Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

XÂY DỰNG WEBSITE DẠY HỌC TRỰC TUYẾN E-LEARNING TRÊN NỀN TẢNG MOODLE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 44 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM

<b>KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN </b>

------

<b>DASANH PATHOUMPHANH </b>

<b>XÂY DỰNG WEBSITE DẠY HỌC TRỰC TUYẾN E-LEARNING TRÊN NỀN TẢNG MOODLE</b>

<b>KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP</b>

<i>Quảng Nam, tháng 4 năm 2019</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM

<b>KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN </b>

------

<b>KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP</b>

<i><b>Đề tài:</b></i>

<b>XÂY DỰNG WEBSITE DẠY HỌC TRỰC TUYẾN E-LEARNING TRÊN NỀN TẢNG MOODLE</b>

Sinh viên thực hiện:

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

- i -

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

<i><b>Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến thầy ĐỖ QUANG KHÔI - người </b></i>

đã trực tiếp hướng dẫn em hồn thành khóa luận này. Nếu khơng có những lời chỉ dẫn, những tài liệu, những lời động viên khích lệ của thầy thì khóa luận này khó

<i><b>lịng thực hiện được. </b></i>

Em cũng chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Công nghệ thông tin - Trường Đại học Quảng Nam đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt thời gian em học đại học và trong quá trình em thực hiện khóa luận này.

Và cuối cùng tơi xin cảm ơn tất cả bạn bè của tôi, những người đã sát cánh cùng chia sẻ với tôi những lúc vui buồn giúp tơi có động lực để hồn thành tốt khóa luận này.

Xin chân thành cảm ơn!

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 2

1.4. Phương pháp nghiên cứu ... 2

1.5. Lịch sử nghiên cứu ... 2

1.6. Đóng góp dự kiến của đề tài ... 3

1.7. Cấu trúc của khóa luận ... 3

<b>Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ... 4 </b>

<b>Chương 1: TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP ... 4 </b>

1.1. Tổng quan về E-Learning ... 4

<i>1.1.1. Khái niệm về E-Learning ... 4 </i>

<i>1.1.2. Quy định về chuẩn của E-Learning ... 5 </i>

<i>1.1.3. Mơ hình hệ thống E-Learning ... 5 </i>

<i>1.1.4. Ưu điểm và hạn chế của E-Learning ... 7 </i>

<i>1.1.5. Một số hình thức dạy học với E-Learning ... 9 </i>

1.2. Khái quát về Hệ thống quản lý học tập LMS ... 11

<i>1.2.1. Định nghĩa LMS ... 11 </i>

<i>1.2.2. Các chức năng của LMS ... 12 </i>

<i>1.2.3. Nhiệm vụ của LMS ... 12 </i>

<i>1.2.4. Kết luận Chương 1 ... 12 </i>

<b>Chương 2: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG MOODLE ... 13 </b>

2.1. Giới thiệu hệ thống quản lý học tập Moodle ... 13

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2.2. Cài đặt và thiết lập các thông số cho hệ thống Moodle... 13

<i>2.2.1. Cài đặt Moodle trên localhost Windows ... 13 </i>

<i>2.2.2. Thiết lập giao diện ... 18 </i>

3.1. Phát biểu bài tốn ... 22

3.2. Phân tích và thiết kế hệ thống E-Learning ... 23

<i>3.2.1. Phân tích tổng quát hệ thống quản lý học tập Moodle ... 23 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC KÍ HIỆU, VIẾT TẮT </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC HÌNH VẼ </b>

