Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Đề cương Quản trị dự án phầm mềm (KMA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.26 KB, 12 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP QUẢN TRỊ DỰ ÁN PHẦN MỀM </b>

<i>❖ Đề án: Một nhóm các dự án có liên quan với nhau, được quản lý theo cách phối hợp </i>

để đạt được lợi ích nhưng sẽ mất kiểm soát đề án nếu quản lý các DA 1 cách riêng lẻ.

<i>❖ Các đặc trưng của một dự án: </i>

- Có một mục đích duy nhất. - Có tính chất tạm thời.

- Nên được phát triển theo cách xây dựng luỹ tiến. - Đòi hỏi nhiều tài nguyên từ các nguồn khác nhau. - Nên có một khách hàng hoặc một nhà đầu tư chính. - Có tính khơng chắc chắn .

<i>❖ Các bên liên quan đến dự án: Là những người tham gia hoặc có ảnh hưởng tới các hoạt </i>

động của dự án bao gồm: nhà tài trợ dự án, đội dự án, nhân viên hỗ trợ, khách hàng, người dùng, nhà cung cấp và thậm chí cả những bên chống đối. Các bên liên quan này thường có những yêu cầu và mong đợi rất khác nhau.

<i>❖ Deliverable: Có nghĩa là một sản phẩm hoặc một dịch vụ, chẳng hạn như một báo cáo </i>

kỹ thuật, một buổi đào tạo, một phần cứng hoặc một phần mã nguồn phần mềm,…

<i>được sản xuất hoặc được cung cấp như một phần của một dự án. </i>

<b>Câu 2*: Quản lý dự án là gì? Mơ tả bộ 3 ràng buộc của việc quản lý dự án? </b>

<i>- Quản lý dự án: Là việc áp dụng tri thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các hoạt </i>

động của dự án để đạt được các yêu cầu của dự án.

- Để xây dựng một dự án thành công, nhà quản lý dự án phải xem xét phạm vi, thời gian và chi phí của dự án rồi cân bằng ba mục tiêu này:

<i>o Thời gian: Là khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành tất cả các nhiệm vụ, công </i>

việc trong phạm vi dự án. Dự án buộc phải hoàn thành đúng thời hạn đã đặt ra.

<i>o Phạm vi: Là việc xác định cụ thể phạm vi của dự án bao gồm những nhiệm vụ và </i>

công việc cụ thể nào cần được thực hiện để đạt được mục tiêu của dự án.

<i>o Chi phí: Là tổng chi phí cũng như nguồn lực được dành cho dự án. Buộc chi phí </i>

khơng được vượt q ngân sách đã đặt ra.

<b>Câu 3*: Mô tả 10 miền tri thức trong khung công việc quản trị dự án? </b>

- Quản lý phạm vi dự án liên quan đến việc xác định và quản lý tất cả các công việc cần thiết để hồn thành dự án thành cơng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

- Quản lý thời gian dự án bao gồm việc ước tính phải mất bao lâu để hồn thành cơng việc, xây dựng lịch biểu sao cho đảm bảo dự án đúng tiến độ.

- Quản lý chi phí dự án bao gồm việc chuẩn bị và quản lý ngân sách cho dự án. - Quản lý chất lượng dự án là đảm bảo chất lượng đúng như cam kết đối với sản phẩm,

dịch vụ hoặc kết quả cuối cùng.

- Quản lý nhân lực dự án quan tâm đến việc sử dụng hiệu quả những người liên quan

- Quản lý các bên liên quan dự án bao gồm việc xác định và phân tích nhu cầu của các bên liên quan và kiểm soát sự tham gia của họ trong suốt vòng đợi của dự án. - Quản lý tích hợp dự án là một chức năng bao quát các ảnh hưởng và bị ảnh hưởng

bởi các vùng tri thức khác

<b>Câu 4: Vai trị của người quản lý dự án (làm gì, cần những kỹ năng nào)? </b>

- Vai trò của người quản lý dự án bao gồm lên kế hoạch, lập lịch, điều phối và làm việc với mọi người để đạt được mục tiêu của dự án.

