Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.53 KB, 35 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>NHẬN ĐỊNH</b>
<b>1. Theo luật WTO, trong mọi trường hợp biên độ trợ cấp dương sẽ dẫn đếnviệc áp dụng thuế chống trợ cấp.</b>
SAI. Căn cứ Điều 11.9 Hiệp định SCM, theo đó trong trường hợp biên độ trợ cấp dương nhưng chỉ ở mức tối thiểu (de minimis) (thấp hơn 1% giá trị của sản phẩm) hoặc khối lượng nhập khẩu được trợ cấp hiện tại hoặc trong tương lai, hoặc thiệt hại là không đáng kể, thì việc điều tra sẽ được chấm dứt ngay lập tức. Khi đó, thì sẽ khơng áp dụng thuế chống trợ cấp. Như vậy, thuế chống trợ cấp không đương nhiên được áp dụng trong mọi trường hợp biên độ trợ cấp dương.
<b>2. Doanh nghiệp của một nước thành viên WTO có thể vận dụng cơ chế giảiquyết tranh chấp của WTO để khởi kiện một chính phủ nước thành viênkhác. (Theo luật WTO, doanh nghiệp của một nước thành viên có thể khởikiện chính phủ nước thành viên khác ra cơ quan giải quyết tranh chấp củaWTO.)</b>
SAI. Căn cứ Điều 1.1 Thoả thuận DSU, theo đó, những quy tắc và thủ tục của DSU được áp dụng cho việc tham vấn và giải quyết tranh chấp giữa các Thành viên của WTO. Nói khác đi, doanh nghiệp của một nước thành viên sẽ không thể nào vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để khởi kiện một chính phủ nước thành viên khác. Mà chỉ có các Thành viên của WTO mới có quyền vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, còn doanh nghiệp sẽ u cầu chính phủ nước mình bảo vệ quyền lợi cho mình.
<b>3. Thành viên WTO bắt buộc phải tuân thủ đúng và đầy đủ tất các các hiệpđịnh trong khuôn khổ tổ chức này.</b>
SAI. Căn cứ Điều II Hiệp định Marrakesh, theo đó hệ thống các văn bản pháp lý của tổ chức WTO gồm có: các Hiệp định thương mại đa biên và Hiệp định thương mại nhiều bên. Theo Điều II.2 Hiệp định Marrakesh, Hiệp định đa biên có giá trị ràng buộc đối với mọi Thành viên của WTO, bao gồm các Hiệp định được đính kèm tại Phụ lục 1,2,3 của Hiệp định Marrakesh. Khái niệm về Hiệp định thương mại nhiều bên được quy định tại Điều II.3 Hiệp định Marrakesh, Hiệp định nhiều bên có giá trị tuỳ nghi, chỉ có giá trị pháp lý bắt buộc đối với những thành viên tự nguyện tham gia vào hiệp định đó bao gồm các Hiệp định được đính kèm tại Phụ lục 4 của Hiệp định thành lập WTO. Như vậy, đối với các Hiệp định thương mại Nhiều bên thì chỉ những thành viên chấp nhận chúng mới phải bắt buộc tuân thủ.
<b>4. WTO là một diễn đàn cho các cuộc đàm phán giữa các nước thành viên vềnhững mối quan hệ quốc tế.</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">SAI. Căn cứ Điều III.2 Marrakesh, theo đó WTO là diễn đàn cho các cuộc các cuộc đàm phán giữa các nước Thành viên về những mối quan hệ thương mại đa biên trong những vấn đề được điều chỉnh theo các thỏa thuận quy định trong các Phụ lục của Hiệp định này. Nói khác đi, WTO là một diễn đàn nơi mà các Thành viên có thể “ngồi lại” để đàm phán với nhau về những mối quan hệ thương mại quốc tế chứ không phải là mối quan hệ quốc tế. Quan hệ quốc tế và quan hệ thương mại quốc tế không đồng nhất với nhau về nội hàm. Quan hệ quốc tế có thể bao gồm những vấn đề về: thương mại và phi thương mại như: Chính trị, ngoại giao, văn hoá, xã hội…
<b>5. Thuế quan là biện pháp duy nhất để chống trợ cấp và chống bán phá giá.</b>
SAI. Căn cứ Điều 7.2, Điều 8.1 HĐ ADA, theo đó các biện pháp chống bán phá giá ngồi thuế quan ra cịn có biện pháp tạm thời như thuế tạm thời hoặc hình thức đảm bảo bằng tiền mặt đặt cọc hoặc tiền đảm bảo,.... Căn cứ Điều 17, 18 Hiệp định SCM, theo đó các biện pháp chống trợ cấp ngồi thuế quan ra cịn có thể là thuế đối kháng tạm thời được bảo đảm bằng việc đặt cọc hay cam kết tự nguyện như: Xóa bỏ trợ cấp, hạn chế trợ cấp, nhà xuất khẩu cam kết xem lại giá. Như vậy, thuế quan không phải là biện pháp duy nhất để chống trợ cấp và chống bán phá giá.
<b>6. Các quyết định của WTO chỉ được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng.</b>
SAI. Căn cứ Điều VII.3 Hiệp định Marrakesh, theo đó quyết định thơng qua quy chế tài chính và dự tốn ngân sách hàng năm được ĐHĐ thơng qua. Ngồi ra, ĐHĐ còn dàn xếp hợp lý tham vấn và hợp tác với các tổ chức phi chính phủ về những vấn đề liên quan đến WTO. Như vậy, không phải các quyết định trong WTO đều chỉ được thông qua bởi Hội nghị Bộ trưởng mà cịn có thể được thơng qua bởi ĐHĐ.
<b>7. Tham vấn là giai đoạn WTO khuyến nghị các thành viên tiến hành trướckhi yêu cầu thành lập Ban hội thẩm giải quyết tranh chấp.</b>
SAI. Căn cứ Điều 4 Thoả thuận DSU, theo đó tham vấn là giai đoạn đầu tiên và bắt buộc các thành viên tiến hành trước khi yêu cầu thành lập Ban hộ thẩm giải quyết tranh chấp. Bởi lẽ, WTO bản chất thành lập để khuyến khích theo đuổi con đường ngoại giao (các bên có thể ngồi lại để xem xét và thấu hiểu nhau hơn). Tạo cơ hội để các bên tìm giải pháp thỏa đáng, đáp ứng nguyên tắc thiện chí. Đồng thời, nhằm bảo vệ quyền và nghĩa vụ cho các thành viên và làm rõ những điều khoản hiện hành của các hiệp định. Từ đó, giúp giải quyết nhanh chóng các tình huống, tiết kiệm thời gian, chi phí.
<b>8. Quyết định tại Hội nghị Bộ trưởng hay Đại hội đồng WTO sẽ được thôngqua theo nguyên tắc đồng thuận nếu khơng có một thành viên nào từ chốiquyết định đó.</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">SAI. Căn cứ vào chú thích số (1) Hiệp định Marrakesh, một quyết định sẽ được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận nếu khơng có một thành viên nào CĨ MẶT TẠI PHIÊN HỌP ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH chính thức từ chối quyết định đó. Do vậy, đối với những thành viên khơng có mặt tại phiên họp thì khơng cần đặt ra vấn đề là họ có từ chối quyết định đó hay khơng.
