Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

các biện pháp quản lý hoạt động dạy hát dân ca quan họ bắc ninh trong các trường thcs thành phố bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 114 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



CHU THỊ NGÂN



CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
DẠY HÁT DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG
CÁC TRƢỜNG THCS THÀNH PHỐ BẮC NINH
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ TÍNH



THÁI NGUYÊN - 2013



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất
cứ công trình nào khác.




















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ii
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Ban
giám hiệu, tập thể các giáo sƣ, phó giáo sƣ, tiến sĩ, các thầy cô giáo của Trƣờng
Đại học sƣ phạm Thái Nguyên, Khoa quản lý giáo dục, Khoa sau đại học đã tận
tình giảng dạy, chỉ dẫn và giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và làm luận văn.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Phó giáo sƣ, Tiến sĩ Nguyễn
Thị Tính, cô giáo đã tận tâm chỉ bảo, hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình hình
thành đề tài, triển khai nghiên cứu và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên đang
công tác tại Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP
Bắc Ninh, CBQL, giáo viên âm nhạc các trƣờng THCS TP Bắc Ninh đã giúp
đỡ, tạo điều kiện, đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình nghiên cứu
thực tế để hoàn thành luận văn khoa học này.
Mặc dù bản thân tôi đã có nhiều cố gắng, xong do điều kiện thời gian và
năng lực nên không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận
đƣợc sự cảm thông, những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô giáo và đồng
nghiệp để luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn./.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013
Tác giả

Chu Thị Ngân



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vi
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3
4. Giả thuyết khoa học 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu 4
7. Đóng góp của đề tài 4
8. Cấu trúc luận văn 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HÁT
DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ 6
1.1. Khái quát lịch sử vấn đề nghiên cứu 6
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 9
1.2.1. Dân ca và DCQHBN 9
1.2.2. Dạy hát dân ca 11
1.2.3. Quản lý và quản lý hoạt động dạy hát dân ca 13
1.3. Những vấn đề cơ bản của quản lý hoạt động dạy hát DCQHBN
trong trƣờng THCS 23
1.3.1. Đặc điểm của hoạt động dạy hát DCQHBN trong trƣờng THCS 23
1.3.2. Mục tiêu, yêu cầu đối với hoạt động dạy hát DCQHBN trong
trƣờng THCS 26

1.3.3. Nội dung quản lý hoạt động dạy hát DCQHBN trong các
trƣờng THCS 27
1.3.4. Phƣơng pháp quản lý hoạt động dạy hát DCQHBN trong các
trƣờng THCS 31


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
1.4. Vai trò của hiệu trƣởng nhà trƣờng trong quản lý hoạt động dạy hát
dân ca cho học sinh ở trƣờng THCS 32
1.4.1. Vị trí vai trò và trách nhiệm của ngƣời hiệu trƣởng trƣờng THCS
trong sự nghiệp GD &ĐT 32
1.4.2. Những yêu cầu cơ bản đối với ngƣời hiệu trƣởng trƣờng THCS
trong sự nghiệp GD &ĐT 33
1.4.3. Vai trò của hiệu trƣởng nhà trƣờng trong quản lý hoạt động dạy
hát dân ca cho học sinh ở trƣờng THCS 34
Kết luận chƣơng 1 36
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HÁT DÂN
CA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG CÁC TRƢỜNG THCS THÀNH
PHỐ BẮC NINH 37
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa và giáo dục
của tỉnh Bắc Ninh 37
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 37
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 38
2.1.3. Truyền thống văn hóa 39
2.1.4. Tình hình giáo dục 40
2.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học âm nhạc và dạy hát DCQHBN
trong các trƣờng THCS thành phố Bắc Ninh 45
2.2.1. Thực trạng quản lý nội dung chƣơng trình dạy hát 46

2.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên 49
2.2.3 Thực trạng quản lý hoạt động học của học sinh 54
2.2.4. Đánh giá kết qủa dạy hát quan họ cho HS trong các trƣờng
THCS thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh 58
2.3. Nguyên nhân của thực trạng 59
2.3.1. Nguyên nhân thành công 59
2.3.2. Nguyên nhân hạn chế, thiếu sót 60
Kết luận chƣơng 2 61
CHƢƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
DẠY HÁT DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ THÀNH PHỐ BẮC NINH 62
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 62


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 62
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 62
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 62
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 62
3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dạy hát DCQHBN trong
các trƣờng THCS thành phố Bắc Ninh 63
3.2.1. Xây dựng và phát triển chƣơng trình, kế hoạch dạy hát
DCQHBN trong các trƣờng THCS thành phố Bắc Ninh 63
3.2.2. Nâng cao năng lực cho giáo viên dạy hát DCQHBN 67
3.2.3. Chỉ đạo giáo viên đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy
hát DCQHBN 70
3.2.4. Tăng cƣờng quản lý hoạt động học, tự học của học sinh 71
3.2.5. Thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy hát DCQHBN 72

3.2.6. Tăng cƣờng cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng dạy hát
DCQHBN để nâng cao chất lƣợng dạy hát 75
3.3. Mối quan hệ của các biện pháp đƣợc đề xuất 77
3.4. Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 78
3.4.1.Mục đích của khảo nghiệm 78
3.4.2. Nội dung và phƣơng pháp khảo nghiệm 78
3.4.3. Đối tƣợng khảo nghiệm 78
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp đã đề xuất 78
Kết luận chƣơng 3 81
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 82
1. Kết luận 82
2. Khuyến nghị 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


