Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

nghiên cứu sâu về nền văn hóa giáo dục dưới thời trần từ năm 1226 đến năm 1400 trên cơ sở của khoa học và cơ sở thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.71 KB, 34 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<small> </small><i>TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ</i>

KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN SƯ PHẠM LỊCH SỬ

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

4. Nhiệm vụ nghiên cứu:...2

5. Phương pháp nghiên cứu:...3

5.1 Phương pháp lịch sử :...3

5.2 Phương pháp logic:...3

5.3 Phương pháp tổng hợp tài liệu:...3

5.4 Phương pháp đánh giá tổng hợp:...3

6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...3

6.1 Đối tượng nghiên cứu:...3

6.2 Phạm vi nghiên cứu:...3

7. Bố cục chủ đề nghiên cứu:...4

<b>II/ Nội dung nghiên cứu:...4</b>

Chương 1: Bối cảnh lịch sử trong triều đại nhà Trần:...4

Chương 2: Những đặc điểm khía cạnh trong nền Văn hố – Giáo dục thời Trần...5

2.1 Văn hóa dưới triều Trần:...5

2.1.1 Tư tưởng xã hội:...5

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

2.2.2 Khoa cử:...16

a. Thi lại viên:...16

b. Thi tam giáo:...17

c. Thi Thái học sinh:...18

d. Tuyển chọn các nho sinh có tài:...22

e. Tuyển chọn bằng tiến cử:...23

<b>III/ Kết luận……….24</b>

Chương 3: Kết Luận và các giá trị bài học:...24

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO...26</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>I/ Lời mở đầu:</b>

<b>1. Lý do chọn đề tài:</b>

Dọc theo những trang sử vẻ vang của dân tộc Đại Việt viết về tiến trình xây dựng và phát triển nổi bật của các triều đại phong kiến mà ở đó thể hiện vượt trội nhất là qua triều đại nhà Trần – đây được xem là triều đại cực thịnh – “có tiếng là văn minh” (theo lời Phan Huy Chú) trong lịch sử phong kiến nước nhà, thông qua đó dần nhận ra nhân tố căn bản tạo nên sự phát triển cường thịnh cũng như cho việc gây dựng nên sức mạnh cốt lõi của đất nước nghiêng sâu vào nền Văn hóa – Giáo dục. Và với việc nghiên cứu nền Văn hóa – Giáo dục ở thời Trần được đánh giá là một chủ đề mang tính cấp thiết và có giá trị thiết thực trong việc nhìn nhận khách quan lịch sử một cách tổng thể về mặt xã hội – yếu tố bên trong của triều Trần nói riêng và các triều đại ở giai đoạn phong kiến nói chung khi nghiên cứu. Và việc nhóm tơi hướng đến lựa chọn chủ đề này nhằm để nhìn nhận bề sâu của yếu tố Văn hóa – Giáo dục ảnh hưởng đến sự tồn thịnh của xã hội phong kiến đó.

Dưới thời Trần, nhân tố Văn hóa – Giáo dục được xem là nền tảng quan trọng, là chìa khóa then chốt nằm trong những nhân tố quyết định ảnh hưởng đến sự vững bền đất nước, tác động đến sự xoay chuyển trong “bánh răng vận mệnh” của cả triều đại. Bởi, vấn đề Văn hóa – Giáo dục bao giờ cũng đem lại dù lớn dù nhỏ những mặt tác động trong xã hội, một xung lực - kháng thể, “một tấm gương” phản ánh bao quát các khía cạnh trong đất nước, hoặc là tạo đà phát triển hoặc là yếu tố kìm hãm sự phát triển đi lên đối với nền xã hội trong nước và các mối liên hệ bang giao. Vì lẽ đó, việc định hướng xây dựng cũng như đề ra con đường vươn tới sự hưng thịnh của triều Trần nói riêng và hầu hết các triều đại nói chung trong tiến trình lịch sử dân tộc đều phải gắn với những giá trị, yếu tố cơ bản trong nền Văn hóa – Giáo dục trong từng giai đoạn mà lịch sử đặt ra khi nghiên cứu.

Nghiên cứu sâu về nền Văn hóa – Giáo dục dưới thời Trần từ năm 1226 đến năm 1400 trên cơ sở của khoa học và cơ sở thực tiễn như sau:

- Về cơ sở khoa học, khi đi tìm hiểu những vấn đề trong nền Văn hóa - Giáo dục nhà Trần trong khoảng thời gian này phục dựng lại bức tranh quá khứ trong nền xã hội triều Trần dưới góc độ Văn hóa – Giáo dục. Vấn đề nghiên cứu đem lại ảnh hưởng liên kết đến các lĩnh vực khác, các mặt nòng cốt bên trong xã hội trung đại nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung.

- Về cơ sở thực tiễn, làm rõ và hướng lối đến phương pháp hình thành và phát triển nền văn hóa – giáo dục hiện nay. Văn hóa – Giáo

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

dục chính là tiền đề đào tạo nhân tài và giá trị văn hóa đặc trưng cấp thiết trong thực tiễn xã hội.

<b>2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:</b>

Về chủ đề nghiên cứu Văn hóa – Giáo dục này, đây là một khía cạnh khá phong phú nên dưới nhiều góc độ cũng đã có khơng ít cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực Văn hóa – Giáo dục thời Trần từ năm 1226 đến năm 1400. Các tác phẩm được lấy làm tư liệu nghiên cứu như Đại Việt sử kí tồn thư của Ngô Sĩ Liên, Tiến trình Lịch sử của Nguyễn Quang Ngọc, Lịch sử Việt Nam cổ trung đại của Huỳnh Công Bá… đã ghi chép tổng quát lại tiến trình xã hội qua các giai đoạn nhất định và đã có những nhận định về mặt xã hội – văn hóa – giáo dục thời Trần. Cũng có những bài nghiên cứu đi sâu vào từng khía cạnh chủ đề, chẳng hạn:

Thích Nữ Lệ Khiết (Ngơ Thị Diệu Phúc) trên Tiểu Luận Học viện Phật

<i>giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh với nghiên cứu đề tài Nét đặc sắctrong Văn hóa Việt Nam thời Lý Trần đã nêu rõ đặc điểm trong từng</i>

khía cạnh – tư tưởng – tín ngưỡng văn hóa Đại Việt dưới thời Lý Trần. Đưa ra những giá trị văn hóa giữa sự kết hợp yếu tố bình dân với triết lý trong xã hội.

