học sinh cấp THCS cũng như THPT trong quá trình học tập lĩnh vực Hóa Học.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i><b>-Đối với giáo viên: </b></i>

+ Giáo viên là những người tiếp cận chương trình học cũ, nên việc đọc tên các nguyên tố hóa học theo theo tên Tiếng việt đã ăn sâu vào tiềm thức. Vì vậy, khi chuyển sang đọc tên nguyên tố theo tên quốc tế nhiều giáo viên sẽ phát âm sai hoặc nhầm tên quốc tế với tên tiếng việt, đặc biệt là giáo viên bộ môn Lý, Sinh khi phải dạy cả phân mơn KHTN. Do đó, sản phẩm này sẽ là một cơng cụ hữu ích giúp giáo viên tự học, tự bồi dưỡng hoàn thiện, nâng cao kiến thức của mình.

+ Thiết bị số Bảng tuần hồn các ngun tố hóa học cịn là một cơng cụ dạy học tuyệt vời để giáo viên sử dụng trong dạy học trên lớp. Nó có thể thay thế cho tranh ảnh, hay PowerPoint nhiều Slide.

Cụ thể, giáo viên có thể sử dụng sản phẩm để dạy chương trình sách Khoa

<b>học tự nhiên 7 ở các nội dung kiến thức:</b>

<b>Nguyên tử: Cung cấp mơ hình cấu tạo ngun tử của các ngun tố</b>

hóa học: học sinh sẽ nhìn thấy được sự sắp xếp các electron trong nguyên tử và sử chuyển động của các electron xung quanh hạt nhân.

<b>Bài nguyên tố hóa học: Cung cấp tên quốc tế, phát âm theo tên, kí </b>

hiệu hóa học và số hiệu ngun tử của các nguyên tố hóa học.

<b>Sơ lược Bảng tuần hồn các ngun tố hóa học: Mơ tả được cấu </b>

tạo bảng tuần hồn gồm: ơ ngun tố, nhóm, chu kì. Sử dụng bảng tuần hồn để chỉ ra vị trí các ngun tố cụ thể, các chu kì, các nhóm ngun tố, vị trí các ngun tố kim loại, phi kim và khí hiếm.

Giáo viên có thể sử dụng thiết bị này để kiểm tra bài cũ, dạy học bài mới trên lớp, giao nhiệm vụ về nhà, củng cố bài học ... Điều này tùy thuộc vào từng giáo viên và phương pháp dạy học mà giáo viên sử dụng.

+ Thiết bị có thể tải về và sử dụng dễ dàng trên điện thoại và máy tính, giúp giáo viên và học sinh có thể sử dụng tra cứu thường xun mà khơng cần kết nối mạng.

<b>C. Sử dụng thiết bị vào dạy học </b>

<i><b>Dưới đây, chúng tơi sẽ trình bày ví dụ cụ thể khi ứng dụng thiết bị Bảng </b></i>

<i><b>tuần hồn hố học điện tử vào trong dạy học Bài 4: Sơ lược bảng tuần hồn các </b></i>

ngun tố hố học ở bộ môn Khoa học tự nhiên 7:

<b>Bài 4: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>b) Năng lực tìm hiểu </b>

- Mơ tả được cấu tạo bảng tuần hồn gồm: ơ, nhóm, chu kì.

<b>c) Năng lực vận dụng</b>

- Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố/nguyên tố kim loại, các nhóm ngun tố/ngun tố phi kim, nhóm ngun tố khí hiếm trong bảng tuần hồn.

<b>2. Phẩm chất</b>

<b>-Chăm chỉ: Tích cực nghiên cứu tài liệu thực hiện nhiệm vụ cá nhân.- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm</b>

<b>- Trung thực: Cẩn thận, ghi chép số liệu trung thực, rõ ràng khi làm việc </b>

<b>II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU</b>

- Bảng tuần hồn các ngun tố hóa học điện tử.

- Phiếu học tập 1 về tìm hiểu về nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hồn.

- Phiếu học tập 2 tìm hiểu mối quan hệ giữa số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố với số thứ tự của chu kì

- Phiếu học tập 3 tìm hiểu mối quan hệ giữa số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố với số thứ tự của nhóm (phụ lục).

-Phiếu học tập 4 tìm hiểu về vị trí của nguyên tố/ nhóm nguyên tố kim loại, nguyên tố/ nhóm ngun tố phi kim, ngun tố/ nhóm ngun tố khí hiếm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Tiết Nội dung Phương pháp/kĩ

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>1. Hoạt động 1: Khởi động</b>

<b>a) Mục tiêu: Thơng qua video tạo sự hứng thú, kích thích sự tị mị của HS để</b>

tìm hiểu về Bảng tuần hồn các nguyên tố hoá học

<b>b) Nội dung: Xem video sự ra đời của bảng tuần hồn các ngun tố hố họcc) Sản phẩm: sự ra đời của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học</b>

<b>d) Tổ chức thực hiện:</b>

<i><b>- Giao nhiệm vụ: GV chiếu video sự ra đời của bảng nguyên tố hóa</b></i>

học : Khi nghiên cứu quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố, các nhà khoa học đã tìm cách sắp xếp các nguyên tố vào một bảng theo nguyên tắc nhất định, gọi là bảng tuần hồn các

<i><b>ngun tố hóa học. Các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc nào?</b></i>

Chúng ta biết được thơng tin gì từ bảng tuần hồn các ngun tố hóa học?

