Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BÀI DỰ THI BAC HO VOI TUYEN QUANG pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.28 KB, 4 trang )

BÀI DỰ THI
"BÁC HỒ VỚI TUYÊN QUANG - TUYÊN QUANG VỚI BÁC HỒ"
* * * * * * *
Câu h ỏ i 1: Trong Cách mạng tháng Tám 1945 và kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống, làm việc gần 6 năm, trên 20 địa điểm
khác nhau ở Tuyên Quang. Hãy nêu ít nhất 10 địa điểm Bác Hồ đã ở và làm việc tại
Tuyên Quang, vào những thời gian nào ?
Trả lời:
Trong Cách mạng tháng Tám 1945 và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sống và làm việc ở Tuyên Quang. những nơi
Bác Hồ đã từng đến ở và làm việc như:
- Ngày 21/05/1945 Bác Hồ từ Cao Bằng về tới làng Kim Long, xã Tân Trào -
Sơn Dương, (Ngôi nhà của ông Nguyễn Tiến Sự: Ông Nguyễn Tiến Sự - Chủ nhiệm
Việt Minh làng Kim Long (nay là làng Tân lập) Ngôi nhà ở vị trí giữa làng Tân Lập –
Tân Trào – Sơn Dương. Đây là nơi Bác đã từng gắn liền với quá trình hoạt động của
Bác Hồ khi người từ Pắc Bó – Cao Bằng về Tân Trào (21/05/1945) Bác ở đây trước
khi rời lên lán Nà Lừa). Bác ở và làm việc tại lán Nà Lừa tới 22/08/1945.
- Từ 02/04 đến 19/05/1947 Bác Hồ đã về Làng Sảo, xã Hợp Thành (huyện Sơn Dương).
- Từ 29/11 đến 03/12/1947 Bác Hồ đã về Khuôn Đào, xã Trung Yên (huyện Sơn
Dương).
- Từ 04/12 đến 07/12/1947 Bác Hồ đã về Khuổi Tấu, xã Hùng Lợi (huyện Yên Sơn).
- Từ 12/09 đến 16/12/1948 và từ 10/01 đến 06/04/1949 Bác Hồ đã về Lũng Tẩu, xã
Tân Trào (huyện Sơn Dương).
Từ 19/12/1948 đến 10/01/1949 Bác Hồ đã về Xóm 5 xã Trung Trực (Yên Sơn).
- Từ 06/04 đến 12/05/1946 và từ 01/06 đến 16/10/1949 Bác Hồ đã về Khâu Lấu
- Vực Hồ, thôn Bòng, xã Tân trào (Sơn Dương).
- Hang Bòng thuộc thôn Bòng, xã Tân Trào huyện Sơn Dương là nơi Chủ Tịch
Hồ Chí Minh đã ở và làm việc từ năm 1949 đến năm 1952. Tại đây Bác Hồ đã cùng
Trung ương Đảng, chính phủ đã quyết định nhiều chủ trương, chính sách quan trọng
lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Từ 16/05 đến 30/05/1949 Bác Hồ đã về bản Chương, bản Cóc, xã Hùng Lợi


