Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.7 MB, 222 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<small>Chuyên ngành: Lý luận va Lịch sử Nha nước và Pháp luậtMã sô: 9380101.01</small>
<small>Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa</small>
học của riêng tơi. Các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bồ trong bat kỳ công trình nào khác. Các thơng tin, tư liệu trích dẫn trong
trách nhiệm về những cam kết của mình.
TÁC GIÁ LUẬN ÁN
Nguyễn Thị Thế
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">Chương 1: TONG QUAN VE TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG
VAN DE CAN TIẾP TỤC NGHIÊN CUU CUA LUẬN ÁN... 7 1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến luận án... 7
1.1.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước, thực hiện quyền lực nhà nước và vị trí, vai trị của Viện kiểm sát nhân
dân trong tổ chức quyền lực nhà nước ...--- 2 + se s+£x+£++E++£+zxzxezxez § 1.1.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu về chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp
của Viện kiểm sát nhân dân... ¿+ St St+x+E£EEEE+EEEEEE+EEEEEESEEErEkrkrrrrrsree 11 1.1.3. Nhóm cơng trình nghiên cứu về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm
sát nhân dân trong tố tụng hành chính ...---- 2 2 s+x++xzx+zz+zrxeez 18 1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến luận an... 27
1.3. Tóm lược các kết quả nghiên cứu...--- 2-52 2+S++EE££EezEzEsrxcrex 32
1.3.1. Đánh giá những kết quả nghiên cứu đã đạt được...- ---++-++ 32
1.3.2. Những van đề cần tiếp tục nghiên cứu...---¿ 2 s+xerx+EzExerxerresred 34
1.4. Những van đề luận án cần tiếp tục hoàn thiện ...-- 2-5552 35 LAL. VỀ mặt lý thuyết...---2¿-25¿+2+221221222122121127112112112111211 2112k 35
1.4.2. - Về mặt thực tiễn...--c2vvtthtthnnhH re 36
1.5. Giả thuyết nghiên cứu...---¿©-+22+t2ESrkcerkrrrrerkrerkree 38
Tiểu kết chương ...--- 2-2 s2E2EE£EE£EE2E12E1271712112112111121121111 111cc. 40
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA HOÀN THIEN PHAP LUẬT VE
NHIỆM VỤ, QUYEN HAN CUA VIEN KIEM SÁT NHÂN DAN
TRONG TO TUNG HANH CHINB o.00...cccccccssccscssessesseeseesessesseeseeaees 41
Viện kiểm sát nhân dân và vai trò của Viện kiểm sát nhân dân
trong tố tụng hành chính ...- 2-2: 5c 2E EeEEE 2E E11 Eerkrrei 41
Viện kiểm sát nhân dân trong tô chức quyền lực Nhà nước Việt Nam... 41
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính...----2- ¿52 44 Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong
tố tụng hành chính ở Việt Nam...-¿- 2 ¿ +SxeE£EEEE2EE2EEEEEEEEEkerkerkrex 46 Khái niệm, đặc điểm va nội dung của pháp luật về nhiệm vụ,
quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính... 63 Khái niệm pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân
dân trong tơ tụng hành chính...--¿- 2: 2 52+2++2£++2E+££EE2EE2zxerxrerxrsrxee 63
Đặc điểm của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát
nhân dân trong tố tụng hành chính...--- 2 ¿s++EE+EE£E++E++EzEerxerxers 68 Nội dung của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát
nhân dân trong tô tụng hành chính...---- 22 2 + x+£E++E++£++£xerxezzzzred 72 Sự cần thiết và các tiêu chí đánh giá mức độ hồn thiện của pháp luật
về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng
<small>011011891111). ỔỔỔỐ... 77</small>
Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của
Viện kiểm sát nhân dân trong tổ tụng hành chính...- 2-2-5 5254 77 Tiêu chí đánh giá mức độ hồn thiện của pháp luật về nhiệm vụ,
quyền hạn của VKSND trong tổ tụng hành chính...- 2-2-5 5z+s278 Các yếu tố tác động và điều kiện bảo đảm hoàn thiện của pháp luật
về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng hành chính ... 88 Các yếu tơ tác động đến pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của
VKSND trong tố tụng hành chính...- 2-22 5¿22+2££+£E£2£x2zxvzxzsrxeee 88 Các điều kiện bảo đảm hoản thiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền han
của Viện kiêm sát nhân dan trong tố tụng hành chính...--- 93 Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về sự tham gia của
Viện kiểm sát/Viện công tố trong giám sát quyền tư pháp và
<small>những gia trị tham khảo cho Việt Ñam... .-- 5 525 +2 cS<sccxsss2 95</small>
Pháp luật của một số quốc gia về giám sát quyền tư pháp của Viện
kiểm sát/ Viện cơng tỒ...--- 2 2© S2E12E1E2121121121171711211211 1111 crk. 95
Giá trị tham khảo đối với Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật về
nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính.. 103
Tiểu kết chương 2...- 2-2 SE E12 1EE1E21121121111 1111121111111 211 E111. 106
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">Chương 3: THUC TRẠNG QUY ĐỊNH VÀ THUC HIỆN PHÁP LUAT
VE NHIỆM VỤ, QUYEN HAN CUA VIEN KIEM SÁT NHÂN DAN TRONG TO TUNG HANH CHÍNH Ở VIET NAM...
Thực trạng quy định va thực hiện pháp luật về nội dung thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng
<small>EO 0 31A4 5...</small>
Thực trạng quy định pháp luật về nội dung thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính ... Thực trạng thực hiện pháp luật về nội dung thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính ... Thực trạng quy định và thực hiện pháp luật về phương thức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tung
<small>Woah CHAN 0P... ...</small>
Thực trạng quy định pháp luật về phương thức thực hiện nhiệm vụ, quyên hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính ... Thực trạng thực hiện pháp luật về phương thức thực hiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính .... Đánh giá về thực trạng quy định và thực hiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính .. Đánh giá thực trạng quy định pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tơ tụng hành chính...-- 2-2 25+ Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của
<small>Viện kiểm sát nhân dân trong tô tụng hành chính...----2- 2 z2</small>
<small>Nguyên nhân ...-- ¿222211211121 111 1211111111118 11811111 1118 11g rời</small> Tiểu kết chương 3...-- 2-2 S212 1E EEE1121121121111211211211 1111112111 re
Chương 4: QUAN DIEM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VE
NHIEM VỤ, QUYEN HAN CUA VIỆN KIEM SÁT NHÂN DÂN
TRONG TO TUNG HANH CHÍNH Ở VIỆT NAM... Quan điểm hoàn thiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính...-- 2-2 s54 Hồn thiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và chiến lược cải cách tư pháp ở Việt Nam...
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">4.1.2. Hoan thiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính nhằm tăng cường hiệu quả kiểm soát
quyên lực nhà nước trong hoạt động tư pháp...---- 2-2 s+sz+sz+sze: 171 4.1.3. Hoàn thiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân
dân trong tố tụng hành chính góp phan thực hiện hiệu quả cơ chế bao
vệ quyên con người, quyền cơng dân...- 2-2 5+ ++E2E£ExerEezEszrxee 172
4.1.4. Hồn thiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tơ tụng hành chính nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chức
năng của Viện kiểm sát nhân dân trong tơ tụng hành chính ... 176 4.1.5. Hồn thiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân
dân trong tố tụng hành chính phù hợp với hệ thơng pháp luật có liên quan
và phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tẾ...--- 2-2 2 s+£x+s++xz+£sz¿ 177
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của
VKSND trong tố tụng hành chính ở Việt Nam...--- ---- 180 4.2.1. Hoan thiện pháp luật về nội dung thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
Viện kiểm sát nhân dân trong tổ tụng hành chính...---2- 2 s2: 180 4.2.2. Hoan thiện pháp luật về phương thức thực hiện nhiệm vụ, quyền han
của Viện kiểm sát nhân dân trong tổ tụng hành chính ...--- 190 4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về nhiệm vụ,
quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính... I 94 4.3.1. _ Về cơng tác quản lý chi đạo điều hành ...-- ¿5c s+cs+++£+Ezzxerxees 194
4.3.2. _ Về công tác đào tạo, bồi đưỡng...--- 2: 5++se2ExSEEeEE2E2EEEEEerkrrrrrree 194
4.3.3. Về công tác rút kinh nghiệm ...--- 2-2 2+S++E++E££E£EEEEEEEEEEEEErErrrerrees 195 4.3.4. Về cơng tác phối hợp...--- ¿2+ ©2++2x+22k2E12211271211 221122122121. re, 195
4.3.5. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác...-- 196
Tiểu kết chương 4... -- - 2 s5 S125 2E EEEXEE121121121111111 1111111111111 ye 197
KET LUẬN...---©5- 52 2<2E12EE2211211211271211211211 2111111121121. .1E11rre 198 DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ ĐÃ
CONG BO LIÊN QUAN DEN LUẬN ÁN...--2- 55c SE EExEcterxe 200
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO...- 2-52 s2E+2E£2E+£EezEezEesrxee 202
<small>PHU LỤC...2---22222+22211112222111122221 1221211221112. rae 210</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8"><small>CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa</small>
HĐND: Hội đồng nhân dân
VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
<small>XHCN: Xã hội chủ nghĩa</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">1. Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm sốt quyền lực nhà nước, trong đó có kiêm sốt quyền tư pháp là một nguyên tắc hiến định trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước. Hiến pháp năm
2013 khăng định “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp,
kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp”. Theo đó, đổi mới tơ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện hoạt động tư pháp cũng như tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này là một vấn đề quan trọng của công cuộc cải cách tư pháp mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra. VKSND với chức năng hiến định “kiểm sát hoạt động tư pháp” có vai trị quan trọng bảo đảm sự tuân thủ pháp luật trong các hành vi, quyết định của các chủ thê thực hiện hoặc tham gia vào hoạt
động tư pháp. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của
VKSND khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp nói chung, trong hoạt
<small>động tố tụng hành chính nói riêng có ý nghĩa thiết thực trong hồn thiện cơ chế</small>
kiểm soát việc thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam.
