Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

thay đổi kiến thức và thái độ về phòng bệnh sán lá gan lớn ở người bệnh tại bệnh viện đặng văn ngữ sau giáo dục sức khỏe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 101 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU<small>...</small>3

1.1. Đại cương về bệnh sán lá gan lớn<small>...</small>3

1.2. Thực trạng kiến thức và thái độ về phòng sán lá gan lớn<small>...</small>11

1.2.1. Định nghĩa kiến thức và thái độ<small>...</small>11

1.2.2. Đo lường kiến thức và thái độ<small>...</small>11

1.2.3. Các nghiên cứu về thực trạng kiến thức và thái độ về bệnh sán lá gan lớn ở nước ngoài<small>...</small>12

1.2.4. Các nghiên cứu về thực trạng kiến thức và thái độ về bệnh sán lá gan lớn ở Việt Nam<small>...</small>14

1.3. Các biện pháp nâng cao kiến thức và thái độ về phòng sán lá gan lớn 15 1.4. Học thuyết điều dưỡng và khung lý thuyết<small>...</small>17

1.4.1. Học thuyết hành vi dự định<small>...</small>17

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<small>...</small>22

2.1. Đối tượng nghiên cứu<small>...</small>22

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu<small>...</small>22

2.3. Thiết kế nghiên cứu<small>...</small>22

2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu<small>...</small>22

2.5. Phương pháp thu thập số liệu<small>...</small>23

2.6. Công cụ thu thập số liệu<small>...</small>25

2.6.1. Bộ câu hỏi:<small>...</small>25

2.6.2. Nội dung giáo dục<small>...</small>26

2.7. Các biến số nghiên cứu<small>...</small>27

2.7.1. Biến số<small>...</small>27

2.7.2. Thang điểm biến số<small>...</small>27

2.7.3. Biến thái độ<small>...</small>31

2.8. Phương pháp phân tích số liệu<small>...</small>32

2.9. Sai số nghiên cứu và biện pháp khắc phục<small>...</small>32

2.10. Vấn đề đạo đức nghiên cứu<small>...</small>32

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<small>...</small>33

3.1. Một số đặc điểm chung của người bệnh<small>...</small>33

3.2. Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức và thái độ về phòng bệnh sán lá gan lớn của đối tượng nghiên cứu<small>...</small>36

3.2.1. Kết quả can thiệp nâng cao kiến thức về phòng bệnh sán lá gan lớn của đối tượng nghiên cứu<small>...</small>36

3.2.2. Kết quả can thiệp nâng cao thái độ về phòng bệnh sán lá gan lớn của đối tượng nghiên cứu<small>...</small>43

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

4.2. Thực trạng kiến thức và thái độ về phòng bệnh sán lá gan lớn của người bệnh<small>...</small>50

4.2.1. Thực trạng kiến thức về phòng bệnh sán lá gan lớn của người bệnh ...50 4.2.2. Thực trạng thái độ về phòng bệnh sán lá gan lớn của người bệnh . 53 4.3. Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức và thái độ về phòng bệnh sán lá gan lớn của người bệnh<small>...</small>54 KẾT LUẬN<small>...</small>58 KHUYẾN NGHỊ<small>...</small>59 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phụ lục 1: KẾT QUẢ TÍNH TỐN CVI ĐÁNH GIÁ BỘ CÔNG CỤ Phụ lục 2: PHIẾU KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI

BỆNH VỀ PHÒNG BỆNH SÁN LÁ GAN LỚN TẠI BỆNH VIỆN ĐẶNG VĂN NGỮ

Phụ lục 3: BIẾN SỐ

Phụ lục 4: NỘI DUNG GDSK BỆNH SÁN LÁ GAN LỚN

Phụ lục 5: DANH SÁCH NGƯỜI BỆNH THAM GIA NGHIÊN CỨU

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>TÓM TẮT NGHIÊN CỨU</b>

<b>Tên đề tài: Thay đổi kiến thức và thái độ về phòng bệnh sán lá gan lớn ở</b>

người bệnh tại bệnh viện Đặng Văn Ngữ sau giáo dục sức khỏe.

<b>Mục tiêu: 1) Mô tả thực trạng kiến thức và thái độ về phòng bệnh sán lá</b>

gan lớn ở người bệnh tại bệnh việ n Đặng Văn Ngữ năm 2023. 2) Đánh giá thay đổi kiến thức và thái độ về phòng bệnh sán lá gan lớn ở người bệnh tại bệnh viện Đặng Văn Ngữ sau giáo dục sức khỏe.

<b>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp dạng</b>

trước sau, biện pháp can thiệp bằng GDSK trực tiếp trên 96 người mắc bệnh sán lá gan lớn tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Thời gian nghiên cứu từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2023, chọn mẫu thuận tiện. Đánh giá thay đổi kiến thức và thái độ về phòng bệnh sán lá gan lớn của người bệnh trước can thiệp, sau can thiệp và sau can thiệp 1 tháng.

<b>Kết quả nghiên cứu: Trước can thiệp, kiến thức đạt về phòng bệnh sán</b>

lá gan lớn ở người bệnh rất thấp 11,5%. Sau can thiệp, kiến thức đã được cải thiện rõ rệt đạt 64,6% và tiếp tục duy trì 57,3% sau can thiệp 1 tháng (p < 0,05). Trước can thiệp, tỷ lệ có thái độ tích cực rất thấp 11,5%. Sau can thiệp, tỷ lệ có thái độ tích cực tăng lên 76% và tiếp tục duy trì 55,2% (p< 0,05).

<b>Kết luận: Kiến thức và thái độ của người bệnh về phòng bệnh SLG lớn</b>

còn hạn chế tại thời điểm trước nghiên cứu nhưng đã được cải thiện đáng kể sau can thiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của việc thường xuyên GDSK cho cộng đồng về phòng bệnh sán lá gan lớn.

<b>Từ khóa: sán lá gan lớn, giáo dục sức khỏe, kiến thức, thái độ.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

Để hồn thành luận văn tốt nghiệp tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những người đã giúp đỡ tơi trong q trình làm luận văn cũng như trong suốt quãng thời gian học tập.

Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, quý thầy cô giáo; Ban Giám đốc Bệnh viện Đặng Văn Ngữ đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập và hồn thành luận văn.

Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới - - Người đã trực tiếp hướng dẫn cho tôi trong quá trình làm luận văn, tận tình dạy dỗ, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể các thầy, cô giáo; các anh chị và các bạn lớp Thạc sĩ Điều dưỡng K8 đã luôn giúp đỡ, động viên, góp ý cho tơi trong q trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn của bản thân còn hạn chế nên khơng tránh khỏi những sai sót. Tơi rất mong nhận được sự đóng góp từ các quý thầy cơ và các bạn cùng lớp để bản thân hồn thành tốt hơn bản luận văn tốt nghiệp này.

Xin trân trọng cảm ơn!

<i>Nam Định, ngày 6 tháng 11 năm 2023</i>

<b>Học viên</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

- xin cam đoan:

1. Đây là bản luận văn tốt nghiệp do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của

2. Các số liệu và thông tin trong bản luận văn là hồn tồn trung thực và khách quan.

Tơi xin chịu trách nhiệm về những điều cam đoan trên.

<i>Nam Định, ngày 6 tháng 11 năm 2023</i>

<b>Học viên</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG</b>

Bảng 3.1: Một số đặc điểm nhân kh ẩu học của đối tượng nghiên cứu<small>...</small>33

Bảng 3.2. Nguồn thông tin về bệnh<small>...</small>34

Bảng 3.3. Thông tin liên quan đến bệnh sán lá gan lớn<small>...</small>35

Bảng 3.4. Kết quả nâng cao kiến thức của người bệnh về yếu tố nguy cơ<small>...</small>36

Bảng 3.5. Kết quả nâng cao kiến thức của người bệnh về tác hại của bệnh...37

Bảng 3.6. Kết quả nâng cao kiến thức của người bệnh về triệu chứng của bệnh <small>...</small>38

Bảng 3.7. Kết quả nâng cao kiến thức của người bệnh về điều trị bệnh<small>...</small>40

Bảng 3.8. Kết quả nâng cao kiến thức của người bệnh về phòng bệnh<small>...</small>41

Bảng 3.9. Kết quả nâng cao kiến thức của người bệnh về phòng bệnh chung 42 Bảng 3.10. Kết quả nâng cao thái độ của người bệnh về yếu tố nguy cơ<small>...</small>43

Bảng 3.11. Kết quả nâng cao thái độ của người bệnh về tác hại của bệnh<small>...</small>43

Bảng 3.12. Kết quả nâng cao thái độ của người bệnh về triệu chứng của bệnh . 44 Bảng 3.13. Kết quả nâng cao thái độ của người bệnh về điều trị bệnh<small>...</small>44

Bảng 3.14. Kết quả nâng cao thái độ của người bệnh về phòng bệnh<small>...</small>45 Bảng 3.15. Kết quả nâng cao thái độ của người bệnh về phòng bệnh chung . 46

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ</b>

Bệnh sán lá gan lớn là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng ở một số quốc gia lưu hành bệnh, với ước tính hàng triệu người có nguy cơ nhiễm bệnh hoặc đã nhiễm bệnh. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Bệnh sán lá gan lớn - một bệnh nhiễm trùng chủ yếu ở gan - ước tính ảnh hưởng đến 2,4 triệu người ở hơn 70 quốc gia [14]. Bệnh sán lá gan lớn gặp ở 53/60 tỉnh thành trong cả nước, trong những năm gần đây ghi nhận khoảng 10-12 nghìn ca bệnh/năm [3].