Hình 1.1: Mơ hình tổng qt hệ thống E-Learning ... 6

Hình 1.2: Hoạt động của LMS. ... 11

Hình 2.1: Giao diện của XAMPP. ... 14

Hình 2.2: Tạo cơ sở dữ liệu cho moodle. ... 14

Hình 2.3: Giải nén vào thư mục htdocs của Xampp. ... 15

Hình 2.4: Cấu hình cơ sở dữ liệu. ... 16

Hình 2.5: Cài đặt các thông số cho hệ thống. ... 16

Hình 2.6: Cấu hình tài khoản người quản trị... 17

Hình 2.7: kết thúc quá trình cài đặt Moodle. ... 17

Hình 2.8: Thiết lập trang chủ. ... 19

Hình 2.8: Thiết lập chế độ bảo mật và chính sách. ... 19

Hình 2.9: tính năng của Moodle. ... 20

Hình 3.1: Mơ hình tổng qt hệ thống hỗ trợ dạy học E-Learning. ... 24

Hình 3.2. Mơ hình chức năng của hệ thống hỗ trợ dạy học E-Learning. ... 25

Hình 3.2: Giao diện chính của hệ thơng E-Learnig. ... 26

Hình 3.3: Trang đăng nhập vào hệ thống E-Learning... 26

Hình 3.4: Danh mục các khố học của hệ thống E-Learning. ... 27

Hình 3.5: Nội dung của khố học... 27

Hình 3.6: Nội dung của khố học và tổnng kết khố học. ... 28

Hình 3.7: Giảng viên thực hiện tạo khoá học mới trên hệ thống E-Learning. ... 28

Hình 3.8: Giảng viên thực hiện them một hoạt động hay tài nguyên vào khố học.29 Hình 3.9: Giảng viên quản lý bài tập của sinh viên. ... 29

Hình 3.10: Giảng viên xem báo cáo điểm của sinh viên... 30

Hình 3.11: Sinh viên xem bải giảng của khố học theo chủ đề. ... 31

Hình 3.12: Sinh viên thưc hiên làm bài tập trắc nghiệm trên khoá học. ... 32

Hình 3.13: Sinh viên thực hiện nhộp bài và nhân xét của giảng viên. ... 33

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>Phần 1. MỞ ĐẦU </b>

<b>1.1. Lý do chọn đề tài </b>

Trong thời đại ngày nay, sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đang ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội. Trong đó giáo dục cũng chịu một sự tác động mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Sự phát triển của công nghệ thông tin làm cho lượng tri thức của nhân loại tăng lên rất nhiều, chính vì vậy mà các phương pháp giáo dục truyền thống như “phấn trắng, bảng đen” không thể nào truyền tài được hết mội dung tri thức. Nó cũng đã mở ra nhiều phương pháp và cách thức dạy học mới. Vì vậy mà việc nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy bằng việc sử dụng hiệu quả của công nghệ thông tin đang là nhu cầu cấp bách trên phạm vi toàn thế giới. Trong bối cảnh đó, nếu muốn nền giáo dục nước nhà phát triển bắt kịp và đáp ứng được cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố của đất nước, thì nền giáo dục nước ta cần được đổi mới phương pháp dạy học. Theo hướng vận dụng công nghệ thông tin và các thiết bị dạy học phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kĩ năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh, để nâng cao chất lượng dạy học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục của nước ta hiện nay có hai nội dung chủ yếu là: Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý và Ứng dụng cho việc dạy và học, đổi mới phương pháp giảng dạy làm tăng chất lượng giáo dục. Hiện này đã có rất nhiều phần mềm dạy học ra đời, trong đó đã có rất nhiều phần mềm có chất lượng cao.

Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, Mạng Internet cũng đang phát triển tới “chóng mặt “ và có ảnh hưởng vơ cùng lớn tới toàn bộ mọi mặt của đời sống xã hội và dặc biệt trên lĩnh vực giáo dục. Với sự xuất hiện của Internet thì khoảng cách địa lý khơng cịn là vấn đề quan trọng, nó làm cho tri thức nhân loại được phổ biến rộng rãi, nó là điều kiện để các nước kém phát triển nắm bắt được tri thức tiên tiến. Cũng do đó mà học sinh ở mọi nơi không chỉ thành thị mà cả nông thơn cũng có thể nắm được các kiếm thức như nhau. Con người có thể trao đổi thông tin cho nhau một cách rễ dàng và nhanh chóng. Cùng với sự phát triển của Internet thì Website cũng được phát triển nhanh chóng nhờ vào các ưu điểm của nó. Trên websile người ta có thể tiếp nhận thông tin, tiếp thu được một lượng lớn tri thức, ngồi ra cịn có thể tương tác đối thoại trực tiếp. Đặc biệt đối với

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

giáo dục thì các Website dạy học đang là một phương tiện dạy học rất hiệu quả và được hưởng ứng. Bởi nó có thể đáp ứng được nhu cầu học tập của rất nhiều học sinh. Có các mơ hình minh hoạ trực quan sinh động. Một trí thức phong phú và được thể hiện hấp hẫn đối với học sinh. Ngồi ra học sinh có thể tự kiểm tra kiến thức của mình một cách nhanh chóng, hiệu quả và chính xác.

