Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

thảo luận lct

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.45 KB, 10 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>PHẦN NỘI DUNG...4</b>

<b>1.1. Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tínhnăng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ (điểm b khoản 1 Điều 130 Luật SHTT (sửa đổi,bổ sung 2009, 2019, 2022));...41.2. Hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng </b>

<b>hoặc tương tự gây nhầm lẫn (tại điểm d khoản 1 Điều 130 Luật SHTT 2005 </b>

<b>(sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022))...6</b>

<b>2.1. Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hóa, dịch vụ để </b>

<b>lừa dối khách hàng (khoản 5 Điều 100 Luật Thương mại 2005)...82.2. Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng </b>

<b>(khoản 8 Điều 100 Luật Thương mại 2005)...9</b>

<b>3.1. Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố </b>

<b>(khoản 9 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012)...113.2. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, </b>

<b>chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ </b>

<b>chức, cá nhân khác (khoản 10 Điều 8 Luật Quảng cáo 2018)...13</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>PHẦN NỘI DUNG</b>

<i>Giả sử các tình huống dưới đây xảy ra vào thời điểm các luật liên quan đã phát sinh hiệu lực.</i>

<b>I. LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ</b>

<b>1.1. Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tínhnăng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; về điềukiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ (điểm b khoản 1 Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ,sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022)</b>

<b>Ghi nhận trường hợp liên quan đến hành vi này, có thể xem xét “Vụ việc về</b>

<b>hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn về bao bì sản phẩm”. Theo đó, “Cơng ty TNHH</b>

<i>Thương mại quốc tế Minh Đạt (“Công ty Minh Đạt”) là doanh nghiệp thành lập sauCông ty TNHH Thực phẩm CJ Minh Đạt (“Cơng ty CJ Minh Đạt”), do ơng Nguyễn</i>

Nhật Hồng làm chủ sở hữu đồng thời là đại diện theo pháp luật. Phía cơng ty Minh Đạt cũng kinh doanh một số dịng sản phẩm tương tự cơng ty CJ Minh Đạt như bò viên, cá viên, hải sản rau củ, tơm viên... và sử dụng bao bì sản phẩm tương tự như bao bì các nhãn hiệu đã được lưu hành trước đó của cơng ty CJ Minh Đạt. Với việc sản xuất sản phẩm có cùng cơng dụng và nhận diện bao bì tương tự với nhãn hiệu đã tồn tại trên thị trường từ trước, hành vi của công ty Minh Đạt là biểu hiện của hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, gây thiệt hại đến các chủ thể khác nhau trên thị trường.”

<b>Về chủ thể thực hiện hành vi: Công ty TNHH Thương mại quốc tế Minh Đạt </b>

-là tổ chức kinh doanh.

<b>Về hành vi: đây là một trong các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo</b>

<b>pháp luật về sở hữu trí tuệ được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 Luật Sở hữu</b>

<b>trí tuệ, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022<small>1</small></b><i> (“Luật SHTT”). Theo đó hành vi được cấu</i>

thành bởi các yếu tố:

(i) Sử dụng chỉ dẫn thương mại: theo đó hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại tại

<b>khoản 3 Điều 130 Luật SHTT<small>2</small></b> là các hành vi gắn chỉ dẫn thương mại<small>3</small> lên hàng hóa, <small>1 “Điều 130. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh</small>

<small>1. Các hành vi sau đây bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:[...]</small>

<small>b) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặcđiểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ;</small>

<small>2 “Điều 130. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh[...]</small>

<small>3. Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm các hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hóa có gắn chỉ dẫn thương mại đó.”</small>

<small>3 “Điều 130. Hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh[...]</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ… Trong trường hợp trên, cơng ty Minh Đạt đã sử dụng kiểu dáng bao bì của hàng hóa tương tự như bao bì các nhãn hiệu đã được lưu hành trước đó của cơng ty CJ Minh Đạt.

(ii) Gây nhầm lẫn về đặc điểm khác của hàng hố: Trong trường hợp trên, có thể thấy kiểu dáng bao bì sản phẩm mà cơng ty Minh Đạt sử dụng đã gây nhầm lẫn về đặc điểm nhận diện của hàng hóa. Theo đó, cơng ty Minh Đạt cũng kinh doanh một số dòng sản phẩm tương tự như sản phẩm của công ty CJ Minh Đạt như bò viên, cá viên, hải sản rau củ, tơm viên... và sử dụng bao bì sản phẩm tương tự như bao bì các nhãn hiệu đã được lưu hành trước đó của cơng ty CJ Minh Đạt. Việc sản xuất sản phẩm có cùng cơng dụng và nhận diện bao bì tương tự với nhãn hiệu đã tồn tại trên thị trường từ trước khiến người tiêu dùng lầm tưởng rằng đây là sản phẩm của công ty CJ Minh Đạt.