- Kỹ năng:

<i>o Giám sát và kiểm tra: Đảm bảo tiến độ thực hiện công việc của các thành viên. o Quy hoạch: Là những việc làm bao gồm chuẩn bị tốt, duy trì lịch biểu và sử dụng </i>

nguồn lực hiệu quả.

<i>o Quan hệ với khách hàng: Chủ yếu tiếp xúc với khách hàng, nó bao gồm viết tài </i>

liệu và yêu cầu của khách hàng, kiểm soát những thay đổi, cung cấp báo cáo và tổ chức xét duyệt, trình diễn sản phẩm.

<i>o Chỉ đạo kỹ thuật: Đòi hỏi khả năng cung cấp các chỉ đạo về giải pháp trong các </i>

vấn đề kỹ thuật, nghiệp vụ phát sinh trong quá trình phát triển dự án.

<b>Câu 5*: Làm thế nào để xác định một dự án phần mềm là thành cơng? Những yếu tố nào </b>

có thể tăng khả năng thành công của một dự án phần mềm? - Dự án phần mềm được coi là thành công nếu:

o Dự án đã đáp ứng các mục tiêu về phạm vi, thời gian và chi phí. o Dự án làm khách hàng hoặc nhà đầu tư hài lòng.

o Kết quả của dự án đặt được mục tiêu chính của nó.

- Yếu tố có thể tăng khả năng thành cơng của một dự án phần mềm: Sự tham gia của người dùng ,hỗ trợ thực thi, mục tiêu kinh doanh rõ ràng, phạm vi được tối ưu hóa, quy tình Agile, chuyên môn quản trị dự án, nhân sự có kiến thức và kỹ năng, sự tuân thủ, …

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>Câu 6: Văn hóa tổ chức là gì? Văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến việc quản lý dự án như thế </b>

nào? Văn hóa tổ chức như thế nào có thể tăng khả năng thành cơng của một dự án?

<i>- Văn hóa tổ chức: Là một tập hợp các giả định, các giá trị và các hành vi đặc trưng </i>

được chia sẻ trong hoạt động của một tổ chức.

<i>- Văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến khả năng quản lý các dự án. Nguyên nhân cơ bản </i>

liên quan đến các vấn đề của nhiều tổ chức xuất phát từ trong văn hóa tổ chức. Một số văn hóa tổ chức khiến cho việc quản lý các dự án trở nên dễ dàng hơn.

<i>- Dự án sẽ triển khai thành công nhất trong một tổ chức: Nơi mà nhân viên rất tận </i>

tâm công việc, nhấn mạnh làm việc nhóm và có sự tích hợp đơn vị cao, khả năng chịu rủi ro cao, khen thưởng dựa trên hiệu suất làm việc, khả năng chịu xung đột cao, quan tâm đến các nhu cầu cá nhân của nhân viên, cân bằng mức độ kiểm soát và có sự hỗ trợ đồng thuận cao từ các cấp quản lý.

<b>Câu 7: Tầm quan trọng của việc quản lý các bên liên quan đến dự án? </b>

- Quản lý các bên liên quan dự án: Xác định, phân tích nhu cầu của các bên liên quan và kiểm soát sự tham gia của họ trong suốt vòng đời của dự án.

- Các yêu cầu và mong đợi của những bên liên quan rất quan trọng ngay từ khi bắt đầu và xuyên suốt vòng đời của một dự án. Các nhà quản lý dự án thành công, họ phát triển tốt những mối quan hệ với các bên liên quan đến dự án để hiểu và đáp ứng các yêu cầu và mong đợi của họ.

<b>Câu 8: Lý giải tại sao việc có được sự hỗ trợ từ quản lý cấp cao và việc phát triển các tiêu </b>

chuẩn lại quan trọng trong quản lý dự án?

Việc có được hỗ trợ từ quản lý cấp cao mang lại những lợi ích cho người quản lý dự án như khi: Người quản lý dự án cần nguồn lực đầy đủ, cần phê duyệt cho các nhu cầu dự án một cách kịp thời đối với các trường hợp cần xử lý nhanh chóng, cần có sự cộng tác từ mọi người trong các bộ phận đơn vị khác trong một tổ chức, cần một người cố vấn hoặc chỉ dẫn cho người quản lý về lãnh đạo, cần làm việc trong một môi trường coi trọng CNTT.

