Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

đề tài dân ca quan họ bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.33 MB, 13 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT</b>

<b>KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH</b>

<b>---Đề tài:Dân ca Quan họ Bắc Ninh</b>

<b>Giảng viên: Lê Hải NamSinh viên thực hiện:</b>

1. K204150657<b><sup>:</sup></b>Trần Thị Tú Trinh

3. K204150659<b>:</b>Nguyễn Hoàng Thanh Xuân

5. K204151952<b>:</b>Nguyễn Hà Khánh Linh 6. K204151972<b>: Nguyễn Thị Minh Thư</b>

<b>Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021</b>

<b>MỤC LỤC</b>

<b>CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG...1</b>

1.1. Sơ lược về quê hương Quan họ:...1

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

1.3. Vị trí trong nền nghệ thuật Việt Nam:...2

<b>CHƯƠNG II: NGUỒN GỐC VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUAN HỌ..3</b>

<b>CHƯƠNG IV: SỰ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN...8</b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO:...10</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Tiểu luận môn Tin học ứng dụng 1

<b>CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG</b>

<b>1.1. Sơ lược về quê hương Quan họ:</b>

inh Bắc là tên gọi một vùng đất rộng lớn ở phía Bắc kinh thành Thăng long, nằm trong vùng văn hóa châu thổ sơng Hồng Hà và sơng Thái Bình. Vùng đất Kinh Bắc có truyền thống văn hóa và truyền thống làng nghề từ rất lâu đời Người ta đã thống kê qua lịch sử.

khoa cử của các triều đại phong kiến, từ khoa thi đầu tiên (triều Lý) đến khoa thi cuối cùng (triều Nguyễn), Kinh Bắc có

chiếm tỉ lệ hơn 1/4 của cả nước. Kinh Bắc có các làng nghề truyền thống nổi tiếng như: làng tranh Đông Hồ, làng giấy Đống Cao,... Ngoài ra cịn có nhiều danh lam thắng cảnh, đình, đền, chùa cổ kính Người dân.

Kinh Bắc gắn bó trong tình làng nghĩa xóm, trong lao động cần cù, khát vọng yêu thương... và chúng đã hóa thân vào trong những làn điệu tha thiết của Quan họ truyền từ đời này qua đời khác.

Hình 1.1 Liền anh, liên chị hát Quan họ trong Hội thuyền rồng.

Dưới thời Pháp thuộc bắt đầu tồn tại hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Từ năm 1963 hai tỉnh được sáp nhập lại thành một là tỉnh Hà Bắc và đến 1997 lại được tách ra thành Bắc Ninh và Bắc Giang. Phần lớn các làng quan họ quần tụ trên mảnh đất Bắc

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Tiểu luận môn Tin học ứng dụng 2

Ninh, chỉ có vài làng nằm trên đất Bắc Giang nên Bắc Ninh được xem là quê hương của Quan họ.

<b>1.2.Khái niệm:</b>

Quan họ là một trong những làn điệu dân ca phổ biến và đại diện của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam.

Ngày nay Quan họ không chỉ là lối hát giao dun mà cịn là hình thức trao đổi tình cảm với khán giả. Những liền anh trong trang phục truyền thống khăn xếp, áo the và những liền chị duyên dáng trong bộ áo mớ ba, mớ bẩy, đầu đội nón thúng quai thao, cùng nhau hát đối những câu ca mộc mạc, đằm thắm, cách hát theo lối truyền thống không cần nhạc đệm mà vẫn đầy chất nhạc, thể hiện nét văn hóa tinh tế của người Quan họ.

<b>1.3.Vị trí trong nền nghệ thuật Việt Nam:</b>

So với các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian khác như hát xoan, hát ghẹo, hát chèo, hát ca trù, hát ví dặm, tuồng, cải lương,... thì hát quan họ có thời gian tồn tại lâu đời nhất (tuổi thọ hàng ngàn năm). Điều đó đã chứng minh hát quan họ là một nét văn hóa bản địa khơng những khơng bị phong kiến phương Bắc đồng hóa, cịn là cái nền của nghệ thuật Dù trải qua bao nhiêu năm tháng thì quan họ vẫn ln gắn liền với. người dân Kinh Bắc.

