Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH TÌNH CUNG - CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG SỮA VINAMILK TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021-2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 38 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b> HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KINH TẾ</b>

<b> HỌC PHẦN: KINH TẾ VI MÔ</b>

<b> ĐỀ TÀI:</b>

<b>PHÂN TÍCH TÌNH TÌNH CUNG - CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNGSỮA VINAMILK TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021-2023</b>

Giảng viên hướng dẫn: TS. Đỗ Thị Thu Nhóm thực hiện: Nhóm 1

Lớp: K26QTDLA

Mã lớp học phần: 32ECO01A19 Danh sách thành viên:

Họ và tên Mã sinh viên

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

– giảng viên môn Kinh tế vi mô đã đồng hành với lớp K26QTDLA nói chung và nhóm 1 chúng em nói riêng trong suốt q trình học tập bộ mơn này. Xuyên suốt quá trình tìm hiểu và tiếp thu học phần, nhóm đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình từ cơ để trên cơ sở đó chúng em tích lũy thêm được nhiều kiến thức hữu ích. Đây chắc chắn là những tri thức quý giá cùng đồng hành với chúng em trên con đường tương lai sau này. Đối với bộ môn, chúng em nhận thấy đây là môn học rất thú vị đồng thời cũng cung cấp đầy đủ kiến thức, gắn liền với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, do vốn kiến thức cịn hạn chế cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm nên bài tập lớn của chúng em sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong cơ xem xét và góp ý để nhóm chúng em hồn thiện và rút kinh nghiệm cho những bài tập sau.

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Nhóm 1 chúng em xin giới thiệu đề tài: “Phân tích tình hình cung - cầu, giá cả thị trường sữa Vinamilk tại Việt Nam giai đoạn 2021-2023” với cơ và tồn thể các bạn. Chúng em xin cam đảm rằng những nội dung trong bài tập lớn môn Kinh tế vi mô đều là thành quả của sự nỗ lực nghiên cứu, tìm hiểu của mỗi cá nhân và khơng hề sao chép trái phép từ bất kì nguồn tài liệu nào trước đó. Bài tập lớn đã được tham khảo và sử dụng các tài liệu, giáo trình liên quan đến đề tài và cam kết tuân thủ đúng nguyên tắc trích dẫn và ghi chú nguồn gốc khi cần thiết.

Mặc dù trong quá trình thực hiện đề tài có thể cịn tồn tại một số thiếu sót, nhưng chúng em xin khẳng định rằng mọi nội dung trong bài tập lớn này là kết quả của công sức làm việc và nghiên cứu của cả nhóm và dưới sự hướng của giảng viên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI MỞ ĐẦU</b>

Vinamilk – công ty cổ phần sữa Việt Nam, biểu tượng của chất lượng, sự tin cậy và sứ mệnh phục vụ sức khỏe cho cộng đồng. Với hơn 45 năm tiên phong trong ngành công nghiệp sữa tại Việt Nam, Vinamilk không chỉ là một doanh nghiệp mà cịn là một phần khơng thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người tiêu dùng. Sự kiên định với tiêu chuẩn chất lượng và cam kết mang lại những sản phẩm an toàn, dinh dưỡng đã giúp Vinamilk trở thành lựa chọn hàng đầu của khách hàng không chỉ ở thị trường nội địa mà cịn trên tồn thế giới. Tại Việt Nam, Vinamilk vẫn đang là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất sữa bởi thị trường tiêu thụ rộng lớn, mạng lưới phân bố rộng khắp, chất lượng sản phẩm đáp ứng chất lượng chuẩn an toàn thực phẩm trong nước và quốc tế. Do sự đa dạng mặt hàng và chiến lược kinh doanh thông minh mà thương hiệu Vinamilk đã trở nên quen thuộc với khách hàng Việt.

<b>1. Lý do chọn đề tài</b>

Hiện nay, nền kinh tế - xã hội nước ta ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt về chất lượng và mức sống. Cùng với đó, vấn đề về sức khỏe được mọi người hết sức quan tâm và nhu cầu về những sản phẩm tốt cho sức khỏe ngày một tăng, đặc biệt là các sản phẩm từ sữa. Trước đây, mọi người thường nghĩ sữa chỉ dành cho trẻ nhỏ nhưng với nền khoa học công nghệ phát triển như hiện tại thì rất nhiều loại sữa đã ra đời với những cơng dụng khác nhau, có khả năng đáp ứng nhu cầu của hầu hết mọi lứa tuổi. Vinamilk - một trong những công ty dẫn đầu trong ngành sữa tại Việt Nam đã cho ra mắt những sản phẩm với chủng loại đa dạng, bổ dưỡng và duy trì được vai trò chủ đạo trên thị trường nội địa và cạnh tranh hiệu quả với các nhãn hiệu sữa của nước ngoài.

