Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.05 KB, 24 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<small>MỤC LỤC</small>
1. Hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong chương các tội xâm phạm sở
2. Rừng chỉ là đối tượng tác động của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế 1 3. Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động của các tội
4. Từ chối giao trả lại tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên do ngẫu nhiên có
5. Mọi hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu thành Tội cướp
6. Hành vi giết người nhằm chiếm đoạt tài sản thì cấu thành Tội cướp tài sản với tình tiết định khung tăng nặng TNHS “dẫn đến hậu quả chết người” (Khoản 4 Điều 168
7. Đối tượng tác động của hành vi dùng vũ lực trong Tội cướp tài sản (Điều 168
8. Đối tượng tác động của Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) chỉ là tài sản 4 9. Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người là hành vi cấu thành cả hai tội: Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội giết người (Điều 123
10. Khách thể trực tiếp của Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS) chỉ là quan hệ
11. Uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản không chỉ cấu
12. Công khai chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên chỉ
13. Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS) đòi hỏi người phạm tội phải lén lút với tất cả mọi người 6 14. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu hiện gian dối là hành vi chỉ cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS) 6 15. Mọi hành vi không trả lại tài sản sau khi đã vay, mượn , thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng mà tài sản
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
16. Chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên bằng hợp đồng vay tài sản chỉ cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175
17. Cố tình khơng trả lại cho chủ sở hữu tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên bị giao nhầm là hành vi cấu thành Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176 BLHS) 8 18. Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176 BLHS) được coi là hoàn thành vào thời điểm chủ thể ngẫu nhiên chiếm hữu được tài sản 8 19. Sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên, gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi cấu thành Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 177
20. Các trường hợp hủy hoại tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên đều cấu thành
21. Mọi trường hợp cố ý làm hư hỏng tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS) 9 22. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên do vô ý là hành vi chỉ cấu thành Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 180 BLHS) 10 23. Dùng tiền giả để trao đổi lấy hàng hóa là hành vi cấu thành Tội lừa đảo chiếm
24. Vận chuyển trái phép vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa qua biên giới chỉ là hành vi cấu thành Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Điều 189
25. Mọi hành vi bn bán trái phép hàng hóa có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên qua biên giới đều cấu thành Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS) 10 26. Buôn bán trái phép hàng cấm qua biên giới là hành vi khách quan của Tội bn
27. Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơn so với tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa là hàng giả 11 28. Buôn bán qua biên giới trái phép pháo nổ có số lượng lớn thì cấu thành Tội bn
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">29. Không phải mọi loại hàng cấm đều là đối tượng tác động của các Tội sản xuất,
30. Hàng giả chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm được quy định tại điều 192,
31. Mọi hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế
32. Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp là hành vi khách quan của Tội trốn thuế (Điều 200 BLHS) 12 33. Không phải mọi trường hợp trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội
34. Mọi hành vi trong việc mua bán mà đánh tráo loại hàng gây thiệt hại nghiêm trọng cho người mua đều cấu thành Tội lừa dối khách hàng quy định tại Điều 198
35. Mọi trường hợp cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật qui định từ 10 lần trở lên đều cấu thành Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân
36. Không phải mọi hành vi tự in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước đều cấu thành Tội in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước
37. Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước quy định tại Điều 203 BLHS chỉ là hành vi mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung khơng đầy đủ, khơng chính xác theo quy định 14 38. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ trái phép có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên là hành vi cấu thành Tội lập quỹ trái phép quy định tại Điều 205 BLHS 14 39. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái các quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ nhằm chiếm đoạt số tiền, hàng cứu trợ đó thì cấu thành Tội cố ý làm trái các quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ (Điều 231 BLHS) 15 40. Mọi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đều cấu thành Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 225 BLHS) 15 41. Mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại đều cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">42. Mọi hành vi cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khốn đều cấu thành Tội cố ý cơng bố thơng tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán (Điều 209 BLHS) 16 43. Chủ thể của Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán (Điều 209 BLHS) là chủ thể thường 16 44. Mọi hành vi thao túng giá chứng khoán đều cấu thành Tội thao túng giá chứng