Cùng với những lý do trên, với gợi ý của thầy giáo ThS. Đỗ Quang Khôi, em

<i><b>chọn đề tài “Xây dựng website dạy học trực tuyến e-Learning trên nền tảng </b></i>

<i><b>Moodle” để làm đề tài cho khố luận tốt nghiệp. </b></i>

<b>1.2. Mục đích nghiên cứu </b>

- Tìm hiểu về hệ thống quản lý dạy học Moodle.

- Áp dụng vào việc xây dựng website dạy học trực tuyến e-Learning.

<b>1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

- Đối tượng nghiên cứu: hệ thống quản lý học tập Moodle (Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) và các công cụ biên soạn bài giảng điện tử thông dụng như: eXe Learning, Lectora, …

- Phạm vi nghiên cứu: từ kết quả đạt được, áp dụng triển khai vào các môn học theo nhu cầu của các Khoa chuyên môn với các hoạt động chính: biên soạn bài giảng, biên soạn bài tập đánh giá; tự học, tự nghiên cứu, ôn tập, trả bài, làm bài tập; tương tác giữa GV và SV.

<b>1.4. Phương pháp nghiên cứu </b>

- Đọc tài liệu, phân tích, tổng hợp. - Thống kê, phân tích dữ liệu.

- Khảo sát, phân tích và thiết kế hệ thống. - Thực nghiệm.

<b>1.5. Lịch sử nghiên cứu </b>

Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) là một phần mềm nền cho một hệ quản trị đào tạo (LMS). Moodle được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều hành và phát triển chính của dự án. Moodle hiện là phần mềm được sử dụng rộng rãi với gần 50 ngàn trang web đã đăng ký và hơn 40 ngàn người dùng trong hơn 2,5 triệu khóa học (tính đến tháng 1 năm 2018).

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>1.6. Đóng góp dự kiến của đề tài </b>

- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc ứng dụng e-Learning vào dạy học.

- Phát triển một website hỗ trợ dạy và học trực tuyến e-Leanring.

<b>1.7. Cấu trúc của khóa luận </b>

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu

5. Lịch sử nghiên cứu 6. Đóng góp của đề tài NỘI DUNG

<i>Chương 1: Tổng quan về E-Learning và Hệ thống quản lý học tập Chương 2: Giới thiệu hệ thống Moodle </i>

<i>Chương 3: Xây dựng website dạy học trực tuyến </i>

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: </b>

<b>TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP </b>

<b>1.1. Tổng quan về E-Learning </b>

<b>1.1.1. Khái niệm về E-Learning </b>

Hiện nay có rất nhiều quan niệm và khái niệm khác nhau về E-Learning. Mỗi khái niệm được nêu ra với những góc nhìn khác nhau, và do vậy, nội hàm của khái niệm cũng rất khác nhau. Điển hình trong số rất nhiều khái niệm về E-Learning đó là:

- E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên CNTT và truyền thông.

- E-Learning là việc phân phối các hoạt động, quá trình, và sự kiện đào tạo, học tập thông qua các phương tiện điện tử như internet, intranet, extranet, CD-ROM, video tape, DVD, TV, các thiết bị cá nhân.

- E-Learning là hình thức học tập bằng truyền thơng qua mạng Internet theo cách tương tác với nội dung học tập và được thiết kế dựa trên nền tảng phương pháp dạy học.

- E-Learning là việc sử dụng công nghệ mạng để thiết kế, cung cấp, lựa chọn, quản trị và mở rộng việc học tập, cho phép học tập ở bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu.

- E-Learning là hệ thống hỗ trợ dạy học sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông trong việc cung cấp, truyền tải thông tin và quản lý các hoạt động, quá trình, dữ kiện dạy và học ở mọi lúc, mọi nơi.