(huyện Yên Sơn) và Làng Mạ, xã Linh Phú (huyện Chiêm Hoá).
- Xã Kim Bình (huyện Chiêm Hoá) Từ ngày 05 đến ngày 19/02/1951. Tại đây,
Bác đã làm việc, trực tiếp chỉ đạo Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II.
Câu h ỏ i 2: Bác Hồ nói câu nói nổi tiếng: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù
hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho
được độc lập”. Câu hói đó Bác nói vào thời gian nào, ở đâu, trong hoàn cảnh nào?
Trả lời:
Thời gian ở lán Nà Lừa, do điều kiện làm việc gian khổ và khó khăn, với
những bữa ăn đạm bạc chỉ có măng rừng chấm muối vừng, cơm chan nước chè xanh,
nên sức khỏe của Bác Hồ giảm sút. Cuối tháng 7 năm 1945, tại lán Nà lừa, Bác ốm
nặng. Người đã uống thuốc ký ninh và thuốc cảm, nhưng vẫn sốt cao và luôn mê
sảng. Một hôm, lên lán báo cáo công việc, thấy Người sốt, đồng chí Võ Nguyên Giáp
xin ở lại lán với người. Người mở mắt, khẽ gật đầu. Đêm ấy, tỉnh lại sau cơn sốt,
Người nói với đồng chí Võ Nguyên Giáp: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy
sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết dành cho
được độc lập”
Câu h ỏ i 3: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng được tổ chức ở
đâu ? Vào thời gian nào? Đại hội đã quyết định những vấn đề quan trọng nào? Tại
Đại hội đồng chí Hồ Chí Minh đã được bầu giữ chức vụ gì trong Đảng?
Trả lời;
Sau hội nghị trù bị từ trung tuần tháng 01, Đại hội chính thức khai ngày 11 và
bế mạc ngày 19 tháng 02 năm 1951. đại hội họp tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm
Hoá. Về dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết thay mặt cho
766349 đảng viên đang sinh hoạt trong Đảng bộ toàn Đông Dương. Đến dự Đại hội
còn có đại biểu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Xiêm (Thái Lan).
Sau diễn văn khai mạc của đồng chí Tôn Đức Thắng , Đại hội nghiên cứu và thảo
luận kỹ các báo cáo trình trước Đại hội: Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chi Minh,
Báo cáo bàn về Cách mạng Việt Nam của Tổng Bí thư Trường Chinh, Báo cáo về Tổ
chức và Điều lệ Đảng của đồng chí Lê Văn Lương, cùng nhiều báo cáo bổ sung về Mặt
trận dân tộc thống nhất, Chính quyền dân chủ nhân dân, quân đội nhân dân, Kinh tế tài

chính và về văn hoá, văn nghệ… và những tham luận khác. Quyết định đưa Đảng ra
công khai và lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam; Quyết định sẽ tổ chức ở mỗi nước
Lào và Cam pu chia một Đảng Cách mạng riêng, phù hợp với đặc điểm mỗi nước.
Trước thời cơ thuận lợi mới và yêu cầu mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định
nhiệm vụ quan trọng nhất của Đảng Lao động Việt Nam lúc này là:
“1. Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
2. Tổ chức Đảng Lao động Việt Nam”.
Sau khi chỉ rõ nhiệm vụ, những công việc cụ thể để “Đưa cuộc kháng chiến
đến thắng lợi hoàn toàn”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về “Tổ chức Đảng Lao động
Việt Nam” - yếu tố quan trọng nhất để đưa cuộc kháng chiến tới thắng lợi hoàn toàn,
Người nói: “Để thực hiện những điểm ấy, chúng ta phải có một Đảng công khai, tổ
chức hợp với tình hình thế giới và tình hình trong nước, để lãnh đạo toàn dân đấu
tranh cho đến thắng lợi. Đảng đó lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.
+ Về thành phần: Đảng Lao động Việt Nam sẽ kết nạp những công dân, nông
dân, lao động trí óc thật hăng hái, thật giác ngộ Cách mạng.
+ Về lý luận: Đảng Lao động Việt Nam theo Chủ nghĩa Mác – Lênin.
+ Về tổ chức: Đảng Lao động Việt Nam theo chế độ dân chủ tập trung.
+ Về kỷ luật: Đảng Lao động Việt Nam phải có kỷ luật sắt, đồng thời là kỷ luật tự giác.
+ Về luật phát triển: Đảng Lao động Việt Nam dùng lối phê bình và tự phê bình
để giáo dục Đảng viên, giáo dục quần chúng.
+ Về mục đích trước mắt: Đảng Lao động Việt Nam đoàn kết và lãnh đạo toàn dân kháng
chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn, dành lại thống nhất và độc lập hoàn toàn, lãnh đạo toàn
dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến tới Chủ nghĩa xã hội”.
Các đại biểu Đại hội đã bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng gồm 19 uỷ viên
chính thức, 10 uỷ viên dự khuyết. Ban chấp hành đã bầu Bộ Chính trị gồm có 7 ỷu
viên chính thức và một uỷ viên dự khuyết. Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ
tịch Đảng và đồng chí Trường Chinh được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.
Câu h ỏ i 4: Trong thời gian sống và làm việc ở Tuyên Quang, Chủ tịch Hồ Chí
Minh viết bài "Cần, kiệm, liêm, chính". Bạn hãy nêu nội dung cơ bản của bài viết đó?
Trả lời:

Trong bài viết “Cần, kiệm, liêm, chính” ngay ở phần mở đầu, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã đúc kết những vấn đề trên trong tương quan tới các quy luật của tự nhiên và
xã hội bằng 6 câu thơ sau:
“Trời có bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, kiệm, liêm, chính
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức, thì không thành người”.
Nội dung của bốn đức tính trên thật giản dị, dễ hiểu, dễ thuộc. Theo Bác:
+ Chữ Cần: Tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, bền bỉ trong công việc cụ
thể của mình. Cần phải gắn với kế hoạch, nếu không thì mọi việc sẽ dối tung, kém
hiệu quả. Cần phải đi với chuyên, cần cù mà dốt nát thì hiệu quả thấp, có khi trở
thành phá hoại. Điều này đến nay vẫn còn nguyên giá trị nhận thức và thực tiễn.
+ Về nội dung chữ Kiệm: Bác viết: Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không
hoang phí, bừa bãi. Lãng phí là kẻ thù của tiết kiệm. Hiện tại, không ít người lãng phí
và lợi dụng của công để làm việc riêng, thiếu tinh thần chí công vô tư. Đó là điều
đáng trách, nếu không muốn nói là nhỏ nhen, tầm thường, dẫn đến tham ô, lãng phí.
+ Chữ Liêm, theo Bác, đó là trong sạch, không tham lam. Chữ Liêm, theo Bác,
còn phải hiểu theo nghĩa rộng là trung với Tổ quốc, hiếu với nhân dân. Có như thế,
thì không bao giờ vụ lợi. Tất cả vì sự nghiệp của Đảng, của dân tộc. Theo tinh thần,
đạo đức của người Cách mạng cao cả là thế.
+ Nội dung của chữ chính: Theo Bác là “không tà, nghĩa là thẳng thắn, đúng
đắn. Điều gì không đúng đắn, thẳng thắn, tức là tà”. Hiểu rộng ra là phải làm theo chủ
trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, không làm sai, không vì lợi ích
cá nhân để ngày càng phát huy điều chính, giảm và tiêu diệt điều tà.
Câu h ỏ i 5: Thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị
“Về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,
theo bạn cần làm gì để thực hiện tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh ?
Trả lời:

Trong giai đoạn đất nước ta đang không ngừng phát triển và hội nhập cùng các
nước phát triển trên con đường kinh tế thị trường hiện nay đang không ngừng phát
triển và ngày càng hiện đại hoá cho cuộc sống …. Giáo dục đạo đức con người và
vấn đề học tập tấm gương đạo đức của Bác là một việc làm rất cần thiết, vấn đề làm
theo tấm gương đạo đức của Bác càng được trú trọng. Nhờ có cuộc vận động “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà các thế hệ trẻ được tăng cường
thêm cho mình ý thức sống trong sạch, giản dị, và thân thiện hơn, có trách nhiệm hơn
với bản thân và cộng đồng. Là một giáo viên bản thân tôi luôn phải xác định ý nghĩa
rất to lớn của việc phát động “cuộc vận động và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” của Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Để thực hiện tốt chỉ thị số 03 - CT/tư ngày 14/05/2011 của Bộ Chính trị “Về
tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, theo
tôi, là một người đứng trong ngành giáo dục trước hết phải không ngừng học tập để
nâng cao nghiệp vụ cho bản thân và luôn luôn có ý thức rèn luyện tu dưỡng đạo đức
bản thân trong công tác và trong sinh hoạt. Việc không ngừng học tập và trau dồi
nghiệp vụ chuyên môn nhằm nâng cao năng lực chuyên môn để phục vụ tốt nhất cho
sự nghiệp giáo dục của địa phương nói riêng, sự nghiệp giáo dục của tỉnh Tuyên
Quang nói chung, góp phần đào tạo ra những con người, những thế hệ tương lai của
đất nước có đủ sức, đủ tài để xay dựng tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu mạnh. Luôn
sống giản dị trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, luôn gần gũi với học sinh, phụ huynh
học sinh, với nhân dân. Luôn ý thức tinh thần phê và tự phê, kiên quyết chống lại mọi
biểu hiện tiêu cực trong xã hội. Luôn thực tốt mọi chủ trương đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của nhà nước, luôn là tấm gương sáng trước quần chúng, nhân
dân và học sinh. Luôn giữ đúng phẩm chất đạo đức và phát huy tốt vai trò người giáo
viên và xứng đáng hơn với vai trò giáo dục kiến thức, giáo dục đạo đức trong sự
nghiệp trồng người.

×