Trong những năm gần đây, đặc biệt là giai đoạn 2021-2023, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã tác động đến ngành sữa, nhu cầu tiêu thụ sữa biến động đáng kể, đây là điều đáng quan tâm đối với ngành sữa nói chung và cơng ty Vinamilk nói

<i>riêng. Chính vì vậy, nhóm chúng em chọn nghiên cứu đề tài: “ Phân tích tình hìnhcung-cầu, giá cả thị trường sữa Vinamilk tại Việt Nam giai đoạn 2021-2023”. Việc</i>

phân tích cung - cầu và giá cả thị trường sữa Vinamilk là yếu tố quan trọng xác định chiến lược phát triển bền vững cho ngành sữa và ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia.

<b>2. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát</b>

Phân tích tình hình cung - cầu, giá cả thị trường sữa Vinamilk tại Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

giai đoạn 2021 - 2023: Nguyên nhân, thực trạng, tác động của vấn đề.

Đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm phát triển thị trường sữa Vinamilk tại Việt Nam, đồng thời giúp tăng cường khả năng thích ứng với biến động của nền kinh tế.

<b>3. Câu hỏi nghiên cứu cụ thể</b>

- Diễn biến cung của thị trường sữa Vinamilk tại Việt Nam giai đoạn 2021-2023 như thế nào? Có những yếu tố nào tác động?

- Diễn biến cầu của thị trường sữa Vinamilk tại Việt Nam giai đoạn 2021-2023 như thế nào? Có những yếu tố nào tác động?

- Giá cả của thị trường sữa Vinamilk tại Việt Nam giai đoạn 2021-2023 biến động như thế nào?

- Cần có những giải pháp như thế nào để phát triển sản phẩm sữa Vinamilk thời gian tới?

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu</b>

- Đối tượng nghiên cứu: Nguồn cung, cầu, giá cả thị trường sữa Vinamilk tại Việt Nam giai đọan 2021 - 2023.

- Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2021 – 2023.

- Phạm vi không gian: Hoạt động cung – cầu các sản phẩm của Vinamilk tại Việt Nam.

<b>5. Phương pháp nghiên cứu</b>

+ Phương pháp phân tích và tổng hợp. + Phương pháp nghiên cứu định tính. + Phương pháp thu thập số liệu.

<b>6. Kết cấu đề tài</b>

<b> Bao gồm phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và tài liệu tham khảo.</b>

Phần nội dung gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết cung - cầu và các yếu tố tác động đến cung và cầu Chương 2: Diễn biến cung - cầu và giá cả thị trường sữa Vinamilk tại Việt Nam giai đọan 2021 - 2023

Chương 3: Một số giải pháp phát triển sản phẩm sữa Vinamilk tại Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

thời gian tới

<b>DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU</b>

Bảng 1 Biểu cầu Bảng 2 Biểu cung

Hình 2.1 Bảng xếp hạng thương hiệu thực phẩm toàn cầu 2021 15 Hình 2.2 Top 10 thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất tồn cầu 16 Hình 2.3 Báo cáo dấu chân thương hiệu tại Việt Nam 2023 16 Hình 2.4 Tóm tắt thơng tin tài chính tại Vinamilk giai đoạn 2019-2023 17 Hình 2.5 Mơ hình trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm 18 Hình 2.6 Cơng nghệ 4.0 trong quản lý trang trại và chăn nuôi bị sữa 19 Hình 2.7 Đồ thị giá sữa bột gầy SMP và cổ phiếu VNM giai đoạn 2012-2022 21

Hình 2.9 Hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệp Vinamilk 23

Hình 2.11 Vinamilk đồng hành cùng các hoạt động chống dịch 27 Hình 2.12 So sánh giá sữa giữa Vinamilk với doanh nghiệp khác 28

<i>Hình 2.13 Báo cáo "Dấu chân thương hiệu" 2022</i> 29 Hình 2.14 Tăng trưởng tiêu thụ sữa và sản phẩm từ sữa ở các nước Châu Á 30

