Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên cứu sâu róm 4 ngù vàng orgyia postica walker hại lạc và biện pháp bảo vệ thực vật vụ xuân 2011 tại hiệp hòa, bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 86 trang )

bộ giáo dục và đào tạo
trờng đạI học nông nghiệp Hà NộI
----------------------------

NGHIấM XUN HNG

Nghiên cứu sâu róm 4 ngù vàng Orgyia postica Walker
hại lạc và biện pháp phòng chống
bằng thuốc bảo vệ thực vật vụ xuân 2011
tại hiệp hoà, bắc giang

LUẬN VĂN THẠC SĨ NƠNG NGHIỆP

Chun ngành: B¶o vƯ thùc vật
Mó s: 60.62.10

Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS. đặng thị dung

HÀ NỘI 2011


LỜI CAM ðOAN
- Tơi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
- Tơi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
ñã ñược cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều ñược chỉ rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2011
Tác giả luận văn


Nghiêm Xn Hưởng

Trường đại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành đề tài này, tơi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp ñỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và động
viên của các thầy giáo, cơ giáo, cơ quan, đồng nghiệp, của gia đình, người
thân và bạn bè.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS ðặng Thị Dung - Bộ môn
Côn trùng, Khoa Nông học, Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội. Người đã
dành cho tơi sự chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian học tập,
nghiên cứu, hồn thành đề tài.
Xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy giáo, cô giáo Bộ môn Côn trùng,
Khoa Nông học và Viện ðào tạo Sau đại học, Trường ðại học Nơng Nghiệp
Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, tạo điều kiện, giúp đỡ tơi trong q trình học
tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh
Bắc Giang, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bắc Giang; Trạm Bảo vệ thực vật,
Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông huyện Hiệp
Hồ; Chính quyền và nhân dân xã Ngọc Sơn, huyện Hiệp Hồ, tỉnh Bắc
Giang đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn em Nguyễn Thị Thu Thuỷ, sinh viên lớp
BVTVB K52 đã nhiệt tình giúp đỡ trong q trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới bạn bè, người thân và gia đình
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành đề tài.
Hà Nội, ngày 02 tháng 11năm 2011

Tác giả luận văn

Nghiêm Xn Hưởng

Trường đại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

ii


MỤC LỤC
Mục

Nội dung

Trang

Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục bảng


V

Danh mục hình

Vi

Danh mục các chữ viết tắt

vii

1.

MỞ ðẦU........................................................................................ 1

1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI ................................................... 1

1.2.

MỤC ðÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ðỀ TÀI..................................... 5

1.3.

YÊU CẦU CỦA ðỀ TÀI ................................................................ 5

2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................... 6


2.1.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGỒI NƯỚC ................................. 6

2.1.1.

Tình hình nghiên cứu về sâu hại và thiên ñịch trên cây lạc .............. 6

2.1.2

Một số nghiên cứu về lồi Orgyia postica...................................... 10

2.2

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC .............................. 12

2.2.1.

Những nghiên cứu về sâu hại ........................................................ 12

2.2.2.

Những nghiên cứu về thiên ñịch của sâu hại lạc ............................ 16

2.2.3.

Những nghiên cứu về biện pháp phòng trừ sâu hại lạc................... 18

3.


NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 20

3.1.

ðỊA ðIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ............................... 20

3.2.

ðỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU .......... 20

3.2.1.

ðối tượng nghiên cứu.................................................................... 20

3.2.2.

Vật liệu nghiên cứu ....................................................................... 20

3.2.3.

Dụng cụ nghiên cứu ...................................................................... 20

3.3.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................... 20

Trường ñại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

iii



3.3.1.

Thí nghiệm trong phịng ................................................................ 20

3.3.2.

Ngồi đồng ruộng.......................................................................... 22

3.4.

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ BẢO QUẢN MẪU VẬT............... 24

3.5.

GIÁM ðỊNH MẪU VẬT.............................................................. 24

3.6.

PHƯƠNG PHÁP TÍNH TỐN VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ................. 24

4.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận ........................... 26

4.1.1.

c điểm hình thái sâu róm 4 ngù vàng Orgyia postica Walker .... 26

4.1.2.


ðặc điểm sinh học của sâu róm 4 ngù vàng O. postica .................. 33

4.2.

THÀNH PHẦN SÂU RÓM HẠI LẠC VỤ XUÂN 2011 TẠI HIỆP
HOÀ, BẮC GIANG ...................................................................... 38

4.3.

DIỄN BIẾN MẬT ðỘ SÂU RÓM 4 NGÙ VÀNG O. postica HẠI
LẠC VỤ XUÂN 2011 TẠI HIỆP HOÀ, BẮC GIANG................. 39

4.4.

KẾT QUẢ KHẢO SÁT HIỆU LỰC MỘT SỐ THUỐC BVTV
PHÒNG CHỐNG SÂU RÓM 4 NGÙ VÀNG HẠI LẠC .............. 42

4.4.1.

Hiệu lực một số loại thuốc BVTV có nguồn gốc hố học ñối với sâu
róm 4 ngù vàng O. postica............................................................. 43

4.4.2.

