Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

1 KIỂM TRA KỸ NĂNG VIẾT CÂU QUA PHÂN TÍCH ĐOẠN VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697.82 KB, 14 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>KIỂM TRA KỸ NĂNG </b>

<b>VIẾT CÂU QUA PHÂN TÍCH ĐOẠN VĂN </b>

<i>Trên cơ sở lý thuyết về câu, đoạn văn và những vấn đề liên quan trong môn học Tiếng Việt thực hành, bài viết trình bày một đề bài kiểm tra với các yêu cầu như: tạo câu chủ đề, rút ngắn các câu triển khai và viết câu kết đoạn cho một đoạn văn. Mục đích của bài kiểm tra là kiểm tra kỹ năng viết câu của sinh viên qua phân tích đoạn văn này. Đồng thời, người viết cũng nhận xét, đánh giá kỹ năng viết và phân tích các lỗi về viết câu trong bài kiểm tra nhằm rút kinh nghiệm trong việc giảng dạy môn học này và cải thiện khả năng vận dụng ngơn ngữ của sinh viên. </i>

<i>Từ khóa: câu, đoạn văn, phân tích, rút ngắn, đánh giá </i>

<i><b>Abstract </b></i>

<i>Based on the theory of sentences, paragraphs and related issues in the subject ‘Vietnamese in Use’, the paper presents a test with the requirements such as: creating the topic sentence, shortening supporting sentences and providing the concluding sentence for a paragraph. The testing purpose is to assess the writing skill of students by analyzing this paragraph. Meanwhile, the writer also comments, evaluates the writing skill and analyzes the mistakes in the test papers in order to gain some experience for teaching this subject and improve the students’ language ability. </i>

<i> Key words: sentences, paragraphs, analyze, shorten, assess </i>

Kỹ năng viết là kỹ năng quan trọng cần được luyện tập thường xuyên và lâu dài trong q trình học tập và tiếp thu ngơn ngữ. Đối với tiếng Việt, kỹ năng này càng có ý nghĩa đặc biệt vì nó liên quan đến việc sử dụng ngôn từ để tạo câu, đoạn văn và cao nhất là văn bản. Đây là nhiệm vụ của môn Tiếng Việt thực hành (TVTH), môn học cung cấp kiến thức, hướng dẫn thực hành ngôn ngữ cho sinh viên (SV) đại học thuộc ngành khoa học xã hội và nhân văn. Để rèn luyện kỹ năng này, giảng viên (GV) không chỉ cung cấp kiến thức lý thuyết môn học mà còn phải thiết kế các loại bài tập khác

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

nhau để SV luyện tập. Đồng thời, quá trình giảng dạy phải gắn liền với việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV để rút kinh nghiệm giảng dạy. Người viết, với vai trị người giảng dạy mơn học, đã tiến hành kiểm tra kỹ năng viết câu của SV qua phân tích một đoạn văn tiếng Việt. Qua phân tích đoạn văn, một thành phần chủ yếu của văn bản, SV sẽ vận dụng kiến thức đã học để xác định kết cấu, kiểu lập luận, chủ đề và những vấn đề liên quan đến đoạn văn. Đồng thời, với việc suy nghĩ, phân tích và tạo lập câu và đoạn văn, SV hình thành những tình cảm tốt đẹp đối với các vấn đề liên quan đến cuộc sống cá nhân và xã hội. Ngoài ra, nhận thức về sự giàu đẹp của tiếng Việt của SV cũng được nâng cao. Với mục đích như vậy, người viết trình bày việc kiểm tra kỹ năng viết câu qua phân tích đoạn văn nhằm rút kinh nghiệm giảng dạy môn Tiếng Việt thực hành và góp phần nâng cao năng lực vận dụng ngôn ngữ của SV.

