Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Luận văn thạc sĩ luật học: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.75 MB, 78 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

NGUYEN THỊ TUYET MAI

CĂN CỨ LY HÔN THEO

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

<small>HÀ NỘI - 2015</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

NGUYEN THỊ TUYET MAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự Mã số: 60380103

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: TS. Ngô Thị Hường

<small>HÀ NỘI - 2015</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<small>Tôi xin cam đoan day là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung</small>

trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được tác giả nào cơng bố trong bat kì cơng trình nào khác.

<small>Tác giả luận văn</small>

Nguyễn Thị Tuyết Mai

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu, rèn luyện ở Trường đại học Luật Hà Nội. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo tại Trường đại học Luật Hà Nội, đặc biệt là TS. Ngơ Thị Hường đã hết sức tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, góp ý cũng như động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình

<small>nghiên cứu đê tài.</small>

Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, đặc biệt là giai đoạn nghiên cứu luận văn tốt nghiệp. Sự động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện của bố mẹ là động lực rất lớn để con cơ gắng hồn thành thật tốt luận văn này. Cảm ơn những bạn bè đã thường xun quan tâm, động viên tơi trong suốt q trình nghiên

<small>cứu luận văn. Đặc biệt, xin cảm ơn bạn Đào Thị Thanh Thùy đã ln ở bênquan tam, chăm sóc, nhac nhở, động viên tơi hồn thành bài luận văn nay.</small>

<small>Xin chân thành cảm ơn!</small>

<small>Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2015Tác gia luận văn</small>

Nguyễn Thị Tuyết Mai

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<small>1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài...-- ¿2© S2 z+E+E£E£E2E2EeEEE2E2EEzczzxe2 6BI Tình hình nghiên cứu đề tài...---- 5: 2S S2 2259191 12321215 1121211521211111 1121111. X6 73. Phạm vi nghiên cứu của để tài...-- + 2 S2 z2s+E9EEESE9E9E 1212111212111 21711122 2X 74, Mục đích, nhiệm vu của việc nghiên cứu dé tài...-. 5-5-5 SE xe E2 xerrrveg §§, Phương pháp nghiên cứu đề tài... - ¿2-5 ¿52s SE SE SE9E9E 1212111212111 11 21711 2 2e 86. Cơ cấu của luận vănn...-- So S111 118 115E5151115151511111 111 151111111E15111111 1111. 8</small>

CHƯƠNG 1. MOT SO VAN DE LÍ LUẬN VE LY HON VA CĂN CU LY

<small>KHÁI NIEM LY HON ...csccssesseessecssssseesessnsesecsnecnecsscesecsscsuecuessussueessesneeneeeneeneesseeneees 9</small>

<small>Dinh nghia ly HON 2.0... cece eeceecceeeeesneeceeeeesenneeeeceeseeneeeeeeeenenseeeeensesaes 9</small> Quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lénin về ly hôn...- 225-552 11 Quyền yêu cau ly HON... cesecesescscsscscscscsssececevscsecscscsvsvsesecstsvsvensaesees 12

<small>KHÁI NIỆM CAN CU LY HON ...- ¿©2522 2E2EE#EE2EESEEtSEEsrxrrkrsrrrrrree l6</small>

<small>Định nghĩa căn cứ ly hôn...- 2 313333 3225EEEEExserrsess 16Căn cứ ly hôn theo pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ... .- 18</small>

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG CƠ BẢN CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT

<small>2.1.1.Dood De</small>

HON NHÂN VA GIA ĐÌNH NĂM 2014 VA KIEN NGHỊ ... 30

<small>VỢ CHÔNG THUC SỰ TU NGUYEN LY HON (AP DUNG TRONG TRUONGHỢP THUAN TINH LY HON )..0...cccccccsescscsesesecscsessescscevsescevsvseseavsvevescarsvevevsacevees 30</small>

Vo chồng cùng thé hiện ý chí là mong muốn ly h6n... eee 30 Sự thể hiện ý chí phải thống nhất với ý chí của hai bên vợ chồng... 34

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<small>KHONG THE KÉO DAI, MỤC DICH CUA HON NHÂN KHONG ĐẠT ĐƯỢC(AP DUNG TRONG TRUONG HỢP MOT BEN VG, CHONG YEU CAU LY</small>

2.2.1. Vo, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng

<small>quyên và nghĩa vụ của vợ, ChON ...- - - - ----ss + + + vvxsserreeerre</small>

2.2.2. Hơn nhân lâm vào tình trạng tram trọng, đời sống chung không thể kéo

<small>dai, mục đích của hơn nhân khơng đạt được...--- -- ---s++s>:</small>

<small>2.3. VG, CHONG BỊ TUYEN BO MAT TÍCH (ÁP DUNG TRONG TRƯỜNG HỢP</small>

<small>MOT BEN VO, CHONG YEU CÂU LY HON )...c.ccccccccccccescseseececsssssesesetneneneeeees2.4. VỢ, CHONG CÓ HANH VI BAO LUC GIA DINH LAM ANH HUONGNGHIEM TRONG DEN TINH MANG, SUC KHOE, TINH THAN CUA BENCHONG HOẶC VỢ BỊ BỆNH TAM THAN HOẶC MAC BỆNH KHAC MAKHONG THE NHAN THUC, LAM CHU DUGC HANH VI CUA MINH (APDUNG TRONG TRUONG HGP CHA, ME, NGUOI THAN THICH KHACCUA VG, CHONG YEU CÂU LY HON )...-- 52 2 2 2S S‡S*E+E£E£E+E+E+EeEeEexererd</small>

KET 1.007 ...ơƠỎ DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO ... 2-5 5£ << s=seseess=ses

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

BLTTDS Bộ luật Tố tung dân sự năm 2004 (sửa đổi, bố sung <small>năm 2011)</small>

<small>HN-GD Hơn nhân và gia đình</small>

Nghị quyết số Nghị quyết của Hội đồng Tham phán Tòa án nhân 02/2000/NQ-HDTP dân tối cao số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số qui định của

<small>Luật hơn nhân và gia đình năm 2000</small>

Nxb Nhà xuất bản

Sắc lệnh số 159 Sắc lệnh của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa số 159/SL ngày 17/11/1950 qui định về van dé

<small>ly hôn</small>

Sắc lệnh số 47 Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 của Chủ tịch nước

<small>Việt Nam Dân chủ cộng hịa</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<small>Có hiệu lực từ ngày 01/01/2001, sau 13 năm thi hành, Luật Hơn nhân</small>

và gia đình năm 2000 (Luật HN-GĐ) đã góp phần xây dựng, hồn thiện và bảo vệ chế độ hơn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lí cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ qun, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dung gia đình no ấm, bình dang, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Luật HN-GD năm 2000 cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập nhất định. Một số qui định của Luật chưa phù hợp với cuộc sống: chưa thực sự mềm dẻo, linh hoạt với những vấn đề của xã hội; cịn cứng nhắc trong điều chỉnh các quan hệ hơn nhân và gia đình; khơng đồng bộ, thống nhất với các văn bản luật có liên quan. Bên cạnh đó, trong xu thế hội nhập quốc tế, việc mở rộng giao lưu văn hóa với các nước trên thé giới đã có những tác động, ảnh hưởng đến gia đình Việt Nam. Sự du nhập và giao lưu văn hóa các nước đã mang đến những thay

đôi trong quan điểm, nhận thức của xã hội đối với vấn đề hôn nhân và gia

đình. Dé phù hợp với sự thay đơi đó, đồng thời khắc phục những hạn chế, bat cập của Luật HN-GD năm 2000, ngày 19/6/2014 Quốc hội khóa XIII kỳ hop

<small>thứ 7 đã ban hành Luật HN-GD mới năm 2014 (sau đây gọi là Luật HN-GD</small> năm 2014). Luật HN-GD năm 2014 có hiệu lực thi hành ké từ ngày 01/01/2015. Luật HN-GD năm 2014 có nhiều sửa đơi quan trọng, trong đó có qui định về ly hơn.

<small>Theo sơ liệu thơng kê của Tịa án các câp trong cả nước, những nămqua, sô lượng vụ việc vê hơn nhân và gia đình liên tục tăng (chiêm khoảng</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

việc này cũng ngày càng tăng. Do đó, để giải quyết đúng đắn vụ việc ly hơn thì Tịa án cần phải năm rõ bản chất của ly hơn cũng như căn cứ ly hơn, qua đó áp dụng chính xác qui định của Luật hơn nhân và gia đình về căn cứ ly hơn trong q trình giải quyết ly hơn.