<b>Về hậu quả: theo khoản 2 Điều 4 Luật Cạnh tranh 2018<small>4</small></b>, nếu có sự khác biệt giữa Luật SHTT và Luật Cạnh tranh thì áp dụng quy định của Luật SHTT. Mà

<b>điểm b khoản 1 Điều 130 Luật SHTT khơng u cầu phải có hậu quả đối với hành vi</b>

nêu trên, do đó, khơng xem xét hậu quả trong tình huống này.

<b>Từ các lập luận nêu trên, có thể kết luận rằng, hành vi được quy định tại điểm b</b>

<b>khoản 1 Điều 130 Luật SHTT là hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo khoản 7Điều 45 Luật Cạnh tranh<small>5</small></b>.

<b>1.2. Hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùnghoặc tương tự gây nhầm lẫn (tại điểm d khoản 1 Điều 130 Luật SHTT 2005,sửađổi, bổ sung 2009, 2019, 2022)</b>

<b>Về nội dung: “ơng T đã có hành vi đăng ký và sử dụng các tên miền lần lượt là</b>

“bmwmotorrad.com.vn”, motorrad.com.vn; bmwmotorrad.vn” và “bmw-motorrad.vn” - tức các tên miền trùng với nhãn hiệu được bảo hộ (BMW) của công ty Bayerische Motoren Werke Aktiengesellschaft.”

<b>Về chủ thể thực hiện hành vi: ông T (cá nhân kinh doanh).</b>

<small>2. Chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 1 Điều này là các dấu hiệu, thơng tin nhằm hướng dẫn thương mạihàng hóa, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫnđịa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hóa, nhãn hàng hóa.</small>

<small>4 “Điều 4. Áp dụng pháp luật về cạnh tranh[...]</small>

<small>2. Trường hợp luật khác có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hình thức tập trung kinh tế, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của luật đó.”</small>

<small>5 “Điều 45. Các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh bị cấm[...]</small>

<small>7. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.”</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>Về hành vi: đây là một trong các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo</b>

<b>pháp luật về sở hữu trí tuệ được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 130 Luật SHTT<small>6</small></b>. Theo đó hành vi được cấu thành bởi các yếu tố:

(i) Sử dụng tên miền trùng: bị đơn đã sử dụng các tên miền trùng với nhãn hiệu được bảo hộ của nguyên đơn dù chưa được nguyên đơn cho phép sử dụng. Theo đó,

<b>xác định BMW là nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ theo điểm a khoản 3 Điều 6 Luật</b>

<b>SHTT<small>7</small></b> vì nhãn hiệu này đã được sử dụng cơng khai, rộng rãi, có uy tín, danh tiếng tại Việt Nam, có các chứng cứ chứng minh và được Hội đồng xét xử cơng nhận. Do đó, BMW đã hội đủ các điều kiện để trở thành nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật về sở hữu trí tuệ. Vậy, nhãn hiệu này được tự động bảo hộ theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam mà khơng cần đăng ký.

(ii) Gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ của người khác: khi khách hàng truy cập vào những tên miền mà bị đơn sử dụng, chúng đều dẫn đến website quảng cáo dịch vụ bảo dưỡng xe ô tô của Viện Auto (do bị đơn thực hiện), do vậy, họ có thể sẽ lầm tưởng đây là dịch vụ bảo dưỡng xe do công ty nguyên đơn cung cấp.

(iii) Lợi dụng danh tiếng của nhãn hiệu đó: bị đơn đang lợi dụng danh tiếng của nhãn hiệu nổi tiếng BMW thơng qua việc dù khơng có quyền sử dụng nhưng bị đơn vẫn sử dụng nhãn hiệu BMW trong tên miền của mình.

(iv) Nhằm thu lợi bất chính: do, thơng qua việc gây nhầm lẫn đây là dịch vụ của BMW, Viện Auto có thể thu hút được lượng lớn khách hàng sử dụng dịch vụ bảo dưỡng xe được cung cấp bởi chính họ thay vì là BMW cung cấp.