Nhận thấy được dân ca quan họ có vị trí cốt lõi trong nghệ thuật, là tài sản quý giá của người Việt, cần được bảo vệ và giữ gìn. Năm 2009, Dân ca quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Tiểu luận môn Tin học ứng dụng 3

Hình 1.2 Đại diện tỉnh Bắc Ninh đón nhận bằng công nhận hai di sản quan họ

<b>CHƯƠNG II: NGUỒN GỐC VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUAN HỌ</b>

<b>2.1. Nguồn gốc:</b>

Một số quan điểm chỉ ra Quan họ bắt nguồn từ những nghi lễ tôn giáo mang yếu tố phồn thực chứ khơng phải có nguồn gốc từ âm nhạc cung đình, cũng có quan điểm nói xuất phát từ nghi lễ tơn giáo dân gian qua cung đình rồi lại trở về dân gian.

Nhận định khác dựa trên phân tích từ ngữ trong các làn điệu và không gian diễn xướng lại cho rằng Quan họ là “quan hệ” của một nhóm những người yêu quan họ ở Kinh Bắc. Tuy nhiên vẫn chưa có nhận định nào được đa số các học giả chấp nhận.

<b>2.2. Các loại hình Quan họ:</b>

2.2.1. Quan họ truyền thống:

Vùng Kinh Bắc có tất cả 49 làng duy trì được lối chơi văn hố Quan họ truyền thống với hàng ngàn bài hát cổ mộc mạc, dân giã mang nét đẹp riêng vừa thiêng liêng, vừa cổ xưa mà rất Việt Nam. Đây là hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa dân gian của người dân Kinh Bắc, với những quy định nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi liền anh, liền chị phải am tường tiêu chuẩn, tuân theo luật lệ. Quan họ truyền thống khơng có nhạc đệm và chủ yếu hát đơi giữa liền anh và liền chị vào dịp lễ hội xn thu nhị kỳ ở các làng q khơng có khán giả, người trình diễn đồng thời là người thưởng thức.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Tiểu luận môn Tin học ứng dụng 4

Hình 2.1 Canh hát giao lưu giữa CLB Nhị Hà với CLB Đặng Xá

2.2.2. Quan họ mới:

Là hình thức biểu diễn (hát) Quan họ chủ yếu trên sân khấu hoặc trong sinh hoạt cộng đồng như Tết, đầu Xuân, lễ hội, du lịch...Có hình thức biểu diễn phong phú hơn quan họ truyền thống, bao gồm cả hát đơn, hát đơi, hát tốp, hát có múa phụ họa... Quan họ mới có thể ca hát ở bất cứ thời gian nào, khơng gian nào và khi hát ln có khán, thính giả, người hát khơng chỉ trao đổi tình cảm với nhau mà cịn trao đổi tình cảm với khán, thính giả. Phạm vi phổ cập của Quan họ mới khơng cịn nằm ở khơng gian làng xã mà đã vươn đến nhiều thính giả ở khắp trong và ngồi nước.

Hình 2.1 Chương trình nghệ thuật tại Festival với chủ đề Rạng rỡ miền Quan họ

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Tiểu luận môn Tin học ứng dụng 5

Ngày nay Quan họ mới được ưa thích hơn quan họ truyền thống nhưng không phải do không gian và những sinh hoạt theo lề lối cổ của quan họ khơng cịn nữa mà một phần do hoạt động "hát quan họ" ngày nay thường được gắn với chính quyền nhiệm vụ tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá quan họ trên diện rộng.

<b>CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM</b>

<b>3.1. Nhạc điệu:</b>

Dân ca Quan họ được đánh giá là “đẹp” cả lời ca và nhạc điệu, các bài Quan họ thường tồn tại ở dạng: hát (chiếm phần lớn), dạng ngâm hoặc nói, có một số ít bài có sự tổng hợp, đan xen các dạng với nhau.

- Nhịp điệu: vừa phải, đôi khi hơi chậm phần lớn ở các bài bản dân ca Quan họ cổ. Hầu hết các bài sử dụng loại nhịp 2/4 hoặc 4/4. Chưa thấy trường hợp nào sử dụng nhịp 3/4 hoặc 3/8 từ đầu đến cuối bài.