Xuất phát từ những lí do trên, việc nghiên cứu dé tài “Căn cứ ly hôn theo Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014” sẽ góp phần làm rõ qui định mới của Luật HN-GD năm 2014 về căn cứ ly hơn. Ngồi ra, trong chừng mực nhất định, việc nghiên cứu đề tài cũng góp phần hồn thiện qui định của pháp luật về căn cứ ly hôn và việc áp dụng căn cứ ly hơn để giải quyết các vụ việc

<small>ly hơn.</small>

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trước khi Luật HN-GD năm 2014 ra đời, có một số cơng trình khoa học nghiên cứu về căn cứ ly hơn. Các cơng trình khoa học nghiên cứu về căn cứ ly hôn trước đây gồm có: Khóa luận tốt nghiệp năm 2012 của tác giải Nguyễn Thi Thanh Thao với dé tài “Căn cứ ly hôn trong hệ thong pháp luật <small>Việt Nam, Luan văn thạc sĩ cua tac giả Inthavong Souphaphone năm 2014</small>

với đề tài “Căn cứ ly hôn — So sánh pháp luật Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa

<small>Việt Nam và pháp luật Cộng hòa Dán chủ nhân dân Lào ”, Luận văn thạc sĩ</small>

của tác giả Nông Thi Nhung năm 2014 với đề tài “Căn cứ ly hôn — Một số van dé li luận và thực tiễn tại tinh Lang Sơn”... Có thé nói, chưa có cơng trình nghiên cứu nào về căn cứ ly hôn theo Luật HN-GD năm 2014.

3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đề tài nghiên cứu các căn cứ ly hôn theo Luật HN-GD Việt Nam

<small>năm 2014.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ nội dung căn cứ ly hôn theo Luật HN-GD năm 2014 và đưa ra các luận cứ dé áp dụng căn cứ ly hôn vào việc giải quyết vụ việc ly hôn.

Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài là phân tích căn cứ ly hơn theo Luật HN-GD năm 2014, có sự so sánh với các qui định của hệ thống pháp luật Việt Nam về căn cứ ly hôn; đánh giá hiệu quả điều chỉnh của những căn cứ này; đưa ra những kiến nghị hồn thiện pháp luật căn cứ ly hơn.

5. Phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đề thực hiện việc nghiên cứu đề tài, trong quá trình nghiên

<small>cứu, tác giả bản luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học</small>

như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh luật, phương pháp thống kê, phương pháp xã hội học.

6. Cơ cấu của luận văn

Đề đạt được mục đích nghiên cứu, bản luận văn được trình bày theo kết cau sau đây:

Phần mở đầu

Chương 1: Một số van dé lí luận về ly hơn

<small>Chương 2: Căn cứ ly hôn theo Luật HN-GD năm 2014</small>

Chương 3: Nhận xét, đánh giá điểm mới trong qui định về căn cứ ly hôn và những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của căn cứ ly hôn

Kết luận.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<small>1.1. KHAI NIEM LY HON</small>

<small>1.1.1. Dinh nghia ly hon</small>

Từ điển Từ va ngữ Việt Nam định nghĩa: “Li hôn là vợ chong bỏ nhau” [17, tr. 1057]. Trong đời sống hăng ngày, ly hơn cịn được gọi với những cách khác như: Li dị, rẫy vợ, bỏ vợ, dé vợ. Những từ này đều được dùng dé chỉ

VIỆC chấm dứt quan hệ vợ chồng, VỢ chồng khơng cịn chung sống với nhau,

khơng cịn thực hiện những quyền và nghĩa vụ vợ chồng với nhau.

Xét về mặt xã hội, ly hơn là giải pháp dé giải quyết tình trạng mâu thuẫn tram trọng của quan hệ vợ chồng. Ly hôn là mặt trái, mặt bất thường nhưng không thé thiếu được khi những xung đột, mâu thuẫn, bé tắc trong quan hệ vợ chồng đã ở mức không thê điều hịa được, vợ chồng khơng thé tiếp tục chung sống. Những xung đột, mâu thuẫn, bế tắc đó dẫn tới sự căng thắng trong đời sống gia đình. Ly hơn chính là giải pháp để giải phóng cho vợ, chồng, các con và những thành viên khác trong gia đình ra khỏi tình trạng căng thắng do mâu thuẫn vợ chồng gây ra. Bên cạnh ý nghĩa tích cực thì ly <small>hơn cịn mang tới những ảnh hưởng tiêu cực cho gia đình và xã hội: sự li tán</small>

gia đình, phân chia tài sản, trẻ em thiếu sự chăm sóc, giáo dục trực tiếp và đầy đủ của cha mẹ. Hậu quả của ly hơn để lại cho gia đình và xã hội nhiều vấn đề cần phải giải quyết [51, tr. 426-427].

Vẻ mặt pháp li, ly hôn là một sự kiện pháp lí làm chấm dứt quan hệ hơn nhân. Từ điển Luật học định nghĩa: “L1 hôn là chấm dứt quan hệ vợ chồng do Tịa án cơng nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng” [53, tr. 460]. Đây là định nghĩa phản ánh quan điểm chung nhất

<small>của Nhà nước ta về ly hơn, tạo cơ sở lí luận cho việc xác định bản chât pháp lí</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

của ly hơn. Do đó, cách giải thích này được sử dụng nhiều trong công tác

<small>nghiên cứu, giảng dạy khoa học luật và giải thích cho các đương sự có liên</small>

quan trong thực tiễn giải quyết các vụ việc ly hơn.

Nếu như kết hơn là sự kiện pháp lí làm phát sinh quan hệ hôn nhân giữa hai bên nam nữ kết hôn và trao cho họ những quyên và nghĩa vụ pháp lí của vợ chồng thì ly hơn chính là một trong những sự kiện pháp lí dẫn tới việc chấm dứt quan hệ đó. Sau khi ly hơn, những quyền và nghĩa vụ pháp lí giữa vợ và chồng mặc nhiên cham dứt. Những quyền và nghĩa vụ pháp lí đó khơng chỉ là quyền và nghĩa vụ về nhân thân mà còn bao gồm những quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng. Bên cạnh đó, ly hơn cịn làm thay đổi quan hệ gia đình giữa hai bên nam nữ ly hơn. Về mặt pháp lí, họ khơng cịn là thành viên trong gia đình của nhau nữa. Mặt khác, nếu nói kết hơn làm phát sinh quan hệ vợ chồng trên cơ sở sự công nhận của xã hội mà đại diện là Nhà nước thì khi vợ chồng quyết định chấm dứt quan hệ đó cũng cần thiết phải có được

<small>sự cơng nhận của Nhà nước.</small>

Từ những lí do đó, việc ly hơn khơng thê được thực hiện một cách tùy tiện mà cần phải có sự kiểm sốt của Nhà nước dé vừa đảm bảo được lợi ích chính đáng của vợ chồng, vừa hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực của việc ly hôn tới gia đình và xã hội. Khoản 14 Điều 3 Luật HN-GD năm 2014 qui định: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chơng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tịa án”. Cơ quan có thâm quyền giải quyết ly hơn là Tịa án. Tịa án nhân danh Nhà nước kiểm sốt việc ly hơn thông qua hoạt động giải quyết các yêu cầu ly hơn. Khi giải quyết u cầu ly hơn, Tịa án xem xét

thực chất tình trạng quan hệ vợ chồng. Nếu xét thay quan hệ vợ chồng đã thực

sự tan vỡ, khơng thé hàn gắn thì Tịa án mới giải quyết cho vợ chồng ly hôn. Phán quyết ly hôn của Tịa án được thể hiện dưới hai hình thức: Bản án hoặc quyết định. Tuy Tòa án phải giải quyết việc ly hôn trên cơ sở thực chất mối

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

quan hệ vợ chéng nhưng việc đánh giá này trên thực tế rất khó khăn, phức tạp. Các mâu thuẫn dẫn tới việc vợ chồng yêu cầu ly hôn trên thực tế rất đa dạng nên dé đánh giá khách quan, chính xác quan hệ vợ chồng thì Tòa án phải điều tra, xác minh kỹ nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của vợ chồng. Khi giải quyết yêu cầu ly hôn, Thâm phán phải dựa trên cơ sở những căn cứ ly hôn do pháp luật qui định chứ không thê chỉ

<small>dựa vào kinh nghiệm chủ quan của mình.</small>

Từ những phân tích trên, có thé định nghĩa: Ly hơn là sự kiện pháp lí lam chấm dứt các quyên và nghĩa vụ pháp lí giữa vợ và chơng theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Toa an.