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i>2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến cung...13</i>

<i><b>3. Cân bằng cung cầu và cơ chế hình thành giá cả thị trường...15</b></i>

<b>CHƯƠNG 2: DIỄN BIẾN CUNG – CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG SỮAVINAMILK TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 – 2023</b> 16 <i><b>1. Diễn biến giá cả thị trường thương hiệu sữa Vinamilk tại Việt Nam giai đoạn2021 – 2023...16</b></i>

<i>1.1 Tổng quan thị trường sữa vinamilk tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2023...16</i>

<i>1.2 Diễn biến giá cả thị trường sữa Vinamilk giai đoạn 2021 – 2023...17</i>

<i><b>2. Diễn biến cung thị trường sữa Vinamilk tại Việt Nam và các yếu tố tác độnggiai đoạn 2021 - 2023...18</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i>2.1 Diễn biến cung thị trường sữa Vinamilk tại Việt Nam...18</i>

<i>2.2 Các yếu tố tác động đến cung thị trường sữa Vinamilk tại Việt Nam...21</i>

<i><b>3. Diễn biến cầu thị trường sữa vinamilk tại Việt Nam và các yếu tố tác động giaiđoạn 2021 – 2023...25</b></i>

<i>3.1 Diễn biến cầu...25</i>

<i>3.2 Các yếu tố tác động đến cầu...28</i>

<b>CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM SỮAVINAMILK TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI</b> 32 <i><b>1. Đề xuất giải pháp...32</b></i>

<i>1.1 Tự chủ nguồn nguyên liệu...32</i>

<i>1.2 Nâng cao năng lực đội ngũ lao động của công ty...32</i>

<i>1.3 Xây dựng chiến lược định vị thương hiệu và đẩy mạnh chiến lược quảng cáo,PR sản phẩm cho công ty...32</i>

<i>1.4 Nghiên cứu nhu cầu và thiết kế sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của khách hàng...33</i>

<i><b>2. Chiến lược phát triển...34</b></i>

<i>2.1 Mục tiêu của Vinamilk...34</i>

<i>2.2 Định hướng phát triển nhiệm kỳ 2022 - 2026...35</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CUNG – CẦU VÀ CÁC YẾU TỐ TÁCĐỘNG ĐẾN CUNG VÀ CẦU</b>

<i><b>1. Cầu </b></i>

<i> 1.1 Khái niệm cầu</i>

Cầu được hiểu là số lượng hàng hóa mà người mua muốn mua và có khả

<i>năng mua ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định (với giả định cácyếu tố khác không đổi).</i>

<i> 1.2 Lượng cầu</i>

<b> Là số lượng hàng hóa mà người mua muốn mua và có khả năng mua ở</b>

<i>một mức giá cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định (với giả định các yếu tố kháckhông đổi).</i>

<i> 1.3 Các phương pháp biểu diễn cầu a. Biểu cầu</i>

Là sự mô tả cầu bằng bảng (bảng dọc hoặc bảng ngang), trong đó cột (hàng) thể hiện mức giá, cột (hàng) còn lại biểu thị lượng cầu.

Mức giá (P) Lượng cầu (<i>Q<sub>d</sub></i>)

Khi chỉ có yếu tố giá ảnh hưởng tới lượng cầu (giả định các yếu tố khác giữ nguyên), giữa mức giá và cầu có mối quan hệ tuyến tính thì một hàm cầu giản đơn thường được sử dụng:

<b>Q<small>d</small>= aP+b (a<0)</b>

Trong đó: P là giá hàng hóa.

Q<small>d</small> là lượng cầu hàng hóa.

a là hệ số biểu thị mối quan hệ giữa giá và lượng cầu.

<b> b là hằng số phản ánh lượng cầu khi hàng hóa được cung cấp miễn</b>

c. Đường cầu

Là sự mô tả (biểu diễn) cầu bằng đồ thị.

Đường cầu dốc xuống từ trái qua phải (đường cầu có độ dốc âm), biểu thị mối quan hệ nghịch biến giữa mức giá và lượng cầu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b> Hình 1.1 Đường cầu</b>

<i> 1.4 Luật cầu</i>

Trong điều kiện các yếu tố không đổi, khi giá một hàng hóa tăng lên, lượng cầu về hàng hóa đó giảm xuống và ngược lại.