Hiệu lực một số loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học
đối với sâu róm 4 ngù vàng O. postica........................................... 47

5.


KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ ......................................................... 52

5.1.

Kết luận......................................................................................... 52

5.2.

ðề nghị.......................................................................................... 53

Trường đại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Kích thước các pha phát dục của sâu róm O. postica .................... 30
Bảng 4.2. Thời gian phát dục các pha sâu róm 4 ngù vàng O. postica .......... 34
Bảng 4.3. Sức đẻ trứng của sâu róm 4 ngù vàng O. postica .......................... 35
Bảng 4.4. Tỷ lệ giới tính của sâu róm 4 ngù vàng O. postica ........................ 36
Bảng 4.5. Tỷ lệ nở của trứng sâu róm 4 ngù vàng O. postica........................ 37
Bảng 4.6. Tỷ lệ nở sống sót của sâu róm 4 ngù vàng O. postica qua các đợt
thí nghiệm. .................................................................................... 38
Bảng 4.7. Thành phần sâu róm hại lạc vụ xn 2011 tại Hiệp Hồ, Bắc Giang
...................................................................................................... 39
Bảng 4.8. Diễn biến mật độ sâu róm O. postica hại lạc vụ xuân 2011 ở Hiệp
Hoà, Bắc Giang ............................................................................. 40
Bảng 4.9. Tác động của thuốc hóa học đến mật độ sâu róm 4 ngù vàng trên
lạc vụ xn 2011 tại Hiệp Hòa, Bắc Giang .................................... 45
Bảng 4.10. Hiệu lực của thuốc hóa học trừ sâu róm 4 ngù vàng trên lạc vụ

xuân 2011 tại Hiệp Hòa, Bắc Giang (Phun lúc sâu non rộ)............ 46
Bảng 4.11. Tác ñộng của thuốc có nguồn gốc sinh học đến mật độ sâu róm 4
ngù vàng trên lạc vụ xuân 2011 tại Hiệp Hòa, Bắc Giang (Phun lúc
sâu non rộ) .................................................................................... 50
Bảng 4.12. Hiệu lực của thuốc có nguồn gốc sinh học trừ sâu róm 4 ngù vàng trên
lạc vụ xuân 2011 tại Hiệp Hòa, Bắc Giang (Phun lúc sâu non rộ) ......... 50

Trường đại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Diễn biến mật độ sâu róm 4 gù vàng O. postica vụ xuân 2011 tại
Hiệp Hoà, Bắc Giang .................................................................. 41
Hình 4.2. Ổ trứng sâu róm 4 gù vàng O. postica........................................... 26
Hình 4.3. Sâu non tuổi 1 sâu róm 4 gù vàng O. postica ................................ 27
Hình 4.4. Sâu non tuổi 2 sâu róm 4 gù vàng O. postica ................................ 28
Hình 4.5 Sâu non tuổi 3 sâu róm 4 gù vàng O. postica ................................. 28
Hình 4.6. Sâu non tuổi 4 sâu róm 4 gù vàng O. postica ................................ 29
Hình 4.7. Sâu non tuổi 5 sâu róm 4 gù vàng O. postica ................................ 30
Hình 4.8. Sâu non tuổi 6 sâu róm 4 gù vàng O. postica ................................ 31
Hình 4.9 Nhộng cái (a), nhộng đực (b) sâu róm 4 gù vàng O. postica .......... 31
Hình 4.10. Trưởng thành cái (a), TT đực (b) sâu róm 4 gù vàng O. postica ..............33

Trường đại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

vi



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

TP

Trước phun

NSP

Ngày sau phun

CT

Cơng thức

CV

Hệ số biến động

LSD

ðộ lệch chuẩn nhỏ nhất có ý nghĩa khi so sánh

ð/C

ðối chứng

STT


Số thứ tự

Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

vii


1. MỞ ðẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI
Cây lạc (Arachis hypogaea. L) là cây cơng nghiệp ngắn ngày có giá trị
kinh tế, dinh dưỡng cao và ñược coi là cây công nghiệp chủ yếu của nhiều
nước trên thế giới. Hiện nay, lạc là cây lấy dầu ñứng thứ hai trên thế giới về
năng suất và sản lượng (sau ñậu tương), với diện tích 20-21 triệu ha, sản
lượng là 25-26 triệu tấn/năm (ðoàn Thị Thanh Nhàn và cộng sự 1996) [16].
Lạc là cây họ đậu có diện tích gieo trồng lớn nhất ở nước ta, khắp từ Bắc
vào Nam. Không những ñược coi là mặt hàng xuất khẩu quan trọng mà lạc
cịn được coi là cây cải tạo đất trong hệ thống canh tác ở nước ta, có khả năng
thích ứng rộng với các điều kiện đất đai và có giá trị vơ cùng quan trọng về
mặt sinh học đó là khả năng cố ñịnh ñạm, do ñặc ñiểm bộ rễ có sự cộng sinh
với vi khuẩn Rhizobium vigna có khả năng cố định đạm từ N2 khí quyển, vì
thế sau mỗi vụ thu hoạch, lạc có thể để lại trong ñất từ 70-110kg N/ha [16].
Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây cơng nghiệp ngắn ngày có giá trị
kinh tế cao ñược dùng làm thực phẩm và xuất khẩu. Hạt lạc chứa trung bình
50% lipit, 22-25% protein, 15,5% gluxit, 2,5% xellulose, đồng thời chứa 8
loại axit amin khơng thay thế và các vitamin hòa tan trong dầu như B1
(Thiamin), B2 (Riboflavin), PP (Oxit Nicotinic), E, F… Về giá trị cung cấp
năng lượng nếu tính theo đơn vị 100 gam, thì ñối với gạo tẻ là 353 calo, ñậu
tương 411 calo, thịt lợn nạc 286 calo, trứng vịt 189 calo, nhưng ở lạc tới 590
calo. Ngoài giá trị cung cấp dinh dưỡng cho con người thì lạc cịn là nguồn

