Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

thực trạng kiến thức thái độ thực hành về tình dục an toàn và một số yếu tổ liên quan của học sinh trường trung học phổ thông trại cau huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 111 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b> ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC </b>

<b>LÊ THỊ HỒNG HẠNH </b>

<b>THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ TÌNH DỤC AN TOÀN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN </b>

<b>CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRẠI CAU HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN </b>

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÁI NGUYÊN - NĂM 2022

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LÊ THỊ HỒNG HẠNH </b>

<b>THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ TÌNH DỤC AN TỒN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN </b>

<b>CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRẠI CAU HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Tôi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Hạc Văn Vinh. Tất cả số liệu, các kết quả trong luận văn này là hoàn toàn chính xác, trung thực, khách quan và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

<b>Tác giả luận văn </b>

<b>Lê Thị Hồng Hạnh </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Để hồn thành luận văn này, tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu.

Tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hạc Văn Vinh là người thầy đã rất tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu.

Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các giảng viên, nhân viên Khoa Y tế công cộng - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã giúp đỡ tơi tận tình, chu đáo trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên, Ban Giám hiệu, tồn thể thầy cơ giáo và các em học sinh Trường Trung học phổ thông Trại Cau huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên đã hợp tác, giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu.

Cuối cùng, xin được gửi tấm chân tình tới gia đình, bạn bè, người thân đã ln sát cánh cảm thông, chia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi trong q trình hồn thành luận văn này.

<b>Tác giả luận văn </b>

<b>Lê Thị Hồng Hạnh </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

BCS Bao cao su

BPTT Biện pháp tránh thai

HIV/AIDS Hội chứng nhiễm virut làm suy giảm miễn dịch ở người (Human immunodeficiency virus infection/acquired immunodeficiency syndrome)

KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình

LTQĐTD Lây truyền qua đường tình dục QHTD Quan hệ tình dục

SAVY Survey and Assessment of Vietnamese Youth

(Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam) SKSS Sức khỏe sinh sản

STDs Sexually Transmitted Disease

(Các bệnh lây truyền qua đường tình dục) TDAT Tình dục an tồn

THPT Trung học phổ thông

TT-GDSK Truyền thông - Giáo dục sức khỏe

UNICEF United Nations International Children’s Emergency Fund (Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc)

UNFPA United Nation Fund Population Agency (Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc)

VTN Vị thành niên

WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>Lời cam đoan ... </b>

<i><b>1.2.2. Tại Việt Nam ... 16 </b></i>

<b>1.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành về tình dục an toàn ... 23 </b>

<b>Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 27 </b>

<b>Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 38 </b>

<b>3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ... 38 </b>

<b>3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về tình dục an tồn... 40 </b>

<b>3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành về tình dục an tồn ... 55 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC BẢNG </b>

Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.2. Đặc điểm của Bố Mẹ đối tượng nghiên cứu Bảng 3.3. Kiến thức về tình dục an tồn

Bảng 3.4. Kiến thức đúng về khả năng có thai

Bảng 3.5. Kiến thức về BPTT phù hợp với tuổi vị thành niên Bảng 3.6. Kiến thức về biểu hiện khi có thai

Bảng 3.7. Kiến thức về hậu quả khi làm mẹ quá trẻ Bảng 3.8. Kiến thức về hậu quả của việc nạo, phá thai Bảng 3.9. Kiến thức về địa điểm nạo, phá thai an toàn Bảng 3.10. Kiến thức về các bệnh LTQĐTD

Bảng 3.11. Kiến thức về nguyên nhân lây nhiễm bệnh LTQĐTD Bảng 3.12. Kiến thức về biểu hiện mắc bệnh LTQĐTD

Bảng 3.13. Kiến thức về hậu quả mắc bệnh LTQĐTD Bảng 3.14. Kiến thức về biện pháp phòng bệnh LTQĐTD Bảng 3.15. Đánh giá kiến thức chung về tình dục an tồn Bảng 3.16. Thái độ về tình dục an tồn

Bảng 3.17. Đánh giá thái độ chung về tình dục an tồn Bảng 3.18. Thơng tin về tình u, QHTD lần đầu Bảng 3.19. Hành vi tình dục lần QHTD đầu tiên Bảng 3.20. Hành vi tình dục

Bảng 3.21. Thực hành mang thai

Bảng 3.22. Đánh giá thực hành chung của học sinh về TDAT Bảng 3.23. Nguồn thơng tin được u thích nhất

Bảng 3.24. Nhu cầu thông tin về SKSS

Bảng 3.25. Các yếu tố liên quan đến kiến thức về tình dục an tồn Bảng 3.26. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành về TDAT

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Bảng 3.27. Các yếu tố liên quan đến thái độ về tình dục an toàn Bảng 3.28. Mối liên quan giữa thái độ và thực hành về TDAT Bảng 3.29. Mối liên quan giữa giới tính và thực hành về TDAT

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC BIỂU ĐỒ </b>

Biểu đồ 3.1. Kiến thức về các biện pháp tránh thai Biểu đồ 3.2. Nguồn thơng tin về chăm sóc SKSS

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC HỘP </b>

Hộp 1. Hậu quả khi làm mẹ quá trẻ Hộp 2. Kiến thức về các bệnh LTQĐTD

Hộp 3. Nguồn thông tin về chăm sóc SKSS nói chung và TDAT nói riêng

<b>Hộp 4. Hoạt động TT - GDSK trong nhà trường </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

Tuổi vị thành niên (VTN) là một giai đoạn đời đặc biệt: các em lớn nhanh về thể chất, chuyển biến mạnh về tâm lý và đặc biệt tuổi VTN không đồng nghĩa là biết trân trọng sức khỏe, thậm chí cịn liều lĩnh với sức khỏe của chính mình như là cách để tự khẳng định bản thân. Ở tuổi này, các em còn đối diện với nhiều xung năng bản năng khiến cho nhiều em có những hành vi sai lầm: quan hệ tình dục sớm và khơng bảo vệ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường [5].

Năm 2016 ở các nước đang phát triển, ước tính có khoảng 21 triệu ca mang thai ở nữ giới VTN từ 15-19 tuổi, trong đó khoảng 12 triệu ca sẽ sinh con. Khoảng một nửa (49%) số phụ nữ trong độ tuổi này là mang thai ngoài ý muốn và hơn một nửa trong số này kết thúc bằng phá thai dùng thuốc. Ước tính khoảng 17.000 phụ nữ sẽ tử vong vì các biến chứng khi mang thai hoặc sinh nở [41].

Mang thai sớm ở trẻ VTN gây ra những hậu quả lớn về sức khỏe cho bà mẹ VTN và thai nhi của họ. Các biến chứng khi mang thai và sinh nở là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em gái từ 15-19 tuổi trên tồn cầu, với các nước có thu nhập thấp và trung bình chiếm 99% số ca tử vong mẹ trên toàn cầu của phụ nữ từ 15-49 tuổi. Ngoài ra, khoảng 3,9 triệu ca phá thai khơng an tồn ở trẻ em gái từ 15-19 tuổi xảy ra mỗi năm, góp phần gây tử vong mẹ, bệnh tật và các vấn đề sức khỏe lâu dài [57].

Việt Nam là một trong ba nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, trong đó 20% là ở lứa tuổi VTN, trên cả nước có 5% em gái sinh con trước tuổi 18, 15% sinh con trước tuổi 20 [32]. Nguyên nhân của tình trạng trên là do sự thiếu hiểu biết về chu kỳ kinh nguyệt, cơ chế thụ thai, các biện pháp tránh thai...; thiếu tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS; quan hệ tình dục (QHTD) không chuẩn bị, không mong muốn dẫn đến tình trạng mang thai

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

sớm và phá thai ở VTN ngày càng tăng [1]. Do đó việc giáo dục tình dục an tồn cho các em hiện nay là rất quan trọng.

Huyện Đồng Hỷ là một huyện miền núi thuộc tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay trên địa bàn huyện có hai trường THPT là Trường THPT Trại Cau và THPT Trần Quốc Tuấn. Trong năm học 2020-2021 tại trường THPT Trại Cau có một em học sinh nữ lớp 12 mang thai ngoài ý muốn. Vấn đề đặt ra là kiến thức, thái độ, thực hành về tình dục an toàn của các em học sinh tại trường THPT Trại Cau huyện Đồng Hỷ như thế nào? Có những yếu tố nào liên quan thực hành về tình dục an tồn của các em học sinh? Với giả thuyết là kiến thức, thái độ, thực hành về tình dục an toàn của học sinh THPT Trại Cau huyện Đồng Hỷ thấp hơn các khu vực khác. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học cung cấp các bằng chứng cho việc cải thiện công tác giáo dục, truyền thông về sức khỏe sinh sản và tình dục an tồn cho học sinh THPT.

<i><b>Trên cơ sở đó chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng kiến thức, </b></i>

<i><b>thái độ, thực hành về tình dục an toàn và một số yếu tố liên quan của học sinh Trường trung học phổ thông Trại Cau huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên” với mục tiêu: </b></i>

<i>1. Đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về tình dục an tồn của học sinh Trường trung học phổ thơng Trại Cau huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên năm 2021. </i>

<i>2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực hành tình dục an tồn của học sinh Trường trung học phổ thông Trại Cau huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>Chương 1 </b>

<b>TỔNG QUAN TÀI LIỆU </b>

<i><b>1.1. Một số khái niệm </b></i>

<i><b>Tuổi vị thành niên: Theo định nghĩa của Quỹ Dân số Liên hợp quốc </b></i>

(UNFPA), Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) và WHO thì VTN là những người trong độ tuổi từ 10 đến 19 tuổi. Đó là một quá trình thay đổi liên tục về thể chất, nhận thức, hành vi và tâm lý xã hội được đặc trưng bởi mức độ tự chủ của cá nhân ngày càng tăng, ý thức về bản sắc, lòng tự trọng và sự độc lập tiến bộ từ người lớn [49].

