Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH SAMSUNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 102 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ </b>

<b>LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kinh doanh thương mại </b>

<b>Mã số ngành: 52340121 </b>

<b>Tháng 12-2022</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ </b>

<b>LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI </b>

<b>Mã số ngành: 52340121 </b>

<b>CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PSG.TS VÕ THÀNH DANH </b>

<b>Tháng 12-2022</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CẢM TẠ </b>

Luận văn này là kết quả của một quá trình làm việc nghiêm túc. Trải qua nhiều ngày hoàn thành đề tài, với sự nổ lực không ngừng của tác giả cùng với sự giúp đỡ của thầy Võ Thành Danh. Tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến thầy Võ Thành Danh, người trực tiếp hướng dẫn để tơi có thể hoàn thành đề tài. Thầy đã trao đổi, chia sẻ, cung cấp cho tôi những thông tin, kiến thức q giá để tơi có thể hồn thành tốt đề tài này. Xin gửi đến thầy những lời tri ân, chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe và đạt được nhiều thành tựu trong công tác giảng dạy và trong cuộc sống.

Xin cảm ơn quý thầy, cơ trường Kinh tế nói riêng và q thầy cơ trường Đại học Cần Thơ nói chung, đã hết lòng giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức hữu ích và q giá trong suốt thời gian tơi học tập tại trường.

Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã ln tin tưởng, động viên, hỗ trợ và góp ý cho tơi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.

Xin cảm ơn các đáp viên đã dành thời gian quý báu giúp tôi trả lời bảng câu hỏi khảo sát, làm nguồn dữ liệu cho việc phân tích, nghiên cứu và hoàn thành đề tài của mình.

Do kiến thức và khả năng lý luận cịn nhiều hạn chế và thiếu sót, tơi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cơ để đề tài này được hồn thiện hơn nữa.

Sau cùng, một lần nữa tôi xin cảm ơn thầy Võ Thành Danh và quý thầy cô. Chúc quý thầy cô sức khỏe và thành công. Chúc trường Đại học Cần Thơ ngày càng phát triển.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

<i>Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2022 </i>

<b>Nguyễn Thị Bé Thảo</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>TRANG CAM KẾT</b>

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ đề tài cùng cấp nào khác.

<i>Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2022 </i>

<b>Nguyễn Thị Bé Thảo </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ... 3

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ... 3

1.6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN ... 6

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 7

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ... 7

2.1.1 Tổng quan về điện thoại ... 7

2.1.2 Phân khúc thị trường ... 9

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 14

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ... 14

2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu ... 18

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH SAMSUNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ ... 21

3.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGHIÊN CỨU ... 21

3.1.1 Vị trí địa lý ... 21

3.1.2 Điều kiện tự nhiên ... 21

3.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đầu năm 2022 ... 22

3.2 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH SAMSUNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ... 24

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

3.2.1 Thực trạng thị trường điện thoại thông minh Samsung trên thế giới ... 24

3.2.2 Thực trạng thị trường điện thoại thông minh Samsung tại Việt Nam .... 26

3.2.3 Thực trạng thị trường điện thoại thông minh Samsung tại thành phố Cần Thơ ... 26

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 29

4.1 MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT ... 29

4.1.1 Thông tin chung ... 29

4.1.2 Thống kê mô tả các biến quan sát ... 32

4.1.3 Hành vi sử dụng sản phẩm điện thoại thông minh Samsung của các đáp viên ... 35

4.2 XÁC ĐỊNH PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH SAMSUNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ ... 38

4.2.1 Thủ tục Ward ... 38

4.2.2 Phân cụm K-mean ... 41

4.3 ĐẶC ĐIỂM TỪNG PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ ... 43

4.3.1 Phân khúc 1 – Nhóm khách hàng quan tâm đến giá cả và thương hiệu . 44 4.3.2 Phân khúc 2 – Nhóm khách hàng tìm kiếm sự thuận tiện và tính năng của sản phẩm ... 51

CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP CHO TỪNG PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG SẢN PHẨM ĐIỆN THOẠI THOẠI THÔNG MINH SAMSUNG TẠI THÀNH PHỐ

6.2.1 Đối với nhà nước ... 61

6.2.2 Đối với thương hiệu điện thoại thông minh Samsung ... 62

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

6.2.3 Đối với các cửa hàng, các nhà phân phối của thương hiệu điện thoại thông

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH SÁCH BẢNG </b>

<i>Trang </i>

Bảng 2.1 Mơ tả các biến có trong bảng khảo sát ... 15

Bảng 2.2 Kích cỡ mẫu dự kiến ... 17

Bảng 3.1 Số lượng điện thoại thông minh xuất xưởng và thị phần điện thoại thông minh tại Việt Nam trong giai đoạn 2020 - 2021 ... 27

Bảng 3.2 Số lượng cửa hàng điện thoại di động của các thương hiệu lớn tại thành

Bảng 4.6 Tình trạng nghề nghiệp của đáp viên ... 31

Bảng 4.7 Thu nhập của đáp viên ... 32

Bảng 4.8 Tóm tắt trình bày dữ liệu của các biến sát ... 33

Bảng 4.9 Mục đích chủ yếu của đáp viên khi mua sắm sản phẩm điện thoại thông minh Samsung ... 35

Bảng 4.10 Sự hài lòng của các đáp viên về sản phẩm điện thoại thông minh Samsung ... 36

Bảng 4.11 Ý định của các đáp viên về việc mua sắm sản phẩm điện thoại thông minh Samsung ... 36

Bảng 4.12 Dự tính chi tiêu cho lần mua sắm sản phẩm điện thoại thông minh Samsung tiếp theo ... 37

Bảng 4.13 Ý định của các đáp viên về việc giới thiệu sản phẩm điện thoại thông minh Samsung cho những người xung quanh ... 38

Bảng 4.14 Kết quả phân tích cụm theo thủ tục Ward ... 39

Bảng 4.15 Tầm quan trọng về hành vi và tâm lý của 2 nhóm khách hàng ... 42

Bảng 4.16 Số lượng các đáp viên ở mỗi phân khúc ... 43

Bảng 4.17 Đặc điểm khách hàng từng phân khúc theo nhân khẩu học ... 43

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH SÁCH HÌNH</b>

<i>Trang </i>

Hình 2.1 Các tiêu chí phân khúc thị trường của Kotler ... 11 Hình 2.2 Mơ hình nghiên cứu Phân khúc thị trường sản phẩm điện thoại thông minh Samsung tại thành phố Cần Thơ ... 14 Hình 3.1 Thị trường điện thoại thơng minh tồn cầu q II/2022 ... 25 Hình 3.2 Thị phần điện thoại thơng minh tồn cầu q II/2022 ... 25 Hình 4.1 Quá trình phân cụm dưới dạng biểu đồ hình cây sử dụng thủ tục Ward Hình 4.9 Mục đích mua sắm sản phẩm điện thoại thơng minh Samsung của Phân khúc khách hàng quan tâm đến giá cả và thương hiệu ... 49 Hình 4.10 Sự hài lịng về sản phẩm điện thoại thơng minh Samsung của Phân khúc khách hàng quan tâm đến giá cả và thương hiệu ... 49 Hình 4.11 Tỷ lệ tiếp tục sử dụng sản phẩm điện thoại thông minh Samsung trong lần mua tiếp theo của Phân khúc khách hàng quan tâm đến giá cả và thương hiệu ... 50 Hình 4.12 Số tiền sẵn lịng chi tiêu cho lần mua điện thoại thông minh Samsung tiếp theo của Phân khúc khách hàng quan tâm đến giá cả và thương hiệu ... 50

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Hình 4.13 Tỷ lệ sẽ giới thiệu điện thoại thông minh Samsung cho những người xung quanh của Phân khúc khách hàng quan tâm đến giá cả và thương hiệu . 51 Hình 4.14 Phân bổ nơi sống của Phân khúc khách hàng tìm kiếm sự thuận tiện Hình 4.17 Tình trạng hơn nhân của Phân khúc khách hàng tìm kiếm sự thuận tiện và tính năng của sản phẩm ... 53 Hình 4.18 Trình độ học vấn của Phân khúc khách hàng tìm kiếm sự thuận tiện và tính năng của sản phẩm ... 53 Hình 4.19 Tình trạng nghề nghiệp của Phân khúc khách hàng tìm kiếm sự thuận tiện và tính năng của sản phẩm ... 54 Hình 4.20 Thu nhập bình quân của Phân khúc khách hàng tìm kiếm sự thuận tiện và tính năng của sản phẩm ... 54 Hình 4.21 Mục đích mua sắm sản phẩm điện thoại thông minh Samsung của Phân khúc khách hàng tìm kiếm sự thuận tiện và tính năng của sản phẩm ... 55 Hình 4.22 Sự hài lịng về sản phẩm điện thoại thơng minh Samsung của Phân khúc khách hàng tìm kiếm sự thuận tiện và tính năng của sản phẩm ... 55 Hình 4.23 Tỷ lệ tiếp tục sử dụng sản phẩm điện thoại thông minh Samsung trong lần mua tiếp theo của Phân khúc khách hàng tìm kiếm sự thuận tiện và tính năng của sản phẩm ... 56 Hình 4.24 Số tiền sẵn lịng chi tiêu cho lần mua điện thoại thông minh Samsung tiếp theo của Phân khúc khách hàng tìm kiếm sự thuận tiện và tính năng của sản phẩm ... 56 Hình 4.25 Tỷ lệ sẽ giới thiệu điện thoại thông minh Samsung cho những người xung quanh của Phân khúc khách hàng tìm kiếm sự thuận tiện và tính năng của sản phẩm ... 57

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á IDC Cơng ty dữ liệu tồn cầu

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>CHƯƠNG I GIỚI THIỆU </b>

<b>1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU </b>

Kể từ lần đầu tiên xuất hiện của chiếc điện thoại di động vào những năm 70 của thế kỷ XX, kết nối thiết bị di động đã vượt qua dân số thế giới, trở thành hiện tượng công nghệ do con người tạo ra có tốc độ phát triển nhanh nhất từ trước đến nay.Điện thoại di động đã trở thành một trong những phát minh hữu ích và quan trọng bậc nhất đối với lịch sử phát triển của nhân loại. Với mục đích ban đầu chủ yếu là để đáp ứng những nhu cầu liên lạc cơ bản như gọi điện, nhắn tin của con người, nhưng cùng với dòng chảy của sự phát triển về khoa học và cơng nghệ thì điện thoại di động cũng ngày càng được nâng cấp hơn, trở thành chiếc điện thoại di động “thơng minh” để có thể đáp ứng nhu cầu về nhiều mặt của con người như: quay phim, chụp ảnh, internet, email, mạng xã hội, lướt web,… Có thể nói trong thời đại ngày nay, một chiếc điện thoại di động thông minh đã trở thành một người bạn đồng hành không thể thiếu đối với cuộc sống của mỗi con người.