1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênin về ly hôn

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, hôn nhân (trong đó bao gồm cả ly hơn) là một hiện tượng xã hội, mang tính giai cấp sâu sắc. C.Mác

viết: “Ly hôn chỉ là việc xác nhận một sự kiện: cuộc hôn nhân này là cuộc hôn nhân đã chối, Sự tơn tại cua no chỉ là bê ngồi lừa doi. Đương nhiên,

<small>không phải sự tùy tiện cua nhà lập pháp, cũng không phải sự tùy tiện cua</small>

những ca nhân, mà chỉ bản chất của sự kiện mới quyết định được cuộc hôn nhân đã chết hoặc chưa chết, bởi vì, như mọi người đã biết, việc xác nhận sự kiện chết tùy thuộc vào thực chất của vấn dé, chứ không phải vào nguyện vọng của những bên hữu quan” [13, tr. 234]. Ly hôn là hiện tượng xã hội tồn tại khách quan, khi việc tồn tại của quan hệ hơn nhân chỉ là hình thức thì ly hôn như một điều tất yếu.

<small>Hiện tượng ly hôn là một hiện tượng xã hội mang tính giai cap sâu sắc.Nhà nước van ln có và ln cân những qui định đê kiêm sốt việc ly hơn.C.Mac nói: “Nêu như hơn nhân khơng phải cơ sở của gia đình, thì nó cũng sẽ</small>

khơng phải là đối tượng của cơng việc lập pháp” [13, tr. 232] và rằng: “Moi

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

sự tan vỡ của hôn nhân đều là sự tan vỡ của gia dinh” [13, tr. 232]. Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình mang những chức năng xã hội hết sức quan trọng. Sự tan vỡ của gia đình tiềm ấn những nguy cơ đến những bat 6n xã hội nên Nhà nước luôn phải kiểm sốt vấn đề hơn nhân gia đình nói chung và vấn đề ly hơn nói riêng. Do đó, ở mỗi giai đoạn lịch sử, giai cấp thống trị thông qua Nhà nước luôn qui định chế độ hôn nhân phù hợp với ý chí của giai cấp mình. Pháp luật của nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản thường quy định hoặc cắm vợ chồng ly hôn, hoặc đặt ra các điều kiện hạn chế quyền ly hôn của vợ chồng, hoặc quy định giải quyết ly hôn dựa trên cơ sở lỗi của vợ chồng. Hệ thống pháp luật hơn nhân và gia đình ở nước ta dưới thời phong kiến, thực dân đã thé hiện cụ thé luận điểm trên. Dưới chế độ cũ, quyền yêu cầu ly hôn và các duyên cớ ly hôn theo luật định thường dựa trên quan hệ “bất bình đăng” giữa vợ chồng [48, tr. 250]. Pháp luật xã hội chủ nghĩa thừa nhận và bảo hộ quyền tự do hơn nhân trong đó có quyền tự do ly hơn của vợ chồng. V.I.Lênin đã khang định: “Người ta không thé là một người dân chủ và xã hội chủ nghĩa nếu ngay từ bây giờ, khơng địi quyền tự do ly hơn, vì thiếu qun ấy là một sự ức hiếp lon đối với giới bị áp bức, đối với phụ nữ, tuy hồn tồn chẳng khó khăn gì mà không hiểu được rằng khi ta thừa nhận cho phụ nữ được tự do bỏ chơng, thì khơng phải là ta khuyên tất cả họ bỏ chồng” [51, tr.163]. Việc ghi nhận và bảo hộ quyền tự do ly hơn của vợ chồng khơng có nghĩa nhà nước cho phép vợ chồng được tùy tiện ly hôn theo ý muốn của mình mà phải trên cơ sở thực trạng quan hệ vợ chồng. Pháp luật qui định căn cứ ly hôn không làm hạn chế quyền tự do ly hôn của vợ chồng mà nhằm đảm

bảo bản chất của ly hôn là sự tan vỡ thực chất của quan hệ vợ chồng.

1.1.3. Quyền yêu cầu ly hôn

Quyền ly hôn là quyền con người được Nha nước ghi nhận tại Điều 36 Hiến pháp năm 2013: “Nam, nữ có quyên kết hơn, ly hơn”. Đề hiện thực hóa

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

quyền ly hôn, Điều 42 Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005 qui định như sau: “Vợ, chong hoặc cả hai người có qun u cầu Tịa án giải quyết việc ly hồn”. Theo qui định của BLDS năm 2005 thì quyền ly hơn là quyền dân sự gan liền với mỗi cá nhân, là quyền nhân thân của cá nhân, không thé chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác (Điều 24 BLDS năm 2005). Cá nhân có quyền ly hơn nhưng việc ly hôn được thực hiện thông qua hoạt động của Tịa án. Cơng dân thực hiện quyền ly hơn của mình thơng qua hành vi u cầu Tịa án giải quyết vụ việc ly hơn. Nếu như nói qun ly hôn là quyền được chấm dứt quan hệ hôn nhân thì quyền u cầu ly hơn chính là quyền thé hiện ý chí là mong muốn chấm dứt quan hệ hơn nhân trước cơ quan nhà nước có thâm quyền. Quyền yêu cau ly hôn phát sinh trên

<small>cơ sở quyên ly hôn của cá nhân.</small>

Điều 42 BLDS năm 2005 qui định chủ thể có quyền u cau ly hơn là

VỢ, chồng hoặc cả hai vợ chồng. Quan hệ hôn nhân phát sinh trên cơ sở sự tự

do ý chí của vợ và chồng nên việc chấm dứt quan hệ hơn nhân cũng chỉ có thể xuất phát từ ý chí của vợ và chồng. Hệ thống pháp luật về hơn nhân và gia đình ở nước ta từ năm 1945 đến nay đều qui định chủ thể có quyền yêu cầu ly hôn là vợ, chồng hoặc cả hai người. Qui định này hồn tồn phù hợp với lí luận về quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên, Luật HN-GD năm 2014 có qui định một trường hợp ngoại lệ cho phép cha mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cau ly hôn. Điều 51 Luật HN-GD năm 2014 qui định cha, mẹ, người thân thích khác có quyền u cầu Tịa án giải quyết ly hơn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ

được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng,

vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tỉnh thần của họ. Khoản 19 Điều 3 Luật HN-GD năm 2014 qui định về người thân

<small>thích như sau: “Người thán thích là người có quan hệ hơn nhân, ni dưỡng,</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

người có cùng dịng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba doi”.

Như vậy, người thân thích gồm: VỢ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ,

<small>con nuôi, anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùngmẹ khác cha; anh chi em con chú, con bác, con cô, con cậu, con di; ông banội, ông bà ngoại, cháu nội, cháu ngoại; cơ, dì, chú, bác, cậu ruột và cháu</small>

ruột. Khi quy định về quyền yêu cầu ly hôn, khoản 2 Điều 51 Luật HN-GD năm 2014 đã tách cha mẹ ra khỏi những người thân thích khác nên có thể hiểu qun u cau ly hơn trong trường hợp này được ưu tiên trao cho cha, mẹ của bên vợ, chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của ho.

Cha mẹ, người thân thích khác của vợ chồng chỉ có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp đặc biệt là khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Qui định này giúp giải quyết được yêu cầu thực tế về việc bảo vệ

quyên, lợi ích của bên vợ, chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà

không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng

đến tính mang, sức khỏe, tinh thần của họ. Cần khăng định rằng, Luật

HN-GD năm 2014 qui định cha, mẹ, người thân thích khác của vợ chồng có quyền u cầu ly hơn là một trường hợp ngoại lệ. Bản chất của quyền yêu cầu ly hôn là việc vợ, chồng trên cơ sở nhận thức về thực trạng quan hệ hơn nhân của

mình, tự nguyện thể hiện ý chí muốn cham dứt quan hệ vợ chồng. Việc trao

quyền yêu cầu ly hôn cho cha, mẹ, người thân thích khác khi một bên vợ, chồng không thé nhận thức hoặc làm chủ hành vi đã bỏ qua ý chí tự nguyện

<small>của cả vợ va chong khi giải quyét ly hôn. Y muôn châm dứt quan hệ hôn nhân</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

trong trường hợp này là ý muốn của cha mẹ, người thân thích khác của một

bên vợ, chồng. Tuy nhiên, sự thể hiện ý muốn đó là cần thiết để bảo vệ một

bên vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác ma không thé nhận

thức, làm chủ được hành vi của mình khỏi bạo lực gia đình do chồng, vợ của

mình gây ra khi bên chồng, vợ đó khơng muốn cham dứt quan hệ hơn nhân. Vợ chồng bình đẳng về quyền u cầu ly hơn. Trong suốt thời kì hơn nhân, vợ chồng đều có quyền u cầu ly hơn như nhau, không ai được cưỡng ép, lừa dối, cản trở vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng trong việc thực hiện quyền yêu cầu ly hôn. Nhà nước tôn trọng quyền yêu cầu ly hôn của vợ, chồng. Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ được qui định tại khoản 4 Điều 2 Luật