<b>9. Thành viên gia nhập WTO chỉ phải thực hiện các nghĩa vụ quy định trongcác Hiệp định Thương mại đa biên trong khuôn khổ WTO.</b>
SAI. Căn cứ Điều II.2,3 Hiệp định Marrakesh, theo đó ngồi thực hiện các nghĩa vụ quy định trong các Hiệp định thương mại đa biên thì nếu thành viên đã chấp nhận các Hiệp định thương mại nhiều bên thì cũng phải có nghĩa vụ đối với các Hiệp định này.
<b>10. Theo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) trong Hiệp định GATT, thànhviên WTO chỉ dành ưu đãi thuế quan cho hàng hóa tương tự xuất xứ từcác quốc gia thành viên trong khi các quy định luật lệ nhập khẩu sẽ tùythuộc vào nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.</b>
SAI. Căn cứ Điều I.1 Hiệp định GATT, theo đó ưu đãi mà bất kỳ QG thành viên nào trong WTO dành cho 1 đối tượng có xuất xứ từ bất kỳ 1 QG nào khác thì cái ưu đãi đó sẽ được áp dụng cho sản phẩm tương tự có xuất xứ từ hay giao tới mọi bên ký kết khác ngay lập tức và vô điều kiện. Như vậy, theo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, thì Thành viên WTO phải dành cho sản phẩm tương tự xuất xứ từ các WG thành viên sự ưu đãi thuế quan, các quy định luật lệ nhập khẩu hay bất kỳ lợi thế, biệt đãi, đặc quyền hay quyền miễn trừ một các ngay lập tức và vô điều kiện mà không phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá là từ Thành viên WTO nào.
<b>11. Trường hợp ngoại lệ theo Điều XXIV GATT 1994 là ngoại lệ đặc trưng củaquy chế đãi ngộ quốc gia (NT) và quy chế đãi ngộ tối huệ quốc (MFN).</b>
SAI. Căn cứ Điều XXIV GATT 1994, Điều I, Điều III GATT theo đó, ngoại lệ theo Điều XXIV GATT 1994 là ngoại lệ đặc trưng của quy chế đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) chứ không là ngoại lệ của NT. Đây là ngoại lệ đối với các liên kết thương mại khu vực: Các nước thành viên trong một liên minh hải quan hay khu vực thương mại tự do sẽ có thể dành cho nhau sự đối xử ưu đãi hơn mang tính chất phân biệt đối xử với các nước thứ ba trái MFN - quốc gia có thể thiết lập và thỏa thuận tự do thương mại chỉ áp dụng đối với hàng hóa được giao dịch trong nhóm các quốc gia đó, phân biệt với hàng hóa đến từ các quốc gia bên ngồi nhóm đó. Còn ngoại lệ của quy chế NT sẽ cho phép Thành viên dành sự đối xử ưu đãi hơn cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ/nhà cung ứng dịch vụ nội địa của mình. Như vậy, ngoại lệ theo Điều XXIV Hiệp định GATT là ngoại lệ đặc trưng của quy chế MFN chứ không phải của quy chế NT.
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>12. Biện pháp chống bán phá giá trong WTO được xem là một trong nhữngcông cụ an tồn mà quốc gia thành viên có thể sử dụng bất kể lúc nào.</b>
SAI. Căn cứ Điều 5.2 Hiệp định ADA, theo đó, để có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá trong WTO thì phải thỏa mãn 3 điều kiện: (1) Sản phẩm đang được bán phá giá; (2) Có sự thiệt hại đáng kể về vật chất do hành động bán phá giá gây ra hoặc đe dọa gây ra đáng kể cho một ngành sản xuất trên lãnh thổ của một bên ký kết hay thực sự làm chậm trễ sự thành lập một ngành sản xuất trong nước; (3) Có mối quan hệ nhân quả giữa (1) và (2). Và tùy vào từng giai đoạn mà biện pháp chống bán phá giá sẽ được áp dụng là khác nhau. Như vậy, không phải bất kể lúc nào Thành viên WTO cũng có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
<b>13. NT là biểu hiện cơ bản nhất của nguyên tắc tự do hóa thương mại trongWTO.</b>
SAI. Căn cứ Điều III, Điều II, Điều XI GATT, theo đó quy chế đãi ngộ quốc gia (NT) là biểu hiện cơ bản của nguyên tắc không phân biệt đối xử, còn biểu hiện của nguyên tắc tự do hóa thương mại bao gồm: Cắt giảm và ràng buộc mức thuế trần; hạn chế sử dụng các rào cản phi thuế quan được quy định tại Điều II, XI Hiệp định GATT. Như vậy, NT không phải là biểu hiện cơ bản nhất của nguyên tắc tự do hoá thương mại trong WTO mà là biểu hiện của nguyên tắc không phân biệt đối xử.
<b>14. Nếu hàng hóa được nhập vào thị trường trong nước mà hàng hóa đó đượccoi là được nhận sự trợ cấp của chính phủ nước xuất khẩu thì doanhnghiệp trong nước có thể khởi kiện ra WTO để áp thuế chống trợ cấp.</b>
SAI. Căn cứ Điều 1.1 DSU, theo đó chủ thể có thể áp dụng cơ chế GQTC WTO là Thành viên WTO, cịn doanh nghiệp trong nước khơng thể khởi kiện ra WTO mà thơng qua chính phủ của nước mình để có thể áp dụng biện pháp thuế chống trợ cấp.
<b>15. WTO cấm hoàn toàn mọi hành vi bán phá giá.</b>
SAI. Căn cứ Điều 5.8 Hiệp định ADA, theo đó một đơn kiện yêu cầu điều tra chống bán phá giá sẽ bị từ chối và cuộc điều tra sẽ bị đình chỉ ngay lập tức nếu như cơ quan có thẩm quyền xác định rằng biên độ bán phá giá là không đáng kể/ở mức tối thiểu nếu biên độ đó thấp hơn 2% của giá xuất khẩu hoặc trong trường hợp khối lượng hàng được bán phá hoặc thiệt hại tiềm ẩn hoặc thiệt hại thực tế khơng đáng kể. Như vậy, WTO khơng cấm hồn tồn mọi hành vi bán phá giá nếu như biên độ bán phá giá không đáng kể hoặc khối lượng nhập khẩu thông thường không đáng kể.
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>16. Không thể áp dụng biện pháp tự vệ thương mại để chống lại hàng hóa cóxuất xứ tại một Thành viên đang phát triển nếu thị phần hàng hóa có liênquan được nhập từ Thành viên này là 2%.</b>
SAI. Căn cứ khoản 1 Điều 9 Hiệp định SA, theo đó để có thể khơng áp dụng biện pháp tự vệ thương mại để chống lại hàng hóa có xuất xứ tại một Thành viên đang phát triển nếu thị phần hàng hóa có liên quan được nhập từ THành viên này là 2%, thì tổng số thị phần nhập khẩu từ các Thành viên đang phát triển không vượt quá 9% tổng kim ngạch nhập khẩu nhập khẩu của hàng hóa liên quan.