Tại Việt Nam, VTN là người trong độ tuổi 10-18, thanh niên trẻ là người trong độ tuổi 16-24. VTN là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em thành người trưởng thành. VTN/TN có đặc điểm tâm sinh lý đặc thù như thích thử nghiệm, thích khám phá năng lực bản thân, năng động, sáng tạo, ham học hỏi. Với những đặc điểm này, VTN/TN có nhiều cơ hội nhưng cũng liên tục đối mặt với những thách thức, nguy cơ. Để chinh phục thách thức của cuộc sống và phát triển cũng như phòng tránh nguy cơ, VTN/TN cần được đáp ứng những nhu cầu cơ bản gồm mơi trường an tồn, tiếp cận thơng tin chính xác và kịp thời, có các kỹ năng sống, được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp [1].

Độ tuổi vị thành niên chia thành 3 giai đoạn: - Vị thành niên sớm: từ 10 đến 13 tuổi; - Vị thành niên giữa: từ 14 đến 16 tuổi;

- Vị thành niên muộn: từ 17 đến 18 tuổi. Ba giai đoạn phân chia này chỉ có tính tương đối, có thể khác nhau ở từng VTN [1].

<i><b>Sức khỏe sinh sản: Năm 1994, Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát </b></i>

triển (ICPD) họp tại Cairo, thủ đô Ai Cập đã đưa ra định nghĩa về SKSS:

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

“Sức khỏe sinh sản là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan tới hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản chứ không phải là khơng có bệnh hay khuyết tật của bộ máy đó. Điều này cũng hàm ý là tất cả mọi người, kể cả nam và nữ đều có được cuộc sống tình dục thỏa mãn và an tồn; họ có khả năng sinh sản và tự do quyết định khi nào sinh và khoảng cách các lần sinh; có quyền được nhận thơng tin và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các biện pháp kế hoạch hóa gia đình an tồn, hiệu quả và chấp nhận được theo sự lựa chọn của mình, cũng như có khả năng lựa chọn các biện pháp phá thai phù hợp không trái với pháp luật, nhằm bảo đảm cho phụ nữ trải qua q trình thai nghén và sinh đẻ an tồn, tạo cho các cặp vợ chồng cơ may tốt nhất để sinh được đứa con khỏe mạnh” [2]. Trong nghiên cứu này một số vấn đề về SKSS bao gồm sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT), nạo phá thai và bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD).

<i><b>Sức khỏe tình dục: Là sự hịa hợp thành một hệ thống nhất từ nhiều </b></i>

mặt của cơ thể, cảm xúc, trí tuệ và xã hội của đời sống tình dục theo chiều hướng tích cực và làm tốt thêm, nhằm nâng cao nhân cách, giao tiếp và tình u. Mỗi người có quyền tiếp cận thơng tin về tình dục và quan tâm đến mối quan hệ tình dục khối cảm cũng như sự sinh sản [2]. Năm 2006, WHO sử dụng khái niệm “Sức khỏe tình dục là trạng thái thoải mái về thể chất, tình cảm, tinh thần và xã hội liên quan với hoạt động tình dục và khơng chỉ đơn thuần là khơng có bệnh, rối loạn chức năng hay thương tật” [53].

<i><b>Tình dục:</b></i> Là nhu cầu có khối cảm với một đối tượng khác giới (90% lồi người thuộc xu hướng tình dục khác giới, 10% thuộc các xu hướng khác). Là hành vi để tìm kiếm khối cảm hoặc để sinh sản, có nội hàm rộng, khơng chỉ có nghĩa là giao hợp giữa người nam và người nữ mà còn bao gồm cả nhiều hành vi khác nhằm đem lại khoái cảm, bằng tay hay bằng miệng, ở vùng cơ quan sinh dục hay ở những bộ phận khác của cơ thể. Cũng vẫn là tình dục khi

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

thực hành tìm kiếm với bạn tình khác giới hay cùng giới, với một hay nhiều hơn một người, tự mình gây khối cảm (thủ dâm) hay gây khoái cảm cho nhau, mơ tường đến chuyện tình dục hay sử dụng dụng cụ chuyên dụng [5].

<i><b>Tình dục an toàn (TDAT): Là chỉ việc sử dụng các biện pháp giúp </b></i>

tránh thai an toàn, hiệu quả và phòng lây truyền HIV và các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục [1].

Xét trên góc độ về an tồn của tình dục, có thể chia thành 3 nhóm [1]: + Tình dục an tồn (khơng có nguy cơ hoặc nguy cơ rất ít): Mơ tưởng tình dục, tự mình thủ dâm, vuốt ve trên mặt da lành lặn, ơm bạn tình, kiêng giao hợp, tình dục bằng tay với âm đạo hoặc dương vật, QHTD dương vật với miệng có sử dụng bao cao su (BCS).

+ Tình dục tương đối an tồn (nguy cơ trung bình): QHTD dương vật với âm đạo có sử dụng BCS, quan hệ miệng với âm đạo hoặc miệng với dương vật không dùng BCS.

+ Tình dục khơng an tồn (nguy cơ cao): QHTD dương vật với âm đạo không sử dụng BCS, QHTD dương vật với hậu mơn có hoặc khơng dùng BCS.

Trong nghiên cứu này, thuật ngữ tình dục an tồn là QHTD có sử dụng BCS phịng tránh có thai ngồi ý muốn và phịng tránh các bệnh LTQĐTD kể cả HIV/AIDS.

<i><b>Biện pháp tránh thai: Là việc cố ý tránh thai bằng các biện pháp nhân </b></i>

tạo hoặc tự nhiên. BPTT cho phép mọi người đạt được số con mong muốn và xác định khoảng cách của các lần mang thai bằng cách trì hoãn hoặc ngăn chặn việc sinh con. Có nhiều lựa chọn tránh thai, được chỉ định theo thời gian và bối cảnh sử dụng (tác dụng lâu dài, vĩnh viễn, ngắn hạn, khẩn cấp) và theo phương pháp hoạt động (nội tiết tố, không nội tiết tố, rào cản, dựa trên nhân thức và khả năng sinh sản) [56].

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i><b>Phá thai: Là chủ động sử dụng các phương pháp khác nhau để chấm </b></i>

dứt thai trong tử cung cho thai đến hết 22 tuần tuổi. Một số phương pháp nạo phá thai gồm: Phá thai bằng phương pháp hút chân không (phá thai từ tuần thứ 6 đến hết tuần 12). Phá thai bằng thuốc hết tuần thứ 9 đến hết tuần 22 (Mifepriston và Misoprostol). Phá thai bằng phương pháp nong và gắp từ tuần 13 đến hết tuần 18 [1].

<i><b>Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Các nhiễm khuẩn LTQĐTD như </b></i>

nhiễm Chlamydia, bệnh lậu, trùng roi sinh dục, bệnh giang mai, bệnh hạ cam, herpes sinh dục, sùi mào gà sinh dục và nhiễm HIV… Nhiễm khuẩn LTQĐTD là một trong các căn nguyên quan trọng nhất gây bệnh tật và tử vong cho bà mẹ và trẻ em trong thời kỳ chu sinh [1].

<i><b>Kiến thức, thái độ, hành vi: Theo Từ điển Tiếng Việt (2003) kiến thức </b></i>

là những điều hiểu biết có được do từng trải hoặc do học tập. Thái độ là tổng thể nói chung những biểu hiện ra bên ngồi (bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động) của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hoặc đối với sự việc nào đó; cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình hình cụ thể. Thực hành là làm để áp dụng lí thuyết vào thực tế [33]. Trong nghiên cứu này chúng tôi nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về TDAT.

<b>1.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về tình dục an tồn </b>

<i><b>1.2.1. Trên thế giới </b></i>

Hàng năm, ước tính có khoảng 21 triệu trẻ em gái từ 15-19 tuổi ở các khu vực đang phát triển mang thai và khoảng 12 triệu trẻ em trong số đó sinh con. Ít nhất 777.000 ca sinh ở trẻ em gái VTN dưới 15 tuổi ở các nước đang phát triển [57].

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 3.000 trẻ VTN tử vong mỗi ngày. Năm 2016, hơn 1,1 triệu thanh thiếu niên từ 10-19 tuổi tử vong, chủ yếu do các ngun nhân có thể phịng tránh được như tai

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

nạn trên đường, các biến chứng khi mang thai hoặc sinh nở, hoặc vì HIV/AIDS [55].

Cứ hai phút lại có một thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 19 bị nhiễm HIV - 2/3 trong số họ các cô gái. Và trong khi tử vong do AIDS đã giảm đối với tất cả các nhóm tuổi khác kể từ năm 2010, tử vong ở trẻ VTN thực sự đã tăng lên. AIDS là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ VTN trên toàn cầu và đặc biệt là ở châu Phi cận Sahara [50].