HN-GD năm 2014, va nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của xã hội, khoản 3 Điều 51

Luật HN-GD năm 2014 qui định hạn chế quyền yêu cau ly hôn của người chồng trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Theo qui định này, người chồng khơng có quyền u cầu ly hôn <small>với tư cách nguyên đơn trong trường hợp người vợ đang có thai, sinh con</small>

hoặc ni con dưới mười hai tháng tuôi. Việc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn này sẽ chấm dứt khi người vợ đã qua thời kì mang thai, sinh con hoặc ni con dưới 12 tháng tuổi. Như vậy, trong trường hợp người vợ đã bị say thai thì quyền yêu cầu ly hôn của người chồng được phục hồi. Qui định hạn chế quyền yêu cau ly hôn tại khoản 3 Điều 51 Luật HN-GD năm 2014 chỉ đặt ra đối với người chồng mà không áp dụng đối với người vợ. Trong thời gian người vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nếu xét thay mâu thuẫn vo chồng đã sâu sắc, mục đích của hôn nhân không đạt được, việc tiếp tục duy trì hơn nhân sẽ gây bất lợi cho quyền lợi của người vợ, ảnh hưởng đến sức khỏe của người vợ, thai nhi hoặc trẻ sơ sinh mà người vợ có u cầu ly hơn thì Tịa án thụ lí giải quyết vụ kiện theo thủ tục chung. Đây là

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

một trong những qui định thể hiện tính nhân đạo sâu sắc của pháp luật hơn nhân và gia đình. Quyền lợi của trẻ em và phụ nữ có thai được pháp luật tơn <small>trọng, dé cao và bảo vệ chặt chẽ.</small>

Cần lưu ý rằng, khi vợ, chồng khơng thể bộc lộ ý chí do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình dẫn tới việc được xác định mà mất năng lực hành vi dân sự thì người vợ, chồng đó cũng khơng thé thực hiện quyền yêu cầu ly hôn. Trường hop này không được coi là hạn chế quyền yêu cầu ly hơn vì đây là trường hợp mà

bản thân người mất năng lực hành vi dân sự khơng có khả năng tự thực hiện

quyền của mình.

<small>1.2. KHÁI NIỆM CĂN CỨ LY HƠN1.2.1. Định nghĩa căn cứ ly hơn</small>

Từ điển Từ và ngữ Việt Nam định nghĩa: “Căn cứ là cái làm chỗ dựa, làm cơ sở dé lập luận” [17, tr. 243]. Ly hôn được hiểu là sự tan vỡ của quan hệ vợ chồng. Như vậy, căn cứ ly hôn có thé hiểu là điều có thé dựa vào làm cơ sở để xác định quan hệ vợ chồng đã tan vỡ. Những căn cứ này do Nhà nước xác định nhằm kiểm sốt việc ly hơn được thực hiện một cách đúng đắn, khách quan, phù hợp với thực trạng quan hệ vợ chồng.

Nha nước công nhận quyền tự do ly hôn không đồng nghĩa với việc giải quyết ly hơn một cách tùy tiện theo ý chí của vợ, chồng, cả hai vợ chồng hay ý chí của bất kì chủ thể nào khác. Việc ly hơn khơng chỉ ảnh hưởng tới quyền lợi của vợ chồng mà còn ảnh hưởng tới quyền lợi của con cái, các thành viên khác trong gia đình và cả xã hội. Vì thế, nhà nước cần kiểm sốt việc ly hơn dé đảm bảo hài hòa lợi ich của tat cả những chủ thé trên thông qua

<small>pháp luật.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

C.Mác viết: “Vé mặt hôn nhân, nhà lập pháp chỉ có thé xác định những điều kiện trong đó hơn nhân được phép tan vỡ, nghĩa là trong đó, về thực chất, hơn nhân tự nó đã bị phá vỡ rồi. Việc Tịa án cho phép phá bỏ hơn nhân chỉ có thé là việc ghi biên ban sự tan rã bên trong của nó. Quan điểm của nhà lập pháp là quan điểm của tính tất yếu” [13, tr.234 - 235]. Khi căn cứ ly hôn theo luật định đảm bảo được “tinh tat yếu ” của sự việc, xã hội sẽ vận động theo hướng thuận chiều theo hướng tích cực. Ngược lại, khi căn cứ ly hơn đi ngược lại với “tinh tat yếu ” của sự việc, áp đặt ý chí của con người vào sự việc, xã hội sẽ vận động ngược chiều theo hướng tiêu cực. Như vậy, căn cứ ly hôn được qui định trong hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình tiến bộ phải được xây dựng trên cơ sở tôn trong sự tồn tại khách quan của ly hôn. Căn cứ

<small>ly hơn đó phải là thành tựu nghiên cứu của nhà lập pháp khi nghiên cứu hiện</small>

tượng phản ánh bản chất quan hệ hôn nhân tan vỡ (quan hệ biện chứng giữa hiện tượng và bản chất). Những hiện tượng ấy phải có mối quan hệ biện chứng với bản chất tan vỡ của quan hệ hôn, phản ánh bản chất của ly hôn. Bản chất quan hệ hôn nhân tan vỡ bộc lộ ra bên ngoài bằng nhiều hiện tượng khác nhau, mỗi hiện tượng chỉ biểu hiện một khía cạnh của bản chất. Thực tế, biểu hiện ra bên ngoài của quan hệ vợ chồng tan vỡ cũng rất đa dạng nên cần căn cứ vào nhiều biéu hiện khác nhau dé nhận thức đúng đắn tình trạng của quan hệ vợ chồng. Nói cách khác, căn cứ ly hôn được pháp luật qui định phải là tổng hợp những hiện tượng phản ánh bản chất quan hệ vợ chồng thực sự

<small>tan vỡ.</small>

Pháp luật tư sản cho rằng hôn nhân thực chất là một “hợp đồng” do hai

<small>bên nam nữ tự do, tự nguyện xác lập. Vậy nên căn cứ ly hôn cũng tương tự</small> như căn cứ cham dứt hợp đồng là dựa vào yếu tổ “lỗi” và dựa vào ý chí của hai bên vợ va chồng [52, tr. 446]. Vì lẽ đó, những căn cứ ly hơn này chi mang

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

tính hình thức, phản ánh một cách phiến diện một mặt nào đó trong quan hệ vợ chồng chứ khơng phản ánh tồn diện bản chất thực sự của hơn nhân.

Quan điểm của nhà nước xã hội chủ nghĩa là giải quyết ly hôn dựa vào

thực chất của quan hệ vợ chồng, trên cơ sở đánh giá một cách khách quan.

Những căn cứ pháp lí về ly hơn được qui định trong Luật hơn nhân và gia đình phản ánh bản chất của hôn nhân đã tan vỡ, nghĩa là hôn nhân đã “chết”. Tòa án phải giải quyết yêu cầu ly hôn trên cơ sở những dấu hiệu được qui định ở căn cứ pháp lí để xem xét, đánh giá khách quan, toàn diện bản chất thực sự của tình trạng hơn nhân: quan hệ vợ chồng đã khơng thể tồn tại nữa.

Từ những phân tích trên, có thể đưa ra định nghĩa căn cứ ly hôn như sau: Căn cứ ly hơn là những tình tiết, điều kiện do pháp luật qui định mà khi có những tình tiết, điều kiện đó thì Tịa án mới ra quyết định cơng nhận thuận

<small>tình ly hơn hoặc ra ban an ly hôn.</small>

<small>1.2.2. Căn cứ ly hôn theo pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ</small>

Quan điểm của Việt Nam về căn cứ ly hơn thay đổi qua từng thời kì nên qui định về căn cứ ly hôn ở mỗi thời kì cũng khác nhau.

1.2.2.1. Thời ky phong kiến

Pháp luật phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng chủ yếu từ tư tưởng triết học Nho giáo, Phật giáo cùng với các phong tục tập quán, đạo đức. Ly hôn là biện pháp chấm dứt quan hệ vợ chồng được thừa nhận từ rất sớm trong các bộ luật từ thời phong kiến Việt Nam như luật Hồng Đức (hay còn gọi là Bộ Quốc triều hình luật) được ban hành dưới triều đại vua Lê Thánh Tông và

<small>Bộ luật Gia Long (hay cịn gọi là Hồng Việt Luật Lệ) được ban hành dưới</small>

triều vua Gia Long. Các căn cứ ly hôn thời kỳ này thường được biết đến dưới

<small>dạng “duyên cớ ly hôn” hay “các trường hợp ly hôn”. Duyên cớ ly hôn trong</small> pháp luật phong kiến thé hiện sự bất bình dang rõ nét nhằm bảo vệ quyền lợi

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

gia đình, gia tộc hơn là quyền loi cá nhân. Duyên cớ ly hôn thời ki nay gồm: <small>rẫy vợ, hai bên thỏa thuận và trường hợp khác.</small>

Rẫy vợ là việc người chồng đơn phương bỏ vợ. Đoạn 164 luật Hồng Đức và Điều 108 Bộ luật Gia Long đều qui định người chồng có quyền bỏ vợ khi vợ phạm vào /ội that xuất — bảy lỗi của người vợ như sau: Vô tử (không có con), đồ ki (ghen tng), dam dat (người vợ có hành vi lắng lơ, dam đãng), khơng kính trọng bố mẹ chồng, bất hịa (khơng hịa thuận với anh em), trộm cắp (khơng bỏ vợ thì vạ lây đến nhà chồng), ác tật (bị bệnh phong hủi).

