Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.7 KB, 9 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIỮA HỌC KÌ IIMƠN NGỮ VĂN KHỐI 11</b>
<b>A. CẤU TRÚC ĐỀ THI</b>
Gồm hai phần: Phần Đọc - hiểu và phần Viết
<b>1/ Phần Đọc - hiểu: (4.0 điểm)</b>
- Gồm 5 câu (2 câu nhận biết, 2 câu thông hiểu, 1 câu vận dụng)
- Các đoạn trích trong Truyện Kiều: Thúc Sinh từ biệt Th Kiều, Nỗi thương mình, Chí khí anh hùng, Kiều ở lầu Ngưng Bích
<b>2/ Phần Viết: (6.0 điểm)</b>
- Gồm 2 câu (1 câu viết đoạn văn nghị luận xã hội, 1 câu viết bài văn nghị luận văn học) - Câu 1: Nghị luận xã hội (2.0 điểm)
Ôn tập các vấn đề: Kĩ năng sống, khát vọng cống hiến, sự hi sinh thầm lặng. - Câu 2: Nghị luận văn học (4.0 điểm)
Thuyết minh tác phẩm Bình Ngơ đại cáo (Nguyễn Trãi) Thuyết minh tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
Thuyết minh tác phẩm Sóng (Xuân Quỳnh)
<b>B. ĐỀ CƯƠNG ÔN THI</b>
<b>I/Đề minh họa phần Đọc - hiểu:Đọc đoạn trích:</b>
<b> Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều</b>
<i> Người lên ngựa, kẻ chia bào</i>
<i>Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san. Dặm hồng bụi cuốn chinh an,</i>
<i>Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh. Người về chiếc bóng năm canh,</i>
<i>Kẻ đi mn dặm một mình xa xơi. Vầng trăng ai xẻ làm đôi,</i>
<i>Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.</i>
<i> (Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, NXB Văn học,1987, tr.</i>
<b>Thực hiện các yêu cầu sau:</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?Câu 2. Xác định nhân vật trữ tình trong đoạn trích trên.</b>
<b>Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối được sử dụng trong đoạn trích. Câu 4. Anh/Chị hãy khái quát giá trị nội dung đoạn trích.</b>
<b>Câu 5. Nhận xét về tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong hai câu thơ:</b>
<i> Vầng trăng ai xẻ làm đôi,</i>
<i>Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.</i>
<b>II/ Phần viết:</b>
<b>1. Phần nghị luận xã hội</b>
<b>- Yêu cầu viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ)</b>
<i>Đảm bảo yêu cầu về hình thức của một đoạn văn; Xác định đúng vấn đề cần nghị luận;Biết kết hợp kiến thức và kĩ năng viết đoạn nghị luận xã hội để tạo lập văn bản, triểnkhai hợp lí nội dung đoạn văn; Đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp tiếng Việt;Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có cách diễn đạt dùng từ mới mẻ.</i>
<b>a. Tầm quan trọng của kĩ năng sống</b>
Triển khai vấn đề theo định hướng sau:
– “Kĩ năng sống” chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống có hiệu quả; đó cũng là khả năng của mỗi cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và mơi trường xung quanh.
- Cuộc sống hiện đại địi hỏi mỗi cá nhân phải khơng ngừng cập nhật giá trị và hồn thiện giá trị của mình. Để tồn tại và phát triển, với bất kì ai, khơng chỉ cần học tập bồi dưỡng, nâng cao kiến thức mà cịn phải rèn luyện kĩ năng sống để khơng ngừng nâng cao chất lượng đời sống để đời sống thực sự là sống chứ không là tồn tại.
- Kĩ năng sống giúp con người ứng xử linh hoạt và hiệu quả nhất trước những tình huống nảy sinh trong cuộc sống.
- Kĩ năng sống giúp mỗi người bình tĩnh, tự tin vào bản thân, dám khẳng định năng lực, sở trường của mình.