<i><b> 1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu</b></i>

<i> - Nhân tố nội sinh: Giá => Di chuyển dọc theo đường cầu.</i>

<b> Hình 1.2 Sự di chuyển dọc theo đường cầu</b>

Như hình vẽ, giá giảm từ P<small>1</small> xuống P<small>2</small> thì lượng cầu tăng từ Q<small>1</small> lên Q<small>2</small>.

<i> - Nhân tố ngoại sinh => Dịch chuyển đường cầu.</i>

+ Cầu tăng => Đường cầu dịch lên trên (sang phải). + Cầu giảm => Đường cầu dịch xuống dưới (sang trái).

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>Hình 1.3 Sự dịch chuyển của đường cầua. Giá hàng hóa liên quan </b>

- Hàng hóa thay thế:

+ Giá hàng hóa thay thế tăng thì cầu hàng hóa thay thế tăng. + Giá hàng hóa thay thế giảm thì cầu hàng hóa thay thế giảm. => Mối quan hệ cùng chiều.

<i>(Ví dụ: Hai hàng hóa thay thế là gà rán KFC và gà rán Lotteria. Khi giá củagà rán KFC tăng thì người tiêu dùng ít mua gà rán KFC mà chuyển sang tiêu dùng gàrán Lotteria => cầu về gà rán Lotteria tăng).</i>

- Hàng hóa bổ sung:

+ Giá hàng hóa bổ sung tăng thì cầu hàng hóa giảm. + Giá hàng hóa bổ sung giảm thì cầu hàng hóa tăng. => Mối quan hệ ngược chiều.

<i>(Ví dụ: Bánh mì và sữa là hai hàng hóa bổ sung. Khi giá bánh mì tăng ngườitiêu dùng giảm mua bánh mì từ đó giảm nhu cầu về sữa).</i>

b. Thu nhập (I)

- Hàng hóa thơng thường: + Thu nhập tăng thì cầu tăng. + Thu nhập giảm thì cầu giảm.

=> Mối quan hệ cùng chiều.

<i>(Ví dụ một số hàng hóa thơng thường như: Điện thoại, máy tính, xe ơ tơ…).</i>

- Hàng hóa thứ cấp:

+ Thu nhập tăng thì cầu giảm. + Thu nhập giảm thì cầu tăng. => Mối quan hệ ngược chiều.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i>(Ví dụ một số hàng hóa thứ cấp như: Mì ăn liền, bánh mì, đồ hộp…)</i>

c. Thị hiếu

- Thị hiếu là sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hàng hóa/dịch vụ.

+ Khi người tiêu dùng ưu chuộng sản phẩm nào hơn thì cầu về sản phẩm tăng lên và ngược lại.

=> Mối quan hệ cùng chiều. d. Các kỳ vọng của người tiêu dùng

- Cầu đối với hàng hóa/dịch vụ chịu ảnh hưởng đáng kể bởi kỳ vọng của người tiêu dùng.

+ Những kỳ vọng về biến động tốt trong tương lai cuả những yếu tố tác động đến cầu có thể làm tăng cầu của người dùng trong hiện tại.

+ Những kỳ vọng về biến động không tốt trong tương lai cuả những yếu tố tác động đến cầu có thể làm giảm cầu của người dùng trong hiện tại.

=> Mối quan hệ cùng chiều.

<i>(Ví dụ: Người dân kỳ vọng giá cá basa tăng trong tương lai nên ở hiện tại cầuvề giống cá basa tăng lên).</i>

e. Số lượng người tiêu dùng trên thị trường.

+ Số lượng người tiêu dùng càng nhiều thì cầu càng hóa càng tăng. + Số lượng người tiêu dùng càng ít thì cầu hàng hóa giảm.

=> Mối quan hệ cùng chiều.

<i><b> 2. Cung </b></i>

<i> 2.1 Khái niệm cung</i>

Cung là số lượng hàng hóa/dịch vụ mà người bán muốn bán và có khả năng

<i>bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định (với giả định cácyếu tố khác không đổi).</i>

<i> 2.2 Lượng cung</i>

Là số lượng hàng hóa/dịch vụ mà người sản xuất muốn bán và có khả năng

<i>bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định nào đó (với giảđịnh các yếu tố khác khơng đổi).</i>

<i> 2.3 Các phương pháp biểu diễn cung</i>

a. Biểu cung

Là sự mô tả cung bằng bảng (bảng dọc hoặc bảng ngang), trong đó một cột (hàng) thể hiện mức giá, cột (hàng) còn lại biểu thị lượng cung.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Mức giá (P) Lượng cung (<i>Q<sub>s</sub></i> )

Khi có một yếu tố là mức giá hàng hóa nghiên cứu ảnh hưởng đến lượng cung thì ta có hàm cung giản đơn có dạng tuyến tính:

<b>Q<small>s</small>= eP+f (e>0)</b>

Trong đó: P là giá hàng hóa.