Theo tác giả Ramathuba và cộng sự nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành của nữ sinh trung học đối với các BPTT ở tỉnh Limpopo có 41% đã bắt đầu QHTD trước 16 tuổi với lý do như tò mò, bị bạn trai ép buộc hoặc không nghĩ sẽ xảy ra. Đa số (54%) biết rằng họ có thể mang thai, nhưng vẫn tham gia vào QHTD không an tồn. Hiểu biết kém về SKSS có thể đặt thanh thiếu niên vào thế bất lợi do họ không thực hiện đủ các biện pháp phòng ngừa để tránh mang thai [39].

Trong số những người được hỏi, 75% cho biết rằng họ có kiến thức về các BPTT khác nhau, chẳng hạn như thuốc viên (43%), bao cao su (58%), tiêm thuốc (50%), dụng cụ tử cung (10%), và màng ngăn, chất diệt tinh trùng và thạch/bọt (<3%). Các nguồn thơng tin chính là cha mẹ của họ và các phương tiện truyền thông. 17% biết thuốc tránh thai khẩn cấp là gì nhưng khơng thể mơ tả khi nào nên dùng. Ngoài ra, 66% không biết BCS nữ trông như thế nào, trong khi chỉ 10% biết vòng tránh thai là gì. Đa số người được hỏi khơng biết tần suất uống thuốc tránh thai, trong số những người trả lời: 35% nói hàng ngày, 14% thỉnh thoảng, 22% trước khi quan hệ, 13% sau khi quan hệ và 16% không biết. Kết quả này chỉ ra rằng mặc dù các em có kiến thức về một số BPTT nhưng sự hiểu biết về chúng thường rất hời hợt [39].

Có 72% khơng bao giờ thảo luận về các BPTT với cha mẹ của họ, trong khi 51% không thảo luận về chúng với bạn trai của họ vì họ muốn bạn bè cơng

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

nhận (muốn cảm thấy được bạn trai và bạn bè chấp nhận rằng họ có QHTD tự nhiên), cho biết họ sợ hãi, muốn trông thật ngầu và nói rằng các BPTT là mối đe dọa đối với các giá trị và chẩn mực văn hóa, trong khi những người khác khơng thấy cần thiết phải thảo luận và cảm thấy không thoải mái khi nói về vấn đề này [39].

Thanh thiếu niên phải đối mặt với các rào cản trong việc tiếp cận các BPTT bao gồm các luật và chính sách hạn chế liên quan đến việc cung cấp các BPTT dựa trên tuổi tác hoặc tình trạng hơn nhân, thành kiến của nhân viên y tế và/hoặc thiếu thiện chí thừa nhận nhu cầu sức khỏe tình dục của thanh thiếu niên, và thanh thiếu niên khơng có khả năng tiếp cận các BPTT do hạn chế về kiến thức, phương tiện đi lại và tài chính. Ngồi ra, thanh thiếu niên có thể thiếu quyền tự chủ hoặc quyền tự chủ để đảm bảo việc sử dụng đúng và nhất quán một BPTT [57].

Trong khi phụ nữ ngày nay trung bình sinh ít con hơn trong suốt cuộc đời thì ở một số khu vực trên thế giới vẫn đặc trưng bởi mức sinh ở tuổi VTN cao. Vì việc sinh con ở tuổi VTN có thể gây ra những hậu quả xấu về sức khỏe và xã hội cho cả các bà mẹ trẻ và con cái của họ nên đây vẫn là một chủ đề quan tâm của nhiều quốc gia. Trong số các khu vực trên thế giới, tỉ lệ sinh ở tuổi VTN trong giai đoạn 2010-2015 cao nhất ở Châu Phi với 99/1.000 phụ nữ 15-19 tuổi, tiếp theo là Mỹ Latinh và Caribe là 67/1.000. Tỉ lệ sinh trên tổng mức sinh của VTN cao nhất ở Mỹ Latinh và Caribe, nơi tỉ lệ sinh ở độ tuổi 15-19 đóng góp 16% tổng mức sinh của phụ nữ trung bình [51].

Khoảng 16 triệu trẻ em gái VTN từ 15-19 tuổi sinh con mỗi năm. Trẻ được sinh ra bởi các bà mẹ ở tuổi VTN chiếm khoảng 11% tổng số ca sinh trên toàn Thế giới, với 95% xảy ra ở các nước đang phát triển. Đối với một số phụ nữ trẻ này việc mang thai và sinh con là có kế hoạch và mong muốn nhưng đối với nhiều người khác thì khơng. Có một số yếu tố góp phần vào

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

việc mang thai ngồi ý muốn và khơng mong muốn ở tuổi VTN. VTN có thể phải chịu áp lực kết hơn và sinh con sớm, các em có thể bị hạn chế về triển vọng giáo dục và việc làm. Một số không biết cách tránh thai, trong khi những người khác không thể lấy BCS và các BPTT thay thế được. VTN có thể khơng thể từ chối QHTD không mong muốn hoặc cưỡng ép QHTD. Những người có thai ít có khả năng được phá thai hợp pháp và an toàn hơn người lớn để chấm dứt thai kỳ. Họ cũng ít có khả năng được chăm sóc trước khi sinh, sinh nở và sau khi sinh có kỹ năng hơn người lớn [54].

Mang thai sớm ở trẻ VTN gây ra những hậu quả lớn về sức khỏe cho bà mẹ VTN và thai nhi của họ. Các biến chứng khi mang thai và sinh nở là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em gái từ 15-19 tuổi trên toàn cầu, với các nước có thu nhập thấp và trung bình chiếm 99% số ca tử vong mẹ trên toàn cầu của phụ nữ từ 15-49 tuổi. Ngoài ra, khoảng 3,9 triệu ca phá thai khơng an tồn ở trẻ em gái từ 15-19 tuổi xảy ra mỗi năm, góp phần gây tử vong mẹ, bệnh tật và các vấn đề sức khỏe lâu dài [57].

Các bà mẹ VTN từ 10-19 tuổi đối mặt với nguy cơ sản giật, viêm nội mạc tử cung hậu sản, nhiễm trùng toàn thân, thấp nhẹ cân, sinh non và các tình trạng bệnh sơ sinh nặng cao hơn phụ nữ từ 20-24 tuổi [45].

Tỉ lệ tử vong và bệnh tật của bà mẹ tuổi VTN đại diện cho một vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng kể ở cấp độ tồn cầu. VTN từ 15-19 tuổi có nguy cơ tử vong khi mang thai hoặc sinh nở cao gấp đôi so với phụ nữ trên 20 tuổi; thanh thiếu niên dưới 15 tuổi có nguy cơ tử vong khi mang thai hoặc sinh nở cao gấp 5 lần. Ước tính có khoảng 2,0-4,4 triệu thanh thiếu niên ở các nước đang phát triển phá thai không an toàn mỗi năm. Ngoài ra, các bà mẹ ở tuổi VTN dễ sinh con nhẹ cân, có nguy cơ suy dinh dưỡng và kém phát triển. Tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em cũng cao nhất ở trẻ em được sinh ra bởi các bà mẹ ở tuổi VTN [54]. Nguyên nhân của tình trạng này là do đặc điểm thai kỳ ở

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

tuổi VTN có số lần khám thai ít hơn, thời điểm bắt đầu quản lý thai muộn hơn và tỉ lệ tham gia sàng lọc trước sinh thấp. Thai kỳ ở tuổi VTN liên quan đến tăng tỉ lệ sinh non, trọng lượng trẻ sơ sinh thấp hơn [15].

Những tác động bất lợi của việc sinh con ở tuổi VTN cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Tử vong chu sinh ở trẻ có mẹ dưới 20 tuổi cao hơn 50% so với trẻ có mẹ từ 20-29 tuổi. Trẻ sơ sinh của các bà mẹ ở tuổi VTN cũng có nhiều khả năng bị nhẹ cân hơn với nguy cơ ảnh hưởng lâu dài kèm theo [54].

Một vấn đề sức khỏe quan trọng khác ở lứa tuổi VTN đó là HIV/AIDS. So sánh trẻ em và người lớn nhiễm HIV, thanh thiếu niên nhiễm HIV được chăm sóc kém hơn, tỉ lệ ức chế vi rút thấp hơn và tỉ lệ tử vong cao hơn. Rủi ro và rào cản khác nhau trải qua trong giai đoạn VTN sớm (10-14 tuổi) và VTN muộn (15-19 tuổi) có thể ảnh hưởng đến các kết quả liên quan đến HIV cũng như nguy cơ lây nhiễm HIV. Các hệ thống giám sát HIV toàn cầu gần đây đã bỏ qua nhóm tuổi dễ bị tổn thương này bằng cách tổng hợp trẻ em từ 10-14 tuổi và trẻ em từ 15-19 tuổi cùng với tất cả những người từ 15 tuổi trở lên [38].

Số thanh thiếu niên sống chung với HIV đã tăng 28% kể từ năm 2005. Với xu hướng nhân khẩu học cho thấy rằng giới trẻ dân số đang tăng nhanh, những thách thức đặt ra bởi HIV sẽ nhân lên nếu các ca nhiễm mới trong số thanh thiếu niên 15-19 tuổi không bị dừng lại. Ở Châu Phi, tổng dân số từ 10-24 tuổi sẽ tăng lên hơn 3/4 tỷ vào năm 2060 và do đó, ước tính số thanh thiếu niên mới nhiễm HIV dự kiến sẽ tăng lên, ngay cả khi tiến độ hiện tại trong việc giảm tỉ lệ nhiễm HIV vẫn được duy trì. Nếu tiến bộ trong việc giảm tỉ lệ mắc bệnh đình trệ, kết quả có thể rất tàn khốc. Nếu tỉ lệ mắc bệnh là duy trì ở mức năm 2015 thay vì tiếp tục với tốc độ giảm hiện tại của nó, ước tính số ca nhiễm HIV mới ở thanh thiếu niên (từ 15-19 tuổi) sẽ tăng lên 280.000 hàng năm vào năm 2020, lên đến 330.000 vào năm 2025 và lên đến 390.000 vào

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

năm 2030. Tác động tích lũy của điều này có thể dẫn đến thêm 740.000 thanh thiếu niên bị nhiễm HIV từ năm 2016 đến năm 2030 [50].