- Tiết tấu: đơi khi có trường hợp đảo phách, hay chấm dậy ở một số bài thuộc giọng vặt như bài: Lấy gì làm thú giải phiền, Trấn thủ lưu đồn…

- Quãng: Dân ca Quan họ đa số dùng quãng đơn trong đó quãng 3 thứ và quãng đúng được dùng nhiều nhất. Phần lớn các bản Quan họ cổ trong âm vực chủ yếu là một quãng 8. Khi hát bằng các dòng micro karaoke tốt, bạn sẽ thấy quãng giọng của các nghệ sĩ quan họ thật sự rất tuyệt vời.

- Thang âm: những bài dân ca Quan họ cổ giai điệu thường duy trì vận hành trong thang 5 âm, những bài gần đây do có sự giao thoa văn hóa với những vùng miền khác nhau đã được phát triển mới hơn, giai điệu vận hành trên thang 6, 7 âm.

- Chuyển giọng: các bài dân ca Quan họ chuyển giọng qua lại nhẹ nhàng, tự nhiên. Chủ yếu chuyển qua bậc II, nhưng vẫn thấy có những bài chuyển qua bậc IV.

Một số làn điệu quan họ cổ: La rằng, Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, Giã bạn, Hừ la, La hời, Tình tang, Cái ả, Lên núi, Xuống sơng, Cái hờn, Gió mát trăng thanh, Tứ quý.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Tiểu luận môn Tin học ứng dụng 6

<b>3.2. Trang phục:</b>

3.2.1 Trang phục nam:

Trang phục của liền anh Quan họ, thường là áo ngũ thân, cổ cứng, có viền tay và gấu áo to. Áo thường dài quá đầu gối (áo dài mặc ngoài cùng). Phía trong áo dài là hai áo cánh. Áo cánh thường là màu trắng, cịn áo dài ngồi thường là màu đen hoặc xanh. Áo dài có 2 lượt, bên ngoài màu đen, bên trong màu cốm, màu vàng chanh. Loại áo này gọi là áo kép. Còn quần may theo kiểu chân quê, ống rộng màu nâu, đen hoặc trắng và dài kín mắt cá chân. Đi cùng với đó là giày Gia Định (chính là giày tây), nhưng thường là đi guốc mộc, khăn đội đầu là khăn xếp, tuân theo quy tắc là có 5 vịng, tượng trưng cho người qn tử (Nhân – Nghĩa - Lễ - Trí - Tín). Các liền anh thường có phụ kiện kèm theo như quạt hoặc ơ màu đen.

Hình 3.1 Trang phục của liền anh

3.2.1 Trang phục nữ:

Trang phục của chị Hai quan họ cầu kỳ hơn “Mớ ba” là họ dùng 3 áo dài lồng vào nhau, còn “mớ bảy” là bảy áo dài lồng vào nhau. Áo dài mặc ngoài thường là kiểu ngũ thân, cài khuy màu nâu non, nâu già, màu đen hoặc màu cánh gián. Còn áo dài trong thường màu khác như màu hoa hiên, màu thiên thanh, màu vàng chanh, màu hồ

Hình 3.2 Guốc mộc của liền anh

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Tiểu luận môn Tin học ứng dụng 7

thuỷ hoặc màu vàng cốm. Bên trong áo dài mớ ba, mớ bảy là áo cánh. Áo cánh thường dùng phin trắng hoặc lụa màu mỡ gà. Trong cùng là yếm, tuỳ theo màu da mà chị em chọn màu yếm phù hợp, thường chị em chọn màu may yếm là loại vải và màu đẹp nhất. Cổ yếm là nơi khoe vẻ đẹp của người con gái. Tuỳ theo tuổi mà họ mặc yếm kiểu gì: ví như tuổi trung niên thường may yếm cổ xẻ, trẻ tuổi mặc yếm cổ viền. Dải yếm to bng ngồi cùng áo thắt vịng quanh eo và thắt múi ra phía trước cùng với bao lưng và thắt lưng. Bao lưng đẹp, màu sáng hoặc màu hoa lựu, hoa đào. Thắt lưng cũng luồn qua lưng, đằng sau áo dài và buộc múi ở phía trước cùng bao và dải yếm, tạo thành các màu như hoa sặc sỡ, tô thêm vẻ đẹp cho trang phục người con gái.