cung cấp thức ăn cho gia súc; tỷ lệ các chất ñường, ñạm trong thân lá lạc khá
cao, ñặc biệt trong khô dầu lạc cã chứa tới 50% protein có thể cung cấp ñầy
ñủ thức ăn cho gia súc.
Lạc là nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm.
Dầu lạc cũng ñược dùng nhiều trong nhiều ngành công nghiệp. Lạc là một

Trường đại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

1


trong 19 mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu, có giá trị của nước ta. Trong số các
cây trồng hàng năm thì lạc là cây trồng có khối lượng xuất khẩu ñứng thứ 2
(sau cây lúa).
Cây lạc là cây trồng có khả năng thích ứng rộng với các điều kiện đất
đai và có một giá trị vơ cùng quan trọng về mặt sinh học đó là khả năng cố
định đạm, vì thế sau khi thu hoạch lạc ñể lại cho ñất một lượng ñạm khá lớn
do vi khuẩn nốt sần của bộ rễ và do thân lá để lại. Do đó, lạc là cây trồng luân
canh cải tạo ñất rất tốt, các cây trồng sau lạc ñều sinh trưởng tốt và cho năng
suất cao.
Ở Việt Nam, cây lạc ñược coi là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao và có
giá trị rÊt ña dạng. Từ năm 1990 ñến nay, diện tích gieo trồng, năng suất lạc
khơng ngừng tăng lên từ 201.400 ha (năm 1990) tăng lên 243.900 ha năm
(2000) (tăng 21,2%) và ñến năm 2004 là 258.700 ha (tăng 28,45%). Theo
Tng cc Thng kờ, năm 2004 tng din tớch trồng l¹c cả nước đạt 258.700
ha, năng suất trung bình 17,4 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 451,1 nghìn tấn. Dự
kiến trong giai đoạn 2005-2010 đưa diện tích trồng lạc lên 330 nghìn ha, sản
lượng đạt 550-560 nghìn tấn (Viện Khoa học kỹ thuật Nơng Nghiệp Việt NamTrung tâm nghiên cứu đậu ñỗ, các tiến bộ kỹ thuật về lạc, ñậu tương).
Tuy vậy, vẫn cßn khơng ít khó khăn gây trở ngại trong sản xuất lạc ở
nước ta như kiến thức canh tác của nơng dân cịn hạn chế, chưa xác định rõ

được vị trí của cây lạc trong cơ cấu cây trồng, giá thành sản xuất cao, giá bán
và hệ thống dịch vụ chế biến cịn thiếu ổn định. Bên cạnh đó, những khó khăn
về thời tiết, khí hậu và sâu, bệnh cũng là nguyên nhân chính, cản trở sự phát
triển sản xuất lạc ở nước ta, làm cho diện tích trồng lạc ở nước ta trong những
năm qua có chiều hướng tăng chậm, năng suất, sản lượng lạc không ổn ñịnh
và chênh lệch giữa các vùng. Nếu như năm 1994 diện tích cả nước là 246.000
ha, sản lượng trên 300.000 tấn, năng suất trung bình đạt 11,9 tạ/ha và vùng
trồng lạc lớn nhất là vùng Tây Nguyên và ðông Nam Bộ (chiếm 30-35%) thì

Trường đại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

2


đến năm 2004 sau 10 năm thì diện tích lạc cả nước ñạt 258.700 ha tăng 12,7 ha
(tăng 5,2%), sản lượng đạt 451.100 tấn, năng suất trung bình 17,4 tạ/ha và vùng
trồng lạc lớn nhất là vùng Bắc Trung Bộ với 79.200 ha (chiếm 30,2%), tỉnh có
diện tích trồng lạc lớn nhất là Nghệ An với 24.100 ha.
ë tØnh B¾c Giang, trong một vài năm trở lại đây, diện tích lạc ở các vụ
đông, xuân, hè thu có xu hớng ổn định và tăng dần diện tích do giá cả và thị
trờng tiêu thụ sản phẩm ổn định. Năm 2006 có 9.694 ha, sản lợng 16.638
tấn; năm 2007 có 10.059 ha, sản lợng 19.139 tấn; năm 2008 có 12.629 ha,
sản lợng 25.811 tấn; năm 2009 có 11.202 ha, sản lợng 23.145 tấn. Vụ đông
xuân năm 2010 có 10.098 ha, sản lợng 22.880 tấn, năng suất 22,6 tạ/ha. Tnh
Bc Giang ủó hình thành vùng sản xuất lạc hàng hố và lạc giống lớn nhất
trong các tỉnh ðơng Bắc và đứng thứ 5 ton quc. Diện tích lạc đợc trồng tập
trung ở các huyện Hiệp Hoà, Tân Yên, Yên Thế, Lục Nam, Việt Yên. Lạc l
cõy cú thi gian sinh trng ngn (khoảng 90 ngày) phù hợp việc luân canh 3
vụ/năm.
Ở huyện Hip Ho, tnh Bc Giang, b con nông dân trong huyện ñã