Hàng tuần, có khoảng 4.900 phụ nữ trẻ từ 15-24 tuổi bị nhiễm HIV. Ở châu Phi cận Sahara, sáu trong bảy trường hợp nhiễm HIV mới ở thanh thiếu niên từ 15-19 tuổi là ở trẻ em gái. Trẻ em gái và phụ nữ trẻ từ 15-24 tuổi có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn gấp đôi so với nam thanh niên. Ở châu Phi cận Sahara, phụ nữ và trẻ em gái chiếm 63% tổng số ca nhiễm HIV mới vào năm 2021 [48].

Trẻ em gái VTN và phụ nữ trẻ từ 15-24 tuổi có nguy cơ lây nhiễm HIV đặc biệt cao, chiếm 20% số ca nhiễm HIV mới ở người trưởng thành trên toàn cầu vào năm 2015, mặc dù chỉ chiếm 11% dân số trưởng thành. Ở những vùng có tỉ lệ nhiễm HIV cao hơn, tình trạng mất cân bằng giới tính càng rõ rệt. Ở châu Phi cận Sahara, trẻ em gái VTN và phụ nữ trẻ chiếm 25% số ca nhiễm HIV mới ở người trưởng thành và phụ nữ chiếm 56% số ca nhiễm HIV mới ở người lớn [47].

Bên cạnh đó, việc tảo hôn cũng khiến các cô gái trẻ đã kết hôn có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn. Một nghiên cứu ở Kenya và Zambia cho thấy các cơ gái từ 15-19 tuổi đã kết hơn có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn 75% so với các cơ gái chưa kết hơn, đang hoạt động tình dục [52].

Việc tìm hiểu về kiến thức, thái độ đối với TDAT ở lứa tuổi VTN có vai trò quan trọng, giúp hỗ trợ cho việc đưa ra các giải pháp can thiệp hiệu quả nhằm giảm thiểu các hậu quả gây nên bởi các vấn đề liên quan đến tình dục khơng an tồn.

Nghiên cứu về “Sức khỏe sinh sản và tình dục của vị thành niên Bồ Đào Nha” của Mendes và cộng sự, kết quả cho thấy: Tỉ lệ QHTD ở tuổi VTN thông qua các nghiên cứu là cao (từ 44% - 95%), trong khi tuổi lần đầu QHTD tăng lên (trung bình là 15,6 tuổi). Biện pháp tránh thai được sử dụng

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

nhiều nhất là BCS với 76% - 96% (qua các nghiên cứu) trong lần QHTD đầu tiên và 52% - 69% cho các lần quan hệ tiếp theo. Trong khi tỷ suất sinh ở nữ VTN vẫn cao (14,7/1000 nữ VTN từ 15-19 tuổi), thì chỉ có 1/3 người VTN Bồ Đào Nha tới các cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng tránh thai, các bệnh LTQĐTD và dưới 1/2 số vị thành niên đã từng tham gia học các lớp giáo dục về SKSS. Kiến thức về Chlammydia ở trẻ VTN là rất thấp (chỉ có 12,0%) biết về bệnh này [43].

Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành đối với vấn đề sức khoẻ sinh sản và tình dục do Nair và cộng sự, tiến hành tại Kerala, Ấn Độ trên đối tượng VTN và thanh niên (từ 10 đến 24 tuổi) cho thấy: cả nam giới và nữ giới tại đều có các kiến thức đúng nhất định về SKSS. Cụ thể, tỉ lệ nam giới biết cách phòng tránh thai bằng BCS cao hơn so với nữ (chiếm 95,1%) và nữ giới biết về dụng cụ tử cung chiếm tỉ lệ cao hơn (56,5%). Trên 90% VTN và thanh niên (cả nam và nữ) mong muốn có các dịch vụ tư vấn đề sức khỏe sinh sản VTN [42].

Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng BCS trong lần QHTD đầu tiên của VTN tại Việt Nam do Trang Do và cộng sự tiến hành dựa trên phân tích dữ liệu từ Điều tra đánh giá Thanh niên Việt Nam năm 2003 cho thấy: trong 605 vị thành niên có QHTD trước hơn nhân thì có 28,6% có sử dụng BCS trong lần QHTD đầu tiên. Việc sử dụng BCS trong lần QHTD đầu tiên ở nữ giới thấp hơn so với nam giới và không phổ biến ở những người QHTD do sự xúi giục, tác động của bạn bè. Ngược lại, nếu người QHTD là bạn/người quen, hoặc là gái mại dâm/người lạ, thì việc sử dụng BCS là phổ biến hơn [46].

Theo Ivanova và cộng sự, khi nghiên cứu về kiến thức, thực hành và việc tiếp cận các dịch vụ sức khỏe của các nữ VTN độ tuổi từ 13 - 19 tại Uganda cho thấy: có 11,7% khơng biết cách phịng tránh nhiễm HIV và

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

15,7% khơng biết về các bệnh LTQĐTD. Có 13,8% không biết về các biện pháp tránh thai. Đa phần các thông tin về SKSS được cha mẹ hoặc người giám hộ chia sẻ với các em, mặc dù vậy, đa phần các em đều có cảm giác ngại ngùng khi thảo luận về vấn đề này. Có khoảng 30% nữ VTN đã từng đi khám tại các cơ sở y tế, chủ yếu là xét nghiệm HIV và điều trị các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt [60].

Nghiên cứu về thời điểm QHTD lần đầu, vấn đề sử dụng BPTT và mang thai ở VTN tại Hoa Kỳ do Finer và cộng sự tiến hành năm 2013 đã sử dụng kết quả cuộc Điều tra Quốc gia về Phát triển gia đình (NSFG) kéo dài từ năm 2006 đến 2010 của Hoa Kỳ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: có sự khác biệt về tuổi QHTD lần đầu giữa nam và nữ. Tỉ lệ nữ giới có QHTD ở lứa tuổi dưới 12 là rất thấp (dưới 1%), sau đó tăng dần ở độ tuổi 15 (19%), 16 tuổi (32%), 17 tuổi (47%), 18 tuổi (60%). Tỉ lệ này cũng tăng lên theo độ tuổi ở nam giới: 15 tuổi (22%), 16 tuổi (35%), 17 tuổi (49%), 18 tuổi (61%) [58].

Tỉ lệ VTN nữ sử dụng các BPTT cho lần QHTD đầu tiên khác nhau ở các lứa tuổi. Chỉ có khoảng 52% trẻ dưới 12 tuổi sử dụng các BPTT trong lần QHTD đầu tiên và tỉ lệ này cũng tương đối thấp ở trẻ 13-14 tuổi. 80% những người bắt đầu tình dục 15 tuổi sử dụng BPTT trong cùng một tháng. Trong khi đó, có 82% nữ giới 16 tuổi sử dụng trong lần QHTD đầu tiên và một năm sau là 95%. Ở lứa tuổi 17-18 tỉ lệ này cao hơn là 85% [58].

Về vấn đề mang thai và nạo phá thai, trong số bé gái mang thai dưới 13 tuổi, đa số các trường hợp mang thai kết thúc bằng phá thai, ngược lại đối với nữ VTN từ 14 tuổi trở lên số ca mang thai kết thúc bằng ca sinh nhiều hơn số ca nạo phá thai. Việc nạo phá thai giảm dần khi lứa tuổi tăng lên và ở nữ giới trên 17 tuổi, số ca mang thai kết thúc bằng sinh con cao gấp đôi so với phá thai [58].

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao kiến thức về sức khỏe sinh sản ở VTN, đó chính là sự chia sẻ, hướng dẫn và hỗ trợ từ gia đình. Để tìm hiểu về vấn đề này, Abubakar và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu cắt ngang trên 790 người trong độ tuổi từ 10 đến 24, tại Ghana. Kết quả thu được cho thấy: khoảng 82,3% cha mẹ có dành một số khoảng thời gian để thảo luận với con cái về vấn đề SKSS, tuy nhiên các cuộc thảo luận tập trung vào một số chủ để. Tỉ lệ này khá khác biệt ở người mẹ và người bố. Trong khi có 78,8% đối tượng cho biết rằng mẹ của họ có trị chuyện với họ về vấn đề này, thì chỉ có 53,5% đối tượng cho biết rằng, bố của họ cũng chia sẻ với họ về chủ đề SKSS VTN. Đồng thời, các chủ đề được người mẹ đưa ra cũng đa dạng và bao quát hơn. Đa phần các chủ đề được nhắc tới là: hạn chế QHTD sớm (73,6%), kinh nguyệt ở nữ giới (63,3%) và HIV/AIDS (61,5%). Trong khi đó, việc sử dụng BCS là 5,2% và sử dụng các BPTT khác là 9,3%. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, phần lớn các cuộc nói chuyện này đều do cha mẹ chủ động với con cái [37].