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” đã nhấn mạnh: VKS các cấp thực hiện tốt chức năng công tô và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp”. Trên tinh thần đó, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010;
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020”; Nghị quyết Đại hội Dang lần thứ XI, XII khang định một trong những phương hướng cải cách tư pháp là cần thiết đổi mới, tăng cường hiệu quả thực hiện chức năng của VKSND, trong đó có chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp. Đặc biệt, tại Đại hội Đảng lần thứ XII, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh chủ trương cải cách tư pháp với những nội dung mới phù hợp với tình hình thực tiễn; đồng thời, đưa ra các quan điểm, giải pháp về đây mạnh cải cách tư pháp, đó là: Cần đối mới nhận thức lý luận và thực tiễn về quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền XHCN. Làm sáng tỏ
<small>nội hàm vê vai trị, vi trí, chức năng, nhiệm vụ và quyên hạn của cơ quan thực hiện</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">hoạt động tư pháp, trong đó bao gồm VKSND; trong cơ chế có sự phân cơng rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước. Thực tiễn thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính trong thời gian qua cho thấy, VKSND đã đóng góp tích cực trong việc bảo đảm sự tn thủ
pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính. Các quy định của pháp luật tố tụng hành chính mang tính tồn diện hơn, trong đó bao gồm các quy định về vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng hành chính, tạo cơ chế thuận lợi dé VKSND thực hiện chức năng kiểm sát tư pháp hành chính một cách hiệu quả. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng hành chính
cũng bộc lộ những vướng mắc, bất cập nhất định cả về lý luận như: vai trị của
VKSND trong hoạt động tố tụng hành chính, nội hàm của nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng hành chính, giới hạn nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng hành chính ... cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng hành chính như: quy định của pháp còn thiếu văng cơ chế thực hiện nhiệm vụ, quyền và bảo đảm thực hiện quyền của VKSND trong tố tụng hành chính, hoặc các quy định pháp luật chưa rõ ràng, cụ thé ... dẫn đến việc nhận thức và áp dụng không thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng hành chính cũng như trong nội bộ Ngành kiểm sát nhân dân,ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tơ tụng hành chính của VKSND.
Trên cơ sở yêu cầu xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN ở <small>nước ta trong giai đoạn mới được Đảng ta xác định rõ trong Văn kiện Đại hội Đảng</small>
lần thứ XI, tiếp đến là Đại hội Dang lần thứ XIII đã khang định: Cai cách tư pháp cần gắn với các nội dung liên quan đến xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật; hay nói cách khác, hoàn thiện hệ thống pháp luật (về vị trí, vai trị, nhiệm vụ, quyền hạn ...) của các chủ thé thực hiện hoạt động tư pháp là cơ sở thực hiện hiệu quả
chiến lược cải cách tư pháp của Đảng ta đề ra.
Đề cụ thê hóa đầy đủ quy định của Hiến pháp về chức năng, nhiệm vụ của VKSND, trong đó có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính, yêu cầu đặt ra trước hết là phải thống nhất về mặt nhận thức, hoàn thiện
tụng hành chính, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật và tổ
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">chức thi hành pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng hành
chính; tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đảm bảo thực hiện hiệu quả khi thực hiện chức
năng kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, góp phần xây dựng nhà nước pháp
quyền và đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
Từ những ly do trên, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tổ tụng hành chính” là vấn đề có ý nghĩa và rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
<small>2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu</small>
<small>2.1. Mục tiêu nghiên cứu</small>
Trên cơ sở làm rõ nhận thức về chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp nói chung, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính nói riêng và thực trạng pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi thực hiện chức năng kiểm
sát việc giải quyết vụ án hành chính. Luận án đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng hành chính, từ đó, nâng cao chất lượng hoạt động của VKSND, đảm bảo hiệu quả giải quyết vụ án hành chính
<small>trong thời gian toi.</small>
<small>2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu</small>
Đề đạt được mục tiêu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ trong quá trình
<small>nghiên cứu như sau:</small>
- Đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án, trên cơ
sở đó đánh giá kết quả nghiên cứu và nêu lên những vấn đề luận án cần nghiên cứu <small>hồn thiện.</small>
- Phân tích khái niệm, đặc điểm, nội dung quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng hành chính; đồng thời, phân tích các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện, điều kiện bảo đảm hoàn thiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng hành chính ... từ đó, làm rõ cơ sở lý luận của hoàn thiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng hành chính.
- Đánh giá việc thực hiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng hành chính trong những năm gan đây, chỉ ra những vướng mắc, bat cập trong việc áp dụng pháp luật tố tụng hành chính của VKSND và tìm ra nguyên nhân của
<small>vướng mắc, bat cập.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">- Đề xuất các quan điểm, yêu cầu hoàn thiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền
han của VKSND trong tổ tụng hành chính dé làm cơ sở đề xuất giải pháp cụ thé hoàn thiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng hành chính.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
trạng thực hiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính.
<small>3.2. Pham vi nghién cứu</small>
Về nội dung: Luận án nghiên cứu tông quan hệ thống pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng hành chính, thực trạng thực hiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong pháp luật tố tụng hành chính ở Việt Nam.
Về thời gian: Luận án nghiên cứu pháp luật và thực trạng pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng hành chính ở Việt Nam từ năm 1996 (Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính - văn bản pháp luật đầu tiên quy định về hoạt động tố tụng hành chính được ban hành) đến nay; có nhấn mạnh thực tiễn cơng tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính của ngành KSND từ năm
2016 (Luật TTHC năm 2015 có hiệu lực pháp luật) đến nay.
<small>4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án</small>
Dé tiến hành nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, chủ trương, quan điểm
của Đảng về Nhà nước và pháp luật.
Trên cơ sở phương pháp luận, luận án sử dụng kết hợp các phương pháp
nghiên cứu như: phương pháp lịch sử, logic, phương pháp phân tích và tổng hop,
phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp quan sat...dé làm rõ nội dung nghiên
cứu, cụ thê:
Phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu tại chương 1 và chương 2 của
luận án, để trình bày kết quả nghiên cứu của các cơng trình liên quan luận án và quá
<small>trình ra đời, phát triển của VKSND.</small>
<small>Phương pháp logic được luận án sử dụng trong tồn bộ q trình nghiên cứu</small>
nhằm nghiên cứu các luận điểm khoa học; khái quát, phân tích, đánh giá và đề xuất
<small>các giải pháp liên quan đên nội dung của luận án.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu của luận án nhằm làm rõ các vấn đề về lý luận, giải pháp hoàn thiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tổ tụng hành chính cũng như thực tiễn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND.
Phương pháp thống kê, so sánh được sử dung chủ yếu tại chương 1 va
chương 3 của luận án, nhằm làm rõ tình hình nghiên cứu nội dung liên quan đến
luận án và làm rõ pháp luật, thực tiễn thực hiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng hành chính. Từ đó, đối chiếu và đánh giá pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng
<small>hành chính giữa các năm, các giai đoạn... .</small>
Phương pháp quan sát được luận án sử dụng chủ yếu tại chương 3 của luận án thông qua việc thu thập số liệu, tư liệu, trực tiếp theo dõi hoạt động kiểm sát việc giải quyết đối với một số vụ án hành chính cụ thể, nhằm góp phần đánh giá một cách tổng thê về pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng hành chính.
<small>5. Những đóng góp mới của luận án</small>
- Thứ nhất: Luận án nghiên cứu một cách tổng thể cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND.
- Thứ hai: Luận án khái quát và đánh giá quy định của pháp luật về nhiệm
vụ, quyền han của VKSND trong tổ tụng hành chính trong các thời kỳ, trong bối
cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, chiến lược cải cách tư pháp hiện nay. - Thứ ba: Luận án nghiên cứu, đánh giá quy định pháp luật của các quốc gia trên thé giới về vai trò, vị trí của VKS/Viện cơng tố trong tổ tụng hành chính góp
phần làm vững chắc cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về nhiệm vụ,
quyền hạn của VKSND trong tổ tụng hành chính của luận án.
- Thứ tư: Luận án nghiên cứu thực trạng pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn
của VKSND trong tố tụng hành chính, từ đó đánh giá ưu điểm và tồn tại, hạn chế của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tơ tụng hành chính.
- Thứ năm: Trên cơ sở làm rõ các quan điểm hoàn thiện pháp luật, luận án đề ra các giải pháp để hoàn thiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong
tố tụng hành chính.
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa lý luận: Với kết quả nghiên cứu, đặc biệt là những đóng góp mới như trên, luận án góp phan làm rõ hơn những quan điểm về kiểm sát hoạt động tư pháp và nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng hành chính. Đồng thời, qua nghiên cứu thực trạng quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng hành chính
luận án góp phần làm rõ hơn cơ sở hoàn thiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn
<small>của VKSND trong thời kỳ mới.</small>
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận án góp phần xây dựng những luận cứ và cung cấp thông tin tham khảo phục vụ hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật về nhiệm
vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng hành chính, nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả của hoạt động của VKSND nói riêng, nâng cao chất lượng giải quyết vụ án
<small>hành chính nói chung.</small>
Luận án cũng có thê làm tài liệu tham khảo tin cậy trong quá trình nghiên cứu, học tập và giảng dạy pháp luật tố tụng hành chính, luật hiến pháp, kỹ năng kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính và các vấn đề có liên quan như: Luật khiếu nại, tố cáo, luật hành chính, những van dé chung về VKSND .
7. Kết cầu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cầu gồm 4 chương, cụ thé:
Chương 1: Tông quan về tình hình nghiên cứu và những van dé cần tiếp tục
<small>nghiên cứu của luận án.</small>
Chương 2: Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính.
Chương 3: Thực trạng pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính.
Chương 4: Quan điểm, giải pháp hồn thiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền han của Viện kiểm sát nhân dân trong tổ tụng hành chính.
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15"><small>Chương 1</small>
1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến luận án
VKSND Việt Nam được thành lập từ năm 1960, cho đến nay đã trải qua gần
cấp đã tích cực triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm phục vụ
<small>thực hiện các mục tiêu: bao dam an ninh, chính tri và trật tự an toàn xã hội, bảo dam</small>
các quyền tự do, dân chủ của nhân dân, bảo vệ thành qua của công cuộc cải tao xã
hội chủ nghĩa và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới.
Trong mỗi thời kỳ lịch sử, chức năng của VKSND có những thay đổi nhất định phù hợp tô chức hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung. Tuy nhiên, kiểm sát hoạt động tư pháp là chức năng xuyên suốt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND.
Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tổ tụng hành chính là van đề khơng
chi được ngành Kiểm sát mà còn được cả xã hội quan tâm. Khi tham gia tơ tung
<small>hành chính, VKSND thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Cơquan Tòa án, Thâm phán, Hội đồng xét xử và các cá nhân, cơ quan, tô chức khác</small>
nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ án hành chính nhanh chóng, kịp thời, đúng căn cứ pháp luật. Việc giải quyết vụ án hành chính chất lượng, hiệu quả khơng chỉ bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thé tham gia quan hệ tố tụng hành chính mà
<small>cịn là cơ sở đảm bảo hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước khi thực</small>
hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý hành chính nhà nước.
Từ những yêu cầu và đòi hỏi khách quan nêu trên, trong q trình tồn tại và
phát triển đã có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến
hoạt động của VKS nói chung, hoạt động của Viện kiểm sát trong tố tụng hành
chính nói riêng. Mỗi cơng trình nghiên cứu tiếp cận ở khía cạnh, góc độ khác nhau dé đưa ra những luận điểm, đánh giá về các van đề khác nhau xung quanh việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND. Những cơng trình nghiên cứu trên đã góp phần làm sang tỏ hơn vi trí, vai trị của VKSND trong bộ máy nhà nước Việt Nam,
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">đồng thời làm rõ nội hàm của công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính và định hướng hoàn thiện cơ cấu, tổ chức, cơ chế hoạt động của ngành kiểm sát nhân dân đối trong thời gian tới.