mạnh dạn ñưa cây lạc vào cơ cấu luân canh, tăng vụ trong năm. Năm 2006
diện tích lạc của huyn Hip Ho l 1.770 ha, năm 2009 là 2.471 ha, tập trung
chủ yếu ở các xã Lương Phong, Danh Thắng, Bắc Lý, Ngọc Sơn...
Có thể nói, lạc là cây trồng ñược chú trọng và sản xuất nhiều ở nước ta
nói chung, tỉnh Bắc Giang nói riêng, v l cõy trồng mang lại nhiều hiệu quả
kinh tế cho nông dân.
Tuy nhiên, qua thực tiễn sản xuất nhiều năm cho thấy nhiều yếu tố ảnh
hưởng khơng nhỏ đến sản xuất lạc ñó là sự biến ñộng thất thường cña thời
tiết, nhiệt ñộ, ẩm ñộ cao, mưa nhiều tạo ñiều kiện thuận lợi cho các lồi sâu
bƯnh phát triển làm cho năng suất lạc khơng được ổn định, thấp, đơi khi cịn
thất thu. Trước những tổn thất do dịch hại nói chung và sâu hại nói riêng gây

Trường đại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

3


ra, con người ln phải tìm ra biện pháp được sử dụng rộng rãi ñem lại hiệu
quả rõ rệt là biện pháp hóa học. Song bên cạnh mặt tích cực nó lại bộc lộ
nhiều mặt tiêu cực làm ơ nhiễm môi trưêng sống, nảy sinh các hiện tượng côn
trùng kháng thuốc làm một số loài sâu hại thứ yếu trở thành chủ yếu, ảnh
hưởng đến các lồi thiên địch của sâu hại dẫn ñến mất cân bằng sinh thái, ñặc
biệt là ảnh hưởng ñến sức khỏe con người.
Một trong những biện pháp được xem là thích hợp nhất hiện nay mang
lại hiệu quả cao, khắc phục ñược nhược ñiểm của các biện pháp riêng lẻ và
ñược nhiều người quan tâm là biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM. Trong
phòng trừ tổng hợp thì biện pháp đấu tranh sinh học được xem là chủ đạo và
có vai trị quan trọng. Muốn thực hiện được biện pháp này có hiệu quả trên
cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng thì việc ñi sâu nghiên cứu xác ñịnh
thành phần sâu hại, thiên địch của sâu hại, tìm ra những sâu hại chính, những

lồi có vai trị quan trọng trong việc kìm hKm sự phát triển của sâu hại chính
cho từng vùng là rất cần thiết. ðồng thời nắm ñược quy luật phát sinh, phát
triển của từng lồi sâu hại, thiên địch, từ đó có cơ sở xây dựng biện pháp
phịng trừ thích hợp, vừa ñem lại hiệu quả kinh tế, vừa bảo vệ được mơi
trường sinh thái.
Sâu róm 4 ngù vàng Orgyia postica Walker là một trong những lồi sâu
chính hại lạc, gây ảnh hưởng nhiều ñến năng suất lạc ở tỉnh Bắc Giang nói
riêng và nhiều địa phương khác trong cả nước. Mặt khác sâu róm 4 ngù vàng
cã bé l«ng độc có thể gây ngứa, dị ứng cho ngời thu hoạch; các xác của sâu
non khi lột xác để lại bộ lông cũng có thể gây ngứa, gây dị ứng cho ngời
chăm sóc, thu hoạch và làm cản trở đến năng suất lao động của ngời trồng
lạc. Tuy nhiờn, cho ñến nay việc nghiên cứu về sâu róm 4 ngù vàng hại lạc rất
ít được quan tâm, cả ở trong nước và nước ngồi.
Từ ý nghĩa thực tiễn trên, được sự nhất trí của Hội đồng khoa học Bộ
mơn Cơn trùng, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. ðặng Thị Dung - Bộ mơn