<i>Trần Thị Thái Hà (2021) với nghiên cứu Giáo dục nho học thời Trần(thế kỉ XIII– thế kỉ XIV) trên Tạp chí của Khoa Sư phạm Khoa học Xã</i>

hội, Trường Đại học Sài Gịn đã trình bày một cách cụ thể ở khái cạnh giáo dục của Nho học đang chiếm ưu thế trong nền giáo dục – thi cử xã hội thời Trần. Tác giả đã có những nhận định và đánh giá khách quan về sự linh hoạt, sáng tạo trong chế độ tuyển chọn nhân tài, tổ chức khoa thi dưới thời Trần trước nhu cầu của thực tiễn vận hành bộ máy quản lí Nhà nước.

Nguyễn Phan Thùy Dung (2019) trên Luận án Đại học Quốc gia TP.

<i>Hồ Chí Minh có tựa đề "Tư tưởng giáo dục thời kỳ Lý - Trần và bàihọc lịch sử của nó đối với sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam hiện nay"</i>

đã hệ thống hóa, khái quát hóa những tư tưởng giáo dục thời Trần và đưa ra những hạn chế về mặt nội dung chưa mang tính tồn diện và chưa thực sự là tư tưởng giáo dục cho tồn dân, cịn mang dấu ấn của đẳng cấp xã hội tồn tại trong triều đại phong kiến.

Vô số cơng trình nghiên cứu tổng qt về chủ đề này đều hướng đến việc góp phần cung cấp nội dung và đi sâu lý giải, làm rõ các khía cạnh xã hội và đó là cơ sở tư liệu mà nhóm thực hiện làm nền tảng tiếp thu.

<b>3. Mục đích nghiên cứu: </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Chủ đề nghiên cứu về nền Văn hóa – Giáo dục dưới thời Trần trong khoảng thời gian từ năm 1226 đến năm 1400 hướng đến 3 mục đích cơ bản và cụ thể như sau:

- Nghiên cứu một cách tổng quát về bối cảnh đương thời, về lối sinh hoạt, các tín ngưỡng, tơn giáo hiện tồn bên trong cùng với đó là các lệ thi, khoa cử được đặt ra trong xã hội triều đại nhà Trần.

- Tiến sâu nhìn nhận theo hướng hệ thống hóa, phân tích theo tiến trình nối tiếp những đặc điểm, tư tưởng về Văn hóa – Giáo dục hiện hữu mà ở những triều đại trước - triều Lý còn mờ nhạt và hạn chế và cũng như để hiểu rõ hơn về lịch sử đi lên của xã hội lúc bấy giờ.

- Hướng đến việc đưa ra những mặt ảnh hưởng của Văn hóa – Giáo dục tác động bên trong xã hội, rút ra các bài học giá trị lịch sử thiết thực góp phần vào cơng cuộc phát triển và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước hiện nay.

<b>4. Nhiệm vụ nghiên cứu:</b>

- Tiếp cận và khai thác các tư liệu lịch sử một cách hiệu quả, đầy đủ để phản ánh toàn diện sự nối tiếp phát triển trong nền Văn hoá – Giáo dục trong triều đại của “Hào khí Đơng A”.

- Đánh giá, đưa ra quan điểm nhìn nhận một cách trung thực về độ tin cậy và tính xác thực của sử liệu được lựa chọn nghiên cứu. Áp dụng các phương pháp nghiên cứu sử học một cách phù hợp nhằm mang lại góc nhìn tiệm cận với Giáo dục – Văn hoá trong từng khía cạnh xoay quanh xã hội triều Trần.

- Bám sát tính khách quan, cấp thiết, thực tiễn nội dung trong quá trình nghiên cứu, phát hiện những ưu nhược, những truyền thống được lưu truyền nhằm hướng đến các giá trị được đề cao làm cơ sở cho sự phát triển trong xã hội ngày nay.

<b>5. Phương pháp nghiên cứu:</b>

Chủ đề nghiên cứu được tiếp cận theo hướng phương pháp chủ đạo là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic. Ngồi ra cịn phối hợp với một số phương pháp khác.

<b> 5.1 Phương pháp lịch sử : </b>

Dựa trên những nguồn tư liệu lịch sử có liên quan để tiếp cận, khôi phục, mô tả lại những sự kiện, những sự biến đổi một cách tương đối theo tiến trình trong nền Văn hóa – Giáo dục triều Trần ở các yếu tố sâu trong ngõ ngách chủ đề.

<b> 5.2 Phương pháp logic:</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Thông qua những nguồn tư liệu đã được tổng hợp, khái quát trong phương pháp lịch sử mà trên cơ sở đó đi sâu tìm rõ bản chất, tổng quát cái tất yếu, quy luật phát triển nền Văn hóa – Giáo dục thời Trần theo tiến trình. Từ đó nhận định lại những tác động ảnh hưởng, phản ánh khách quan thực tiễn lịch sử.

<b> 5.3 Phương pháp tổng hợp tài liệu:</b>

Tổng hợp các nguồn tài liệu trên cơ sở tiệm cận, đáng tin cậy gần với nội dung chủ đề qua sách báo, giáo trình, thơng tin trên internet, … nhưng đòi hỏi đúng trọng tâm, khách quan và khoa học.

<b> 5.4 Phương pháp đánh giá tổng hợp:</b>

Phương pháp được vận dụng gắn với phương pháp tổng hợp, dựa trên tài liệu được tìm hiểu và đề cập từ đó tiến hành đánh giá, lý giải và đưa ra quan điểm về đặc điểm trình bày ở nội dung nền Văn hóa – Giáo dục triều Trần với cái nhìn tồn diện.

<b>6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 6.1 Đối tượng nghiên cứu:</b>

Chủ đề nghiên cứu về nền Văn hóa – Giáo dục thời Trần trong khoảng thời gian từ năm 1226 đến năm 1400.