1.1.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước, thực hiện quyền lực nhà nước và vị trí, vai trị của Viện kiểm sát nhân dân trong tổ chức quyền lực nhà nước
Liên quan đến tơ chức quyền lực nhà nước, có các cơng trình nghiên cứ như: Cuốn "Một số vấn đề về tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước" của Nguyễn Minh Doan và các cộng sự [19] là cơng trình nghiên cứu tập trung những van đề lý luận
về quản lý nhà nước, tô chức thực hiện quyền lực nhà nước (như khái niệm, nguyên tắc ...); tổ chức quyền lực nhà nước ở Việt Nam (quyền lực nhà nước thống nhất, có
sự phân cơng, phối hợp; về vai trị lãnh đạo của Đảng); về nguy cơ và yêu cầu đối với tô chức thực hiện quyên lực nhà nước (tha hố, tham nhũng, tham quyền, cơ vi). Kết quả nghiên cứu của tác giả là cơ sở lý thuyết để luận giải về vị trí, vai trị và
chức năng của VKSND trong tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Cuốn "Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay” của Đào Trí Úc, Võ Khánh Vinh [58] gồm 4 phần lớn nghiên cứu những
van dé chung về giám sát, cơ chế giám sát quyền lực nhà nước; giám sát của bộ máy
nhà nước; giám sát của các tơ chức chính trị xã hội; và giới thiệu về giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở một số nước trên thế giới (Đức, Trung Quốc) cũng như ở nước ta thời phong kiến. Trong đó, kết quả nghiên cứu về cơ chế giám sát quyền lực nhà nước nói chung sẽ là cơ sở để xác định, phân tích, đánh giá vị trí, vai trò của VKSND trong bộ máy Nhà nước ở Việt Nam. Cũng bàn về tơ chức và kiểm sốt quyền lực nhà nước cịn có một số cơng trình của một số tác giả đã được công bô như: Đề tài khoa học cấp nhà nước: “Phân công, phối hợp quyền lực và kiểm soát quyền lực trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" [23];
Cuốn “Phân cơng, phối hợp và kiểm sốt quyền lực với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992” của Tran Ngọc Đường [22]; cuốn "Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà
<small>nước của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam hiện nay" của Nguyễn Minh Đoan [20]</small>
đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực
<small>nhà nước của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Trong nội dung nghiên</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">cứu thực trang cơ chế pháp lý, thực tiễn pháp luật và thực tiễn kiểm soát quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam, tác giả đã đề cập đến các quy định của pháp luật về VKSND. Đồng thời, đưa ra quan điểm, giải pháp
hoàn thiện cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam ... và một số bài viết như: “Nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân cơng, phối hop và kiểm soát giữa ba quyền theo tinh thần Hiến pháp năm 2013” của Nguyễn Đăng Dung [10]; "Nội dung Hiến pháp 2013 và Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng CSVN lần thứ XII về kiểm soát quyền lực nhà
<small>nước” của Nguyễn Văn Mạnh [36, tr. 16-22];....</small>
Ngồi ra có một số cơng trình của các tác giả Việt Nam nghiên cứu về chủ đề gan gũi ở nước ngoài. Cuốn "Lược giải tổ chức bộ máy nhà nước của các quốc gia” của Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Chu Dương [8] gồm 8 chương cung cấp hiểu biết
chung về tổ chức, đặc điểm của bộ máy nhà nước của các quốc gia trên thé giới; dé
tài “Tổ chức bộ máy nhà nước trung ương ở một số quốc gia Châu Âu (Pháp, Đức, Thụy Điền)” của Nguyễn Đức Minh [37] đã nghiên cứu lý luận và thực tiễn tô chức, chức năng, nhiệm vụ, thâm quyền của các cơ quan trong bộ máy nhà nước Trung ương ở Pháp (cộng hoà lưỡng tinh), Đức (cộng hoà đại nghị), Thụy Điền (quân chủ lập hiến); đề xuất, khuyến nghị về tổ chức bộ máy nhà ước trung ương của Việt
Nam. Cuốn "Tu tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nha nước ở một số nước” của Nguyễn Thị Hồi [27] gồm 3 phần: nghiên cứu về mặt lịch
sử của tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước trên thế gidi; su thé hién va ap dung tư tưởng phan quyền trong tô chức bộ máy nhà nước ở một số nước tư bản và sự thé hiện tư tưởng phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam qua các bản Hiến pháp; trong có có đề cập đến thiết chế VKSND. Pham Hong Quang (2010) với cuốn sách “Administrative Division Court in Vietnam: Model, Jurisdiction and
Lesson from foreign experiences”. Cuỗn sách đã phân tích, đánh gia ở các phương
diện lí luận, thực tiễn về mơ hình tổ chức và thâm quyền của Tồ hành chính ở Việt Nam kết hợp với những kinh nghiệm tương ứng của một số nước (điển hình là Cộng hồ Pháp, Trung Quốc và Nhật Bản) nhăm khăng định về sự cần thiết và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện về mơ hình tổ chức; mở rộng tối đa thâm
quyền của Tồ hành chính trong điều kiện thành lập cơ quan tài phán hành chính
<small>trực thuộc chính phủ và các Tồ hành chính khu vực ở Việt.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">Liên quan đến xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, có các cơng trình nghiên cứu như: Đề tài cấp Nhà nước “Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do
dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng” của Đào Trí Úc [71]. Cơng trình đã làm rõ
nội dung và phương hướng xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta, đề ra các yêu cầu bảo đảm trên con đường đó là phải bảo đảm quyền lực nhân dân (dân chủ), bảo
<small>đảm sự lãnh đạo của Đảng, tôn trọng và tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, xây dựng</small>
cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước có sự phân cơng, phối hợp rõ ràng trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cuốn "Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật, pháp chế và sự vận dụng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
<small>nghĩa Việt Nam” của Trịnh Duc Thảo [63] tập trung nghiên cứu nhà nước pháp</small>
quyền dưới góc độ chính trị - pháp lý; từ việc làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật và pháp chế đã chỉ ra những giá trị, việc vận dụng của Đảng trong xây dựng
NNPL và một số đề xuất, kiến nghi. Cuốn "Đồi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dan ở Việt Nam hiện nay" của Lê Minh Thông [67]; ... và các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: Lê
Hữu Thẻ, “về vị trí của Viện kiểm sát nhân dân trong cải cách bộ máy nhà nước ở
VKSND trong bộ máy nhà nước tại thời điểm có nhiều tranh luận gay gắt về vị trí cũng như chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKSND. Theo đó, tác giả
đánh giá vị trí, vai trị của VKSND qua quá trình lịch sử tồn tại và phát triển; phân
biệt hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS với hoạt động thanh tra; đưa ra các tiêu chí dé phân định ranh giới giữa hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật và hoạt động thanh tra ... trên cơ sở đánh giá toàn diện các van đề liên
quan đến chế định VKSND, tác giả kết luận: trong điều kiện tình hình của đất nước ta tại thời điểm này, tiến trình cải cách căn bản bộ máy nhà nước nói chung, cải cách tư pháp nói riêng, khơng làm thay đổi vị trí, vai trò, chức năng của VKSND. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của VKSND, cần tiếp tục nghiên cứu một
cách cặn kẽ về mọi phương diện, làm rõ mặt được và chưa được, tiến hành đôi mới
một cách thiết thực đối với cơ quan này ... thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận,
thực tiễn của việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam, các tác giả đã khăng định, làm rõ bản chất, mục tiêu dân chủ của nhà nước ta và tính đúng đắn
<small>10</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">của chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và nhu cầu tất yếu cần phải
tiếp tục hồn thiện mơ hình bộ máy nhà nước. Những kết quả nghiên cứu này vừa là cơ sở lý luận, vừa là cơ sở thực tiễn dé Luận án phân tích, đánh giá rõ hơn vị trí, vai trị và tổ chức, hoạt động của VKSND trong quá trình xây dựng nha nước pháp quyên. Tuy nhiên, đa số các cơng trình trên tập trung nghiên cứu nhiều về Quốc hội (lập pháp), Chính phủ (hành pháp), Toà án nhân dân (tư pháp) và về mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; mức độ, phạm vi nghiên cứu về VKSND chưa nhiều, chủ yếu phát sinh từ nghiên cứu về nhiệm vụ, quyền hạn của các thiết chế lập pháp, hành pháp, tư pháp.
1.1.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu về chức năng kiểm sát hoạt động tư
pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Cuốn “Lịch sử Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam” [79], đã làm rõ quá trình
<small>hình thành, phát triển của ngành Kiểm sát nhân dân nói chung, thực hiện chức năng</small>
kiểm sát việc tuân theo pháp luật tố tụng hành chính nói riêng từ khi cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đến năm 2010, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong lịch sử dân tộc, từ thân phận nô lệ, dân
tộc ta dưới sự lãnh dao của Dang đã chớp thời cơ nổi dậy tự giải phóng khỏi ach nô
dịch của chủ nghĩa nghĩa thực dân, phát xít tiễn vào kỉ nguyên độc lập, tự do và chủ
<small>nghĩa xã hội.</small>
<small>Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, khó khăn, Nhà nước Việt Nam dân chủ</small>
cộng hòa vừa mới ra đời phải đối diện với những khó khăn và thách thức lớn là
đương đầu với ba thử thách lớn là “giặc đói”, “giặc dét” và “giặc ngoại xâm”. Những thách thức đó đe dọa nghiêm trọng nền độc lập, tự do vừa dành lại được, đặt chính quyền dân chủ nhân dân và vận mệnh non sơng trong tình thé “ngan cân treo sợi tóc”.
<small>Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định mục tiêu “Nhà nước</small>
dân chủ nhân dân phải được củng cô và tăng cường về mọi mặt”, đây là nhiệm vụ
hàng đầu, chủ yêu trước mất, là căn cứ dé xác định những chủ trường, chính sách,
biện pháp đối phó với từng kẻ thù. Vi vậy, Dang và Nha nước đã đặt ra yêu cau: Chính quyền dân chủ nhân dân phải được xây dựng trên một cơ sở pháp lý vững chắc, do đó phải khan trương xây dựng cơng cụ pháp luật dé chun chính với kẻ
<small>thù, chơng nguy cơ xâm lược của đê quôc và xây dựng chê độ mới, tiên hành tơ</small>
<small>11</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">chức nên hành chính nhà nước theo tư tưởng nhà nước của nhân dân, do nhân dân
<small>và vì nhân dân trong đó có các cơ quan tư pháp. Ngay khi nước nhà gianh độc lập,</small> Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, Chính phủ ban hành nhiều văn bản <small>định hướng va đặt cơ sở pháp lý cho hoạt động tư pháp, trong đó có vai trị, vi trí</small>
vị trí vai trị của cán bộ làm nhiệm vụ cơng tố trong các Tịa án ngày càng được
biện ly không chỉ xem xét quyết định việc truy tố, thực hiện việc buộc tội trước Tòa án mà còn kiểm sốt tồn bộ hoạt động điều tra của tư pháp cơng an, kiểm sốt hoạt
động của các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành điều tra như: kiểm soát
viên kiểm lâm, kiểm soát viên hỏa xa, kiểm sốt viên cơng chính... [79, tr. 33 - 34].