Theo số liệu nghiên cứu mới nhất của GSMA (Hiệp hội tồn cầu trong lĩnh vực viễn thơng di động), hiện nay có trên 5,3 tỷ người dùng điện thoại di động trên toàn thế giới (8/2022). Số lượng người dùng điện thoại di động hiện đang tăng với tốc độ 1,8% mỗi năm. Cùng với đó là hàng trăm triệu người đã nâng cấp từ điện thoại di động cơ bản lên điện thoại di động thông minh trong 12 tháng qua. Số lượng điện thoại di động thông minh được sử dụng đang tăng với tốc độ hàng năm là 5,1%, với trung bình gần 1 triệu điện thoại thơng minh mới được sử dụng mỗi ngày (Datareportal, 2022).

Việt Nam hiện đang là quốc gia xếp thứ 10 trong danh sách các nước có nhiều người sử dụng điện thoại thông minh nhất trên thế giới (Báo điện tử VTV, 2021). Ước tính tỷ lệ người trưởng thành sử dụng điện thoại thông minh tại Việt Nam đạt khoảng 73,5% (Bộ Thông tin và Truyền thông, 2021). Cũng theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tháng 12/2021, Việt Nam có khoảng 71,9 triệu thuê bao điện thoại thông minh, đến tháng 7/2022, số lượng thuê bao sử dụng điện thoại thông minh tại Việt Nam đã tăng lên 81,8 triệu thuê bao.

Nói riêng về thị phần, Samsung tiếp tục giữ vững vị trí số 1 trên thị trường với 30,8% thị phần điện thoại thông minh xuất xưởng tại Việt Nam trong quý I/2022 (Counterpoint Research, 2022). Bên cạnh đó, doanh thu của Samsung Việt Nam đã đạt 74,2 tỷ USD, tăng 14% so với với năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 65,5 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020 (Samsung Newsroom Vietnam, 2022).

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Tuy nhiên, với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt đến từ nhiều thương hiệu trên thị trường điện thoại thông minh tại Việt Nam hiện nay, thách thức lớn của Samsung trên con đường giữ vững “ngơi vương” của mình chính là làm thế nào để mở rộng thị phần tại các thị trường tiềm năng mới, khi mà thị phần tại các thành phố lớn đã dần bão hòa. Và thành phố Cần Thơ - thủ phủ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một thị trường năng động và nhộn nhịp, chính là một miền đất màu mỡ mà Samsung có thể hướng tới trong tương lai. Nhưng để có thể tồn tại và phát triển tại thị trường Cần Thơ, doanh nghiệp cần phải đảm bảo được chất lượng, luôn cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng để đem lại cho họ sự hài lòng cao nhất (Hồ Lê Thu Trang và Lại Ngọc Linh, 2012). Vì vậy, phân khúc thị trường sẽ là một công cụ hiệu quả hỗ trợ hoạch định chiến lược cho Samsung trong bối cảnh hiện nay. Phân khúc thị trường sẽ tìm ra từng nhóm khách hàng với từng đặc điểm riêng biệt giúp cho Samsung có thể phát triển sản phẩm, dịch vụ phù hợp và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng tại miền

<i><b>đất Tây Đơ. Vì lẽ đó, đề tài “Phân khúc thị trường sản phẩm điện thoại thông </b></i>

<i><b>minh Samsung tại thành phố Cần Thơ” đã ra đời nhằm xác định phân khúc </b></i>

thị trường của sản phẩm điện thoại thông minh Samsung tại thành phố Cần Thơ, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp cho Samsung có thể thu hút và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong từng phân khúc thị trường tại nơi đây.

<b>1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung </b>

Mục tiêu chung của luận văn là tiến hành nghiên cứu phân khúc thị trường sản phẩm điện thoại thông minh Samsung tại thành phố Cần Thơ. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị trường điện thoại thông minh Samsung tại

Đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường sản phẩm điện thoại thông minh Samsung tại thành phố Cần Thơ.

<b>1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU </b>

Thực trạng thị trường sản phẩm điện thoại thông minh Samsung tại thành phố Cần Thơ?

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Thị trường sản phẩm điện thoại thông minh Samsung tại thành phố Cần Thơ bao gồm bao nhiêu phân khúc? Đó là những phân khúc nào?

Giải pháp phát triển thị trường sản phẩm điện thoại thông minh Samsung tại thành phố Cần Thơ?

<b>1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian </b>

Luận văn tập trung nghiên cứu trong phạm vi tại 3 quận, huyện ở thành phố Cần Thơ là quận Ninh Kiều, quận Cái Răng và huyện Phong Điền.

<b>1.4.2 Thời gian </b>

Luận văn trình bày dựa trên những thông tin số liệu được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 10/2022 đến tháng 11/2022. Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 8/2022 đến tháng 12/2022.

<b>1.4.3 Đối tượng nghiên cứu </b>

Đối tượng của bài nghiên cứu là: phân khúc thị trường sản phẩm điện thoại thông minh Samsung tại thành phố Cần Thơ.

<b>1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU</b>

Phân khúc thị trường là một bước quan trọng giúp cho doanh nghiệp xác định được khách hàng mục tiêu của mình là ai, vì vậy đề tài nghiên cứu về phân khúc thị trường cũng đã được một số nhà nghiên cứu tại Việt Nam tiến hành thực hiện, điển hình như Hồ Lê Thu Trang và Lại Ngọc Linh (2012); Phạm Lê Hồng Nhung, Đinh Công Thành và Nguyễn Quỳnh Như (2012); Đinh Công Thành, Nguyễn Văn Mến, Phạm Lê Hồng Nhung và Võ Hồng Phượng (2012); Nguyễn Tri Nam Khang, Dương Quế Nhu và Châu Mỹ La (2013); Vũ Thị Hoa và Đặng Hoàng Xuân Huy, 2017; Hồ Bạch Nhật và Nguyễn Hữu Ngẫm (2020); và Lưu Tiến Thuận (2017).

Đầu tiên là đề tài “Phân khúc thị trường dịch vụ tour du lịch trọn gói tại thành phố Cần Thơ” của Hồ Lê Thu Trang và Lại Ngọc Linh (2012). Nghiên cứu đã tiến hành phân khúc thị trường dịch vụ tour du lịch trọn gói tại thành phố Cần Thơ dựa vào các lợi ích mang lại cho khách hàng từ dịch vụ này. Phân tích nhân tố và phân tích cụm xác định được ba phân khúc gồm: Nhóm du khách u cầu được cảm thơng; Nhóm du khách quan tâm đến chi phí chuyến đi; và Nhóm du khách thích sự thoải mái, an tồn, trải nghiệm trong chuyến đi. Bên cạnh đó, đặc điểm nhân khẩu học của các phân khúc thị trường cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nghề nghiệp, tình trạng hơn nhân và thu nhập hàng tháng. Dựa trên sự khác biệt về các nhóm lợi ích mà mỗi phân khúc quan tâm

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

và sự khác biệt về đặc điểm nhân khẩu học, nghiên cứu giúp các đơn vị kinh doanh lựa chọn phân khúc thị trường mục tiêu và đề xuất giải pháp ứng với phân khúc đã chọn nhằm phát huy lợi thế sẵn có, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách du lịch cũng như cạnh tranh tốt hơn trên thị trường tour du lịch trọn gói tại Thành

<i>phố Cần Thơ. </i>

Năm 2012, Phạm Lê Hồng Nhung, Đinh Công Thành và Nguyễn Quỳnh Như đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Phân khúc thị trường du lịch sinh thái tại thành phố Cần Thơ”. Mục tiêu chính của nghiên cứu nhằm xác định các tiêu chí và tiến hành phân khúc thị trường du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu đã xác định được ba phân khúc khách đối với du lịch sinh thái Cần Thơ: Nhóm du khách tìm sự bình dị; Nhóm khách tìm về với vẻ đẹp thiên nhiên, thích tham gia các hoạt động khám phá và tìm niềm vui cho gia đình; và Nhóm du khách tìm kiếm sự mới lạ. Nghiên cứu cũng mô tả chi tiết đặc điểm nhân khẩu học, hành vi khi đi du lịch và những yêu cầu về lợi ích mong muốn có được khi đi du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ đối với từng nhóm phân khúc. Kết quả này sẽ góp phần giúp những tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh du lịch lựa chọn một hoặc nhiều phân khúc mục tiêu, từ đó xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm hiệu quả, mang tính đặc trưng cho du lịch sinh thái Thành phố Cần Thơ.

