Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Pplnckh ppl

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.58 KB, 23 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ CÔNG THƯƠNG</b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍMINH</b>

<b>KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN</b>

<b>MƠN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC</b>

<b>ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU</b>

<i><b>Đề tài:</b></i>

<b>CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HỌC TIẾNG ANH CỦASINH VIÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI</b>

<b>Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>ĐỀ TÀI</b>

<b>CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HỌC TIẾNG ANH CỦASINH VIÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI</b>

<b>HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM</b>

<b>PHẦN MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài </b>

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế được nâng cao, tiếng Anh là được xem là ngôn ngữ phổ thông được hầu hết người học chọn là ngơn ngữ có vai trị rất quan trọng và đặc biệt. Vì vậy, các bạn sinh viên chọn tiếng Anh là ngôn ngữ để học ở môi trường Đại học. Tiếng Anh ở Việt Nam chính là ngoại ngữ chính được đưa vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục và đào tạo.

Tiếng Anh trong toàn bộ hệ thống giáo dục được sự quan tâm từ Đảng và Nhà nước. Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều những chính sách nhằm giúp ích cho việc dạy và học ngoại ngữ. Sự ra đời của đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân ( 2017 – 2025)” và điều chỉnh theo Quyết định số 2658/QĐ-BGDĐT nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học đối với ngoại ngữ, nhất là hiệu quả học tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo. Theo nhóm tác giả Hồng Văn Sáu & Dương Công Đạt, 2020 trong nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp để cải thiện kỹ năng nghe hiểu tiếng anh tại trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên” cho thấy tiếng Anh là một trong những môn học có tính bắt buộc ở các trường Đại học, Cao đẳng. Môn này nhằm ôn tập, củng cố cho sinh viên những kiến thức đã học ở bậc phổ thông và trang bị thêm kiến thức mới để vận dụng vào đời sống hàng ngày. Đặc biệt là yếu tố giúp cho sinh viên có nhiều cơ hội nghề nghiệp tốt trong tương lai.

Tại trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, việc tạo điều kiện cho sinh viên học ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh rất được quan tâm, luôn cập nhật, điều chỉnh và bổ sung nhằm điều kiện cho người học đạt được chuẩn đầu ra ngoại ngữ, đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, có nhiều nghiên cứu tìm hiểu, khám phá bản chất và những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tiếng Anh của sinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

viên. Nhóm các yếu tố này thành các yếu tố liên quan đến người học, các yếu tố liên quan đến giảng dạy của giáo viên và các yếu tố liên quan đến hệ thống cơ sở vật chất. Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu chiến lược học, chiến lược phát triển các kỹ năng, các yếu tố về tâm lý, thái độ, giới tính, mơi trường học tập. Nhưng rất ít có nghiên cứu chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến sinh viên ngành Cơng nghệ Kỹ thuật Mơi trường. Vì thế, nhóm chúng tơi chọn đề tài “Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tiếng Anh của sinh viên nghành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường trường Đại học Cơng nghiệp TP.HCM”. Trên cơ sở đó nhóm chúng tơi đưa ra một vài kiến nghị, giải pháp có thể cải thiện và nâng cao kết quả học tiếng Anh của sinh viên.

<b>2. Mục tiêu nghiên cứu2.1. Mục tiêu chính</b>

Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tiếng Anh của sinh viên nghành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường trường Đại học Công nghiệp TP.HCM

<b>2.2. Mục tiêu cụ thể</b>

Khảo sát thực trạng học tiếng Anh của sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường trường Đại học Công nghiệp TP.HCM

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tiếng Anh của sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường trường Đại học Công nghiệp TP.HCM

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tiếng Anh của sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường trường Đại học Công nghiệp TP.HCM

Đề xuất biện pháp giúp sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường trường Đại học Công nghiệp TP.HCM cải thiện kết quả học tiếng Anh

<b>3. Câu hỏi nghiên cứu</b>

Thực trạng học tiếng Anh của sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường trường Đại học Công nghiệp TP.HCM hiện nay như thế nào?

Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả học tiếng anh của sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường trường Đại học Công nghiệp TP.HCM?

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tiếng Anh của sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường trường Đại học Công nghiệp TP.HCM như thế nào?

Giải pháp nào giúp sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường cải thiện kết quả học tiếng Anh?

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1. Đối tượng nghiên cứu</b>

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tiếng Anh của sinh viên ngành kỹ thuật trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM

<b>4.2. Phạm vi nghiên cứu</b>

Thời gian: Nghiên cứu đã được tiến hành từ tháng 1 năm 2024 đến tháng 6 năm 2024.

Không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Trường Đại học Công Nghiệp TPHCM. Do nguồn lực và thời gian còn hạn chế nên nhóm khơng thể khảo sát trên tồn bộ sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường của Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM mà chỉ tiến hành khảo sát một số bạn sinh viên của các lớp DHMT19A, DHMT18A, DHMT17A, DHMT16A, thuộc Viện KHCN & QLMT

Nội dung: Tìm hiểu thực trạng học tập tiếng Anh của sinh viên ngành CNKTMT và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tiếng Anh để từ đó đề xuất các biện pháp cải thiện kết quả học tập tiếng Anh của các bạn sinh viên.

<b>5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn5.1. Ý nghĩa khoa học</b>

Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tiếng Anh của sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM. Từ đó đúc kết được kết luận về mức độ ảnh hưởng các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả học tiếng Anh của sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, góp phần vào việc xây dựng phương pháp học tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Mơi trường mà

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

nhóm nghiên cứu đang theo học. Kết quả của nghiên cứu này là nền tảng cho những nghiên cứu tiếp theo.

<b>5.2. Ý nghĩa thực tiễn</b>

Mục tiêu nghiên cứu là để tìm hiểu, khám phá thực trạng học tiếng Anh cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM. Từ đó, suy ra được những kinh nghiệm cũng như tìm ra các biện pháp, đề xuất giúp sinh viên cải thiện kết quả học tiếng Anh vì đây là một việc quan trọng mà sinh viên trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cần phải làm, nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề gây trở ngại và khó khăn.

<b>TỒNG QUAN TÀI LIỆU</b>

<b>1. Các khái niệm, lý thuyết chính có liên quan đến đề tài 1.1.Các nghiên cứu trong nước và ngoài nước</b>

<b>1.1.1. Khái niệm học tiếng Anh </b>

PGS.TS Lê Văn Canh phân tích được bài báo tựa đề “Học tiếng Anh để làm gì?” ghi nhận rằng: Nhu cầu tham gia học tiếng Anh ở Việt Nam cũng như các quốc gia khác không chỉ xuất phát từ địi hỏi của q trình tồn cầu hóa mà còn xuất phát từ đòi hỏi của những bậc phụ huynh. Luôn sẵn sàng đầu tư cho việc học ngoại ngữ nhưng kết quả đem lại thì lại khơng như mong đợi.

Stephen Krashen (1985) cho rằng học tiếng Anh là "q trình tiếp thu thơng tin và nhận thức về ngôn ngữ, chứ không phải là việc ghi nhớ quá nhiều ngữ pháp và từ vựng."

Jeremy Harmer (2007) định nghĩa học tiếng Anh là "quá trình tự do, nơi mà chúng ta tự cải thiện các kỹ năng và kiến thức của mình nhằm giao tiếp với những người nói tiếng Anh."

Bên cạnh đó, Giáo sư Nguyễn Lộc, chủ biên mơn tiếng Anh, Chương trình giáo dục phổ thơng mới phát biểu được bài báo “Chú trọng phát triển năng lực giao tiếp tiếng Anh của học sinh” ghi nhận phát biểu lại rằng: cần có được một hướng đi chủ đạo trong mơn học Tiếng Anh để hình thành và phát triển khả năng giao tiếp. Học tiếng Anh là tập

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

trung năng lực vào bốn kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Mỗi ngữ cành khác nhau sẽ có sự phản xạ và giao tiếp khác nhau.