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi đã mở ra một giai đoạn
mới cho cách mạng nước ta. Đất nước ta tạm thời chia cắt thành hai miền với hai nhiệm vụ cách mạng khác nhau. Ở miền Nam, tiếp tục cuộc cách mạng chống dé quéc Mỹ, tại miền Bắc, nhân dân ta tiến hành hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng miền Bắc thành hậu phương vững
<small>mạnh, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước.</small>
Một trong những yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội là bảo đảm pháp chế thống nhất, điều đó địi hỏi phải có sự thống nhất chủ trương của Đảng, pháp luật
của Nhà nước với ý chí, nguyện vọng của nhân dân, thực hiện pháp chế thống nhất để phục vụ công cuộc cách mạng của nước ta giành thắng lợi, Đảng và Nhà nước ta
đã vận dung đúng đắn quan điểm của Lê Nin trong tác phẩm “Bàn về song trùng trực thuộc và pháp chế” dé thành lập co quan VKSND - một trong những cơ quan
<small>mới cua Nhà nước xã hội chủ nghĩa [79, tr. 10].</small>
Trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước là tập trung dân chủ, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, trong đó Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, theo quy định của Hiến pháp 1959, lần đầu tiên trong lịch sử
<small>Nhà nước dân chủ nhân dân Việt Nam, VKSND được quy định là một cơ quan nhà</small> nước độc lập, chịu trách nhiệm trước Quốc Hội, tổ chức, thực hiện chức năng,
<small>nhiệm vu theo Hiến pháp và Luật Tổ chức VKSND đã được Ky họp thứ nhất, Quốc</small>
Hội khóa II thơng qua. Theo đó, Điều 105 Hiến pháp năm 1959 quy định: “VKSND
<small>12</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">tối cao nước Việt Nam dân chủ cộng hòa kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các
cơ quan thuộc Hội đồng chính phủ, cơ quan nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan nhà nước và công dân. Các VKSND địa phương và VKS quân sự có quyền
<small>kiểm sát trong phạm vi do luật định”.</small>
Trải qua quá trình ra đời và phát triển, ngành Kiểm sát nhân dân ngày càng lớn mạnh và hoàn thiện, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND đã góp phan quan trọng vào thành công chung trong tô chức và hoạt động của bộ máy nha nước, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong từng thời kỳ lịch sử của đất nước. Ngày
2/5/1996, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa IX thơng qua Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (có hiệu lực từ ngày 1/7/1996). Theo đó, ngành Kiểm
sát nhân dân tiếp tục được giao nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
quá trình giải quyết vụ án hành chính.
Ngồi ra, cuốn sách “Lịch sử Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam’ cũng đánh giá kết quả hoạt động của ngành kiểm sát kể từ khi ra đời cho đến năm 2010, từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND, góp phần nâng cao chất lượng cơng tác, khăng định vai trị quan trọng của Ngành Kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước nói chung, trong việc bao
đảm việc tuân thủ pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong thời gian tới.
Trong cuốn sách “Cải cách vì một nên tu pháp liêm chính” [33], các tác giả
đã tiếp cận ở những khía cạnh khác nhau dé làm rõ các van đề lớn như: Quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cải cách tư pháp trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và liêm chính tư pháp: những vấn đề và giải pháp. Trong đó, với bài viết “Tư pháp hành chính và vẫn đề bảo vệ quyền con người” của PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh, tác giả đưa ra quan điểm về cơ chế đảm bảo quyền con người bằng con đường tư pháp hành chính trong đó cần mở rộng phạm vi xét xử vụ án hành chính cho Tịa án. Trong đó, tập trung
vào hai nội dung: kiểm soát các văn bản quy phạm của cơ quan hành chính và kiêm sốt các quyết định, hành vi hành chính cá biệt. Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Anh
<small>việc giới hạn phạm vi xét xử của Tòa án đối với các văn bản quy phạm của cơ quan</small>
<small>13</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">đảm bảo điều kiện để cá nhân, cơ quan, tô chức bảo vệ quyền của mình khi khơng được khởi kiện dé u cầu Tịa án giải quyết bằng một vụ án hành chính, trong khi thực tiễn các quyết định quy phạm của cơ quan hành chính và các quyết định hành
chính, hành vi hành chính cá biệt đặc thù vẫn có thể xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra cơ chế bảo vệ quyền con người khi có tranh chấp hành chính xảy ra khơng chỉ đặt ra đối với việc Tịa án có thẩm quyền giải quyết đối với loại khiếu kiện đó hay khơng mà cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tô khác như: cơ chế tiếp cận tư pháp hành chính của người dân, trình tự, thủ tục xét xử hành chính và bản án, quyết định của Tịa án có được đảm bảo thi hành trên thực tế?
Trong cuốn sách “Bình luận khoa học Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013” [34], các tác giả đã làm rõ các chế định được ghi nhận
trong Hiến pháp 2013, trong đó có VKSND. Với bài viết “Hiến pháp năm 2013 và
những định hướng cơ bản cho việc sửa đổi Luật tổ chức VKSND” của PGS.TS Nguyễn Hịa Bình, tác giả đã đánh giá: Chế định VKSND trong Hiến pháp 2013 ghi nhận nhiều giá trị mới, phản ánh đầy đủ các chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và phù hợp với thực tiễn tổ chức và hoạt động của VKSND ở Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới của đất nước [34, tr. 507]. Tác giả đã nêu những tiến bộ của Hiến pháp năm 2013 về chế định Viện kiểm sát nhân dân như: tiếp tục khang định và bé
<small>sung, làm rõ hơn vi trí, chức năng, nhiệm vụ của VKSND trong bộ máy nhà nước</small>
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm rõ hơn nguyên tắc tô chức và hoạt động
của VKSND và các nguyên tắc tiến bộ của tố tụng hình sự, sửa đổi và bé sung quy
định về hệ thống VKSND và chế định Ủy ban kiểm sát trong Hiến pháp, điều chỉnh quy định về cơ chế giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước đối với VKSND. Từ đó, tác giả nêu lên những định hướng cơ bản dé sửa đôi Luật Tổ chức VKSND nhằm cụ thê hóa quy định của Hiến pháp.
Ngồi ra, trong cuốn sách này cịn có bài viết “Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp 2013” của PGS.TS Trương Thị Hồng Hà, trong đó ngồi việc làm rỡ chế định về Tịa án nhân dân, tác giả cũng lam rõ vi trí, vai trị của
VKSND trong bộ máy nha nước. Theo đó Hiến pháp 2013 khang định vị trí pháp lý
của VKSND trong hệ thống co quan nha nước là “thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”. Với hai chức năng cơ bản đó, Hiến pháp 2013 đã khang
<small>14</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">định VKSND là hệ thống cơ quan độc lập và thống nhất trong bộ máy nhà nước
<small>CHXHCN Việt Nam.</small>
Trong hệ thống cơ quan nhà nước, VKSND thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm đảm bảo mục đích “bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyên, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phan bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”, quy định về mục đích hoạt động của VKSND trong Hiến pháp thể hiện tinh thần tối thượng của Hiến pháp trong nhà
nước pháp quyền [9, tr. 532].
Cuốn “Tổng kết một số vấn đề lý luận, thực tiễn về công tác của Viện kiểm sát nhân dân qua 55 năm tô chức và hoạt động (26/7/1960 — 26/7/2015), năm 2015 của VKSND tối cao tiếp tục phát triển những nội dung đã được nêu tại cuốn “Lịch
sử Viện kiểm sát nhân dân”, năm 2010 của VKSND tối cao. Cuốn sách đã trình bày chỉ tiết về quá trình hình thành, phát triển và chức năng của VKSND qua các thời
<small>kỳ lịch sử; vai trò của VKSND trong bộ máy nhà nước trước đây cũng như hiện tại,</small>
trong đó khang định ý nghĩa quan trong của chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp. Từ đó, làm luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt
động của VKSND, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo các Nghị quyết của Đảng,
nhất là Nghị quyết số 49 -NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược
cải cách tư pháp đến năm 2020”; Kết luận số 79 — KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ
Chính trị về Đề án đơi mới tổ chức hoạt động của TAND, VKSND và cơ quan điều tra theo Nghị quyết số 49 — NQ/TW của Bộ Chính trị; Kết luận số 92 — KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ chính trị về việc “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49 NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020”, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI của Đảng.
Cuốn “Hội thảo khoa học” [84], các tác giả nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến chế định VKSND như: quan điểm của V.I. Leenin về VKSND qua các
thời kỳ; sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Ngành kiểm sát nhân dân, vai trị của VKS trong cơ chế kiểm sốt quyền lực nhà nước hiện nay; chức năng kiểm
sát hoạt động tư pháp của VKSND - yêu cầu, thách thức và giải pháp trong giai
<small>đoạn mới ... ví dụ: Một là, trong bài việt “quan diém của V.I.Lênin vê Viện kiêm</small>
<small>15</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">sát nhân dân qua các tác phẩm” [84, tr. 5-24] của PGS.TS. Lâm Quốc Tuan đã làm
rõ ba van dé: Các quan điểm của V.I.Lê nin về VKSND; quan điểm của V.I. Lê nin về vai trò của VKSND trong kiểm soát quyền lực nhà nước và thực tiễn vận dụng quan điểm của V.I.Lê nin về VKSND và những vấn đề đặt ra hiện nay; theo đó, tác
giả nêu lên các quan điểm của Lê nin về sự cần thiết của VKSND trong bộ máy nhà nước, về chức năng của VKSND và tô chức, hoạt động của VKSND. Lê nin cũng kết luận, kiểm soát quyền lực nhà nước là yêu cầu tất yếu của mọi nhà nước, vì quyền lực nhà nước ln đi kèm với sự “tha hóa” quyền lực nhà nước nếu thiếu sự
kiểm soát ... dé đảm bảo pháp chế XHCN, VKSND cần thực hiện tốt chức năng cơng tố, có quyền kháng nghị các quyết định hành chính, vì thế, theo V.I.Lê nin, VKSND cịn có một chức năng “kiểm sát việc tuân theo pháp luật và tính hợp pháp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương”. Vì thế, trong
các thiết chế nhà nước, VKS tồn tại là một tất yếu khách quan, là một trong những thiết chế kiểm soát quyền lực nhà nước, nhằm chống lại sự lạm quyền của các cơ
quan tư pháp, hành pháp. Từ thực tế vận dụng quan điểm của V.I.Lê nin về VKSND ở Việt Nam, đang đặt ra những van đề lý luận và thực tiễn tổ chức và hoạt động của VKSND nước ta hiện nay như: VKS thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố; xác định rõ cơ quan nào thay VKSND thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân
<small>theo pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước; phát huy vai trị của VKSND</small>
trong kiểm sốt quyền lực nhà nước, trong đó tác giả nhấn mạnh, dé phát huy vào
trị kiểm sốt quyền lực nhà nước, cần khơi phục chức năng kiểm sát việc tuân theo
pháp luật của VKSND. Hai là, tài liệu đã làm rõ các vấn đề về chức năng kiểm sát
hoạt động tư pháp của VKSND, GS.TSKH. Đào Trí Úc [84, tr. 121-150] đã nêu lên
yêu cầu làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý cũng như nội dung của chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND. Theo đó, “cần tiếp tục nghiên cứu nhằm làm rõ tính chất, đặc điểm và phương thức thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt
động tư pháp của VKS theo hướng coi kiểm sát các hoạt động là một dạng giám sát quyền lực, đồng thời xác định rõ tính đặc thù trong mối quan hệ giữa chủ thé va
khách thể trong hoạt động kiểm sát ... nội dung chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp bao gồm: kiểm sát hoạt động điều tra và các cơ quan điều tra, kiểm sát hoạt
<small>động xét xử của Tòa án, kiêm sát thi hành án dân sự và thi hành án hình sự, kiêm sát</small>
<small>16</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự-thương mại; tác giả cũng nêu lên
những yêu cầu, thách thức đối với kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn mới
như: nhiệm vụ bảo vệ cơng lý, quyền con người, quyền cơng dân của Tịa án và VKS và đặt ra trong kiểm sát hoạt động tư pháp... .