Trong giai đoạn 2021-2025, bệnh ký sinh trùng được xác định là một vấn đề lớn về sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam, ghi nhận tỷ lệ mắc cao một số bệnh ký sinh trùng ở nhóm đối tượng nguy cơ, tại các vùng dịch tễ [3]. Việc sử dụng thực phẩm, thói quen ăn thức ăn sống hoặc chưa nấu chín tại nhiều vùng miền tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến gia tăng số nhiễm bệnh ký sinh trùng truyền qua thức ăn và gây ra gánh nặng bệnh tật tại cộng đồng. Theo kết quả một số nghiên cứu, kiến thức và thực hành về phòng bệnh sán lá gan lớn của cộng đồng thấp [9],[23],[35],[38]. Do đó, việc cung cấp kiến thức cho cộng đồng về bệnh sán lá gan lớn rất cần thiết để người dân chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống, góp phần phịng bệnh sán lá gan lớn.

Ở Việt Nam các đề tài nghiên cứu can thiệp trên người mắc bệnh sán lá gan lớn được thực hiện tại các bệnh viện rất ít, kiến thức của người dân nói chung và của người bệnh nói riêng về bệnh sán lá gan lớn còn rất hạn chế, điều này kéo theo thái độ và thực hành khơng đúng về phịng bệnh sán lá gan lớn. Bệnh viện Đặng Văn Ngữ thuộc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương là bệnh viện chuyên khoa, quy mô 30 giường bệnh điều trị nội trú. Có chức năng khám bệnh, chữa bệnh về các bệnh sốt rét, ký sinh trùng, bệnh do côn trùng truyền và các bệnh nhiệt đới liên quan. Năm 2022 tình hình

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

dịch Covid -19 được khống chế, các hoạt động đi lại được khôi phục nên số người bệnh đến khám, nhập viện tăng lên. Các bệnh điều trị nhiều nhất tại bệnh viện là bệnh ấu trùng sán dây lợn 296 người bệnh, Sán lá gan lớn 243 người bệnh, nhiễm giun đũa chó Toxocara 98 người bệnh, giun lươn 33 người bệnh, các bệnh ký sinh trùng khác số lượng ít hơn [1]. Như vậy bệnh sán lá gan lớn đang đứng thứ hai về số người bệnh đến khám và điều trị tại bệnh viện.

Có nhiều biện pháp truyền thơng giáo dục sức khỏe như tuyên truyền, phát tờ rơi, áp phích, có thể thực hiện qua thảo luận nhón, hội họp hoặc đóng vai, cung cấp thơng tin để đối tượng tự lựa chọn hành vi sức khỏe cho mình [8]. Can thiệp truyền thơng giáo dục sức khỏe nhằm mục đích nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành cho người bệnh. Từ đó, đưa ra khuyến nghị trong cơng tác phịng bệnh sán lá gan lớn của bệnh viện, giúp người bệnh có kiến thức và thực hành đúng để bảo vệ bản thân, đồng thời tuyên truyền cho mọi người dân về các biện pháp phòng bệnh sán lá gan lớn, cũng như các bệnh lý

<i><b>nhiễm ký sinh trùng khác. Do đó, Tơi tiến hành nghiên cứu: “Thay đổi kiến</b></i>

<i><b>thức và thái độ về phòng bệnh sán lá gan lớn ở người bệnh tại bệnhviện Đặng Văn Ngữ sau giáo dục sức khỏe”. Nghiên cứu có 2 mục tiêu:</b></i>

1. Mơ tả thực trạng kiến thức và thái độ về phòng bệnh sán lá gan lớn ở người bệnh tại bệnh viện Đặng Văn Ngữ năm 2023.

2. Đánh giá thay đổi kiến thức và thái độ về phòng bệnh sán lá gan lớn ở người bệnh tại bệnh viện Đặng Văn Ngữ sau giáo dục sức khỏe.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>Chương 1</b>

<b>TỔNG QUAN TÀI LIỆU</b>

<b>1.1. Đại cương về bệnh sán lá gan lớn</b>

- Bệnh sán lá gan lớn là bệnh ký sinh trùng do một số loài sán lá gan thuộc họ Fasciolidae gây nên những tổn thương, những ổ áp xe tại gan hoặc một số cơ quan khác khi ký sinh lạc chỗ.

- Người mắc bệnh do ăn sống các loại rau thủy sinh như: rau ngổ, rau muống, rau rút, rau cần, rau cải xoong, ngó sen... hoặc uống nước có nhiễm ấu trùng sán lá gan lớn [4].

<i><b>1.1.1. Tác nhân</b></i>

<i><b>1.1.2. Nguồn bệnh</b></i>

Vật chủ chính của sán lá gan lớn là người, động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu và động vật có sừng khác [4]. Bệnh sán lá gan lớn được chẩn đoán ở 1,7% số động vật bị giết mổ, tỷ lệ này cao hơn đáng kể so với các lồi cịn lại [16].

Bệnh sán lá gan gây ra bởi giun dẹp ký sinh (sán lá hoặc giun hình lá) chủ yếu ảnh hưởng đến gan. Nó mắc phải khi con người ăn phải các loại rau sống dưới nước có chứa các dạng ấu trùng của ký sinh trùng [4]. Vòng đời bắt đầu khi động vật bị nhiễm bệnh đi vệ sinh ở nguồn nước ngọt. Vì giun sống trong ống dẫn mật của những động vật như vậy nên trứng của nó được thải ra ngoài theo phân của chúng. Chúng nở thành ấu trùng trú ngụ trong một loại ốc nước cụ thể (vật chủ trung gian) [4].

Theo nghiên cứu của Phạm Ngọc Doanh (2012), Tại 32 địa điểm nghiên cứu thuộc 9 tỉnh đã thu được 3 loài ốc. Ấu trùng cercaria của sán lá

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

gan lớn chỉ được tìm thấy ở ốc L. viridis tại một số địa điểm với tỷ lệ nhiễm thấp (0,06-4,0%) [6].

Khi ăn phải những cây có nang nhỏ kèm theo, chúng đóng vai trị là vật mang mầm bệnh. Cải xoong và bạc hà nước là những cây truyền bệnh sán lá gan lớn hiệu quả [40].

<i><b>1.1.3. Chu kỳ</b></i>

- Sán trưởng thành đẻ trứng theo đường mật xuống ruột và ra ngoài theo phân. Trứng sán xuống nước, nở ra ấu trùng lông, ấu trùng lơng xâm nhập vào một số lồi ốc là vật chủ trung gian thứ nhất.

- Người hoặc trâu, bò, cừu, dê... ăn phải thực vật thủy sinh hoặc uống nước chưa nấu chín có ấu trùng sẽ bị nhiễm sán lá gan lớn.

<i><b>1.1.4. Triệu chứng lâm sàng</b></i>

<i>1.1.4.1. Giai đoạn phát triển của bệnh</i>

- Giai đoạn xâm nhập vào nhu mô gan. - Giai đoạn xâm nhập vào đường mật [4].

<i>1.1.4.2. Triệu chứng lâm sàng</i>

Bệnh sán lá gan lớn bao gồm giai đoạn ủ bệnh khơng có triệu chứng sau khi ăn phải ký sinh trùng, sau đó là giai đoạn lâm sàng cấp tính và mãn tính. Các triệu chứng bao gồm sốt, buồn nôn, sưng gan, phát ban da và đau bụng dữ dội. Giai đoạn mãn tính các triệu chứng bao gồm đau từng cơn, vàng da, thiếu máu, viêm tụy và sỏi mật. Nhiễm trùng mãn tính dẫn đến xơ gan do viêm lâu dài [41]. Các dấu hiệu điển hình như: khó chịu vùng dạ dày, đau hạ sườn phải hoặc thượng vị, viêm mật, đường mật, sỏi túi mật. Gan luôn luôn to, có thể khơng đau khi sờ. Cổ chướng có thể thấy một số trường hợp [4].