<b>17. Theo quy định của DSU, chỉ có các bên tranh chấp (nguyên đơn, bị đơn)mới có quyền kháng cáo báo cáo giải quyết tranh chấp của Ban Hội thẩm.</b>
ĐÚNG. Căn cứ khoản 4 Điều 17 DSU, theo đó chỉ có các bên tranh chấp mới có quyền kháng cáo báo cáo của Ban hội thẩm. Còn bên thứ 3 sẽ khơng có quyền này.
<b>18. Theo quy định của WTO, quốc gia nhập khẩu có quyền áp dụng biện phápchống bán phá giá ngay khi nhận thấy hàng nhập khẩu có dấu hiệu bánphá giá.</b>
SAI. Căn cứ Điều 5.2; 5.8 Hiệp định ADA, theo đó để có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá thì phải thỏa mãn 3 điều kiện: (1) Sản phẩm đang được bán phá giá; (2) có sự thiệt hại đáng kể về vật chất do hành động bán phá giá gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất trên lãnh thổ của một bên ký kết hay thực sự làm chậm trễ sự thành lập một ngành sản xuất trong nước; (3) Có mối quan hệ nhân quả giữa (1) và (2). Và đơn kiện điều tra chống bán phá giá và cuộc điều tra sẽ bị đình chỉ ngay lập tức nếu như rơi vào các trường hợp quy định tại Điều 5.8 Hiệp định ADA. Như vậy, thì quốc gia nhập khẩu không thể áp dụng liền biện pháp chống bán phá giá ngay lập tức khi nhận thấy hàng nhập khẩu có dấu hiệu bán phá giá.
→ Căn cứ Điều 9.1 ADA.
<b>19. Trong hệ thống WTO, nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT), trong lĩnh vựcthương mại hàng hóa được hiểu là nước sở tại phải áp dụng các biện pháphải quan, thuế quan, hạn ngạch cho hàng hóa của các nước thành viênWTO như chế độ mà họ áp dụng cho hàng hóa sản xuất trong nước mộtcách vơ điều kiện.</b>
SAI. Căn cứ Điều III Hiệp định GATT, theo đó nguyên tắc NT được hiểu là các thành viên sẽ phải đảm bảo dành cho HH nhập khẩu của các Thành viên khác sau khi đã trải qua kiểm soát tại cửa khẩu hải quan 1 cái chế độ đãi ngộ thương
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">mại tương tự như cái chế độ đãi ngộ mà Thành viên đó áp dụng cho hàng hoá nội địa trong nước. Chế độ đãi ngộ quốc gia cũng chỉ áp dụng đối với sản phẩm tương tự và sự đãi ngộ này được hiểu trên phạm vi: (1) Các khoản thuế, lệ phí; (2) Những quy chế cho hoạt động mua bán và phân phối sử dụng sản phẩm; (3) Tỷ lệ nội địa hoá. Như vậy, nguyên tắc đãi ngộ quốc gia không chỉ bao gồm sự đối xử không phân biệt về thuế quan hay những lệ phí khác mà cịn có sự đối xử bình đẳng về mặt luật pháp, quy tắc và các quy định tác động đến bán hàng, chào bán, mua chuyên chở, phân phối và sử dụng sản phẩm hay những quy định về tỷ lệ nội địa hoá.
<b>20. Mức hạn ngạch trong biện pháp tự vệ thương mại do cơ quan có thẩmquyền của nước nhập khẩu tùy nghi quyết định.</b>
SAI. Căn cứ khoản 1 Điều 8 Hiệp định SA, theo đó Thành viên đề xuất áp dụng biện pháp tự vệ thương mại sẽ cố gắng duy trì một mức độ nhượng bộ và các nghĩa vụ khác tương đương với các nhượng bộ và nghĩa vụ được quy định trong GATT giữa nước đó với các Thành viên xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi biện pháp tự vệ này. Đồng thời, căn cứ Điều 5.1 Hiệp định SA, theo đó thì Thành viên chỉ áp dụng biện pháp tự vệ thương mại trong giới hạn cần thiết để ngăn cản hay khắc phục tổn hại nghiêm trọng và để tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh. Như vậy, mức hạn ngạch trong biện pháp tự vệ thương mại do cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu không phải tùy nghi quyết định mà phải có căn cứ và phù hợp với các quy định của Hiệp định SA.
<b>21. WTO ra quyết định chỉ dựa trên nguyên tắc đồng thuận nghịch.</b>
SAI. Căn cứ Điều IX, X Hiệp định Marrakesh, theo đó cơ chế ra quyết định WTO sẽ dựa trên thủ tục thông thường và thủ tục đặc biệt. Đối với thủ tục thông thường, việc ra quyết định trong WTO sẽ dựa trên cơ chế đồng thuận, cơ chế bỏ phiếu. Trong 1 số trường hợp đặc biệt, thì việc ra quyết định sẽ dựa trên cơ chế nhất trí và cơ chế đồng thuận nghịch. Cơ chế đồng thuận nghịch được dùng trong những quyết định các vấn đề quan trong liên quan đến việc GQTC: Quyết định thành lập BHT; Thông qua Báo cáo của BHT, CQPT; Cho phép trả đũa. Như vậy, không phải mọi quyết định của WTO đều dựa trên nguyên tắc đồng thuận nghịch mà chỉ đối với một số quyết định quan trọng liên quan đến việc GQTC.
<b>22. Án lệ không phải là nguồn của luật thương mại quốc tế.</b>
SAI. Án lệ có thể là nguồn của luật thương mại quốc tế với vai trò sáng tỏ nội hàm của một khái niệm pháp lý trong LQT, những nội dung cơ bản của các nguyên tắc và QPPL quốc tế được ghi nhận trong các ĐƯQT.
<b>23. Theo Hiệp định Marrakesh, quyết định sẽ được Đại hội đồng thơng quanếu khơng có thành viên WTO nào phản đối quyết định đó.</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">SAI. Vì căn cứ theo Điều IX, X Hiệp định Marrakesh, theo đó thì khơng phải mọi quyết sẽ được ĐHĐ thơng qua nếu khơng có Thành viên nào phản đối quyết định đó. Nếu như một quyết định được thơng qua bằng hình thức bỏ phiếu (voting) thì nó sẽ dựa trên cơ sở đa số phiếu, khi đó thì việc có Thành viên phản đối thì quyết định vẫn có thể được thơng qua.