Q<small>s</small> là lượng cung hàng hóa.

e là hệ số biểu thị mối quan hệ giữa giá và lượng cung. f là hằng số phản ánh lượng cung khi giá hàng hóa bằng 0. c. Đường cung

Là sự mô tả ( biểu diễn) cung bằng đồ thị.

Đường cung dốc lên từ trái qua phải (S), biểu thị mối quan hệ đồng biến giữa mức giá và lượng cung.

<b> Hình 1.4 Đường cung</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i> 2.4 Luật cung</i>

Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, khi giá hàng hóa tăng lên lượng cung hàng hóa cũng tăng lên và ngược lại.

<i><b> 2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến cung</b></i>

<i> - Nhân tố nội sinh: Giá => Di chuyển dọc đường cung.</i>

<b> Hình 1.5 Sự di chuyển dọc theo đường cung</b>

Nhìn hình ta thấy khi giá giảm từ P<small>1</small> xuống P<small>2</small> thì cung giảm từ Q<small>1</small> xuống Q<small>2</small>.

<i> - Nhân tố ngoại sinh => Dịch chuyển đường cung.</i>

+ Cung tăng => Đường cung dịch phải. + Cung giảm => Đường cung dịch trái.

<b> Hình 1.6 Sự dịch chuyển của đường cung</b>

a. Chi phí sản xuất

- Giá của các yếu tố sản xuất (yếu tố đầu vào):

+ Giá của chi phí sản xuất tăng lên nghĩa là chi phí sản xuất tăng khiến cho cung hàng hóa đó giảm đi.

+ Giá của chi phí sản xuất giảm lên nghĩa là chi phí sản xuất giảm khiến cho cung hàng hóa đó tăng lên.

=> Mối quan hệ ngược chiều.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>(Ví dụ: Tiền lương phải trả cho công nhân tăng lên, giá nguyên liệu trở nên đắthơn nghĩa là chi phí sản xuất tăng khiến cung hàng hóa giảm).</i>

+ Thuế: Khi chính phủ tăng thuế thì chi phí sản xuất tăng dẫn tới cung hàng hóa giảm và ngược lại.

=> Mối quan hệ ngược chiều.

+ Trợ cấp: Khi chính phủ trợ cấp thì chi phí sản xuất giảm dẫn tới cung hàng hóa tăng và ngược lại.

=> Mối quan hệ cùng chiều.

b. Giá hàng hóa có liên quan trong sản xuất

- Hàng hóa thay thế (hàng hóa cạnh tranh): Hàng hóa được sản xuất nhờ việc sử dụng cùng loại yếu tố đầu vào.

+ Giá của hàng hóa này giảm người sản xuất sẽ sản xuất nhiều hàng hóa kia hơn và ngược lại.

=> Mối quan hệ ngược chiều.

<i>(Ví dụ: Mối quan hệ giữa bột giặt và nước giặt. Gía của nước giặt giảm thìngười sản xuất sẽ sản xuất nhiều bột giặt hơn).</i>

- Hàng hóa bổ sung: Hàng hóa này là sản phẩm phát sinh từ q trình sản xuất hàng hóa kia.

+ Nếu giá của hàng hóa này tăng thì người sản xuất cũng sẽ tăng lượng hàng hóa kia và ngược lại.

=> Mối quan hệ cùng chiều.

<i>(Ví dụ: Mối quan hệ giữa long cừu và thịt cừu. Nếu giá thịt cừu tăng thì ngườisản xuất cung sẽ tăng lượng lông cừu).</i>

c. Kỳ vọng của người sản xuất

+ Khi người sản xuất kỳ vọng tương lai thị trường thuận lợi thì sẽ tăng sản xuất ở hiện tại làm cung hàng hóa tăng và ngược lại.

=> Mối quan hệ cùng chiều.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

d. Số lượng người sản xuất

+ Số lượng người sản xuất càng nhiều thì cung càng lớn. + Số lượng người sản xuất càng ít thì cùng càng nhỏ.