Cũng vào năm 2012, Đinh Công Thành, Nguyễn Văn Mến, Phạm Lê Hồng Nhung và Võ Hồng Phượng cũng đã thực hiện nghiên cứu “Phân khúc thị trường khách du lịch tại Phú Quốc”. Mục tiêu chính của nghiên cứu nhằm xác định các tiêu chí và tiến hành phân khúc thị rường khách du lịch tại Phú Quốc. Kết quả nghiên cứu đã xác định được ba phân khúc khách đối với du lịch Phú Quốc: Nhóm khách tìm kiếm sự gần gũi với thiên nhiên; Nhóm khách thích tham gia các hoạt động vui chơi giải trí khám phá thiên nhiên và tìm kiếm sự mới lạ; và Nhóm du khách tìm sự hạnh phúc và lãng mạn. Nghiên cứu cũng mô tả chi tiết đặc điểm nhân khẩu học, hành vi khi đi du lịch và những yêu cầu về lợi ích mong muốn có được khi đi du lịch tại Phú Quốc đối với từng nhóm phân khúc. Kết quả này sẽ góp phần giúp những tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh du lịch lựa chọn một hoặc nhiều phân khúc mục tiêu, từ đó xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm hiệu quả, mang tính đặc trưng cho du lịch Phú Quốc.

Nguyễn Tri Nam Khang, Dương Quế Nhu và Châu Mỹ Lan cũng đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa họcliên quan đến phân khúc thị trường du lịch ở Phúc Quốc vào năm 2013 với tên gọi “Phân khúc thị trường du lịch sinh thái Phú Quốc”. Nghiên cứu này đặt trọng tâm vào phân khúc khách du lịch sinh thái Phú Quốc theo tiêu thức nhân khẩu học và hành vi. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng thị trường khách du lịch sinh thái Phú Quốc bao gồm: Phân khúc thứ

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

nhất là Nhóm xem trọng các hoạt động liên quan đến thiên nhiên, thích các hoạt động giải trí, đi Phú Quốc cũng là muốn nghỉ ngơi, thư giãn, hay tìm kiếm trải nghiệm mới; thơng qua du lịch, họ cũng muốn mở rộng kiến thức. Phân khúc thứ hai và ba là Nhóm hỗn hợp, khơng có chủ đích du lịch cụ thể, rất khó xác định động cơ.

Nhằm kiểm tra khả năng áp dụng của các phân khúc cho một loạt các danh mục bữa ăn trong bối cảnh thanh thiếu niên, vào năm 2017, Vũ Thị Hoa và Đặng Hoàng Xuân Huy đã tiến hành thực hiện đề tài “Phân khúc thị trường dựa trên sở thích: Một nghiên cứu về sở thích các loại món ăn ở thanh thiếu niên”. Một mẫu 413 thanh thiếu niên Việt Nam các trường THCS và THPT tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cà Mau từ 12 đến 20 tuổi đưa ra đánh giá về mức độ ưa thích của 36 bữa ăn chung được thu thập dựa trên bảng câu hỏi có cấu trúc và sau đó được sử dụng làm đầu vào cho các phân tích. Kết quả của nghiên cứu này là 4 phân đoạn thanh thiếu niên được xác định bằng phân tích cụm dựa trên sở thích cho bữa ăn tương ứng. Bốn phân khúc thanh thiếu niên ưa thích bữa ăn là: Người thích tất cả các bữa ăn (29%); Người ghét bữa ăn có thịt gia cầm (27%); Người ghét bữa ăn hải sản (19%); Những người ghét bữa ăn thịt lợn (25%).

Bên cạnh đó, đề tài “Phân khúc thị trường tín dụng tiêu dùng tại thành phố Long Xuyên” của Hồ Bạch Nhật và Nguyễn Hữu Ngẫm (2020) đã được thực

<i>hiện nhằm:</i>Xác định tiêu chí phân khúc thị trường tín dụng tiêu dùng; Phân khúc thị trường tín dụng tiêu dùng và xác định đặc điểm của khách hàng trong mỗi phân khúc. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 100 khách hàng có dự định sử dụng sản phẩm dịch vụ tín dụng tiêu dùng của các ngân hàng tại thành phố Long Xuyên. Kết quả của nghiên cứu xác định được 05 phân khúc khách hàng có thái độ khác nhau đối với sản phẩm tín dụng tiêu dùng: Phân khúc khách hàng thích lãi suất cho vay thấp; Phân khúc khách hàng vay trả góp khi cần thiết; Phân khúc khách hàng vay trả góp thích khuyến mãi; Phân khúc khách hàng ngại đi vay; và Phân khúc khách hàng thích vay trả góp dài hạn.

Cuối cùng là đề tài “Phân khúc thị trường khách hàng cá nhân đối với dịch vụ gửi tiền tiết kiệm ở các ngân hàng thương mại ở thành phố Cần Thơ” của Lưu Tiến Thuận (2017). Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định các phân khúc thị trường khách hàng cá nhân đối với dịch vụ gửi tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại ở thành phố Cần Thơ. Qua đó, 116 khách hàng cá nhân đã được phỏng vấn và các phương pháp thống kê mơ tả, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố và phân tích cụm được sử dụng. Nghiên cứu xác định được ba phân khúc chính: Nhóm khách hàng tìm kiếm kênh đầu tư an tồn; Nhóm khách hàng thích tham gia các chương trình khuyến mãi; và Nhóm khách hàng tìm kiếm kênh đầu tư uy tín và dễ tiếp cận. Các đặc điểm về nhân khẩu

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

học và hành vi khách hàng đối với từng phân khúc được xác định và mơ tả cụ thể. Từ đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong từng phân khúc. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các ngân hàng lựa chọn đúng khách hàng mục tiêu, từ đó xây dựng các chiến lược tối ưu nhằm thu hút và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

<b>1.6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN </b>

<b>Chương 1: Nêu lên vấn đề nghiên cứu của đề tài, đồng thời đưa ra cái </b>

nhìn tổng quan về tầm quan trọng, tính cấp thiết của đề tài. Từ đó xây dựng mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứ và giới hạn lại phạm vi nghiên cứu tại các quận, huyện trung tâm ở thành phố Cần Thơ là quận Ninh Kiều, quận Cái Răng và huyện Phong Điền nhằm thể hiện tính khách quan của đề tài. Bên cạnh đó, phần này cũng trình bày phần lược khảo tài liệu và cấu trúc của luận văn.

<b>Chương 2: Khái quát cơ sở lý thuyết về điện thoại thông minh và phân </b>

khúc thị trường, từ đó xác định các tiêu chí phân khúc và giới thiệu về các phương pháp thu thập số liệu cũng như phương pháp xử lý số liệu trong nghiên cứu.

<b>Chương 3: Trình bày thực trạng thị trường sản phẩm điện thoại thông </b>

minh Samsung trên thế giới, tại Việt Nam cũng như ở thành phố Cần Thơ.

<b>Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Tác giả nêu lên những kết </b>

quả của quá trình nghiên cứu phân khúc thị trường sản phẩm điện thoại thông minh Samsung tại thành phố Cần Thơ và đưa ra các ý kiến thảo luận về vấn đề nghiên cứu.

<b>Chương 5: Ứng với từng thị trường đã được phân khúc, tác giả đề xuất </b>

một số giải pháp giúp cho Samsung đáp ứng và thỏa mãn hơn nữa nhu cầu của khách hàng trong từng phân khúc tại thành phố Cần Thơ.

<b>Chương 6: Kết luận và kiến nghị. Tác giả kết luận ngắn gọn về những </b>

mục tiêu đã được thực hiện trong đề tài, từ đó đưa ra một số kiến nghị góp phần phát triển phân khúc thị trường sản phẩm điện thoại thông minh Samsung tại thành phố Cần Thơ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>CHƯƠNG 2 </b>

<b>CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

<b>2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN </b>

<b>2.1.1 Tổng quan về điện thoại </b>

<i><b>2.1.1.1 Khái niệm về điện thoại </b></i>

Theo Lagi.wiki định nghĩa “Điện thoại là thiết bị viễn thông dùng để trao đổi thông tin, thông dụng nhất là truyền giọng nói - tức là "thoại" (nói) từ xa

<b>giữa hai hay nhiều người. Điện thoại biến tiếng nói thành tín hiệu điện và truyền trong mạng điện thoại phức tạp thông qua kết nối để đến người sử dụng khác.” </b>

Hệ thống thực hiện cơng năng như vậy có hai hợp phần cơ bản:

<i>Một là thiết bị đầu cuối, thường gọi bằng chính tên "điện thoại", thực </i>

hiện biến tiếng nói thành tín hiệu điện để truyền đi, và biến tín hiệu điện nhận được thành âm thanh.

Hai là mạng điện thoại điều khiển kết nối và truyền dẫn, thực hiện nối những người dùng liên quan với nhau và truyền dẫn tín hiệu.

<i><b>2.1.1.2 Khái niệm về điện thoại di động </b></i>

Bách khoa toàn thư mở - Wikipedia trình bày định nghĩa về điện thoại di động như sau: “Điện thoại di động hay còn gọi là điện thoại cầm tay, là loại điện thoại có thể thực hiện và nhận cuộc gọi thoại thông qua kết nối dựa trên tần số vô tuyến vào mạng viễn thông trong khi người dùng đang di chuyển trong khu vực dịch vụ. Kết nối vô tuyến thiết lập kết nối với các hệ thống chuyển mạch của nhà khai thác mạng di động, cung cấp quyền truy cập vào mạng điện thoại chuyển mạch công cộng.”