Nghiên cứu của Mengjia Liang và cộng sự về “Tình trạng sức khỏe sinh sản và tình dục vị thành niên” cho thấy tỉ lệ lưu hành toàn cầu của tất cả các STIs, ngoại trừ chlamydia, đã gia tăng kể từ năm 1994 ở thanh thiếu niên. Mụn rộp sinh dục là bệnh LTQĐTD phổ biến nhất, ảnh hưởng đến 4,3% thanh thiếu niên vào năm 2017. Sự gia tăng tỷ lệ lưu hành bệnh mụn rộp sinh dục trên toàn thế giới từ 4,0% năm 1994 lên 4,3% năm 2017 tương ứng với sự gia tăng của năm triệu thanh niên từ 15 đến 19 tuổi bị ảnh hưởng. Tỉ lệ mắc bệnh mụn rộp sinh dục cao nhất ở Châu Phi, tiếp theo là Châu Mỹ. Điều này đã xảy ra kể từ năm 1994 cho cả thanh thiếu niên trẻ hơn (10-14 tuổi) và thanh thiếu niên lớn hơn (15-19 tuổi). Tỷ lệ lưu hành bệnh lậu cũng cao nhất ở Châu Phi. Trên toàn cầu, tỷ lệ hiện mắc các bệnh LTQĐTD ở nữ cao hơn nam, mặc dù sự khác biệt thay đổi theo khu vực và theo thời gian [59].

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Kết quả nghiên cứu của Sharifa và cộng sự nghiên cứu “Kiến thức, thái độ và thực hành liên quan đến SKSS của nữ vị thành niên” cho thấy hơn 2/3 (66,3%) người tham gia có kiến thức khơng chính xác, trong khi khoảng 1/3 (33,7%) trong số họ có kiến thức đúng về SKSS. Phần lớn thanh thiếu niên khơng có kiến thức đúng đắn về tuổi dậy thì, mang thai và sinh con, phương pháp kế hoạch hóa gia đình, STDs, và u cầu điều trị. Mặt khác, thanh thiếu niên đã kiến thức đúng về độ tuổi kết hôn phù hợp và HIV hơn các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Đa số học sinh có thái độ tích cực về SKSS, trong khi một số ít có thái độ tiêu cực [44].

Trong tất cả các bệnh LTQĐTD, khơng có bệnh dịch nào gây ra sự tàn phá lớn hơn HIV và AIDS trong 25 năm qua. Năm 1994, HIV/AIDS chiếm dưới một điểm phần trăm (.2%) DALYs trong giới trẻ thanh thiếu niên, từ 10-14 tuổi. Đến năm 2017, nó chiếm 7% DALYs. Đối với thanh thiếu niên lớn tuổi, 15-19 tuổi, HIV/AIDS đã từ 1% DALYs vào năm 1994 lên 6,8% vào năm 2017. Trong 25 năm từ 1994 đến 2017, tử vong liên quan đến AIDS ước tính có khoảng 773.000 trong số những người từ 10 đến 19 tuổi [59].

Trên toàn cầu, số thanh niên từ 10 đến 19 tuổi sống chung với HIV tăng từ khoảng 920.000 vào năm 1994 lên 1,6 triệu vào năm 2018, phản ánh cả sự lây lan của các bệnh nhiễm trùng mới và sự sẵn có của phương pháp điều trị đã cho phép mọi người sống lâu hơn với HIV. Ở châu Phi cận Sahara, tử vong do AIDS thanh thiếu niên 10 - 19 tuổi bắt đầu giảm xung quanh 2010, từ ước tính 41.000 ca tử vong trong năm 2010 đến ước tính 30.000 trường hợp tử vong trong năm 2018, một phần là do sự sẵn có ngày càng nhiều của điều trị ARV. Chênh lệch giới tính ở thanh thiếu niên 10-19 tuổi là đáng chú ý trong khu vực. Năm 2018, ước tính có khoảng 580.000 trẻ em trai VTN sống chung với HIV, so với ước tính 880.000 trẻ em gái VTN, trong khi năm 1994, con số tương ứng là 620.000 trẻ em gái VTN và 155.000 trẻ em trai VTN [59].

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Nghiên cứu của Eddieson Pasay-an và cộng sự về “Kiến thức, thái độ và thực hành của thanh thiếu niên liên quan đến các vấn đề tình dục và sinh sản ở khu hành chính Cordillera khu vực của Philippines” cho thấy điểm trung bình chung của kiến thức về tình dục và SKSS thấp, với điểm trung bình lần lượt là 0,03 và 0,33. Điểm trung bình chung của thái độ đối với các vấn đề tình dục là 2,88, trong khi đó của SKSS là 2,82. Đối với thực hành, điểm trung bình (2,03) nằm trong phạm vi “đôi khi thực hành”. Đối với SKSS, phản hồi trung bình đối với các thực hành (1,90) nằm trong phạm vị “đôi khi thực hành” [40].

Theo tác giả Ramathuba và cộng sự nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành của nữ sinh trung học đối với các BPTT ở tỉnh Limpopo cho thấy nguồn thông tin về kinh nguyệt và TDAT mà các em nữ sinh nhận được là từ cha mẹ, trường học, bạn bè và sách báo, tạp chí hoặc các nguồn khác như chị em hoặc người yêu [39].

<i><b>1.2.2. Tại Việt Nam </b></i>

Sự phát triển của VTN và thanh niên luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là thế hệ quyết định đến tương lai và vận mệnh của đất nước.

Tại Việt Nam, qua 2 cuộc Điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Ndam (SAVY) diễn ra vào 2 năm 2003 và 2008, đã cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về các vấn đề ở nhóm tuổi VTN, cũng như một số khía cạnh liên quan đến SKSS.

Những dữ liệu thu thập được từ SAVY 2 củng cố thêm nhận định rằng thanh thiếu niên có xu hướng hoạt động tình dục sớm. Ở SAVY 2, trong số những người nói đã từng có QHTD, tuổi trung bình của QHTD lần đầu là 18,1 (18,2 với nam và 18 với nữ), giảm 1,5 năm so với SAVY 1 (19,6 tuổi). Số liệu cho nam là 18,2 (giảm 1,8 năm so với SAVY 1) và nữ 18 (giảm 1,4

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

năm so với SAVY 1). Tuổi QHTD lần đầu của thanh thiếu niên nông thôn là 18,0 cao hơn so cới thanh thiếu niên thành thị (tuổi QHTD lần đầu của thanh thiếu niên thành thị là 18,4) [32].

Về các BPTT, hầu hết các thanh niên trong điều tra SAVY2 đã nghe nói về chủ đề mang thai, KHHGĐ ở các nguồn thông tin khác nhau. Chỉ có 7,0% người được hỏi cho biết, họ chưa nghe về chủ đề này từ nguồn nào. Hệ thống thông tin đại chúng gồm tivi, radio, sách báo, tạp chí, tờ rơi và cả hệ thống loa truyền thanh tại địa phương là những nguồn thông tin quan trọng nhất cung cấp thông tin về chủ đề này cho thanh niên. Các nguồn thông tin quan trọng khác bao gồm thầy cô giáo và nhà trường (19,0%), bạn bè hay người yêu (12,0%); nhân viên y tế hay dân số (14,0%). Các trung tâm tư vấn hay các câu lạc bộ thanh thiếu niên chỉ là nguồn cung cấp thông tin về mang thai và kế hoạch hóa gia đình cho một bộ phận rất nhỏ thanh thiếu niên [32].

Kết quả Điều tra Biến động dân số 2020 cho thấy vẫn còn hiện tượng kết hôn sớm ở tuổi VTN. Số liệu cho thấy hiện tượng kết hôn sớm đã giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, kết hôn tuổi VTN ở nữ là phổ biến hơn. Tỉ trọng nữ nông thôn “đã từng kết hôn” ở tuổi 18 là 13,5% và ở tuổi 19 là 24,9%, trong khi tỉ trọng này ở thành thị là thấp hơn, tương ứng là 5,1% và 8,6%. Tất cả các chỉ tiêu này đều cao hơn khi so với nam VTN [26].

Năm 2011, tỉ lệ sinh con ở tuổi VTN ở Việt Nam là 46/1.000. Tỉ lệ này cao hơn ở các nhóm dân số có trình độ học vấn thấp, mức sống thấp, các nhóm dân tộc thiểu số, các nhóm dân cư sinh sống tại các khu vực trung du và miền núi phía Bắc và các khu vực nông thôn. Tỉ lệ sinh con ở tuổi VTN của Việt Nam cũng cao hơn nhiều so với nhiều quốc gia khác nhau ở Châu Á trong đó có Myanmar với tỉ lệ 17,4, Malaysia với tỉ lệ 12 và Singapore với tỉ lệ là 5,2 [31].

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Theo Báo cáo kết quả Điều tra các mục tiêu phát triển bền vững về trẻ em và phụ nữ Việt Nam năm 2020-2021, tỉ suất sinh con VTN cao nhất ở nhóm phụ nữ sống tại khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, nơi tập trung đông các dân tộc thiểu số. Tỉ suất sinh con VTN cao nhất ở nhóm phụ nữ khơng có bằng cấp và thấp nhất ở nhóm phụ nữ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Kết quả điều tra cũng cho thấy tỉ suất sinh con VTN có liên hệ chặt chẽ với mức sống: tỉ suất sinh con ở nhóm hộ nghèo nhất là 106 so với 10 trẻ em ở nhóm giàu nhất [27].