Ví dụ: Quyết định giải thích theo thẩm quyền: ¾ Thành viên chấp thuận thì quyết định sẽ được thơng qua → (¼ cịn lại họ có thể phản đối)
<b>24. Theo Hiệp định GATT, quốc gia thành viên không được áp dụng mức thuếnhập khẩu khác biệt đối với hàng hóa được xem là tương tự nhau có xuấtxứ từ các thành viên khác của WTO.</b>
SAI. Vì căn cứ Điều I, Điều XXIV Hiệp định GATT, theo đó các ưu đãi mà bất kỳ Thành viên nào trong WTO dành cho 1 đối tượng có xuất xứ từ bất kỳ 1 Thành viên nào khác thì các ưu đãi đó sẽ được áp dụng cho sản phẩm tương tự có xuất xứ từ hay giao tới mọi bên ký kết khác ngay lập tức và vô điều kiện. Tuy nhiên thì vẫn có ngoại lệ được quy định tại XXIV Hiệp định GATT về các ưu đãi thương mại khu vực (RTA), theo đó thì các Thành viên trong các liên kết thương mại khu vực có thể dành cho nhau một cái sự đối xử ưu đãi hơn đối với hàng hố trong nhóm đó với các bên thứ 3 khơng thuộc nhóm đó nhưng khơng bị coi là vi phạm ngun tắc MFN. Ngồi ra thì cịn có các ưu đãi thương mại dành cho những Thành viên đang phát triển liên quan đến GSP theo Điều khoản khả thể, theo đó Thành viên phát triển có thể dành cho Thành viên đang phát triển một cái sự ưu đãi liên quan đến GSP mà không bị coi là phân biệt đối xử.
<b>25. Thành viên của Ban hội thẩm không được mang quốc tịch của các quốcgia thành viên WTO đang tranh chấp.</b>
SAI. Căn cứ khoản 3 Điều 8 Thoả thuận DSU, theo đó, Thành viên của Ban hội thẩm không được là công dân của Thành viên là các bên tranh chấp hoặc là bên thứ 3, trừ khi các bên tranh chấp có thỏa thuận khác. Như vậy, Thành viên của BHT vẫn có thể mang quốc tịch của các Thành viên đang tranh chấp nếu như các bên có thoả thuận.
<b>26. Nguyên tắc tự do hóa hoạt động thương mại yêu cầu các quốc gia thànhviên cam kết xóa bỏ hồn toàn hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuếquan.</b>
SAI. Căn cứ Điều II, XI Hiệp định GATT, theo đó, nguyên tắc tự do hoá thương mại là việc xoá đi, giảm thiểu đi những cái hàng rào thương mại cản trở dòng chảy thương mại, bao gồm: Cắt giảm và ràng buộc mức thuế trần và hạn chế sử dụng các rào cản phi thuế quan. Theo nguyên tắc, thì Thành viên WTO sẽ giảm thiểu mức thuế quan và ràng buộc nó trong Biểu nhân nhượng của
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">mình, tuy nhiên thì các thành viên có thể điều chỉnh về việc tăng mức thuế trần được quy định tại Điều XXVIII Hiệp định GATT. Về việc hạn chế sử dụng các rào cản phi thuế quan, thì WTO khơng khuyến khích các Thành viên sử dụng các rào cản phi thuế quan, tuy nhiên thì Thành viên vẫn có thể sử dụng các rào cản phi thuế quan nhưng theo cách không được tạo ra sự phân biệt đối xử được quy định tại Điều XIII Hiệp định GATT hay rơi vào những trường hợp tại khoản 2 của Điều XI thì Thành viên vẫn có thể sử dụng những cái hàng rào phi thuế quan. Như vậy, thì có thể rằng ngun tắc tự do hóa thương mại vẫn cho phép các QG sử dụng các công cụ thuế quan và phi thuế quan chứ khơng bắt buộc các Thành viên phải xóa bỏ hồn tồn
Nhận định sai vì: Ngun tắc tự do hóa hoạt động thương mại vẫn cho phép các QG thành viên từng bước giảm thiểu các hàng rào thương mại chứ khơng bắt buộc phải xóa bỏ hồn tồn. Điều này được thể hiện thông qua việc: Vẫn được áp dụng hàng rào thuế quan nhưng phải hạn chế bằng cách cắt giảm và ràng buộc mức thuế trần ở trong Biểu cam kết (Điều II:1 GATT 1994); đồng thời cũng phải hạn chế sử dụng các hàng rào phi thương mại.
<b>27. Theo Luật của WTO, các hành vi bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu lànhững hành vi cạnh tranh không lành mạnh và bị cấm.</b>
SAI. Căn cứ Điều 5.8 Hiệp định ADA, theo đó một đơn kiện yêu cầu điều tra chống bán phá giá sẽ bị từ chối và cuộc điều tra sẽ bị đình chỉ ngay lập tức nếu như cơ quan có thẩm quyền xác định rằng biên độ bán phá giá là không đáng kể/ở mức tối thiểu nếu biên độ đó thấp hơn 2% của giá xuất khẩu hoặc trong trường hợp khối lượng hàng được bán phá hoặc thiệt hại tiềm ẩn hoặc thiệt hại thực tế không đáng kể. Như vậy, WTO khơng cấm hồn tồn mọi hành vi bán phá giá nếu như rơi vào trường hợp biên độ bán phá giá không đáng kể hoặc khối lượng nhập khẩu thông thường không đáng kể. Đồng thời, căn cứ Điều 3.1.a Hiệp định SCM thì trợ cấp xuất khẩu là trợ cấp bị cấm. Tuy nhiên, căn cứ Điều 11.9 Hiệp định SCM thì nếu trợ cấp chỉ ở mức tối thiểu (thấp hơn 1% giá trị sản phẩm) thì sẽ không bị cấm. Như vậy, không phải mọi hành vi bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu thì đều bị cấm theo quy định của WTO.
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"><b>BÀI TẬP</b>
<b>1. BÀI TẬP 1: Tháng 02/2020, một loại virus gây viêm đường hô hấp xuấthiện và gây tác động lớn đến kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, trongđó có X (ở khu vực châu Á). Tháng 4/2020, để hạn chế nguy cơ lây nhiễm,X đã ban hành lệnh hạn chế nhập cảnh đối với các cá nhân và hàng hóa cóxuất xứ từ các quốc gia được tổ chức Y tế Thế giới WHO xác định là vùngdịch có nguy cơ cao bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý và Liên bang Nga.Vào thời điểm tháng 02/2020, X áp thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thịtgia cầm nhập khẩu là 20%. Đến tháng 4/2020, X tăng thuế nhập khẩu nàylên 40% đối với sản phẩm thịt gia cầm đối với mọi quốc gia trên thế giớinhằm hạn chế bớt nhập khẩu để hỗ trợ ngành sản xuất chăn nuôi trongnước trong giai đoạn kinh tế khó khăn. Biết X là thành viên WTO.</b>
<b>Anh (Chị) hãy trả lời các câu hỏi sau, giải thích và nêu cơ sở pháp lý:1. Việc tăng thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thịt gia cầm của X có phùhợp với luật WTO không? Tại sao?</b>
Việc tăng thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thịt gia cầm của X với lý do hỗ trợ ngành sản xuất chăn nuôi trong nước trong giai đoạn kinh tế khó khăn là không phù hợp với Luật WTO. Bởi lẽ:
_ Thứ nhất, Căn cứ Điều II Hiệp định GATT, theo đó Thành viên WTO phải cắt giảm và ràng buộc mức thuế trần trong Biểu nhân nhượng của mình. Việc thay đổi phải phù hợp với quy định tại Điều II:2; Điều XXVIII Hiệp định GATT. Tuy nhiên, việc X tăng thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thịt gia cầm từ các Thành viên khác là không phù hợp với nguyên tắc tự do hóa thương mại nói chung và Điều II:2; Điều XXVIII Hiệp định GATT nói riêng.