<i><b>2.1.1.3 Khái niệm về điện thoại thông minh </b></i>

<i><b>Theo Phonescoop “Định nghĩa công nghiệp về điện thoại thông minh là </b></i>

một thiết bị điện thoại có một màn hình cảm ứng với kích thước và độ phân giải cao hơn so với điện thoại truyền thống. Điện thoại thông minh được coi như một máy tính di động kết hợp với máy ảnh kỹ thuật số và thiết bị chơi trò chơi cầm tay, vì nó có một hệ điều hành riêng biệt được thiết kế để hiển thị phù hợp các website một cách bình thường cùng nhiều chức năng khác của máy tính như

<i><b>thiết kế, đồ họa, video trò chơi, cũng như chụp ảnh và quay phim.” </b></i>

Kong (2010) đề cập đến điện thoại thông minh như là máy tính xách tay mà có thể tự do gỡ bỏ và thêm các ứng dụng dựa trên hệ điều hành chung của máy tính. Hay theo như Park và Chen (2007) “Điện thoại thông minh là một

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

công cụ công nghệ thông tin để thực hiện mạng di động”. Charlesworth (2009) nói rằng “Điện thoại thơng minh là điện thoại di động mà cung cấp một khả năng máy tính cao cấp hơn và kết nối hơn so với một chiếc điện thoại di động cơ bản, trở thành một công cụ hữu hiệu vì tính di động và phát triển vị trí (GPS)”. Một định nghĩa khác của Chen và cộng sự (2009), “Điện thoại thông minh được trang bị với các tính năng mà ban đầu đã được tìm thấy chỉ trong thiết bị hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân”. Và điện thoại thông minh là một thiết bị mạnh mẽ được cung cấp với khả năng chạy vô số dịch vụ dựa trên Internet chẳng hạn như email, định vị, video trực tuyến và mạng xã hội, tất cả đồng thời cung cấp một trải nghiệm người dùng tuyệt vời (Kenny và Pon, 2011).

Có thể thấy rằng các khái niệm về điện thoại thơng minh sẽ có những thay đổi khác nhau theo sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, vì vậy rất khó để có thể hiểu được một cách chính xác nhất định nghĩa về điện thoại thông minh. Qua các khái niệm trên ta có thể hiểu rằng điện thoại thơng minh là một thiết bị cho phép người dùng thực hiện các cuộc gọi và một số chức năng mà trong quá khứ chúng ta hẳn sẽ chỉ thực hiện được trên một chiếc máy tính hoặc một thiết bị hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân.

<i><b>2.1.1.4 Lịch sử hình thành của chiếc điện thoại di động thông minh </b></i>

Ngày 10 tháng 3 năm 1876 được coi là mốc son đầu tiên đánh dấu sự ra đời của điện thoại và người đã phát minh ra chiếc điện thoại đầu tiên là Alexander Graham Bell. Đây là một bước tiến cơng nghệ đột phá, nó đã mở ra cả một kỷ nguyên phát triển mới trong lịch sử thông tin liên lạc, thay thế cho phương thức cũ thô sơ là điện báo trước đó.

Tiếp đến là sự phát triển một số hình dáng khác của điện thoại như bốt điện thoại, điện thoại trong xe (đây là một mẫu điện thoại tiến gần với chức năng "di động", nó nhỏ gọn và có thể gắn vào trong xe hơi, rất tiện lợi cho người sử dụng thời bấy giờ).

Ra mắt vào năm 1967, "Carry phone" được coi là chiếc điện thoại "di động" đầu tiên, là một bước tiến gần hơn tới mẫu điện thoại di động nguyên bản. Tuy nhiên, dù gọi là di động nhưng đó vẫn chỉ là một hộp máy to và nặng từ 4 đến 5 kg.

Vào ngày 3 tháng 4 năm 1973, mẫu điện thoại cầm tay đầu tiên - Motorola Dyna Tac do nhà phát minh Martin Cooper của hãng sáng chế được “trình làng” thực sự đã làm công chúng kinh ngạc và đầy sửng sốt. Tuy nhiên, khi đó chúng đơn thuần là một màn trình diễn cơng nghệ mới chứ chưa thể được dùng để thay thế hoàn tồn cho điện thoại cố định. Hình dáng ban đầu của chúng trông giống như một “cục gạch” nặng nề với hình dáng thơ kệch và vơ cùng bất tiện khi

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

mang theo mình. Từ đó đến nay trải qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển, điện thoại di động ngày càng trở nên phổ biến và không thể thiếu được trong cuộc sống con người. Chúng không ngừng được thay đổi, cải tiến trong công nghệ cũng như kiểu dáng.

Đặc biệt là vào năm 2007, hãng Apple đã “trình làng” chiếc điện thoại Iphone, sự ra đời này đánh dấu sự sáng tạo đột phá về kiểu dáng với nét đặc trưng là màn hình cảm ứng siêu nhạy giúp người sử dụng có thể thao tác dễ dàng chỉ bằng việc “lướt” nhẹ các ngón tay. Iphone đã tạo nên một cơn sốt chưa từng có và chính thức khởi đầu cho cuộc chạy đua cạnh tranh khốc liệt trong phân khúc dịng điện thoại thơng minh (Kenh14.vn, 2011).

<b>2.1.2 Phân khúc thị trường </b>

<i><b>2.1.2.1 Khái niệm về phân khúc thị trường </b></i>

Phân khúc thị trường từ lâu đã được coi là một trong những khái niệm cơ bản nhất của marketing hiện đại (Wind, 1978). Khái niệm về phân khúc thị trường lần đầu tiên được đưa ra vào giữa những năm 1956 bởi Wendell Smith, một giáo sư tiếp thị người Mỹ. Theo đó, phân khúc là việc dựa vào nhu cầu của thị trường để điều chỉnh sản phẩm cũng như đưa ra những phương pháp tiếp thị một cách hợp lý hơn để hướng tới người tiêu dùng hoặc những yêu cầu của họ (Smith, 1956). Lamb (2003) cũng đã định nghĩa “Phân khúc thị trường là chia thị trường thành các nhóm người mua nhỏ với những nhu cầu, đặc điểm hoặc hành vi riêng biệt.”. Bên cạnh đó, Kotler (2003) cũng đã nhận định “Phân khúc thị trường được định nghĩa như là một quá trình phân chia thị trường tổng thể thành nhiều nhóm khách hàng khác nhau theo những tiêu thức nhất định sao cho mỗi nhóm gồm những khách hàng có những đặc điểm chung, có nhu cầu và hành vi mua giống nhau”.

Tóm lại, phân khúc thị trường là việc chia nhỏ thị trường thành các nhóm nhỏ khách hàng đồng nhất, nơi mà bất kỳ nhóm nhỏ khách hàng nào được chọn làm thị trường mục tiêu đều sẽ cần có một chiến lược tiếp thị riêng biệt. Phân khúc thị trường là bước đầu tiên để xác định và lựa chọn thị trường mục tiêu để theo đuổi. Về cơ bản, hành động phân khúc thị trường là quá trình chia một thị trường tổng thể thành hai hoặc nhiều nhóm người tiêu dùng. Mỗi nhóm (hoặc phân khúc thị trường) cần giống nhau về các đặc tính hoặc nhu cầu về một sản phẩm nhất định (Abhishek, 2017).

<i><b>2.1.2.2 Lợi ích của phân khúc thị trường </b></i>

Phân khúc thị trường cho phép các cơng ty nhắm mục tiêu đến các nhóm người tiêu dùng khác nhau, từ đó đưa ra quyết định phân khúc khách hàng tiềm

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

năng nào mà công ty sẽ tập trung vào, điều này giúp công ty chọn lọc hơn về đối tượng mà họ đang tiếp thị sản phẩm của mình đồng thời thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng tiềm năng của họ. Tóm lại, phân khúc thị trường là một việc làm quan trọng đối với việc đảm bảo sự thành công chung của một công ty (Abhishek, 2017).

Lunn (1978) đã xác định bốn lợi ích của vấn đề tiếp thị sẽ thường được giải quyết thông qua nghiên cứu phân khúc thị trường, đó là:

<b>Xác định thị trường: Phân khúc thị trường giúp cơng ty biết được khách </b>

hàng mục tiêu của mình là ai, độ tuổi, vị trí, thói quen mua hàng của họ như thế nào, từ đó đưa ra những chiến lược tiếp thị hiệu quả nhằm tăng tỷ lệ mua của người mua hiện tại hoặc thu hút một nhóm khách hàng mới.

<b>Để hợp lý hóa các chính sách đối với các thương hiệu và sản phẩm hiện có: Phân khúc thị trường giúp cơng ty khơng ngừng tìm cách đề ra các </b>

chiến lược tối ưu cho các sản phẩm của mình. Mục tiêu có thể là cải thiện thị phần, làm suy yếu vị trí của một đối thủ cạnh tranh chính, hoặc bảo vệ thương hiệu khỏi hoạt động cạnh tranh.

<b>Định vị phạm vi phục vụ của các dòng sản phẩm: Trong một thị trường </b>

có nhiều phân khúc người tiêu dùng khác nhau, công ty không thể phục vụ hàng loạt các nhóm khách hàng khác nhau, phân khúc thị trường sẽ giúp công ty xác định nên tập trung vào phân khúc nào và đồng thời giảm thiểu dòng sản phẩm nào.

<b>Khắc phục những khoảng trống trên thị trường, mang lại cơ hội cho sản phẩm mới: Mục đích của phân khúc thị trường cũng nhằm xác định các </b>

phân khúc khách hàng có nhu cầu không được đáp ứng bởi bất kỳ thương hiệu hiện có. Những nhu cầu này có thể được đáp ứng bằng cách tung ra một sản phẩm hoặc bằng cách thay đổi một sản phẩm hiện có.