<b>Về hậu quả: theo khoản 2 Điều 4 Luật Cạnh tranh 2018, nếu có sự khác biệt</b>

<b>giữa Luật SHTT và Luật Cạnh tranh thì áp dụng quy định của Luật SHTT. Mà điểm d</b>

<b>khoản 1 Điều 130 Luật SHTT khơng u cầu phải có hậu quả đối với hành vi nêu</b>

trên, do đó, khơng xem xét hậu quả trong tình huống này.

Do vậy, từ các luận điểm trên, hành vi của bị đơn được xem là hành vi cạnh

<b>tranh không lành mạnh theo điểm d khoản 1 Điều 130 Luật SHTT. Từ đó, có thể kết</b>

<small>6 “Điều 130. Hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh</small>

<small>1. Các hành vi sau đây bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:[...]</small>

<small>d) Chiếm hữu, sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình khơng có quyền sử dụng với dụng ý xấu, lợi dụng uy tín, danh tiếngcủa nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng nhằm thu lợi bất chính.</small>

<small>7 “Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ[...]</small>

<small>3. Quyền sở hữu cơng nghiệp được xác lập như sau: </small>

<small>a) [...] Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.</small>

<small>[...]”</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

luận hành vi trên thuộc một trong “những hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo

<b>quy định của luật khác” được ghi nhận tại khoản 7 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018.</b>

<b>II. LUẬT THƯƠNG MẠI</b>

<b>2.1. Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hóa, dịch vụ để lừadối khách hàng (khoản 5 Điều 100 Luật Thương mại 2005)</b>

<i>Xét nội dung: “Viettel quảng cáo trên các băng-rơn ngồi trời là khách hàng</i>

<i>khi đến hệ thống cửa hàng Viettel trên toàn quốc vào “Giờ vàng” 10 giờ sáng thứ bảyhàng tuần từ ngày X đến ngày Y sẽ được mua điện thoại Samsung B110 với giá rẻ399.000đ (giá bán thời điểm không khuyến mại là 899.000đ), cùng quà tặng là mộtsim điện thoại Economy có sẵn 300.000 ₫ trong tài khoản. Tuy nhiên, thực tế "Giờvàng" chỉ dùng để bốc thăm lựa chọn người được mua và số lượng máy Samsung B110dành cho khuyến mại tại mỗi cửa hàng của Viettel là rất ít.”</i>

<b>Xét chủ thể thực hiện hành vi: công ty Viettel (tổ chức kinh doanh).</b>

<b>Xét hành vi cạnh tranh không lành mạnh: để xem xét hành vi trên có phải</b>

<b>hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của luật khác tại khoản 7 Điều 45</b>

<b>Luật Cạnh tranh 2018, phải đáp ứng đồng thời 2 điều kiện (theo khoản 6 Điều 3Luật này<small>8</small></b>): (i) hành vi trái với tập quán kinh doanh (ở đây là hành vi bị cấm), (ii) hành vi gây hoặc có thể gây hậu quả cho doanh nghiệp khác:

<i><b>Về dấu hiệu “hành vi bị cấm”: Theo đó, hành vi “khuyến mại thiếu trung</b></i>

<i>thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng” là hành vi thiếu</i>

trung thực trong kinh doanh. Trong tình huống trên, cơng ty Viettel đã có hành vi khuyến mại gây nhầm lẫn để lừa dối khách hàng. Cụ thể, doanh nghiệp này có hành vi quảng cáo với nội dung nếu khách hàng đến trong “Giờ vàng” sẽ được mua điện thoại với giá rẻ cùng quà tặng là một sim điện thoại, nhưng thực tế thì khách hàng chỉ được bốc thăm lựa chọn người được mua. Sự chênh lệch về tính chất khuyến mại trên thực tế đã bị làm méo mó bởi ý chí thiếu trung thực, cố tình gây hiểu lầm của phía Viettel nhằm lừa dối, câu kéo khách hàng. Như vậy, đây là hành vi khuyến mại hiếu trung thực để lừa dối khách hàng. Hành vi này được quy định cụ thể là một trong những

<small>8 “Điều 3. Giải thích từ ngữ</small>

<small>Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:[...]</small>

<small>6. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tậpquán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.</small>

<small>[...]”</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>hành vi khuyến mại bị cấm theo khoản 5 Điều 100 Luật Thương mại 2005<small>9</small></b>. Do đó, đây là hành vi trái với tập quán kinh doanh.