<b>II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Câu </b>

Các nhà ngơn ngữ học có nhiều định nghĩa khác nhau về câu. Theo Trần Ngọc Thêm (2002), câu hay phát ngơn là đơn vị ngơn ngữ có sự hồn chỉnh về cấu trúc. Nó gồm nhiều từ có quan hệ nghĩa được kết hợp theo trình tự lôgic nhất định thể hiện một nội dung giao tiếp nào đó trong văn bản. Tùy theo mục đích giao tiếp mà câu có thể là câu tường thuật, câu hỏi, câu mệnh lệnh hoặc câu cảm thán. Về cú pháp, tùy theo cấu tạo của các thành phần trong câu mà câu có thể được xác định là câu đơn, câu kép hoặc câu phức. Dù được tạo lập theo hình thức nào, câu cũng phải thể hiện một nội dung rõ ràng, chính xác bằng cách sử dụng từ vựng phù hợp theo phong cách văn bản. Khi được tiếp nhận, nội dung này được truyền tải đến người đọc đúng theo ý đồ của người tạo văn bản. Như vậy, mức độ tiếp thu của người đọc chủ yếu tùy thuộc khả năng vận dụng ngôn ngữ của người tạo lập câu, đoạn văn hay văn bản. Trong bài này, người viết khảo sát các câu viết, chủ yếu là câu chủ đề và câu kết đoạn để có nhận xét về kỹ năng viết câu của SV. Đồng thời, người viết cũng sẽ có nhận xét về cách rút ngắn những câu có sẵn trong đề bài. Ở đây, người viết chủ yếu tìm hiểu khả năng tạo câu của SV, khơng phân tích các câu đã có sẵn của tác giả. Nguyễn Hoài Nguyên (2012) đặt ra 3 yêu cầu về viết câu như sau: yêu cầu về hình thức cấu tạo, về nội dung-ý nghĩa và phong cách. Về hình thức cấu tạo, câu mở đầu bằng từ viết hoa và kết thúc bằng dấu ngắt câu. Hơn nữa,

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

câu viết phải có trật tự cú pháp phù hợp với quy tắc ngữ pháp tiếng Việt. Về nội dung-ngữ nghĩa, câu phải thể hiện một nội dung thông báo phù hợp với dung-ngữ cảnh và thực tại khách quan. Một yêu cầu nữa là câu viết phải hợp với loại hình văn bản chứa nó, nghĩa là phù hợp về phong cách. Từ những yêu cầu này, người viết sẽ có nhật xét về các lỗi về cấu tạo ngữ pháp, quan hệ ngữ nghĩa, dấu câu và phong cách.

<b>2. Đoạn văn </b>

Như các nhà ngôn ngữ học đã xác định, đoạn văn bao gồm những câu có quan hệ chặt chẽ về hình thức và nội dung, diễn đạt một chủ đề nhất định và được nhận dạng như một phần của văn bản. Keith S. Folse (2014:12) xác định đoạn văn có 4 đặc điểm:

1. Đoạn văn phải có một câu chủ đề nêu lên ý chính của đoạn. 2. Các câu trong đoạn văn phải cùng viết về chủ đề của đoạn văn. 3. Dòng đầu tiên của đoạn văn được viết thụt vào.

4. Câu kết đoạn thường nêu lại hoặc tóm tắt ý chính của đoạn.

Như vậy, đoạn văn cần có sự hồn chỉnh về hình thức và nội dung. Về hình thức, nó bắt đầu bằng từ viết hoa ở câu mở đầu (hay câu chủ đề), các câu liên tiếp nhau (câu triển khai) và kết thúc bằng dấu chấm ở câu cuối (câu kết đoạn) của đoạn văn. Chính sự duy trì và phát triển chủ đề theo những quan hệ ngữ nghĩa một cách hợp lý làm cho các câu có liên kết chặt chẽ với nhau. Chủ đề chính của đoạn văn thường được thể hiện bằng sự diễn đạt và phát triển nhiều chủ đề nhỏ có liên quan. Trong đoạn văn cịn có sự hiện diện của các phương tiện liên kết để tạo mạch lạc cho đoạn văn. Như vậy, khi phân tích một đoạn văn, người phân tích cần nhận dạng cấu tạo, kiểu lập luận và các phương tiện liên kết trong đoạn văn.