Tóm lại, có thể dựa vào các yếu tố chỉ điểm như:

- Chủ yếu là đau tức vùng gan, ậm ạch khó tiêu, đơi khi đau thượng vị. - Có thể kèm theo tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc, sốt kéo dài.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

- Một số trường hợp kém ăn, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, sẩn ngứa/mề đay.

- Có trường hợp khơng có triệu chứng, chỉ phát hiện khối u trong gan khi khám sức khỏe hay khám bệnh khác, sau đó mới xác định do sán lá gan lớn.... [4].

<i>1.1.4.3. Các thể bệnh</i>

- Thể nhẹ: Triệu chứng lâm sàng của bệnh do sán lá gan lớn thường khơng đặc hiệu, có trường hợp khơng có triệu chứng, chỉ khi khám sức khỏe mới phát hiện tổn thương. Người bệnh thấy mệt mỏi, biếng ăn, gầy sút, sốt, thiếu máu.

- Thể trung bình: Đau bụng, sốt - Thể nặng:

+ Một số người bệnh có biểu hiện lâm sàng của biến chứng: tắc mật, viêm đường mật, viêm tụy cấp, xuất huyết tiêu hóa.... Gan to hoặc bình thường, mật độ mềm, ấn đau. Phản ứng viêm: đau nhiều khớp, đau cơ, đỏ da.

+ Có mẩn ngứa ngoài da, dị ứng da gặp ở 20-30 % người bệnh, biểu hiện các nốt sẩn trên da gặp chủ yếu ở đùi, mông, lưng, cảm giác ngứa, bứt rứt, khó chịu. Ho, khó thở, mệt mỏi, biếng ăn, gầy sút. Sốt: sốt thất thường, có thể sốt cao, rét run hoặc chỉ sốt thống qua rồi hết, đơi khi sốt kéo dài. Tràn dịch màng phổi.

+ Các triệu chứng biểu hiện sự tổn thương tổ chức nơi sán ký sinh lạc chỗ như khớp, vú, cơ ngực, bắp chân hoặc các cơ quan khác. Có trường hợp vỡ gan (Việt Nam đã gặp 1 trường hợp năm 2014) [4].

+ Bệnh sán lá gan lớn có thể ảnh hưởng đến thần kinh và mắt ở các khu vực lưu hành, đây được xem xét ước tính là gánh nặng tồn cầu của bệnh sán lá gan lớn [33]. Báo cáo có một trường hợp bị tăng bạch cầu ái toan trong máu rõ rệt và viêm phổi tăng bạch cầu ái toan được chẩn đoán mắc bệnh sán

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

lá gan lớn bằng xét nghiệm huyết thanh học [20].

<i><b>1.1.5. Chẩn đoán</b></i>

<small>a.</small> <b>Trường hợp bệnh nghi ngờ</b>

- Người bệnh sống trong vùng sán lá gan lớn lưu hành. Có tiền sử ăn sống các loại rau thủy sinh và uống nước chưa hợp vệ sinh. Người bệnh có dấu hiệu lâm sàng hướng tới bệnh sán lá gan lớn [4].

<small>b.</small> <b>Trường hợp bệnh xác định: Trường hợp bệnh nghi ngờ và cần có các</b>

xét nghiệm phân hoặc dịch mật, chẩn đốn miễn dịch học, có hình ảnh tổn thương của sán lá gan trên siêu âm/CT/MRI. Bạch cầu ái toan tăng cao [4].

<small>c.</small> <b>Chẩn đoán phân biệt: Cần phân biệt với một số trường hợp bệnh lý sau </b>

- U gan. Các áp xe như: Áp xe gan amip, Áp xe gan vi khuẩn, Áp xe đường mật do sỏi, giun. Tràn dịch màng phổi do lao hay nguyên nhân khác, sẩn ngứa/mề đay do cơ địa hay nguyên nhân khác. Phân biệt một số trường hợp hiếm gặp: U đại tràng, áp xe vú, viêm bao hoạt dịch khớp gối, viêm cơ... rất hiếm gặp, do ấu trùng đi lạc chỗ [4].

Trong đợt bùng phát bệnh sán lá gan lớn đầu tiên ở người ở Iran, các biểu hiện lâm sàng của bệnh đã được điều tra bằng nghiên cứu trên 100 người nhiễm bệnh. Ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu và triệu chứng chính như sau: sốt (77%), gầy sút (88%), ớn lạnh (83%), vã mồ hôi (83%), đau vùng thượng vị (87%), đau hạ sườn phải (79%), đau khớp (77%), đau vai phải (67%), đau cổ (69%), chán ăn (75%), ho (75%), khó thở (57%), đau ngực (61%), mề đay (32%), gan to (20%), lách to (5%) và tổn thương da (5%). Trong các giai đoạn sau của bệnh, hầu hết các dấu hiệu và triệu chứng nêu trên giảm dần trong khi cơn đau vùng thượng vị và hạ sườn phải vẫn tiếp tục [22].

Theo nghiên cứu của Đào Trịnh Khánh Ly (2012), triệu chứng lâm sàng chủ yếu: đau bụng chiếm 100% (trong đó đau thượng vị 84,4%), rối loạn

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

tiêu hóa chiếm 92,5%; 100% bệnh nhân (+) với kháng thể kháng sán lá gan lớn và tổn thương gan trên siêu âm với kích thước ổ tổn thương lớn > 30mm chiếm 95,2%. Bệnh nhân có bạch cầu ái toan cao chiếm 63,9%. Riêng xét nghiệm phân tìm trứng sán lá gan l ớn chỉ gặp 4 trường hợp [11]. Bệnh sán lá gan lớn có thể khơng có triệu chứng hoặc biểu hiện ở dạng cấp tính hoặc mãn tính. Bất kể biểu hiện như thế nào, bệnh sán lá gan lớn có thể liên quan đến các biến chứng lâu dài như thiếu máu và suy dinh dưỡng [24].

<i><b>1.1.6. Điều trị</b></i>

<b>a. Nguyên tắc điều trị</b>

- Điều trị bằng thuốc đặc hiệu để diệt sán lá gan lớn. Dùng thuốc lợi mật, nhuận tràng trước và sau điều trị thuốc đặc hiệu. Điều trị triệu chứng bằng các thuốc kháng histamin, giảm đau... Nâng cao thể trạng, kết hợp theo dõi điều trị bệnh nền.

- Người bệnh tái khám sau điều trị 1 tháng để đánh giá hiệu quả điều trị. Nếu người bệnh còn nhiễm bệnh sán lá gan lớn thì tiếp tục điều trị nhắc lại liệu trình điều trị [4].

<b>b. Điều trị đặc hiệu</b>

- Thuốc Triclabendazole 250 mg liều duy nhất 20 mg/kg/ngày, chia 2 lần cách nhau giờ 6-8 giờ sau ăn no [4]. Điều trị bằng triclabendazole có hiệu quả, nhưng hiện tượng kháng thuốc đang xuất hiện ở vật ni và có thể gây ra mối đe dọa cho người bệnh [26].

<b>d. Theo dõi sau điều trị [4]</b>

- Người bệnh được theo dõi các triệu chứng lâm sàng tại cơ sở khám chữa bệnh 07 ngày kể từ ngày uống thuốc.

- Trước khi ra viện đánh giá: công thức máu; chỉ số bạch cầu ái toan. Sinh hóa; chức năng gan, thận.

<i><b>Khám lại sau 1 tháng: áp dụng tất cả các trường hợp bệnh</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i><b>Khám lại sau 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng:</b></i>

- Căn cứ vào tiến triển của bệnh qua lần khám lại 1 tháng sau điều trị để quyết định chỉ định khám lại sau 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng, theo dõi các chỉ số.

<b>Tiêu chuẩn khỏi bệnh: Hết triệu chứng lâm sàng. Các xét nghiệm cận</b>

lâm sàng trở về bình thường, đặc bi ệt tổn thương gan trên chẩn đốn hình ảnh.

<i><b>1.1.7. Phịng bệnh</b></i>

- Truyền thơng, giáo dục sức khỏe:

+ Khơng ăn sống các loại rau mọc dưới nước; + Không uống nước lã;

+ Người nghi ngờ nhiễm sán lá gan lớn phải đến cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

- Chủ động phát hiện và điều trị sớm bệnh sán lá gan lớn tại vùng lưu hành bệnh.

- Định kỳ tẩy sán cho trâu, bò, cừu, dê... [4].

Người bệnh muốn phòng bệnh sán lá gan hiệu quả thì cần phải có kiến thức và thái độ tích cực về yếu tố nguy cơ, tác hại của bệnh, triệu chứng của bệnh, điều trị bệnh, phịng bệnh.