<b>Về dấu hiệu “gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích</b>

<i><b>hợp pháp của doanh nghiệp khác”: Theo đó, hành vi “khuyến mại thiếu trung thực</b></i>

<i>hoặc gây hiểu lầm về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng” có gây thiệt hại đến</i>

doanh nghiệp khác. Cụ thể, từ việc khách hàng bị lừa dối, họ có thể mất lịng tin vào các chương trình khuyến mại cùng thời điểm, từ đó làm sức hút của các hoạt động này không được như kế hoạch ban đầu, ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của việc kinh doanh thơng qua các hoạt động khuyến mại. Đồng thời, hành vi trên của phía Viettel cũng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng thông qua việc khuyến mại giả tạo của họ, như vậy, tuy không phải bỏ ra phần vốn dùng cho việc khuyến mại, nhưng cũng thu được lợi từ việc câu kéo sự chú ý khách hàng, tạo ưu thế trước các doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng Từ đó, khiến doanh nghiệp khác bị thiệt hại tài chính hay mất đi lượng khách hàng, làm suy giảm thị phần trên thị trường.

<i>Từ các lập luận nêu trên, có thể kết luận rằng, hành vi “khuyến mại thiếu trung</i>

<i><b>thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng” theo khoản 5</b></i>

<b>Điều 100 Luật Thương mại 2005 là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm theokhoản 7 Điều 45 Luật Cạnh tranh.</b>

<b>2.2. Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng(khoản 8 Điều 100 Luật Thương mại 2005)</b>

<b>Xét nội dung: Trong chương trình “Cào mã tặng thưởng” mua 1 tặng một mã</b>

cào khuyến mãi cho khách hàng, theo đó, nếu mã này có dịng chữ “chúc mừng nhận thưởng” thì sẽ trao tặng khách hàng 01 xe hơi hiệu Toyota, thời gian diễn ra chương trình là trong dịp Tết, do tập đồn D triển khai. Anh E là người mua hàng, sau khi cào nhận thưởng có dịng chữ trên, anh E mang theo mã cào đến công ty để đổi mã thưởng. Tuy nhiên lúc này, phía tập đồn D lại từ chối không trao thưởng với lý do phần thưởng đã bị đơn vị truyền thông đưa tin sai trong quá trình thơng tin đến khách hàng, phần thưởng thực chất là một nồi cơm điện và yêu cầu anh E nhận phần thưởng này thay cho phần thưởng ban đầu công bố. Tuy nhiên, dù cho rằng đây là nhầm lẫn trong q trình thơng tin đến khách hàng, nhưng trước đó, khơng có bất kỳ dấu hiệu đính chính thông tin nào về giá trị phần thưởng trên bất kì phương tiện truyền thơng chính thức nào từ tập đoàn D.

<b>Xét chủ thể thực hiện hành vi: tập đoàn D - doanh nghiệp. </b>

<small>9 “Điều 100. Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại[...]</small>

<small>5. Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng.[...]”</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>Về hành vi cạnh tranh không lành mạnh: để xem xét hành vi trên có phải</b>

<b>hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh theo quy định của luật khác tại khoản 7 Điều 45</b>

<b>Luật Cạnh tranh 2018, phải đáp ứng đồng thời 2 điều kiện (theo khoản 6 Điều 3Luật này): (i) hành vi trái với tập quán kinh doanh (ở đây là hành vi bị cấm), (ii) hành</b>

vi gây hoặc có thể gây hậu quả cho doanh nghiệp khác:

<b>Xét yếu tố hành vi bị cấm: với hành vi thực hiện trong ví dụ là hành vi hứa</b>

tặng thưởng nhưng thực hiện khơng đúng, thể hiện trong tình huống trên qua việc làm của tập đồn D: hứa tặng thưởng ơ tô nhưng lúc trao thưởng lại thay đổi quà tặng là nồi cơm điện. Việc doanh nghiệp này không thực hiện đúng với lời hứa đã cam kết ban đầu với khách hàng, làm sai lệch đi kết quả phần thưởng mà khơng có bất kì sự giải thích, đính chính hợp lý nào trước đó cho thấy phía tập đồn D đã có sai phạm trong việc thực hiện hành vi khuyến mại của mình. Cụ thể là ở việc hứa tặng thưởng nhưng

<b>thực hiện không đúng. Vậy đây là hành vi bị cấm theo khoản 8 Điều 100 Luật</b>

<b>Thương mại 2005<small>10</small></b> - do đó, xác định hành vi này trái với tập quán kinh doanh.