<b>3. Câu chủ đề, câu kết đoạn, kiểu lập luận và liên kết văn bản </b>

Vị trí và nội dung của câu chủ đề giúp xác định kiểu lập luận của đoạn văn. Thông thường, câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn văn. Dựa vào nội dung của câu chủ đề và các câu tiếp theo, chúng ta có thể xác định kiểu lập luận của đoạn văn. Đoạn văn có thể được tạo lập theo những kiểu lập luận khác nhau như: diễn dịch, qui nạp, diễn dịch kết hợp với qui nạp, song hành hoặc móc xích. Nếu câu đầu tiên của đoạn văn nêu lên nội dung khái quát về chủ đề và những câu tiếp theo là những ý cụ thể nhằm chứng minh, giải thích hoặc triển khai ý chính để đi đến câu kết đoạn văn ở mức độ khái quát cao

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

hơn thì đó là kiểu lập luận diễn dịch kết hợp với qui nạp. Đoạn văn được chọn làm đề bài trong bài viết này có kiểu lập luận diễn dịch kết hợp với qui nạp. Khi chọn văn này, người viết muốn SV phải xác định được kiểu lập luận trước khi bắt đầu làm bài. Sự liên quan chặt chẽ giữa các câu về nội dung theo một kiểu lập luận lôgic sẽ làm cho đoạn văn đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất. Nếu xác định đúng kiểu lập luận, SV sẽ tạo được câu chủ đề và câu kết đoạn phù hợp. Với ý nghĩa này, SV sẽ đạt được kết quả tốt khi thực hiện các yêu cầu của đề bài kiểm tra. Dù không đặt ra trong yêu cầu kiểm tra, nhưng SV vẫn có thể sử dụng phương tiện liên kết để làm cho đoạn văn súc tích hơn.

<b>III. BÀI KIỂM TRA </b>

Người viết đã tiến hành cho SV học môn TVTH làm bài một bài kiểm tra theo nội dung và các yêu cầu như sau:

<b>1. Đề bài </b>

Đọc, phân tích và viết lại đoạn văn theo yêu cầu sau: - Viết câu mở đầu (câu chủ đề).

- Viết lại phần triển khai chủ đề (từ câu 1 đến câu 8) thành 5 câu theo các ý được nêu ra trong đoạn văn gốc.

- Viết câu kết đoạn.

<i>……… (1) Trong mỗi bữa cơm, dù không mâm cao cỗ đầy nhưng mỗi thành viên trong gia đình qy quần đơng đủ trao gửi cho nhau những lời yêu thương và nụ cười nồng ấm. (2) Hạnh phúc đó hiện hữu trong ánh mắt nheo nheo của mẹ già khi được con cái chăm sóc, trong nụ cười tươi của vợ hiền khi thấy cả nhà ngon miệng, trong sự khôn lớn dần của những đứa con thơ. (3) Hạnh phúc là trong cuộc đời ta ln có một nơi để tìm về, để cồn cào da diết nhớ thương khi đi xa. (4) Và ở đó ln có người đón đợi, dõi theo mỗi bước ta đi. (5) Dù cuộc đời có vất vả nhọc nhằn, có gian lao, bão táp nhưng sẽ bình n biết bao, hạnh phúc biết bao khi ln có người bên cạnh sẻ chia, vỗ về. (6) Hạnh phúc chỉ là đơn giản mỗi cuối tuần cả nhà sum vầy, vui vẻ. (7) Cha mẹ bỏ hết mọi lo toan của cuộc sống, để vui đùa cùng con cái, nghe tiếng cười giịn tan của con trong ngơi nhà ấm cúng. (8) Thật may mắn và hạnh phúc khi mỗi sớm thức dậy chúng ta lại được ngắm nhìn cuộc sống, được yêu thương và chia sẻ yêu thương ……… (Nghĩ về hạnh phúc, Hoàng Phương, Tuổi trẻ, 5.8.2018). </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>2. Những vấn đề liên quan đến đề bài </b>