Một số bài viết liên quan đến nội dung này bao gồm: “Một số ý kiến về sửa đổi Hiến pháp 1992 liên quan đến tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân” [24, tr. 64-66], tac giả đánh giá vai trò của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật; làm rõ sự khác biệt giữa công tác kiểm sát với công tác thanh tra và đưa ra quan điểm cần tiếp tục quy định theo hướng mở rộng và làm rõ chức năng thực
hành quyền công tố của VKSND, bởi theo tác giả, khi nghiên cứu 4 điều quy định
về VKSND tại Hiến pháp năm 1992, dường như Hiến pháp không nói tới chức năng
thực hành quyền cơng tố của VKSNDTC - công việc mà từ trước đến nay, co quan
này vẫn đang làm, vì theo Điều 137 Hiến pháp năm 1992, VKSND tối cao chỉ kiểm
<small>sát việc tuân theo pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính</small>
phủ trở xuống.
Bài viết “Một số van đề về hoạt động tư pháp và kiểm sát hoạt động tư pháp ở nước ta hiện nay” [18, tr. 24 - 31], bài viết bàn về hoạt động thực hiện quyền lực
nhà nước (quyền tư pháp) và hoạt động giám sát quyền lực nhà nước (hoạt động
kiểm sát tư pháp). Theo đó, tác giả đưa ra các quan điểm khác nhau về hoạt động tư
pháp, trong đó có quan điểm của Đảng về hoạt động tư pháp được thé hiện trong
các văn kiện của Đảng. Trên cơ sở quan điểm của Đảng và đặc điểm, tỉnh hình cụ thé của nhà nước ta, tác giả cho răng: hoạt động tư pháp là hoạt động của các cơ quan, tô chức, cá nhân tham gia vào việc giải quyết các tranh chấp pháp lý, các vi phạm pháp luật thuộc thâm quyền phán quyết của Tòa án và thi hành các phán quyết đó theo thủ tục tổ tụng mà pháp luật quy định. Từ đó, bài viết nêu lên các đặc trưng của hoạt động tư pháp. Đối với kiểm sát hoạt động tư pháp, tác giả nhận định: kiểm sát hoạt động tư pháp là một trong những lĩnh vực giám sát nhà nước; vì vậy, kiểm sát hoạt động tư pháp có đầy đủ các yếu tố chung của hoạt động giám sát đó.
Với tư cách là một dạng của thực hiện quyền lực nhà nước, hoạt động tư pháp cũng
chịu sự giám sát từ bên ngoài cũng như từ bên trong hoạt động tố tung; giám sat từ bên ngoài đối với hoạt động tư pháp thể hiện ở chỗ: giám sát toàn dân, toàn hệ
<small>17</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">thống chính trị; giám sát của Quốc hội, HĐND nghe báo cáo, chất vấn. Giám sát từ
bên trong thé hiện ở chỗ: cơ chế chế ước, kiểm tra lẫn nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng: hoạt động giám sát của một cơ quan được phân công đối với toàn bộ
hoạt động tư pháp. Theo pháp luật hiện hành, chức năng này được gọi là kiểm sát tư pháp và được giao cho VKS. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số vấn đề lý luận và thực tiễn cần tập trung giải quyết liên quan đến chức năng này như: xác định thâm quyền, phạm vi, hình thức kiểm sát tư pháp; phân biệt thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong việc thực hiện chức năng của VKS; quyền hạn của VKS trong kiểm sát tư pháp, từ đó, bài viết cũng đưa ra các kiến nghị cụ thé liên quan đến kiểm sát tư pháp...
<small>Cac cơng trình nghiên cứu trên có ý nghĩa quan trọng trong việc g1úp nghiên</small>
cứu sinh luận giải các cơ sở cũng như đưa ra các quan điểm, đánh giá trong q
<small>trình nghiên cứu luận án.</small>
1.1.3. Nhóm cơng trình nghiên cứu về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tổ tụng hành chính
Cuốn sách “Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính và chỉ dẫn áp dụng pháp luật tố tụng hành chính” của tác giả Nguyễn Ngọc Duy, NXB Văn hóa - thơng tin đã trình bày những hoạt động cụ thé của Tham phan, Kiém sat vién, Luat su khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính. Theo đó, tác giả làm rõ các vấn đề như: hồ sơ vụ án hành chính là gì? Thành phần của hồ sơ vụ án hành chính? Cách thức nghiên
cứu hé sơ vụ án hành chính, chủ thể có thâm quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án hành
chính và phạm vi nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính. Đặc biệt, tác giả phân tích, làm rõ các nội dung về trình tự nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính và một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp đọc, nghe, nhìn tài liệu; ghi
chép, đánh dấu tài liệu; so sánh, đối chiếu tài liệu và phân tích tài liệu.
Giáo trình Luật tố tụng hành chính Việt Nam, năm 2012 của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đề cập đến những khía cạnh nhất định về VKSND, cụ thé: Thứ nhất, làm rõ nội dung “cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng” trong té tụng hành chính, theo đó, cơ quan tiến hành tơ tụng hành chính gồm TAND và VKSND. Đồng thời, làm rõ địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND và làm rõ nhiệm vụ, quyền
<small>18</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">hạn của người tiến hành tổ tụng trong ngành Kiểm sát nhân dân. Theo đó, VKSND thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính, Viện trưởng,
<small>Kiểm sát viên là người tiến hành tố tụng hành chính. Thứ hai, cuốn sách cũng dé</small>
cập đến vai trò của VKSND đối với việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về
của Tòa án về vụ án hành chính là một trong những biện pháp nằm trong cơ chế bảo đảm thi hành án hành chính [29, tr. 445]. Đồng thời, làm rõ quyền và nghĩa vụ của VKSND đối với việc thi hành án hành chính, cụ thể: VKS có quyền kiến nghị với cá nhân, cơ quan, t6 chức có nghĩa vụ thi hành án hành chính và cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức phải chấp hành bản án, quyết định của Tịa án để có biện pháp tô chức thi hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án.
đề khó khăn, vì vậy “đề giúp cho VKSND thuận tiện hơn trong việc kiểm sát việc thi
hành án, ngoài việc nâng cao chất lượng xét xử mà kết thúc bằng một bản án, quyết
định cơng minh, hợp tình, hợp lý ... cần tăng cường công tác kiểm sát thi hành án của VKSND với đối tượng phải thi hành án là cơ quan hành chính nhà nước và các cán bộ, cơng chức có thâm quyền. Việc thi hành án này cần phải được thực hiện kịp thời,
<small>nhanh chóng, thuận tiện và đúng quy định pháp luật, do đó vai trị của VKSND trong</small>
van dé này là đặc biệt quan trọng. Ngồi việc có thê kiến nghị với các cơ quan hành chính cấp trên đơn đốc, nhắc nhở, xem xét kỷ luật, xử phạt hành chính đối với những trường hợp vi phạm, theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, VKSND cần
được trao quyền xem xét, khởi tố những hành vi cé tình khơng chấp hành bản án của
<small>Tòa án theo quy định của Bộ luật hình sự” [29, tr. 448].</small>
Giáo trình “Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính” [68], là cuốn sách
viết về kỹ năng thực hiện hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật tố tụng hành
chính, trong đó làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND, Kiểm sát viên khi thực hiện chức năng kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính theo từng nội dung, giai đoạn cả quá trình tố tụng như: Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi kiểm sát việc
<small>trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính, kiểm sát việc thụ lý vụ án hành chính, nhiệm</small>
vụ, quyền hạn của VKSND khi kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính trong giai
đoạn chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thâm và kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục phúc thâm, giám đốc thâm, tái thâm.
<small>19</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">Kỷ yếu “Hội thảo khoa học một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức va hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân qua 60 năm thành lập Ngành kiểm sát nhân dân” [84]. Với nhiều bài viết về vị trí, vai trị, chức năng của VKSND trong bộ máy nhà nước nói chung, trong đó có bài viết “Tăng cường quyền lực cho Viện kiểm sát
động kiểm sát thực chất, hiệu quả”, tác giả đánh giá một số vấn đề về phạm vi,
hành chính; các phương thức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính trong những năm gần
đây, một số kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân; một số bài học kinh nghiệm
khi thực hiện công tác kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính và
đưa ra một số định hướng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thời gian tới
và các biện pháp triển khai thực hiện. Về phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tổ tụng hành chính, tác giả đánh giá qua các thời kỳ, thé hiện từ khi có Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 đến Luật TTHC năm 2010 và Luật TTHC năm 2015; nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND có những thay đơi, ví dụ tại Luật TTHC năm 2010 có sự thu hẹp về nhiệm vụ, quyền hạn của
VKS, theo đó Luật TTHC năm 2010 bỏ quyền khởi tố vụ án hành chính của
VKSND. Đến Luật TTHC năm 2015, cùng với việc ban hành các đạo luật mới về tư pháp, VKS có thé một cấp kiểm sát mới đó là VKSND cấp cao được thành lập ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam, nội dung phát biéu của Kiểm sát viên tại phiên tòa (sơ thâm) có sự mở rộng hơn so với quy định tại Luật TTHC năm 2015, cùng với việc
quy định nguyên tắc “bảo đảm tranh tụng trong xét xử”, VKS có nhiệm vụ kiểm sát chặt chẽ việc tuân theo pháp luật, nhằm đảm bảo hoạt động tranh tụng trong tố tụng
<small>hành chính được thực hiện nghiêm chỉnh ... các quy định nay, có ý nghĩa quan</small>
trọng làm tăng trách nhiệm của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử vụ án hành chính.