1.
CBQL
Cán bộ quản lý
2.
CSVC
Cơ sở vật chất
3.

DC
Dân ca
4.
DCQHBN
Dân ca quan họ Bắc Ninh
5.
GV
Giáo viên
6.
HĐND, UBND
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
7.
HT
Hiệu trƣởng
8.
HQQL
Hiệu quả quản lý
9.
HS
Học sinh
10.
PPDH
Phƣơng pháp dạy học
11.
QL
Quản lý
12.
TBDH
Thiết bị dạy học
13.

THCS
Trung học cơ sở
14.
TP
Thành phố
15.
UNESCO
Tổ chức văn hóa, khoa học, giáo dục của Liên hợp quốc






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1: Đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp quản lý mục tiêu, kế
hoạch dạy học môn Âm nhạc và dạy hát DCQHBN 47
Bảng 2.2: Các biện pháp quản lí nội dung chƣơng trình dạy học môn Âm
nhạc và dạy hát DCQHBN 48
Bảng 2.3: Thực trạng số lƣợng giáo viên dạy âm nhạc trong trƣờng THCS
thành phố Bắc Ninh 49
Bảng 2.4: Kinh nghiệm dạy hát DCQHBN của giáo viên âm nhạc trong các
trƣờng THCS 50
Bảng 2.5: Thực trạng quản lí việc chuẩn bị giờ lên lớp và hồ sơ chuyên
môn của giáo viên 52

Bảng 2.6: Thực trạng quản lí hoạt động dạy học của giáo viên 53
Bảng 2.7: Kiến thức của HS về DCQHBN 54
Bảng 2.8: Thực trạng các kênh HS tiếp cận kiến thức về DCQHBN 54
Bảng 2.9: Số lƣợng bài hát DCQHBN HS thuộc và có thể hát đƣợc giai điệu 55
Bảng 2.10: Các kênh dạy hát DCQHBN cho HS THCS thành phố Bắc Ninh . 56
Bảng 2.11: Nguyện vọng học hát DCQHBN của HS các trƣờng THCS 57
Bảng 2.12: Các biện pháp quản lí hoạt động học của học sinh 57
Bảng 3.1: Đánh giá sự cần thiết của các biện pháp đề xuất 79
Bảng 3.2: Đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất 80



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Số lƣợng bài hát DCQHBN giáo viên âm nhạc thuộc trong các
trƣờng THCS thành phố Bắc Ninh 51
Biểu đồ 2.2. Kinh nghiệm trong hát/biểu diễn DCQHBN nơi đông ngƣời
của giáo viên âm nhạc trong các trƣờng THCS 52









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đã từ nhiều trăm năm rồi, trên dải đất trù phú của đồng bằng sông Hồng
có một miền quê mà ngƣời ta quen gọi với cái tên nghe thật là văn chƣơng và
tao nhã: Xứ Kinh Bắc - cái nôi của những làn điệu dân ca Quan họ gắn với nét
đẹp của truyền thống con ngƣời và cảnh sắc thiên nhiên. Khi tới bất kì một
miền quê nhỏ bé nào của vùng đất này, ta cũng bắt gặp một ngôi đình hay mái
chùa rêu phong cổ kính đang đắm mình trong khúc hát dân ca. Những cô gái
cầu Lim, những tràng trai Khúc Toại đẹp ngƣời, đẹp nết, đẹp cả lời ăn tiếng
nói. Họ trọng nhau về nghĩa, mến nhau về tài, say nhau qua lời ca, câu hát:
Trong sáu tỉnh người đã chưa tỏ
Ngoại năm thành chỉ có Bắc Ninh
Yêu nhau trở lại xuân đình
Nghề chơi Quan họ có tinh mới tường”.
(Dưới giời mấy kẻ biết ra)
Quê hƣơng Kinh Bắc, nơi có con sông Cầu nƣớc chảy lơ thơ, có núi
Thiên Thai, có chùa Phật Tích, có những ngƣời con gái, con trai cần cù lao
động, thiết tha yêu đời. Có những làn điệu dân ca làm say đắm lòng ngƣời
khiến cho những ai đã từng một lần đƣợc đặt chân tới vùng đất này chắc chắn
sẽ hẹn ngày trở lại.
Tự hào thay đúng vào ngày 30/9/2009, Dân ca Quan họ Bắc Ninh chính
thức đƣợc tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện
của nhân loại. Quan họ bây giờ đã đƣợc lên ngôi. Mỗi chúng ta cần phải có
trách nhiệm góp phần làm cho những làn điệu dân ca ngọt ngào, đằm thắm ấy
mãi đƣợc trƣờng tồn và lan toả.
Chính vì vậy, bảo tồn và phát huy DC nói chung và DCQHBN nói riêng
là trách nhiệm của mọi ngƣời Việt Nam, cần làm cho DC trở thành niềm tự