<small> </small>

Nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Hải Vân về “Kiến thức và thái độ của học sinh Trung học phổ thơng huyện Hồi Đức, Hà Nội về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên” cho kết quả: 73,1% học sinh biết ít nhất một BPTT, chỉ có 13,7% biết thời điểm giữa chu kỳ kinh nguyệt dễ mang thai nhất và 67,0% biết rằng bạn gái có thể mang thai dù chỉ quan hệ một lần. Tỉ lệ học sinh khơng chấp nhận việc có thai trước hôn nhân và QHTD trước hôn nhân khá cao (91,0% và 82,0%) [8].

Trong nghiên cứu này, tác giả cũng phát hiện ra một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức về dậy thì, kiến thức về mang thai và BPTT của học sinh THPT Hoài Đức bao gồm: khối lớp, kết quả học tập, trình độ học vấn của bố và giới của học sinh. Các yếu tố về giới tính, việc sống chung với bố mẹ có ảnh hưởng đến thái độ của học sinh về việc QHTD trước hôn nhân của học sinh [8].

Nghiên cứu của Dương Thị Thu Hương tiến hành trên 300 học sinh THPT Lạng Giang 1 tỉnh Bắc Giang với bệnh LTQĐTD phổ biến nhất mà học sinh biết đến là HIV/AIDS với gần 90% tổng số học sinh trong mẫu nghiên cứu; tỉ lệ học sinh biết đến các bệnh LTQĐTD khác còn chưa cao (giang mai là 49,4%, lậu là 42,5%), đặc biệt tỉ lệ học sinh biết đến bệnh viêm gan B thấp (20,6%) [7].

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Theo tác giả Phạm Văn Lực và cộng sự nghiên cứu “Kiến thức về các biện pháp tránh thai thông thường của học sinh trung học phổ thông tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang năm 2018” cho thấy tỉ lệ học sinh từng nghe về các BPTT khá cao với 89,19%. Hầu hết các em chỉ biết một BPTT, tỉ lệ biết 2-3 BPTT chỉ 52,12%. Tỉ lệ biết đúng thời điểm sử dụng BPTT cũng khá thấp chỉ 28,39%. Kiến thức chung đúng về các BPTT là 15,04%. Internet là kênh thông tin cung cấp kiến thức cho nhiều đối tượng nhất với 32,07%. [23].

Theo nghiên cứu của Thị Mương và cộng sự về “Kiến thức - thái độ về phòng tránh thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục của học sinh Trường trung học phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Ninh Thuận năm 2020” cho thấy có khoảng 31,7% số học sinh tham gia nghiên cứu có kiến thức chung đúng về phòng tránh thai và các bệnh LTQĐTD. Hầu hết học sinh đều có kiến thức đúng về hình thức QHTD dẫn đến có thai và biện pháp giúp phòng tránh thai và bệnh LTQĐTD lần lượt là 95,4% và 82,8%. Tuy nhiên chỉ 18,7% và 12,1% số học sinh có kiến thức đúng về thời điểm uống thuốc tránh thai khẩn cấp và thời điểm QHTD dễ có thai. Chỉ có 27,9% học sinh kể được tên những bệnh LTQĐTD và 24,1% có kiến thức về biểu hiện bệnh. Kiến thức đúng về BPTT chỉ chiếm 28,6%. Có 79,8% số học sinh tham gia nghiên cứu có thái độ chung tốt về phòng tránh thai và các bệnh LTQĐTD [24].

Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Bích Hồi và cộng sự về “Kiến thức về sức khỏe sinh sản của học sinh Trường Trung học phổ thông Ngô Sĩ Liên tỉnh Bắc Giang năm 2015” cho thấy: 76,3% học sinh có kiến thức về QHTD an toàn, nhưng một số vẫn cịn hiểu sai về khái niệm an tồn. Có 93,9% học sinh có nghe tới các BPTT, nhiều nhất là BCS (98,8%) và thuốc tránh thai khẩn cấp (86,9%) nhưng hiểu biết về các BPTT này còn hạn chế. 15,7% em khơng biết ngun nhân có thai ngồi ý muốn và 16,8% em khơng biết về tai biến do

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

nạo hút thai. Với các bệnh LTQĐTD, hầu hết các em đều nghe tới ít nhất một bệnh trong đó HIV/AIDS chiếm tỉ lệ cao nhất 93,9% [29].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyền về “Kiến thức, thái độ, thực hành về SKSS của học sinh THPT Hai Bà Trưng, thành phố Huế” cho thấy kiến thức về các nội dung của SKSS là rất thấp chỉ 16,0% có kiến thức tốt, kiến thức tốt về các dấu hiệu tuổi dậy thì là 56,3%. Chỉ có 37,6% học sinh có kiến thức tốt các nguy hiểm của nạo phá thai; tuy nhiên, hiểu biết đúng về nơi nạo phá thai an toàn là 81,6%. Tỉ lệ kiến thức tốt về các BPTT là 27,3%. Bao cao su (83,2%) và thuốc tránh thai (73,8%) là hai BPTT học sinh biết đến nhiều nhất. Có 64,6% học sinh cho rằng có thể mang thai trong lần QHTD đầu tiên, tỉ lệ học sinh biết về thời điểm dễ có thai nhất rất thấp chỉ 7,8% [22].

Nghiên cứu của Cao Ngọc Thành và cộng sự về “Kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc sức khỏe sinh sản ở nữ vị thành niên người dân tộc thiểu số, tỉnh Thừa Thiên Huế” cho thấy kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc SKSS của VTN chưa được tốt. Tỉ lệ nữ VTN có kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc SKSS chưa tốt lần lượt là 86,7%, 64%, 74,4%. Có 3,8% đã từng QHTD và 61,8% là QHTD dưới 18 tuổi. Trong số, người có QHTD thì chỉ có 23,5% sử dụng BPTT. Lý do không sử dụng BPTT là do không biết cách sử dụng (30,4%), khơng thích sử dụng (30,4%), người quan hệ với khơng thích sử dụng (30,4%), khơng dự định QHTD (8,8%) [3].

Nghiên cứu của Trần Thị Lệ “Kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản” của 51 đối tượng là VTN phá thai tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cho thấy 62,7% đối tượng có nhận thức chưa tốt về SKSS, có 35,3% biết nhưng chưa hiểu rõ, 2% có kiến thức tốt về SKSS. Phần đa đối tượng có hiểu biết chưa đúng về khả năng mang thai khi QHTD. Bao cao su và thuốc tránh thai và hai biện pháo được hiểu biết nhiều nhất. Có 62,7% đối tượng có thái độ chưa đúng về SKSS, 92,2% đối tượng có hành vi chưa đúng về SKSS [30].

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Duy Tài tại ba cơ sở y tế công lập ở TP.HCM năm 2011 ghi nhận tỉ lệ VTN có thai là 3,94% trong tổng số các trường hợp đến khám thai và tỉ lệ nạo phá thai VTN chiếm 5,81% các trường hợp phá thai [13].

Nghiên cứu của Võ Thị Kim Anh và cộng sự về “Thực trạng nạo phá thai và các yếu tố liên quan ở trẻ vị thành niên - thanh niên đến phá thai tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Bình Dương” cho thấy: Tỉ lệ phá thai cao nhất ở nhóm tuổi 15-19 chiếm 49,34% và có 2,4% phá thai ở độ tuổi dưới 15. Qua nghiên cứu cho thấy nhóm trẻ VTN và thanh niên chưa có gia đình chiếm tỉ lệ cao nhất 64,4% và không sử dụng BPTT là 21,6%. Điều này cho thấy ý thức và kiến thức của các em về hành vi tình dục và ngay cả những hiểu biết trong vấn đề thực hiện KHHGĐ chưa cao. Chưa có biện pháp bảo vệ an toàn trong QHTD và QHTD trước hôn nhân quá sớm. Tiền sử phá thai: mới phá thai lần đầu chiếm 31,4%, từ 1-2 lần trở lên chiếm 68,6% [34].

<small> </small>

Số trẻ VTN và thanh niên phá thai rất cao, tại tỉnh Bình Dương hàng năm có từ 3.000-5.000 ca phá thai theo báo cáo của hệ thống y tế Nhà nước. Thực tế qua nghiên cứu của Võ Thị Kim Anh cho thấy hầu hết các em phá thai là chưa có gia đình (49,16%), cịn đang ở lứa tuổi đi học (17%) [34].

Theo Báo cáo Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2016, tỉ lệ nạo phá thai/hút điều hòa kinh nguyệt của phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi hiện đang có chồng của cả nước năm 2016 là 0,3%. Trong đó, nữ giới từ 15 đến 19 tuổi chủ yếu phá thai/hút điều hòa kinh nguyệt với lý do “sức khỏe thai” và chỉ có 13,3% với lý do “mang thai ngồi ý muốn” [25]. Có thể thấy, vấn đề nạo phá thai ở VTN đang tăng cao và là một vấn đề vô cùng nhức nhối. Do đó, tăng cường quan tâm đến vấn đề truyền thông, giáo dục SKSS cho lứa tuổi này là cần thiết để góp phần giảm thiểu tình trạng trên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Tình dục an tồn ở lứa tuổi VTN, khơng chỉ giúp tránh mang thai ngoài ý muốn, mà còn giúp phòng tránh các bệnh LTQĐTD. Xu hướng hiện nay VTN dậy thì sớm hơn, xu hướng xây dựng gia đình muộn hơn. Mặt khác nhiều tác động có tính kích dục trên thông tin đại chúng nên vấn đề QHTD trước hơn nhân có chiều hướng gia tăng hơn trước. Vì thế, cần chú trọng phòng bệnh LTQĐTD ở lứa tuổi này, đặc biệt là phòng lây nhiễm HIV/AIDS.