<i><b>- Thực hiện nhiệm vụ: HS xem video và trả lời câu hỏi- Báo cáo : HS tr</b></i>ả lời các câu hỏi

<i><b>- Kết quả, nhận định: GV nhận xét và vào bài</b></i>

<b>2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới</b>

<i><b>2.1. Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hoá học </b></i>

<i><b>trong bảng tuần hoàn.</b></i>

<b>a) Mục tiêu: - Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên </b>

tố hố học.

<b>b) Nội dung: </b>

- Hồn thành bài tập trong PHT (số 1) theo nhóm. - Nhận xét về đặc điểm của bảng sau khi sắp xếp.

<b>c) Sản phẩm: </b>

- Hoàn thành bài tập trong PHT (số 1) theo nhóm

- Học sinh trả lời được số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong một hàng khi đi từ trái sang phải là tăng dần và số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong một cột bằng nhau.

<b>d) Tổ chức thực hiện: </b>

<i><b>- Giao nhiệm vụ: GV Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trang 23 thảo </b></i>

luận nhóm và hồn thành PHT số 1, mỗi nhóm 01 phiếu. Nhóm:

Tên thành viên:

<b>PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1</b>

Yêu c<b>ầu: Nghiên cứu thông tin trang 23 ,24 SGK, sử dụng bảng tuần hoàn điện t</b>ử, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

1.Sự thay đổi số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong một hàng khi đi từ trái sang phải

+ Cột 8: Trừ He, số electron ở lớp ngoài cùng = …….

3. Dựa vào đặc điểm nào về cấu tạo nguyên tử để sắp xếp các nguyên tố vào hàng, vào cột trong bảng tuần hoàn?

……… ……… ……… 4. S<b>ử dụng bảng tuần hoàn điện tử, hãy cho biết các nguyên tố nào trong số các </b>

nguyên tố Li, Na, C, O có cùng số lớp electron trong nguyên tử

……… ……… ……… 5. Từ kết quả trả lời của câu trên, kết hợp thông tin SGK trang 23, 24 nêu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn?

……… ……… ………

<i><b>- Thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu thông tin, sử dụng bảng tuần hồn điện </b></i>

tử, thảo luận nhóm hoàn thành PHT số 1.

<i><b>- Báo cáo thảo luận: 1- 2 nhóm ngẫu nhiên trình bày, các nhóm khác nhận xét </b></i> trong bảng tuần hoàn

Hs trả lời đúng mỗi thông tin cho 2 điểm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

- HS lắng nghe và dựa vào sản phẩm của nhóm mình đã làm và tự đánh giá theo thang tiêu chí của Rubrics trên.

<i><b>2.2. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn</b></i>

- GV sử dụng bảng tuần hoàn điện tử, di chuột đến một nguyên tố hố học bất kì và đặt câu hỏi: Có những thông tin cơ bản nào trong một ô nguyên tố hóa học?

+ Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố hóa học cho biết những thơng tin gì về ngun tố đó?

-GV giải thích về số hiệu ngun tử cho HS nắm rõ.

-GV yêu cầu HS sử dụng bảng tuần hoàn và trả lời câu hỏi: Cho biết những thơng tin cơ bản về ngun tố hóa học ở ô số 6,11.

<i><b>- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép</b></i>

nội dung hoạt động ra giấy.

<i><b>- Bảo cáo thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm </b></i>

trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).

<i><b>- Kết quả, nhận định: GV nhận xét và chốt nội dung </b></i>

+ Thơng tin cơ bản trong một ơ ngun tố hóa học: Kí hiệu hóa học, tên ngun tố, khối lượng nguyên tử, số hiệu nguyên tử.

+ Các thông tin về ngun tố ở ơ số 6: Kí hiệu hóa học là C, tên nguyên tố là Carbon, khối lượng nguyên tử là 12, số hiệu nguyên tử là 6.

+ Các thông tin về nguyên tố ở ô số 11: Kí hiệu hóa học là Na, tên ngun tố là Sodium, khối lượng nguyên tử là 23, số hiệu nguyên tử là 11.

* Phương án đánh giá:

- GV cho từng cặp đôi tự đánh giá về sản phẩm học tập của nhóm mình qua Rubrics sau:

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×