_ Thứ hai, Căn cứ vào Điều XX Hiệp định GATT, theo đó để một biện pháp được coi là thỏa mãn Điều XX thì biện pháp đó phải thuộc một trong các điểm từ (a) đến (j) của Điều này và thỏa Lời nói đầu. Tuy nhiên, việc tăng thuế nhập khẩu của X từ 20% lên 40% đối với mặt hàng thịt gia cầm với lý do hỗ trợ
<b>ngành sản xuất chăn ni trong nước trong giai đoạn kinh tế khó khăn khôngrơi vào phạm vi điều chỉnh của bất kỳ điểm nào được quy định từ điểm (a)đến (j) của Điều XX Hiệp định GATT.</b>
_Thứ ba, Căn cứ Điều XIX Hiệp định GATT, theo đó để có thể áp dụng biện pháp tự vệ thương mại, cụ thể trong trường hợp này là tăng thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thịt gia cầm từ 20% lên 40% thì phải thỏa mãn điều kiện: có sự gia tăng nhập khẩu tương đối hoặc tuyệt đối và sự gia tăng này gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất chăn nuôi của X là do những diễn tiến không lường trước được từ việc thực hiện các cam kết của mình. Tuy nhiên, trong tình huống trên, thì khơng có sự gia tăng một cách đột
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">ngột, đáng kể về số lượng sản phẩm thịt gia cầm nhập khẩu và cũng khơng có thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước. Do đó, khơng thể viện dẫn Điều XIX như là một ngoại lệ cho việc X áp dụng biện pháp tăng thuế nhập khẩu này.
Do đó, việc tăng thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thịt gia cầm của X sẽ không phù hợp với luật WTO.
<b>2. Thay vì tăng thuế lên 40%, quyết định cấm nhập khẩu thịt gà từ 03quốc gia thuộc vùng dịch với lý do có bằng chứng chủng virus này có thểlây nhiễm từ người sang gia cầm. Lệnh cấm này của X có phù hợp với luậtWTO khơng? Tại sao?</b>
Lệnh cấm này của X không phù hợp với Luật WTO. Bởi lẽ:
Quyết định cấm nhập khẩu này không phù hợp với Điều XX Hiệp định GATT, mặc dù quyết định này cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, gia cầm của X bởi lẽ đã có bằng chứng chủng virus này có thể lây nhiễm từ người sang gia cầm nên việc nhập khẩu thịt gà sẽ gây nguy hiểm cho
<b>cuộc sống và sức khoẻ của con người. Tuy nhiên, nó khơng thoả lời nói đầu</b>
của Điều XX bởi lẽ những quốc gia mà WHO xác định là những vùng dịch có nguy cơ cao bao gồm 4 Quốc gia: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý và Liên Bang Nga. Trong khi đó, X lại cấm nhập khẩu thịt gà từ 03 quốc gia trong số 4 QG này, việc này là phân biệt đối xử đối với những quốc gia có cùng điều kiện như nhau. Điều này là vi phạm Điều I:1 Hiệp định GATT
Vậy lệnh cấm này của X không phù hợp với Luật WTO.
<b>2. Bài tập 2: Tháng 02/2020, do mùa khô hạn kéo dài cùng với việc xây dựnghàng loạt đập nước ở thượng nguồn sông Mê-kông khiến xảy ra hạn mặnnặng nề ở khu vực miền Tây Nam Bộ quóc gia X. Điều này dẫn đến sảnlượng gạo trong nước của X sụt giảm nghiêm trọng. Để đáp ứng nhu cầutiêu thụ trong nước, chính phủ X quyết định giảm thuế nhập khẩu đối vớimặt hàng gạo và chế phẩm từ gạo (Mã HS 1904.90.10) có xuất xứ từ quốcgia Y và tất cả các quốc gia khác trong khu vực châu Á trừ Z (vốn là quốcgia tiến hành xây dựng đập nước ngăn dòng chảy ở thượng nguồn sôngMê-kông). Đây được xem là phản ứng đáp trả đối với việc xây dựng đậpnước của Z gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh thái, kinh tế, xã hội củacác quốc gia nằm tại hạ lưu sông này. Mức thuế nhập khẩu được áp dụngtừ tháng 02/2020 tại quốc gia X giảm đến 30% so với mức được áp dụngtrước đó. Biết X và Z là thành viên WTO, Y chưa phải là thành viênWTO. Anh/Chị hãy trả lời các câu hỏi sau, giải thích cụ thể và nêu rõ cơ sởpháp lý.</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11"><b>1. Việc X áp thuế nhập khẩu ưu đãi cho sản phẩm gạo xuất xứ từ quốc giaY mà không áp thuế này đối với gạo từ Z có phù hợp với luật WTOkhơng? Tại sao?</b>
Việc X áp thuế nhập khẩu ưu đãi cho sản phẩm gạo xuất xứ từ QG Y mà không
<b>áp thuế này đối với gạo từ Z không phù hợp với luật WTO. Bởi lẽ:</b>
Căn cứ Điều I Hiệp định GATT, theo đó các ưu đãi mà X (Thành viên WTO) dành cho đối tượng gạo có xuất xứ từ Y (Khơng phải là Thành viên WTO) thì cái ưu đãi về thuế nhập khẩu đó cũng phải được áp dụng cho đối tượng gạo có xuất xứ từ quốc gia Z một cách ngay lập tức và vô điều kiện. Tuy nhiên trong tình huống này, X lại chỉ dành cái sự ưu đãi đó (Giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng gạo và chế phẩm từ gạo) cho Y và các quốc gia khác trong khu vực châu Á trừ Z → Điều này là phân biệt đối xử đối với mặt hàng gạo có xuất xứ từ Z → X đã vi phạm Điều I của Hiệp định GATT
<b>2. X có thể khởi kiện việc Z xây dựng các đập nước ở thượng nguồn sôngMê-kông gây thiệt hại cho việc canh tác nông nghiệp tại nước mình thơngqua cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO khơng? Tại sao?</b>
X có thể khởi kiện việc Z xây dựng các đập nước ở thượng nguồn sông Mê-kông gây thiệt hại cho việc canh tác nông nghiệp tại nước mình thơng qua cơ chế GQTC của WTO. Bởi lẽ căn cứ vào Điều 1.1 DSU, theo đó, X và Z điều là Thành viên của WTO - cả hai đều có quyền sử dụng cơ chế GQTC WTO. Đồng thời việc tranh chấp giữa X và Z là thuộc phạm vi điều chỉnh của các hiệp có liên quan thì thuộc đối tượng điều chỉnh của cơ chế GQTC WTO. Vậy nên, căn cứ Điều 26.1 DSU, theo đó trong trường hợp X nhận thấy một lợi ích thu được một cách trực tiếp hay gián tiếp bị vô hiệu hay vi phạm và việc thực hiện một trong các mục đích của hiệp định có liên quan vì thế bị trở ngại, cụ thể X bị thiệt hại cho việc canh tác nông nghiệp từ việc Z xây dựng các đập nước ở thượng nguồn sông Mê-kông. Như vậy, thì X có thể khởi kiện Z thơng qua cơ chế GQTC WTO.