Tóm lại, khái niệm học tiếng Anh được định nghĩa khá đa dạng và tùy theo góc nhìn của từng người. Tuy nhiên, các chuyên gia và giáo viên đồng ý rằng việc học tiếng Anh có vai trị quan trọng trong việc mở rộng tầm nhìn, tăng cường kiến thức chuyên môn và cải thiện kỹ năng giao tiếp của học sinh và công dân Việt Nam.

<b>1.1.2. Thực trạng về việc học tiếng Anh </b>

A.N. Omar, 2013 trong nghiên cứu “Attitude towards Learning English: The case of the UAE Technological High School” đã khảo sát 196 học sinh là sinh viên đang học năm hai tại trường. Kết quả khảo sát đã cho thấy được rằng có tới 91% đối tượng nghĩ rằng tiếng Anh rất cần thiết cho công việc ở tương lai họ. Và thật sự thú vị bởi khơng có đối tượng nào có những suy nghĩ tiêu cực về việc học tiếng Anh. Đa số các đối tượng khảo sát đều nhận thấy vai trò quan trọng của của việc học tiếng Anh trong hiện tại cũng như cho công việc trong tương lai.

Lưu Nguyễn Quốc Hưng, 2017 trong nghiên cứu “Nhu cầu học và sử dụng ngoại ngữ trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong bối cảnh hội nhập” đã thực hiện khảo sát 330 đối tượng trong đó có 300 học viên, còn lại là các viên chức quản lý đang làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Và kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các học viên đều khẳng định rằng học tiếng Anh đặc biệt quan trọng đối với họ, và có rất nhiều mục đích để học ngoại ngữ như là: do chương trình của nhà trường nên buộc học (168 học viên), do cần sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp, có sở thích học ngoại ngữ. Bên cạnh đó, đối với các viên chức quản lý đã và đang đi làm thì cho rằng việc sửu dụng tiếng Anh ở cơ quan là thật sự rất cần thiết chiếm tỷ lệ 96,6%. Đặc biệt rằng các viên chức ở khối ngành tài chính, y tế, xuất nhập khẩu thì nhấn mạnh tầm quan trọng của ngoại ngữ nhiều hơn các lĩnh vực khác.

Bên cạnh đó thì nhóm tác giả Hồng Văn Sáu & Dương Công Đạt, 2020 trong nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp để cải thiện kỹ năng nghe hiểu tiếng anh tại trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên” tiến hành khảo sát 200 sinh viên năm thứ nhất và 10 giảng viên tiếng Anh trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên đã cho thấy tiếng Anh là

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

một trong những môn học có tính bắt buộc ở các trường Đại học, Cao đẳng. Môn này nhằm ôn tập, củng cố cho sinh viên những kiến thức đã học ở bậc phổ thông và trang bị thêm kiến thức mới để vận dụng vào đời sống hàng ngày. Đặc biệt là yếu tố giúp cho sinh viên có nhiều cơ hội nghề nghiệp tốt trong tương lai.

<b>1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tiếng Anh </b>

<i>Giảng viên giảng dạy</i>

Mặc dù giảng viên giảng dạy có vai trị đóng góp, thúc đẩy, tạo động cơ học tập tiếng Anh hiệu quả đối với sinh viên nhưng lại không phải là nhân tố chính trong việc hình thành nên những thái độ ban đầu về vấn đề học tiếng Anh. Vai trị chính trong việc hình thành nên thái độ đối với việc học tập tiếng Anh chính là mơi trường học, tạo điều kiện giao tiếp, sử dụng tiếng Anh trong môi trường này thật hiệu quả (A.N. Omar, 2013, p 25).