<b>Câu 9: Vòng đời dự án là gì? Mơ tả các giai đoạn của vịng đời dự án truyền thống? </b>

<i>- Vòng đời dự án: Là một tập hợp các giai đoạn của dự án. </i>

- Các giai đoạn:

<i>o Khái niệm: Các nhà quản lý thường xây dựng một số ca nghiệp vụ để mô tả sự </i>

cần thiết của dự án và hiểu rõ các khái niệm cơ bản. Một số dự tốn chi phí sơ bộ cũng được xây dựng và các công việc cần thiết trong dự án ở mức độ tổng quan cũng được thiết lập.

<i>o Phát triển: Nhóm dự án lập ra các kế hoạch quản lý dự án chi tiết hơn, dự toán </i>

chi phí chính xác hơn và WBS cấp độ cao hơn.

<i>o Thực hiện: Nhóm dự án tạo ra một dự tốn chi phí sau cùng, phân bổ các công </i>

việc cần thiết và cung cấp các báo cáo hiệu suất cho các bên liên quan.

<i>o Kết thúc: Tất cả cơng việc đã được hồn thành và khách hàng chấp thuận dự án. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i><b>Câu 10: Khốn ngồi (outsourcing) và Nhóm ảo (virtual team) là gì? Lợi ích và bất lợi </b></i>

của chúng là gì?

<i>❖ Khốn ngồi: Là 1 tổ chức mua lại các sản phẩm và các dịch vụ từ 1 nguồn bên ngoài. - Ưu điểm: </i>

o Tăng cường tính cạnh tranh.

o Tận dụng được chuyên mơn và cơng nghệ từ các nguồn bên ngồi. o Giảm chi phí.

o Nâng cao việc cung cấp sản phẩm.

<i>- Nhược điểm: </i>

o Phụ thuộc vào nhà cung cấp

o Chi phí vận chuyển cao khi vận chuyển từ nước ngoài về o Sự khác nhau về hình thức thanh toán

o Tăng cạnh tranh

<i>❖ Nhóm ảo: Là một nhóm những người làm việc cùng nhau bất chấp ranh giới thời gian </i>

và không gian bằng cách sử dụng các công nghệ giao tiếp.

<i>- Ưu điểm: </i>

o Giảm chi phí vì nhiều nhân viên ảo k u cầu khơng gian văn phịng để làm việc. o Cung cấp thêm chun mơn, tính linh hoạt và tăng khả năng cạnh tranh cũng như

khả năng phản hồi bằng cách để các thành viên trong nhóm ảo trên tồn cầu làm việc bất cứ lúc nào kể cả ngày hay đêm, sẵn sàng 24/7.

o Cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho các thành viên trong nhóm ảo bằng cách loại bỏ giờ làm việc cố định và yêu cầu đi công tác.

<i>- Nhược điểm: </i>

o Cô lập các thành viên trong nhóm.

o Hạn chế về giao tiếp vì các thành viên trong nhóm ảo k thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể hoặc các giao tiếp phi ngôn ngữ khác để hiểu nhau và xây dựng niềm tin. o Tăng sự phụ thuộc vào cơng nghệ để hồn thành cơng việc.

<i><b>Câu 11: Nêu các đặc trưng của quy trình phát triển phần mềm Agile? Mô tả phương pháp </b></i>

<i>Scrum? </i>

<i>- Thuật ngữ Agile: Nghĩa là có thể phát triển nhanh chóng và dễ dàng. - Các đặc trưng Agile: </i>

<i>o Tính lặp: Dự án sẽ được thực hiện trong các phân đoạn lặp đi lặp lại. Các phân </i>

đoạn này thường có khung thời gian ngắn. Trong mỗi phân đoạn, nhóm phát triển thực hiện đầy đủ các công việc cần thiết để cho ra các sản phẩm nhỏ của sp.