45. Mọi hành vi sử dụng thơng tin nội bộ để bán chứng khốn cho người khác đều cấu thành Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 210 BLHS) 17 46. Rừng chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm về môi trường 17 47. Mọi hành vi thải vào nguồn nước các chất gây ô nhiễm môi trường thì cấu thành
48. Mọi hành vi khai thác cây rừng trái phép gây hậu quả nghiêm trọng đều cấu
49. Mọi hành vi phá rừng trồng trái phép gây hậu quả nghiêm trọng đều cấu thành
50. Mọi hành vi buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đều cấu thành Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (Điều 244 BLHS) 19
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>PHẦN NHẬN ĐỊNH</b>
<b>1. Hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong chương các tội xâmphạm sở hữu chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản</b>
Đây là nhận định sai. Bởi các tội xâm phạm sở hữu không chỉ xâm phạm đến khách thể là quan hệ sở hữu mà cịn có thể xâm phạm đến nhân thân, do đó, hành vi khách quan của các tội này bên cạnh chiếm đoạt tài sản thì cịn có: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc, hành vi khác làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng khơng chống cự được (có trong tội cướp tài sản Điều 168); đe dọa sẽ dùng vũ lực (có trong tội cưỡng đoạt tài sản sản Điều 170), uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản (có trong tội cướp tài sản Điều 168, tội cưỡng đoạt tài sản sản Điều 170, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản Điều 169); bắt cóc con tin (có trong tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản Điều 169); lừa dối (có trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Điều 174)... Hơn nữa, quan hệ sở hữu bao gồm 3 quan hệ là định đoạt, sử dụng và chiếm hữu (Điều 158 BLDS 2015) cho nên dù không phải chiếm đoạt tài sản nhưng những hành vi sau vẫn xâm phạm đến quan hệ sở hữu do xâm phạm đến 1 trong 3 quyền của quan hệ sở hữu: (i) hành vi sử dụng trái phép tài sản (Điều 177 BLHS); (ii) hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS); (iii) hành vi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 179, Điều 180 BLHS).
<b>2. Rừng chỉ là đối tượng tác động của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế</b>
Đây là nhận định sai. Bởi rừng bao gồm nhiều loại, cụ thể: rừng đặc dụng; rừng phòng hộ; rừng sản xuất (khoản 1 Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017). Do đó, rừng khơng chỉ là đối tượng tác động của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà rừng cịn có thể là đối tượng tác động của các tội phạm như:
(i) Các tội phạm về môi trường (“Tội hủy hoại rừng” Điều 243 BLHS…); (ii) Các tội xâm phạm sở hữu (chỉ đối với đối tượng là rừng trồng sản xuất)
Như vậy, nhận định về việc rừng chỉ là đối tượng tác động của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
<b>3. Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động của các tộixâm phạm sở hữu</b>
Đây là nhận định đúng. Bởi theo quy định tại khoản 1 Điều 105 BLDS 2015, tài sản bao gồm: vật; tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Những đối tượng này chỉ trở thành đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu khi thỏa mãn một số điều kiện nhất định:
<i>+ Đối với vật</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">Để vật được xem là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu phải thỏa 2 đặc điểm: vật phải là sản phẩm lao động của con người và vật này khơng có tính năng đặc biệt.
Bên cạnh đó, những trường hợp vật sau đây không phải là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu, như: (i) tài nguyên thiên nhiên (rừng núi, sông hồ, nguồn nước…), trừ trường hợp rừng trồng sản xuất; (ii) những vật có tính năng cơng dụng đặc biệt (vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, chất ma túy, tiền chất ma túy, vật liệu nổ, chất độc, chất cháy, chất phóng xạ…); (iii) những vật mà bị chủ sở hữu hủy bỏ hoặc từ bỏ quyền sở hữu.
<i>+ Đối với tiền, giấy tờ có giá</i>
Tiền: là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ. Đây là những loại tiền thật, được phép lưu thơng và có giá trị thanh tốn. Tiền giả không phải là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu.
Giấy tờ có giá: phải là những loại giấy tờ có giá vơ danh mà trên đó thể hiện giá trị thanh toán hoặc quy đổi được thành tiền, như: séc (phải là séc vơ danh), tín phiếu, trái phiếu, cơng trái… Những giấy tờ có giá mà trên đó ghi tên chủ sở hữu: giấy tờ có giá ghi danh (séc có ghi tên người nhận tiền…) thì khơng phải là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu mà chỉ có thể là công cụ, phương tiện phạm tội.
<i>+ Đối với các quyền về tài sản</i>
Thông thường các quyền về tài sản không phải là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu. Tuy nhiên, các quyền liên quan đến sở hữu trí tuệ như: quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu cơng nghiệp… thì là đối tượng tác động của các tội xâm phạm quyền sở hữu theo Điều 225, Điều 226 BLHS.