<b>3. Không đồng ý với việc áp thuế này của X, Z nộp đơn khởi kiện lên cơquan giải quyết tranh chấp của tổ chức WTO mà khơng tham vấn với X vìcho rằng việc tham vấn là khơng hiệu quả. Quyết định này của Z có phùhợp với quy định của WTO về thủ tục giải quyết tranh chấp không? Tạisao?</b>
Quyết định này của Z phù hợp với quy định của WTO về thủ tục giải quyết tranh chấp. Bởi lẽ, căn cứ Điều 4 DSU, theo đó thì tham vấn là bước đầu tiên và bắt buộc mà các Thành viên phải thực hiện trước khi yêu cầu thành lập Ban hội thẩm. Trong trường hợp này, nếu Z yêu cầu thành lập BHT mà khơng thực hiện thủ tục tham vấn thì là khơng phù hợp với quy định của DSU, còn Z
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">chỉ mới khiếu kiện lên DSB về hành vi của X, ở giai đoạn này không tham vấn thì vẫn phù hợp với quy định của WTO.
<b>—---3. Bài tập 3: Năm 2016, Chính phủ Trinia (thành viên WTO, gia nhập WTOnăm 2015) dự kiến thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất giày da nộiđịa. Để thực hiện mục tiêu này, Trinia ban hành một số chính sách dướiđây. Vận dụng quy định của WTO, anh (chị) hãy cho biết những chínhsách sau đây của Trinia có đúng luật?</b>
<b>1. Chính phủ Trinia giảm 50% thuế Thu nhập doanh nghiệp cho cácdoanh nghiệp sản xuất giày da chuyên xuất khẩu. Đồng thời, có chính sáchthưởng thêm nếu doanh nghiệp xuất khẩu được trên 17.000 đôi/năm.</b>
_ Thứ nhất, việc Chính phủ Trinia giảm 50% thuế Thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp sản xuất giày da chuyên xuất khẩu. → Việc này là không phù hợp với quy định của WTO. Căn cứ Điều 3.1 Hiệp định SCM, theo đó, việc Chính phủ Trinia giảm 50% thuế Thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp sản xuất giày da chuyên xuất khẩu là một loại trợ cấp xuất khẩu, bởi lẽ thuế Thu nhập doanh nghiệp là một khoản thu phải nộp cho chính phủ nhưng tuy nhiên lại ưu đãi dành riêng cho các doanh nghiệp sản xuất giày da chuyên xuất khẩu bằng cách giảm 50% thuế → Và loại trợ cấp xuất khẩu này là trợ cấp bị cấm theo Điều 3.1 (a) Hiệp định SCM.
_ Thứ hai, chính sách thưởng thêm nếu doanh nghiệp xuất khẩu được trên 17.000/năm → Chính sách này khơng phù hợp với quy định WTO. Căn cứ Điều 3.1 (a) Hiệp định SCM, thì việc Chính phủ Trinia thưởng thêm cho Doanh nghiệp xuất khẩu được trên 17.000/năm là một loại trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp xuất khẩu này là trợ cấp bị cấm theo Điều 3.1 Hiệp định SCM.
→ Chính sách này của Chính phủ Trinia là không đúng với các quy định của WTO.
<b>2. Nhận thấy mặt hàng giày da xuất xứ từ tập đoàn DH thuộc Zanna(thành viên WTO) có dấu hiệu bán phá giá, chính phủ Trinia ngay lập tứcáp thuế chống bán phá giá lên mặt hàng của doanh nghiệp này.</b>
Việc Chính phủ Trinia ngay lập tức áp thuế chống bán phá giá lên mặt hàng của doanh nghiệp này là không phù hợp với các quy định của WTO. Căn cứ Điều 1,2,3 Hiệp định ADA, theo đó để có thể áp dụng được biện pháp chống bán phá giá thì Trinia phải tiến hành theo đúng các quy định của Hiệp định ADA. Do vậy, thì để có thể áp dụng biện pháp bán phá giá thì Chính phủ Trinia cần phải xác định việc bán phá giá, xác định thiệt hại, xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại. Nhưng việc Chính phủ Trinia
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">nhận thấy mặt hàng giày da xuất xứ từ tập đồn DH có dấu hiệu bán phá giá và áp dụng ngay lập tức thuế chống bán phá là không đúng với các quy định của Hiệp định ADA.
<b>3. Tập đoàn DH thuộc Zanna – đối tượng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từlệnh áp thuế chống bán phá giá từ Trinia dự kiến tự mình khởi kiện chínhphủ Trinia lên WTO. Dự định này của DH có phù hợp với luật WTOkhơng? Tại sao?</b>
Dự định này của DH không phù hợp với luật WTO. Căn cứ Điều 1.1 DSU, theo đó thì chủ thể có thể áp dụng cơ chế GQTC WTO là Thành viên WTO, cịn tập đồn DH - một doanh nghiệp sẽ không thể áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp WTO được. Mà tập đồn DH có thể u cầu chính phủ Zanna khởi kiện chính phủ Trinia lên WTO.
<b>4. Bài tập 4: A là một nước công nghiệp phát triển và là thành viên củaWTO. A rất quan tâm đến việc bảo vệ quyền con người và bảo vệ môitrường. Nhận thấy rằng một số sản phẩm xe hơi khi sử dụng có thể giảiphóng một số chất gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người,vì vậy cơ quan có thẩm quyền của A đã ban hành tiêu chuẩn nghiêm ngặtvề bảo vệ môi trường trong quy trình sản xuất đối với sản phẩm xe hơinhập khẩu, nhưng không áp dụng tiêu chuẩn này cho xe hơi trong nước.Chính sách trên của A đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến ô tô xuất khẩu củaB và C, hai quốc gia chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường ô tô của A. Bvà C đã phản ứng gay gắt đối với chính sách của A và dự định khởi kiện Ara WTO.</b>
<b>1. Để bảo vệ quyền lợi của mình, các doanh nghiệp sản xuất ơ tô của B vàC đã quyết định khởi kiện theo cơ chế của WTO. Anh/Chị hãy cho biết cơquan giải quyết tranh chấp của WTO có thụ lý vụ việc này không?</b>
Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO sẽ không thụ lý vụ việc này bởi lẽ, căn cứ Điều 1.1 DSU, theo đó chủ thể có thể áp dụng cơ chế GQTC WTO là Thành viên WTO, còn các doanh nghiệp sản xuất ô tô của B và C khơng có tư cách Thành viên nên khơng thể khởi kiện lên cơ chế GQTC WTO được. Mà các doanh nghiệp sản xuất ơ tơ có thể vận động chính phủ của mình là B và C đưa vụ kiện ra WTO.