<b> 6.2 Phạm vi nghiên cứu: 6.2.1 Phạm vi thời gian: </b>

Phạm vi nghiên cứu của chủ đề được tìm hiểu sâu từ năm 1226 đến năm 1400 – dưới triều đại nhà Trần. Chạy dọc xuyên suốt theo trình tự phát triển triều đại từ năm 1226 tức là trong bối cảnh Trần Cảnh – miếu hiệu Trần Thái Tông đã lên ngôi vua, lập ra triều đại nhà Trần khi nhà Lý sụp đổ do đó có sự nối tiếp phát triển về Văn hóa – Giáo dục từ nền tảng vững chắc thời Lý sang thời Trần. Nối dài đến năm 1400 thời cuối Trần, triều đại rơi vào thế có những biến động về Chính trị - Quân sự và dần ảnh hưởng tới Văn hóa – Giáo dục khi triều Trần suy vong.

<b> 6.2.2 Phạm vi không gian: </b>

Nghiên cứu trên các mặt lĩnh vực – khía cạnh xoay quanh xã hội Văn hố – Giáo dục thời Trần như tơn giáo, tư tưởng, khoa cử, hình thức lệ thi,... nối tiếp theo tiến trình lịch sử phát triển của triều đại.

<b>7. Bố cục chủ đề nghiên cứu:</b>

Chương 1: Bối cảnh lịch sử trong triều đại nhà Trần.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Chương 2: Những đặc điểm khía cạnh trong nền Văn hố – Giáo dục thời Trần.

Chương 3: Kết luận và các giá trị bài học.

<b>II/ Phần nội dung nghiên cứu:</b>

Chương 1: Bối cảnh lịch sử trong triều đại nhà Trần:

Dưới triều Lý từ giữa thế kỷ XII, xã hội đã bắt đầu hiện hữu những biến động lớn về chính trị - quân sự, cụ thể là sự suy yếu của chính quyền trung ương, sự bỏ bê triều chính của các vua quan nhà Lý kể từ đời vua Lý Cao Tông, được sử thần Ngô Sĩ Liên nhận xét trong

<i>ĐVSKTT rằng : “…vua mê mãi rong chơi, say đắm thanh sắc, hamtiền của, thích xây dựng, dạy tính lười tham cho các quan, gây lịngốn giận ở trăm họ, làm cho cơ đồ nhà Lý phải hao mòn, đến nỗimất nước” [tr.153] . Từ việc đó đã dẫn đến xã hội trong nước bấy giờ</i>

rơi vào đà suy thoái, kinh tế rối loạn, lịng dân ốn than dẫn đến mâu thuẫn nhân dân ngày càng lớn, nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình kế tiếp nhau bùng nổ. Thêm vào đó, xã hội năm 1209 dấy lên loạn Quách Bốc, đây cũng xem như là dấu mốc đặt nền tảng cho việc nhà Trần bắt đầu dính dáng đến quyền lực nhà Lý. Từ việc Trần Lý gả con gái cho Thái tử Sảm nhân lúc đến Hải Ấp để tạm tránh

<i>khỏi loạn lạc 1209 mà theo ĐVSKTT chép rằng: “Nhà Trần Lý nhờnghề đánh cá nên giàu, người quanh vùng theo về, nhân có quânchúng, cùng nổi lên làm giặc. Thái tử đã lấy con gái của Lý, trao choLý tước minh tự, phong cho cậu người con gái ấy là Tô Trung Từ làmĐiện tiền chỉ huy sứ” [tr.153]. Được trao cho các chức vị, quyền lợi</i>

nên nhà Trần bắt đầu xây dựng địa vị trong xã hội – dần dần, nhân cơ hội chiến tranh giữa các thế lực phong kiến mà lấy danh nghĩa mộ quân tiến đánh dẹp loạn nên nhanh chóng tập hợp quyền lực về mình tạo nên một sức mạnh lấn áp cả sức mạnh triều đình Lý, chi phối hoạt động trong nhà Lý. Và với những hành động mưu mô ấy, việc xóa bỏ triều Lý chỉ cịn là thời gian và cơ hội cụ thể để “thay đổi thời đại”. Trần Lý, Trần Tự Khánh hay Trần Thừa, Trần Thủ Độ mỗi người với vai trị và cơng lao khác nhau, đã từng bước dọn đường, mở đầu cho sự trị vì của nhà Trần.

Sự kiện nổi bật nhất là từ vào cuối năm 1225 – đầu năm Bính Tuất 1226, bằng tài mưu lược với việc xây dựng các thế lực và nắm bắt thời cơ nắm giữ chính quyền, mở rộng sự khống chế, thâu tóm quyền hành – đưa người vào giữ các chức vụ chủ chốt trong triều, Trần Thủ Độ là người dàn dựng kịch bản buộc vua Lý Huệ Tông truyền ngôi cho con gái út là Lý Chiêu Hồng. Sau đó lại sắp xếp để Lý Chiêu Hồng truyền ngơi vua cho chồng là Trần Cảnh vào cuối tháng 12 – 1225, khi nhà Lý rơi vào thế loạn lạc triền miên. Với sự sắp đặt tài ba ấy đã đặt nền tảng cho việc chuyển ngơi vua từ dịng

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

họ Lý sang tay của dòng họ Trần. Và sau khi nhận được sự truyền ngơi đó, Trần Cảnh với miếu hiệu là Trần Thái Tông lên ngôi vua, kể từ đây triều Trần chính thức bước vào tiến trình triều đại phong kiến huy hoàng, mở đầu cho sự trị vì của triều đại “Hào khí Đơng A”.

Triều Trần tồn tại trên vũ đài chính trị phong kiến Đại Việt trong khoảng 175 năm từ năm 1226 đến năm 1400 và trải qua tất cả là 13 đời vua (ở đây tính ln cả việc Dương Nhật Lễ tiếm ngôi vào năm 1369) và đây cũng được xem là triều đại của “Hào khí Đơng A”- một triều đại của sức mạnh hùng dũng, cường thịnh bậc nhất trong xã hội phong kiến với những chính sách kinh tế - chính trị - ngoại giao – văn hóa – quân sự vượt trội, điển hình khi nhắc đến là qua 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (1258 -1285 - 1288) với tinh thần hào kiệt vang dội, bảo vệ nền độc lập tự chủ, làm nên uy danh lịch sử nước nhà.