Qua các khái niệm trên, chúng ta thấy những dấu hiệu đặc trưng của E-Learning như sau:

- Sử dụng mạng Internet;

- Tồn tại dưới dạng các khóa học; - Sử dụng các hệ thống quản lý học tập;

- Đảm bảo sự tương tác, hợp tác trong học tập; - Hỗ trợ hoạt động dạy học mọi lúc, mọi nơi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Dựa trên những dấu hiệu đặc trưng trên, E-Learning có thể được định nghĩa

<i>như sau: E-Learning là một hình thức học tập thơng qua mạng Internet dưới dạng </i>

<i>các khóa học và được quản lý bởi các hệ thống quản lý học tập đảm bảo sự tương tác, hợp tác đáp ứng nhu cầu học mọi lúc, mọi nơi của người học. </i>

<b>1.1.2. Quy định về chuẩn của E-Learning </b>

Các tổ chức về tiêu chuẩn trên thế giới như ADL (Advanced Distributed Learning), AICC (Aviation Industry Computer-Based Training Committee), Tổ chức về đào tạo toàn cầu IMS,... đã đưa ra các quy định khác nhau về chuẩn E-learning. Tuy nhiên, các quy định này có chung những đặc điểm như sau:

- Khả năng truy cập nội dung học từ một nơi ở xa và phân phối cho nhiều nơi khác.

- Khả năng sử dụng lại ở một nơi nào đó các nội dung học đã được phát triển ở một nơi khác bằng nhiều công cụ và nền khác nhau.

- Khả năng vẫn sử dụng được các nội dung học khi công nghệ thay đổi mà khơng phải thiết kế lại, cấu hình lại hoặc mã hóa lại.

Hiện nay trên thế giới có một số chuẩn về E-Learning như sau: + Chuẩn IMS (IMS Global Learning Consortium, Inc.).

+ Chuẩn AICC (Aviation Industry CBT Committee).

+ Chuẩn SCORM (Sharable Content Object Reference Model).

<b>1.1.3. Mơ hình hệ thống E-Learning </b>

Dựa theo hoạt động dạy học, đặc trưng của hệ thống E-learning, chuẩn của hệ thống E-Learning, cấu trúc tổng thể của hệ thống E-learning được thể hiện qua sơ đồ sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i><b>Hình 1.1: Mơ hình tổng quát hệ thống E-Learning </b></i>

<i><b>Trong đó: </b></i>

<i><b>+ Người học: là đối tượng trung tâm của quá trình dạy học dựa trên </b></i>

E-Learning. Các khóa học cần được thiết kế theo định hướng lấy người học làm trung tâm. Khi tham gia học tập, người học sẽ thực hiện các hoạt động học tập đã được thiết kế theo kịch bản sư phạm để tự lực, chủ động khám phá tri thức, kỹ năng khóa học. Bên cạnh đó, người học cũng thường xuyên nhận được các thông tin chỉ dẫn, giúp đỡ khi gặp khó khăn hay cùng nhau thảo luận, chia sẻ thông qua các chức năng hợp tác trên mạng.

<i><b>+ Người dạy: là nhân tố chính trong việc cung cấp khóa học trên E-Learning. </b></i>

Ngồi việc thiết kế nội dung, kịch bản khóa học, người dạy cũng cần thao tác trực tiếp với các chức năng của hệ thống trong việc định hướng, chỉ dẫn, đánh giá người học một cách thường xuyên và kịp thời.

<i><b>+ Người quản trị hệ thống: đây là người có trách nhiệm quản trị tồn bộ hệ </b></i>

thống với các chức năng như tạo lập các khóa học, phân quyền sử dụng, cấp phát tài khoản, thiết lập môi trường, trợ giúp người dạy và người học về công nghệ,…

<i><b>+ Công cụ xây dựng nội dung học tập: là các phần mềm soạn bài giảng, bài </b></i>

tập đánh giá, độc lập với hệ thống. Người dạy sử dụng các phần mềm này để thiết kế kịch bản, nội dung bài giảng và đóng gói theo chuẩn bài giảng điện tử (như SCORM) để tích hợp vào hệ thống E-Learning.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i>+ Công cụ xây dựng nội dung học tập có thể là một hệ thống quản lý nội </i>

<i>dung LCMS (Learning Content Managerment System). Đó là một mơi trường đa </i>

người dùng cho phép người dạy và người hỗ trợ cùng hợp tác để xây dựng nội dung bài giảng điện tử... LCMS được kết nối với các ngân hàng kiến thức và ngân hàng bài giảng điện tử, các câu lý thuyết và bài tập...

<i><b>+ Hệ thống quản lý học tập (Learning Managerment System - LMS): Khác </b></i>

với LCMS chỉ tập trung vào xây dựng và phát triển nội dung, LMS được dùng để hỗ trợ cho việc học tập cũng như quản lý học tập của người học và phân phát nội dung khoá học tới người học. LMS bao gồm nhiều mô-đun khác nhau giúp quá trình học tập trên mạng được thuận tiện và dễ dàng phát huy hết các điểm mạnh của internet.