Kết quả từ cuộc điều tra cắt ngang trên 768 học sinh trung học phổ thông tại địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2013 của Nguyễn Đức Thanh và Đỗ Duy Bình cho thấy: hầu hết các đối tượng đều nghe về bệnh LTQĐTD. Cụ thể, tỉ lệ nghe về các bệnh HIV/AIDS đạt đến 99,0%; các bệnh khác như lậu, giang mai cũng đạt trên 80%. Về các biện pháp phòng chống bệnh LTQĐTD, các học sinh biết nhiều nhất về biện pháp sử dụng bao cao su với 96,0%. Tỉ lệ học sinh biết hậu quả của bệnh LTQĐTD làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV cao đạt 82,6%. Tỉ lệ học sinh biết các hậu quả khác thấp hơn như lây nhiễm sang trẻ sơ sinh (74,6%), vô sinh (62,5%)… Về nguyên nhân gây bệnh LTQĐTD, 79,0% học sinh biết là do sinh hoạt tình dục với nhiều người mà khơng dùng các biện pháp bảo vệ. Tỉ lệ học sinh cho biết dịch vụ khám chữa bệnh LTQĐTD là cơ sở y tế nhà nước chiếm tỉ lệ cao nhất (89,1%), tiếp theo là phòng khám tư nhân: 8,5% [12].

<small> </small>

Nghiên cứu về “Kiến thức, thái độ của học sinh về HIV/AIDS tại hai trường phổ thông trung học thành phố Hải Phòng năm 2013” kết quả cho thấy hầu hết học sinh biết được đường lây truyền HIV (95,1%). Tỉ lệ hiểu biết về các hành vi nguy cơ lây nhiễm là khá cao hơn 80%. Kiến thức về phòng lây nhiễm đạt trên 70%. Nguồn thông tin tiếp nhận được cao nhất là từ nhà trường, thầy cô giáo (90,4%) [17].

Nghiên cứu của Đào Nguyễn Diệu Trang về “Thực trạng sức khỏe sinh sản và đánh giá hiệu quả của mơ hình can thiệp ở nữ vị thanh niên huyện

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”, kết quả cho thấy tỉ lệ VTN có QHTD là 6,4%. Độ tuổi QHTD dưới 18 tuổi chiếm 59,0%. Tỉ lệ VTN không sử dụng BPTT khi QHTD là 73,8%. Lý do các em không sử dụng BPTT là do khơng thích sử dụng chiếm tỉ lệ cao nhất 44,4%. Có tới 72,9% nữ VTN phân loại thực hành chung chưa tốt [4].

Theo nghiên cứu của Võ Triệu Đạt và cộng sự về “Quan điểm và thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên” với mục tiêu tìm hiểu mức độ quan tâm trên quan điểm và thực hành của các đối tượng có liên quan (cha mẹ, thầy cô, nhân viên y tế) đối với trẻ VTN về SKSS cho thấy hầu như tất cả phụ huynh đều thừa nhận sự quan tâm dành cho các con họ tập trung ở mức độ 2 và mức độ 3. Nghĩa là chỉ dừng lại ở mức độ quan tâm ít, khơng thường xun đến khơng quan tâm kèm theo khơng có cơ hội nói chuyện với con họ về giới tính kể cả hướng dẫn con họ về BPTT. Điều này ảnh hưởng đến mức độ truyền đạt và tư vấn thông tin về SKSS cho trẻ VTN [35].

Kết quả phỏng vấn sâu giáo viên đều thấy rằng nội dung giáo dục giới tính hiện tại vẫn chưa đầy đủ, chưa đi sát với thực tế, nhất là thiếu những buổi dạy cho các em về thực hành các BPTT nào thích hợp với lứa tuổi các em. Họ rất đồng tình với việc bổ sung thêm một số nội dung giáo dục giới tính vào chương trình học chính khóa cũng như đưa mơn học này thành một môn học cụ thể cho các em học sinh [35].

<b>1.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành về tình dục an tồn </b>

Theo Báo cáo kết quả Điều tra các mục tiêu phát triển bền vững về trẻ em và phụ nữ Việt Nam năm 2020-2021 cho thấy 60,7% phụ nữ có quyền quyết định cả QHTD và sử dụng các BPTT. Có sự khác biệt trong việc ra quyết định về QHTD và sử dụng các BPTT theo nhóm tuổi, vùng và trình độ học vấn. Chỉ 17,9% phụ nữ ở độ tuổi 15-19 tự quyết định về việc QHTD và sử dụng BPTT so với 68,7% phụ nữ ở độ tuổi từ 35-39. Tỉ lệ này cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (69,9%) và thấp nhất ở vùng Trung du và miền

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

núi phía Bắc. Số liệu này cho thấy phụ nữ có trình độ học vấn cao hơn thì tỉ lệ tự quyết định QHTD và sử dụng các BPTT cao hơn [27].

Kết quả nghiên cứu của tác giả Huỳnh Giao về “Kiến thức về sức khỏe sinh sản ở học sinh phổ thông trung học tại tỉnh Lâm Đồng” ghi nhận các yếu tố như tuổi, giới tính, khối lớp, học lực, dân tộc có mối liên quan với kiến thức về SKSS. Học sinh nam có kiến thức đúng về SKSS bằng 0,5 lần so với học sinh nữ (PR 0,5, KTC 95%: 0,3 - 0,8). Học sinh khối 11, khối 12 có kiến thức cao gấp 1,6 lần và 2,3 lần so với học sinh khối 10 (PR 1,6, KTC 95%: 1,1 - 2,5), (PR 2,3, KTC 95%: 1,6 - 3,4). Học sinh có học lực khá, trung bình, yếu có kiến thức đúng về SKSS bằng 0,6 và 0,3 lần so với học sinh có học lực giỏi (PR 0,6, KTC 95%: 0,4 - 0,9), (PR 0,3, KTC 95%: 0,2 - 0,6). Học sinh là dân tộc Mạ có kiến thức gấp 1,4 lần so với học sinh là dân tộc Cơ Ho [9].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ái cho thấy có mối liên quan giữa kiến thức về TDAT với khối học của học sinh, học sinh khối 12 có kiến thức đúng về TDAT cao gấp 3,0 lần học sinh khối 10, 11, p<0,05. Có mối liên quan giữa học lực của học sinh với kiến thức chung về TDAT, học sinh có học lực khá, giỏi có kiến thức chung đạt gấp 5,5 lần học sinh có học lực yếu, trung bình, p<0,05. Số học sinh nữ có thái độ đúng (25,3%) cao gấp 2,9 lần so với học sinh nam (10,4%) [18].

Nghiên cứu mô tả cắt ngang 375 học sinh THPT Ngô Sĩ Liên, tỉnh Bắc Giang, cho thấy có mối liên quan giữa giới khối lớp với kiến thức chung của học sinh về SKSS. Học sinh nữ đạt kiến thức chung về SKSS cao hơn nam là 1,8 lần (OR=1,8), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ học sinh đạt kiến thức chung về SKSS tăng dần theo khối lớp, cao nhất là khối 12 (73,1%), thấp nhất là khối 10 (56,8%). Khối 12 cao gấp 1,89 lần so với khối 10 (OR=1,89), khối 11 cao gấp 1,08 lần so với khối 10 (OR=1,08), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự khác biệt giữa

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

các yếu tố học lực, sống cùng bố mẹ, có người yêu chưa với kiến thức chung về SKSS khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05) [29].

Nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Hải Vân về “Kiến thức và thái độ của học sinh Trung học phổ thơng huyện Hồi Đức, Hà Nội về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, tác giả phát hiện ra một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức về dậy thì, kiến thức về mang thai và BPTT của học sinh THPT Hoài Đức bao gồm: khối lớp, kết quả học tập, trình độ học vấn của bố và giới của học sinh. Các yếu tố về giới tính, việc sống chung với bố mẹ có ảnh hưởng đến thái độ của học sinh về việc QHTD trước hôn nhân của học sinh [8].

Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về SKSS của học sinh THPT Hai Bà Trưng, thành phố Huế đã được thực hiện năm 2014 với phương pháp mô tả cắt ngang trên 614 học sinh, sử dụng bộ công cụ được thiết kế bao gồm các câu hỏi về kiến thức, thái độ, thực hành liên quan đến chăm sóc SKSS VTN cho thấy có mối liên quan giữa hành vi chung về SKSS của học sinh với giới, khối lớp và kết quả học tập. Cụ thể là học sinh nữ có hành vi tốt về SKSS cao hơn học sinh nam (73,6% và 32,4%). Tỉ lệ học sinh có hành vi SKSS tốt ở lớp 11 và 12 cao hơn tỉ lệ này ở lớp 10 (p<0,05). Nhóm học sinh có học lực loại giỏi và khá có tỉ lệ hành vi tốt về SKSS cao hơn nhóm học lực trung bình/yếu (p<0,05) [22].

Kết quả nghiên cứu của Cao Ngọc Thành và cộng sự cho thấy có mối liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ và tình trạng chung sống trong gia đình đến thực hành chung về chăm sóc SKSS. Điều này chứng tỏ đối với VTN nữ, vấn đề chăm sóc SKSS là vấn đề tế nhị, khó nói, chỉ có mẹ là người thân thiết, luôn sát cánh, theo dõi, khuyên nhủ các em và các em nữ có thẻ bộc lộ hết những điều riêng tư của mình với mẹ, nên những em có điều kiện gần gũi mẹ hơn thì sẽ được mẹ khuyên nhủ, bảo ban nhiều hơn và những người mẹ có trình độ học vấn cao hơn sẽ có đủ kiến thức để chăm sóc các em

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

tốt hơn [3].