Trường đại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

4


Cơn trùng, Khoa Nơng học, Trường ð¹i häc Nơng nghiệp Hà Nội, chóng tơi tiến
hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu sâu róm 4 ngù vàng Orgyia postica Walker h¹i l¹c và biện
pháp phòng chống bằng thuốc bảo vệ thực vật vụ xn 2011 tại HiƯp
Hoµ, Bắc Giang”
1.2. MỤC ðÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ðỀ TÀI
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của sâu róm 4 ngù
vàng Orgyia postica Walker; điều tra diễn biến mật độ sâu róm 4 ngù vàng
hại lạc vụ xuân 2011 tại Hiệp Hoà, Bắc Giang và thử nghiệm một số loại

thuốc bảo vệ thực vật phịng chống, để làm cơ sở cho cơng tác dự tính dự báo
qui luật phát sinh phát triển, cũng như việc lựa chọn biện pháp phòng chống
chúng hợp lý nhất, nhằm giảm thiểu tối đa tác hại của lồi sâu róm 4 ngù
vàng, bảo vệ sản xuất lạc và môi trường sống.
1.3. YÊU CẦU CỦA ðỀ TÀI
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái của lồi sâu róm 4 ngù vàng O. postica
(trứng, sâu non các tuổi, nhộng, trưởng thành).
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của lồi sâu róm 4 ngù vàng
O. postica (Thời gian phát dục các pha, sức ñẻ trứng, tỷ lệ trứng nở, tỷ lệ giới
tính … với điều kiện thức ăn là lá lạc).
- ðiều tra thành phần sâu róm hại lạc vụ xuân 2011 tại Hiệp Hòa, Bắc
Giang.
- ðiều tra diễn biến mật độ của sâu róm 4 ngù vàng trên lạc tại Hiệp
Hoà, Bắc Giang vụ xuân năm 2011.
- Khảo sát hiệu lực một số thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học,
sinh học đối với sâu róm 4 ngù vàng O. postica.

Trường đại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

5


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGỒI NƯỚC
2.1.1. Tình hình nghiên cứu về sâu hại và thiên ñịch trên cây lạc
Cây lạc ñược trồng ở nhiều nước trên thế giới, từ 40 vĩ ñộ Bắc ñến 40
vĩ ñộ Nam. Theo số liệu thống kê của Ban ước lượng sản phẩm và ñánh giá
cây trồng FAS-USA, ñến năm 1999 các quốc gia dẫn ñầu về sản lượng lạc là
Trung Quốc (chiếm 43%), Ấn ðộ (18,9%), Mỹ (6%). Việc nghiên cứu về cây
lạc không chỉ giới hạn ở mỗi quốc gia mà có sự kết hợp giữa các nước, các

vùng với nhau để khơng ngừng tăng năng suất, sản lượng và phẩm chất nơng
sản. Trong q trình thâm canh tăng năng suất lạc, côn trùng hại là một vấn ñề
trở ngại lớn ñã và ñang ñược nhiều nước trên thế giới quan tâm, nhiều tác giả
ñề cập tới [39]. Ở vùng nhiệt ñới, Hill D.S and J.M Waller (1985) [31] đã
thống kê được 48 lồi sâu hại trên lạc. Trong đó có 8 lồi sâu hại lạc chính và
40 lồi gây hại thứ yếu. Những lồi gây hại đặc biệt nguy hiểm như lồi rệp
đen (Aphis craccivora Koch), sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.), sâu xám
(Agrotis ypsilon Rott), sâu xanh (Hellicoverpa armigera Hübner), ban miêu
(Epicauta impresicornic Pic), sâu cuốn lá lạc đầu đen (Archips asiaticus
Walsingham), và các lồi khác thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera).
Vùng ðơng Nam Á có 37 lồi sâu hại trên lạc, trong đó có 19 lồi có
mức độ phổ biến cao (Waterhouse, 1987) [41]. Theo tác giả Rangao (1997) ở
vùng Tây Nam Thái Bình Dương ñã xác ñịnh ñược 157 loài sâu hại lạc trong
số 160 lồi thu được, có 46 lồi quan trọng và có ít nhất 25 lồi đã được đầu
tư nghiên cứu tỷ mỉ. Một số lồi đã được áp dụng biện pháp phòng trừ một
cách hiệu quả. Tuy nhiên, tùy vào các vùng địa lý khác nhau mà thành phần
lồi cũng như các lồi sâu hại chính có khác nhau.
Tại Thái Lan đã có hơn 30 lồi sâu hại trên các cánh đồng trồng đậu đỗ, lạc
trong đó có 10 lồi quan trọng làm giảm năng suất (Aphirat Arunin, 1978) [26].

Trường ñại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

6


Ở Ấn ðộ, theo ñánh giá của Ranga Rao G.V et al (1993), [35] sâu hại
lạc có thể làm giảm 15-20% năng suất. Sâu hại nguy hiểm gồm nhóm sâu ăn
lá như: ruồi đục lá, sâu róm (Amsacta sp.), bọ trĩ (Thrips palmi), sâu khoang
(Spodoptera litura Fabr.), sâu xanh (Helicoverpa armigera Hübner). Tác hại
của sâu khoang phụ thuộc vào mật ñộ và giai ñoạn sinh trưởng của cây. Nếu