hào, một thành tố không thể thiếu trong cuộc sống; DC cần đƣợc tuyên truyền


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
quảng bá rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân. Giáo dục dạy hát DCQHBN
trong nhà trƣờng là một biện pháp thiết thực góp phần phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Từ khi DCQHBN đƣợc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện
của nhân loại, việc quảng bá di sản đến công chúng trong và ngoài tỉnh (kể cả
ngƣời nƣớc ngoài) đã đƣợc quan tâm. Công tác dạy hát DCQHBN cũng đã
đƣợc quan tâm: Một số địa phƣơng tổ chức dạy hát thông qua các câu lạc bộ
DCQHBN, chƣơng trình dạy hát DCQHBN đƣợc phát sóng trên Đài Phát thanh
và truyền hình Bắc Ninh…Chƣơng trình giáo dục phổ thông quy định: âm nhạc
là một môn văn hóa bắt buộc. Tất cả HS đều đƣợc học để có một trình độ văn
hóa âm nhạc phổ thông trong nền học vấn chung ở tiểu học và THCS… nhƣng
hiện nay việc dạy dân ca trong nhà trƣờng phổ thông còn nhiều bất cập: một số
nơi mới thực hiện hình thức hoặc có làm nhƣng chất lƣợng và kết quả còn hạn
chế trong khi đó sự tấn công ồ ạt của các phƣơng tiện truyền thông đại chúng
khiến trẻ em trở thành những thính giả thụ động, tiếp nhận không chọn lọc
những luồng văn hóa từ bên ngoài xâm nhập vào…trong sáng hơn, bồi đắp cho
các em tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc. Theo tác giả Phạm Minh Khang, việc
đƣa DC vào giảng dạy ở các trƣờng phổ thông, ở nhiều quốc gia trên thế giới
không phải là hiện tƣợng mới mẻ mà nó đã trở thành một định hƣớng mang tầm
chiến lƣợc trong sự nghiệp giáo dục ở các quốc gia này. Việc đƣa DC vào dạy
và học ở các trƣờng phổ thông làm cho nội dung chƣơng trình âm nhạc thêm
phong phú. Nhạc sỹ Hoàng Long đề nghị đƣa DC dạy trong chƣơng trình nội
khóa với tỷ lệ thích đáng, ngoài ra cần phải tăng cƣờng các hoạt động ngoại
khóa âm nhạc, trong đó dạy hát DC phải đặc biệt quan tâm. Giáo sƣ Trần Văn

Khê cho rằng, đƣa DC vào trƣờng học không nhằm mục đích để huấn luyện các
em trở thành ca sỹ hay nhạc sỹ mà chỉ giúp các em nhận thức đƣợc bản sắc văn
hóa dân tộc và quan trọng nhất là gieo tình yêu âm nhạc truyền thống vào trong
tim các em .


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
Tuy nhiên, việc dạy hát DCQHBN trong các trƣờng THCS hiện nay hiệu
quả chƣa cao mà nguyên nhân chính là do công tác tổ chức quản lý hoạt động
này còn nhiều bất cập.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “ Các biện pháp quản lý hoạt động
dạy hát dân ca quan họ Bắc Ninh trong các trường THCS Thành phố Bắc
Ninh”. để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất một số biện
pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy hát DCQHBN trong các trƣờng
THCS thành phố Bắc Ninh.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình quản lý hoạt động dạy hát DCQHBN trong các trƣờng THCS thành
phố Bắc Ninh.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy DCQHBN
trong các trƣờng THCS thành phố Bắc Ninh.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đƣa ra đƣợc các biện pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi thì
có thể nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy hát DCQHBN trong các trƣờng
THCS thành phố Bắc Ninh.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý hoạt động dạy hát DCQHBN trong các
trƣờng THCS thành phố Bắc Ninh.
5.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý dạy hát DCQHBN trong các trƣờng THCS
thành phố Bắc Ninh.
5.3. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy hát
DCQHBN trong các trƣờng THCS thành phố Bắc Ninh.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phƣơng này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ
sở lý luận của đề tài. Thuộc nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận có các
phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phƣơng pháp phân tích- tổng hợp tài liệu;
- Phƣơng pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.
6.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phƣơng pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây
dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. Thuộc nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
có các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phƣơng pháp điều tra;
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;
- Phƣơng pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
- Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia
- Phƣơng pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
7. Đóng góp của đề tài
7.1. Về mặt lý luận

Hệ thống hóa lý luận về vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy
hát DCQHBN trong các trƣờng THCS.
7.2. Về mặt thực tiễn
Làm rõ thực trạng quản lý hoạt động dạy hát DCQHBN trong các
trƣờng THCS thành phố Bắc Ninh; đồng thời đề xuất đƣợc các biện pháp
nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy hát DCQHBN trong các trƣờng
THCS thành phố Bắc Ninh.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục nghiên cứu,
luận văn có 3 chƣơng:


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động dạy hát DCQHBN trong
các trƣờng THCS
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy hát DCQHBN trong các
trƣờng THCS thành phố Bắc Ninh
Chƣơng 3: Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy hát
DCQHBN trong các trƣờng THCS thành phố Bắc Ninh