Tiếp nối những luận điểm nêu trên thì Lê Thị Tuyết Hạnh và Nguyễn Lê Hoài Thu, 2019 trong nghiên cứu “Quan niệm về dạy học tiếng Anh hiệu quả của sinh viên Trường Đại học Vinh” thực hiện khảo sát 190 sinh viên đã nêu lên quan điểm rằng yếu tố giảng viên giảng dạy xếp hạng cuối cùng, đứng thứ nhất là yếu tố việc tổ chức dạy học và đứng thứ hai chính là mơi trường học tập. Và đúc kết được kết luận rằng giảng viên cần có sự thân thiện hơn đối với sinh viên. Sự nghiêm khắc coi như là yếu tố tốt để thúc đẩy sinh viên học tiếng Anh, tuy nhiên khơng phải lúc nào sự nghiêm khắc cũng có hiệu quả mà cần tạo nên mối quan hệ thân thiết giữa thầy và trị, vừa giúp ích cho hiệu quả người dạy, vừa giúp ích cho người học.

Trần Ngọc Gái, 2022 trong nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực học tiếng anh chuyên ngành của sinh viên khoa kinh tế Trường Đại học Đồng Tháp” đã tiến hành một cuộc khảo sát trực tuyến đối với 169 sinh viên thuộc Khoa Kinh tế của Trường Đại học Đồng Tháp. Và kết quả cho thấy rằng giảng viên là một trong những ảnh hưởng lớn góp phần thúc đẩy, tạo nên động lực giúp sinh viên học tập tiếng Anh chuyên ngành bằng việc chuẩn bị, cập nhật nội dung bài học liên quan đến tiếng Anh chuyên nghành. Ngoài ra, nếu giảng viên giảng dạy theo phương pháp truyền thống thì sẽ khơng đạt hiệu quả bằng phương pháp lồng ghép ngữ cảnh, tạo ra môi trường học tập tích cực, chủ động và thoải mái cho sinh viên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>Yếu tố tự học</i>

Trong định nghĩa của tác giả Little (1991) trong cuốn sách “Learner autonomy 1: Definitions, issues and problems” có nói rằng yếu tố tự học có thể được xem như là một khả năng giúp ta tự chủ với kiến thức, những điều phản ánh về các vấn đề, giúp đưa ra những quyết định và hành động một cách độc lập. Trong việc học tiếng Anh chuyên ngành, thì chúng ta cần phải có những khả năng hoạt động độc lập, có thể tự tìm hiểu, tự đánh giá tài liệu chuyên ngành mà không cần đến sự hỗ trợ của giảng viên.

Để tìm hiểu về hoạt động tự học tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội trong đào tạo theo học chế tín chỉ, Lê Thị Hồng Lan, 2013 đã khảo sát 379 sinh viên, trong đó có 59 sinh viên Khoa Cơ điện, 85 sinh viên Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, 83 sinh viên Khoa Nông học, 72 sinh viên Khoa Tài nguyên & Môi trường, 80 sinh viên Khoa Sư Phạm & Ngoại ngữ và có một số kết quả rất thú vị rằng yếu tố tự học được hầu hết sinh viên đồng thuận là yếu tố có vai trị quan trọng trong việc học hiệu quả tiếng Anh nó chiếm đến 97,3%, cịn sinh viên khơng đánh giá yếu tố tự học có vai trị quan trọng chiếm tỷ lệ 0,2%. Ngồi ra, kết quả cịn đánh giá được các hình thức tự học của sinh viên có thể là tự học cá nhân, một số lại cho rằng học theo nhóm cũng có nghĩa là tự học, số còn lại cho rằng học cá nhân và học theo nhóm đều là tự học và đây là kết quả có số sinh viên đồng ý kiến cao.