<b>1.1.4. Ƣu điểm và hạn chế của E-Learning </b>

<i><b>1.1.4.1. Ưu điểm </b></i>

<i> a) Dễ tiếp cận và thuận tiện </i>

Học dựa trên E-Learning được thực hiện phù hợp với tiến độ học tập, hoàn cảnh của người học, đảm bảo học mọi lúc, mọi nơi, hỗ trợ hợp tác trong môi trường mạng. Với người quản trị, dễ dàng quản lý lớp học với số lượng lớn.

<i>b) Chi phí và thời gian </i>

Chi phí theo học một khóa học khơng cao. Bên cạnh đó, có thể lựa chọn các khóa học phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của bản thân đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của xã hội.

E-Learning giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí và cơng sức đi lại; tiết kiệm thời gian viết cho người dạy khi trình bày; có thể nới rộng thời gian học; người học có thể tự điều tiết về thời gian học phù hợp cho riêng mình.

<i>c) Tự định hướng </i>

Người học có thể tự định hướng cho mình, bằng cách chọn khóa học phù hợp nhất đối với trình độ, sở thích, mục tiêu của bản thân.

<i>d) Tự điều chỉnh </i>

Người học có thể tự điều chỉnh nhịp điệu khóa học cho mình, nghĩa là người học có thể học từ từ hay nhanh do thời gian mình tự sắp xếp hay do khả năng tiếp thu kiến thức của mình.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i>e) Tính linh hoạt </i>

Tính linh hoạt của một khóa học trên E-Learning là rõ ràng bởi vì bản chất của Internet, nền tảng của công nghệ cho việc học trực tuyến là linh hoạt. Từ khi đăng ký học đến lúc hoàn thiện người học có thể học theo thời gian biểu mình định ra. Khơng bị gị bó bởi thời gian và không gian lớp học dù bạn vẫn đang ở trong lớp học “ảo”. Tính linh hoạt còn thể hiện ở “tự định hướng” và “tự điều chỉnh” như trình bày ở phần trên.

Khi tham gia một khóa học mới, người học có thể khơng cần phải học tất cả các nội dung (trong trường hợp đã biết một số phần). Qua đó, có thể đẩy nhanh tiến độ học tập. Các khóa học dễ dàng được cập nhật thường xuyên và nhanh chóng.

<i>f) Hệ thống hóa </i>

E-Learning dễ dàng tạo và cho phép người học tham gia học, dễ dàng theo dõi tiến độ học tập, và kết quả học tập của mình. Với khả năng tạo những bài đánh giá, người dạy dễ dàng biết được người học nào đã tham gia học, khi nào họ hồn tất khố học, làm thế nào họ thực hiện và mức độ phát triển của họ.

<i>g) Về tài nguyên học liệu </i>

E-Leanring sử dụng chung các tài nguyên học tập, bài giảng, giáo trình điện tử, tiết kiệm chi phí chuẩn bị bài giảng, sách giáo khoa. Bên cạnh đó, E-Learning sử dụng các phần mềm Tin học cho phép mơ hình hóa bài giảng, thể hiện trực quan bằng các phương tiện truyền tải nhanh và nhiều tri thức.

<i>h) Tương tác và hợp tác </i>

Trên E-Leanring người học có thể giao lưu và tương tác với nhiều người cùng lúc. Họ cũng có thể hợp tác với bạn bè trong nhóm học trực tuyến để thảo luận và làm bài tập về nhà. Ngày nay, việc tương tác và hợp tác trên Internet là phổ biến qua forum, blog, Facebook… và có thể tận dụng Internet để “vừa làm vừa học vừa

- Tham gia học tập dựa trên E-Learning địi hỏi người học phải có khả năng làm việc độc lập với ý thức tự giác cao độ. Bên cạnh đó, cũng cần thể hiện khả năng

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

hợp tác, chia sẻ qua mạng một cách hiệu quả với giảng viên và các thành viên khác. - Người học cũng cần phải biết lập kế hoạch phù hợp với bản thân, tự định hướng trong học tập, thực hiện tốt kế hoạch học tập đã đề ra.