Bài viết cũng đưa một số bài học khi thực hiện công tác kiểm sát việc giải quyết vụ
án hành chính như cần thường xuyên quá triệt đường lối, chủ trương của Đảng, tôn
trọng nguyên tắc VKS được tổ chức theo nguyên tắc độc lập và chế độ lãnh đạo tập
trung thống nhất trong Ngành, đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành, kiên toàn tổ
chức bộ máy, tăng cường cơng tác phối hợp trong q trình triển khai nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND.
<small>20</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">Nhìn chung các tài liệu nêu trên đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau về
vai trị, vị trí của VKSND trong tố tụng hành chính, chủ yếu việc dé cập đến nội dung này mới dừng lại ở mức độ nhất định, đề cập đến những khía cạnh riêng biệt về chức năng của VKSND nói chung, vi trí, vai trị của VKSND trong tổ tụng hành
chính nói riêng mà chưa đánh giá một cách tổng quát về nhiệm vụ, quyền han của VKSND trong tố tụng hành chính.
Các cơng trình liên quan đến luận văn, luận án, đề tài có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng hành chính trong thời gian qua có thể kê
đến như: Tran Văn Nam (2010) với Luận án tiến sĩ “Quá trình hình thành, phát
triển và đổi mới Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam”
tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc Gia Hồ Chí Minh. Luận án đánh giá thực trạng tô chức và hoạt động của VKS. Bên cạnh đó xây dựng mơ hình và giải pháp thực hiện đổi mới VKS nham đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Trần Thi Thu Hà (2014) với đề tài “Vai trò của Viện kiểm sát trong tơ tụng hành chính - qua thực tiễn thành phố Hải Phòng” Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả nghiên cứu và đánh giá vai trò của VKS trong tố tụng hành chính của VKS trong tố tụng hành chính với pháp luật hiện hành qua thực tiễn thành phố Hải Phịng. Từ đó dé xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện pháp luật về vai trị của VKS trong tố tụng hành chính. Phùng Thanh Hà (2014) với đề tài “Nhiệm vụ, quyển han của viện kiểm sát nhân
dân trong tổ tụng dân sự Việt Nam”. Phan tích va làm rõ được cơ sở ly luận và thực
tiễn trong pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng dân sự trước yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay ở Việt Nam. Qua đó đề xuất những phương hướng cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật và các giải pháp bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tổ tụng dân sự, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Đặng Minh Phượng (2013) “Ché định Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp Việt Nam” - Luận văn thạc sĩ, Khoa luật Đại hoc Quốc gia Hà Nội, tác giả phân tích làm rõ các nội dung: 1. Sự hình thành và phát triển của VKSND, trong đó nêu lên vi trí,
<small>vai trị của VKSND trong Nhà nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, VKSND</small> qua các bản Hiến pháp Việt Nam và VKS, Viện công tố theo quy định của Hiến
pháp một số nước trên thế giới. 2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của VKSND theo quy định của Hiến pháp 1992, trong đó luận văn đưa ra thực trạng về cơ cấu, tổ
<small>21</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">chức của VKSND và thực trạng về hoạt động của VKSND trong các khâu công tác như: trong thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh
<small>vực hình sự; trong cơng tác kiểm sát việc tạm giam, tạm giữ, quản lý và giáo dục</small>
người chấp hành án phạt tù; trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân
<small>sự, các vụ án hành chính và những việc khác theo quy định của pháp luật; trong</small>
công tác kiểm sát thi hành án và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp. Nouanthong Sengnouthong (2016) “Hoàn thiện pháp luật về bồ nhiệm, quản lý và sử dụng Kiểm
<small>sát viên ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ”, Luận văn thạc sĩ - Đại học Luật</small>
Hà Nội. Luận văn nêu lên thực trạng các quy định pháp luật về b6 nhiệm, quản lý
và sử dụng Kiểm sát viên ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, thực tiễn thi
<small>hành các quy định của pháp luật và đánh giá thực tiễn thi hành các quy định của</small>
pháp luật về bố nhiệm, quản lý và sử dụng Kiểm sát viên. Từ đó, luận văn định hướng một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bổ nhiệm, tuyển dụng và sử dụng Kiểm sát viên ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Nguyễn Thị Thế (2016) “Hoạt động kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính liên quan đến hoạt động quản ly nhà nước về đất đai”. Đề tài nêu lên những khó khăn, vướng mắc của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính liên quan đến đất đai trong đó có nguyên nhân xuất phát từ chính các quy
định của pháp luật đất đai và pháp luật tố tụng hành chính hiện hành. Từ đó, đề tài đua ra các giải pháp nhằm nâng cao hiểu qua của công tác kiểm sát việc giải quyết
vụ án hành chính liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước đặc thủ này.
Liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng hành chính cịn có nhiều bài viết trên các tạp chí chun ngành đã được cơng bố đã góp phần làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong q trình giải quyết vụ án hành chính. Mỗi cơng trình bàn về từng khía cạnh, từng hoạt động của VKSND khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định. Đây là nguồn tài liệu tham khảo có giá tri
đối với các van đề nghiên cứu của tác giả ké cả hai khía cạnh ủng hộ và phản biện quan điểm nghiên cứu của luận án, có thể ké đến một số bài viết như: Nguyễn
<small>Hoang Anh (2010) “Vai tro của Viện kiểm sát trong vụ án hành chính và van dé độc</small>
lập xét xử”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội. Nghiên cứu dé cập
<small>22</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">vai trò của VKSND trong vụ án hành chính và sự ảnh hưởng tới nguyên tắc độc lập xét xử của Tịa hành chính. VKS có thé can thiệp từ hai phía: với tư cách một co
quan giám sát, và với tư cách thứ hai, rất đặc thù cho vụ án hành chính - tư cách
người khởi kiện vụ án hành chính. Nguyễn Thị Thế, “Hồn thiện các quy định về tra lại don khởi kiện trong to tụng hành chính”, tap chí khoa học kiểm sát số 03/2014, nghiên cứu những bắt cập trong quá trình áp dụng các quy định của Luật Tố tụng hành chính 2010 về trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính, từ đó kiến nghị sửa đổi quy định của pháp luật về vấn đề này. Lê Văn Hao, “Bàn về nguyên tắc cơ
bản để tăng cường hiệu quả pháp luật trong giải quyết và kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính”, tạp chí kiểm sát số 09/2014. Tác giả phân tích một số
nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hành chính như: nguyên tắc bảo đảm sự thật khách
quan, ngun tắc cơng bằng, bình đăng, nguyên tắc dân chủ, nguyên tắc công khai
<small>trong tố tụng hành chính, mối liên quan của các nguyên tắc nảy với hoạt động kiểm</small>
sát việc giải quyết vụ án hành chính của Viện kiểm sát nhân dân. Lã Thị Tú Anh, Nguyễn Thị Thái, “Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kháng nghị phúc
thẩm án dân sự, hành chính”, tạp chí kiêm sát sơ 22/2014. Tác giả đánh giá những
vướng mắc, bất cập ảnh hưởng đến chất lượng kháng nghị phúc thẩm án dân sự,
hành chính, từ đó nêu lên một số giải pháp nâng cao chất lượng kháng nghị phúc thâm của Viện kiểm sát nhân dân như: Cần chú trọng công tác xây dựng, sửa đôi,
bổ sung các quy định của pháp luật, tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân các cấp, kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức trong ngành và
tăng cường công tác phối hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nguyễn Thị Thé, “Hoàn thiện các quy định về kiểm sát việc tn theo pháp luật trong tơ tụng hành chính”, tạp chí khoa học kiểm sát số 01/2015, bài viết nghiên cứu và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện quy định về kiểm sát trả lại đơn khởi kiện, về kiểm sát thụ lý vụ án hành chính nhằm đảm bảo hồn thiện của pháp luật tố tụng hành chính, góp phần thuận lợi cho cơng tác của Viện kiểm sát nhân dân. Vương Văn Bép, “Kiến nghị
hoàn thiện một số quy định của pháp luật to tụng hành chính đáp ứng yêu cau cải cách tu pháp”, tạp chí kiểm sát số tân xuân 2015. Tác giả nêu lên một số vướng
mắc trong các quy định của pháp luật tố tụng hành chính về đối tượng khởi kiện và
<small>vướng mắc trong kiêm sát việc giải quyét vụ án hành chính của Viện kiêm sát nhân</small>
<small>23</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">dân. Từ đó, tác giả nêu lên một số kiến nghị khắc phục những vướng mắc, bất cập trong quá trình áp dụng Luật Tố tụng hành chính như: sửa đổi, b6 sung một số điều
của Nghị quyết số 02/2011/NQ - HĐTP về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính, về trường hợp Tịa án đình chỉ giải quyết vụ án hành chính khi người khởi kiện rút
đơn khởi kiện và về thâm quyền của Thâm phán được phân công giải quyết vụ án hành chính. Nguyễn Thị Thế, “Mộ số kiến nghị hoàn thiện Dự thảo Luật TỔ tụng
hành chính (sửa đồi) đáp ứng yêu cau cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay”, tạp chí khoa học kiểm sát số 03/2015, bài viết kiến nghị hoàn thiện một số quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên trong tố tụng hành chính; về quyền khiếu
của bản án, quyết định giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn, góp phần đảm bảo hiệu
quả cơng tác của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc giải quyết vụ án hành
<small>chính. Tac giả Nguyễn Thế Vu, trong bài viết “Nâng cao chất lượng phát biểu của</small>
Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm giải quyết vụ án hành chính”, tạp chí kiểm sát số 05/2015 đã nêu lên vai trò của Kiểm sát viên, ý nghĩa bài phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tịa giải quyết vụ án hành chính, những vấn đề đặt ra nhằm
dam bảo hiệu qua của bài phát biểu quan điểm của Kiểm sát viên. Tác giả Thái Văn
Đoàn, trong bài viết “Kiến nghị hoàn thiện một số quy định của Luật Tt 6 tung hanh
chính ”, tap chí kiêm sát số 19/2015. Tác giả nêu lên một số vướng mắc, bat cập trong
công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính như: van đề đối thoại, van đề thâm
quyền của Tòa án cấp huyện, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, việc thụ lý
trong giai đoạn phúc thẩm ..., từ đó tac giả nêu lên một số giải pháp, kiến nghị cụ thé như: tăng cường công tác đối thoại trong giải quyết vụ án hành chính và đề nghị cơ quan chức năng cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tố tụng hành chính, đảm bảo việc áp dụng quy định của luật được thống nhất. Lê Việt Son, Đồn Thi Vĩnh Hà, “Vai rị của Viện kiểm sát nhân dân trong tổ tụng hành chính theo Luật Tổ tụng hành chính năm 2015”, tạp chí kiểm sát số 05/2016.