<i>o Tính gia tăng và tiến hóa: Tại cuối các phân đoạn, nhóm phát triển thường cho </i>

ra các phần nhỏ của sản phẩm cuối cùng. Theo thời gian, các phần nhỏ sẽ được tích luỹ, lớn dần lên cho tới khi tồn bộ yêu cầu của khách hàng được đáp ứng.

<i>o Tính thích ứng: Do các phân đoạn chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn và việc </i>

lập kế hoạch cũng được điều chỉnh liên tục nên các thay đổi trong q trình phát triển đều có thể đáp ứng theo cách thích hợp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>o Nhóm tự tổ chức và cộng tác với nhau chặt chẽ: Các nhóm tự thực hiện phân </i>

cơng công việc mà không dựa trên sự cứng nhắc về chức danh hay sự phân cấp trong tổ chức.

<i>o Giao tiếp trực diện: Agile khuyến khích làm việc trực diện với nhau thay vì làm </i>

việc gián tiếp.

<i>o Phát triển dựa trên giá trị: Nhóm Agile làm việc trực tiếp và thường xuyên với </i>

khách hàng, cộng tác với họ và nhờ đó mang lại giá trị cao hơn cho dự án.

<i>- Phương pháp Scrum: Là phương pháp Agile hàng đầu hiện nay để hồn thành các </i>

dự án với phạm vi cơng việc phức tạp.

o Đầu tiên, chủ sở hữu tạo sản phẩm với thứ tự ưu tiên gọi là một Product backlog. o Tiếp theo, trong suốt q trình lập kế hoạch sprint, nhóm dự án kéo một đoạn nhỏ

từ đỉnh danh sách vừa lập, và quyết định thực hiện cái đó.

o Sau đó, Nhóm dự án sẽ có thời gian nhất định để hồn thành cơng việc, trong khoảng thời gian đó nhóm phải gặp nhau hằng ngày để đánh giá tiến độ.

o Cuối cùng, Nhóm dự án tập trung mục tiêu. Sprint này kết thúc và bắt đầu thực hiện với sprint tiếp theo. Lặp đi lặp lại 4 bước này cho đến khi hoàn thành hết tất cả các mục trong Product backlog.

<i><b>Câu 12: Mơ tả nhóm 5 tiến trình quản lý dự án theo cách tiếp cận dự đốn (predictive </b></i>

<i>approach)? </i>

<i>- Tiến trình chuẩn bị: Xác định và cấp quyền cho dự án hoặc giai đoạn dự án. </i>

<i>- Tiến trình lập kế hoạch: Đưa ra và duy trì một kế hoạch khả thi để đảm bảo rằng dự </i>

án giải quyết nhu cầu của tổ chức.

<i>- Tiến trình thực hiện: Điều phối mọi người và các tài nguyên khác để thực hiện các </i>

kế hoạch khác nhau và tạo ra các sản phẩm, các dịch vụ hoặc kết quả của dự án.

<i>- Tiến trình giám sát và kiểm soát: Đo lường và giám sát tiến độ để đảm bảo rằng </i>

nhóm dự án đáp ứng các mục tiêu của dự án.

<i>- Tiến trình kết thúc: Chấp nhận dự án hoặc giai đoạn dự án một cách chính thức và </i>

kết thúc nó một cách hiệu quả.

<b>Câu 13*: Quản lý phạm vi dự án là gì? Tầm quan trọng của việc quản lý phạm vi dự án? </b>

Mơ tả quy trình quản lý phạm vi dự án (các tiến trình và outputs tương ứng của chúng)?

<i>- Quản lý phạm vi dự án: Gồm các tiến trình liên quan đến việc xác định và kiểm sốt </i>

những cơng việc dự án phải làm.

<i>- Tầm quan trọng của việc quản lý phạm vi dự án: Đảm bảo rằng nhóm dự án và các </i>

bên liên quan có cùng sự hiểu biết về các sản phẩm mà dự án sẽ tạo ra và các tiến trình nhóm dự án sẽ sử dụng để tạo ra chúng.