- Những người có kĩ năng sống tốt thường dễ thành đạt hơn trong cuộc sống.
<b>b. Khát vọng cống hiến</b>
Triển khai vấn đề theo định hướng sau:
- Khát vọng cống hiến là khát vọng tự nguyện đem sức lực, tài năng, trí tuệ của mình đóng góp cho cộng đồng. Đó là biểu hiện của những người biết hi sinh lợi ích cá nhân phục vụ cho tập thể.
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">- Sống cống hiến là lối sống đẹp, đáng trân quí và rất cần thiết ở thanh niên hiện nay, có ý ghĩa quan trọng trong cuộc sống.
- Sống cống hiến mang lại nhiều điều tốt đẹp, là động lực mạnh mẽ mang lại sự viên mãn và là yếu tố làm nên nhiều thành cơng. Thanh niên mang sức trẻ, nhiệt tình cống hiến cho đất nước sẽ làm đất nước giàu mạnh, vững bền và khơng ngừng phát triển. - Đó cũng là cách giữ gìn, tiếp nối, phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông.
- Lối sống cống hiến sẽ giúp thế hệ trẻ khẳng định giá trị bản thân, phát huy vai trò là rường cột, chủ nhân tương lai của đất nước.
<b>c. Sự hi sinh thầm lặng</b>
Triển khai vấn đề theo định hướng sau:
- Hi sinh thầm lặng là ứng xử cao cả của những người biết suy nghĩ cho người khác, sống với tình cảm chan hồ, thấu hiểu, biết vì lợi ích chung của cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ người khác mà không màng đến bản thân, âm thầm cho đi mà không mong nhận lại.
- Sự hi sinh thầm lặng đóng vai trị rất quan trọng việc xây dựng một xã hội văn minh, nhân văn và tốt đẹp hơn.
- Khiến xã hội có nhiều tình thương hơn, mang đến nhiều cơ hội tốt đẹp cho người khác, lan toả những điều tốt đẹp, ý ghĩa trong cuộc sống.
- Sự hi sinh thầm lặng làm con người trở nên cao thượng, đáng quý, nhận được sự tôn trọng, yêu mến từ những người xung quanh.
<b>2. Phần Nghị luận văn học</b>
<b>Đảm bảo yêu cầu của kiểu bài thuyết minh về một tác phẩm văn học</b>
- Giới thiệu được tác phẩm cần thuyết minh (nhan đề, tên tác giả, đánh giá chung) - Giới thiệu khái quát về tác giả.
- Nêu được hoàn cảnh sáng tác, đặc điểm thể loại; tóm tắt được nội dung tác phẩm. - Nêu thông tin cơ bản về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Khẳng định vị trí, đóng góp của tác phẩm đối với đời sống văn học. - Có lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
<b>Cấu trúc của bài viết: </b>
<i><b>- Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. </b></i>
<b>- Thân bài: </b>
+ Giới thiệu khái quát về tác giả.
+ Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục tác phẩm. + Trình bày giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm.
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>- Kết bài: Khẳng định đóng góp của tác phẩm cho nền văn học hoặc cho đời sống văn</b>
hóa của đất nước và thế giới.
<b>DÀN Ý THAM KHẢO</b>
<b>Thuyết minh tác phẩm Bình Ngơ đại cáo của Nguyễn Trãi</b>
<b>1. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm “Bình Ngơ đại cáo” của Nguyễn Trãi.2. Thân bài:</b>
<b>a. Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi</b>
- Nguyễn Trãi (1380-1442), tên hiệu là Ức Trai, quê gốc ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sau đó dời đến Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội. Ơng nhà chính trị, nhà qn sự, nhà ngoại giao lỗi lạc, bậc anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Đồng thời, ơng cịn là một nhà văn kiệt xuất, nhà thơ trữ tình sâu sắc.
- Nguyễn Trãi để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ: gồm nhiều thể loại khác nhau bằng chữ Hán và chữ Nơm.