Thời đại nhà Trần để lại dấu ấn trong lịch sử Việt Nam, là thời đại phục hưng dân tộc trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Và trên cơ sở có sự ổn định về chính trị, xã hội, sự phát triển kinh tế của đất nước trong bối cảnh độc lập, thống nhất đã tạo tiền đề thuận lợi, vững chắc cho sự phát triển của nền Văn hóa - Giáo dục, khoa cử mang yếu tố tác động quan trọng dưới nhà Trần. Và nối tiếp nền tảng Văn hóa - Giáo dục của nhà Lý - một cột mốc quan trọng đánh dấu cho sự khởi đầu của sự nghiệp văn hóa - khoa cử Đại Việt, nền Văn hóa – Giáo dục thời Trần theo đó đã tiến bước lên một tầm cao mới, vượt trội, phát triển trên mọi phương diện được xem như võ

<i>công văn trị vẹn toàn, một thời kỳ mà theo lời Phan Huy Chú “cótiếng là văn minh".</i>

<b>Chương 2: Những đặc điểm khía cạnh trong nền Văn hố – Giáo dục thời Trần.</b>

<b>2.1 Văn hóa dưới triều Trần:</b>

Triều Trần - một triều đại vững mạnh với những chính sách tiến bộ đưa xã hội phong kiến phát triển ở mọi khía cạnh, một triều đại hiện hữu những bước tiến rực rỡ trong nền văn hóa văn minh. Do vậy, trên nền tảng cơ sở văn hóa đó mà Văn hóa thời Trần phát triển một cách phong phú, sáng tạo thể hiện qua những tư tưởng xã hội, phong tục tập qn, tín ngưỡng – tơn giáo, các lĩnh vực xoay quanh đời sống tinh thần,…

<b>2.1.1 Tư tưởng xã hội:</b>

Xã hội thời Trần phát triển cường thịnh theo đó đã dẫn đến việc hình thành những chuẩn mực tư tưởng đạo đức tốt đẹp cốt lõi trong mỗi người lúc bấy giờ và ngoài tinh thần thượng võ, ý thức tự cường,…

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

đã tồn tại thì nổi bật ở xã hội đó cịn là nền tư tưởng yêu nước, thân dân dần chiếm vị trí chủ đạo trên nền tư tưởng triều đại.

- Tư tưởng yêu nước: một nền tư tưởng dường như đã có sẵn trong dịng máu của mỗi cư dân Đại Việt ta từ bao đời và dưới thời Trần, qua công cuộc gây dựng triều đại cũng như rõ hơn là qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm thì tinh thần yêu nước ấy như được nêu sáng. Tư tưởng ấy thể hiện ở mức độ cao nhất ở hành động các tướng lĩnh nhà Trần, theo sử liệu, để tỏ rõ ý chí quyết tiêu diệt giặc ngoại xâm, bảo vệ giang sơn xã tắc, trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần 2 năm 1285, quan quân nhà Trần tất thảy đều xăm lên cánh tay hai chữ “Sát Thát” (giết quân Thát Đát,

<i>tức quân Mông Cổ). Sách ĐVSKTT chép: “Ngày 12, giặc đánh vào GiaLâm, Vũ Ninh, Đông Ngàn, bắt được quân của ta, thấy người nàocũng thích hai chữ "Sát Thát" bằng mực vào cánh tay, chúng tứclắm, giết hại rất nhiều” [tr.191]. Điều đó càng tơn lên nghĩa khí của</i>

sĩ quân cũng như tư tưởng đạo đức hiện hữu trong họ. Hay cũng thể hiện qua những tấm gương như: Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng

<i>với câu nói khẳng khái: “Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèmlàm vương đất Bắc” khi đứng trước lời dụ hoặc sẽ phong vương nếu</i>

ông quy hàng của bọn xâm lăng, hay cũng qua việc Hoài văn Hầu

<i>Trần Quốc Toản đã phất cao ngọn cờ thêu sáu chữ vàng: “Phá cườngđịch, báo hoàng ân” đánh đuổi kẻ thù khi bọn giặc lăm le tiến đánh</i>

ta một lần nữa sau thất bại ở lần 1 năm 1258,…

- Tư tưởng thân dân dưới thời Trần được nêu rõ ở việc qua thắng lợi vẻ vang của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm hay sau các đợt thiên tai, mất mùa đói kém thì các vua Trần đã xuống chiếu đại xá cho thiên hạ, giảm thuế khóa, thi hành chính sách khoan hịa, thân dân, đối với quần thần như tay chân, vỗ về mn dân như con, nhẹ

<i>hình phạt, thưởng phạt nghiêm,… Theo sách Vương triều Trần 1226– 1400 ghi chép: “Tháng 4 năm Tân Sửu (năm 1301), trời hạn hánnên xảy ra nạn đói. Tháng 9 năm Đinh Mùi (năm 1307), nước dânglên làm vỡ đê Đam Đam, dân chúng lại bị đói. Năm 1310, nước lạidâng to, nạn đói tiếp diễn. Mỗi dịp như vậy, triều đình lại phải chẩncấp hoặc đại xá. Như ngày 15 tháng Giêng năm Quý Mão (năm1303), Thượng hoàng Nhân Tông ở phủ Thiên Trường, “mở hội Vôlượng pháp ở chùa Phổ Minh, bố thí vàng bạc tiền lụa để chẩn cấpdân nghèo trong nước và giảng kinh Giới thí”. Hay cũng qua chính</i>

bậc thánh nhân Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cũng đã từng

<i>nhận định: “Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượngsách giữ nước” càng nêu lên tư tưởng đúng đắn ấy trong xã hội, lấy</i>

dân làm gốc và tư tưởng ấy cịn được nối tiếp mãi về sau điển hình qua câu nói của Nguyễn Trãi “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Và dưới triều Trần chính nhờ biết phát huy tinh thần yêu nước, thương dân, trọng nghĩa khí đó trong xã hội đã tạo nên sức mạnh đoàn kết để xây dựng và bảo vệ đất nước, là “chìa khố” của triều đại, là chuẩn mực đạo đức cao nhất trong xã hội phong kiến thời bấy giờ và đó cũng chính là nền tư tưởng văn hóa truyền thống bao đời của các cha ông ta trong các triều đại trước, được truyền tiếp mãi về sau.