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HÁT
DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG CÁC TRƢỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Khái quát lịch sử vấn đề nghiên cứu
Bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc, văn hóa địa phƣơng là một trong
những nhiệm vụ quan trọng của trƣờng phổ thông nói chung và nhà trƣờng
trung học cơ sở, quản lý nhà trƣờng nói riêng. Thông qua hoạt động đó giúp thế
hệ trẻ hình thành và phát triển niềm tự hào, tự tôn của dân tộc, yêu nƣớc,
thƣơng nòi, có ý thức đấu tranh, xây dựng và bảo vệ quê hƣơng, đất nƣớc.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTW khóa VIII, các văn kiện Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ X, XI nhiều lần đề cập đến việc bảo tồn và phát huy
giá trị văn hóa và việc giáo dục bồi dƣỡng con ngƣời Việt Nam về trí tuệ, đạo
đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, có nhân cách, có bản lĩnh vững vàng ngang
tầm sự nghiệp đổi mới đất nƣớc, xây dựng nền giáo dục mới, tạo điều kiện cho
các cá nhân phát triển tối đa tiềm năng của mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng chỉ rõ, di sản văn hóa truyền thống
có những giá trị cơ bản, độc đáo, đặc sắc. Ngƣời luôn nhắc nhở phải phát huy
vốn quý báu của dân tộc, trong kế thừa di sản phải có thái độ nghiên cứu, chọn
lọc nghiêm túc. Giáo dục không chỉ dạy kiến thức khoa học, kiến thức văn hóa
mà còn xây dựng đức, trí, thể, mỹ một cách toàn diện. Ngƣời căn dặn “ngƣời
địa phƣơng nào trƣớc hết phải biết hát dân ca của địa phƣơng mình, đó là điều
thuận lợi hơn ngƣời ở địa phƣơng khác”

[2]. Nhƣ vậy việc đƣa dân ca Việt
Nam nói chung và DCQHBN nói riêng vào trƣờng học là một việc làm cần
thiết góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa nhằm giáo dục con
ngƣời một cách toàn diện, bồi dƣỡng tâm hồn, nhân cách, khả năng cảm thụ âm

nhạc, tình yêu quê hƣơng đất nƣớc.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam có “cốt lõi” và đƣợc kết tinh trong di
sản văn hóa, gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam đƣợc vun đắp lên qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh
dựng nƣớc và giữ nƣớc. Đó là lòng yêu nƣớc nồng nàn, ý chí tự cƣờng dân tộc,
tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã -
tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù,
sáng tạo trong lao động, tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống. Các di
sản văn hóa chỉ phát huy tác dụng khi đƣợc xâm nhập vào con ngƣời, chính
vì vậy Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: Văn hóa của Việt Nam là điều đáng
tự hào, phải làm cho văn hóa thấm sâu vào tâm lý quốc dân. Từ nhận thức di
sản văn hóa là nguồn lực đặc biệt tác động vào sự phát triển kinh tế - xã hội,
trong những năm qua đặc biệt là từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nƣớc,
Đảng và Nhà nƣớc ta đã quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy giá trị của di
sản văn hóa - gắn kết với việc xây dựng môi trƣờng sinh thái nhân văn và đời
sống văn hóa cộng đồng.
Trên thế giới, việc nghiên cứu đƣa dân ca, âm nhạc vào giảng dạy ở các
trƣờng phổ thông ở nhiều quốc gia đã đƣợc thực hiện theo một chiến lƣợc,
kế hoạch thống nhất. Nhật Bản, Hàn Quốc, Inđônêxia, Nga đã triển khai thành
công việc dạy dân ca kết hợp với các trò chơi dân gian địa phƣơng trong trƣờng
phổ thông.
Ở Việt Nam đã có một số tài liệu hƣớng dẫn chung về giảng dạy âm nhạc
và phƣơng pháp dạy âm nhạc của Nguyễn Minh Toàn, Nguyễn Hoàng Thông,
phƣơng pháp dạy học âm nhạc của Hoàng Long, Hoàng Lân; tài liệu “Bồi
dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III môn Âm nhạc”


của Bộ
GD&ĐT… Nhƣng chƣa có tài liệu nào hƣớng dẫn chi tiết và cách dạy hát
DCQHBN.
Nhiều nhà giáo dục đã đề nghị đƣa giáo dục nghệ thuật vào trƣờng
phổ thông, cho đến những năm 90 của thế kỷ trƣớc và nhất là từ khi thực
hiện đổi mới chƣơng trình và sách giáo khoa năm 2002, các môn Âm nhạc và


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Mỹ thuật) mới chính thức có chỗ đứng trong chƣơng trình giáo dục phổ thông
(ở bậc Tiểu học và THCS). Tuy nhiên việc giảng dạy ở một số địa phƣơng còn
mang tính hình thức, chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Trong chƣơng trình dạy
âm nhạc ở THCS, các nhà sƣ phạm đã đƣa dân ca vào sách giáo khoa nhƣng
mức độ còn khá khiêm tốn:
- Lớp 6 có 2 bài dân ca: Vui bƣớc trên đƣờng xa - theo điệu lý con sáo
Gò Công - dân ca Nam bộ; Đi cấy - dân ca Thanh Hóa.
- Lớp 7 có 2 bài dân ca: Lý cây đa - DCQHBN; Đi cắt lúa - dân ca
Tây Nguyên.
- Lớp 8 có 2 bài dân ca: Lý dĩa bánh bò - dân ca Nam Bộ; Hò ba lý - dân
ca Quảng Nam.
- Lớp 9 có 1 bài: Lý kéo chài - dân ca Nam Bộ.
Tổng số các bài dân ca đƣợc dạy ở THCS là 7/28 bài (trong đó
DCQHBN chỉ có 1 bài).
Ngoài các bài hát chính thức, trong phụ lục của mỗi cuốn sách giáo khoa
cũng có một số bài DC nhƣng số lƣợng còn ít.
Hội thảo “Bảo tồn và phát huy dân ca trong giáo dục âm nhạc ở trường
phổ thông” ngày 29/10/2009 của Trƣờng Đại học Sƣ phạm Nghệ thuật Trung