sau gieo 10 ngày, mật độ sâu là 1 con/cây, diện tích lá bị ăn là 47% thì năng
suất sẽ giảm 22%. Nhưng nếu mật độ 10 con/cây thì năng suất sẽ giảm là
56%. Song ở giai đoạn hình thành củ, cũng với mật độ như trên thì năng suất
giảm ít hơn nhiều (từ 9-16% tương ứng với mật độ). Do đó việc phòng trừ sâu
khoang trên lạc là rất cần thiết.
Tại Trung Quốc, theo Ching Tieng Seng [28] các loài gây hại ảnh
hưởng lớn ñến hiệu quả kinh tế của sản xuất lạc gồm: sâu khoang (Spodoptera
litura Fabr.), sâu keo da láng (Spodoptera exiqua Hub), sâu xanh
(Hellicoverpa armigera Hübner), sâu xám (Agrotis sp.) và (Feltia sp.) cắn cây
con, sâu cuốn lá (Lamprosema indicata Fabr.), rệp và rầy bộ cánh ñều
(Homoptera), bọ trĩ bộ (Thesanoptera). Tổng giá trị phòng trừ các loại sâu này
ước tính vào khoảng 5 tỷ nhân dân tệ.
Theo nghiên cứu của tác giả Wallis E.S et al, (1986) trên cây lạc chỉ
tính riêng sâu đục quả và hại rễ đã có tới 15 lồi, thuộc 12 họ, 9 bộ cơn trùng.
Trong đó có các họ như: Kiến (Focmicidae), họ bọ hung (Scarabacidae), họ
ngài ñèn (Actiidae), họ ngài ñộc (Lymantriidae), họ ngài ñục lá
(Phyllocnistidae), họ ngài cuốn lá (Tortricidae), họ ngài sáng (Pyralidae), rầy
nhảy (Cicadellidae), mỗi họ có một lồi, cịn có họ ngài đêm (Noctuidae), bọ
trĩ (Thripidae), mối (Termitidae) mỗi lồi có hai lồi.
Về mức độ thiệt hại kinh tế do sâu hại còn vào phụ thuộc nhiều yếu tố,
như giai ñoạn sinh trưởng của cây trồng, ñiều kiện mơi trường, mật độ gây
hại,… Trong số cơn trùng gây hại trên lạc chỉ có ít lồi gây hại có ý nghĩa

Trường đại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

7


kinh tế trên diện rộng. Một số lồi trước đây chỉ là thứ yếu như: Rệp muội, bọ
trĩ nhưng nay chúng đang trở thành lồi gây hại nghiêm trọng.

Bên cạnh nghiên cứu về sâu hại lạc thì trên thế giới người ta cũng ñã
nghiên cứu nhiều về kẻ thù tự nhiên của chúng. Kẻ thù tự nhiên đóng vai
trị rất quan trọng trong hệ sinh thái nơng nghiệp, nó điều hòa số lượng
chủng quần dịch hại, giữ chúng ở mức duy trì như những mắt xích trong
mạng lưới dinh dưỡng. Sự thiếu vắng của kẻ thù tự nhiên là một trong
những yếu tố làm cho sâu hại phát triển nhanh và dễ trở thành dịch.
Theo Ranga Rao G.V and Shanower T.G (1988) [37], thành phần thiên
ñịch của sâu hại lạc ở vùng Andhra Pradesh (Ấn ðộ) ñã thu ñược 67 lồi,
trong đó cơn trùng và nhện lớn bắt mồi thu được 44 lồi cịn lại 23 lồi là
cơn trùng ký sinh. Riêng trên sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.) tìm
thấy 6 lồi, sâu xanh 7 lồi, sâu đo 3 lồi, sâu cuốn lá 4 lồi, cịn lại là ký
sinh trên sâu róm và sâu hại khác.
Số liệu nghiên cứu 10 năm (1984-1993) của Trung tâm ICRISAT [33]
về ký sinh sâu non của sâu khoang hại lạc cho thấy tỷ lệ sâu chết bởi ký sinh
khá cao, trung bình trong mùa mưa là 34% và sau mùa mưa là 40% nhờ đó ñã
làm giảm ñáng kể mật ñộ của chúng. ðối với sâu khoang (Spodoptera litura
Fabr.) khi ñiều tra ñã bắt gặp ký sinh trứng Trichogramma sp., tuy nhiên tỷ lệ
ký sinh thấp. Kết quả ñiều tra sau 17 vụ cho thấy sâu non sâu khoang chủ yếu
bị ký sinh ở giai ñoạn sâu non, tỷ lệ chết do ký sinh từ 10-36%, trung bình là
15%. Ký sinh thu được chủ yếu là ruồi thuộc họ Tachinidae (Paribaea orbata
Wideman, Exorista xanthopis Wideman) và một loài ong ký sinh sâu non
(Ichneumon sp.), thuộc họ Ichneumonidae. Tuy nhiên sự xuất hiện và hiệu
quả của ký sinh là có sự khác nhau tùy thuộc vào thời vụ khác nhau (Ranga
Rao and Wighman, 1994) [36].