Tác giả đã làm rõ vị trí, địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong Luật Tố tụng
hành chính 2015, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng VKSND, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; sự có mặt của Kiểm sát viên tại phiên tịa, phiên họp giải quyết vụ án
<small>hành chính, vân đê phát biêu của Kiêm sát viên tại phiên tòa, phiên họp và vân đê</small>
<small>24</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">kiểm sát thi hành án hành chính. Nguyễn Thị Thủy Khiêm, “Nhiệm vụ của công tác
kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính và kiểm sát thi hành án hành chính trong thời gian tới”; Nguyễn Nơng, “Luật Tổ tụng hành chính năm 2015 và những vấn dé đặt ra cho công tác kiểm sát thi hành án hành chính”; Nguyễn Thị Thế, “Kiém sát
việc trả lai don khởi kiện, thụ ly vụ an hành chính theo Luật T 6 tung hanh chinh 2015”; Lê Song Lê, “Vai trò của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giảm đốc thẩm, tái thẩm vu án hành chính”: Nguyễn Thế Vụ, “Một số kinh nghiệm
rút ra kiểm sát giải quyết vụ án hành chính liên quan đến thu hoi dat, giải phóng mặt
quan đến lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính”, tạp chí kiêm sát số 24/2016. Các bài viết của các tác giả nói trên đã làm rõ từng nội dung, từng van đề liên quan đến hoạt
<small>hành chính theo quy định của Luật TTHC năm 2015, và những yêu cầu đặt ra cho</small>
hoạt động này trong thời gian tới. Tác giả Lê Việt Sơn, với bài viết “Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên và Kiểm tra viên theo Luật Tố tụng hành chính 2015”, tạp chí kiểm sát số 05/2017 đã phân tích làm rõ quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND, làm rõ chế định về Kiểm sát viên, Kiểm
<small>tra viên theo quy định của Luật TTHC năm 2015, tác giả đánh giá, Luật TTHC năm</small>
2015 đã quy định khá đầy đủ, rõ ràng và chỉ tiết hơn so với Luật TTHC năm 2010,
điều này tạo điều kiện thuận lợi cho VKSND, Viện trưởng VKS, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của mình khi tham gia
vào hoạt động tơ tụng hành chính. Tác giả Nguyễn Thanh Duy với bài viết “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự cua Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai", tạp chí kiểm sát số 06/2018 đã đánh giá thực trạng công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính vụ việc dân sự trên dia bản tỉnh Gia Lai, trên co sở đó nêu lên giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự
như: đổi mới về nhận thức, giải pháp về quản lý, chi đạo, điều hành và giải pháp về đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành
chính, vụ việc dân sự. Tác giả Lê Ngọc Duy với bài viết “Một số van đề lý luận và pháp luật về bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong hoạt động tố tụng của
<small>25</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">Viện kiểm sát nhân dân”, tạp chí kiểm sát số 19/2018, trong đó trình bày vị trí, vai trị
của VKS theo Hiến pháp năm 2013 trong bảo vệ quyền con người, quyền công dân;
mối quan hệ giữa chức năng với nhiệm vụ của VKSND trong bảo vệ quyền con
người, quyền công dân và nội dung bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong
hoạt động tổ tụng của VKSND. Tác giả Hoàng Thị Quỳnh Chi, Trần Quynh Hoa với bài viết “Kinh nghiệm đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân Trung Quốc”, tạp chí kiểm sát số 18/2019 trong đó có trình bày về vai trị của VKSND Trung Quốc trong tơ tụng cơng ích (tố tụng dân sự cơng ích và tố tụng hành chính cơng ích) được thể hiện tại Luật sửa đổi Luật TTDS và Luật TTHC có hiệu lực
từ ngày 01/7/2017. Theo đó, hai văn bản luật nói trên đã giao nhiệm vụ tố tụng cơng
ích cho VKSND. Đối với tố tụng hành chính cơng ích, khi VKS phát hiện có hành vi
<small>vi phạm trong lĩnh vực môi trường, y dược và thực phẩm thuộc trách nhiệm của cơquan hành chính nhà nước, tài sản nhà nước (chủ yếu là quyền sử dụng đất của nhà</small>
nước) thì VKS tiến hành tố tụng hành chính cơng ích, VKS tiến hành điều tra sơ bộ và sau đó ban hành văn bản kiến nghị cơ quan hành chính nhà nước (kiến nghị tiền tố tụng). Khi cơ quan nhà nước nhận được kiến nghị của VKS thì có trách nhiệm thực hiện kiến nghị của VKS trong thời hạn 02 tháng dé khắc phục những vi phạm trong quản lý hành chính và có văn bản trả lời cho VKS về những biện pháp khắc phục. Sau thời hạn 02 tháng, nếu cơ quan hành chính nhà nước khơng thực hiện kiến nghị của VKS thì VKS khởi kiện tại Tòa án. Kết quả thực hiện kiến nghị của VKS đạt 100%,do đó VKS Trung Quốc chưa phải khởi kiện vụ án hành chính nào tại Tịa án. Tác giả Phan Văn Tâm với bài viết “Một số vấn dé rút ra qua 03 năm thi hành Luật
Tổ tụng hành chính năm 2015 trong ngành Kiểm sát nhân dân”, tạp chi Kiém sát số 07/2020 đã làm rõ về đặc điểm, tình hình của loại án hành chính trong những năm gần đây; nêu lên một số ưu điểm, vướng mắc, bất cập của Luật TTHC năm 2015 như: quy định về đối thoại trong tô tụng hành chính, về thâm quyền giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục sơ thẩm của TAND, về chuyên hồ sơ vụ án giữa TAND với VKSND trong trường hợp xem xét kháng nghị giám đốc thâm, tái thẩm vụ án hành
chính ... bài viết cũng nêu lên kết quả qua 03 năm thi hành Luật TTHC năm 2015
<small>trong ngành Kiểm sát nhân dân và nêu lên một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của</small>
ngành Kiểm sát nhân dân đối với kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành
<small>26</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">chính. Các tác giả Dương Đình Cơng, Ngơ Văn Minh với bài viết “Luận bàn về một
số nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của
Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014”, tạp chí khoa học kiểm sát số
06/2020 đã trình bày về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của VKSND, những khó
khăn, vướng mắc về quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện một số nguyê tắc tổ chức và hoạt động của VKSND và đề xuất một số kiến nghị hồn thiện quy định về ngun tắc tơ chức và hoạt động của VKSND như: kiến nghị về bé sung nội dung nguyên tắc tô chức và hoạt động của VKSND, kiến nghị về làm rõ mối quan hệ giữa Viện trưởng và Kiém sát viên ... .
Có thé thấy, các cơng trình nghiên cứu liên quan đến tổ chức và hoạt động của VKSND khá phong phú, được tiếp cận là làm rõ từ nhiều góc độ nghiên cứu
<small>khác nhau. Đây là những cơng trình nghiên cứu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là</small>
nguồn tải liệu tham khảo có tính chất định hướng nghiên cứu cho nghiên cứu sinh
<small>trong q trình hồn thiện luận án.</small>
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến luận án
Các cơng trình ở nước ngồi hiện nay liên quan đến nội dung nghiên cứu có thé ké đến như:
Cuốn "Xây dựng Hiến pháp ở các nước Xô viết” (Constitution-making in the Region of Former Soviet Dominance) của Rett R. Ludwikowski phần thứ nhất
nghiên cứu về mặt bối cảnh, tiền đề; phần thứ hai tập trung nghiên cứu các bản Hiến
pháp mới về các hình thức nhà nước, cơ cau tô chức quyền lực nhà nước và bộ máy <small>nha nước như của Albania, Séc, Estonia, Kazakhstan, Kyrghyz, Lithuania, Ba Lanvà các nước cộng hòa XHCN.</small>
<small>OECD, 1997 với báo cáo “Administrative procedures and the supervisionof administration in Hungari, Poland, Bulgaria, Estonia and Albania” [93] đã</small>
trình bay về thủ tục hành chính và các hình thức giám sát tư pháp hành chính tai các Quốc gia Hungari, Poland, Bulgaria, Estonia và Albania. Trong đó, tại phần 2
của báo cáo đã trình bày về hoạt động giám sát tư pháp hành chính của chủ thé như thanh tra, các ủy ban đặc biệt, công tố viên và các ủy ban của Quốc hội. Cụ
thể, tại Hungari, Công tố viên hoặc VKS được thành lập theo Hiến pháp và có
<small>chức năng đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của các tô chức xã hội, cơ quan nhà</small>
<small>27</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">nước và công dân. Trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật, Văn phịng Cơng tố
thực hiện các quyền nhằm áp dụng các biện pháp để các chủ thể khắc phục vi
phạm theo quy định của pháp luật; quyền hạn của Tổng công tổ Cộng hòa Hungari
thời kỳ này rất rộng lớn, như: tham dự Nghị viện với tư cách có van dé sửa đổi các quy định do Hội đồng bộ trưởng hoặc do cá nhân Bộ trưởng ban hành; đề xuất sửa đổi pháp luật; hoặc Văn phịng Cơng tổ có thé đưa phán quyết của Tòa án tối cao và đề trình kiến nghị lên Tịa án Hiến pháp dé Tòa án ra các phán quyết liên quan đến Hiến pháp. Công tố viên sẽ tham gia các hoạt động thực thi pháp luật; giám sát Hiến pháp và bảo vệ tính hợp pháp của Hiến pháp. Đặc biệt, Cơng tố Hungari có vai trị trong việc giám sát hoạt động quản lý hành chính của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước. Khi thực hiện nhiệm vụ giám sát tính hợp pháp, Cơng tố
viên hoạt động như luật sư cơng trong q trình tố tụng tư pháp [93]. Hay tại Ba
lan, Văn phịng Cơng tố viên được thành lập theo Hiến pháp, ngồi vai trị của mình trong lĩnh vực hình sự, chức năng của Cơng tố viên là bảo vệ việc tuân theo pháp luật của tất các các chủ thể trong xã hội, bao gồm cả cơ quan hành chính.
Cơng tố viên có vai trị quan trọng trong thủ tục tố tụng hành chính, Cơng tố viên
được trao quyền yêu cầu cơ quan có thâm quyền thực hiện hành động dé loại bỏ vi
phạm pháp luật, Cơng tơ viên cũng có quyền phản đối quyết định hành chính của cơ quan hành chính có vi phạm pháp luật, cơ quan có thâm quyền sau đó phải có trách nhiệm xem xét lại quyết định của mình và thơng báo cho các bên có liên
<small>quan theo quy định pháp luật [93]... .</small>
<small>Adriaan Bedner (2001) với nghiên cứu “Administrative Courts in Indonesia:A Socio-legal Study”, Toa án hành chính ở Indonesia: Một nghiên cứu xã hội - pháp</small>
lý. Cuốn sách này đánh giá hiệu suất của hệ thống tịa án hành chính Indonesia. Năm 1991, Indonesia đã thành lập một hệ thống tịa án hành chính cung cấp khả năng cho người dân chống lại hành vi hành chính trái pháp luật. Cuốn sách đã giải thích lý do tại sao các tòa án đã được thành lập mặc dù bản chất mang nặng tính độc
đốn của nhà nước của Indonesia, và lý do tại sao hệ thống đó là chịu ảnh hưởng của pháp luật Hà Lan. Tác giả phân tích các thâm quyền của các tịa án trong xử lý
vụ án hành chính và các tịa án đã sử dụng thâm quyền đó như thế nào. Cuốn sách
<small>cịn đưa ra các nội dung nói lên bản chât khơng cơng băng của vụ án hành chính,</small>
<small>28</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">bang cách phân tích các yếu tố bên trong và bên ngồi tổ chức tịa án hành chính ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Các yếu té này bao gồm thâm hụt ngân sách, thiếu các cơ hội đào tạo, thao tác nghề nghiệp, tham nhũng, thiếu sự hỗ trợ của
chính phủ, và nhiều vấn đề khơng hợp pháp khác. Cuối cùng, tác giả cung cấp một số kiến nghị cho sự thay đổi.