Những duyên cớ này qui vào lỗi của người vợ nhưng không áp dụng đối với người chồng. Tuy nhiên, pháp luật phong kiến cũng qui định chế độ “tam bat khứ” đề bảo vệ người phụ nữ: người chồng không được bỏ vợ cho dù vợ phạm thất xuất trong trường hợp khi lấy nhau vợ chồng nghèo nhưng về sau giàu có, hoặc khi vợ đã dé tang nhà chồng ba năm, hoặc khi lấy nhau

<small>vợ còn bà con họ hàng nhưng khi bỏ nhau vợ khơng cịn nơi nương tựa. Qui</small>

định này thé hiện sự quan tâm tới số phận người phụ nữ, cũng thé hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam. Qui định này xuất phát từ truyền thống về tình nghĩa vợ chồng phù hợp với đạo lí của người Việt Nam, bảo vệ những <small>quyên lợi cơ bản tôi thiêu cho người vợ.</small>

Pháp luật phong kiến qui định khi vợ hoặc chồng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ vợ chồng thì bắt buộc phải ly hôn. Như vậy, việc bắt buộc ly hôn được coi là hình phạt cho những hành vi vi phạm nghĩa vụ của vợ chồng. Điều 308 luật Hồng Đức qui định: “pham người chong đã bỏ lửng vợ 5 tháng khơng đi lại thì mat vợ (vợ được trình với quan sở tại và xã quan làm chứng). Nếu vợ đã có con thì cho hạn 1 năm. Vi việc quan phải di xa thì khơng theo luật này. Nếu đã bỏ vợ, mà lại ngăn cản người khác lấy vợ mình, thì phải tại biếm”. Điều 108 Bộ luật Gia Long thì qui định khi vợ chồng phạm phải điều

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

“nghia tuyệt” thì buộc phải ly hơn. “Nghia tuyệt” có thê do lỗi của vợ (mưu sát chồng), lỗi của người chồng (chồng bán vợ) hoặc là lỗi của hai vợ chồng. Riêng trường hợp vợ phạm phải nghĩa tuyệt mà chồng khơng bỏ thì chồng cũng bị phạt 80 trượng. Bộ luật Hồng Đức coi các trường hợp thất xuất đồng thời là các trường hợp của nghĩa tuyệt (ân nghĩa vợ chồng bị đoạn tuyệt), bắt người chồng phải bỏ vợ nếu người vợ phạm phải bảy trường hợp trên. Trong khi đó, Bộ luật Gia Long phân biệt rạch ròi giữa thất xuất và nghĩa tuyệt. Tuy phạm phải một trong các trường hợp của thuất xuất nhưng nếu người vợ ở trong trường hợp tam bất khứ (ba trường hợp người chồng khơng thê bỏ vợ được) thì người chồng khơng được phép bỏ vợ.

Pháp luật phong kiến cho phép vợ chồng thỏa thuận ly hôn trong trường hợp không hợp tính tình. Tuy nhiên, do chế độ gia trưởng dưới thời Nguyễn nên vai trị của người đàn ơng hồn tồn áp đảo vai trị của người phụ nữ cả trong quan hệ hôn nhân và quan hệ xã hội, vị trí của vợ và chồng khơng ngang bằng, ly hơn do sự thuận tình, một giao dịch địi hỏi vợ chồng đều có quyền bày tỏ ý chí trở thành một chế định khơng thích hợp với tư duy pháp lí thời kỳ này. Nói cách khác, trong hệ thống pháp luật dưới chế độ phụ quyền, hầu hết các trường hợp thuận tình ly hơn về thực chất là các trường hợp ly hôn theo sáng kiến của người chồng, người vợ chỉ chấp nhận hoặc cam chịu

<small>[30, tr. 299].</small>

Như vậy, các căn cứ ly hơn thời kì này được xây dựng dựa trên lỗi của vợ chồng mà chủ yếu là dựa vào lỗi của người vợ. Quyền tự do ly hôn của vợ chồng cũng không được đảm bảo khi pháp luật qui định một số trường hợp bắt buộc vợ chồng phải ly hôn mà bỏ qua ý chí của vợ chồng. Nhà nước đã can thiệp quá sâu vào quan hệ hôn nhân của vợ chồng, coi ly hôn như một chế tài áp dụng đối với vợ chồng khi vợ chồng có “lỗi”. Căn cứ ly hơn thời kì này thể hiện rõ sự bất bình đăng giữa vợ và chồng trong quan hệ hơn nhân. Qua

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

đó cho thấy địa vị thấp kém của người phụ nữ trong xã hội và gia đình phong kiến.

1.2.2.2. Thời kỳ Pháp thuộc (từ năm 1858 đến trước năm 1945)

Từ năm 1858 đến trước năm 1945, Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến dưới ach thống trị của thực dân Pháp. Thời kì này, thực dân Pháp chia nước ta thành ba miền, mỗi miền áp dụng một bộ dân luật để điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình. Ở Bắc Kì áp dụng Bộ đân luật năm 1931, <small>ở Trung Kì áp dụng Bộ dan luật năm 1936, ở Nam Kì áp dụng Bộ dan luật</small>

giản yếu năm 1883. Nội dung và kĩ thuật lập pháp của ba bộ dân luật này vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc của Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp (1804) (cịn gọi là Bộ luật Napơlêơng), vừa thê hiện quan điểm lạc hậu của giai cấp phong kiến <small>Việt Nam.</small>

Bộ dân luật Bắc Kì và Trung Kì qui định căn cứ ly hôn dựa vào lỗi của vợ, chồng. Hai bộ luật này qui định những duyên cớ ly hôn riêng cho người chồng (dựa vào lỗi của vợ), những duyên cớ ly hôn cho người vợ (dựa vào lỗi của người chồng) và những duyên cớ ly hôn chung cho cả hai vợ chồng.

Điều 118 Bộ dân luật Bắc Ki và Điều 117 Bộ dân luật Trung Ki qui định duyên cớ ly hôn của người chồng là những lỗi của vợ như sau: Vợ phạm gian; vợ bỏ nhà chồng mà đi, tuy đã buộc về mà không về; vợ thứ đánh chửi,

<small>bạo hành vợ chính.</small>

Điều 119 Bộ dân luật Bắc Kì và Điều 118 Bộ dân luật Trung Kì qui định dun cớ ly hơn của người vợ khi người chồng có những lỗi sau: Người chồng không thi hành nghĩa vụ nuôi nắng vợ con tùy theo kế sinh nhai; người chồng bỏ nhà đi quá hai năm (theo Bộ dân luật Bắc Kì) và quá một năm (theo Bộ dân luật Trung Kì) mà khơng có dun cớ chính đáng và khơng cấp dưỡng

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<small>cho vợ con; hoặc chơng khơng có lí do chính đáng mà đi vợ ra khỏi nhà</small> mình; chồng làm trái trật tự vợ chính, vợ thứ.

Cả hai vợ chồng có thé xin ly hơn khi có những duyên cớ qui định tại Điều 120 Bộ dân luật Bắc Kì và Điều 119 Bộ dân luật Trung Kì như sau: Bên nọ quá hà khắc, hành hạ, chửi rủa thậm tệ đối với bên kia, hoặc với tổ phụ bên kia; một bên can án trọng tội; một bên vô hạnh làm nhơ nhuốc đến nỗi bên kia khơng thể ở chung được; vì một bên tâm thần mà ai cũng biết hoặc phải ở

<small>suôt đời trong bệnh viện.</small>

Tại Nam Ki, Bộ dân luật giản yếu Nam Kì năm 1883 qui định quyền ly hôn chỉ do người chồng quyết định và quyền ly hôn này được hạn chế bởi chế độ “tam bat khứ” kê thừa từ cơ luật phong kiến Việt Nam, cịn người vợ thì khơng có quyền u cau ly hơn. Ngồi ra, luật cịn ghi nhận quyền xin ly hơn trong trường hợp chồng bỏ lửng vợ: “Nếu chong vô cớ 5 tháng khơng về với vợ thì người vợ có qun di tô cáo và người chong sẽ bị mat vợ, nếu họ đã có con cái với nhau thì cho thời hạn đó là một nam...” (Bộ dân luật giản yêu Nam Kì năm 1883, thiên thứ VI). Qui định này thé hiện rõ trách nhiệm của người chồng, thể hiện sự kế thừa pháp luật phong kiến nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người vợ, ràng buộc nghĩa vụ của người chồng đối với gia đình. Qui định này tương đối tiễn bộ, có ý nghĩa giúp giải thoát cho người vợ, bảo vệ quyền lợi cho người vợ trong chừng mực nhất định.