Ngày nay trang phục Quan họ đã được cải tiến để tôn thêm vẻ duyên dáng của

nhau một cách hết sức hài hòa và khéo léo.

Chị em quan họ thường mặc áo dài cùng với váy đơn hoặc váy kép. Váy trong bằng vải lụa màu; váy ngoài bằng chất liệu the hoặc lụa màu đen. Váy thường dài đến mu bàn chân, khi mặc khơng để hớt phía trước, hoặc phải xếp váy để phía trước có

Hình 3.3 Người con gái duyên dáng trong trang phục “mớ ba"

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Tiểu luận môn Tin học ứng dụng 8

hình lưỡi trai. Bên cạnh đó kết hợp trang phục cùng với dép mũi cong, duyên dáng. Dép có một vịng trịn phía trước dép để xỏ một ngón chân thứ 2 (cạnh ngón cái) giúp cho việc đi lại thuận lợi và khơng bị tuột ra khỏi chân.

Cịn về phần vấn tóc được đặt vấn trên đầu sao cho ngay ngắn để tôn thêm vẻ đẹp của khuôn mặt. Trên vấn là khăn đen mỏ quạ đội đầu, chít khéo thành hình búp sen. Trên đỉnh đầu thường đội nón ba tầm làm bằng lá cọ hoặc lá bánh tẻ để có độ dai và mềm, khi lợp vào nón ba tầm nón có màu sẫm mà sáng. Phía trong nón trang trí các hình bướm, chim loan, chim phượng bằng giấy trang kim màu vàng hoặc bạc. Quai nón được bện bằng lụa tơ tằm. Mỗi bên đầu quai nón có 2 hoặc 3 tua được làm rất đẹp (gọi là quai thao).

Hình 3.4 Nón ba tầm và khăn mỏ quạ

<b>3.3. Lề lối hát Quan họ:</b>

Lề lối ca hát Quan họ cũng có nhiều điểm tương đồng với các dân ca khác của người Việt và các dân tộc khác. Nhưng, nhìn chung, lề lối ca hát Quan họ mang tính chất quy củ, khn phép chặt chẽ và tác động đến sự giữ gìn, phát triển Quan họ. Về thể loại Quan họ có rất nhiều thể loại đa dạng và phong phú gồm hát đối đáp, hát canh, hát hội, hát cầu đảo, hát giải hạn, hát mừng, hát kết chạ. Mỗi thể loại được trình diễn vào nhưng dịp khác nhau trong năm, mang đến cho người nghe những giai điệu riêng biệt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Tiểu luận môn Tin học ứng dụng 9

<b>CHƯƠNG IV: SỰ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN</b>

Dân ca Quan họ Bắc Ninh cũng được truyền dạy cho học sinh trong các trường học trên địa bàn tỉnh. Tài liệu dạy hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong các nhà trường được thẩm định về khoa học Âm nhạc và khoa học Sư phạm. Sau khi thẩm định, tài liệu chính thức được đưa vào giảng dạy trong các nhà trường phổ thông trên địa bàn tỉnh bắt đầu từ năm học 2011-2012.

- Tiếp tục tuyên truyền, quảng bá về di sản.

- Duy trì các Câu lạc bộ Dân ca Quan họ Bắc Ninh sinh hoạt thường xuyên và tổ chức truyền dạy Dân ca Quan họ Bắc Ninh tại cộng đồng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Tiểu luận môn Tin học ứng dụng 9

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện chương trình giảng dạy Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong các học.

- Hỗ trợ đầu tư tu bổ, xây dựng một số thiết chế văn hóa phục vụ nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản. - Ban hành cơ chế chính sách tơn vinh, đãi ngộ nghệ nhân.

- Thực hiện cam kết với UNESCO về việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân ca Quan họ: hằng năm tổ chức hát dân ca Quan họ vào dịp đầu xuân,đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị cho các làng quan họ gốc và các Câu lạc bộ Quan họ…

Hình 4.1 Quan họ được đem giảng dạy

Dân ca Quan họ B

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Tiểu luận môn Tin học ứng dụng 10

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO:</b>

</div>

×