<b>4. Từ chối giao trả lại tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên do ngẫu nhiên cóđược là hành vi chiếm đoạt tài sản</b>
Nhận định trên là sai. Vì chiếm đoạt tài sản phải là hành vi cố ý chuyển biến trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lý của người khác thành tài sản của mình; hay nói cách khác tài sản bị chiếm đoạt phải đang có người quản lý. Ở đây người đang chiếm hữu tài sản này là do ngẫu nhiên có được nghĩa là tài sản đó phải đang bị thất lạc hoặc chí ít là khơng cịn trong sự quản lý của người chủ sở hữu vì vậy hành vi trên khơng phải là hành vi chiếm đoạt tài sản vì người phạm tội có được tài sản một cách khách quan và vơ ý do đó trường hợp này có thể đó là hành vi chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176 BLHS) nếu như người bị từ chối là chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp tài sản hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><b>5. Mọi hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu thành Tộicướp tài sản (Điều 168 BLHS)</b>
Nhận định trên là sai. Vì để cấu thành tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) thì hành vi đe dọa dùng vũ lực ở đây phải xảy ra "ngay tức khắc" và làm cho người bị đe dọa lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được. Nếu như hành vi đe dọa ở đây chỉ là hành vi đe dọa "sẽ" dùng vũ lực và không diễn ra "ngay tức khắc" nghĩa là người bị đe dọa vẫn còn khả năng, điều kiện để suy nghĩ, cân nhắc, quyết định hành động trong một giới hạn nhất định thì phải cấu thành Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS). Không chỉ thế, đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực mà trước đó người phạm tội cịn có hành vi bắt cóc người khác làm con tin và hành vi đe dọa này nhằm uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản thì lúc này phải cấu thành Tội bắt cóc con tin (Điều 169 BLHS).
<b>6. Hành vi giết người nhằm chiếm đoạt tài sản thì cấu thành Tội cướp tài sản vớitình tiết định khung tăng nặng TNHS “dẫn đến hậu quả chết người” (Khoản 4Điều 168 BLHS)</b>
Nhận định trên là sai. Vì căn cứ theo mục 1 Chương 2 Nghị quyết 04/1986/NQ-HĐTP<small>1</small><b> thì khơng phải hành vi giết người nhằm chiếm đoạt tài sản thì đều cấu thành</b>
Tội cướp tài sản với tình tiết định khung tăng nặng TNHS “dẫn đến hậu quả chết người” (Khoản 4 Điều 168 BLHS).
Ta phân thành hai trường hợp:
(i) Đối với hành vi dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản hoặc gây chết người (cố ý đối với hành vi chiếm đoạt tài sản và vô ý với hành vi giết người nghĩa là người phạm tội chỉ cố gắng dùng vũ lực để lấy tài sản nhưng vơ tình khiến nạn nhân chết tuy nhiên trong trường hợp này hành vi giết người nhằm chiếm đoạt tài sản) thì xử lý về Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS).
(ii) Đối với hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản mà giết người chủ sở hữu hay người quản lý tài sản, giết người chống cự lại, hoặc bắn trả người đuổi bắt (cơ ý với hành vi giết người) thì xử lý ở cả hai tội: Tội giết người (Điều 123 BLHS) và Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS).
<b>7. Đối tượng tác động của hành vi dùng vũ lực trong Tội cướp tài sản (Điều 168BLHS) chỉ là người đang quản lý tài sản</b>
Nhận định trên là sai. Vì căn cứ theo khoản 1 Điều 168 BLHS nhà làm luật chỉ quy định là “người bị tấn công” chứ không nói rõ có phải là người đang quản lý tài sản hay khơng, tuy nhiên, có thể hiểu đối tượng tác động của hành vi dùng vũ lực trên có
<small>1</small><b><small> Nghị quyết số 04-HĐTPTANDTC/NQ hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của</small></b>
<b><small>Bộ luật Hình sự</small></b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">thể là chủ tài sản hoặc người có trách nhiệm quản lý, bảo vệ tài sản hoặc bất kỳ ai mà người phạm tội cho rằng họ đang hoặc sẽ cản trở việc chiếm đoạt của mình vì người phạm tội chỉ cần đạt được mục đích là chiếm đoạt tài sản nên người bị tấn công của đối tượng này là người mà người phạm tội cho rằng dễ chiếm đoạt nhất. Vì vậy đối tượng tác động của hành vi trên không nhất thiết chỉ là người đang quản lý tài sản.