Pháp luật qui định về căn cứ ly hơn thời kì này vừa có sự kế thừa pháp luật phong kiến trên cơ sở những phong tục tập qn thời kì trước, vừa có sự tiếp thu kỹ thuật lập pháp của pháp luật Pháp, phản ánh những đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền lợi giai cấp. Nhìn chung vẫn duy trì chế độ bất bình đăng trong quan hệ giữa vợ và chồng, củng cố quyền của người gia

<small>trưởng, qui định nhiêu căn cứ đê người chơng có qun u câu ly hôn hơn</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<small>người vợ. Can cứ ly hôn thời ki này vân được qui định dựa vào lôi cua vochông, không dựa vào bản chât của quan hệ vợ chông.</small>

<small>1.2.2.3. Căn cứ ly hôn trong thời kì cách mạng dân tộc dân chủ nhân</small>

dân (từ năm 1945 đến năm 1954)

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, từ năm 1945 đến 1950, do điều kiện lịch sử nên Nhà nước ta chưa ban hành ngay luật cụ thể thể điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình. Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (Sắc lệnh số 47) cho phép tạm thời áp dụng những qui định trong pháp luật cũ có chọn lọc, theo nguyên tắc không <small>trai với lợi ich của Nha nước Việt Nam Dân chu cộng hịa và lợi ích của nhân</small> dân lao động. Đến ngày 17/11/1950, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 159/SL qui định về vẫn đề ly hôn (Sắc lệnh số 159), trong đó đã xóa bỏ sự bat bình dang về các dun cớ ly hơn. Điều 2 Sắc lệnh 159 qui định Tồ án có thể cho phép vợ hoặc chồng ly hôn trong những trường hợp sau: Ngoại tình; một bên can án phạt giam; một bên mắc bệnh

<small>điên hoặc một bệnh khó chữa khỏi; một bên bỏ nhà đi q hai năm khơng có</small>

dun cớ chính đáng: vợ chồng tính tình khơng được hoặc đối xử với nhau đến nỗi không thê sống chung được.

Sắc lệnh số 159 đã xóa bỏ những duyên cớ ly hôn dựa trên lỗi của mỗi bên vợ chồng mà qui định duyên cớ ly hôn áp dụng chung cho cả vợ và chồng. Bên cạnh việc qui định duyên cớ ly hôn dựa vào yếu tổ lỗi thi Sắc lệnh số 159 đã hướng tới căn cứ vào thực chất quan hệ vợ chồng. Điều này được thể hiện qua duyên cớ ly hôn qui định tại khoản 5 Điều 2 Sắc lệnh số 159: “Vợ chong tinh tình không hợp hoặc doi xử với nhau đến nỗi không thể song chung duoc”. Thực tê vợ chồng chung sống với nhau mà tính cách khơng hợp, ln có những mâu thuẫn, bất đồng thì khó có thể duy trì đời sống

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

chung. Trong trường hợp này thì ly hơn chính là giải pháp để giải phóng cho

<small>vợ chông khỏi cuộc hôn nhân đã tan vỡ.</small>

Cả hai Sắc lệnh số 47 và Sắc lệnh số 159 đã góp phần khơng nhỏ vào việc xóa bỏ chế độ hôn nhân phong kiến, đề ra một số nguyên tắc chung, giải phóng phụ nữ khỏi vị thé bat bình đăng trong quan hệ giữa vợ và chồng, thúc đây sự phát triển của xã hội Việt Nam trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Nội dung của hai sắc lệnh này đã thể hiện tính dân chủ và tiễn bộ của một nền pháp chế mới. Tuy nhiên, căn cứ ly hơn thời kì này vẫn được qui định chủ yếu dựa trên cơ sở “lỗi” của vợ chồng mà chưa hoàn toàn dựa

trên bản chất của quan hệ vợ chồng.

1.2.2.4. Can cứ ly hôn thời kì từ năm 1954 đến trước năm 1975

Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975, do đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau nên ở mỗi miền có một hệ thống pháp <small>luật khác nhau.</small>

Ở miễn Bắc, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 (cịn gọi là Đạo luật số 13 về Hơn nhân và gia đình) được Quốc hội khóa I thơng qua ngày 29/12/1959 và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 13/01/1960. Lần đầu tiên, tiếp thu tư tưởng của chủ nghĩa Mác — Lênin, căn cứ ly hôn được qui định dựa trên bản chất của quan hệ vợ chồng.

Điều 25 Luật HN-GD năm 1959 qui định về căn cứ ly hôn trong trường hợp thuận tình ly hơn như sau: “Khi hai bên vợ chong xin thuận tinh ly hơn, thì sau khi diéu tra, nếu xét ding là hai bên tự nguyện xin ly hơn, Tồ án

<small>nhân dán sẽ cơng nhận việc thuận tinh ly hon”.</small>

Điều 26 Luật HN-GD năm 1959 qui định trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau: “Ki một bên vợ hoặc chồng xin ly hơn, cơ quan có

<small>thâm qun sẽ điêu tra và hồ giải. Hồ giải khơng được, Tồ án nhân dân sẽ</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

xét xử. Nếu tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục

<small>dich của hơn nhân khơng dat được, thì Tồ án nhân dán sẽ cho ly hôn `.</small>

Ở miễn Nam, ché độ hơn nhân và gia đình giai đoạn này được qui định trong ba văn bản: Luật gia đình ngày 02/01/1959 (luật số 1 — 59) dưới chế độ Ngơ Đình Diệm; Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 về giá thú, tử hệ và tài sản cộng đồng dưới chế độ Nguyễn Khánh; Bộ dân luật ngày 20/12/1972 dudi chế độ Nguyễn Văn Thiệu. Những văn bản này đều qui định căn cứ ly hôn

trên cơ sở “lỗi” của vợ chồng, đặc biệt Luật gia đình dưới chế độ Ngơ Đình

Diệm đã cấm vợ chồng ly hôn (Điều 55).

Sắc luật số 15/64 dưới chế độ Nguyễn Khánh và Bộ dân luật dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu qui định căn cứ ly hơn dựa trên những “lỗi” sau:

- Vì sự ngoại tình của người phối ngẫu;

- Vì người phối ngẫu bị kết án trọng hình về thường tội;

<small>- Vi sự ngược đãi, bạo hành hay nhục ma, có tính cách thậm từ và tái</small>

<small>diễn khiến vợ chồng không thé ăn ở với nhau nữa.</small>

Như vậy, ở giai đoạn này, căn cứ ly hơn ở hai miền được qui định hồn tồn khác nhau do sự khác nhau về chế độ chính trị. Miền Bắc trong hoàn

<small>cảnh cải cách xây dựng xã hội chủ nghĩa qui định căn cứ ly hôn dựa vào thực</small> trạng quan hệ vợ chồng phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênin. Miền Nam dưới chế độ thực dân nửa phong kiến vẫn chịu ảnh hưởng của pháp luật tư sản, qui định căn cứ li hôn dựa vào yếu tố “lỗi”, đánh giá tình trang hơn nhân qua biéu hiện bề ngồi của nó.

1.2.2.5. Căn cứ ly hơn thời kì từ năm 1975 đến nay

Từ năm 1975, cả nước thống nhất, Luật HN-GD năm 1959 được áp dụng trong phạm vi cả nước theo Nghị quyết số 76/CP ngày 25/3/1977 của Hội đồng Chính phủ. Để phù hợp với tình hình mới của đất nước ở mỗi giai

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

đoạn, Quốc hội đã ban hành các văn bản Luật GD năm 1986, Luật HN-GD năm 2000 và Luật HN-HN-GD năm 2014. Các văn bản này đều kế thừa tinh thần của Luật HN-GD năm 1959 là qui định về căn cứ ly hôn dựa vào bản chất quan hệ vợ chồng.