<i><b>2.1.2.3 Các tiêu chí để phân khúc thị trường </b></i>

<i><b>A. Các tiêu chí phân khúc thị trường của Philip Kotler </b></i>

Theo Kotler (2003), các tiêu chí để phân khúc thị trường bao gồm các nhóm: Phân khúc theo nhân khẩu học, phân khúc theo tâm lý, phân khúc theo hành vi và phân khúc theo khu vực địa lý.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<i><small>Nguồn: Kotler, 2003</small></i>

Hình 2.1 Các tiêu chí phân khúc thị trường của Kotler

<b>a. Phân khúc theo nhân khẩu học </b>

Phân khúc nhân khẩu học phân chia thị trường thông qua các biến số như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, quy mơ gia đình, nghề nghiệp, dân tộc, thu nhập, tình trạng hơn nhân, quốc tịch, tôn giáo,… Khách hàng ở những đặc điểm nhân khẩu học khác nhau sẽ có những đặc điểm tâm sinh lý, cách nhìn nhận vấn đề, động cơ, thói quen, quan điểm khác nhau, điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi mua hàng của họ.

Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học là hình thức phân khúc cơ bản nhất. Kết hợp phân khúc nhân khẩu học với các loại phân khúc khác có thể giúp nhà tiếp thị thu hẹp thị trường mục tiêu của doanh nghiệp rất nhiều. Một lợi ích của loại phân khúc này là thông tin tương đối dễ dàng thu thập và chi phí thấp.

<b>b. Phân khúc theo tâm lý </b>

Phân khúc theo tâm lý học tập trung vào những đặc điểm nội tại mà khách hàng mục tiêu sở hữu. Các đặc điểm tâm lý có thể bao gồm đặc điểm tính cách, sở thích, thái độ, tầng lớp xã hội,…

<b>Tính cách: tính cách bao gồm những đặc tính cá nhân cho phép người tiêu </b>

dùng phản ứng lại thế giới xung quanh. Đây là một tiêu thức rất phổ biến trong phân khúc thị trường vì mang tính chất quyết định đến hành vi mua của khách

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>Sở thích: sở thích là khuynh hướng lựa chọn và sự ưa chuộng đặc biệt từ </b>

phía khách hàng. Sở thích từ lâu đã là một tiêu thức quan trọng trong việc ra quyết định mua hàng của khách hàng.

<b>Thái độ: thái độ là cách thức con người suy nghĩ, cảm nhận và hành động, </b>

là niềm tin, kiến thức, tình cảm và cả hành động của khách hàng về một sự vật hay hiện tượng nào đó.

<b>Tầng lớp xã hội: trong xã hội có nhiều tầng lớp và mỗi tầng lớp đều có </b>

sự khác biệt về tâm lý tiêu dùng. Thực tế cho thấy có rất nhiều sự khác biệt giữa hành vi mua sắm giữa tầng lớp bình dân, trung lưu và tầng lớp thượng lưu.

So với phân khúc theo nhân khẩu học, phân khúc thị trường theo tâm lý có thể là một cách phân khúc thị trường khó xác định hơn. Tuy nhiên, một khi phân khúc thị trường theo tâm lý được nghiên cứu một cách hiệu quả, nó sẽ cung cấp cho các nhà tiếp thị những hiểu biết sâu sắc hơn về đối tượng khách hàng mục tiêu của họ.

<b>c. Phân khúc theo hành vi </b>

Người ta cũng có thể phân khúc thị trường dựa trên hành vi của người tiêu dùng, đặc biệt là các hành vi liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của chính mình. Việc phân chia đối tượng dựa trên các hành vi mà họ bộc lộ cho phép doanh nghiệp tạo ra thông điệp phục vụ cho những hành vi đó. Có nhiều hành động doanh nghiệp có thể xem xét liên quan đến cách một người tiêu dùng nào đó tương tác với sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của mình, cụ thể như: hình thức mua của người dùng, thói quen chi tiêu, thói quen mua hàng, sự trung thành với thương hiệu, số lần sử dụng, lợi ích được tìm kiếm,…

<b>d. Phân khúc theo khu vực địa lý </b>

Phân khúc theo địa lý là kiểu phân khúc thị trường đơn giản nhất, kiểu phân khúc này nhắm mục tiêu khách hàng dựa trên biên giới địa lý được xác định trước. Sở thích, nhu cầu, thị hiếu của khách hàng có sự khác nhau đáng kể ở các thành phố khác nhau, các vùng khác nhau và giữa các quốc gia khác nhau. Nhà tiếp thị cũng có thể xác định người tiêu dùng mục tiêu dựa trên các đặc điểm của khu vực họ sinh sống, chẳng hạn như khí hậu, mật độ dân số và khu vực thành thị, ngoại ô hay nông thôn,…

<i><b>B. Phân khúc thị trường theo lợi ích </b></i>

Theo Haley (1968), một cách tiếp cận khác để phân khúc thị trường chính là xác định các yếu tố nguyên nhân thay vì các yếu tố mơ tả, có thể được gọi là “phân khúc theo lợi ích”. Nền tảng cho chiến lược phân khúc này là những lợi ích mà khách hàng đang tìm kiếm khi tiêu thụ một sản phẩm nào đó chính là lý

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

do cơ bản cho sự tồn tại của các phân khúc thị trường. Kinh nghiệm với cách tiếp cận này cho thấy rằng lợi ích mà người tiêu dùng tìm kiếm xác định hành vi của họ chính xác hơn nhiều so với đặc điểm nhân khẩu học hoặc khối lượng tiêu thụ sản phẩm.

Qua nghiên cứu, Haley cũng đã đưa bộ tiêu chí để phân khúc thị trường theo lợi ích bao gồm các nhóm như sau:

<b>The Status seeker (Người tìm kiếm): là một nhóm quan tâm nhiều đến </b>

uy tín của các thương hiệu đã mua.

<b>The Swinger (Người theo xu hướng): một nhóm cố gắng trở nên hiện </b>

đại và cập nhật theo xu hướng trong tất cả các hoạt động của mình. Sự lựa chọn thương hiệu phản ánh định hướng này.

<b>The Conservative (Người bảo thủ): một nhóm thích gắn bó với các </b>

thương hiệu lớn.

<b>The Rational Man (Người có lý trí): một nhóm tìm kiếm các lợi ích về </b>

kinh tế, giá trị, độ bền của sản phẩm,…

<b>The Innerdirected Man (Người hướng nội): một nhóm đặc biệt quan </b>

tâm đến quan niệm bản thân khi mua sắm.

<b>The Hedonist (Người theo chủ nghĩa khoái lạc): một nhóm quan tâm </b>

chủ yếu đến lợi ích về mặt cảm quan.

<i><b>2.1.2.4 Mơ hình nghiên cứu </b></i>

Từ lý thuyết các tiêu chí phân khúc thị trường của Kotler (2003) và các bài nghiên cứu của Hồ Bạch Nhật và Hồ Hữu Ngẫm (2020), Lưu Tiến Thuận (2017), nghiên cứu đã xác định dựa vào tiêu chí tâm lý và tiêu chí hành vi để phân khúc thị trường sản phẩm điện thoại thông minh Samsung tại thành phố Cần Thơ (gồm 5 nhân tố) cùng với đó là mơ tả các đặc điểm dựa vào tiêu chí nhân khẩu học. Các tiêu chí nhân khẩu học bao gồm các nhân tố: Giới tính, độ tuổi, tình trạng hơn nhân, thu nhập, nghề nghiệp sẽ giúp nhận diện được những phân lớp khách hàng khác nhau có đánh giá khác nhau về sản phẩm. Nghiên cứu tiến hành đo lường những đặc điểm mà khách hàng quan tâm thông qua sự cảm nhận của khách hàng về sản phẩm điện thoại thông minh Samsung thông qua các nhân tố thuộc tiêu chí tâm lý và tiêu chí hành vi như: Thương hiệu; Sự tiện nghi; Sự phù hợp về kinh tế; Tính năng và mẫu mã của sản phẩm; và Dịch vụ hậu mãi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i><small>Nguồn: Kotler, 2003; Hồ Bạch Nhật và Hồ Hữu Ngẫm, 2020; Lưu Tiến Thuận, 2017 </small></i>

Hình 2.2 Mơ hình nghiên cứu Phân khúc thị trường sản phẩm điện thoại thông minh Samsung tại thành phố Cần Thơ

<b>2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu </b>

<i><b>2.2.1.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp </b></i>

Các lý thuyết sử dụng trong luận văn được thu thập từ các nguồn: Sách, báo, các bài nghiên cứu khoa học có liên quan.

Các số liệu thứ cấp về vị trí địa lý, tình hình phát triển kinh tế - xã hội được lấy từ thống kê của Tổng Cục Thống kê, Niên giám thống kê của Cục Thống kê thành phố Cần Thơ,…

Ngoài ra, các thơng tin trong luận văn cịn được tổng hợp từ các website như: ,

<i><b>2.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp </b></i>

<b>Chọn vùng thu thập số liệu: Do hạn chế về nhân sự và kinh phí tham gia </b>

khảo sát nên tác giả quyết định tiến hành thu thập số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi đối với đối tượng là khách hàng đã hoặc đang sử dụng sản phẩm điện thoại thông minh Samsung tại 3 quận, huyện trung tâm của thành phố Cần Thơ là quận Ninh Kiều, quận Cái Răng và huyện Phong

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Điền. Đây đều là những nơi tập trung đơng dân cư, vị trí địa lý thuận lợi, nên nghiên cứu tại các địa phương này sẽ mang tính đại diện cao để có thể suy ra cho toàn thành phố Cần Thơ.