- Tác phẩm chính luận tiêu biểu nhất là “Đại cáo bình Ngơ”.
<b>b. Giới thiệu hồn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục tác phẩm “Đại cáo bình Ngơ”.- Hồn cảnh ra đời: “Đại Cáo bình Ngô” được Nguyễn Trãi viết thay Lê Lợi khi cuộc</b>
kháng chiến chống giặc Minh kết thúc (1428) để chiếu cáo với thiên hạ rằng chúng ta đã giành lại độc lập dân tộc, tuyên ngôn độc lập, mở ra một trang mới cho lịch sử nước nhà.
<b>- Ý nghĩa nhan đề:</b>
+ "Bình Ngơ", tức là bình định qn Minh xâm lược, dẹp yên giặc dữ, tàn ác và vô nhân đạo.
+ Hai chữ "đại cáo" tức là bản cáo lớn, thể hiện tầm quan trọng của sự kiện cần tuyên bố, cũng như khẳng định tư tưởng lớn của dân tộc.
<b>- Thể loại: </b>
+ Cáo là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay cơng bố kết quả của một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
+ Cáo phần nhiều được viết bằng văn biên ngẫu (không hoặc có vần, thường có đối, câu dài ngắn khơng gị bó, mỗi cặp hai vế đối nhau).
+ Cáo là thể văn có tính chất hùng biện, lời lẽ đanh thép, lí luận xác đáng.
+ Bài đại cáo trên được viết theo lối văn biền ngẫu, có vận dụng thể tứ lục (từng cặp câu, mỗi câu 10 chữ ngắt nhịp 4/6).
<b>- Bố cục: Đoạn 1 nêu luận đề chính nghĩa, đoạn 2 vạch rõ tội ác của kẻ thù, đoạn 3 kể</b>
lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa, đoạn 4 tuyên bố chiến quả khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.
<b>c. Trình bày giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm* Nội dung</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">+ Tư tưởng nhân nghĩa "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/Quân điếu phạt trước lo trừ bạo", lấy nhân dân làm gốc, thể hiện tấm lịng u nước, thương dân, một lịng vì nhân dân.
+ Khẳng định chủ quyền của dân tộc thông qua nhiều khía cạnh khác nhau bao gồm: Văn hiến, ranh giới lãnh thổ, lịch sử đấu tranh, triều đại trị vì và phong tục tập quán.
<b>- Đoạn 2: Nêu nên tính chất phi nghĩa của quân Minh xâm lược và tội ác củachúng trên đất nước ta:</b>
+ Lấy danh nghĩa phù Trần diệt Hồ để dẫn quân vào xâm lược nước ta.
+ Tàn sát giết hại đồng bào một cách dã man, ra sức bóc lột thuế khóa, đàn áp vắt kiệt sức lao động, đẩy nhân dân ta vào chỗ nguy hiểm, dùng mọi thủ đoạn vơ vét tài nguyên sản vật, phá hoại tài nguyên cây cỏ, phá hoại cả nền nông nghiệp của nhân dân ta.
<b>- Đoạn 3:</b>
+ Tái hiện lại tài năng nhân phẩm và ý chí của chủ sối Lê Lợi. + Kể lại cuộc khởi nghĩa Lam Sơn qua nhiều giai đoạn.
<b>- Đoạn 4:</b>
+ Tuyên bố thắng lợi, khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc, tính chất chính nghĩa của khởi nghĩa Lam Sơn, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ.
+ Rút ra bài học lịch sử cho dân tộc dựa trên tư tưởng mệnh trời, quy luật của tạo hóa trong ngũ hành, bát quái, Kinh dịch.
<b>* Nghệ thuật:</b>
- Kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và chất văn chương nghệ thuật.
- Yếu tố chính luận thể hiện ở kết cấu chặt chẽ của tác phẩm, lập luận sắc bén, lời văn đanh thép, hùng hồn.