<b>Xét về hậu quả: có thể xác định hành vi trên có thể gây thiệt hại đến doanh</b>

nghiệp khác. Vì sự xuất hiện của thông tin sai lệch về khuyến mãi, dẫn đến việc khách hàng nảy sinh tâm lý tập trung mua sản phẩm của doanh nghiệp D để nhận được xe ơ tơ. Từ đó các sản phẩm khác khơng được chạy chương trình khuyến mại của doanh nghiệp khác có thể sẽ khơng được tiêu thụ. Trong khi thực tế, chương trình khuyến mãi này được đưa ra với thực tế quà tặng là một sản phẩm khác, khơng hề tương thích như phần thưởng đã được hứa tặng, thưởng trước đó (xe ơ tơ hiệu Toyota - nồi cơm điện). Như vậy sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh, có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác.

Như vậy, hành vi trong ví dụ trên được xem là hành vi cạnh tranh không lành

<b>mạnh theo khoản 7 Điều 45 Luật Cạnh tranh.</b>

<b>III. LUẬT QUẢNG CÁO</b>

<b>3.1. Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân(khoản 7 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012, sửa đổi, bổ sung 2018)</b>

<b>Về nội dung: Theo Bản án 20/2003/HĐTP-DS, công ty Kim Đan (doanh</b>

nghiệp sản xuất nệm cao su tự nhiên) đã quảng cáo về sản phẩm của mình như sau: “Đối với nệm lị xo, do tính chất khơng ưu việt của nguyên liệu sản xuất nên chất lượng sẽ giảm dần theo thời gian. Nếu độ đàn hồi của lò xo cao, lò xo dễ bị gãy, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Đối với nệm mút xốp nhẹ tính dẻo ưu việt nên khơng <small>10 “Điều 100. Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại</small>

<small>8. Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng.[...]”</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

có độ đàn hồi, mau bị xẹp. Chính vì những lý do đó mà Kim Đan hồn tồn khơng sản xuất nệm lị xo cũng như nệm mút xốp nhẹ. Tất cả các sản phẩm của Kim Đan đều được làm từ 100% cao su thiên nhiên, có độ bền cao và khơng xẹp lún theo thời gian…”

<b>Về chủ thể thực hiện hành vi: công ty Kim Đan (tổ chức kinh doanh)</b>

<b>Về hành vi cạnh tranh không lành mạnh: để xem xét hành vi trên có phải</b>

<b>hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh theo quy định của luật khác tại khoản 7 Điều 45</b>

<b>Luật Cạnh tranh 2018, phải đáp ứng đồng thời 2 điều kiện (theo khoản 6 Điều 3Luật này): (i) hành vi trái với tập quán kinh doanh (ở đây là hành vi bị cấm), (ii) hành</b>

vi gây hoặc có thể gây hậu quả cho doanh nghiệp khác:

Thứ nhất, về hành vi bị cấm: đây là hành vi quảng cáo xúc phạm uy tín của tổ

<b>chức theo khoản 7 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012, sửa đổi, bổ sung 2018<small>11</small></b><i><b> (“Luật</b></i>

<i>QC”). Bởi lẽ, công ty Kim Đan dù khơng sản xuất hai loại nệm lị xo và nệm nhựa</i>

tổng hợp nhưng lại chỉ ra những khuyết điểm của hai loại nệm này mà không hề đề cập đến ưu điểm của chúng. Điều này đã thể hiện Kim Đan đã có hành vi hạ thấp nệm lị xo và nệm nhựa tổng hợp, cũng như xúc phạm đến uy tín của những doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nệm này.

Thứ hai, về hậu quả: hành vi của cơng ty Kim Đan có khả năng gây thiệt hại đến các doanh nghiệp khác do nó có khả năng khiến người tiêu dùng hiểu sai về chất lượng và độ an toàn của hai loại nệm nêu trên, khiến họ e dè trong việc lựa chọn mặt hàng nệm do các nhà cung cấp khác cung cấp và từ đó chỉ mua sản phẩm của Kim Đan. Điều này vừa gây ảnh hưởng đến uy tín của các doanh nghiệp sản xuất hai loại nệm nêu trên, vừa có thể gây ra sự sụt giảm về doanh thu của họ.