ƣơng đã tập trung đánh giá vai trò của dân ca trong đời sống xã hội, thực trạng
việc dạy và học dân ca trong trƣờng đào tạo giáo viên âm nhạc và trong trƣờng
phổ thông, đề xuất các biện pháp để nâng cao chất lƣợng giáo dục âm nhạc
trong nhà trƣờng nói chung và dạy dân ca nói riêng.
Dự án: “Hỗ trợ đưa dân ca vào trường THCS” đƣợc Bộ GD&ĐT triển
khai từ năm 2009 với các sản phẩm Tuyển tập dân ca Việt Nam dành cho
trường THCS; Giới thiệu dân ca Việt Nam; bộ băng đĩa âm thanh các bài dân
ca dành cho trường THCS; hướng dẫn sử dụng các sản phẩm âm nhạc trong
nhà trường… Đây là các tài liệu tham khảo rất quan trọng giúp cho việc dạy và
học DC nói riêng và giáo dục âm nhạc nói chung ở trƣờng THCS, giáo viên sẽ


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
dùng các tài liệu để bổ sung vào việc dạy và học cũng nhƣ tổ chức các hoạt
động âm nhạc trong và ngoài nhà trƣờng. Song, do quan tâm giới thiệu dân ca
các vùng, miền, DCQHBN chỉ đƣợc giới thiệu 1 bài.
Cũng do điều kiện lịch sử, trƣớc những năm 1960, việc nghiên cứu, bảo
tồn, phát huy giá trị di sản DCQHBN chƣa đƣợc quan tâm. Sau những năm
1960- 1970 tỉnh đã tổ chức những hội thảo, nghiên cứu, sƣu tầm, xuất bản
nhiều tài liệu về DCQHBN, đặc biệt từ cuối năm 2008 tỉnh đã lập
hồ sơ và đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện
của nhân loại. Công tác dạy hát DCQHBN chủ yếu mới thực hiện tại cộng đồng
thông qua vai trò của nghệ nhân, hình thức dạy hát bằng truyền khẩu. Việc dạy
hát DCQHBN ở trƣờng Trung cấp Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh mới chỉ đạt những
kết quả bƣớc đầu. Việc triển khai đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa thế giới: DCQHBN” trong đó có việc dạy hát DCQHBN trong trƣờng
THCS, đƣợc tỉnh và các địa phƣơng rất hoan nghênh và tích cực thực hiện.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Dân ca và DCQHBN
1.2.1.1. Dân ca
Theo một số tài liệu nghiên cứu, ngƣời Đức gọi DC là bài ca của nhân dân,
ngƣời Pháp thì gọi DC là những bài ca phổ cập trong quần chúng, bài ca mang
tính nhân dân, ngƣời Ý thì gọi DC là bài ca mang tính sắc tộc hay dân tộc.
Theo Từ điển Tiếng Việt, khái niệm DC đƣợc hiểu là “những bài hát lƣu
truyền trong dân gian, mang đặc trƣng vùng, miền và không rõ tác giả” [42, tr.317]
Sách Âm nhạc và Mỹ thuật của Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm
2002 cho rằng, “dân ca đƣợc gọt giũa, sàng lọc qua năm tháng nên có sức sống
với thời gian” [15, tr.29].
Nhƣ vậy có thể hiểu dân ca là những bài hát đã đi vào kho tàng
nghệ thuật dân gian bằng cách truyền khẩu trong nhân dân, chúng đƣợc
biến đổi không phụ thuộc vào bản quyền của một tác giả nào từ ban đầu.
Từ khái niệm trên, dân ca có các đặc điểm chính sau:


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
- Là những bài hát của nhân dân (gắn liền với đời sống, sinh hoạt, lao động,
vui buồn của nhân dân nhƣ bài hát về lao động, bài hát về lễ nghi phong tục…).
- Là những bài hát đƣợc truyền khẩu trong dân gian có những bài đƣợc
ký âm.
- Là những bài hát không có tác giả rõ ràng. Vì qua việc truyền khẩu,
truyền lại các bài dân ca, dân nhạc, mỗi ngƣời diễn xƣớng có quyền ứng tác tự
do, góp phần sáng tạo của mình vào tác phẩm trong quá trình biểu diễn. Cho
nên họ gần nhƣ là đồng tác giả” với ngƣời sáng tác ban đầu. Mà ngƣời sáng tác
ban đầu là ai cũng không rõ.
- Là những bài hát không rõ xuất xứ.
- Là những bài hát có dấu ấn địa phƣơng (địa danh, phong thổ, địa lý…).