<b>2.1.2 Phong tục tập quán:</b>

Từ trong xã hội văn hóa xa xưa của Đại Việt ta, từ đời vua Hùng Vương đã có tục xăm chữ hay vẽ mình trên người và được nối tiếp kể từ đó, dưới thời Trần thì tục ấy cũng khá phổ biến. Đầu thời Trần vẫn thường xăm hình vằn long ở bụng, lưng và hai đùi. Sứ nhà Nguyên là Trần Phu đến Đại Việt hồi thế kỉ XIII đã mơ tả tục xăm mình của cư

<i>dân rằng: “Người người đều vẽ trên mình những nét ngịng ngochằng chịt, giống như văn tự trên các lư đồng cổ vậy. Lại có ngườixăm chữ vào bụng rằng “Nghĩa dĩ quyên khu, hình vu báo quốc”</i>

( được dịch ra rằng “Vì việc nghĩa mà liều thân, thể hiện ở sự báo đền ơn nước”). Tục xăm mình, vẽ chữ ấy được dân trong nước ưa chuộng nhằm thể hiện việc nhớ gốc gác, lòng ơn nước nối tiếp truyền thống dân tộc được truyền lại. Nhưng tập tục này kéo dài đến đời vua Trần Anh Tông thì giảm đi, khơng cịn ràng buộc. Cũng như các tập tục ăn trầu, nhuộm răng đen,… cũng đã được phổ biến, lưu truyền trong xã hội. Đây là những nét văn hóa phong tục tích cực, tạo nên nền văn hóa đa dạng cổ truyền nước ta.

Về cách ăn mặc của dân Đại Việt dưới thời Trần được Trần Cương

<i>Trung trong sách Sứ Giao châu thi tập và Trần Phu mô tả khá tỷ mỷ :“Nhân dân đi chân đất, quan lại mang giày. Con trai đầu trọc, ngườinào có quan chức thì trùm đầu bằng khăn xanh, nhân dân đều nhưsư cả”. “Người trong nước đều mặc lụa thâm, áo hoa, quần mỏng, áocổ tròn khâu bằng là, đàn bà cũng mặc áo thâm, nhưng màu trắng ởtrong rộng hơn để viền vào cổ áo, rộng bốn tấc, họ cho thế là khácvới áo đàn ông, các sắc xanh, hồng vàng tía, tuyệt nhiên khơng có”. </i>

<b>2.1.3 Tín ngưỡng – Tơn giáo:2.1.3.1 Tín ngưỡng:</b>

Thời Trần - những tín ngưỡng dân gian cổ truyền vẫn phổ biến trong xã hội, trong đó các tục thờ tích cực được mở rộng như tục thờ tổ

<i>tiên, thờ bà, thờ mẹ, thờ Phật Mẫu Man nương (có nguồn gốc từchùa Dâu), thờ các vị anh hùng chẳng hạn Đức Thánh Trần HưngĐạo vương Trần Quốc Tuấn (20/8 thần tích và lễ hội Đức ThánhTrần). Cư dân cũng thờ các vị tôn thất nhà Trần khác như Trần</i>

Khánh Dư, Trần Quốc Điền,... được đề cập khá rõ trong Việt điện u

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

linh tập của Lý Tế Xuyên và Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp,... Những tục thờ ấy được sùng bái và thờ cúng ở rất nhiều nơi. Nhưng bên cạnh đó, xã hội cũng có những tín ngưỡng “mê tín, dị đoan” như vạn vật hữu linh, ma quỷ… đã được nhà nước và các quan lại có ý thức hủy bỏ nhưng vẫn cịn hạn chế. Đây là tín ngưỡng tiêu cực nhưng trong nhân dân vẫn cịn tồn tại ít nhiều bởi nhân dân còn tin vào những điều thần bí mà họ khơng giải thích được hay xuất phát từ tâm tính nhìn nhận của họ.

Và trong một thời gian dài, những tín ngưỡng dân gian cổ truyền vẫn giữ một vị trí quan trọng trong sinh hoạt tâm linh của cư dân Đại Việt dưới thời Trần. Nó trở thành một truyền thống, một nhân tố tồn tại vững bền trong xã hội văn hóa thời đại. Bất kể một triều đại hay ở giai đoạn nào thì trong xã hội vẫn sẽ có những tín ngưỡng dân gian được lưu truyền đó.

<b>2.1.3.2 Tơn Giáo:</b>

Khác với nhiều nước phương Tây, xã hội Đại Việt khơng có việc thống trị độc tôn của bất kỳ một tôn giáo nào trong suốt chiều dài lịch sử và trên cơ sở tinh thần khoan hịa văn hóa là đặc trưng ưu trội nhất trong văn hóa Đại Việt cùng với đó quan điểm chính trị cởi mở của nhà nước thời Trần, khơng chủ trương kì thị tơn giáo mà đưa ra các hệ thống giáo lí ấy xích lại gần nhau nhằm gắn kết lịng dân, ổn định tâm lý xã hội. Bởi thế, dưới thời đại nhà Trần, một hiện tượng nảy sinh khá độc đáo trong xã hội tơn giáo bấy giờ đó chính là

<i>“Tam giáo đồng ngun” – sự hòa hợp giữa Phật giáo, Đạo giáo và</i>

Nho giáo. Rõ ràng, mỗi tơn giáo đều có những nét đặc thù riêng của nó, những giáo lý phát triển khác nhau cùng với đó, được truyền bá vào Việt Nam ở những thời điểm khác nhau và bắt nguồn từ các quốc gia khác nhau nhưng vẫn có sự hịa hợp tơn giáo, tác động ảnh hưởng – cùng nhau chiếm lĩnh xã hội tơn giáo, hài hịa lẫn nhau, tạo nên nền tôn giáo đa dạng thể hiện nên một xã hội mở mang về tôn giáo, không bó buộc làm nên đời sống tinh thần về tơn giáo của cư dân Đại Việt phong phú hơn và bình đẳng hơn.