a. Khái quát

<i>- Đề bài kiểm tra: đoạn văn ngắn trích từ một bài viết có tựa là ‘Nghĩ về hạnh phúc’ </i>

của Hoàng Phương đăng trên báo Tuổi trẻ, ngày 5.8.2018. Bài viết thuộc đề tài xã hội với chủ đề chính là hạnh phúc gia đình.

- Số lượng: 66 SV (2 lớp).

- Trình độ: SV năm thứ nhất Đại học, chuyên ngành Ngôn ngữ Anh. - Thời gian làm bài: 30 phút.

- Thời điểm kiểm tra: sau khi đã học xong 2 chương: ‘Thực hành viết câu trong văn bản’ và ‘Thực hành phân tích và tạo lập đoạn văn’ trong giáo trình ‘Thực hành văn bản tiếng Việt’ (Nguyễn Hoài Nguyên, 2012).

<b>b. Yêu cầu kiểm tra </b>

* Câu chủ đề

-Thể hiện nội dung khái quát diễn đạt ý chính của đoạn văn. -Câu viết cần ngắn gọn và đầy đủ các thành phần câu.

* Phần triển khai chủ đề

- Viết lại và chỉnh sửa sao cho đoạn văn hàm nghĩa cô đọng và súc tích nhất bằng những câu viết hồn chỉnh.

- Có thể lược bớt từ, bỏ các chi tiết nhỏ hoặc bổ sung những từ cần thiết. - Có thể sử dụng các phương tiện liên kết trong phần này.

* Viết câu kết đoạn

- Cần khái quát, đúc kết lại những nội dung đã trình bày và phù hợp chủ đề của đoạn văn.

<b>IV. NHẬN XÉT </b>

Sau khi chấm bài, người viết đã khảo sát 132 câu chủ đề và câu kết đoạn trong 66 bài kiểm tra. Mỗi câu được xem xét ở 2 mặt: vai trò của câu trong đoạn văn (giới thiệu chủ đề hay kết đoạn văn) và những lỗi về cấu tạo ngữ pháp, quan hệ ngữ nghĩa, phong cách, dấu câu và cách sử dụng từ.

<b>1. Kỹ năng viết câu chủ đề, câu triển khai và câu kết đoạn </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b> Đoạn văn được sử dụng làm đề bài kiểm tra viết về một chủ đề phổ biến trong cuộc </b>

sống, đó là hạnh phúc gia đình. Hồng Phương, tác giả bài viết, nhận ra rằng hạnh phúc hiện hữu trong những điều rất bình dị diễn ra hàng: gia đình sum họp bên mâm cơm, ánh mắt người mẹ, nụ cười của người vợ, người thân mong đợi khi nhà có người đi xa, cha mẹ vui đùa cùng con cái .v.v. Với văn phong giản dị, từ ngữ gợi cảm xúc, tác giả đã khắc họa những hình ảnh thân quen trong cuộc sống hàng ngày vào tâm trí người đọc khi cảm nhận hạnh phúc theo cách của mình. Tất nhiên, việc thấy những hình ảnh này và việc cảm nhận được hạnh phúc từ những hình ảnh đó hay khơng là tùy thuộc vào suy nghĩ của mỗi người.

Chọn đoạn văn này làm đề bài kiểm tra, người viết muốn SV cùng tác giả đoạn văn cảm nhận được ý nghĩa của hạnh phúc qua những hình ảnh thân quen thường có ở các gia đình người Việt.