<i><b>1.1.8. Tình hình mắc sán lá gan lớn và đặc điểm dịch tễ học</b></i>

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Bệnh sán lá gan lớn - một bệnh nhiễm trùng chủ yếu ở gan - ước tính ảnh hưởng đến 2,4 triệu người ở hơn 70 quốc gia, với hàng triệu người có nguy cơ mắc bệnh [39]. Bệnh sán lá gan lớn là một căn bệnh toàn cầu, ảnh hưởng đến một số quốc gia đáng kể trên thế giới, với gánh nặng lớn được báo cáo ở Châu Mỹ Latinh và Trung Đông [41]. Tỷ lệ lưu hành bệnh sán lá gan lớn trong dân số Ai Cập nói chung, và các phân nhóm người lớn và trẻ em khỏe mạnh rất khác nhau, nằm trong khoảng từ 0,29 đến 19,3% [38]. Tại Tây Ban Nha theo một nghiên cứu năm 2019, tỷ

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

lệ bệnh nhân nhập viện vì bệnh sán lá gan lớn là 2,1 (99% CI, 2,03-2,13) trường hợp/10.000.000 dân mỗi năm. Tỷ lệ mắc hàng năm đã giảm trong suốt 18 năm nghiên cứu. Nguy cơ tương đối của nam giới là 1,136 (99% CI, 0,299-0,993) đối với nữ giới [11]. Theo một số nghiên cứu, Tỷ lệ lưu hành ở người là 3% với khoảng tin cậy (CI) là 95% (1% -7%) [22]. Các vấn đề chính của bệnh sán lá gan lớn đó là sự lây lan của bệnh, sự xuất hiện của kháng thuốc và thiếu vắc-xin hiệu quả [25].

Bệnh sán lá gan lớn: loài Fasciola hepatica phân bố chủ yếu ở Châu Âu, Nam Mỹ, châu Phi, châu Á. Loài Fasciola gigantica phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn quốc, Philippines và Việt Nam. Ở Việt Nam cho đến nay bệnh sán lá gan lớn đã xuất hiện ở 47 tỉnh, thành phố; tỷ lệ nhiễm cao nhất ở một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên (Bình Định, Phú n, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hịa, Gia Lai và TP. Đà Nẵng) [2], [27]. Bệnh sán lá gan lớn có tác động kinh tế quan trọng, liên quan đến tổn thất trong chăn nuôi do năng suất vật nuôi giảm, cũng như hạn chế xuất khẩu và giảm nhu cầu của người tiêu dùng [28].

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều báo cáo về trường hợp mắc bệnh ở người ở nhiều quốc gia thuộc năm châu lục và kết quả nghiên cứu về khả năng gây bệnh và khả năng miễn dịch, chủ yếu liên quan đến giai đoạn mãn tính của bệnh, là những lý do tại sao người ta quyết định khơng cịn coi bệnh sán lá gan lớn chỉ là một bệnh lây truyền từ động vật sang người thứ phát mà là một bệnh ký sinh trùng quan trọng ở người [34]. Giới tính (là nữ), mức tiêu thụ rau/hạt sống, độ tuổi, sở hữu vật nuôi và sử dụng nguồn nước uống khơng an tồn, được xác định là yếu tố nguy cơ của bệnh sán lá gan lớn [39]. Tỷ lệ nhiễm bệnh sán lá gan lớn cao nhất ở nhóm tuổi 20-29 (23%), tiếp theo là nhóm 30-39 tuổi (22%) [17].

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, điều kiện khí hậu, tập quán sinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

hoạt của người dân cũng như vệ sinh môi trường hiện nay rất thuận lợi cho sự phát triển và lây nhiễm của các bệnh ký sinh trùng. Bệnh sán lá gan lớn gặp ở 53/64 tỉnh thành trong cả nước, trong những năm gần đây ghi nhận khoảng 10-12 nghìn ca bệnh/năm [4]. Trong giai đoạn 2021-2025, bệnh ký sinh trùng được xác định là một vấn đề lớn về sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam, ghi nhận tỷ lệ mắc cao một số bệnh ký sinh trùng ở nhóm đối tượng nguy cơ, tại các vùng dịch tễ. Trong khi đó, điều kiện kinh tế, vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch, tập quán vệ sinh sinh hoạt còn nhiều hạn chế, đặc biệt tại các vùng nông thôn và miền núi là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến diễn biến của bệnh ký sinh trùng. Cùng với đó là tình trạng biến đổi khí hậu, hiện tượng đơ thị hóa, thay đổi lối sống, thói quen ăn uống cũng là yếu tố tác động tiêu cực đến tình hình bệnh ký sinh trùng tại cộng đồng [4]. Bệnh sán lá gan lớn chủ yếu là một bệnh ở nông thôn vì nguy cơ lây nhiễm ở người là ở những nơi mà sự lây truyền bệnh xảy ra ở các vùng nước ngọt [36].

Nghiên cứu 31 bệnh nhân điều trị bệnh sán lá gan lớn tại Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh năm 2012-2014, kết quả cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh sán lá gan lớn cao nhất ở lứa tuổi 41-60 là 45,1%. Tỷ lệ mắc bệnh sán lá gan lớn ở nam 55% nhiều hơn nữ 45%, tỷ lệ thiếu máu: 39%, gan to 16% [6]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thu Hương (2013), Tỷ lệ người dân Nghệ An bằng phát hiện kháng thể kháng sán lá gan lớn trong huyết thanh là 11,7% [9]. Theo nghiên cứu của Trần Minh Qúy (2016), tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn trong huyết thanh là 7,8% tại miền Trung Việt Nam [38].

Nghiên cứu của Nguyễn Thu Hương (2011), Tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn bằng xét nghiệm phân là 0,4% và bằng Ab-ELISA là 10,2%. Nhóm tuổi lao động từ 16-55 tuổi chiếm cao nhất là 69,2%, nhóm từ 6-15 tuổi nhiễm từ 0,9%- 17,5%. Nữ giới nhiễm sán lá gan cao gấp hai lần nam. Có 10 gia đình (9,2%) có từ 2- 3 người cùng mắc. Trong các nghề, nông dân chiếm tỷ lệ

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

nhiễm cao nhất với 29,2%. Trong nghiên cứu này, chưa tìm thấy có mối liên quan giữ ăn rau sống và thói quen ă n thịt tái sống (bao gồm cả ăn gan trâu bị) với tình trạng nhiễm sán lá gan [9]. Việc quản lý hệ thống thủy lợi, quản lý chăn ni, chế độ ăn uống và thói quen vệ sinh của con người không tốt làm gia tăng sự xuất hiện bệnh sán lá gan lớn [19].

<b>1.2. Thực trạng kiến thức và thái độ về phòng sán lá gan lớn</b>

<i><b>1.2.1. Định nghĩa kiến thức và thái độ</b></i>

- Kiến thức thường bắt nguồn từ sự học tập, trải nghiệm. Kiến thức là sự hiểu biết, kinh nghiệm được tổng hợp, khái quát hóa. Chúng ta tiếp thu kiến thức từ cha mẹ, giáo viên, bạn bè, sách vở, báo chí, phim ảnh.

- Kiến thức: là những kinh nghiệm của con người đã được hệ thống hóa và khái quát hóa thành các khái niệm để truyền lại cho các thế hệ sau [8].

- Thái độ thể hiện một phản ứng, quan điểm của cá nhân đối với một người, sự kiện, quan điểm nào đó. Nó phản ánh những gì người ta thích hoặc khơng thích, ủng hộ hoặc khơng ủng hộ. Thái độ bắt nguồn từ những trải nghiệm của bản thân hoặc từ những người thân. Thái độ biểu hiện sự thích thú, tin tưởng, ủng hộ điều này hoặc đề phòng, cảnh giác với điều khác của chúng ta. Tuy nhiên, thực tế cho thấy người ta không luôn ứng xử theo thái độ của họ [8].

- Thái độ đối với hành vi là mức độ thực hiện hành vi có giá trị tích cực hoặc tiêu cực. Theo mơ hình kỳ vọng về giá trị, thái độ đối với một hành vi được xác định bởi tổng số niềm tin hành vi có thể tập hợp được liên kết hành vi với các kết quả khác nhau và các thuộc tính khác [13].

<i><b>1.2.2. Đo lường kiến thức và thái độ</b></i>

- Khơng có tiêu chí chuẩn hóa nào để phân loại kiến thức, thái độ là kém, trung bình hay tốt trong các nghiên cứu. Tuy nhiên, người ta nhận thấy rằng thuật ngữ 'kiến thức kém', thái độ khơng tích cực thường được sử dụng khi <

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

50% người tham gia có kiến thức đầy đủ thơng tin, thái độ tích cực. Tương tự, thuật ngữ kiến thức, thái độ 'trung bình' và 'tốt' được sử dụng khi số người tham gia có thông tin đầy đủ về các hướng dẫn lần lượt nằm trong khoảng từ 50 đến 70% và > 70%, 80% [23], [35].