Điều 40 Luật HN-GD năm 1986 qui định về căn cứ ly hôn như sau: “Trong trường hợp cả hai vợ chồng xin ly hơn, nếu hồ giải khơng thành và nếu xét đúng là hai bên thật sự tự nguyện ly hơn, thì Tồ án nhân

<small>dan cơng nhán cho thuận tình ly hơn.</small>

Trong trường hop một bên vợ hoặc chẳng xin ly hơn, nếu hồ giải khơng thành thì Tồ án nhân dân xét xử. Nếu xét thấy tình trang tram trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hơn nhân khơng đạt được thì

<small>Tồ an nhân dán xử cho ly hôn.</small>

Kế thừa tinh thần Luật HN-GD năm 1986, Luật HN-GD năm 2000

<small>không tách biệt căn cứ ly hơn trong trường hợp thuận tình ly hơn và trường</small>

hợp ly hôn theo yêu cầu một bên mà qui định căn cứ áp dụng chung cho cả hai trường hợp tại Điều 89 như sau:

“1, Tòa án xem xét u cau ly hơn, nếu xét thấy tình trạng tram trọng, đời sống chung không thé kéo dài, mục dich của hơn nhân khơng đạt được thì Tịa án quyết định cho ly hôn.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chẳng của người bị Tịa án tun bố mat tích xin ly hơn thì Tịa án giải quyết cho ly hôn ”.

Việc qui định căn cứ ly hôn vẫn tiếp tục dựa vào thực trạng quan hệ vợ chồng giống như qui định tại Luật HN-GD năm 1959. Luật HN-GD năm 2000 đã kế thừa, phát triển, mở rộng và cụ thể hóa, chỉ tiết hóa những qui định của Luật HN-GD trước đó nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế đời sống hôn

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

nhân và gia đình trong hồn cảnh điều kiện kinh tế xã hội có sự thay đơi. Luật HN-GD năm 2000 đã bổ sung thêm trường hợp một bên vợ, chồng mat tích so

<small>với Luật HN-GD năm 1986. Can cứ ly hôn theo Luật HN-GD năm 1986 va</small>

Luật HN-GD năm 2000 phản ánh đúng bản chất của ly hôn, qui định bao quát

<small>được các trường hợp ly hôn, đảm bảo định hướng nhận thức cho người dân và</small>

cả người thực thi pháp luật về vấn đề ly hơn.

Có thê thấy, khi xây dựng chế định ly hôn, Nhà nước Việt Nam đã tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lénnin, coi ly hơn là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp sâu sắc. Nhà nước tôn trọng quyền tự do ly hôn của cá nhân đồng thời cũng thực hiện kiểm sốt việc ly hơn thơng qua việc qui định những điều kiện, căn cứ dé được phép chấm dứt quan hệ hôn nhân. Nhà nước qui định căn cứ ly hôn thật sự khoa học, là biện pháp hữu hiệu củng cố các

<small>quan hệ gia đình, bảo vệ lợi ích chính đáng của các đương sự, ý chí của vợ</small>

chồng không phải là điều kiện quyết định để phá bỏ hôn nhân mà việc giải quyết ly hôn phải căn cứ vào điều kiện (căn cứ pháp lí về ly hôn) được qui định trong luật hôn nhân và gia đình [49, tr. 255 - 256]. Căn cứ để giải quyết

<small>ly hôn là thực trạng quan hệ hôn nhân đã tan vỡ.</small>

<small>Sự tan vỡ của quan hệ hôn nhân là căn cứ ly hôn trong các văn bản</small> Luật HN-GD được qui định thông qua việc mô tả khái quát bản chất tan vỡ mà không đi vào liệt kê cụ thể những trường hợp nào thì quan hệ hôn nhân tan vỡ. Việc không liệt kê những trường hợp ly hơn cụ thé phản ánh địi hỏi phải xem xét thực chất quan hệ vợ chồng chứ khơng thể chỉ nhìn vào hình thức bên ngồi để đánh giá.

<small>Trước Luật HN-GĐ năm 2014, Nhà nước Việt Nam qui định căn cứ ly</small>

hôn cũng không dựa vào yếu tô “lỗi” bởi nhà nước ta quan niệm ly hôn không phải và không thê là chế tài đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ của vợ chồng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Ly hôn là sự tan vỡ của quan hệ vợ chồng va căn cứ ly hôn là dau hiệu phan ánh hiện tượng xã hội tồn tại khách quan đó chứ khơng phải là cái quyết định sự tan vỡ của quan hệ vợ chồng. Ly hôn cũng không phải là hậu quả tất yếu

<small>của hành vi vi phạm quyên, nghĩa vu của vợ chong.</small>

Luật HN-GD năm 2000 qui định về căn cứ ly hôn dựa vào thực trạng quan hệ hôn nhân, không dựa vào yếu tố “lỗi” của vợ chồng trong việc làm phát sinh mâu thuẫn dẫn tới ly hôn. Ưu điểm của cách qui định này là phản ánh chính xác bản chất của ly hơn. Nhược điểm của nó là cách xác định căn cứ ly hơn cịn định tính, trừu tượng, khó xác định. Điều đó đã ảnh hưởng đến quyên và lợi ích hợp pháp của người đề nghị giải quyết cho ly hơn. Trong qua trình giải quyết vụ việc về ly hơn, Tịa án áp dụng căn cứ cho ly hôn tại Điều 89 Luật HN-GD đã gặp phải nhiều vướng mắc, quan điểm khác nhau giữa các cấp sơ thâm và phúc thâm về cách hiểu thé nào là “tình trạng tram trong, đời sống chung khơng thé kéo dai” dù van dé này đã được hướng dan tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP. Do đó, nhiều bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thâm đã bị sửa, hủy do cách hiểu khác nhau, thậm chí có những Tịa án căn cứ vào lí do một trong hai bên khơng có khả năng sinh con dé cho ly hôn [48]. Việc qui định căn cứ ly hôn chỉ dựa trên thực trạng quan hệ vợ chồng mà không dựa vào yếu tố “lỗi” thé hiện quan điểm của Nhà nước là không coi hôn nhân là một hợp đồng. Tuy nhiên, cách qui định này có nhược điểm là đã xem nhẹ trách nhiệm của hai bên vợ chồng đối với sự tan vỡ đó. Bởi lẽ, sau khi kết hôn, cả hai bên vợ chồng đều phải có trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ quan hệ vo chồng thông qua việc thực hiện những quyền và nghĩa vụ của vợ chồng. Qui định căn cứ ly hôn không xét tới yêu tô “lỗi” dẫn tới việc trách nhiệm của người vi phạm quyên, nghĩa vụ trong hôn nhân không được xác định rõ ràng trong luật. Do đó, yếu tố “lỗi” cần được đặt ra dé xem xét với ý nghĩa là căn

<small>cứ đê đánh giá trách nhiệm của moi bên vợ chong đôi với sự tan vỡ của quan</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

hệ hôn nhân chứ ly hôn không phải là chế tài đối với người vi phạm quyên,

<small>nghĩa vụ của vợ, chông trong quan hệ hôn nhân.</small>

Dé khắc phục những bất cập nêu trên, ngày 19/6/2014, Quốc hội đã thông qua Luật HN-GD năm 2014 thay thế Luật HN-GD năm 2000 ké từ ngày 01/01/2015 với những sửa đổi cơ bản trong qui định về căn cứ ly hôn.

<small>Luật HN-GD năm 2014 đã tách biệt căn cứ ly hôn áp dụng cho trường hop</small>

thuận tình ly hơn (Điều 55) và ly hơn theo u cầu một bên (Điều 56). Cùng với đó là sự thay đôi về nội dung căn cứ ly hôn trong mỗi trường hợp ly hôn.

KET LUẬN CHUONG 1

<small>Trên co sở nghiên cứu những vân dé lí luận co bản vê chê định ly hơn,có thê rút ra kêt luận sau:</small>

<small>Ly hơn là một thuật ngữ pháp lí được sử dụng trong pháp luật HN-GD</small>

dùng dé chỉ sự chấm dứt quan hệ vợ chồng, trên cơ sở đó các quyền và nghĩa vụ pháp lí giữa vợ và chồng chấm dứt. Nhà nước quản lí việc ly hơn thơng qua hoạt động của Tịa án. Căn cứ ly hơn được hiểu là những tình tiết hay điều kiện do pháp luật qui định mà khi có những tình tiết đó thì Tịa án ra quyết định cơng nhận thuận tình ly hôn hoặc ra bản án ly hôn. Nghiên cứu các qui định của pháp luật Việt Nam về căn cứ ly hơn qua các thời kì cho thấy, pháp luật Việt Nam về căn cứ ly hôn qua các thời kì có những điểm khác biệt nhất định, phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Trong đó, những văn bản luật HN-GD sau đều có sự kế thừa va phát huy ưu điểm của các văn bản trước, đồng thời không ngừng đổi mới và hoàn thiện quy định về căn cứ ly hôn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG CƠ BẢN CĂN CỨ LY HÔN THEO LUAT HON NHÂN VÀ GIA DINH NĂM 2014 VÀ KIÊN NGHỊ

<small>Khác với Luật HN-GD năm 2000, Luật HN-GD năm 2014 không qui</small> định căn cứ ly hôn áp dụng chung cho tất cả các trường hợp mà qui định những căn cứ ly hôn riêng cho từng trường hợp chủ thê yêu cau ly hôn.