<small>Malcolm Russell - Einhorn và Jacek Chlebny (2006), “Assessment of the</small> Administrative Justice System in Macedonia”. Báo cáo phân tích tong quan hệ thong
tư pháp hành chính hiện tại ở Cộng hịa Macedonia, cùng với các khuyến nghị chung về cách thức có thé được cải thiện thông qua một loạt các thay đôi về hệ thống lập pháp, chính sách và quy định cũng như các sáng kiến về đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật. Báo cáo được thực hiện theo yêu cầu của Ngân hàng Thế giới liên quan đến hoạt động tư pháp.
Burger, E. S., & Holland, M. (2008) với đề tài “Law as politics: the Russian
<small>procuracy and its Investigative Committee”. Nghiên cứu đánh giá thực trạng thực</small>
thi luật pháp tại Viện Kiểm Sát của Nga trong các đời tong thống như Vladimir Putin, Dmitri Medvedev. Qua đó đánh giá quá trình thay đổi hệ thống luật pháp
cũng như quyền han của Viện Kiểm sát trong các thời kỳ tổng thống.
Peter Cane với cuốn sách “Administrative Law”, 2011, cuốn sách tập trung <small>phân tích luật hành chính với tư cách là khung pháp lý của quản lý hành chính cơng.</small>
Với cách tiếp cận này, luật hành chính được hiểu theo ba khía cạnh, thứ nhất là về các tơ chức quản lý hành chính và mối quan hệ của chúng với những cơ quan nhà nước khác (như cơ quan lập pháp và tòa án); thứ hai là các quy tắc pháp lý điều
<small>chỉnh hoạt động thường ngày của công tác quản lý hành chính nhà nước; thứ ba là</small>
các thiết chế và cơ chế liên quan đến các cơ quan quản lý hành chính chịu trách
nhiệm đảm bảo việc tuân thủ các quy tắc pháp luật hành chính.
<small>Global delivery ininitiative với bao cao “Implementing Administrative JusticeReforms in the South Caucasus: Georgia, Armenia, and Azerbaijan, 1999 - 2015”.</small>
<small>Nghiên cứu nay xem xét việc cai cach cơng ly hành chính ở Armenia, Azerbaijan va</small>
Georgia, làm rõ cách thức và lý do cải cách đã được bắt đầu; giới thiệu việc hỗ trợ
và các khung pháp lý cơ bản đã được xây dựng như thế nào. Nghiên cứu tình huống
<small>29</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">dé so sánh quá trình thực hiện luật mới ở ba nước, xác định những điểm tương đồng và khác biệt và phân tích làm thế nào và tại sao những trở ngại đã được khắc phục.
Sau khi Liên bang Xơ viết tan rã năm 1991, chính phủ của Armenia, Azerbaijan và Gruzia cam kết thiết lập nền kinh tế thị trường và các quy tắc của pháp luật dé tăng cường nền dân chủ và tăng trưởng kinh tế.
Trong thời kỳ Xô viết và tiếp tục vào những năm đầu tiên sau khi độc lập,
<small>việc quản lý hành chính trong Armenia, Azerbaijan va Georgia đã trở nên ngày</small>
càng tùy tiện, khơng đủ năng lực phục vụ, và tình trạng tham nhũng diễn ra phổ
biến. Các nguyên tắc được luật quy định khơng nhất qn và tính khả thi kém, việc
thực thi không đảm bảo quy định của pháp luật dẫn đến việc thiếu ý chí chính trị
<small>hoặc năng lực trong hoạt động hành pháp, và sự khơng hồn toàn tin tưởng vào</small>
năng lực cũng như sự độc lập của tòa án trong việc tuân theo pháp luật làm suy yếu sự đầu tư và ngăn chặn tăng trưởng kinh tế, hơn nữa ngăn chặn nền dân chủ nhân dân. Mối quan hệ giữa chính phủ và các cơng dân cần phải được xác định, quy định mới. Trên nền tảng này, vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, chính
<small>phủ của Georgia, Armenia, va Azerbaijan đã khởi xướng và thực hiện cải cách tư</small>
pháp hành chính với định hướng rõ ràng theo Mơ hình châu Âu.
Hiện nay, cả ba nước ở Nam Caucasus đều có luật hành chính cơ bản tại chỗ, cung cấp hướng dẫn các nguyên tắc minh bạch và vô tư trong hoạt động quản lý hành chính và thiết lập các cách hiệu quả dé có những quyết định được xem xét
lại hoặc để tìm kiếm hỗ trợ tư pháp. Các tịa án hành chính đã được thành lập,
chủ trì bởi các thâm phán chuyên ngành. Tuy nhiên, các quốc gia chuyền đổi với tốc độ khác nhau và theo các chiến lược khác nhau trong việc giải quyết những khó khăn. Việc thực hiện của các luật về cải cách tiếp tục đặt ra những thách thức đối với ba tiểu bang.
<small>Zhautikova, D. B. (2013) với bài báo “The formation of the unified system ofprocuracy in the republic of Kazakhstan’. Bài bao trình bay quá trình hình thành va</small>
tién trinh phat triển của Viện Kiểm Sát tại Cộng hòa Kazakhstan. Từ đó chỉ ra được những thành cơng và hạn chế trong quá trình phát triển cơ quan Viện kiểm sát tại quốc gia này. Trên cơ sở đó đề xuất một số hướng phát triển Viện Kiểm Sát tại
<small>Cộng hòa Kazakhstan trong thời gian tới.</small>
<small>30</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39"><small>Ji Hongbo (2013) với bài bao “Reforming Administrative Dispute Resolution in</small> China”. Bai viết đã tập trung phan tích những ưu điểm va vai trò của phương thức giải quyết khiếu nại trong cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính; chỉ ra
những nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc trong cải cách nhằm nâng cao hiệu quả của phương thức này thơng qua việc thí điểm thành lập Uỷ ban giải quyết khiếu nại hành chính thuộc Văn phịng Luật pháp ở một số địa phương; phân tích những tác động tích cực và hạn chế của Uỷ ban này trong giải quyết tranh chấp hành chính ở Trung Quốc.
<small>Chunyan Ding, Mandarins v. Mandarins: Procuratorate-initiated AdministrativePublic Interest Litigation in China" (2022) 17(2) Journal of Comparative Law 286 </small>
-312. Bai viết bàn về quyền khởi kiện vụ án hành chính vì lợi ich cơng cộng của
VKS Trung Quốc. Theo đó, bài viết trình bày về ba vấn đề liên quan đến quyền
<small>khởi kiện vụ án hành chính của VKS Trung Quốc bao gồm: mối quan hệ giữa VKS</small>
và hành chính, các quy định cụ thể của pháp luật về khởi kiện vụ án hành chính và
<small>ảnh hưởng của việc tư pháp hóa quản lý hành chính từ việc khởi kiện vụ án của</small>
VKS. Từ đó làm rõ hơn về khởi kiện vụ án hành chính do VKS khởi xướng và việc triển khai nó theo pháp luật Trung Quốc hiện tại.
<small>Yueduan Wang and Ying Xia (2022), The China Quarterly, Volume 253.</small>
Với bài viết “Judicializing Environmental Politics? China's Procurator-led Public Interest Litigation against the Government”. Cac hoc gia danh gia thiéu co ché trach nhiệm giải trình của chính quyền dia phương là một thiếu sót lớn trong quản ly mơi trường tại Trung Quốc. Thông qua quy định về khởi kiện vụ án hành chính vì lơi ích cơng của VKS, những thiếu sót này có thể được khắc phục. Báo cá kết luận rằnB, với vị thế của VKS trong hệ thống chính trị Trung Quốc, quyền độc lập tương đối với chính quyền địa phương, việc thực hiện chức năng của các VKS địa phương nhìn chung đã duy trì sự cân băng giữa việc buộc các cơ quan hành chính phải chịu trách nhiệm về mơi trường và sự tuân thủ của chính quyền địa phương đối với việc
<small>khởi kiện vụ án hành chính vì lợi ích cơng của VKS. Tuy nhiên, cũng phải suy xét</small>
đến vấn đề về sự quản lý của hệ thống cơ quan nhà nước từ trên xuống có thể làm
cản trở sự mở rộng và tính én định hoạt động khởi kiện vụ án hành chính của VKS nhằm bảo vệ lợi ích cơng theo quy định.
<small>31</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">1.3. Tóm lược các kết quả nghiên cứu
1.3.1. Đánh giá những kết quả nghiên cứu đã đạt được
Các cơng trình nghiên cứu đã đề cập đến những vấn đề khác nhau liên quan
trực tiếp hoặc gián tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố
tụng hành chính, nhăm làm rõ hon vị trí, vai trị của VKSND khi thực hiện hoạt
động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính, thé hiện ở các mặt
<small>cơ bản sau:</small>
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu đã bàn đến vị trí, vai trò của VKSND trong bộ máy nhà nước, chức năng của VKSND trong tô chức thực hiện quyền lực
nhà nước; mơ hình tồn tại của cơ quan Viện kiểm sát, có nên chuyển sang mơ hình
Viện cơng tố; vai trò của chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND, có nên quy định chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp (trong đó bao gồm kiểm sát tu
<small>pháp hành chính) cho VKSND khơng? Mặc dù cịn nhiều câu hỏi như đã số quan</small>
điểm cho rằng, việc tồn tại mơ hình VKS là phù hợp với hình thức tổ chức quyền lực của Nhà nước ta trong thời điểm hiện nay, góp phần thực hiện hiệu quả nguyên
tắc kiểm soát quyền lực nhà nước (quyền lực tư pháp). Đồng thời, đánh giá vai trò quan trọng của chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong việc đảm bảo các hoạt
động tư pháp tuân thủ đúng quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp
<small>trong thời gian tới.</small>
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra một số nội dung liên quan đến nhiệm vụ, quyền han của VKSND trong tố tụng hành chính như: Lịch sử ra đời cơ quan VKSND, cơ sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng hành chính; làm rõ vi trí, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi thực hiện công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính; đồng thời, các cơng trình nghiên cứu cũng làm rõ những khó
khăn, bất cập và cơ sở của những bắt cập trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền
<small>hạn của VKSND.</small>
<small>Các cơng trình nghiên cứu đã xác định tư pháp hành chính là một trong</small>
những cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân. Vì vậy, nền tư pháp hành chính trong sạch, vững mạnh là cơ sở quan trọng trong việc bảo vệ quyền con
<small>người, quyên công dân; đông thời, là cơ sở đảm bảo hiệu quả hoạt động của bộ máy</small>
<small>32</small>
</div>