<b>Phương pháp chọn mẫu: phương pháp chọn mẫu được sử dụng là phương </b>

pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Đây là phương pháp chọn mẫu mà trong đó các cá thể được lựa chọn ngẫu nhiên, mỗi cá thể trong quần thể nghiên cứu đều có cơ hội được lựa chọn ngang nhau và không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người nghiên cứu.

<b>Bảng câu hỏi: Bảng câu hỏi được thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ, </b>

đây là thang đo được sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu. Bảng câu hỏi được xây dựng trên thang đo Likert 5 mức độ, trong đó “1” đại diện cho “Hồn tồn khơng đồng ý” và “5” đại diện cho “Hoàn toàn đồng ý” (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Bảng câu hỏi gồm 3 phần chính là phần sàng lọc, phần thơng tin cá nhân và phần nội dung chính. Các câu hỏi trong bảng câu hỏi được tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây (Chow và cộng sự, 2012; Liao, Yu-Jui, 2012; Lưu Tiến Thuận, 2017) và được sửa đổi để phù hợp với mục tiêu đề tài. Bảng câu hỏi sẽ được phân phối đến các đối tượng bằng cách khảo sát trực tiếp. Thời gian thực hiện mỗi bảng khảo sát từ 10 đến 15 phút.

Bảng 2.1: Mơ tả các biến có trong bảng khảo sát

Tiêu chí Tên biến Nội dung Nguồn tham

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Tiêu chí Tên biến Nội dung Nguồn tham Q26 Được tặng kèm voucher cho

lần mua tiếp theo

Xác định cỡ mẫu là xác định số lượng đơn vị điều tra trong tổng thể mẫu để tiến hành thu thập số liệu. Yêu cầu của cỡ mẫu là vừa đủ để vừa đảm bảo độ tin cậy cần thiết của số liệu điều tra vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện về nhân lực, kinh phí và có thể thực hiện được, tức là có tính khả thi.

Theo Yamane Taro (1967), việc xác định kích thước trong trường hợp không biết tổng thể sẽ dựa vào công thức như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

𝑛 = 𝑍<sup>2</sup>×<sup>𝑝 × (1 − 𝑝)</sup> 𝑒<small>2</small> (2.1) Trong đó:

<i>n: kích thước mẫu cần xác định. </i>

<i>Z: giá trị tra bảng phân phối Z dựa vào độ tin cậy lựa chọn. </i>

<i>p: tỷ lệ ước lượng cỡ mẫu n thành công. Thường chúng ta chọn p = 0,5 để </i>

tích số p(1-p) là lớn nhất, điều này đảm bảo an toàn cho mẫu n ước lượng.

<i>e: sai số cho phép. Thường ba tỷ lệ sai số hay sử dụng là: ±0,01 (1%), </i>

±0,05 (5%), ±0,1 (10%), trong đó mức phổ biến nhất là ±0,05.

Trong đề tài này tác giả lựa chọn độ tin cậy là 90% tương đương với Z = 1,645, tỷ lệ ước lượng mẫu thành công p = 0,5 và sai số cho phép là 10%, áp dụng vào cơng thức 2.1, ta có:

𝑛 = 1,645<sup>2</sup>×<sup>0,5 × (1 − 0,5)</sup>

0,1<small>2</small> <i>= 67,65 </i>

Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu cần thu thập là 68 mẫu. Tuy nhiên, để dự trù những quan sát không đạt yêu cầu, tác giả đã quyết định lựa chọn kích thước mẫu là 95 và tiến hành khảo sát 95 đối tượng.

<i><b>b. Phương pháp chọn mẫu </b></i>

Đầu tiên, đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo vùng địa lý để thu thập số liệu sơ cấp. Nhằm tăng tính đại diện về phân tầng theo vùng địa lý, số quan sát dự kiến thu thập sẽ được khảo sát dựa vào quy mô dân số theo 3 quận, huyện là quận Ninh Kiều, quận Cái Răng và huyện Phong Điền. Bảng 2.2 trình bày chi tiết kích cỡ mẫu dự kiến được phân tầng theo vùng

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Để tiếp tục thực hiện nghiên cứu này, tác giả tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Tuy nhiên, vì khơng có được danh sách tất cả các cá thể trong quần thể đang sinh sống, học tập và làm việc ở quận Ninh Kiều, quận Cái Răng và huyện Phong Điền nên tác giả đã xác định một quy luật trước khi tiến hành chọn mẫu: Tác giả có mặt tại các trung tâm thương mại và cửa hàng điện thoại di động lớn trên địa bàn quận Ninh Kiều, quận Cái Răng và huyện Phong Điền vào lúc 19 giờ - 21 giờ tối các ngày trong tuần. Bắt đầu từ thời điểm 19 giờ tối, khách hàng đầu tiên vào đến cửa các trung tâm thương mại, cửa hàng điện thoại di động rẻ sang hướng phải sẽ được chọn làm đối tượng khảo sát đầu tiên, sau đó, cứ cách 2 khách hàng tiếp theo vào cửa rẻ sang hướng phải tác giả sẽ chọn 1 đối tượng làm khảo sát, các khách hàng rẻ sang hướng trái sẽ được bỏ qua, không tham gia vào khảo sát. Cứ tiến hành khảo sát theo quy luật trên cho đến khi đủ số lượng cần khảo sát thì dừng lại.

<b>2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu </b>

Để phân tích kết quả khảo sát thì kỹ thuật phân tích được sử dụng bao gồm: Phân tích thống kê mơ tả và Phân tích cụm (Cluster analysis).

<i><b>2.2.2.1 Phân tích thống kê mơ tả </b></i>

Thống kê là tổng hợp các phương pháp lý thuyết và ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên những số liệu và thông tin thu

<i><b>thập được. </b></i>

Thống kê mô tả là một trong hai chức năng của thống kê (thống kê mô tả và thống kê ứng dụng). Thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phương pháp đo lường, mơ tả và trình bày số liệu bằng các phép tính và các chỉ số thống kê thơng thường như số trung bình, số trung vị, phương sai, độ lệch chuẩn,… cho các biến số liên tục và các tỷ số cho các biên số không liên tục để mô tả thực trạng vấn đề cần nghiên cứu.

Một số khái niệm:

<b>Giá trị trung bình: Bằng tổng tất cả các giá trị biến quan sát chia cho số </b>

quan sát.

<b>Số trung vị: Là giá trị của biến đứng giữa của một dãy số đã được sắp xếp </b>

theo thứ tự tăng hay giảm dần. Số trung vị chia dãy số làm hai phần, mỗi phần có số quan sát bằng nhau.

<b>Mode: Là giá trị có tần số xuất hiện cao nhất cao nhất trong tổng số hay </b>

trong một dãy số phân phối.

<b>Phương sai: Là trung bình giữa bình phương các độ lệch giữa các biến và </b>

trung bình của các biến đó.

<b>Độ lệch chuẩn: Là căn bậc hai của phương sai. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Cụ thể trong đề tài này, tác giả mơ tả về giới tính, độ tuổi, học vấn, tình

<i><b>trạng hôn nhân, thu nhập, nghề nghiệp, hành vi mua sắm của khách hàng. </b></i>

<i><b>2.2.2.2 Phân tích cụm (Cluster analysis) </b></i>

Phân tích cụm (Cluster analysis) là tên của một nhóm các kỹ thuật đa biến có mục tiêu chính là phân loại các đơn vị dựa vào một số các đặc tính của chúng. Các kỹ thuật này nhận diện và phân loại các đối tượng hay các biến sao cho các đối tượng trong cùng một cụm tương tự nhau xét theo các đặc tính được chọn để nghiên cứu. Nội bộ trong các cụm sẽ đồng nhất cao trong khi giữa chúng có sự khác biệt lớn. Vì vậy nếu phân loại thành cơng thì các đối tượng trong cùng một cụm sẽ nằm gần với nhau và các đối tượng khác cụm sẽ nằm cách xa nhau khi được diễn tả trên đồ thị.

Mục tiêu của phân tích cụm là nhóm các đối tượng giống nhau lại, cho nên cần phải có một thước đo nào đó để đánh giá mức độ giống nhau hay khác nhau của các đối tượng. Phương pháp thông thường nhất là đo lường mức độ giống nhau bằng khoảng cách giữa hai đối tượng trong một cặp đối tượng. Các đối tượng có khoảng cách giữa chúng nhỏ thì giống nhau hơn là các đối tượng có khoảng cách giữa chúng lớn. Có nhiều cách để tính tốn khoảng cách giữa hai đối tượng. Thước đo giống nhau được sử dụng phổ biến nhất là khoảng cách Eculid hay khoảng cách Eculid bình phương. Khoảng cách Eculid là căn bậc hai của tổng các độ lệch bình phương của các giá trị trên từng biến của hai đối tượng. Về cơ bản, nó là chiều dài của đường thẳng nối hai đối tượng (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Thủ tục phân cụm được chia thành hai loại là thủ tục theo thứ bậc và thủ tục không theo thứ bậc (K-mean), trong đó:

<b>Phân cụm thứ bậc: Là thủ tục được xây dựng theo một cấu trúc thứ bậc </b>

hay dạng cây. Phương pháp này có thể tiến hành theo cách tích tụ (bao gồm: Phương pháp phân tích cụm tích tụ dựa vào khoảng cách liên kết; Phương pháp phân tích cụm tích tụ dựa vào phương sai – thủ tục Ward; Phương pháp phân tích cụm tích tụ dựa vào khoảng cách trung tâm) hoặc theo cách phân chia ra.