<b>2. Các biện pháp mà A áp dụng có vi phạm quy định của WTO khơng?Nếu có, Anh/Chị hãy chỉ rõ những vi phạm và căn cứ pháp lý liên quan.</b>
_ Biện pháp mà A áp dụng: Ban hành tiêu chuẩn nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường trong quy trình sản xuất đối với sản phẩm xe hơi nhập khẩu, nhưng không áp dụng tiêu chuẩn này cho xe hơi trong nước.
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14"><b>_ Biện pháp mà A áp dụng vi phạm quy định của WTO. Cụ thể là đã vi phạm</b>
Điều III:4; Điều XX Hiệp định GATT
+ Thứ nhất, Chính sách này của A đã vi phạm Điều III:4 Hiệp định GATT. Bởi lẽ, A phải đối xử bình đẳng trong việc áp dụng các quy chế cho hoạt động mua bán và phân phối sử dụng sản phẩm. Theo Điều III:4 Hiệp định GATT, thì các quy định liên quan đến luật lệ, điều kiện vận chuyển, phân phối và sử dụng sản phẩm cụ thể giữa 1 đối tượng nhập khẩu và 1 đối tượng trong nước cần phải quy định như nhau. Tức là A không thể đặt ra những yêu cầu cao hơn hoặc khó khăn hơn đối với sản phẩm xe hơi nhập khẩu liên quan đến luật lệ hay điều kiện vận chuyển, phân phối và sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên, A lại ban hành những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường trong quy trình sản xuất với sản phẩm xe hơi nhập khẩu, nhưng không áp dụng tiêu chuẩn nào đối với xe hơi trong nước. Như vậy việc làm này của A đã vi phạm Điều III:4 Hiệp định GATT - phân biệt đối xử đối với sản phẩm xe hơi trong nước và xe hơi nhập khẩu.
+ Thứ hai, Chính sách này của A đã vi phạm Điều XX Hiệp định GATT. Mặc dù, biện pháp của A nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường, nhưng cách thức thực hiện của A đã tạo ra công cụ phân biệt đối xử độc đốn, áp đặt một chiều vì đã khơng tham vấn hay thơng báo với các bên có nguy cơ chịu thiệt hại từ biện pháp của A ban hành. Những quy định trên liên quan tới bảo vệ môi trường đã tạo ra hạn chế thương mại trá hình vì chỉ áp dụng với các sản phẩm nhập khẩu là vi phạm Điều XX – GATT.
<b>5. Bài tập 5: Tháng 10 năm 2008, quốc gia MANDRY chính thức trở thànhthành viên WTO. Trước yêu cầu của các thành viên tổ chức này,MANDRY đồng ý chấp nhận giảm mức thuế đối với sản phẩm thuốc láđiếu xì gà nhập khẩu từ các thành viên WTO từ 50% (mức thuế trước khinước này gia nhập WTO) xuống cịn 20%. Trong đó, sản phẩm thuốc láđiếu xì gà được nhập khẩu vào thị trường MANDRY chủ yếu là sản phẩmcủa các doanh nghiệp của quốc gia PARADIS và ECAL.</b>
<b>Tháng 12 năm 2008, MANDRY và PARADIS Ký kết Hiệp định Thươngmại song phương. Theo hiệp định này, hàng nông sản, may mặc và thủysản của MANDRY sẽ được miễn thuế khi vào thị trường PARADIS. Trongkhuôn khổ thỏa thuận này, sản phẩm thuốc lá điếu xì gà của PARADIS khinhập khẩu vào MANDRY được miễn thuế nhập khẩu.</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15"><b>1. MANDRY có thể dành cho sản phẩm thuốc lá điếu xì gà của PARADISmức thuế 0% mặc dù mức thuế MFN của MANDRY đối với thuốc lá điếuxì gà áp dụng đối với các thành viên WTO là 20% không? Tại sao?</b>
MANDRY có thể dành cho sản phẩm thuốc lá điếu xì gà của PARADIS mức thuế 0% mặc dù mức thuế thu MFN của MANDRY đối với thuốc lá điếu xì gà áp dụng đối với các thành viên WTO là 20%. Bởi lẽ: Vào tháng 12 năm 2008, MANDRY và PARADIS Ký kết Hiệp định Thương mại song phương. Căn cứ Điều XXIV:4 Hiệp định GATT, có thể thấy rằng Hiệp định Thương mại song phương giữa MANDRY và PARADIS với mục tiêu là tạo thuận lợi cho thương mại giữa các bên cũng như không tạo thêm trở ngại cho thương mại của các thành viên khác. Do đó, MANDRY có thể dành một sự đối xử ưu đãi cho PARADIS mà không bị xem là phân biệt đối với các Thành viên WTO.
<b>2. Giả sử nếu MANDRY và PARADIS không ký hiệp định thương mạisong phương kể trên. Tháng 1/2009, cơ quan y tế của MANDRY phát hiệnra sản phẩm thuốc lá điếu xì gà nhập khẩu của tất cả các doanh nghiệpcủa PARADIS có hàm lượng khí CO cao hơn mức tiêu chuẩn, khi kết hợpvới hemoglobine dẫn đến hiện tượng thiếu máu não và góp phần hìnhthành các mảng xơ vữa động mạch ở người hút. Trên cơ sở này, Chính phủMANDRY quyết định ban hành lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm xì gà củacác doanh nghiệp đến từ PARADIS. Phản đối quyết định này, Chính phủPARADIS cho rằng các căn cứ vào quy định của WTO, MANDRY khôngđược phép hạn chế nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ các thành viênWTO. MANDRY có thể lập luận như thế nào để bảo vệ chính sách này củamình?</b>
Để bảo vệ chính sách này, MANDRY có thể lập luận: Việc MANDRY ban hành lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm xì gà của các doanh nghiệp đến từ PARADIS không vi phạm chế độ đãi ngộ tối huệ quốc MFN mà là một biện pháp phù hợp với Điều XX: (b) Hiệp định GATT. Cụ thể, biện pháp này của MANDRY là cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khỏe con người bởi sản phẩm thuốc lá điếu xì gà nhập khẩu của tất cả các doanh nghiệp của PARADIS có hàm lượng khí CO cao hơn mức tiêu chuẩn, khi kết hợp với hemoglobine dẫn đến hiện tượng thiếu máu não và góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch ở người hút. Ngoài ra, biện pháp mà MANDRY phù hợp với lời nói đầu tại Điều XX Hiệp định GATT, theo đó biện pháp này khơng được áp dụng theo cách tạo ra cơng cụ phân biệt đối xử độc đốn hay là phi lý giữa các nước có cùng điều kiện như nhau hay tạo ra một sự hạn chế trá hình với thương mại quốc tế mà chỉ nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ của con người.