<i><b>1.2.3. Các nghiên cứu về thực trạng kiến thức và thái độ về bệnh sánlá gan lớn ở nước ngoài</b></i>

Nghiên cứu của Marco Rivera-Jacinto (2010), Kiến thức, thái độ và thực hành về bệnh sán lá gan lớn của các bà mẹ ở vùng nông thôn Andes, Bắc Peru. Một cuộc khảo sát 62 bà mẹ cho thấy 76% đã nghe nói về bệnh sán lá gan trong đó chỉ 37,0% thừa nhận sán lá gan lớn là ký sinh trùng gây bệnh; 56,5 và 85,5% biết tương ứng là ảnh hưởng đến gan của người và động vật; 98,4% có khuynh hướng tích cực tham gia các buổi nói chuyện thơng tin về căn bệnh này và 75,8% tích cực hỗ trợ chính quyền giải quyết vấn đề. Về thực hành, 90,3% uống nước không cần đun sôi, 75,6% nuôi động vật được coi là vật chủ của ký sinh trùng [23].

Nghiên cứu của Sileshi Aregahagn (2018), Kiến thức, thái độ và thực hành của cộng đồng về bệnh sán lá gan lớn từ động vật trong và xung quanh Kemissie, Amhara, Ethiopia. Khảo sát 150 người trả lời trong đó hơn một nửa 63,3% là nam giới, 58,0% đối tượng tham gia nghiên cứu ở độ tuổi từ 15-35, 57,3% là người Hồi giáo, 39% người tham gia đang học trung học. Trong các nhóm khác nhau, 49,3% (N=74) biết tác nhân gây bệnh sán lá gan lớn, 82% (N=123) biết bệnh sán lá gan lớn có thể gây bệnh ở người và 70% (N=105) người được hỏi biết bệnh này ảnh hưởng đến gan và 92% (N=138) bệnh có thể điều trị được. Hầu hết những người được hỏi 81% (N=122) đồng ý rằng con người có thể mắc bệnh từ việc ăn rau sống và 53,3 % (N=80) tin rằng con người cũng có thể mắc bệnh từ việc ăn thịt sống trong khi khơng ít người được hỏi 24% (N=37) tin rằng dịch bệnh có thể lây truyền qua dơi, Về thực

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

hành, 97,3% đã từng ăn rau sống [35].

Nghiên cứu của G Schweizer (2005), khảo sát chủ của 54 đàn gia súc mắc bệnh sán lá gan lớn tại trang trại của họ về kiến thức bệnh sán lá gan lớn ở trâu bò, một vấn đề về chăn ni ở Thụy Sĩ. Phân tích bảng câu hỏi cho thấy 72,2% nông dân không biết về bệnh sán lá gan lớn ở vật nuôi của họ. Kiến thức của 51 trong số 54 người (94,4%) được xếp loại từ thấp đến trung bình, chỉ có 4 nơng dân (7,4%) có kiến thức đúng về các chiến lược kiể m soát chu kỳ ký sinh trùng. Kiến thức về bệnh sán lá gan lớn khơng có mối liên quan với diện tích trang trại, quy mơ đàn, vùng ni hoặc năm tốt nghiệp trường nông nghiệp [21].

Nghiên cứu của Protus Y Musotsi (2015), Thiết kế nghiên cứu cắt ngang được sử dụng để đánh giá kiến thức của 36 người bán thịt về bệnh sán lá gan lớn. Hầu hết người bán thịt (72,2%) đều có thể xác định được sán lá gan lớn trong gan, 88,9% cho biết động vật bị nhiễm sán lá gan lớn dẫn đến mất thu nhập trong khi 58,3% không nhận biết được sự suy giảm dinh dưỡng của động vật liên quan đến bệnh sán lá gan lớn. Trong số người bán thịt được phỏng vấn, 52,9% chăn thả ở vùng đầm lầy, 66,7% tẩy giun động vật sau 3 tháng, 78,4% đã nghe nói về bệnh sán lá gan lớn và 80,0% không biết nguyên nhân gây bệnh. Đa số (95,0%) khơng biết lồi ốc sên truyền bệnh sán lá gan lớn và 77,5% không biết bệnh sán lá gan lớn là bệnh lây truyền từ động vật sang người [31].

Nghiên cứu của Sajida Riaz (2023) tại Pakistan và các khu vực AJK. Nghiên cứu phỏng vấn 507 những người nuôi thú cưng, từ 18 tuổi trở lên. Kết quả cho thấy: 71,2% số người tham gia là nữ, 28,8% là nam và hơn 90,0% đã kết hôn. Khoảng 10% số người tham gia có bằng cử nhân, 36,5% là trung cấp, 49,5% đã học thạc sĩ và 4% trung cấp trở xuống, 58,2% thuộc khu vực nông thôn và 41,8% thuộc khu vực thành thị, 34,1% đã từng tham gia lớp tập huấn,

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

nâng cao nhận thức, hội thảo liên quan đến dịch bệnh vật nuôi. Khoảng 63,7% số người được hỏi cho biết họ sẽ đ i khám bác sĩ và 14,2% sẽ tự điều trị nếu người tại cơ sở chăn ni có các triệu chứng liên quan đến một trong hai bệnh này, 55,2% số người được hỏi cho biết họ sẽ đến khám tại bất kỳ cơ sở y tế nào. Về kiến thức, khoảng 51,1% người tham gia có hiểu biết về bệnh lây truyền từ động vật sang người ho ặc các bệnh lây truyền từ động vật sang người; 48,9% nhận biết bệnh truyền nhiễm trên động vật do ốc sên. Khoảng 34,9% số người được hỏi coi bệnh sán lá gan lớn là bệnh nghiêm trọng ở động vật và 9,5% coi đây là bệnh nghiêm trọng ở người. Trình độ học vấn có có liên quan đến kiến thức về bệnh sán lá gan lớn của đối tượng nghiên cứu [32].

<i><b>1.2.4. Các nghiên cứu về thực trạng kiến thức và thái độ về bệnh sánlá gan lớn ở Việt Nam</b></i>

Nghiên cứu của Trần Minh Qúy (2016), Tỷ lệ lưu hành cao có liên quan đến nhận thức thấp về bệnh sán lá gan lớn vì ít hơn 50% người tham gia không biết về căn bệnh này. Tỷ lệ đáng chú ý của những người tham gia được báo cáo là đã ăn rau sống và rửa không đúng cách; và uống nước đun sôi không kỹ. Một tỷ lệ cao các cộng đồng khơng có nhà vệ sinh hộ gia đình (62,5% - 77,6%) và có thói quen đại tiện ngoài trời, tạo điều kiện thuận lợi cho sự lây truyền bệnh sán lá gan lớn trong cộng đồng.

Quan sát cơ sở vật chất của các hộ gia đình cũng cho thấy điều kiện sống khơng hợp vệ sinh, được phát hiện là có liên quan đến nguy cơ lây truyền bệnh sán lá gan lớn. Nhận thức chung về bệnh sán lá gan lớn của những người tham gia thấp (dưới 50%) trong số những người tham gia ở ba xã về kiến thức của họ về bệnh sán lá gan lớn, khác nhau từ 24,7% (xã Can thiệp 2), 27,3% (xã Đối chứng) lên đến 46,0% (Can thiệp 1 xã). Trong số những người tham gia biết về dịch bệnh tại 3 xã, hơn 50% nêu đáp án đúng về

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

các đường lây truyền như ăn uống không đúng cách rửa rau, uống nước đun sôi không kỹ. Tuy nhiên, dưới 50% họ biết về các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh, với câu trả lời chính xác trong ba xã liên tiếp lần lượt là 43,8%, 37,8% và 45,5%. Về câu hỏi có phải bệnh sán lá gan lớn có thể chữa được, sự chênh lệch đã được tìm thấy trong kiến th ức của những người tham gia trên tồn xã: xã can thiệp 1 có nhiều người tham gia can thiệp hơn so với xã can thiệp 2 xã đồng ý rằng bệnh này có thể chữa khỏi (χ2 =7,2, p<0,01). Mặc dù t ỷ trọng của những người tham gia can thiệp tại xã 1 tin rằng bệnh sán lá gan lớn có thể chữa được cao hơn so với xã Đối chứng (χ2 =4,3, p<0,05) [38].