Trường ñại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

8



Trong cơng tác phịng trừ sâu hại lạc trên thế giới cũng đã có nhiều biện
pháp được sử dụng như canh tác kỹ thuật, giống chống chịu, hóa học, sinh
học…
Ở Ấn ðộ, người nơng dân trồng lạc đã biết áp dụng biện pháp canh tác
trong phòng trừ sâu hại lạc từ lâu. Họ ñã hiểu ñược chức năng của một số cây
dẫn dụ sâu hại như trồng cây thầu dầu ñể thu hút trưởng thành sâu khoang ñến
ñẻ trứng sau ñó gom lại và tiêu diệt trước khi sâu nở. Ngoài ra, những nghiên
cứu khác cũng cho thấy khi trồng cây hướng dương trên ruộng lạc ngồi việc
có tác dụng dẫn dụ trưởng thành sâu khoang và sâu xanh ñến đẻ trứng thì đây
cịn là nơi đậu của những lồi chim bắt sâu (Ranga Rao G.V. and Wightman
J.A. (1994) [36].
Khi nghiên cứu về mật ñộ và thời vụ, tác giả Lynch et al (1986) cho
thấy rằng, trồng lạc khoảng cách dày, trồng sớm giúp cho lạc tránh ñược sự
gây hại của bọ trĩ và bệnh chết chồi. Mặt khác việc thu hoạch lạc sớm hơn
hoặc đúng thời vụ có tác dụng hạn chế ñược tác hại của mối và một số sâu
ñục quả khác. Trung tâm ICRISAT tại Ấn ðộ ñã lai tạo ra trên 6000 giống và
dòng lạc với mục đích là kháng sâu, cho tiềm năng năng suất cao và họ ñã
ñưa ra những kết quả nghiên cứu về mức ñộ kháng khác nhau của cây lạc với
các loài sâu hại như rầy xanh, bọ trĩ, rệp, sâu vẽ bùa, sâu khoang. Một số dịng
lạc có khả năng kháng đồng thời với vài lồi sâu hại. Có 10 giống lạc có biểu
hiện kháng với rầy xanh, bọ trĩ như ICG5204, dịng ICG2271… Trong bộ
giống khảo nghiệm thì giống lạc hoang dại Arachis có khả năng kháng cao
với sâu khoang, sâu vẽ bùa, rệp và sâu ñục rễ. Những khảo nghiệm gần ñây
với việc ñánh giá tác hại nhân tạo và tự nhiên cũng cho thấy dịng lạc
ICGV86031 có mức kháng cao với sâu vẽ bùa và sâu khoang [8].

Trường đại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

9



2.1.2 Một số nghiên cứu về loài Orgyia postica
2.1.2.1. Hệ thống học về loài Orgyia postica
Họ Lymantriidae Hampson - 1893 có khoảng 2500 lồi thuộc 350 chi
(giống) của 4 tộc (Gitlot, 2005).
Lớp: Cơn trùng (Insecta)
Bộ: Cánh vảy (Lepidoptera)
Họ: Ngài độc (Lymantriidae)
Tộc: Orgyiini
Giống (chi): Orgyia
Lồi: Orgyia postica
Sâu róm 4 ngù vàng thuộc chi (giống) Orgyia là một trong những chi
lớn của họ Lymantriidae (Reotte, 1979). Trong số 2500 lồi thì phân bố chủ
yếu tại vùng nhiệt ñới, riêng tại ñảo Madagarca có tới 135 lồi. Tại Hong
Kong có khoảng 150 lồi khác nhau. Theo Watson et al (1980) Lymantriidae
có 6 tộc trong đó có Orgyiini đối lập với Lymantriini. Trong bộ mẫu côn
trùng và nhện trong Viện Bảo tàng lịch sử tự nhiên của Thailand có tới 10 lồi
thuộc họ Lymantriidae.
2.1.2.2. ðặc điểm hình thái và sinh học của lồi Orgyia postica
Họ Lymantriidae có kích thước cơ thể trung bình, trưởng thành rất
giống với họ ngài ñêm Noctuidae. ðặc ñiểm chung của sâu non trong họ
Lymantriidae (tussock moths) thường nhiều lông và có lơng dài ở ria đầu và
đi. Trên lưng của pha sâu non có các u lơng (tussock).
Theo CABI (Centre for Agricultural Bioscience International) [32] ñã
thiết lập bản ñồ phân phối dịch hại thực vật số 605 (6/2000) cho loài
O.postica hại ca cao (Theobroma cacao), chè (Camellia sinensis), cà phê
(Coffea spp.), ñậu nành (Glycine max), cao su (Hevea brasiliensis), xoài
(Mangifera indica), nho (Vitis vinifera) và các cây trồng khác. Thơng tin để
thiết lập bản đồ được dựa trên sự phân bố ñịa lý ở Châu Á, Bangladesh,