<b>6. Bài tập 6: J và B là hai quốc gia thành viên WTO, C đang đàm phán gianhập WTO. J là một quốc gia xuất khẩu hàng điện tử hàng đầu thế giới.</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16"><b>Trong khi đó, B là một nước công nghiệp mới nằm tại châu Á - Thái BìnhDương; cũng là một thị trường tiêu thụ hàng điện tử lớn. Hàng năm kimngạch xuất khẩu hàng điện tử của J tới thị trường của B lên tới khoảng750 triệu USD.</b>
<b>Trong những năm gần đây B bắt đầu phát triển quan hệ thương mại mậtthiết với C. Năm 2007, C và B bắt đầu đàm phán ký kết hiệp định thươngmại song phương (CB - FTA) để xúc tiến thương mại và đầu tư giữa hainước. Hai doanh nghiệp điện tử lớn của C và B là ASF và Technotronicsđã tiến hành đàm phán hợp tác liên doanh sản xuất hàng điện tử. Họ đềnghị chính phủ hai nước C và B thiết lập chế độ ưu đãi thương mại đặcbiệt đối với các linh kiện điện tử và đồ điện tử có xuất xứ từ C và B, đồngthời tạo cho họ những lợi thế cạnh tranh hơn sản phẩm của J vốn đã cóchỗ đứng tại B trong nhiều thập niên qua. Nếu được ưu đãi từ CB - FTA,ASF và Technotronics cam kết sẽ đầu tư vào ngành sản xuất điện tử đểhình thành nên chuỗi sản xuất của khối, dự án này cũng sẽ thúc đẩy cácngành công nghiệp phụ trợ và tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho ngườilao động của hai nước.</b>
<b>Đoàn đàm phán của C và B đang cân nhắc áp dụng (i) cơ chế hạn ngạchđối với hàng điện tử nhập khẩu, đặc biệt là đối với sản phẩm của J trong 5năm đầu của CB - FTA, (ii) áp dụng thuế nhập khẩu 0% cho hàng điện tửvà linh kiện điện tử có xuất xứ từ các nước thuộc CB - FTA. Chính phủ Jkịch liệt phản đối đề án này và cho rằng nếu áp dụng cơ chế trên B sẽ viphạm Điều I và XI Hiệp định GATT.</b>
<b>1. B có thể đàm phán những điều kiện thương mại ưu đãi với C trongkhuôn khổ CB - FTA khi C chưa phải là thành viên của WTO khơng? Vìsao?</b>
B có thể đàm phán những điều kiện thương mại ưu đãi với C trong khuôn khổ CB - FTA khi C chưa phải là thành viên của WTO. Bởi lẽ, Căn cứ Điều XXIV Hiệp định GATT, theo đó Hiệp định GATT khơng cản trở việc thành lập một liên kết thương mại khu vực với những điều kiện thương mại ưu đãi với lãnh thổ chưa phải là thành viên của WTO. Do đó, B có thể đàm phán những điều kiện thương mại ưu đãi với C trong khuôn khổ CB - FTA khi C chưa phải là thành viên của WTO, tuy nhiên phải phù hợp với những quy định được nêu tại Điều XXIV Hiệp định GATT.
<b>2. Việc áp thuế nhập khẩu 0% đối với hàng điện tử và linh kiện điện tử cóxuất xứ từ các nước thuộc CB - FTA và áp dụng hạn ngạch đối với hàngnhập khẩu có xuất xứ từ J có vi phạm như J khẳng định khơng? Vì sao?</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">- Việc áp thuế nhập khẩu 0% đối với hàng điện tử và linh kiện điện tử có xuất xứ từ các nước thuộc CB - FTA là phù hợp với quy định của WTO. Căn cứ Điều XXIV:4 Hiệp định GATT, theo đó mục tiêu của việc thành lập CB - FTA là tạo thuận lợi cho thương mại giữa các lãnh thổ thành viên và không tạo thêm trở ngại cho thương mại của các thành viên khác với các lãnh thổ này, nên việc áp thuế nhập khẩu 0% đối với hàng điện tử và linh kiện điện tử có xuất xứ từ các nước thuộc CB - FTA là tạo thuận lợi cho thương mại hơn nữa giữa các nước thuộc CB - FTA và không tạo ra thêm trở ngại cho các nước không thuộc CB - FTA. Như vậy, việc B dành một sự đối xử ưu đãi hơn dành cho các nước thuộc CB - FTA là không vi phạm Điều I Hiệp định GATT về đối xử tối huệ quốc.
- Việc áp dụng hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu có xuất xứ từ J vi phạm các quy định của WTO. Bởi lẽ:
+ Căn cứ Điều XI:1 Hiệp định GATT thì các Thành viên WTO sẽ không được sử dụng các biện pháp cấm hoặc hạn chế nhập khẩu. Theo đó, việc B áp dụng hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu có xuất xứ từ J là không phù hợp.
+ Căn cứ Điều XXIV:5 Hiệp định GATT, thì các quy định của CB - FTA không được tạo ra những quy tắc chặt chẽ hơn so với những quy tắc có hiệu lực vào thời điểm trước khi lập ra CB - FTA. Trong tình huống trên, việc B áp dụng hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu có xuất xứ từ J là đã tạo ra những quy tắc chặt chẽ hơn so với những quy tắc có hiệu lực vào thời điểm trước khi lập ra CB - FTA bởi trước khi thành lập CB - FTA thì sản phẩm có xuất xứ từ J không bị áp dụng hạn ngạch nhưng sau khi thành lập CB - FTA lại bị áp dụng hạn ngạch. Điều này không phù hợp với quy định tại Điều XXIV Hiệp định GATT.
<b>3. Nếu muốn thực hiện các ưu đãi cho doanh nghiệp điện tử của mình vàcủa C, trong trường hợp này, B có thể và cần cân nhắc những biện phápthương mại nào?</b>
Nếu muốn thực hiện các ưu đãi cho doanh nghiệp điện tử của mình và của C, trong trường hợp này, B có thể áp dụng những biện pháp thương mại được quy định tại Điều XXIV Hiệp định GATT. Cụ thể, B có thể tiến tới loại bỏ các hàng rào thương mại đối với những sản phẩm nhập khẩu từ các Thành viên thuộc CB - FTA.
<b>7. Bài tập 7: Năm 2012, ngành sản xuất dầu ăn của quốc gia A ghi nhận hiệntượng gia tăng nhập khẩu ồ ạt dầu ăn từ nước ngoài (lượng nhập khẩunăm 2012 là 568.896 tấn so với lượng nhập khẩu năm 2011 là 389.932 tấn).Sau khi nhận được đơn khởi kiện của một doanh nghiệp chiếm 50% tổng</b>
</div>