<i>b) Về phía nội dung học tập </i>

- Trong nhiều trường hợp, không thể và không nên đưa các nội dung quá trừu tượng, quá phức tạp. Đặc biệt là các nội dung liên quan tới thí nghiệm, thực hành mà Cơng nghệ thông tin không thể hiện được hay thể hiện kém hiệu quả.

- Hệ thống E-Learning cũng không thể thay thế được các hoạt động liên quan tới việc rèn luyện và hình thành kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng thao tác vận động.

<i>c) Về yếu tố công nghệ </i>

- Sự hạn chế về kỹ năng công nghệ của người học sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả, chất lượng dạy học dựa trên e-Learning.

- Bên cạnh đó, hạ tầng cơng nghệ thơng tin (mạng internet, băng thơng, chi phí...) cũng ảnh hưởng đáng kể tới tiến độ, chất lượng học tập.

<b>1.1.5. Một số hình thức dạy học với E-Learning </b>

E-Learning là một hệ thống học tập mềm dẻo và linh hoạt, có thể tổ chức dạy học theo nhiều hình thức khác nhau. Dưới góc độ vai trị của hệ thống E-Learning trong việc hồn thành một khóa học, có thể kể ra hai hình thức dạy học chính là dạy học trực tuyến và dạy học hỗn hợp.

<i><b>1.1.5.1. Dạy học trực tuyến (Online learning) </b></i>

Là hình thức, việc hồn thành khóa học được thực hiện tồn bộ trên mơi trường mạng thông qua hệ thống quản lý học tập. Theo cách này, E-Learning chỉ khai thác được những lợi thế của E-Learning chứ chưa quan tâm tới thế mạnh của dạy học truyền thống (giáp mặt).

Thuộc về hình thức này, có hai cách thể hiện là dạy học đồng bộ khi người dạy và người học cùng tham gia vào hệ thống quản lý học tập và dạy học không đồng bộ khi người dạy và người học tham gia vào hệ thống quản lý học tập ở những thời điểm khác nhau.

<i><b>1.1.5.2. Dạy học hỗn hợp (Blended learning) </b></i>

Đây là hình thức dạy học, triển khai một khóa học với sự kết hợp của hai hình thức học tập trực tuyến và dạy học truyền thống. Theo cách này, E-Learning

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

được thiết kế với mục đích hỗ trợ quá trình dạy học và chỉ quan tâm tới những nội dung, chủ điểm phù hợp nhất với thế mạnh của loại hình này. Cịn lại, với những nội dung khác vẫn được thực hiện thơng qua hình thức dạy học giáp mặt với việc khai thác tối đa ưu điểm của nó. Hai hình thức này cần được thiết kế phù hợp, có mối liên hệ mật thiết, bổ sung cho nhau hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng cho khóa học.

Với đặc điểm như trên, đây là hình thức được sử dụng khá phổ biến với nhiều cơ sở giáo dục trên thế giới, kể cả các nước có nền giáo dục phát triển.

<i><b>Bảng 1.1: Phân loại hình thức dạy học </b></i>

Khơng có nội dung nào được truyền tải qua Interner. Người học và người dạy gặp gỡ trực tiếp.

Sử dụng Internet 1% - 29%

Sử dụng Internet để đăng tải các học liệu: đề cương, bài giảng, bài tập, tài liệu,... Người học và người dạy gặp gỡ trực tiếp.

Dạy học kết hợp 30% - 79%

Kết hợp giữa dạy học truyền thống và sử dụng Internet. Người học và người dạy vừa có thể gặp gỡ, trao đổi trên Internet vừa gặp trực tiếp.

Tất cả nội dung được đăng tải trên Internet. Người học và người dạy gặp gỡ trên Internet.

<i>Ghi chú: Nguồn từ Hội đồng nghiên cứu E-Learning Hoa Kỳ </i>

<i> </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Hệ thống quản lý học tập LMS là một phần mềm quản lý các quá trình học tập và phân phát nội dung khoá học tới người học. LMS bao gồm nhiều mơ-đun khác nhau giúp q trình học tập trên mạng được thuận tiện và dễ dàng phát huy hết các điểm mạnh của internet.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>1.2.2. Các chức năng của LMS </b>

- Đăng kí: Học viên đăng kí học tập thơng qua mơi trường web. Việc quản lý học viên cũng thông qua môi trường web.

- Lập kế hoạch: Lập lịch các khóa học và tạo chương trình đào tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu của tổ chức và cá nhân.