Bổ sung cho quan điểm trên Đinh Thị Hoa - Lê Hồng Phượng - Đinh Thành Công, 2019 trong nghiên cứu “ Tự học và một số yêu cầu về tự học của sinh viên đáp ứng hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ” cho thấy rằng trong q trình tự học của sinh viên thì sẽ khơng có sự góp mặt, hướng dẫn trực tiếp từ giảng viên. Sinh viên sẽ tự chủ động học, tự giác học, học trên tinh thần tự nguyện, kiên trì và nỗ lực theo thời gian dài chứ không thể hiệu quả trong ngày một ngày hai và cần có sự kết hợp giữa nhiều kỹ năng vào nhiều tình huống khác nhau.

<i>Mơi trường học tập</i>

Mơi trường học cịn mang tính quyết định quan trọng đến việc giảng dạy nói chung và đặc biệt hơn là đối với mơn tiếng Anh nói riêng. Bên cạnh đó, sự sắp xếp thứ tự chỗ ngồi trong giờ học, sự thơng thống trong lớp học tiếng Anh, số lượng sinh viên tối

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

đa trong lớp học cũng góp phần quyết định sự hiệu quả trong việc giảng dạy cũng như học tập môn tiếng Anh.

Đối với Dudley - Evans và John (1998) môi trường học tập tiếng Anh chuyên ngành cần phác họa được lĩnh vực chuyên ngành của người học. Trang bị các thiết bị để dạy học, sử dụng các đường truyền kết nối bằng Internet, những hệ thống âm thanh lớp học và tốt khơng thể thiếu đó chính là những hình ảnh trực quan trong các lớp học tiếng Anh chuyên ngành.

<b>1.1.4. Các biện pháp giúp sinh viên cải thiện kết quả học tiếng Anh</b>

Hoàng Văn Hảo & Phạm Thùy Dương trong nghiên cứu “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học các học phần chuyên ngành bằng tiếng anh trong đào tạo cử nhân quản lí cơng ở Việt Nam” đã tiến hành khảo sát thông qua phỏng vấn sâu cán bộ quản lí đào tạo, giảng viên giảng dạy học phần chun ngành Quản lí cơng của 05 cơ sở đào tạo ở phía Bắc, bao gồm: Học viện Hành chính Quốc gia, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Qua nghiên cứu nhóm tác giả đã đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện kết quả học tiếng Anh của sinh viên như sau: Đổi mới đào tạo tiếng Anh cơ bản, tiếng Anh chuyên ngành nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh của sinh viên trước khi bước vào học các học phần chuyên ngành Quản lí cơng; Nâng cao động lực và khích lệ thái độ học tập của sinh viên trong quá trình giảng dạy; Nâng cao kĩ năng giảng dạy bằng tiếng Anh của giảng viên chuyên ngành; Thu hút giảng viên có trình độ chun mơn và năng lực tiếng Anh tốt; Xây dựng chương trình đào tạo khoa học gắn với liên kết các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước; Đầu tư cho thư viện và tài liệu học tập; Tăng cường giám sát quá trình giảng dạy, đồng thời đảm bảo quyền lợi của sinh viên; Hình thành cộng đồng học tập đối với sinh viên ngành Quản lí cơng.

Nuha Ahmad Baaqeel, 2020. Trong nghiên cứu “Improving Student Motivation and Attitudes in Learning English as a Second Language; Literature as Pleasurable Reading: Applying Garner's Theory of Multiple Intelligences and Krashen's Filter Hypothesis” đã đưa ra một số giải pháp giúp sinh viên cải thiện kết quả học tiếng Anh như sau: nên được khuyến khích trải nghiệm thú vị khi đọc, khơng chỉ các văn bản văn