Để xác định chính xác chủ đề của đoạn văn, SV cần hiểu rõ yêu cầu của đề bài và đọc kỹ từng câu trong đoạn văn. Hai từ ‘hạnh phúc’ được lặp lại từ câu 1 đến câu 8 và

<i>trong tựa đề ‘Nghĩ về hạnh phúc’ mà tác giả Hoàng Phương đã đặt cho bài viết của mình </i>

là điều SV cần chú ý để nhận ra chủ đề của đoạn văn.

Như trên đã đề cập, SV phải nhận ra được kiểu lập luận của đoạn văn. Trong trường hợp này, đoạn văn trong đề bài có kiểu lập luận diễn dịch kết hợp với qui nạp. Nhìn chung, nếu mạch cảm xúc của SV được giữ liên tục khi đọc và suy nghĩ về từng câu trong đoạn văn thì SV có thể viết ra được câu chủ đề, câu triển khai và câu kết đoạn phù hợp theo kiểu lập luận đã được xác định. Người viết đã dựa vào số liệu trong 2 bảng (Bảng A và Bảng B) để kiểm tra kỹ năng viết và phân tích lỗi viết câu.

Bảng A: Kiểm tra kỹ năng viết

<b>Câu chủ đề </b>

<b>Viết lại các câu triển khai chủ đề </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Trong 66 bài làm, có 42 (63,6 %) bài cho thấy SV nhận ra chủ đề của đoạn văn và viết được câu mở đầu, cũng là câu chủ đề, tương thích với đoạn văn. Những câu chủ đề này đáp ứng được yêu cầu mà người viết đặt ra cho việc đánh giá kỹ năng viết câu chủ đề của SV.

Trong số 24 bài (36,4 %) không cung cấp được câu chủ đề tương thích, người viết nghĩ rằng SV khơng nắm được chủ đề chính của đoạn văn nên viết về những chủ đề

<i>khác như: ‘gia đình’, ‘bữa cơm gia đình’, ‘sự sum họp gia đình’, ‘tình yêu thương gia đình’, ‘nhà’.v.v. Việc viết câu chủ đề như vậy có thể do những câu tiếp theo có sự xuất hiện các cụm từ như: ‘mỗi bữa cơm ‘,’ cả nhà sum vầy’, ‘ngôi nhà ấm cúng’,’người bên cạnh để chia sẻ’, ‘nhớ thương khi đi xa’,’yêu thương và chia sẻ yêu thương’.v.v. Thực </i>

ra, đây chỉ là những chi tiết mà tác giả đã sử dụng để làm rõ chủ đề của đoạn văn. Có thể nhận định rằng những bài làm không đạt do sai chủ đề là do SV không nhận ra được sự tương quan về ngữ nghĩa giữa các câu qua cách sử dụng từ ngữ của tác giả và không đọc kỹ đoạn văn.

Những câu tiếp theo (câu1 đến câu 8) được hiểu là những câu triển khai chủ đề (supporting sentences) của đoạn văn. Tác giả đã ‘diễn dịch’ chủ đề và hướng người đọc, ở đây là SV, cảm nhận được là hạnh phúc gia đình có thể đến từ những điều giản đơn nhất trong cuộc sống thường ngày. Phần viết lại này có 55 bài (83,3%) đáp ứng yêu cầu rút gọn số câu (5 câu). Đa số SV chọn cách viết lặp lại nội dung trong các câu gốc, có chỉnh sửa, lược bớt từ và làm câu viết ngắn gọn hơn nhưng vẫn bám chủ đề chính của