- Có những cung bậc đặc trƣng.
- Trong dân ca, lời ca đóng vai trò chính, giai điệu luôn đƣợc phát sinh
từ dấu giọng ở lời ca nên phụ thuộc vào lời ca.
- Dân ca phát triển đƣợc nhờ truyền khẩu.
1.2.1.2. Dân ca Quan họ Bắc Ninh
DCQHBN là những bài hát do ngƣời dân vùng Bắc Ninh sáng tác,
đƣợc lƣu truyền, truyền khẩu từ thế hệ này sang thế hệ khác thể hiện tinh
thần, triết lý và bản sắc địa phƣơng của cộng đồng ở trong vùng, thắt chặt
mối quan hệ ở trong làng và giữa các làng cùng chia sẻ thực hành diễn
xƣớng văn hóa này.
Theo các nhà nghiên cứu, DCQHBN có nhiều làn điệu, nó khác với
nhiều loại dân ca khác chỉ có một làn điệu âm nhạc. Trong DCQHBN, mỗi
giọng (giai điệu âm nhạc) đều có lời ca riêng phù hợp, nhạc và lời gắn bó hữu
cơ với nhau. Hát DCQHBN là ca đối giọng (tức là đối làn điệu âm nhạc), nếu
bên kia ra một giọng thì bên này cũng phải có một bài đối lại lời khác nhƣng
cùng giọng với bài kia. Cho tới nay DCQHBN có khoảng 400 bài ca thuộc ba
hệ thống giọng: lề lối, giọng vặt, giọng giã bạn.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
1.2.2. Dạy hát dân ca
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan bằng
hình tƣợng có sức biểu cảm của âm thanh. Dạy học âm nhạc là quá trình tác
động qua lại giữa giáo viên và HS nhằm truyền thụ hệ thống kiến thức âm
nhạc, hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo và thái độ cần thiết trong lĩnh
vực âm nhạc cho HS, HS nhận thức và lĩnh hội chúng, qua đó thực hiện được
mục đích giáo dục âm nhạc.
Giáo dục âm nhạc cho HS THCS là phƣơng tiện có hiệu quả nhất để giáo

dục đạo đức, thẩm mỹ, hình thành nhân cách HS, trang bị kiến thức cơ bản, khả
năng cảm thụ, hiểu biết nghệ thuật âm nhạc, phát huy sự sáng tạo của HS.
Giáo viên dạy âm nhạc là ngƣời lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động
nhận thức (học tập âm nhạc) của HS giúp HS tìm tòi, khám phá tiếp cận tri
thức, qua đó thực hiện chức năng học của bản thân; các hoạt động của giáo
viên gồm:
- Đề ra mục đích, yêu cầu nhận thức việc học tập (âm nhạc) của HS.
- Xây dựng kế hoạch dạy học dự kiến hoạt động tƣơng ứng của HS (kiến
thức, kỹ năng cần đạt).
- Tổ chức các hoạt động của thày và trò.
- Kích thích tính tự giác, tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo của HS bằng
cách tạo nên các nhu cầu, động cơ, hứng thú, khêu gợi tính tò mò, ham hiểu biết,
thích làm theo, HS xác định đƣợc trách nhiệm, nghĩa vụ học tập của mình.
- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, thông qua đó
có các biện pháp điều chỉnh, sửa chữa kịp thời những thiếu sót, sai lầm của HS,
điều chỉnh phƣơng pháp giảng dạy của chính mình.
HS, dƣới sự điều khiển của giáo viên tự giác, chủ động học tập để lĩnh
hội tri thức, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức để thu nhận
và xử lý thông tin bên ngoài thành tri thức của bản thân, làm phong phú thêm
kiến thức, kỹ năng. Các hoạt động của HS gồm:


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
- Tiếp nhận nhiệm vụ và kế hoạch học tập của giáo viên.
- Thực hiện các hoạt động học, các thao tác nhận thức trong học tập.
- Tự điều chỉnh các hoạt động nhận thức dƣới tác động kiểm tra, đánh
giá của giáo viên và tự đánh giá của HS.
- Phân tích kết quả hoạt động học tập dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên

(tự kiểm tra, đánh giá) qua đó tự điều chỉnh việc tập luyện, thực hành…
Hoạt động dạy và học môn âm nhạc thống nhất biện chứng với nhau.
Sự nỗ lực của giáo viên và HS tạo nên sự cộng hƣởng tích cực cho quá trình
dạy và học, kết quả hoạt động này phụ thuộc vào hoạt động kia và ngƣợc lại:
- Giáo viên đƣa ra nhiệm vụ, yêu cầu nhận thức, đƣa HS vào tình huống
có vấn đề, kích thích tƣ duy của HS, từ đó HS đƣa ra nhiệm vụ học tập của
chính mình.
- HS ý thức đƣợc các nhiệm vụ cần giải quyết, biến các nhiệm vụ khách
quan thành yêu cầu chủ quan, giải quyết nhiệm vụ dƣới sự chỉ đạo của giáo
viên ở mức độ khác nhau.
- Giáo viên thu tín hiệu ngƣợc từ HS, vừa giúp HS các hoạt động học,
vừa tự điều chỉnh hoạt động dạy của mình. HS cũng thu tín hiệu ngƣợc để
tự phát hiện, tự đánh giá, tự điều chỉnh hoạt động học tập.
- Giáo viên phân tích, đánh giá kết quả học tập của HS và của chính mình.
Vậy: dạy học âm nhạc là một quá trình dƣới sự lãnh đạo, tổ chức, điều
khiển của giáo viên, HS tự giác, tích cực, chủ động biết tự tổ chức, tự điều
khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm thực hiện các nhiệm
vụ dạy học.
Dạy hát DCQHBN cũng là hình thức dạy học âm nhạc, trong đó giáo
viên bám sát các đặc điểm của lối hát (diễn xướng), các kỹ thuật lấy giọng,
nhả hơi, luyến láy truyền thống để xây dựng nhiệm vụ, kế hoạch bài giảng, HS
luyện tập, tiếp thu kiến thức, kỹ năng thực hành để thực hiện nhiệm vụ mục
tiêu được đề ra.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Do dân ca tồn tại thông qua hình thức truyền khẩu nên dạy hát DCQHBN
bằng phƣơng pháp truyền khẩu làn điệu (giọng), cách thể hiện từng câu, từng

đoạn và cả bài ca giữa giáo viên với HS theo nhịp phách. Tuy nhiên trong
xã hội hiện đại, để bổ trợ và tăng hiệu quả cho việc dạy hát vẫn có thể sử dụng
các công cụ hỗ trợ nhƣ: dàn nhạc, băng đĩa hình và tiếng.
1.2.3. Quản lý và quản lý hoạt động dạy hát dân ca
1.2.3.1. Quản lý
Quản lý tồn tại trong mọi xã hội, ở bất cứ lĩnh vực nào và trong bất cứ
giai đoạn phát triển nào. Lao động của con ngƣời luôn luôn là lao động tập thể,
mỗi ngƣời có một vị trí nhất định trong tập thể nhƣng có quan hệ và có giao
tiếp với ngƣời khác, tập thể khác trong quá trình lao động. Vì vậy cần có sự
quản lý để duy trì tính tổ chức, sự phân công lao động, các mối quan hệ giữa
những ngƣời trong một tổ chức xã hội và giữa các tổ chức xã hội trong quá
trình sản xuất vật chất, trong quá trình sản xuất vật chất, trong quá trình xã hội
nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất định
Từ thời cổ đại con ngƣời đã biết sử dụng quản lý vào trong việc tổ chức
hoạt động của mình. Nhà triết học Socrates đã cho rằng: Những ngƣời biết cách
sử dụng con ngƣời sẽ điều khiển công việc cá nhân hoặc tập thể một cách sáng
suốt, trong khi những ngƣời không biết làm nhƣ vậy sẽ mắc sai lầm trong
việc điều hành cả hai công việc này. Cũng ngay từ thời Trung Hoa cổ đại,
ngƣời ta đã xác định đƣợc 4 chức năng của quản lý, đó là kế hoạch hóa, tổ
chức, tác động và kiểm tra.
Tuy tƣ tƣởng về quản lý đã có lịch sử hơn 2.500 năm nhƣng mãi đến
những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cuộc vận động quản lý theo khoa
học mới xuất hiện. Trong đó ngƣời đi tiên phong cho cuộc vận động này
là Frederich Winslow Taylor. Năm 1911, ông đã xuất bản cuốn sách “Các
nguyên tắc quản lý theo khoa học”. Theo Frederich Winslow Taylor, ngƣời
quản lý phải là nhà tƣ tƣởng, nhà lên kế hoạch, chỉ đạo và tổ chức công việc.
Sau Cách mạng Tháng Mƣời Nga, vấn đề quản lý đã đƣợc Đảng Cộng sản Liên


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


14
Xô (cũ) nhấn mạnh: Các vấn đề quản lý không những chỉ đƣợc một số ít cán bộ
quản lý và chuyên gia, mà còn đƣợc tất cả các tổ chức Đảng và Xô Viết, tất cả
ác cơ quan kinh tế, tất cả những ngƣời lao động đặc biệt quan tâm. Hoàn thiện
công tác quản lý là một bộ phận quan trọng trong hoạt động kinh tế của Đảng
Cộng sản.
Hiện nay, quản lý theo khoa học là một yêu cầu đặt ra đối với mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội. Đây là một hoạt động giữ vai trò hết sức quan trọng
nhƣng cũng là hoạt động rất khó khăn, phức tạp vì nó liên quan trực tiếp đến
con ngƣời, đến tổ chức.
Quản lý là một khái niệm đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
của đời sống xã hội. Do đối tƣợng quản lý phong phú, đa dạng tùy thuộc vào
từng lĩnh vực hoạt động cụ thể, từng giai đoạn phát triển của xã hội
mà có những cách hiểu khác nhau về quản lý.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Quản lý là chức năng và hoạt động
của hệ thống có tổ chức thuộc các giới khác nhau (sinh học, kỹ thuật, xã hội),
bảo đảm giữ gìn một cơ cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt động tối ƣu và bảo
đảm thực hiện những chƣơng trình và mục tiêu của hệ thống đó” [28, tr.580].
Theo Từ điển Tiếng Việt, “Quản lý là trông coi và giữ gìn theo những
yêu cầu nhất định” [42, tr 800].
Còn theo Mary Parker Follet thì quản lý là nghệ thuật khiến công
việc đƣợc thực hiện thông qua ngƣời khác.
* Trong cuốn “Khoa học quản lý nhà trƣờng” Nguyễn Văn Lê và Tạ Văn
Doanh định nghĩa: “Quản lý là một hệ thống xã hội, khoa học và nghệ thuật
tác động vào hệ thống mà chủ yếu là vào những con ngƣời nhằm đạt hiệu
quả tối ƣu theo mục tiêu đề ra (KH quản trị - NXB HCM - 95).
* Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ lại cho rằng: Quản lý là một quá trình
có định hƣớng, có mục tiêu; quản lý là một hệ thống, quá trình tác động đến
hệ thống nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc

trƣng cho trạng thái của hệ thống và ngƣời quản lý mong muốn.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Có tác giả lại hiểu quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng
cách vận dụng và thực hiện một cách sáng tạo các chức năng kế hoạch hóa,
tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.
Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Quản
lý là tác động có định hƣớng, có chủ đích của chủ thể quản lý (ngƣời quản lý)
đến khách thể quản lý (ngƣời bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ
chức đó vận hành và đạt đƣợc mục đích của mình” [19, tr. 6].
Quản lý vừa là một khoa học, dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật phát
triển (quy luật tự nhiên hay xã hội) của các đối tƣợng khác nhau, vừa là một
nghệ thuật, đòi hỏi phải có sự tác động thích hợp với từng khách thể quản lý.
Theo tôi, quản lý là tổ chức, điều khiển hoạt động của một nhóm (hay
nhiều nhóm xã hội) cùng nhau thực hiện những nhiệm vụ và mục đích chung.
Quản lý giữ vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động của xã hội.
1.2.3.2. Quản lý giáo dục
“Giáo dục là quá trình truyền đạt và tiếp thu những kinh nghiệm lịch sử
xã hội của các thế hệ loài ngƣời về hoạt động giáo dục, giáo dục là quá trình tác
động của xã hội và của nhà giáo dục đến đối tƣợng giáo dục để hình thành cho
họ những phẩm chất nhân cách. Về hành vi, khái niệm giáo dục bao gồm nhiều
hành vi khác nhau” [19;tr.22] .
Các nhà lý luận đã có nhiều công trình nghiên cứu và đƣa ra những khái
niệm về quản lý giáo dục dƣới góc độ khác nhau.
- Theo A.G Apharaxep Quản lý giáo dục nằm trong lĩnh vực văn hóa - tƣ
tƣởng.
- Theo M.I. Kondacop: Quản lý giáo dục là tập hợp tất cả các biện pháp

tổ chức kế hoạch hóa, công tác cán bộ… nhằm đảm bảo sự vận hành bình
thƣờng của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, để tiếp tục mở rộng hệ thống
cả về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng.
- Các tác giả Nguyễn Sinh Huy - Hà Hữu Dững: Quản lý giáo dục
là tác động một cách có mục đích và có kế hoạch vào toàn bộ lực lƣợng giáo


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
dục, nhằm tổ chức và phối hợp hoạt động của chúng, sử dụng một cách đúng
đắn các nguồn lực và phƣơng tiện, thực hiện có kết quả những chỉ tiêu phát
triển về số lƣợng và chất lƣợng của sự nghiệp giáo dục theo phƣơng hƣớng của
mục tiêu giáo dục.
- Còn tác giả Nguyễn Ngọc Quang: Quản lý giáo dục thực chất là tác động
một cách khoa học đến nhà trƣờng, nhằm tổ chức tối ƣu các quá trình dạy học,
giáo dục thể chất theo đƣờng lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, tiến tới mục
tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lƣợng mới.
- Qua đó ta thấy có nhiều quan niệm về Quản lý giáo dục dƣới góc độ
tiếp cận khác nhau, song có thể hiểu bản chất của Quản lý giáo dục là vận hành
các hoạt động giáo dục đạt tới mục tiêu đã xác định. Quản lý giáo dục là hoạt
động điều hành, phối hợp các lực lƣợng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác giáo
dục - đào tạo theo yêu cầu phát triển của xã hội. Quản lý giáo dục là hệ thống
những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý
nhằm làm cho hệ thống giáo dục vận hành theo đƣờng lối và nguyên lý giáo
dục của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trƣờng XHCN Việt Nam mà tâm
điểm chính là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, nhằm đạt đƣợc những mục
tiêu đã định.
Từ đó có thể khái quát: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động
có mục đích có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý tới đối tượng quản

lý trong hệ thống giáo dục, là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các
cơ sở giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài.
Quản lý giáo dục có những đặc trƣng chủ yếu sau:
- Sản phẩm giáo dục là nhân cách là sản phẩm có tính đặc thù nên quản
lý giáo dục phải ngăn ngừa sự dập khuôn máy móc trong việc tạo ra sản phẩm
cũng nhƣ không đƣợc phép tạo ra phế phẩm.
- Quản lý giáo dục nói chung, quản lý nhà trƣờng nói riêng phải
chú ý đến sự khác biệt giữa đặc điểm lao động sƣ phạm của đội ngũ giáo viên
với những đặc điểm lao động xã hội khác.

×