Nghiên cứu của Nguyễn Thu Hương (2011), khảo sát 402 người nhiễm sán lá gan lớn, điều tra lần đầu cho thấy hiểu biết về bệnh sán lá gan lớn của người dân thấp (34,1%), 45% người nhiễm sán lá gan lớn có thói quen ăn gan và thịt trâu bị chưa nấu chín [9].

Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đều tự phát triển công cụ nghiên cứu, khơng có bộ cơng cụ chuẩn nào. Vì vậy trong nghiên cứu này, học viên tự xây dựng bộ câu hỏi dựa vào thông tư, quy định của Bộ Y tế, xin ý kiến các chuyên gia về ký sinh trùng, kiểm định bộ câu hỏi theo đúng quy trình.

<b>1.3. Các biện pháp nâng cao kiến thức và thái độ về phòng sán lá gan lớn</b>

Giáo dục sức khỏe là cung cấp kiến thức, thông tin và phát triển những kỹ năng cần thiết để mỗi người có thể tự lựa chọn hành vi sức khỏe cho bản thân. Mục đích của giáo dục sức khỏe là khi hiểu biết về những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe từ đó nâng cao sự hiểu biết về sức khỏe cho mọi người để cho đối tượng sau khi được giúp đỡ và tự tìm ra giá trị của thơng tin đã được cung cấp, có thái độ và tự quyết định hành động của mình với sự trợ giúp của người làm công tác nâng cao sức khỏe và của cả cộng đồng [8].

Biện pháp Truyền thông giáo dục sức khỏe để nâng cao sức khỏe và cung cấp thông tin để đối tượng tự lựa chọn hành vi sức khỏe cho mình.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Phương pháp này có thể thực hiện bằng tuyên truyền, phát tờ rơi, áp phích…. Yêu cầu phải để cho đối tượng chia sẻ nhu cầu, mong muốn của mình, do đó cịn có thể thực hiện qua thảo luận nhón, hội họp hoặc đóng vai [8].

Theo nghiên cứu của Soraya J Kaewpitoon (2016), Nghiên cứu bán thực nghiệm được thực hiện từ tháng 7 năm 2015 đến tháng 1 năm 2016 tại huyện Sang Kha, tỉnh Surin, Thái Lan. Tổng cộng có 67 tình nguyện viên y tế thơn bản được tham gia chương trình giáo dục sức khỏe và dữ liệu được thu thập về kiến thức, thái độ và thực hành trước và sau khi tham gia chương trình can thiệp 3 tháng với bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Kết quả cho thấy kiến thức value=0,004), thái độ value=0,004) và mức độ thực hành (P-value=0,000) được cải thiện rõ rệt sau khi tham gia chương trình can thiệp. Thái độ có liên quan đáng kể đến kiến thức (r=0,266, <0,05) và thực hành (r=0,348, <0,01). Kết luận: Việc thực hiện giáo dục sức khỏe là khả thi và làm tăng kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh sán lá gan tại cộng đồng [37].

Theo nghiên cứu của Pontip Kompor (2015), Can thiệp dựa vào dân số để phòng ngừa và kiểm soát sán lá gan ở huyện Meuang Yang, tỉnh Nakhon Ratchasima, Thái Lan. Một nghiên cứu bán thực nghiệm từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2015. Những người tham gia được can thiệp y tế hoàn chỉnh bao gồm 4 trạm; 1, clip sán lá gan trưởng thành di chuyển; 2, áp phích về vịng đời của sán lá gan; 3, soi có sán lá gan trưởng thành và trứng; và 4, tài liệu với những kiến thức về bệnh sán lá gan bao gồm nhiễm trùng, dấu hiệu, triệu chứng, bệnh liên quan, chẩn đoán, điều trị, phịng ngừa, và kiểm sốt. Bảng câu hỏi trước và sau thử nghiệm được sử dụng để thu thập dữ liệu từ tất cả những người tham gia. Các bài kiểm được sử dụng để phân tích sự khác biệt giữa trước và sau khi tham gia can thiệp sức khỏe. Kiến thức (sự khác biệt trung bình=-7,48, t=-51,241, KTC 95%, -7,77, -7,19, giá trị p = 0,001), thái độ (sự khác biệt trung bình=-9,07, t=-9,818, KTC 95%=-10,9, -7,24, giá trị p=0,001)

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

và thực hành (chênh lệch trung bình=-2,04, t=-2,688, KTC 95%=-3,55, -0,53, giá trị p=0,008), thay đổi giữa các thời điểm trước và sau với thống kê tầm quan trọng [30].

Benchapan Panithanang (2018) tại tỉnh Nakhon Ratchasima, Thái Lan. Tổng cộng có 367 người tham gia được chọn bằng phương pháp lấy mẫu nhiều tầng từ 5 ngôi làng nằm gần nguồn nước tự nhiên. Kết quả: Đa số đối tượng tham gia nghiên cứu là nữ (58,3%), nhóm tuổi từ 21-30 (42,5%), có trình độ tiểu học (59,9%), làm nơng nghiệp (38,1%) và đã có gia đình (80,9%), họ có tiền sử ăn cá sống (88,3%). Trưởng thơn, tình nguyện viên y tế thơn, đài truyền hình và báo thơn là những nguồn thơng tin chính về bệnh. Điểm trung bình về kiến thức về vòng đời, đường lây, mức độ nặng, điều trị, phòng, chống sán lá gan là 10,9 (SD=0,5), đa số ở mức trung bình, 95,1%. Điểm trung bình về thái độ đối với phịng và kiểm sốt sán lá gan là 45,7 (SD=9,7) và đối với thực hành là 30,6 (SD=10,5). Những người tham gia có thái độ và thực hành ở mức trung bình, lần lượt là 94,5% và 47,7. Nghiên cứu này chỉ ra rằng giáo dục sức khỏe là cần thiết trong cộng đồng này, bao gồm xét nghiệm phân tìm sán lá gan như một hoạt động sàng lọc giám sát tích cực hơn nữa [18].

<b>1.4. Học thuyết điều dưỡng và khung lý thuyết</b>

<i><b>1.4.1. Học thuyết hành vi dự định [13],[14]</b></i>

<i>1.4.1.1. Niềm tin Hành vi:</i>

Niềm tin hành vi liên kết hành vi quan tâm đến kết quả và mong đợi. Một niềm tin hành vi là xác suất chủ quan rằng hành vi sẽ tạo ra một kết quả hoặc kinh nghiệm nhất định. Mặc dù một người có thể có nhiều niềm tin hành vi đối với bất kỳ hành vi nào, chỉ một số lượng tương đối nhỏ có thể dễ dàng truy cập tại một thời điểm nhất định. Người ta cho rằng những niềm tin có thể tiếp cận này kết hợp với các giá trị chủ quan của kết quả và kinh nghiệm

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

-xác định thái độ phổ biến đối với hành vi. Cụ thể, việc đánh giá từng kết quả hoặc kinh nghiệm góp phần vào thái độ tỷ lệ thuận với xác suất chủ quan của người đó rằng hành vi tạo ra kết quả nhất định.

<i>1.4.1.2. Thái độ dẫn đến hành vi:</i>

Thái độ đối với hành vi là mức độ thực hiện hành vi có giá trị tích cực hoặc tiêu cực. Theo mơ hình kỳ vọng về giá trị, thái độ đối với một hành vi được xác định bởi tổng số niềm tin hành vi có thể tập hợp được liên kết hành vi với các kết quả khác nhau và các thuộc tính khác.

<i>1.4.1.3. Niềm tin chuẩn mực:</i>

Niềm tin chuẩn mực đề cập đến những mong đợi hành vi được cá nhân nhận thức quyết định có thể ảnh hưởng bởi môi trường xã hội, đặc biệt là người có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ (những người quan trọng khác). Cụ thể, động lực ảnh hưởng này đóng góp vào nhận thức chủ quan theo tỷ lệ trực tiếp đến xác suất chủ quan của người đó mà những ảnh hưởng này tác động người đó nên thực hiện hành vi được đề cập.

<i>1.4.1.4. Chuẩn chủ quan:</i>

Tiêu chuẩn chủ quan là áp lực xã hội cảm nhận được tham gia hoặc không tham gia vào hành vi. Nó tạo nên một sự tương đồng với mơ hình giá trị kỳ vọng của thái độ, nó được cho rằng chuẩn mực chủ quan được xác định bởi tổng số niềm tin chuẩn mực có thể truy cập liên quan đến kỳ vọng của những người giới thiệu quan trọng.