<b>a. Đạo Giáo:</b>

Đạo giáo đã được truyền vào nước ta vào thời Bắc thuộc và dù không phát triển rực rỡ như Phật giáo trong giai đoạn này nhưng là

<i>một trong ba tôn giáo cùng tồn tại – “Tam giáo đồng nguyên”. Đạo</i>

giáo thể hiện ở tín ngưỡng dân gian nguyên thủy như bùa phép, cầu cúng. Và các đạo sĩ Đạo giáo ấy giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh thời Trần. Họ được triều đình mời đi trấn yếm các núi sông trong nước, vào cung làm lễ tống trừ ma quỷ vào đêm 30 tết, làm phép cầu đảo chống hạn, trừ sâu lúa, giảng giải cho vua về phép tu luyện. Những đạo sĩ nổi tiếng được biết đến là Thông Huyền,

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Hứa Tông Đạo Huyền Vân,… Và Đạo giáo được các tầng lớp nhân dân chấp nhận tự nhiên và tồn tại phổ biến. Nhà vua cũng tin vào những điều chiêm tinh thần bí đó. Vào cuối thời Trần, nhìn chung Đạo giáo cịn được sử dụng trong mục đích chính trị,…ở trường hợp Hồ Quý Ly cho mời đạo sĩ vào cung ép Thuận Tông nhường ngôi. Nhưng dù vậy, ở xã hội dân gian hay triều đình thì Đạo giáo vẫn còn hạn chế. Dần dần hòa vào các tín ngưỡng cổ truyền của nhân dân hoặc chuyển hóa sang Phật giáo khi gần cuối triều Trần, thể hiện sự chuyển hướng tiềm lực phát triển.

<b>b. Nho Giáo:</b>

Nho giáo được Khổng tử mở đường hình thành, Mạnh Tử là người kế thừa và phát triển với giáo lý chú trọng đề cao tam tòng, tứ đức, tam cương, ngũ thường. Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ đầu thời Bắc thuộc dưới một phương thức giao lưu văn hóa cưỡng chế, trong giai đoạn đầu du nhập, nó chỉ là một lớp váng mỏng đọng lại trong xã hội, ảnh hưởng không đáng kể. Cho đến thời Trần, khơng chỉ có Phật giáo phát triển mà Nho giáo cũng đã hiện tồn trong đời sống chính trị tư tưởng và nhanh chóng lan tỏa trong xã hội vào cuối thời Trần. Nó trở thành một nhu cầu tư tưởng thiết yếu cho việc xây dựng một thể chế quân chủ tập quyền cũng như những nguyên lý cơ bản của phép trị nước trong đó biện pháp chiến lược ảnh hưởng là về chế độ khoa cử, từ giáo dục - khoa cử ảnh hưởng đến chính trị- tư tưởng. Do vậy, các nhà vua sùng Phật thời Lý - Trần vẫn cần đến một sự bổ trợ của Nho giáo. Chính vị vua đầu tiên của nhà Trần cũng phải thừa

<i>nhận: “đặt mực thước cho hậu thế và khuôn mẫu cho tương lai làphải nhờ vào đạo của Tiên Thánh”. Vì vậy, học đạo Nho và thi Nho</i>

học được nhà vua chú trọng tổ chức.

Với việc thế lực của Nho giáo ngày càng tăng tiến, từ chỗ lúc đầu mới chỉ được nhà nước phong kiến chấp nhận trên nguyên tắc như một học thuyết để trị nước sau đó đến thời cuối Trần đã trở nên một ý thức hệ đang trên đà thống trị xã hội. Một tơn giáo có sự ảnh hưởng trong xã hội với những chiến thuật phát triển riêng biệt, đưa đến sự nhận thức mới trong xã hội. Nho giáo đã khôn khéo tự lựa chọn con đường thâm nhập cho mình tuy có phần chậm hơn nhưng rất chắc chắn, đi từ con đường giáo dục – khoa cử để chiếm lĩnh đần địa vị chính trị và tư tưởng trong xã hội Đại Việt. Ảnh hưởng Nho giáo trong thi cử - đây được xem là một bước tiến quan trọng bởi thơng qua đó đưa đến tuyển chọn nhân tài, nhân lực ưu tú qua các lệ thi mà triều đình tổ chức trên cơ sở những lý luận, giáo lý của Nho giáo.

<i>“ Sang triều Trần, Nho học lại càng thịnh hơn trước, vua Trần TháiTông mở khoa thi Thái học sinh, khoa Tam khôi và lập nhà Quốc họcđể giảng tứ thư, ngũ kinh.” theo Việt Nam văn hóa sử cương, Đào</i>

Duy Anh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>c. Phật giáo:</b>

Phật giáo sớm phổ cập trong nhân dân vào khoảng thế kỷ II - thế kỷ I TCN và đạt đến mức là tôn giáo thịnh đạt nhất ở các thế kỉ XI- XIII thời Lý - Trần. Dưới thời Lý, đã cho xây dựng nhiều chùa chiền, đúc chng, tơ tượng điển hình như việc Lý Công Uẩn vừa mới lên ngôi thôi đã dựng chùa tháp mà nhà sử học Lê Văn Hưu đã thừa nhận

<i>thực tế rằng: “...làm chùa thờ Phật lộng lẫy hơn cả cung điện củavua...”. Và Phật giáo tiếp tục phát triển ở thời Trần mặc dù có phần</i>

hạn chế hơn. Các vua đầu thời Trần đã tìm đến cửa Phật và am tường Phật học chẳng hạn hoàng hậu Ỷ Lan, Tuệ Trung thượng sĩ Trần Tung,… Và việc sùng bái đạo Phật không chỉ thể hiện ở tư tưởng, tinh thần mà còn ở việc xây dựng nhiều chùa. Trong nước chỗ nào cũng có chùa. Thậm chí, những chỗ nào có đình trạm đều phải tơ tượng Phật để thờ. Điển hình là tháng 8 - 1231 Thượng hồng Trần Thái Tơng đã xuống chiếu cho tơ tượng Phật đặt ở các đình trạm trong cả nước và bên cạnh đó đặt chức Tả Hữu nhai để phụ trách các vấn đề tôn giáo của đất nước. Năm 1256, trong nước có lúc đúc tới 330 quả chng. Đơng đảo quần chúng bình dân trong làng xã nô nức theo đạo Phật. Tại các làng xã, ngôi chùa trở thành nơi hội họp, vui chơi, giải trí của nhân dân. Lê Quát sống vào cuối đời