<b>Nghiên cứu của Đào Nguyễn Diệu Trang cho thấy có mối liên quan </b>

giữa kiến thức, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, giai đoạn VTN, điều kiện kinh tế, tình trạng chung sống trong gia đình với thực hành chung về SKSS vị thành niên (p<0,05). Trong đó thực hành chưa tốt thường gặp ở nhóm VTN có kiến thức chưa tốt (OR=2,1, CI=95%), VTN sớm (OR=1,99, CI=95%), VTN đang đi làm (OR=2,39, CI=95%), VTN có điều kiện kinh tế nghèo (OR=1,89, CI=95%), VTN không sống với bố, mẹ (OR=5,29, CI=95%) [4].

Kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Quyên cho thấy có mối liên quan giữa giới tính và tỉ lệ học sinh tiếp cận thông tin về sức khỏe sinh sản: Học sinh nữ có chưa được nghe về sức khỏe sinh sản nam cao gấp 2,0 lần so với các học sinh nam, OR = 2,0, CI 95% (1,3 - 3,2). Có mối liên quan giữa khu vực sinh sống của học sinh với việc e ngại nói chuyện với người thân, bạn bè: Những học sinh sống ở các xã ven thị trấn có xu hướng ngại nói chuyện với người thân/ bạn bè về vấn đề sức khỏe sinh sản cao gấp 1,5 lần so với nhóm ở các xã xa thị trấn với OR = 1,5 và CI 95% (1 - 2,3). Có mối liên quan giữa việc được tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên với giới tính. Theo đó, các học sinh nam có xu hướng khơng được tư vấn cao hơn so với nữ với OR=1,7 và CI 95% (1,1 - 2,7) [36].

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Tuyền cho thấy học sinh nữ có hành vi tốt về SKSS chiểm tỉ lệ cao hơn so với học sinh nam (73,6%, 32,4%) và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ học sinh có hành vi SKSS tốt ở lớp 11, 12 cao hơn ở lớp 10, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nhóm học sinh có học lực giỏi và khá có hành vi SKSS tốt cao hơn nhóm học lữ trung bình/yếu. Khơng có mối liên quan giữa học vấn của bố, mẹ; tình trạng hôn nhân của bố, mẹ với hành vi về SKSS [22].

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>Chương 2 </b>

<b>ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu </b>

Các em học sinh lớp 10, 11, 12 tại Trường THPT Trại Cau huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.

<i><b>2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn </b></i>

- Học sinh đang theo học tại trường THPT Trại Cau huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.

- Được sự cho phép của Ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh và các em đồng ý tham gia nghiên cứu.

<i><b>2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ </b></i>

- Các học sinh không đồng ý tham gia nghiên cứu. - Các học sinh vắng mặt trong thời gian nghiên cứu.

<b>2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: </b>

<i><b>2.2.1 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 7/2021 - tháng 2/2022. </b></i>

<i><b>2.2.2 Địa điểm nghiên cứu: Trường THPT Trại Cau - Thị trấn Trại </b></i>

<i>Cau huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. </i>

<b>Đồng Hỷ là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành </b>

phố Thái Nguyên 5 km về phía đơng bắc. Phía Bắc giáp huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên và huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn, phía Nam giáp huyện Phú Bình và thành phố Thái Ngun, phía Đơng giáp huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp huyện Phú Lương và thành phố Thái Ngun. Đồng Hỷ có vị trí thuận lợi nằm sát với thành phố Thái Nguyên, trung tâm chính trị, văn hóa của tỉnh Thái Nguyên.

Thị trấn Trại Cau là một thị trấn nằm ở phía đơng nam huyện Đồng Hỷ có diện tích 6,27 km², dân số năm 2020 là 5.947 người, mật độ dân số đạt 949 người/km². Nền kinh tế của thị trấn Trại Cau phụ thuộc và mỏ sắt Trại Cau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Trên địa bàn thị trấn có trường THPT Trại Cau phục vụ nhu cầu học tập của toàn bộ học sinh tại khu vực phía đơng của huyện Đồng Hỷ và một số xã phía Bắc của huyện Phú Bình.

Trường THPT Trại Cau tiền thân là Trường phổ thông công nghiệp cấp III vừa học vừa làm Trại Cau được thành lập cách đây hơn 40 năm.

Từ năm học 2017 - 2018 đến năm học 2020 - 2021: Mỗi năm học quy mô lớp học tăng thêm 01 lớp. Hiện nay nhà trường có 21 lớp, 858 học sinh. Số cán bộ, giáo viên trong biên chế: 46 (Ban Giám hiệu: 02, giáo viên: 41, nhân viên: 03, trình độ chun mơn: Thạc sĩ: 11; Đại học: 34, Trung cấp: 01).

<b>2.3 Phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>2.3.1 Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân </b></i>

tích, nghiên cứu định lượng kết hợp nghiên cứu định tính.

<i>Nghiên cứu định lượng: Điều tra kiến thức, thái độ, thực hành của học </i>

sinh theo phiếu thu thập thông tin thiết kế sẵn. Kết quả của phần nghiên cứu này chủ yếu trả lời cho mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về TDAT và phân tích một số yếu tố liên quan đến thực hành về TDAT.

<i>Nghiên cứu định tính: Do đặc điểm cần khai thác các thông tin nhạy </i>

cảm liên quan đến TDAT của nghiên cứu và bổ sung cho việc phân tích một số mối liên quan mà phiếu thu thập thông tin không thể khai thác hết được, cũng như để kiểm tra chéo các thông tin, chúng tôi tiến hành thu thập thông tin thông qua thảo luận nhóm học sinh.

Chúng tơi tiến hành 2 cuộc thảo luận nhóm nam và nữ riêng biệt để thuận lợi cho học sinh thảo luận các chủ đề liên quan đến giới tính và so sánh ý kiến của 2 nhóm. Nội dung thảo luận nhằm thu thập những ý kiến chung của nhóm về những nội dung TDAT mà học sinh quan tâm, ý kiến của học sinh về giới tính, tình bạn, tình u và TDAT… Cuộc thảo luận nhóm sẽ được

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

sử dụng những hình ảnh và tình huống phù hợp để học sinh cùng phân tích và cho các ý kiến về giải pháp.

<i><b>2.3.2 Mẫu nghiên cứu </b></i>

n: là cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu

Z

<small>(1/2)</small>: Hệ số tin cậy, với độ tin cậy 95% thì giá trị của

Z

<small>(1/2)</small> = 1,96 p = 0,76: Dựa trên kết quả nghiên cứu Kiến thức về SKSS của học sinh Trường THPT Ngô Sĩ Liên tỉnh Bắc Giang năm 2015 của Trần Thị Bích Hồi và cộng sự tỉ lệ học sinh có kiến thức đúng về tình dục an tồn là 76,3% [29].

d: Sai số ước lượng tự định trước, d = 0,05

Thay vào cơng thức tính được cỡ mẫu tối thiểu n = 280 học sinh.

<i>2.3.2.2 Chọn mẫu </i>

a) Chọn mẫu định lượng

Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên nhiều giai đoạn - Giai đoạn 1: Chọn trường

Chọn chủ đích Trường THPT Trại Cau làm địa điểm nghiên cứu. - Giai đoạn 2: Chọn khối, lớp

Tại trường THPT Trại Cau lựa chọn chủ đích lấy cả 3 khối từ lớp 10 đến lớp 12 vào mẫu nghiên cứu.

Trường THPT Trại Cau: 21 lớp với 858 học sinh. Khối 10 có 7 lớp, khối 11 có 7 lớp, khối 12 có 7 lớp, mỗi lớp có 30 - 40 học sinh. Như vậy với

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

n=280 học sinh tương đương với 9 lớp. Mỗi khối chọn ngẫu nhiên 3 lớp đưa vào mẫu nghiên cứu.

+ Sử dụng phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn bằng cách lập danh sách tên lớp theo khối và bốc ngẫu nhiên mỗi khối 3 lớp. Kết quả bốc ngẫu nhiên:

Khối 10

35 học sinh 39 học sinh 32 học sinh 106 học sinh

Khối 11

Lớp 11A5 Lớp 11A7 Lớp 11A6

32 học sinh 38 học sinh 35 học sinh 105 học sinh

Khối 12

Lớp 12A4 Lớp 12A3 Lớp 12A5

36 học sinh 31 học sinh 32 học sinh 99 học sinh

- Giai đoạn 3: Chọn học sinh

Lấy toàn bộ 310 học sinh của 9 lớp. Tiến hành thu thập thông tin bằng cách phát phiếu thiết kế sẵn cho các đối tượng theo thứ tự lấy danh sách lớp từ một cho đến hết để các em học sinh tự điền.

b) Chọn mẫu định tính

Chọn 14-20 học sinh tự nguyện tham gia thảo luận nhóm để thu thập thông tin về TDAT, chia thành 2 cuộc thảo luận riêng theo giới (7-10 học sinh nam và 7-10 học sinh nữ).

<i>2.3.2.3 Biến số, chỉ số nghiên cứu </i>

<b><small>thu thập </small></b>

<i><b><small>Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu </small></b></i>

</div>

×