<b>8. Đối tượng tác động của Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) chỉ là tài sản</b>
Sai. Vì bên trong mặt khách quan của Tội cướp tài sản Đ168, với mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản, hành vi khách quan của tội cướp tài sản (khoản 1 Điều 168) gồm: dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc; hành vi khác làm người bị tấn cơng lâm vào tình trạng khơng chống cự được. Qua đó có thể thấy, hành vi của người phạm tội là đe dọa xâm phạm tính mạng, xâm phạm sức khỏe hoặc quyền tự do thân thể của nạn nhân - đây là những đối tượng của quan hệ nhân thân. Vì vậy, khách thể trực tiếp của tội này khơng chỉ có quan hệ sở hữu mà bao gồm cả quan hệ nhân thân.
<b>9. Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người là hànhvi cấu thành cả hai tội: Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội giết người (Điều123 BLHS)</b>
Sai. Vì căn cứ theo mục 1 Chương 2 Nghị quyết 04/1986/NQ-HĐTP<small>2</small> có giải thích rằng đối với hành vi chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến chết người (nghĩa là cố ý về hành vi và vơ ý về hậu quả), thì chỉ bị xử lý 1 tội đó là Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) với tình tiết tăng nặng “làm chết người” quy định tại điểm c khoản 4 Điều này.
Bên cạnh đó, việc dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người còn được ghi nhận về dấu hiệu pháp lý hành vi trong tội bắt cóc con tin (khoản 1 Điều 169) gồm 2 hành vi là bắt cóc con tin và uy hiếp tinh thần người quản lí tài sản. Đối với hành vi “uy hiếp tinh thần người quản lí tài sản”, người phạm tội phải dừng lại ở mức đe dọa xâm phạm tính mạng con tin, nếu người phạm tội thực hiện việc xâm phạm tính mạng con tin, cụ thể ở nhận định trên là dùng vũ lực dẫn đến chết người thì có thể cấu thành cả 2 tội là: bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (khoản 1 Điều 169) và
<small>2 “Việc định tội đối với một số trường hợp vừa có hành vi chiếm đoạt tài sản, vừa có hành vi xâm phạm tínhmạng hoặc sức khỏe người khác. Đối với hành vi dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản (tài sản xã hội chủ nghĩa hoặctài sản của công dân) hoặc gây chết người (tức là cố ý về hành vi và vô ý về hậu quả), thì xử lý về “tội cướp tàisản xã hội chủ nghĩa” (theo điều 129, khoản 2, điểm c) hoặc về “tội cướp tài sản của công dân” (theo Điều 151,khoản 2, điểm c). Thí dụ: hành vi đột nhập vào nhà một cơng dân, đánh, trói, gây thương tích nặng cho chủ nhànhằm chiếm đoạt tài sản của cơng dân, thì xử lý theo Điều 151, khoản 2, điểm c. Hành vi đột nhập vào khu vựckho của một xí nghiệm, đánh, trói, nhét giẻ vào miệng thủ kho nhằm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa và làmcho thủ kho bị chết vì ngạt thở, thì bị xử lý theo Điều 129, khoản 2, điểm c (gây thương tích nặng, gây tổn thấtnặng cho sức khỏe hoặc gây chết người).”</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">giết người (khoản 2 Điều 123) với điều kiện hành vi gây thiệt hại về tính mạng phải ở lỗi vơ ý.
Vì vậy, việc dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến chết người không chỉ cấu thành hai tội: Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội giết người (Điều 123 BLHS).
<b>10. Khách thể trực tiếp của Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS) chỉ là quanhệ sở hữu</b>
Sai. Vì bên cạnh mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản, hành vi của tội cưỡng đoạt tài sản (khoản 1 Điều 170) là đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác. Qua đó có thể thấy, hành vi của người phạm tội là đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của nạn nhân - đây là những đối tượng của quan hệ nhân thân. Vì vậy, khách thể trực tiếp của tội này bao gồm 2 quan hệ: sở hữu và nhân thân.