<i>- Quản lý phạm vi dự án gồm 6 tiến trình: </i>

<i>o Lập kế hoạch quản lý phạm vi dự án: Liên quan đến việc xác định phạm vi dự án </i>

và các yêu cầu sẽ được quản lý. Đầu ra là kế hoạch quản lý phạm vi dự án, kế hoạch quản lý các yêu cầu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i>o Thu thập các yêu cầu: Liên quan đến việc xác định, tài liệu hóa đặc tính và chức </i>

năng các sản phẩm của dự án cũng như các tiến trình được sử dụng để tạo ra chúng. Đầu ra là tài liệu yêu cầu, ma trận truy xuất yêu cầu.

o <i>Xác định phạm vi: Liên quan đến việc xem xét kế hoạch quản lý dự án, điều lệ </i>

dự án, các tài liệu yêu cầu để tạo ra một mô tả chi tiết về dự án, xác định những yêu cầu nào trong và ngoài phạm vi. Đầu ra là các mô tả phạm vi dự án, cập nhật các tài liệu dự án.

<i>o Tạo cấu trúc phân chia công việc (WBS): Liên quan đến việc chia nhỏ các </i>

deliverable chính của dự án thành các thành phần nhỏ hơn, dễ quản lý hơn. Đầu ra là một đường cơ sở phạm vi, cập nhật các tài liệu dự án.

<i>o Kiểm tra phạm vi: Liên quan đến việc chính thức chấp nhận các sản phẩm bàn </i>

giao đã được hoàn thành của dự án. Đầu ra là các deliverable được chấp thuận, thay đổi các yêu cầu, thông tin hiệu suất công việc, cập nhật các tài liệu dự án.

<i>o Kiểm soát phạm vi: Liên quan đến việc kiểm soát các thay đổi đối với phạm vi </i>

dự án trong suốt vòng đời của dự án. Đầu ra là thay đổi các yêu cầu, thông tin hiệu suất công việc, cập nhật các tài liệu dự án, cập nhật kế hoạch quản lý dự án, cập nhật các tiến trình.

<b>Câu 14: Trình bày một số phương pháp để thu thập các yêu cầu? </b>

- Phỏng vấn các bên liên quan: Hiệu quả nhưng tốn kém, mất thời gian.

- Tổ chức hội thảo và tập trung các nhóm: Đưa ra quyết định của các nhóm để thu thập các yêu cầu, cách này thường nhanh và ít tốn kém hơn so với cách phỏng vấn - Lập bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát

- Quan sát

- Tạo bản mẫu và phân tích tài liệu

- So sánh các thực tiễn dự án hoặc đặc điểm sản phẩm cụ thể với các dự án hoặc sản phẩm khác trong hoặc ngoài tổ chức .

<i><b>Câu 15*: WBS là gì? Trình bày một số cách tiếp cận để xây dựng các WBS? </b></i>

<i>- Cấu trúc phân chia cơng việc WBS: Là một nhóm các cơng việc liên quan đến một </i>

dự án nhằm tạo ra deliverable, nó xác định phạm vi tổng thể của dự án

<i>- Một số cách tiếp cận để xây dựng các WBS: </i>

<i>o Sử dụng hướng dẫn: Một số tổ chức như DOD (Bộ Quốc phòng Mỹ) cung cấp </i>

hướng dẫn để chuẩn bị WBS.

<i>o Cách tiếp cận tương tự: Xem các WBS của các dự án tương tự và điều chỉnh lại </i>

cho phù hợp với dự án của ta.

<i>o Cách tiếp cận top-down: Bắt đầu với hạng mục lớn nhất của dự án và chia nhỏ </i>

chúng ra.

<i>o Cách tiếp cận bottom-up: Bắt đầu với tác vụ cụ thể và phát triển nó lên. </i>

<i>o Cách tiếp cận mind – mapping: Mind – mapping là một kỹ thuật sử dụng các </i>

nhánh tỏa ra từ một ý tưởng cốt lõi để cấu trúc lại các ý tưởng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>Câu 16*: Quản lý thời gian dự án là gì? Tầm quan trọng của việc quản lý thời gian dự án? </b>

Mơ tả quy trình quản lý thời gian dự án (các tiến trình và outputs tương ứng của chúng)? - Quản lý thời gian dự án: Liên quan đến các tiến trình cần thiết để đảm bảo hoàn

thành một dự án đúng thời hạn.