<i>1.4.1.5. Kiểm soát niềm tin:</i>

Kiểm soát niềm tin phải làm với sự hiện diện nhận thức của các yếu tố có thể tạo điều kiện hoặc cản trở hoạt động của một hành vi. Người ta cho rằng những niềm tin kiểm soát này - kết hợp với sức mạnh nhận thức của mỗi yếu tố kiểm soát - xác định sự nhận thức kiểm soát hành vi phổ biến. Cụ thể, sức mạnh nhận thức của mỗi yếu tố kiểm soát cản trở hoặc tạo điều kiện cho

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

hoạt động của hành vi góp phần kiểm soát hành vi theo tỷ lệ trực tiếp đến xác suất chủ quan của người đó là yếu tố kiểm soát.

<i>1.4.1.6. Nhận thức kiểm soát hành vi:</i>

Kiểm soát hành vi được nhận thức đề cập đến nhận thức của mọi người về khả năng thực hiện một hành vi nhất định của họ. Chỉ ra một sự tương tự với mơ hình kỳ vọng - giá trị thái độ (xem thái độ đối với hành vi), giả định rằng nhận thức kiểm soát hành vi được xác định bởi tổng số niềm tin kiểm sốt có thể truy cập, tức là niềm tin về sự hiện diện của các yếu tố có thể tạo điều kiện hoặc cản trở hiệu suất của hành vi. Trong phạm vi mà nó là một sự phản ánh chính xác của kiểm sốt hành vi thực tế, nhận thức kiểm sốt hành

vi có thể cùng với ý định được sử dụng để dự đoán hành vi.

<i>1.4.1.7. Ý định:</i>

Là một dấu hiệu của sự sẵn sàng của một người để thực hiện một hành vi nhất định, và nó được coi là tiền đề của hành vi ngay lập tức. Ý định được dựa trên thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi; ý định của mỗi cá nhân là nguyên nhân, động cơ có ảnh hưởng tới hành vi mà họ quan tâm thực hiện.

<i>1.4.1.8. Hành vi:</i>

Là phản ứng rõ ràng, có thể quan sát được trong một tình huống nhất định đối với một mục tiêu cụ thể. Các quan sát hành vi đơn lẻ có thể được tổng hợp qua các bối cảnh và thời gian để tạo ra một thước đo hành vi đại diện rộng hơn. Trong TPB, hành vi là một chức năng của ý định và nhận thức tương thích về kiểm sốt hành vi. Nhận thức kiểm sốt hành vi như một ủy quyền của kiểm soát thực tế được dự kiến sẽ kiểm duyệt tác động của ý định đối với hành vi, sao cho ý định thuận lợi chỉ tạo ra hành vi khi kiểm soát hành vi được sức mạnh nhận thức.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<i>1.4.1.9. Kiểm sốt hành vi thực tế:</i>

Hiệu suất thành cơng của một hành vi phụ thuộc không chỉ vào một ý định thuận lợi mà còn trên một mức độ đủ kiểm soát hành vi. Kiểm soát hành vi thực tế đề cập đến mức độ mà một người có các kỹ năng, tài nguyên và các điều kiện tiên quyết khác cần thiết để thực hiện hành vi được đề cập. Trong nhiều tình huống, có thể khó khăn hoặc không thể xác định được mức độ kiểm soát thực tế của một người. Tuy nhiên, trong phạm vi mà nhận thức kiểm sốt hành vi là chính xác, nó có thể phục vụ như một cách/phương pháp để kiểm soát thực tế và được sử dụng cho các dự đoán của hành vi.

<i><b>1.4.2. Khung lý thuyết</b></i>

Áp dụng học thuyết hành vi dự định để xây dựng khung lý thuyết:

<b>KHUNG LÝ THUYẾT</b>

Thái độ về phịng Truyền thơng

<b>1.5. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu</b>

Bệnh viện Đặng Văn Ngữ là bệnh viện chuyên khoa, quy mô 30 giường bệnh điều trị nội trú. Có chức năng khám bệnh, chữa bệnh về các bệnh sốt rét, ký

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

sinh trùng, bệnh do côn trùng truyền và các bệnh nhiệt đới liên quan. Năm 2022 tình hình dịch Covid -19 được khống chế, các hoạt động đi lại được khôi phục nên số người bệnh đến khám, nhập viện tăng lên. Các bệnh điều trị nhiều nhất tại bệnh viện là bệnh ấu trùng sán dây lợn 296 người bệnh, Sán lá gan lớn 243 người bệnh, nhiễm giun đũa chó Toxocara 98 người bệnh, giun lươn 33 người bệnh, các bệnh ký sinh trùng khác số lượng ít hơn [1].

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<b>Chương 2</b>

<b>ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng nghiên cứu</b>

Là người bệnh đến khám và điều trị bệnh sán lá gan lớn lần đầu tiên tại bệnh viện Đặng Văn Ngữ.

<i>* Tiêu chuẩn lựa chọn:</i>

+ Độ tuổi ≥ 15 tuổi, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, người bệnh từ 15-18 tuổi phải có phụ huynh ký vào bản thỏa thuận tham gia trả lời phiếu phỏng vấn.

+ Người bệnh chưa tham gia bất kỳ chương trình giáo dục sức khỏe về phòng bệnh sán lá gan lớn.

+ Đồng ý tham gia nghiên cứu.

<i>* Tiêu chuẩn loại trừ:</i>

+ Người đang bị bệnh tâm thần, khơng có khả năng trả lời bộ câu hỏi. + Người bệnh không tham gia đầy đủ nghiên cứu.

<b>2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu</b>

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2023. - Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, Hà Nội.

<b>2.3. Thiết kế nghiên cứu</b>

- Nghiên cứu can thiệp trên 1 nhóm dạng trước sau bằng GDSK.

<b>2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu</b>

Cỡ mẫu can thiệp được tính theo cơng thức như sau [5]:

[Z<small>(1-α/2) </small> p<small>0</small>(1-p<small>0</small>) + Z<small>(1-β/2)</small> p<small>1</small>(1-p<small>1</small>) ]<sup>2</sup>

n =

(p<small>1</small>- p<small>0</small>)<sup>2</sup>

p<small>0</small>: Tỷ lệ kiến thức về sán lá gan lớn đạt trước can thiệp, ước lượng là 5%. p<small>1</small>: Tỷ lệ kiến thức về sán lá gan lớn sau can thiệp đạt, ước lượng là 20%.

= 1,96 nếu xác suất sai lầm loại 1 = 5% và kiểm định 2 phía. Z<small>(1-α/2)</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

= 1,29 nếu lực thống kê là 90%. Cỡ mẫu tính được: n = 96.

<i><b>Cách chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện. Sau khi người bệnh đã có kết</b></i>

luận của bác sỹ mắc bệnh sán lá gan lớn, nghiên cứu viên xin phép phỏng vấn người bệnh, phát tờ rơi và tư vấn tr ực tiếp. Mỗi ngày phỏng vấn khoảng 3 - 4 người bệnh, phỏng vấn cho đến khi đủ 96 người bệnh.

<b>2.5. Phương pháp thu thập số liệu</b>

Bước 1: Xây dựng bộ câu hỏi và tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe: nội dung GDSK

Can thiệp truyền

Bước 2: Nghiên cứu viên phỏng vấn người bệnh khám và điều trị tại bệnh viện theo bộ câu hỏi có sẵn, mỗi cuộc phỏng vấn khoảng 45-60 phút (T1)

Bước 3: Thu thập phiếu

<small>Bước 4: Điều tra kiến thức và thái độ (cùng bộ câu hỏi nhưbước 2) để đánh giá hiệu quả ngay sau can thiệp (T2).</small>

Bước 5: Sau 1 tháng, người bệnh đến khám lại. Nghiên cứu viên phỏng vấn theo bộ câu hỏi có sẵn (cùng bộ câu hỏi như bước 2) để đánh giá thay đổi kiến thức và thái độ sau can thiệp 1 tháng. Trường hợp người bệnh không đến khám lại, nghiên cứu viên gọi điện phỏng vấn (T3)

Bước 6: Thu thập phiếu, tổng hợp và phân tích kết quả, so sánh kiến thức và thái độ trước sau can thiệp.

<b>HIỆU QUẢ CAN THIỆP</b>

Z<small>(1-β/2)</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

+ Lần 1 (T1): Mỗi ngày phỏng vấn khoảng 3-4 người bệnh ngay sau khi người bệnh đã có kết luận của bác sỹ mắc bệnh sán lá gan lớn, mỗi người bệnh 45 - 60 phút.

+ Lần 2: Ngay sau khi phỏng vấn lần 1, nghiên cứu viên tư vấn trực tiếp và phát tờ rơi cho người bệnh về bệnh sán lá gan lớn. Nghiên cứu viên giải thích những câu hỏi người bệnh trả lời chưa đúng và có thái độ chưa đúng, đồng thời khuyến khích người bệnh đưa ra các câu hỏi, tương tác với nghiên cứu viên. Sau khi tư vấn giáo dục sức khỏe, phỏng vấn theo bộ câu hỏi như lần 1.