<b>Phân cụm không thứ bậc (K-mean): gồm có phương pháp bắt đầu tuần </b>

tự, bắt đầu song song và phân chia tối ưu.

<b>- Phương pháp bắt đầu tuần tự: quá trình bắt đầu từ một hạt giống cụm </b>

(trung tâm cụm) được chọn và tất cả các đối tượng cách hạt giống này trong một khoảng cách đã được định trước sẽ nhập vào cụm này. Sau đó chọn tiếp một hạt giống mới và quá trình được tiếp tục với các phần tử còn lại. Một khi một phần

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

tử đã được xếp vào trong một cụm rồi, thì trong những lần tiếp theo ta sẽ khơng xét đến nó nữa.

<b>- Phương pháp bắt đầu song song: tương tự như phương pháp bắt đầu </b>

tuần tự nhưng nhiều hạt giống được chọn và quá trình được hành song song. Một phần tử có khoảng cách so với các cụm nhỏ hơn một khoảng cách đã định trước sẽ được nhập vào cụm mà khoảng cách giữa nó và hạt giống của cụm là nhỏ nhất.

<b>- Phương pháp phân chia tối ưu: thủ tục này khác với hai phương pháp </b>

trên ở chỗ các đối tượng sau khi được phân vào một cụm nào đó có thể sẽ được phân lại vào các cụm khác để thỏa một tiêu chuẩn tối ưu toàn bộ (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Trong nghiên cứu này tác giả sẽ sử dụng thủ tục Ward và K-mean theo phương pháp phân chia tối ưu để xác định số phân khúc thị trường sản phẩm điện thoại thông minh Samsung tại thành phố Cần Thơ. Đầu tiên tác giả sử dụng phân cụm thứ bậc (thủ tục Ward) để tìm ra kết quả ban đầu, sau đó số cụm và các trung tâm cụm của kết quả này được sử dụng làm thông tin ban đầu để áp dụng phương pháp phân chia tối ưu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>CHƯƠNG 3 </b>

<b>TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH </b>

<b>SAMSUNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ </b>

<b>3.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGHIÊN CỨU </b>

<b>3.1.1 Vị trí địa lý </b>

Thành phố Cần Thơ nằm ở vùng hạ lưu của sông Mekong và ở vị trí trung tâm của đồng bằng sơng Cửu Long, là thành phố nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm cách Hà Nội 1.877 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km, cách thành phố Cà Mau hơn 150 km, cách Rạch Giá gần 120 km, cách biển Đông 75 km theo đường nam sông Hậu (quốc lộ 91C), Cần Thơ có tọa độ địa lý 105°13’38" – 105°50’35" kinh độ Đông và 9°55’08" – 10°19’38" vĩ độ Bắc, trải dài trên 60 km dọc bờ Tây sơng Hậu, có vị trí địa lý: phía Bắc giáp An Giang, phía Đơng giáp Đồng Tháp và Vĩnh Long, phía Tây giáp Kiên Giang, phía Nam giáp Hậu Giang.

Cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên là 1440,4 km<small>2</small>, chiếm 3,49% diện tích toàn vùng và dân số vào khoảng 1247,0 nghìn người (Tổng Cục Thống Kê, 2021). Diện tích nội thành là 53 km². Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương lớn thứ 4 của cả nước về diện tích và dân số, lớn thứ 5 về kinh tế, cũng là thành phố hiện đại và lớn nhất của cả vùng Đồng bằng sơng Cửu Long (Bách khoa tồn thư mở - Wikipedia).

Về tổ chức hành chính, Cần Thơ gồm 5 quận (Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ơ Mơn và Thốt Nốt) và 4 huyện (Phong Điền, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai) với 85 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ, 2021).

<b>3.1.2 Điều kiện tự nhiên </b>

Cần Thơ nằm tồn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa sông Mekong bồi đắp và được bồi lắng thường xuyên qua nguồn nước có phù sa của dịng sơng Hậu. Địa chất trong thành phố được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sơng Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50 mét có hai loại trầm tích là Holocen (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ).

Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông, ngư nghiệp, với độ cao trung bình khoảng 1 - 2 m dốc từ đất giồng ven sông Hậu, và sơng Cần Thơ thấp dần về phía nội đồng tức là từ phía đơng bắc sang phía tây nam. Bên cạnh đó, thành phố cịn có các cồn và cù lao trên sông Hậu

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

như Cồn Ấu, Cồn Khương, Cồn Sơn, Cù lao Tân Lập. Cần Thơ có 3 dạng địa hình chính là địa hình ven sơng Hậu hình thành dải đất cao là đê tự nhiên và các cù lao ven sơng Hậu.

Ngồi ra do nằm cạnh sơng lớn, Cần Thơ có mạng lưới sơng, kênh rạch khá chằng chịt. Vùng tứ giác Long Xuyên thấp trũng, chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp hàng năm. Đồng bằng châu thổ chịu ảnh hưởng triều cùng lũ cuối vụ.

Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, khơng có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài dao động từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28 °C, số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 2.249,2 h, lượng mưa trung bình năm đạt 2000 mm. Độ ẩm trung bình năm dao động từ 82% - 87%. Do chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm (Bách khoa tồn thư mở - Wikipedia).

<b>3.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đầu năm 2022 </b>

Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ 8 tháng đầu năm 2022 có những chuyển biến khá tích cực ở hầu hết các lĩnh vực sau 1 năm chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 như: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 23,77% so cùng kỳ; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 8,04% so với cùng kỳ năm trước; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng có mức tăng đột biến với mức tăng 40,80% so cùng kỳ, các hoạt động bán lẻ, dịch vụ khác sôi động như dịch vụ vui chơi, giải trí; hoạt động khách sạn, nhà hàng và du lịch lữ hành,…; sản xuất nông nghiệp thuận lợi, sản lượng lương thực, rau màu, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản ổn định đáp ứng được nhu cầu về an ninh lương thực, nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu. Ngoài lý do cùng kỳ năm trước do dịch bệnh, thành phố thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh theo Chỉ thị 15, 16 của Chính phủ nên các hoạt động kinh tế bị ngưng trệ, năm nay các hoạt động kinh tế đã trở lại bình thường nên có các chỉ số so sánh tăng cao, đồng thời là thành quả của công tác quản lý, điều hành quyết liệt, hiệu quả của chính quyền địa phương cũng như nỗ lực vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh để phục hồi và phát triển trong điều kiện mới (Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ, 2022).

<b>a) Sản xuất nông nghiệp </b>

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 8 tháng đầu năm trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp đã ít nhiều gây khó khăn cho việc thu hoạch lúa của nông dân. Tuy nhiên, với sự quan tâm hỗ trợ tích cực của ngành chức năng và chủ động của nơng dân, nhìn chung các diện tích lúa hè thu trên địa bàn thành

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

phố đã và đang được thu hoạch và tiêu thụ kịp thời; tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp, gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng theo hướng ưu tiên phát triển dịch vụ nơng nghiệp ở trình độ cao, đưa công nghệ sạch vào sản xuất, đẩy mạnh xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, quy hoạch xây dựng vùng sản xuất giống cho các sản phẩm chủ lực của thành phố gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tạo thành chuỗi giá trị khép kín.

<b>b) Sản xuất cơng nghiệp </b>

Tình hình hoạt động sản xuất cơng nghiệp trên địa bàn thành phố có nhiều chuyển biến tích cực. Hiện hầu hết các doanh nghiệp đã hoạt động trở lại bình thường và nỗ lực ổn định, phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh thích ứng với tình hình mới, tại các doanh nghiệp đã đạt được kết quả khả quan, sản lượng sản xuất cơng nghiệp tăng trưởng khá. Tính chung 8 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 23,77% so cùng kỳ năm trước.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tháng 8/2022, tăng 5,88% so tháng trước và tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ.

<b>c) Thương mại, dịch vụ, du lịch </b>

Thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, phối hợp theo dõi diễn biến thị trường, tăng cường hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn thành phố vào vụ thu hoạch khơng có đầu ra do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Đồng thời, tháng 8/2022 là thời điểm các cơ sở sản xuất kinh doanh tập trung cung ứng các mặt hàng thực phẩm chuẩn bị Tết Trung thu, vì thế từ đầu tháng Thành phố đã ban hành kế hoạch triển khai công tác kiểm tra chuyên ngành, liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm ngăn chặn các trường hợp vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tháng 8/2022, tổng mức bán ra hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước đạt 17.163,85 tỷ đồng, tăng 2,75% so với tháng trước và tăng 91,94% so với cùng kỳ. Tính chung 8 tháng năm 2022, ước đạt 125.530,14 tỷ đồng, tăng 34,61% so với cùng kỳ.

Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2022, ước đạt 10.340,92 tỷ đồng, tăng 1,66% so với tháng trước và tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ. Tính chung 8 tháng năm 2022, ước đạt 76.339,84 tỷ đồng, tăng 40,80% so với cùng kỳ.

<b>d) Y tế </b>

Ngành Y tế tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trong tình hình mới theo phương châm thích ứng an tồn, linh hoạt, cụ thể: Triển khai ứng phó với các biến chủng mới của vi rút SARS-CoV-2 trên địa bàn thành phố Cần

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Thơ. Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch triển khai ứng phó với các biến chủng mới của vi rút SARS-CoV-2 trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tích cực triển khai tiêm vắc xin phịng Covid-19. Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 09/8/2022 về việc tổ chức tháng cao điểm tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 năm 2022 (Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ, 2022).