Trường ñại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

10


Brunei Darussalam, Trung Quốc (Phúc Kiến, Quảng ðông, Quảng Tây, Hải
Nam, Hồng Kông, Vân Nam, ðài Loan), Ấn ðộ, Kerala, Nagaland, Sikkim,
Tamil Nadu, Uttar Pradesh, Indonesia, Java, Kalimantan, Sulawesi, Sumatra,
Nhật Bản, quần ñảo Ryukyu, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Sri
Lanka, Thái Lan, Việt Nam, Châu ðại Dương, Papua New Guinea.
Shi-Hong Gu et al [39] khi nghiên cứu về sự phát triển giới tính (tình
dục lưỡng hình) của O. postica thấy rằng ở sâu non O. postica diễn ra sự biến
thái trong q trình phát triển sau giai đoạn phơi để hình thành giới tính (quan
hệ tình dục lưỡng hình: (sexually dimorphic). Pha sâu non con cái trải qua 4
lần lột xác, nhiều hơn con đực một tuổi, do đó thời gian pha sâu non của con
cái dài hơn con ñực. Ngược lại, thời kỳ nhộng của con cái ngắn hơn vì vậy
mặc dù thời điểm hóa nhộng của hai giới khác nhau nhưng pha trưởng thành
không bị lệch nhau. Cũng theo tác giả thì titre haemolymph ecdysteroid có
ảnh hưởng đến q trình hình thành giới tính của sâu róm O. postica.
Li-Chu Tung et al [34], kết quả nghiên cứu mắt trưởng thành sâu róm O.
postica dưới kính hiển vi điện tử thấy mỗi mắt kép của trưởng thành đực trịn
gồm 5000-5200 mắt đơn (ommatidia), các mắt đơn này thường có hình lục
giác. Trong khi đó, mắt đơn của trưởng thành cái có hình plane - arciform,
mỗi mắt gồm 300-400 mắt đơn và kích thước mắt đơn có thể thay đổi.
2.1.2.3. Ký chủ và biện pháp phịng chống
Ký chủ của sâu róm 4 ngù vàng O. postica gây hại trên 29 loài thực vật
khác nhau, trong đó có chè, cacao, sầu riêng, cà phê, ñậu tương, lạc, nhãn,
vải, cao su, ñậu rào, xồi, lê, đậu đỗ các loại … (CABI) [27].
ðối với biện pháp phòng chống qua kết quả nghiên cứu của Chow et al.,
(2001) [29], có thể sử dụng pheromone giới tính của trưởng thành cái O.

postica để dẫn dụ trưởng thành ñực vào bẫy, sẽ hạn chế ñược mật ñộ của sâu
non trên đồng ruộng.

Trường đại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

11


2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
2.2.1. Những nghiên cứu về sâu hại
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật (1968) đã thu được
149 lồi sâu gây hại đậu đỗ [22]. Trong đó có 57 lồi sâu hại lạc, trong số này
có 5 lồi gây hại quan trọng là dế mèn lớn (Brachytrupes portentosus Licht),
rệp ñen (Aphis craccivora Koch), bọ xít dài (Riptortus linearis sp), sâu cuốn lá
(Lamprosema indicata Fabr.), sâu đục lá (Apoaerama modicella Derenter) và
có 9 lồi gây hại tương đối nghiêm trọng, 11 lồi ít quan trọng. Ở mỗi thời kỳ
phát triển của cây lạc đều có những lồi sâu hại nghiêm trọng như: Thời kỳ
gieo hạt, lúc này hạt mới nảy mầm cây cịn nhỏ thường bị các lồi sâu hại là
kiến nâu nhạt (Pheidole sp.), kiến vàng (Cecophylla sp.), mối (Capritermes
sp.), dế mèn lớn (Brachytrupes portentosus Licht), bọ hung cánh cam ñậm
(Alomala) hay nâu ñậm (Holotricchia), sâu thép (Agriotes). ðến thời kỳ sinh
trưởng của cây lạc thì có các lồi cào cào (pattangasuccineta), rệp muội (Aphis
sp.), sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.), sâu xanh (Hellicoverpa armigera
Hübner), ban miêu ñen (Epicauta impresicornic Pic) và ban miêu khoang vàng
nhỏ…., gây hại. Ngồi ra cịn có những lồi sâu hại khác như sâu cuốn lá lạc
đầu ñen (Archips asiaticus Walsingham), sâu róm (Amsacta moorei Butler), bọ
phấn (Bemisia sp.), bọ trĩ (Caliothrips inducus Baynall), dế dũi (Brachytrypes
sp.)... Lê Văn Thuyết và cộng sự (1993) [19].
Lương Minh Khôi và cộng sự (1991) [14] ñã nghiên cứu trên ruộng lạc
vùng Hà Nội có 21 lồi sâu hại thường xun xuất hiện gây hại, trong đó có

10 lồi gây hại ảnh hưởng ñáng kể ñến hiệu quả kinh tế bao gồm: sâu xám
(Agrotis ypsilon Rotr), bọ trĩ (Caliothrips inducus Baynall), rệp ñen (Aphis
craccivora Koch), sâu cuốn lá lạc ñầu ñen (Archips asiaticus Walsingham),
sâu khoang (Spodoptera litura Fabr), sâu xanh (Hellicoverpa armigera
Hübner), ban miêu sọc trắng (Epicauta gorhami Marseul), rầy xanh lá mạ
(Empoasca flavescens Fabr.), câu cấu và sâu róm chỉ ñỏ (Euproctis sp.). Sâu

Trường ñại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

12



×