+ Lần 3 (T3): sau 1 tháng, khi người bệnh tái khám, mỗi ngày phỏng vấn theo bộ câu hỏi như lần 1 trung bình 3-5 người bệnh khi người bệnh đang ngồi phòng chờ khám, mỗi người bệnh 30 – 45 phút.

<b>* Phương pháp GDSK:</b>

- Học viên sẽ trực tiếp thực hiện GDSK để đảm bảo tính thống nhất. - Người bệnh được phát trước tài liệu kèm hình ảnh minh họa để nghiên cứu trước trong khoảng 5 - 10 phút.

- Nghiên cứu viên trọng tâm vào nhấn mạnh tầm quan trọng, nội dung của phòng bệnh sán lá gan lớn, đồng thời dựa trên đánh giá sơ bộ phiếu trả lời của người bệnh trước can thiệp, những gì mà người bệnh trả lời thực hiện chưa tốt sẽ được giải thích và hướng dẫn.

- Khuyến khích người bệnh đặt các câu hỏi và giải thích cặn kẽ để người bệnh hiểu trong khoảng 10 phút.

<b>* Trình tự của một buổi can thiệp GDSK như sau: - Gặp gỡ, chào hỏi người bệnh.</b>

- Giới thiệu mục đích, yêu cầu.

- Tóm tắt kết quả phỏng vấn trước can thiệp. - Phát tài liệu để người bệnh nghiên cứu trước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

- Nhấn mạnh các trọng tâm.

- Thảo luận, giải đáp các thắc mắc của người bệnh. - Tóm tắt, cảm ơn và kết thúc cuộc tư vấn – GDSK

<b>Đánh giá sau can thiệp 1 tháng (T1) khi người bệnh đến khám lạitheo hẹn: Đánh giá kiến thức và thái độ của người bệnh, sử dụng cùng bộ</b>

công cụ như trước GDSK (Phụ lục 2). So sánh sự thay đổi kiến thức và thái độ trước can thiệp. Đồng thời, người nghiên cứu cũng phân tích s ơ bộ phiếu trả lời của người bệnh, những nội dung người bệnh trả lời chưa đúng sẽ được bổ sung, củng cố lại kiến thức cho người bệnh.

<b>2.6. Công cụ thu thập số liệu</b>

<i><b>2.6.1. Bộ câu hỏi:</b></i>

<b>Các nội dung trong bộ câu hỏi dựa theo các văn bản sau:</b>

+ Quyết định số 1745/QĐ-BYT ban hành Kế hoạch phòng chống bệnh ký sinh trùng thường gặp tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025, ngày 30 tháng 3 năm 2021 [3].

+ Quyết định số 1203/QĐ-BYT về việc Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan lớn, ngày 16 tháng 5 năm 2022 [4].

<b>Bộ câu hỏi gồm 2 phần:</b>

+ Phần 1: Thông tin chung của người bệnh: tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, khu vực sinh sống, dân tộc, các thông tin liên quan đến bệnh sán lá gan lớn, CBYT tư vấn về bệnh.

+ Phần 2: Thực trạng kiến thức và thái độ về phòng bệnh sán lá gan lớn của người bệnh: yếu tố nguy cơ, triệu chứng của bệnh, tác hại của bệnh, điều trị và biện pháp phòng bệnh sán lá gan lớn.

<b>Q trình xây dựng và hồn thiện bộ câu hỏi:</b>

+ Khảo sát thực tế để tìm hiểu tình hình người bệnh đến khám và điều trị bệnh sán lá gan lớn tại bệnh viện.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

+ Xây dựng bộ câu hỏi dựa trên các tài liệu của Bộ Y tế.

+ Xin ý kiến thầy cô hướng dẫn, chuyên gia: Bộ câu hỏi được sự góp ý của 5 chuyên gia về ký sinh trùng tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ. Kết quả kiểm định cho thấy giá trị I-CVI của tất cả các tiểu mục ≥ 0,8 và S-CVI/UA=0,81 cho thấy bộ cơng cụ có tính giá trị tương đối.

+ Phỏng vấn bộ câu hỏi trên 30 người bệnh mắc bệnh sán lá gan lớn của BV Đặng Văn Ngữ để kiểm tra về sự rõ nghĩa của câu từ sử dụng cũng như xác định cách tiếp cận điều tra phù hợp hơn. Khi phỏng vấn thực tế không phỏng vấn lại 30 người bệnh này. Độ tin cậy của bộ công cụ được đánh giá dựa trên chỉ số Cronbrach alpha. Kết quả phân tích chỉ số Cronbrach alpha trên nghiên cứu thử nghiệm này như sau: Phần kiến thức = 0,89, phần thái độ = 0,87. Như vậy các chỉ số cronbrach alpha đều đảm bảo độ tin cậy ở mức Tốt [5].

+ Chỉnh sửa bộ câu hỏi cho rõ nghĩa, phù hợp, rõ ràng cho từng nội dung.

+ Thu thập trên người bệnh.

<i><b>2.6.2. Nội dung giáo dục</b></i>

Nội dung tờ rơi được thiết kế dựa theo các văn bản sau:

+ Quyết định số 1745/QĐ-BYT ban hành Kế hoạch phòng chống bệnh ký sinh trùng thường gặp tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025, ngày 30 tháng 3 năm 2021 [3].

+ Quyết định số 1203/QĐ-BYT về việc Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan lớn, ngày 16 tháng 5 năm 2022 [4].

Nội dung giáo dục bao gồm: Yếu tố nguy cơ, tác hại, triệu chứng, điều trị, phịng bệnh sán lá gan lớn (phụ lục 4).

<b>Q trình xây dựng và hồn thiện chương trình can thiệp:</b>

+ Xây dựng nội dung chương trình can thiệp dựa trên các tài liệu của Bộ Y tế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

+ Xin ý kiến thầy cô hướng dẫn, chuyên gia: Nội dung tờ rơi được sự góp ý của 5 chuyên gia về ký sinh trùng tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ.

+Giáo dục sức khỏe thử nghiệm trên 10 người bệnh mắc bệnh sán lá gan lớn của BV Đặng Văn Ngữ để điều chỉnh nội dung giáo dục sức khỏe cho phù hợp. Khi thực hiện thực tế, không giáo dục sức khỏe trên 10 người bệnh này.

<b>2.7. Các biến số nghiên cứu</b>

<i><b>2.7.1. Biến số</b></i>

<b>Biến số gồm 2 phần:</b>

+ Phần 1: Thông tin chung của người bệnh: tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, khu vực sinh sống, dân tộc, các thông tin liên quan đến bệnh sán lá gan lớn, CBYT tư vấn về bệnh.

+ Phần 2: Thực trạng kiến thức và thái độ về phòng bệnh sán lá gan lớn của người bệnh: yếu tố nguy cơ, triệu chứng của bệnh, tác hại của bệnh, điều trị và biện pháp phòng bệnh sán lá gan lớn.

Biến số được trình bày tại phụ lục 3.

<i><b>2.7.2. Thang điểm biến số</b></i>

<b>KIẾN THỨC VỀ Y ẾU TỐ NGUY CƠ CỦA BỆNH</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b>STTCâu hỏiTrả lờiĐiểm</b>

Ăn sống các loại rau như: rau ngổ,

<b>Tổng điểm: 8 điểm, đạt ≥ 7 điểm, không đạt < 7 điểmKIẾN THỨC VỀ TÁC HẠI CỦA BỆNH</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>STTCâu hỏiTrả lờiĐiểm</b>

<b>Tổng điểm: 8 điểm, đạt ≥ 7 điểm, không đạt < 7 điểmKIẾN THỨC VỀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH</b>

sẩn ngứa/mề đay

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<b>STTCâu hỏiTrả lờiĐiểm</b>

Có trường hợp khơng có triệu chứng, chỉ phát hiện khối u trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<b>STTCâu hỏiTrả lờiĐiểm</b>

Người nghi ngờ nhiễm sán lá gan lớn phải đến cơ sở khám chữa

<b>Tổng điểm: 6 điểm, đạt ≥ 5 điểm, không đạt < 5 điểm</b>

<b>Tổng điểm: 39 điểm, điểm đạt ≥ 80% [30], [37] tức đạt ≥ 32 điểm, </b>

không đạt < 32 điểm.

<i><b>2.7.3. Biến thái độ</b></i>

Thái độ của người bệnh được đo bằng thang điểm Likert [5]. Điểm của mỗi câu trả lời được tính như sau:

+ Rất không đồng ý = 1 điểm. + Không đồng ý = 2 điểm. + Khơng có ý kiến gì = 3 điểm. + Đồng ý = 4 điểm.

</div>

×