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

đoạn văn. Yêu cầu chính chủ yếu của những câu này là SV phải chọn lọc những hình ảnh mà SV cho là tiêu biểu nhất, lấy từ các ý của tác giả để tạo được những câu viết hồn chỉnh, có liên kết nhau theo cách nào đó, đảm bảo ít có sai sót về cách sử dụng từ ngữ và dấu câu và những vấn đề liên quan. Ngoài ra, trong phần này SV có khuynh hướng bỏ dấu câu và nối các câu lại với nhau cho đủ số câu qui định mà khơng lược bớt từ. Vì vậy, việc rút ngắn đoạn văn thực ra là chỉ là bớt lại số câu nhưng không làm đoạn văn súc tích hơn. Về điều này, người viết đánh giá là SV còn yếu về kỹ năng rút ngắn câu, không chọn được ý chính của đoạn văn nên hạn chế kết quả làm bài. Ngoài ra, trong 66 bài làm, có 11 bài (16,6%) khơng đạt do SV chỉ viết lại nội dung và vượt quá số câu qui định. Mặt khác, những bài khơng đạt u cầu cịn là những bài lệch chủ đề (15 bài, 68,1%), không có câu kết (3 bài, 13,6%) hoặc thêm vào chủ đề khác khi kết thúc đoạn văn (4 bài, 18,1%).

Trong số bài đạt yêu cầu có 4 bài (7,2%) có cách diễn đạt sáng tạo, làm nổi bật nội dung chính của đoạn văn và đáp ứng tốt các yêu cầu kiểm tra. Mặt khác, có 5 bài (9%)

<i>có sử dụng từ nối để liên kết câu. Một số từ nối SV sử dụng thường sử dụng là: ‘chẳng hạn’, ‘quả thật’, ‘hơn thế nữa’, ‘hơn tất cả là..’, ‘suy cho cùng’, ‘chính vì lẽ đó’, .v.v. Một ít bài dùng cụm từ nối không chính xác như:’cuối lời;, ‘nhưng’ (ở đầu câu), ‘và đôi khi’, ‘hay đơn giản hơn’.v.v. Việc dùng từ ngữ nối câu là một điều cần khuyến khích sử </i>

dụng nhưng cần sự hướng dẫn kỹ lưỡng hơn từ phía giảng viên trong quá trình giảng dạy về tạo lập đoạn văn và văn bản.

Đánh giá kết quả của bài kiểm tra, người viết nhận thấy rằng đa số SV đã làm bài đạt yêu cầu, nhưng trong từng mặt có một số vấn đề GV cần quan tâm nhiều hơn để giúp SV cải thiện năng lực sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là tránh các loại lỗi trong quá trình luyện kỹ năng viết.

<b>2. Phân tích lỗi viết câu </b>

Bảng B: Kiểm tra lỗi viết câu

- Lỗi về quan hệ ngữ nghĩa, diễn đạt 26 19,6 %

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

- Lỗi phong cách 4 3%

a. Lỗi cấu tạo ngữ pháp

Theo Nguyễn Hoài Nguyên (2012), những câu mắc lỗi về cấu tạo ngữ pháp là những câu thiếu thành phần câu hoặc những câu sai trật tự các bộ phận trong câu.

<i>Ví dụ: Hạnh phúc là điều kỳ diệu nhất được ---- ban tặng trong cuộc đời này, điều khiến chúng ta trân quý hơn khi được sinh ra trong thế giới này. </i>

Đây là câu thiếu một thành phần câu (chủ ngữ) và từ ‘thế giới’ có thể thay bằng từ ‘cõi đời’.

b. Lỗi về quan hệ ngữ nghĩa

Những câu mắc lỗi về quan hệ ngữ nghĩa là những câu có cách diễn đạt khơng hợp lơgic, có nội dung phản ảnh khơng đúng thực tế, câu không tách ý làm nội dung khơng rõ ràng, q dài.v.v.

<i>Ví dụ: </i>

<i>- Bởi cuộc sống luôn tươi đẹp như thế, chúng ta phải biết trân quý những thứ hạnh phúc cho dù là nhỏ nhặt nhất, để rồi khi nhắm mắt từ biệt cuộc sống ngắn ngủi nơi nhân gian, ta mới không phải tiếc hoài những niềm vui đã bỏ lở. </i>

‘hạnh phúc’ và ‘niềm vui’ là 2 chủ đề khác nhau được đề cập trong cùng 1 câu.