Từ các lập luận nêu trên, có thể kết luận rằng, hành vi xúc phạm uy tín của doanh nghiệp khác được thực hiện bởi Kim Đan là hành vi cạnh tranh không lành

<b>mạnh theo khoản 7 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018.</b>

<b>3.2. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chấtlượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chấtlượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cánhân khác (khoản 10 Điều 8 Luật QC)</b>

Về nội dung: “Tại Dinh Thống Nhất, G7 (sản phẩm của Trung Nguyên Legend) đã tổ chức một cuộc thử sản phẩm mà không tiết lộ trước sản phẩm nào của thương <small>11 “Điều 8. Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo</small>

<small>[...] </small>

<small>7. Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.[...]”</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

hiệu nào với khoảng 11.000 người tham gia với 2 sản phẩm là G7 và Nescafé của Nestlé. Kết quả nghiêng về G7 với 89% người uống chọn G7 và chỉ 11% chọn Nescafé của Nestlé<small>12</small>. Trung Nguyên đã sử dụng số liệu này để làm thành một đoạn phim quảng cáo cà phê có sử dụng hình ảnh ba chiều chiếc cốc đỏ của hãng Nestle để so sánh trực tiếp với sản phẩm G7 của Trung Nguyên. Trong đoạn quảng cáo đó, Trung Nguyên đã ghi 11% trên chiếc cốc đỏ của Nestlé và 89% trên cốc cà phê G7<small>13</small>.”

<b>Về chủ thể thực hiện hành vi: Công ty Trung Nguyên - tổ chức thực hiện việc</b>

kinh doanh.

<b>Về hành vi cạnh tranh không lành mạnh: để xem xét hành vi trên có phải</b>

hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh theo quy định của luật khác tại khoản 7 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018, phải đáp ứng đồng thời 2 điều kiện (theo khoản 6 Điều 3 Luật này): (i) hành vi trái với tập quán kinh doanh (ở đây là hành vi bị cấm), (ii) hành vi gây hoặc có thể gây hậu quả cho doanh nghiệp khác:

Thứ nhất, về hành vi bị cấm: đây là hành vi quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp chất lượng hàng hóa của mình với chất lượng hàng hóa cùng loại của tổ chức khác, cụ thể là của hãng Nestle, của công ty Trung Nguyên là

<b>hành vi bị cấm theo khoản 10 Điều 8 Luật QC<small>14</small></b>. Bởi lẽ, Trung Nguyên đã đưa hình ảnh ba chiều chiếc cốc đỏ vào quảng cáo cà phê G7. Dù khơng trực tiếp đính kèm nhãn hiệu Nestle nhưng với hình ảnh chiếc cốc đỏ như vậy đều có thể khiến người dùng liên tưởng đến cà phê Nescafe của nhãn hàng này. Hơn nữa, việc gán tỉ lệ 11% trên chiếc cốc đỏ của Nestlé và tỉ lệ 89% trên cốc của G7 mà khơng có chú thích nào khác khiến khách hàng lầm tưởng rằng sản phẩm của Nestle có thành phần cà phê Bn Ma Thuột ít hơn so với G7 của Trung Nguyên. Như vậy, việc Trung Nguyên đưa 2 sản phẩm và gán các tỷ lệ trong cùng 1 quảng cáo đã thể hiện hành vi “so sánh trực tiếp về chất lượng hàng hóa” - tức đây là hành vi trái với tập quán kinh doanh.

Thứ hai, về hậu quả: hành vi này có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp có sản phẩm bị so sánh. kinh doanh cùng ngành hàng. Bởi lẽ, việc thực hiện quảng cáo như vậy sẽ khiến người tiêu dùng nghĩ rằng tỉ lệ cà phê Buôn Mê Thuột có trong cà phê G7 của Trung Nguyên lớn hơn gấp nhiều lần so với tỉ lệ cà phê có trong loại cà phê của Nestlé, từ đó có thể làm chuyển hướng việc sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng·từ Nestlé sang G7. Điều này vừa gây ảnh hưởng đến uy tín của Nestlé, vừa có thể gây ra <small>12 “Điều 8. Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo[...] </small>

<small>10. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.</small>

<small>[...]”</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

sự sụt giảm về doanh thu của họ. Chính vì vậy, có thể xác định rằng, hành vi so sánh này của Trung Nguyên có thể gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của cơng ty Nestlé.

Từ các lập luận nêu trên, có thể kết luận rằng, hành vi so sánh cà phê G7 và

<b>Nescafe của Trung Nguyên là hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo khoản 7 Điều</b>

<b>45 Luật Cạnh tranh.</b>

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×