<b>e) Giao thông vận tải, bưu chính viễn thơng </b>

Thành phố tiếp tục rà sốt tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong vận chuyển hàng hóa liên tỉnh, nội thành phố, tăng cường phịng, chống dịch tại điểm xuất phát, điểm đến. Điều phối hoạt động tại các điểm tập kết hàng hóa, các bến xe, bến cảng, để nhanh chóng giải phóng lượng hàng tồn tại các bãi tập kết và duy trì lưu thơng hàng hóa.

Trong tháng 8/2022, tổng doanh thu vận tải, kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính, chuyển phát ước đạt 282,16 tỷ đồng, tăng 2,08% so tháng trước và tăng hơn 3 lần so cùng kỳ. Tính chung 8 tháng ước đạt 2.131,27 tỷ đồng, tăng 24,86% so cùng kỳ năm trước, cụ thể: Doanh thu vận tải hành khách ước đạt 455,95 tỷ đồng, tăng 34,74% so với cùng kỳ năm 2021; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 1.235,91 tỷ đồng, tăng 21,64% so với cùng kỳ; dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 396,05 tỷ đồng, tăng 26,28%; bưu chính, chuyển phát ước đạt 43,36 tỷ đồng, tăng 11,40% so cùng kỳ năm trước.

<b>3.2 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH SAMSUNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM </b>

<b>3.2.1 Thực trạng thị trường điện thoại thông minh Samsung trên thế giới </b>

Môi trường kinh doanh điện thoại thơng minh tồn cầu đã gặp phải nhiều thách thức trong những tháng đầu năm 2022 vì nhiều lý do như: sự gia tăng của biến thể Omicron, Trung Quốc thực hiện giãn cách xã hội diện rộng, ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine, nhu cầu theo mùa giảm,… Tất cả đều góp phần dẫn đến sự sụt giảm trong doanh số bán điện thoại thơng minh trên tồn

<b>thế giới. Counterpoint Research báo cáo thị trường điện thoại thơng minh tồn </b>

cầu đã giảm 10% xuống chỉ còn 294,5 triệu chiếc trong quý II/2022 do tình hình kinh tế thế giới không thuận lợi và nhu cầu người dùng đang chậm lại. Đây là lần đầu tiên lượng điện thoại thông minh xuất xưởng hàng quý giảm xuống dưới 300 triệu chiếc kể từ quý II/2020 – giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<i><small>Nguồn: Counterpoint Research</small></i>

Hình 3.1 Thị trường điện thoại thơng minh toàn cầu quý II/2022 Samsung là thương hiệu điện thoại thông minh hàng đầu duy nhất tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2021. Theo đó, hãng đã tăng 8% lượng xuất xưởng điện thoại thông minh theo năm và tăng 3 điểm phần trăm thị phần lên 21%. Tuy nhiên, với lượng hàng xuất xưởng nhiều nhưng lượng hàng bán lại thấp hơn đã dẫn đến lượng hàng tồn kho của Samsung cao, đặc biệt là ở phân khúc giá trung bình và cao.

<i><small>Nguồn: Counterpoint Research</small></i>

Hình 3.2 Thị phần điện thoại thơng minh tồn cầu q II/2022

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Giới quan sát thị trường nhận định, trong thời gian tới, Samsung vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn khi dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến khó lường, nhiều đối tác sản xuất linh kiện ở Trung Quốc phải đóng cửa nhà máy để tuân thủ yêu cầu chống dịch của địa phương. Điều này đang gây áp lực lên kế hoạch mở rộng toàn cầu của họ khi họ đang cố gắng đối phó với sự suy thối tại thị trường quê nhà (Báo điện tử VTV, 2022).

<b>3.2.2 Thực trạng thị trường điện thoại thông minh Samsung tại Việt Nam </b>

Thị trường điện thoại di động tại Việt Nam được đánh giá tương đối khác biệt so với phần còn lại của ASEAN. Nguyên nhân là do thị trường bị chi phối bởi các chuỗi cửa hàng di động lớn. Điều này có thể khiến cho các đại lý nhỏ hơn khó có thể cạnh tranh. Mặt khác, những chuỗi cửa hàng này tạo sự khác biệt bằng dịch vụ mua hàng trước và sau, hoặc hợp tác với nhà cung cấp để mở các cửa hàng độc quyền.

Đại dịch COVID-19 đã khiến Việt Nam phải trải qua khoảng thời gian giãn cách kéo dài trong năm 2021. Nhiều cửa hàng và trung tâm thương mại đóng cửa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường điện thoại thông minh. Tuy nhiên, thị trường điện thoại thông minh đã dần sôi động trở lại trong quý cuối cùng của năm 2021. Nhu cầu của người dùng bị dồn nén trong thời gian dài đã giúp cho các cửa hàng phục hồi doanh số. Theo báo cáo mới nhất từ International Data Corporation (IDC), lượng điện thoại thông minh bán ra tại Việt Nam trong năm 2021 đã tăng 11,9%, lên mức 15,9 triệu thiết bị. Samsung vẫn là nhà sản xuất đứng đầu tại thị trường Việt Nam với 33% thị phần. Thương hiệu này đã xuất xưởng 5,3 triệu chiếc điện thoại tại thị trường Việt Nam trong năm 2021, tăng 27,1%. Thành công này đến từ sự tăng trưởng mạnh mẽ trong danh mục các thiết bị giá rẻ của hãng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Bảng 3.1: Số lượng điện thoại thông minh xuất xưởng và thị phần điện thoại thông minh tại Việt Nam trong giai đoạn 2020 - 2021

<i><small>Nguồn: International Data Corporation (IDC) </small></i>

Các chuyên gia tại IDC dự đoán rằng mức tăng trưởng của thị trường Việt Nam sẽ cao nhất trong những nước ở khu vực ASEAN vào năm 2022. Nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng điện thoại thơng minh tăng nhanh, bên cạnh đó là việc chuyển đổi từ điện thoại 2G/3G sang các dòng máy hỗ trợ mạng 4G/5G. Số lượng điện thoại thông minh 5G được xuất xưởng dự kiến sẽ tăng gấp đơi so với cùng kỳ năm ngối, chiếm hơn 25% lượng điện thoại thông minh xuất xưởng vào năm 2022.

<b>3.2.3 Thực trạng thị trường điện thoại thông minh Samsung tại thành phố Cần Thơ </b>

Với mức sống ổn định và nhu cầu về điện thoại di động có phần tăng cao trong những năm gần đây, hiện nay thành phố Cần Thơ đã có khoảng 1281,0 triệu thuê bao di động cùng hàng loạt những cửa hàng điện thoại được mở mới hàng năm (Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ). Theo thống kê, hiện nay có khoảng 58 cửa hàng Thế giới di động, 15 cửa hàng FPT Shop, 9 cửa hàng Phương Tùng, 2 cửa hàng Hoàng Hà Mobile và hàng loạt những cửa hàng điện thoại di động khác đang hoạt động tại thành phố Cần Thơ. Hầu hết những cửa hàng này đều kinh doanh sản phẩm điện thoại thông minh Samsung và cạnh tranh nhau rất quyết liệt trên thị trường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Bảng 3.2: Số lượng cửa hàng điện thoại di động của các thương hiệu lớn tại

<i><small>Nguồn: Thế giới di động, FPT Shop, Phương Tùng, Hoàng Hà Mobile </small></i>

Trong quý II/2022, thị trường bán lẻ điện thoại thông minh Samsung tại thành phố Cần Thơ đã diễn ra rất sôi động với nhiều chủng loại sản phẩm ở mức giá tầm trung và tầm cao được bán ra như: Samsung Galaxy Z Fold4, Samsung Galaxy Z Flip4, Samsung Galaxy A73, Samsung Galaxy A53, Samsung Galaxy A33, Samsung Galaxy A23,… Đây đều là những dòng sản phẩm được giới trẻ ưa chuộng vì được trang bị những thiết kế độc đáo, hiệu năng cao, dung lượng lớn và thỏa mãn được trải nghiệm của người dùng.

Có thể thấy rằng tại thị trường Cần Thơ, Samsung vẫn thể hiện được sự vượt trội của mình trên thị trường với nhiều dòng sản phẩm giá cả cạnh tranh và hiệu năng độc đáo, tuy nhiên với sự ra mắt của Iphone 14 vào tháng 9/2022 cùng với sự vươn lên mạnh mẽ của những dòng sản phẩm ở mức giá tầm thấp khác thì Samsung vẫn phải tìm ra một con đường đúng đắn, nghiên cứu và nắm bắt được nhu cầu của thị trường để có thể giữ vững và mở rộng thị phần của mình tại thị trường tiềm năng và màu mỡ này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<b>CHƯƠNG 4 </b>

<b>KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT </b>

<b>4.1.1 Thông tin chung </b>

Đề tài khảo sát 95 đối tượng là những người đã và đang sử dụng sản phẩm điện thoại thông minh Samsung trên địa bàn 3 quận, huyện trung tâm ở thành phố Cần Thơ là quận Ninh Kiều, quận Cái Răng và huyện Phong Điền. Kết quả thống kê có 90 mẫu quan sát đạt yêu cầu (chiếm 94,7%). Số quan sát thực tế được trình bày trong bảng sau:

<i><small>Nguồn: Số liệu khảo sát và phân tích của tác giả 10/2022 </small></i>

Dựa vào bảng số liệu nghiên cứu (Bảng 4.2) cho thấy trong số 90 đáp viên đang học tập và sinh sống tại 3 quận, huyện trung tâm của thành phố Cần Thơ, tỷ lệ nam giới chiếm 35,6% và tỷ lệ nữ giới chiếm 64,4%. Từ đó có thể nhận thấy rằng tỷ lệ nữ giới sử dụng sản phẩm điện thoại thông minh Samsung tại thành phố Cần Thơ đang chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới.

</div>

×