=> Mối quan hệ cùng chiều.

<i><b> 3. Cân bằng cung cầu và cơ chế hình thành giá cả thị trường</b></i>

Cân bằng cung cầu: Là trạng thái cân bằng mà tại mức giá ta có lượng cung và lượng cầu bằng nhau.

<b> Hình 1.7 Cân bằng thị trường</b>

Cơ chế hình thành giá cả thị trường: ta thấy Q<small>s</small> cắt Q<small>0</small> tại E<small>0</small>, tại đây với mức giá P<small>0</small> lượng cung bằng lượng cầu là Q<small>0</small> → E<small>0</small> là trạng thái cân bằng cung – cầu của thị trường. Với mức giá cao hơn là P1 người bán (B) muốn bán nhiều hơn (Q<small>2</small>) còn người mua (A) muốn mua ít hơn (Q) → gây ra sự chênh lệch Q<small>s</small> và Q<small>0</small>: Q<small>2</small> - Q<small>i</small>, lượng chênh lệch này là dư thừa thị trường hay còn gọi là dư cung. Dư cung tạo áp lực giảm giá, khi P giảm dần, Q<small>0</small> tăng trở lại, Q<small>s</small> lại giảm. Quá trình này diễn ra cho đến khi thị trường rơi vào trạng thái cân bằng. Còn khi giá giảm đến P<small>2</small> quá trình này điều tiết diễn ra theo chiều ngược lại. Quá trình thị trường tự điều tiết về trang thái cân bằng và hình thức mức giá cân bằng là cơ chế hình thành giá cả thị trường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>CHƯƠNG 2: DIỄN BIẾN CUNG – CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG SỮAVINAMILK TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 – 2023</b>

<i><b>1. Diễn biến giá cả thị trường thương hiệu sữa Vinamilk tại Việt Nam giaiđoạn 2021 – 2023</b></i>

<i> 1.1 Tổng quan thị trường sữa vinamilk tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2023 Brand Finance – nhà tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới công bố</i>

danh sách: “Top 10 thương hiệu giá trị và mạnh nhất trong ngành thực phẩm và đồ uống năm 2021”. Đơng Nam Á có duy nhất Vinamilk nằm trong danh sách này với vị trí số 8. Bên cạnh thứ hạng cao ở ngành hàng sữa, trong ngành thực phẩm (Food), Vinamilk cũng phủ sóng 2 bảng xếp hạng: “Top 5 thương hiệu thực phẩm mạnh nhất toàn cầu” và top 30 trong “100 thương hiệu thực phẩm giá trị nhất toàn cầu” (vị trí thứ 27, tăng mạnh 9 bậc so với năm 2020).

<b>Hình 2.1 Bảng xếp hạng thương hiệu thực phẩm tồn cầu 2021</b>

<i>Nguồn: Vinamilk 2021 Cùng với đó, năm 2023, Brand Finance cơng bố báo cáo tồn cầu về Thực</i>

phẩm và Đồ uống, Vinamilk là đại diện duy nhất của Đông Nam Á lọt “Top 5 Thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất” (theo chỉ số Giá trị nhận thức về tính bền vững -SPV).

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>Hình 2.2 Top 10 thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất tồn cầu</b>

<i>Nguồn: Brand Finance</i>

<small> Đặc biệt theo số liệu của Bộ phận Worldpanel thuộc Kantar - tổ chức hàng đầu</small> thế giới về dữ liệu, nghiên cứu và tư vấn, thương hiệu Vinamilk được tin dùng và chọn mua nhiều nhất ở ngành hàng sữa và sản phẩm từ sữa tại Việt Nam trong suốt hơn một