- Chất văn chương nghệ thuật, lời văn rất giàu cảm xúc. Câu văn rất giàu hình tượng, sử dụng các điển tích điển cố, lịch sử.
<b>* So sánh với “Nam quốc sơn hà” (Lí Thường Kiệt):</b>
- Đều là những bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc.
- Nếu ở “Nam quốc sơn hà”, chủ quyền được khẳng định trên 2 phương diện: bờ cõi, vua được ghi trong sách trời – lực lượng siêu nhiên thần bí thì trong “Bình ngơ đại cáo”, chủ quyền được khẳng định trên nhiều phương diện hơn: tên nước, nền văn hiến, bờ cõi, phong tục, triều đại, anh hùng, hào kiệt – các phương diện sánh ngang với Trung Quốc. Đặc biệt, nếu “Nam quốc sơn hà” khẳng định chủ quyền của nước chính là chủ quyền của vua thì “Bình ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi quan niệm lấy dân làm gốc, yêu nước là yêu nhân dân.
<b>3. Kết bài: Khẳng định đóng góp của tác phẩm cho nền văn học.</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><b>Thuyết minh tác phẩm Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam</b>
<i><b>1. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm: Hai đứa trẻ – Thạch Lam</b></i>
<b>2. Thân bài:</b>
<b>a. Giới thiệu tác giả: </b>
- Thạch Lam (1910 – 1942), tên thật là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân)
- Ông sinh ra tại Hà Nội, trong một gia đình cơng chức, gốc quan lại đã đến hồi sa sút.
<i>- Quan điểm sáng tác: Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến chongười đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao vàđắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác vừalàm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn.</i>
- Phong cách nghệ thuật:
+ Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật. Thạch Lam đã hướng ngịi bút về phía lớp người lao động bần cùng trong xã hội đương thời.
+ Cái riêng, cái độc đáo, cái mạnh của Thạch Lam, chính là ở lịng nhân ái, và vẻ đẹp tâm hồn quán xuyến trong mọi tác phẩm của ông.
+ Nhân vật của Thạch Lam, bất luận ở hoàn cảnh nào, vẫn ánh lên trong tâm hồn cái chất nhân ái Việt Nam… Từ đó ta thương cảm, nâng niu, chắt gạn từng chút tốt đẹp trong mỗi một con người.
+ Cốt truyện đơn giản thuộc hoặc khơng có cốt truyện.
+ Có sự hịa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình. Thạch Lam là người khai sinh ra kiểu truyện ngắn trữ tình.
<b>b. Giới thiệu tác phẩm </b>
<b>- Hồn cảnh sáng tác: Tác phẩm có lẽ được gợi lên từ những câu chuyện cảnh đời nơi</b>
phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dương quê ngoại nhà văn với những kỉ niệm tuổi thơ.
<i><b>- Xuất xứ tác phẩm: Tác phẩm in trong tập Nắng trong vườn (1938).</b></i>
<b>- Thể loại: Truyện ngắn.</b>
<b>- Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.- Ý nghĩa nhan đề:</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><i>+ Hai là số lượng cụ thể, tác giả đã hướng người đọc đến nhân vật trung tâm của truyện</i>
ngắn, đó là hai chị em Liên và An.
<i>+ Danh từ đứa trẻ không chỉ gợi nhắc đến hình hài, lứa tuổi mà cịn thể hiện được tâm</i>
hồn trong sáng, non nớt của trẻ con.
⇒ Nhan đề đã nhấn mạnh vào thế giới trong ngần của những đứa trẻ, thơng qua những suy nghĩ và cách nhìn nhận thế giới của những đứa trẻ ấy.
<b>- Bố cục: 3 phần</b>
<i>- Phần 1(Từ đầu đến …cười khanh khách): Cảnh phố huyện lúc chiều xuống.</i>
<i>- Phần 2 (Tiếp theo đến …cảm giác mơ hồ không hiểu nổi): Cảnh phố huyện về đêm.</i>
- Phần 3 (Còn lại): Cảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện.