- Quản lý thời gian dự án đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo mọi công việc được thực hiện đúng kế hoạch và suôn sẻ. Thời gian là nguồn tài nguyên có giá trị nhất và cũng dễ bị lãng phí nhất trong dự án. Ảnh hưởng đến thời gian kết thúc dự án và cũng là thách thức lớn nhất trong quản lý dự án.

- Quy trình quản lý thời gian:

<i>o Lập kế hoạch quản lý lịch trình: Liên quan đến việc xác định các chính sách, thủ </i>

tục và tài liệu sẽ được sử dụng để lập kế hoạch, thực hiện và kiểm sốt lịch trình dự án. Đầu ra là kế hoạch quản lý lịch trình.

o <i>Xác định các hoạt động: Liên quan đến việc xác định các hoạt động cụ thể mà </i>

các thành viên trong nhóm dự án và các bên liên quan phải thực hiện để tạo ra các deliverables. Đầu ra là danh sách các hoạt động, các thuộc tính của hoạt động, danh sách các mốc thời gian, cập nhật cho kế hoạch quản lý dự án.

<i>o Trình tự các hoạt động: Liên quan đến việc xác định và ghi chép lại các mối quan </i>

hệ giữa các hoạt động của dự án. Đầu ra là sơ đồ mạng lịch trình dự án, cập nhật tài liệu của dự án.

o <i>Ước tính tài nguyên cho hoạt động: Liên quan đến việc ước tính có bao nhiêu tài </i>

nguyên mà 1 nhóm dự án sẽ sử dụng để thực hiện các hoạt động của dự án. Đầu ra: yêu cầu tài nguyên, cấu trúc phân chia tài nguyên, cập nhật các tài liệu dự án. o <i><b>Ước tính thời lượng hồn thành hoạt động: Liên quan đến việc ước tính lượng </b></i>

thời gian làm việc cần thiết để hoàn thành các hoạt động riêng biệt. Đầu ra là thời lượng ước tính hồn thành hoạt động, cập nhật các tài liệu dự án.

<i>o Xây dựng lịch trình: Liên quan đến việc phân tích các trình tự hoạt động, ước tính </i>

tài ngun cho hoạt động và ước tính thời lượng hồn thành hoạt động để tạo lịch trình dự án. Đầu ra là đường cơ sở lịch trình, lịch trình dự án, dữ liệu lịch trình, lịch dự án, cập nhật cho kế hoạch quả lý dự án, cập nhật các tài liệu của dự án.

<i>o Kiểm soát lịch trình: Liên quan đến việc kiểm sốt và quản lý những thay đổi </i>

trong lịch trình dự án. Đầu ra là thông tin hiệu suất làm việc, dự báo lịch trình, thay đổi yêu cầu, cập nhật cho kế hoạch quản lý dự án, cập nhật các tài liệu của dự án, cập nhật quy trình cho tổ chức

<b>Câu 17*: Nêu các thuộc tính của một activity trong dự án? Mô tả 4 loại phụ thuộc </b>

<i>(dependency) giữa hai tác vụ trong dự án (FS-SS-FF-SF)? </i>

<i>- Các thuộc tính của một activity: Cung cấp nhiều thơng tin liên quan đến lịch trình </i>

cho từng hoạt động, chẳng hạn như: Hoạt động ngay trước nó, hoạt động kế tiếp, mối quan hệ logic, các yêu cầu tài nguyên, các ràng buộc và các giả định liên quan đến hoạt động.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i><b>Câu 18*: Milestone là gì? Vai trị của các milestone trong quản lý thời gian dự án? </b></i>

<i>- Một mốc thời gian (milestone): Là một sự kiện quan trọng thường khơng có thời </i>

lượng ước tính.

<i>- Vai trị: Trong quản lý dự án, milestone giống như một điểm đánh dấu giúp ta xác </i>

định được các hoạt động quan trọng. Milestone cũng là cơng cụ hữu ích để thiết lập các mục tiêu của lịch trình và theo dõi tiến độ.