<i>thập kỉ dựa trên báo cáo: “Dấu chân thương hiệu 2023” (Brand Footprint).</i>

<b> Hình 2.3 Báo cáo dấu chân thương hiệu tại Việt Nam 2023</b>

<i> 1.2 Diễn biến giá cả thị trường sữa Vinamilk giai đoạn 2021 – 2023</i>

Trong giai đoạn 2021 – 2023, trước việc đại dịch Covid-19 đẩy giá nguyên vật liệu leo thang trong năm 2021, 2022 và nửa đầu năm 2023 cùng việc đứt gãy các chuỗi cung ứng trên toàn cầu đã gây áp lực mạnh mẽ lên doanh nghiệp, Vinamilk thông báo sẽ điều chỉnh giá bán với từng loại sản phẩm với mức tăng từ 3% đến 5%. Với nửa cuối năm 2023, giá nguyên liệu đầu giảm so với trước đó, doanh nghiệp có xu hướng giữ nguyên giá sản phẩm. Mặc dù tăng giá bán trong giai đoạn dịch bệnh nhưng cùng với đó doanh nghiệp cũng tổ chức nhiều chương trình trợ giá sản phẩm nhằm hỗ trợ người tiêu dùng. Điều đó góp phần thúc đẩy doanh thu cho hãng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Theo báo cáo thường niên năm 2021, doanh thu của công ty sữa Vinamilk tăng trưởng không ngừng qua từng năm. So sánh với tổng doanh thu năm 2020, con số đã đạt tới 61.012 tỷ đồng (tăng 2.2%), đây là lần đầu tiên Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vượt mức 60.000 tỷ đồng và hoàn thành 98.2% kế hoạch đề ra.

Năm 2022, Vinamilk tiếp tục duy trì tổng doanh thu hợp nhất trên 60.000 tỷ đồng, khơng thay đổi nhiều so với cùng kì và hoàn thành 94% kế hoạch năm.

Kết thúc năm 2023, Vinamilk ghi nhận tổng doanh thu hợp nhất đạt 60.479 tỷ đồng, tăng 404 tỷ đồng so với năm 2022 và hoàn thành 95% kế hoạch nhờ quản trị hiệu quả chi phí sản xuất và vận hành.

<b>Hình 2.4 Tóm tắt thơng tin tài chính tại Vinamilk giai đoạn 2019-2023</b>

<i>Nguồn: Vinamilk báo cáo thường niên 2023</i>

<i><b>2. Diễn biến cung thị trường sữa Vinamilk tại Việt Nam và các yếu tố tácđộng giai đoạn 2021 - 2023</b></i>

<i> 2.1 Diễn biến cung thị trường sữa Vinamilk tại Việt Nam</i>

Từ khi “cơn bão” Covid-19 xuất hiện, ngành sữa Việt Nam tuy không phải chịu những tác động nặng nề, trực tiếp như các ngành du lịch, hàng không hay ngân hàng, nhưng cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Trước thực tế này, Vinamilk - một cơng ty có quy mơ lớn điển hình, đã thực hiện mục tiêu kép với ba mũi nhọn then chốt: Quản trị, Công nghệ và Con người, giúp doanh nghiệp không chỉ vượt “phép thử”, biến “nguy” thành “cơ” mà còn sẵn sàng phục hồi ngay khi dịch bệnh được kiểm sốt. Điều đó thể hiện qua một số đặc điểm như sau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i> Thứ nhất, doanh nghiệp duy trì được hệ thống phân phối truyền thống, đẩymạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ hiện đại để tăng năng suất nắm chắc thịtrường nội địa. </i>

<i> Ở Vinamilk, chuỗi cung ứng hoạt động hồn tồn dựa vào hệ thống cơng</i>

nghệ thơng tin, kết nối từ “đầu vào” (thu mua nguyên vật liệu), đến “đầu ra” (sản phẩm đến tay khách hàng). Việc ứng dụng công nghệ hiện đại, đầu tư vào chuyển đổi số đã được chú trọng thực hiện từ nhiều năm trước và càng được chú trọng trong tình hình dịch bệnh. Các nhà máy và trang trại của Vinamilk áp dụng triệt để tự động hóa và cơng nghệ 4.0, bảo đảm quản lý từ xa, có tính hệ thống. Vì vậy, hoạt động tại 13 nhà máy, 13 trang trại cùng nhiều chi nhánh, kho vận chuyển và hàng trăm cửa hàng ln

<i>được duy trì ổn định. Ngay cả trong giai đoạn nhiều địa phương phải giãn cách xã hội,</i>

Vinamilk vẫn bảo đảm hiệu quả quản trị, giữ ổn định việc điều phối, cung ứng hàng hóa và đáp ứng tiến độ của các đơn hàng.

<b> Hình 2.5 Mơ hình trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm</b>

Tại trang trại Vinamilk Green Farm: các nguồn tài nguyên được quản lý, khai thác tối ưu sao cho giữ lại tối đa giá trị, ứng dụng công nghệ 4.0 một cách toàn diện

</div>

×