<b>11. Uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản không chỉcấu thành Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS)</b>
Đúng. Vì hành vi uy hiếp tinh thần người quản lí tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản có thể là hành vi đe dọa gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, uy tín… nếu người bị uy hiếp không thỏa mãn yêu cầu về tài sản của người phạm tội. Do đó, bên cạnh tội cưỡng đoạt tài sản (khoản 1 Điều 170), hành vi uy hiếp tinh thần người quản lí tài sản nhằm chiếm đoạt cịn có thể cấu thành các tội như:
(i) Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (khoản 1 Điều 169) (nếu hành vi liền trước đó cịn có thêm hành vi bắt cóc con tin)
(ii) Cướp tài sản (khoản 1 Điều 168)
<b>12. Công khai chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lênchỉ cấu thành Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS)</b>
Sai. Vì cơng khai nghĩa là người phạm tội khơng có ý thức che đậy hành vi của mình đối với người bị chiếm đoạt, xét trong mối tương quan giữa người phạm tội với nạn nhân. Do đó, việc cơng khai chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà còn có thể cấu thành Tội cướp tài sản (khoản 1 Điều 168); Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (khoản 1 Điều 172); Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (khoản 1 Điều 169), Tội cưỡng đoạt tài sản (khoản 1 Điều 170) nếu đáp ứng đủ điều kiện cấu thành tội phạm quy định cụ thể đối với từng tội. Khi người phạm tội thực hiện những tội này, nạn nhân hồn tồn biết rằng mình đang bị chiếm đoạt tài sản. Vì vậy, hành vi nêu trên khơng chỉ cấu thành Tội cướp giật tài sản (khoản 1 Điều 171).
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">Về mặt lý thuyết, tội cướp giật tài sản là tội phạm được thực hiện một cách cơng khai - người phạm tội khơng có ý định che giấu về hành vi phạm tội của mình đối với người quản lý tài sản và sẵn sàng đối đầu với nạn nhân thơng qua việc có thể dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để đè bẹp sự kháng cự của nạn nhân. Xét tội cướp tài sản. dù cũng công khai chiếm đoạt tài sản nhưng tội cướp giật tài sản lại không hề có ý định đối đầu với nạn nhân mà chỉ nhanh chóng tẩu thốt sau khi đã thực hiện hành vi chiếm giữ tài sản trên thực tế. Xét về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, người phạm tội biết rõ về việc nạn nhân/người quản lý tài sản khơng có khả năng và điều kiện ngăn cản hành vi chiếm đoạt tài sản của mình nên đã cơng khai và khơng có ý thức che giấu hành vi đó.
Như vậy, khơng chỉ là tội cướp giật tài sản, tùy vào các tình tiết liên quan trong vụ án để xác định cấu thành tội phạm họ phạm phải chứ không đương nhiên là Tội cướp giật tài sản khi có dấu hiệu này.
<b>13. Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS)đòi hỏi người phạm tội phải lén lút với tất cả mọi người</b>
Sai. Vì hành vi lén lút hay công khai chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS) chỉ xét trong mối tương quan giữa người bị chiếm đoạt tài sản và người phạm tội. Nghĩa là, người phạm tội có ý thức che giấu hành vi phạm tội của mình đối với nạn nhân, chứ không che dấu với người khác - tức là hành vi của người phạm tội diễn ra ở nơi đông người hoặc vắng người không quan trọng. Người phạm tội hồn tồn có thể cơng khai hành vi trộm cắp của mình cho những người khác (ngoại trừ người quản lý tài sản) nếu có căn cứ cho rằng việc công khai trên không làm ảnh hưởng đến việc chiếm đoạt tài sản của họ.
Như vậy, việc nhận định cho rằng người phạm tội phải lén lút với tất cả mọi người mới được xem là hành vi lén lút trong Tội trộm cắp tài sản là sai.
<b>14. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu hiện gian dốilà hành vi chỉ cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS)</b>
Nhận định sai, việc định tội cho hành vi chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu hiện gian dối còn phụ thuộc vào việc biểu hiện gian dối đó đóng vai trị gì trong q trình chiếm đoạt của người phạm tội. Cụ thể:
Thứ nhất, nếu người phạm tội có biểu hiện gian dối nhằm tạo sự thuận lợi cho việc chiếm đoạt (ví dụ: tiếp cận nạn nhân / tài sản rồi thực hiện việc chiếm đoạt...) thì định tội danh theo hình thức chiếm đoạt đã thực hiện trên thực tế.
Thứ hai, nếu người phạm tội có biểu hiện gian dối để nạn nhân tin và tự nguyện trao tài sản thì định tội danh theo Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (khoản 1 Điều 174)
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">nếu đáp ứng được điều kiện là chiếm đoạt từ 2 triệu trở lên hoặc dưới 2 triệu (nếu thỏa mãn dấu hiệu luật định tại điểm a - e khoản 1 Điều 174).