<b>Câu 19*: Đường găng là gì? Đường găng có ý nghĩa như thế nào trong quản lý thời gian </b>

dự án?

<i>- Một đường găng: Là một chuỗi các hoạt động nhằm xác định thời gian sớm nhất mà </i>

<i><b>dự án có thể được hồn thành. Đường găng là đường dài nhất qua sơ đồ mạng và </b></i>

có lượng thời gian dự trữ (slack hoặc float) ít nhất.

<i>- Ý nghĩa: Thời gian ngắn nhất, quản lý trễ hẹn dự án, ưu tiên công việc, tối ưu hố </i>

lịch trình dự án, định rõ độ phức tạp dự án,…

<b>Câu 20*: Làm thế nào để rút ngắn lịch trình dự án? </b>

Có thể sử dụng một số kỹ thuật ép thời lượng ước tính để rút ngắn lịch trình dự án:

<i>- Kỹ thuật giảm thời lượng ước tính của các hoạt động trên đường găng: Có thể rút </i>

ngắn thời lượng ước tính của các hoạt động trên đường găng bằng cách phân bổ nhiều tài nguyên hơn cho các hoạt động này hoặc thay đổi phạm vi của chúng.

<i>- Crashing: Là một kỹ thuật đánh đổi giữa chi phí và lịch trình để đạt được một lượng </i>

ép lịch trình tốt nhất mà chi phí thêm là ít nhất.

<i>- Fast tracking: Liên quan đến việc thực hiện các hoạt động song song theo trình tự. </i>

<i><b>Câu 21: PERT là gì? Cơng thức tính trọng số bình quân PERT? </b></i>

<i>PERT: Là một kỹ thuật phân tích sơ đồ mạng được sử dụng để ước tính thời lượng </i>

dự án khi các ước tính thời lượng cho các hoạt động riêng biệt có một mức độ chắc chắn không cao.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>Câu 22*: Quản lý chi phí dự án là gì? Tầm quan trọng của việc quản lý chi phí dự án? Mơ </b>

tả quy trình quản lý chi phí dự án (các tiến trình và outputs tương ứng của chúng)?

<i>- Quản lý chi phí dự án: Bao gồm các tiến trình cần thiết để đảm bảo rằng dự án được </i>

hoàn thành trong ngân sách được phê duyệt.

<i>- Tầm quan trọng: Nó đóng vai trị quan trọng khơng chỉ đảm bảo sự ổn định tài chính </i>

mà cịn góp phần vào việc đạt được các mục tiêu của dự án.

<i>- Quy trình quản lý chi phí dự án: </i>

o Lập kế hoạch quản lý chi phí, tiến trình này liên quan đến việc xác định các chính sách, các thủ tục và tài liệu sẽ được sử dụng để lập kế hoạch, thực hiện và kiểm sốt chi phí dự án. Đầu ra là một kế hoạch quản lý chi phí.

o Ước tính chi phí, tiến trình này liên quan đến việc ước tính chi phí cho các tài nguyên cần thiết để hoàn thành dự án. Đầu ra là dự tốn chi phí hoạt động, cơ sở dự toán và cập nhật các tài liệu dự án.

o Xác định ngân sách, tiến trình này liên quan đến việc phân bổ dự toán chi phí tổng thể cho các hạng mục cơng việc riêng biệt để thiết lập một đường cơ sở để đo hiệu suất. Đầu ra là một đường cơ sở chi phí, các yêu cầu tài trợ và cập nhật các tài liệu dự án.

o Kiểm sốt chi phí, tiến trình này liên quan đến việc kiểm soát các thay đổi đối với ngân sách dự án. Đầu ra là thông tin hiệu suất công việc, yêu cầu thay đổi, cập nhật kế hoạch quản lý dự án, cập nhật các tài liệu dự án

<b>Câu 23: Bản kế hoạch quản lý chi phí thường chứa những thơng tin gì? </b>

<i>- Độ chính xác: Ước tính chi phí hoạt động thường có hướng dẫn làm tròn, chẳng hạn </i>

như làm tròn xuống (hoặc lên) đến số tiền triệu VNĐ chẵn gần nhất.