- Phân phối: Phân phối các khóa học trực tuyến, các bài thi và các tài nguyên khác.

- Theo dõi: Theo dõi quá trình học tập của học viên và tạo các báo cáo.

- Trao đổi thông tin: Trao đổi thông tin bằng diễn đàn, e-mail, trao đổi trực tuyến, chia sẻ màn hình và e-seminar.

- Kiểm tra: Cung cấp khả năng kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học viên.

<b>1.2.3. Nhiệm vụ của LMS </b>

- Quản lý các khoá học trực tuyến (Online courses) và quản lý người học. - Quản lý quá trình học tập của người học và quản lý nội dung dạy học của các khoá học.

- Đảm bảo việc đăng kí khố học của người học, kết nạp và theo dõi quá trình tích luỹ kiến thức của người học. Giúp các nhà quản lý và người dạy thực hiện các công việc kiểm tra, giám sát, thu nhận kết quả học tập, báo cáo của người học và nâng cao hiệu quả giảng dạy.

- Ngồi ra hệ thống cịn tích hợp các dịch vụ cộng tác hỗ trợ quá trình trao đổi thơng tin giữa người dạy với người học, giữa người học với người học. Nó bao gồm các dịch vụ: giao nhiệm vụ tới người học, thảo luận, trao đổi, gửi thư điện tử, lịch học...

<b>1.2.4. Kết luận Chương 1 </b>

Trong Chương 1 em đã tìm hiểu một số kiến thức cơ bản về Hệ thống E-Learning và Hệ thống quản lý học tập LMS. Đó là những kiến thức nền tảng để em nghiên cứu Chương 2.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<b>Chương 2: </b>

<b>GIỚI THIỆU HỆ THỐNG MOODLE </b>

<b>2.1. Giới thiệu hệ thống quản lý học tập Moodle </b>

- Moodle là một hệ thống quản lý học tập mã nguồn mở (do đó miễn phí và có thể chỉnh sửa được mã nguồn), cho phép tạo các khóa học trên mạng Internet hay các website học tập trực tyến.

- Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều hành và phát triển chính của dự án. Do khơng hài lịng với hệ thống LMS/LCMS thương mại WebCT trong trường học Curtin của Úc, Martin đã quyết tâm xây dựng một hệ thống LMS mã nguồn mở hướng tới giáo dục và người dùng hơn. Từ đó đến nay Moodle có sự phát triển vượt bậc và thu hút được sự quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới.

- Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làm trong lĩnh vực giáo dục. Moodle rất dễ dùng với giao diện trực quan, giáo viên chỉ mất một thời gian ngắn để làm quen và có thể sử dụng thành thạo. Giáo viên có thể tự cài và nâng cấp Moodle.

<b>2.2. Cài đặt và thiết lập các thông số cho hệ thống Moodle 2.2.1. Cài đặt Moodle trên localhost Windows </b>

Moodle là hệ thống được viết bằng ngôn ngữ PHP, vì vậy để chạy được Moodle trên localhost bạn phải cài đặt chương trình tạo máy chủ Web (Web Server) giải lập hỗ trợ chạy website PHP (ví dụ như XAMPP) trước rồi sau đó mới cài đặt Moodle. Bài giảng này sẽ hướng dẫn bạn cài đặt Moodle trên localhost Windows với máy chủ Web được cài đặt bởi XAMPP.

 Bước 0 (chuẩn bị): download chương trình tạo máy chủ Web giả lập và hệ thống Moodle

Địa chỉ download XAMPP:

Địa chỉ download hệ thống Moodle:  Bước 1: Cài đặt chương trình tạo máy chủ Web giả lập XAMPP - Cài đặt chương trình XAMPP.

- Sau khi cài đặt XAMPP xong, chạy XAMPP Control Panel, kích hoạt các

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

service Apache và MySQL

<i><b>Hình 2.1: Giao diện của XAMPP. </b></i>

 Bước 2: Tạo cơ sở dữ liệu cho Moodle

- Mở trình duyệt web, truy cập vào máy chủ qua địa chỉ: http://localhost/ - Trên trang chủ, kích chọn cơng cụ phpMyAdmin để vào máy chủ cơ sở dữ liệu tạo cơ sở dữ liệu cho Moodle.

<i><b>Hình 2.2: Tạo cơ sở dữ liệu cho Moodle. </b></i>

</div>

×