<b>c. Giá trị nội dung: Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót</b>
thương với những cảnh sống cơ cực quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo những ngày trước Cách mạng. Đồng thời ông cũng biểu lộ sự trân trọng ước vọng đổi đời mơ hồ trong họ.
<b>d. Giá trị nghệ thuật</b>
- Cốt truyện đơn giản như không có truyện. - Miêu tả nội tâm chân thực, tinh tế.
- Chất liệu hiện thực hòa quyện cùng lãng mạn, yếu tố tự sự đan cài với trữ tình tạo nên nét đặc sắc khó lẫn cho tác phẩm.
- Sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa tả cảnh và diễn tả tâm trạng.
<b>3. Kết bài: Khẳng định đóng góp của tác phẩm cho nền văn học hoặc cho đời sống văn</b>
hóa của đất nước và thế giới.
<b>Thuyết minh bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh.</b>
<i><b>1. Mở bài: Giới thiệu bài thơ Sóng</b></i>
<b>2. Thân bài:</b>
<b>a. Giới thiệu tác giả: Xuân Quỳnh (1942 - 1988).</b>
- Quê hương: La Khê, Hà Đông, Hà Tây (cũ).
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">- Cuộc đời nhiều thiệt thòi, bất hạnh với tuổi thơ côi cút, nghèo khổ, thiếu thốn tình yêu thương của cha mẹ. Khi trưởng thành, bà phải trải qua nhiều đa đoan, vất vả, nhất là trong cuộc sống gia đình.
=>Là nhà thơ của hạnh phúc đời thường với một trái tim đa cảm, đầy âu lo.
<b>b. Giới thiệu tác phẩm:</b>
<b>Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ</b>
<i>+ Xuất xứ: rút từ tập “Hoa dọc chiến hào”</i>
+ Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thực tế ở biển Diêm Điền- Thái Bình.
<b>Bố cục</b>
- Phần 1 (2 khổ thơ đầu): Nhận thức về tình u qua hình tượng sóng.
- Phần 2 (2 khổ tiếp theo): Suy nghĩ, trăn trở về cội nguồn và quy luật của tình yêu. - Phần 3 (3 khổ thơ tiếp theo): Nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt của người con gái trong tình u.
- Phần 4 (cịn lại): Khát vọng về tình yêu vĩnh cửu, bất diệt.
<b>Phương thức biểu đạt: Biểu cảmThể thơ: 5 chữ</b>
<b>Ý nghĩa nhan đề: “Sóng” là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu,là sự</b>
hóa thân,phân thân của nhân vật trữ tình. - “Sóng” và “em” là “em” và “sóng”. Hai hình tượng tuy hai mà một, có lúc tách đơi ra để soi chiếu cho nhau, có lúc lại hòa nhập vào nhau để tạo ra sự cộng hưởng.
<b>c. Giá trị nội dung</b>
Bài thơ là sự cảm nhận về tình u từ hình tượng sóng với tất cả những sắc thái, cung bậc (nỗi nhớ, sự thủy chung, trắc trở) và cả khát vọng vĩnh cửu hóa tình u của một tâm hồn phụ nữ luôn chân thành, khát khao hạnh phúc.
<b>d. Giá trị nghệ thuật</b>
- Hình tượng sóng đơi giúp nhà thơ diễn tả những cảm xúc khó nói trong tình u.
- Thể thơ năm chữ với cách ngắt nhịp linh hoạt phù hợp trong việc diễn tả các cung bậc, sắc thái cảm xúc khác nhau.
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">- Ngôn ngữ gần gũi, trong sáng, dung dị, tinh tế.
<b>3. Kết bài: Khẳng định đóng góp của tác phẩm cho nền văn học hoặc cho đời sống văn</b>
hóa của đất nước và thế giới.
</div>