<i>- Đơn vị đo lường: Mỗi đơn vị được sử dụng trong các định lượng chi phí, chẳng hạn </i>

như số giờ làm việc hoặc số ngày làm việc.

<i>- Các thủ tục trong tổ chức: Nhiều tổ chức sử dụng các thành phần trong tài liệu WBS </i>

để tính tốn chi phí dự án và coi mỗi thành phần này như là một tài khoản kiểm soát

<i>- Ngưỡng kiểm soát: Cũng giống như phương sai trong lịch trình, chi phí thường có </i>

một ngưỡng nhất định cho phép, chẳng hạn như chi phí dự án phải trả cho các tiện ích tối đa là 10% ngân sách dự án.

<i>- Quy tắc đo hiệu suất: Nếu dự án sử dụng kỹ thuật quản lý giá trị thu được (EVM), </i>

kế hoạch quản lý chi phí sẽ xác định các quy tắc đo lường hiệu suất.

<i>- Các định dạng báo cáo: Phần này sẽ mô tả định dạng và tần suất của các báo cáo </i>

chi phí cần thiết cho dự án.

<i>- Mơ tả quy trình: Kế hoạch quản lý chi phí cũng sẽ mơ tả cách thực hiện tất cả các </i>

tiến trình quản lý chi phí.

<b>Câu 24*: Trình bày một số công cụ và kỹ thuật cơ bản để ước tính chi phí cho dự án? </b>

- Ước lượng chính quy dựa trên sự phân tích.

- Ước lượng khơng chính quy sử dụng suy đốn, phỏng đoán và bản năng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

- Ước tính sử dụng kết quả chào thầu. - Thông tin lịch sử hay cơ sở dữ liệu dự án.

- Ước tính theo từng giai đoạn là một kỹ thuật ước tính chi phí và lịch trình riêng cho từng dự án.

- Ước tính từ trên xuống là kỹ thuật ước tính bắt đầu cho tồn bộ dự án sau đó chia thành tỷ lệ đối với mỗi giai đoạn hoặc mỗi cơng việc cho dự án.

- Ước tính từ dưới lên là kỹ thuật ước tính từng hạng mục cơng trình hoặc từng hoạt động cá nhân riêng lẻ rồi tổng hợp chúng để có được tổng thể dự án.

- Ước tính theo tham số.

<i><b>Câu 25*: Mô tả 4 mơ hình tài chính sau: Payback, Break Even Point, Return On </b></i>

<i>Investment, Net Present Value? </i>

<i>- Payback (thời gian thu hồi vốn đầu tư): Xác định bao lâu thì sẽ thu hồi được vốn </i>

đầu tư. Phương pháp này đơn giản và không xem xét đến giá trị của đồng vốn theo thời gian.

<i>- Break Even Point – BEP (điểm hòa vốn): Xác định điểm hòa vốn của dự án dựa trên </i>

số lượng.

<i><b>- Return On Investment – ROI (tỷ lệ hoàn vốn đầu tư): Xác định mức độ lợi nhuận </b></i>

thu hồi đc so với vốn đầu tư, tính bằng tỉ lệ tiền lời thu về so với vốn đầu tư ban đầu.

<i>- Net Present Value – NPV (giá trị hiện tại ròng): Thể hiện giá trị của dòng tiền theo </i>

thời gian (chênh lệch giữa giá trị hiện tại của dòng tiền thu vào và giá trị hiện tại của dịng tiền chi ra). NPV được tính theo cơng thức:

<i><b>Câu 26*: Trong quản lý chi phí dự án, kỹ thuật EVM (Earned Value Management) được </b></i>

sử dụng để làm gì?

<i><b>- EVM (Earned Value Management): Là một kỹ thuật dùng để đo lường hiệu suất của </b></i>

dự án dựa trên dữ liệu về phạm vi, thời gian và chi phí của dự án.

<i><b>- Dùng để: Đưa ra một đường cơ sở (baseline), nó giúp các nhà quản lý dự án có thể </b></i>

xác định dự án đáp ứng các mục tiêu về phạm vi, thời gian và chi phí ở mức độ như

<i><b>thế nào. </b></i>

</div>

×