<i>Ví dụ: Dù sóng gió ngồi kia có phong ba, thét từng đợt chỉ chờ ta ngã xuống nhưng chỉ cần kề bên, hạnh phúc sẽ được trọn vẹn. </i>

Câu này có cách diễn đạt khơng hợp logic dẫn đến không rõ nghĩa. c. Lỗi phong cách

Những câu mắc lỗi về phong cách là những câu không nhất quán với phong cách văn bản đã có như dùng khẩu ngữ khi diễn đạt.

<i>Ví dụ: Thật vậy, hạnh phúc là những điều nhỏ bé nhưng ấm áp, bình dị nhưng đầy u thương và chúng ln hiện hữu xung quanh ta nếu ta chịu mở lòng đón nhận. </i>

‘chịu’ là từ được dùng trong khẩu ngữ, không hợp với phong cách văn bản. d. Lỗi dấu câu

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i>Ví dụ: Hạnh phúc khơng phải là một thứ xa vời, mà nó tồn tại trong từng khoảnh khắc, </i>

<i><b>từng phút giây , nó là những điều tưởng chừng giản dị nhưng là một phần thiết yếu của </b></i>

<i>mỗi chúng ta. </i>

Dấu chấm (. ) cần được dùng sau ‘…từng phút giây’ để kết thúc câu.

e. Lỗi dùng từ

<i>Ví dụ: </i>

<i>- Hạnh phúc trong cuộc sống nầy thật ra không đến từ những thứ cao siêu hay sâu sắc mà đến từ những việc nhỏ nhất, đơn giản và giản dị. </i>

Câu này có những từ nghĩa gần nhau: ‘cao siêu’, ‘sâu sắc’; ‘đơn giản’, ‘giản dị’.

<i>- Điều quan trọng là đừng bao giờ chạy theo những thứ hạnh phúc xa hoa, vơ hình ngồi kia, vì hạnh phúc chỉ ở xung quanh ta thôi, ở những điều đơn giản và nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống tấp nập, vô thường này. </i>

‘tấp nập’, ‘vô thường’ là từ dùng khơng chính xác vì đoạn văn chỉ đề cập đến những hình ảnh bình dị trong cuộc sống gia đình.

<i>- Khi nghĩ về hạnh phúc, con người ta thường gán ghép nó với những thứ to lớn, cao siêu mà khơng nghĩ rằng hạnh phúc có ở trong những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống. </i>

‘gán ghép nó với’, ‘có ở trong’ là từ ngữ dùng chưa chính xác. ‘gán ghép nó với’ ; có thể thay bằng ‘nghĩ về những’ ; có ở trong’ có thể thay bằng ‘hiện diện’.

Theo bảng kiểm tra lỗi viết câu, lỗi về cách diễn đạt chiếm 19,6 % và lỗi dùng từ ngữ sai chiếm 15,9%. Đây là 2 loại lỗi thường thấy nhất trong các bài kiểm tra. Điều cần nhấn mạnh ở đây là các lỗi dùng từ ngữ sai có thể dẫn đến sự thay đổi về nghĩa của cả câu và không tạo được sự mạch lạc với các câu khác. Đồng thời, kết quả khảo sát cho thấy một số ít SV có cách sử dụng từ ngữ tùy tiện, thiếu suy nghĩ về chủ đề và không hiểu rõ nghĩa một số từ tiếng Việt. Vì vậy, có những câu viết quá dài, diễn đạt luộm thuộm và đi ngược với yêu cầu của đề bài. Người viết đã đưa ra đáp án (Phụ lục) để có cơ sở chấm điểm và đánh giá kết quả kiểm tra. Hẳn nhiên, câu, đoạn văn hay văn bản là

</div>

×