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

học, mà cả các phương tiện truyền thơng như phim có phụ đề; học sinh nên được đặt trong môi trường học tập kết hợp cả khái niệm hóa và khái quát hóa về cuộc sống cá nhân của họ và văn hóa của ngôn ngữ mục tiêu. Một môi trường như vậy cho phép sinh viên mở rộng kiến thức của họ bằng cách kết nối những gì họ biết với những gì đã được giới thiệu. Bài viết này khẳng định rằng, bằng cách tái tập trung hướng dẫn từ phát triển ngữ pháp và từ vựng sang thúc đẩy động lực của học sinh, giảm lo lắng và tăng sự tự tin của họ, việc đọc văn học sẽ trở nên thú vị. Nếu các nhà giáo dục muốn thành công trong việc thiết lập một trải nghiệm văn học thú vị, có động lực, thì họ phải cải thiện thái độ của người học trước khi bắt đầu các khía cạnh khác của việc học tiếng Anh. Phương pháp đánh giá lại và chứng minh lại việc giảng dạy văn học trong lớp học sẽ cung cấp động lực cần thiết cho học sinh, đồng thời nâng cao niềm tin và thái độ của học sinh về việc học ngơn ngữ thứ hai.

<b>1.2 Những khía cạnh chưa được đề cập trong tài liệu</b>

Sau quá trình tổng quan vấn đề nghiên cứu, nhóm chúng tơi nhận thấy rằng các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu sâu vào những khía cạnh như: thực trạng học tiếng Anh của sinh viên cũng như làm rõ được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tiếng Anh của sinh viên. Và hơn thế nữa, các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra được các giải pháp, các đề xuất giúp các bạn sinh viên cải thiện được kết quả học tiếng Anh. Nhưng, hầu hết chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này thực hiện trên đối tượng là sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường Trường Đại học Cơng Nghiệp TP.HCM. Nhìn nhận một cách thực tế, sinh viên hiện đang gặp rất nhiều trở ngại, khó khăn đối với việc học tiếng Anh là một điều rất đáng được quan tâm, đặc biệt chính là đối tượng sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường Trường Đại học Cơng Nghiệp TP.HCM. Nhóm nghiên cứu lần này sẽ thực hiện phân tích sâu hơn về các yếu tố gây ảnh hưởng đến hiệu quả học tiếng Anh của sinh viên. Qua đó, sẽ đưa ra các giải pháp nhằm giúp sinh viên cải thiện kết quả học tiếng Anh hơn.

<b>NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP1. Thiết kế nghiên cứu</b>

Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng thiết kế nghiên cứu định lượng chính là khảo sát các đối tượng nghiên cứu bằng bảng hỏi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Lý do cho việc áp dụng loại thiết kế này bởi vì: Việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tiếng Anh của sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường của Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM là một vấn đề đa chiều, và đặc biệt là mối liên hệ giữa nhiều yếu tố khách quan từ bên ngoài, yếu tố chủ quan từ chính bản thân các đối tượng nghiên cứu. Do đó, nghiên cứu định lượng chính là phương pháp phù hợp và cần thiết đối với đề tài này. Không những vậy, phương pháp này cịn giúp nhóm nghiên cứu tiết kiệm được thời gian và cả chi phí nhưng lại thu thập được một khối lượng thông tin rất lớn phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này. Ngoài ra, việc thực hiện trên số đông và ngẫu nhiên nên kết quả nghiên cứu có thể khái quát và phản ánh được rõ ràng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tiếng Anh của sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường của trường Đại học Công nghiệp TP.HCM. Để làm rõ hơn những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tiếng Anh của sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường của trường Đại học Cơng Nghiệp TP.HCM, nhóm nghiên cứu tiến hành đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả học tiếng Anh của sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường của trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM. Kết quả thu về được đo lường theo thang đo tỷ lệ và thang đo quãng.

<b>2. Chọn mẫu</b>

Nghiên cứu được tiến hành tại trường Đại học Công Nghiệp TP HCM, địa chỉ 12 Nguyễn Văn Bảo, phường 4, quận Gò Vấp.

 <b>Dân số nghiên cứu</b>

Sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường Trường Đại học Công nghiệp

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×