<i>Trần, nhận xét “Dân chúng quá nửa nước là sư...". </i>

Hơn thế, thời kỳ nhà Trần còn được gọi là thời kỳ “Phật giáo nhất tông”, tức là thời đại của một phái Phật giáo duy nhất. Triều Trần đã tiến một bước dài trong việc dân tộc hóa và phong kiến hóa Phật giáo. Do đó đã đem lại cho những giáo lý của nhà Phật một sinh khí mới, gắn liền giữa đạo với đời và Thiền tông rất được phát triển. Nếu như trước thời Trần, ở nước ta tồn tại ba Thiền phái là Tỳ ni đa lưu chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường được du nhập sang thì đến thời Trần, đứng trước nhu cầu thống nhất hệ tư tưởng, cùng với việc lựa chọn Phật giáo làm trục trung tâm, ảnh hưởng lớn lao của các nhà Thiền học Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ và đến Phật hoàng Trần Nhân Tông cũng dần đi đến chỗ thống nhất để trở thành một Thiền phái duy nhất: Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Đây thực sự là một dòng Thiền Đại Việt mang đậm dấu ấn dân tộc. Các Thiền sư của trường phái Trúc Lâm một mặt đề cao tính thiền, một mặt đưa ra quan điểm Phật giáo nhập thế.

Dưới thời Trần, Thiền Trúc Lâm - Yên Tử được truyền nối từ Trúc Lâm Đầu Đà (tức Điều Ngự Giác Hồng - Trần Nhân Tơng) qua Pháp Loa (Đệ nhị tổ) đến Huyền Quang (Đệ tam tổ). Các Thiền sư của trường phái Trúc Lâm một mặt đề cao tính thiên, một mặt đưa ra quan điểm Phật giáo nhập thế. Nơi trụ trì chính là cụm chùa ở núi Yên Tử (Đông Triều, Quảng Ninh).

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Ở đây, xuất phát từ giáo lý Thiền Tông, phái thiền Trúc Lâm lấy sự giác ngộ trong lòng làm gốc, mong muốn đưa Phật đến mọi nhà, mọi người đồng thời cũng gần Phật với cuộc sống thực tại, với vận mệnh dân tộc, trở thành nhân tố dệt nên hệ tư tưởng và tính chất xã hội độc đáo.

Tóm lại đến với Thời Trần, Phật giáo Việt Nam mới được đúc kết thành một tư tưởng độc đáo - thiền học Trúc Lâm và Trần Nhân Tông - vị tổ thứ nhất của phái thiền này được nhiều nhà nghiên cứu gọi là "bó đuốc" của thiền học Việt Nam với lẽ sống Cư trần Lạc đạo. Ngoài ra để truyền bá Phật giáo trong nhân dân, bộ Kinh Đại Tạng đã được triều đình cho khắc in vào cuối thế kỷ XIII, góp phần quan trọng cho việc phát triển Phật học ở thế kỷ sau. Đạo Phật thời Trần nói riêng và thời Lý – Trần nói chung đã ảnh hưởng đến đường lối cai trị của Nhà nước quá những chính sách thân dân, khoan dung và trở thành đối trọng tư tưởng của Nho giáo, tạo nên thế cân bằng tôn giáo.

Tuy nhiên, từ năm sau thời Trần thì ưu thế của Phật giáo ngày càng giảm sút dần, phần vì hệ tư tưởng Nho giáo tổ ra phù hợp và đóng vai trị tích cực hơn trong việc xây dựng thể chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền biểu hiện qua việc đào tạo nhân tài giúp nước qua hệ thống khoa cử theo lối Nho học. Cùng với đó là vào cuối thời Trần, hiện tượng cơng kích Phật giáo đã xuất hiện qua nội dung văn bia chùa Khai Nghiêm có ý cơng kích Phật giáo, lên án những người tu hành "không cày mà ăn, không dệt mà mặc". Điều ngạc nhiên và hiếm thấy là tấm bia dụng tại chùa, viết về xây dựng chùa, nhưng lại cơng kích Phật giáo, nêu cao đạo đức Khổng Mạnh – Nho giáo lúc bấy giờ. Nhưng dù vậy, Phật giáo dường như chỉ mất vai trò đối với tầng lớp lãnh đạo đất nước khi ở triều đình các Nho sĩ tham gia ngày một đơng để rồi chiếm vai trò chủ đạo vào cuối thời Trần. Đối với các tầng lớp nhân dân, từ vua quan đến dân chúng, Phật giáo vẫn "sâu rễ bền gốc" và không dễ thay thế. Một yếu tố quan trọng của xã hội tơn giáo Đại Việt.

Nhìn chung, xã hội tôn giáo của Đại Việt dưới triều Trần đều mang lại những giá trị riêng nhưng Phật giáo thời kì này phát triển ưu trội hơn và đóng vai trị quan trọng. Các tầng lớp sư thầy Phật giáo thuộc tầng lớp tri thức nên thường góp phần trong việc giảng dạy cho vua về các giáo lý, tri thức lý luận, trên tinh thần từ bi hỷ xả mà tạo nên tư tưởng thân dân, gắn bó với quần chúng. Đồng thời, đội ngũ Phật giáo còn tác động đến mặt chính trị - xã hội, những tư tưởng cũng như chính sách đưa ra củng cố, ổn định lịng dân trong các cuộc kháng chiến. Những điều đó tạo nen một sức mạnh trong xã hội, gắn kết lòng dân.