Thứ ba, nếu người phạm tội có biểu hiện gian dối để không trả lại tài sản sau khi đã nhận được tài sản đó một cách ngay thẳng, hợp pháp thì sẽ định tội danh theo Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại (khoản 1 Điều 175) nếu đáp ứng được điều kiện là chiếm đoạt từ 4 triệu trở lên hoặc dưới 4 triệu (nếu thỏa mãn dấu hiệu luật định tại khoản 1 Điều 174).
Như vậy, biểu hiện gian dối trong hành vi chiếm đoạt tài sản không chỉ là dấu hiệu định tội của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS. Việc định tội còn phụ thuộc vào việc biểu hiện gian dối đó đóng vai trị gì trong quá trình chiếm đoạt của người phạm tội.
<b>15. Mọi hành vi không trả lại tài sản sau khi đã vay, mượn , thuê tài sản củangười khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồngmà tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệmchiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS)</b>
Nhận định sai, bởi lẽ, căn cứ theo điểm a, b khoản 1 Điều 175 BLHS, hành vi khách quan của Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là việc người phạm tội đã nhận được tài sản một cách ngay thẳng, hợp pháp trên cơ sở một hợp đồng và đã chiếm đoạt một phần hoặc tồn bộ tài sản đó bằng một trong các thủ đoạn: gian dối, bỏ trốn, cố tình khơng trả lại tài sản tuy có điều kiện để trả, sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến tình trạng khơng có khả năng trả lại. Cụ thể:
Thứ ba, về thủ đoạn cố tình khơng trả lại tài sản tuy có điều kiện để trả và sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến tình trạng khơng có khả năng trả lại, căn cứ theo phần I mục 6 Công văn 64/2019, trong trường hợp vay vốn, nếu người vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích xin vay vốn nhưng khơng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp mà dùng vốn vay để tiêu xài, xây nhà cửa… dẫn đến khi đến hạn họ khơng có điều kiện, khả năng trả nợ thì khơng coi là sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến khơng có khả năng trả lại tài sản để xử lý trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trường hợp đến thời hạn trả lại tài sản mà họ có điều kiện, khả năng nhưng cố tình khơng trả thì sẽ cấu thành tội này.
Như vậy, không phải mọi hành vi như nhận định nêu đều cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12"><b>16. Chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên bằng hợpđồng vay tài sản chỉ cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều175 BLHS)</b>
<b>Đây là nhận định sai.</b>
<b>CSPL: khoản 1 Điều 174 BLHS, khoản 1 Điều 175 BLHS 2015</b>
Bởi lẽ, về mặt hành vi khách quan, hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt toàn bộ hoặc một phần tài sản đã được giao một cách ngay thẳng, hợp pháp trên cơ sở một hợp đồng. Như vậy, chỉ khi hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên đã được giao một cách ngay thẳng, hợp pháp trên cơ sở một hợp đồng thì hành vi đó mới cấu thành Tội lạm dụng tín
<b>nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 BLHS. Còn đối với hành vi chiếm đoạt tài sản</b>
từ 4 triệu đồng trở lên trên cơ sở hợp đồng nhưng người phạm tội đã đưa ra thông tin sai sự thật, hoặc bằng những thủ đoạn gian dối nào khác làm cho nạn nhân tin và tự
<b>nguyện giao tài sản thì có thể cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174</b>
<b>17. Cố tình khơng trả lại cho chủ sở hữu tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lênbị giao nhầm là hành vi cấu thành Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176BLHS)</b>
<b>Đây là nhận định sai. </b>
<b>Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 176 BLHS</b>
Bởi vì, về hành vi khách quan, hành vi chiếm giữ trái phép tài sản được quy định tại Điều 176 BLHS phải là hành vi cố tình khơng giao trả tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên mà người phạm tội có được sau khi bị giao nhầm chủ sở hữu, cơ quan có thẩm quyền (sau đây gọi tắt là các chủ thể có quyền) đã yêu cầu được nhận lại tài sản. Nghĩa là, việc xem xét một người có được xem là phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản hay không, bên cạnh điều kiện về việc tài sản này là tài sản mà người đó ngẫu nhiên có được, cịn phụ thuộc vào việc các chủ thể có quyền có u cầu nhận lại tài sản đó hay khơng. Như vậy, một người có thể khơng cấu thành tội này nếu họ cố tình khơng trả lại khi các chủ thể có quyền khơng u cầu được nhận lại.
<b>18. Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176 BLHS) được coi là hoàn thành vàothời điểm chủ thể ngẫu nhiên chiếm hữu được tài sản</b>
<b>Đây là nhận định sai.</b>
<b>Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 176 BLHS</b>
</div>