<b>2.1.4 Các lĩnh vực xoay quanh đời sống tinh thần:</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>2.1.4.1 Văn học – nghệ thuật:</b>

- Với sự phát triển cường thịnh về các mặt của triều Trần, đời sống của nhân dân ngày càng ổn định và vì thế song song với nhu cầu về đời sống tinh thần cũng được đặt ra cao hơn. Nền văn học dân gian tiếp tục phát triển dưới thời Trần với những giá trị nêu cao tinh thần dân tộc, tự lập tự cường trong khí thế hào hùng đất nước. Hàng loạt cơng trình sưu tầm văn học dân gian đã xuất hiện. Điển hình như

<i>Việt Điện U Linh Tập của Lý Tế Xuyên rất có giá trị, Lĩnh Nam ChíchQuái của Lý Tế Xuyên,… mang lại cái nhìn tổng quát mới hơn về xã</i>

hội tinh thần nền thơ văn dân gian.

Bên cạnh đó, niềm tự hào dân tộc, lịng u nước chân chính lan truyền trong các nhà Nho bấy giờ chiếm ưu thế đã làm nên hàng

<i>loạt thơ, phú "khơi kì, hùng vi" như bản thiên cổ hùng văn Hịchtướng sĩ của Trần Hưng Đạo có thể xem là áng văn bất hủ cho dịng</i>

văn học về đạo lí làm người dân Việt trước họa xâm lăng, khí thế anh hùng của cả dân tộc - lời hiệu triệu các tướng sĩ một lịng đồn kết đứng lên đánh đuổi kẻ thù, được sáng tác vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần 2 năm 1285 và được đọc ở tại cuộc duyệt binh ở bế Đông Bộ Đầu (Thăng Long) theo các nguồn ghi chép.

Ngoài ra, bài phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu cũng mang rất nhiều giá trị:

<i>“Giặc tan, muôn thuở thanh bình,Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao!”</i>

Cảm hứng anh hùng ca là kết tinh của hào khí Đơng A một thời oanh liệt.

Ngoài ra, sự gần gũi trong tinh thần yêu nước của dân tộc với tinh thần nhân đạo của Phật giáo trong xã hội đã làm nên diện mạo cho

<i>dòng thơ thiền thời Trần mang triết lý sâu sắc về nhân sinh như Cưtrần lạc đạo phú của Trần Nhân Tông, Sinh tử nhàn nhi dĩ của Tuệ</i>

Trung Thượng Sĩ,…

Nổi bật, một thành tựu lớn của thời kì này là sự sáng tạo ra chữ Nôm trên cơ sở chữ Hán. Hán học từ thời Lý do chưa đáp ứng được mặt xã hội của nhà nước phong kiến tự chủ với những sinh hoạt xã hội – chính trị cịn phức tạp nên đã xuất hiện một thứ chữ mới từ chữ hán mà phiên âm tiếng việt. Không lâu sau khi ra đời, chữ Nơm được hồn thiện dần và được dùng để sáng tác thơ văn vừa mang tính dân tộc - Nam Nơm, vừa mang tính dân gian - Nơm Na, cải biến và Việt hóa chữ Hán. Chữ Nôm lúc bấy giờ được gọi là "Quốc ngữ",

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

"Quốc âm”. Đến thế kỷ XIII, chữ Nôm được phổ biến với giai thoại về

<i>Nguyễn Thuyên viết bài Văn tế cá sấu bằng văn Nôm.</i>

<i>“Bấy giờ có cá sấu đến sơng Lơ. Vua sai Hình bộ thượng thư NguyễnThuyên làm bài văn ném xuống sông, cá sấu bỏ đi.”</i>

Một số tác giả khác được biết cũng sáng tác thơ văn bằng chữ Nôm như Nguyễn Sĩ Cố, Trần Nhân Tông, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An... Chữ Nôm cũng đã được phổ biến trong dân gian như một số câu vè châm biếm cuộc hôn nhân Huyền Trân công chúa và vua Champa Chế Mân...

<i>“Tiếc thay cây quế giữa rừng</i>

<i>Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo.”</i>

Và sự xuất hiện chữ Nơm được xem như một bước tiến quan trọng trong nền lịch sử văn hố Đại Việt và đó là điều kiện cho một nền văn hố dân tộc chân chính được nảy sinh.

- Đời sống nghệ thuật khá độc đáo dưới thời Trần. Nghệ thuật chèo, hát tuồng rất phổ biến và được nhân dân ưa chuộng. Một số vua Trần thường tổ chức các cuộc thi ca múa trong giới quý tộc. Trần Nhật Duật được coi là người sành điệu nổi tiếng. Cùng với âm nhạc, sân khấu, các ngày lễ hội trong nhân dân cũng có nhiều trò vui chơi, đua tài như leo dây, vật, đua thuyền, ném còn, đánh cầu... Trò "vật cù" của Phạm Ngũ Lão rất được ham chuộng:

<i>“Hai bên tranh lấy quá cầu</i>

<i>Dân an quốc thái sống lâu vững bền.”</i>

Một hình tượng phổ biến trong nghệ thuật điêu khắc thời đại mang hào khí Đơng A đó là dấu ấn đầu rồng. Rồng thời Trần: trau chuốt, tinh tế hơn thời Lý, có vẻ uy nghiêm hơn chứng tỏ thời Trần tính chất quyền uy của giai cấp thống trị, đứng đầu là vua phát triển cao hơn. Điểm nổi bật đó là Đầu uyên ương bằng đất nung trang trí cung điện thời Trần, hoa sen, lá bồ đề,... mang nét mềm mại, gần gũi, thân thuộc.

Tạo hình trang trí hoa văn đồ gốm được tinh xảo, dáng gốm thường đầy đặn, to mập, chắc khỏe nhưng lại kết hợp với họa tiết trên thân gốm khá thoáng, mềm mại uốn lượn tạo nên vẻ đẹp giản dị nhưng không thô kệch, ở đó nổi bật là thạp trang trí đấu sĩ và voi,...

Kỹ thuật xây dựng và tính tốn đã đạt đến trình độ cao trong các cơng trình thành quách, cung điện, chùa tháp: tháp Phổ Minh, hành cung Thiên Trường.

Nhìn chung, những nét nghệ thuật điêu khắc ở thời Trần mang nhiều nét mới, trên cơ sở kế thừa và chịu những ảnh hưởng sâu đậm của

</div>

×