<small>2.1. VG CHONG THUC SỰ TỰ NGUYEN LY HON (AP DUNG TRONGTRUONG HOP THUAN TINH LY HON)</small>

Điều 55 Luật HN-GD năm 2014 qui định về thuận tình ly hơn như sau: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cau ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc, giáo duc con trên cơ sở bảo đảm quyên lợi chính đáng của vợ và con thì Tịa án cơng nhận thuận tình ly hơn; nếu khơng thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng khơng bảo đảm qun lợi chính đáng của vợ và con thì Tịa án giải quyết việc ly hơn”. Theo qui định này thì vợ chồng được coi là thuận tình ly hơn nếu thỏa mãn căn cứ “hai bên vợ chồng thật sự tự nguyện ly hôn”. Căn cứ này được thê hiện qua hai khía cạnh sau:

- Vợ chồng cùng thé hiện ý chí là mong muốn được ly hôn;

- Sự thể hiện ý chí phải thống nhất với ý chí của hai bên vợ chồng. 2.1.1. Vợ chồng cùng thể hiện ý chí là mong muốn ly hơn

Đối với trường hợp thuận tình ly hơn thì yếu tố “ý chí” của hai bên vo chồng là yếu tố quan trọng nhất. Thuận tình ly hơn phải là sự tự nguyện ý chí của cả hai vợ chồng. Khác với ly hôn theo yêu cầu của một bên, thuận tình ly hơn là việc cả hai bên vợ chồng cùng chung ý chí mong muốn chấm dứt quan

<small>hệ hôn nhân. Khi sự tự nguyện ly hơn chỉ là ý chí của một bên thì sự tự</small>

nguyện đó khơng phải là căn cứ để xem xét thuận tình ly hơn. Hai bên vợ

<small>chơng cùng thê hiện ý chí mn ly hơn vào cùng một thời diém và được thê</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

hiện bang don u cầu Tịa án giải quyết việc ly hơn. Đây chính là đặc trưng để phân biệt với trường hợp ly hơn theo u cầu một bên. Với thuận tình ly hôn, hai bên vợ chồng đều cùng chung quan điểm cho rằng quan hệ hôn nhân giữa họ đã tan vỡ, họ không muốn tiếp tục chung sống như vợ chồng được nữa. Tịa án xem xét ý chí của vợ chồng trong suốt quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn nên nếu sự đồng thuận về ý chí muốn ly hơn khơng tồn tại trong suốt q trình Tịa án giải quyết việc ly hơn thì u cầu ly hôn của vợ chồng

<small>không được công nhận là thuận tình ly hơn. Như vậy, có sự khác nhau giữa</small>

căn cứ áp dung thủ tục thuận tình ly hơn theo qui định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2009 (BLTTDS) và căn cứ dé Tịa án cơng nhận thuận tinh ly hôn. Dé xem xét áp dụng thủ tục thuận tình ly hơn, Tịa án chỉ căn cứ vào sự đồng thuận ý chí của vợ chồng vào thời điểm nộp đơn yêu cau ly hôn. Tuy nhiên, dé Tịa án cơng nhận cho vợ chồng thuận tình ly hơn thì sự đồng thuận ý chí của vợ chồng phải thống nhất từ thời điểm nộp đơn cho đến hết quá trình giải quyết yêu cầu thuận tình ly hơn. Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là vì ý chí của con người là yếu tơ bất định, ln có kha năng thay đổi. Quan hệ vợ chồng

<small>trước khi là một quan hệ pháp lý thì nó đã là một quan hệ tình cảm, do đó, nó</small>

ln có khả năng thay đổi trong q trình Tịa án giải quyết u cầu ly hơn. Căn cứ vào bản chất của ly hôn, việc ly hôn không thể nhằm thỏa mãn ý

muốn nhất thời của vợ chồng mà phải dựa vào ý chí thật sự của vợ chồng. Y

chí that sự nay được biểu hiện qua sự thé hiện ý chí muốn ly hơn một cách ồn định và thống nhất trong suốt q trình Tịa án xem xét giải quyết việc ly hơn. Trong q trình giải quyết ly hôn, nếu một trong hai bên vợ hoặc chồng có sự thay đơi ý kiến, khơng muốn ly hơn nữa thì Toa án phải ra quyết định đình chi giải quyết việc dân sự theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị quyết số 03/2012/NQ — HĐTP của Hội đồng Tham phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 03/12/2012. Theo đó, néu một hoặc các bên yêu cầu thuận tình

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

ly hôn thay đổi sự thoả thuận (một phần hoặc tồn bộ), nhưng khơng thoả thuận được về van đề đã được thoả thuận trước đó và có tranh chấp, thì được coi như đương sự rút đơn yêu cầu. Toà án căn cứ vào Điều 311 và điểm c khoản 1 Điều 192 của BLTTDS ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự. Trong trường hợp này Tồ án cần giải thích cho đương sự khơng rút đơn u cầu biết nếu họ vẫn có u cầu Tồ án giải quyết, thì phải khởi kiện vụ án dân

<small>sự theo thủ tục chung.</small>

Ý chí tự nguyện ly hơn phải do chính vợ và chồng tự mình thể hiện vì đây là quyền gắn liền với nhân thân của vợ chồng. Muốn thé hiện ý chi tự nguyện của mình, trước tiên vợ chồng cần có khả năng thê hiện ý chí, nghĩa là vợ chồng cần có năng lực hành vi dân sự. Khi xem xét giải quyết u cầu thuận tình ly hơn, nếu Tịa án nhận thay một bên vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thê nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì khơng thé cơng nhận ý chí của bên vo, chồng đó. Thực tế có những trường hợp mà một bên vợ hoặc chồng khơng có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình nhưng lại khơng được Tịa án tun bố mat năng lực hành vi dân sự do khơng có u cầu của người có qun, lợi ích liên quan theo qui định tại khoản 1 Điều 22 BLDS năm 2005. Trong những trường hợp nay, dé đảm bảo giải quyết đúng dan vụ việc, Tòa án cần xuất phát từ yêu cầu mong muốn ly hơn phải là ý chí thực sự của vợ chồng để khơng cơng nhận thuận tình ly hơn. Tuy nhiên, để có thể nhận ra một bên vợ chồng khơng có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi trên thực tế lại không dé dàng khi bên vợ hoặc chồng còn lại muốn giấu giém điều này nhằm đạt được những lợi ích nhất định.

Đối với trường hợp người chồng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn theo qui định tại khoản 3 Điều 51 Luật HN-GD năm 2014, có hai luồng quan điểm khác nhau về qun thuận tình ly hơn của người chồng. Luéng ý kiến thứ nhất

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

cho rang: Dé xem xét ý chí tự nguyện của vợ, chồng thì cả hai vợ chồng đều phải có quyền yêu cau giải quyết ly hôn theo qui định tại Điều 51 Luật

<small>HN-GD năm 2014. Vậy nên, trường hợp người vợ đang có thai, sinh con hoặc</small>

đang ni con dưới 12 tháng ti thì vợ chồng khơng thẻ thuận tình ly hơn vì người chồng khơng có quyền u cau giải quyết ly hôn. Luồng ý kiến thứ hai cho rằng trong trường hợp người chồng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn theo khoản 3 Điều 51 Luật HN-GD năm 2014 thì người chồng vẫn có quyền thé hiện ý chí đồng thuận với mong muốn ly hôn của người vợ khi người vợ là người làm đơn yêu cầu ly hôn. Bởi lẽ, như đã phân tích ở mục 1.1.3, mục dich của việc hạn chế quyền yêu cau ly hôn của người chồng trong trường hợp vợ dang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi là nhằm bảo <small>vệ ba me và trẻ em, bảo vệ phụ nữ có thai và thai nhi. Tuy nhiên, khi người</small>

vợ đã thể hiện mong muốn ly hơn thì việc hạn chế quyền ly hôn của người chồng trong trường hợp này là không cần thiết vì bản thân người vợ đã nhận định việc ly hơn có ảnh hưởng tốt cho họ hơn là tiếp tục duy trì quan hệ hơn nhân. Khi người chồng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn theo khoản 3 Điều 51 Luật HN-GD năm 2014, việc áp dụng quy định ly hôn theo yêu cầu một bên dù vợ chồng đã đồng thuận về ý chí muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân chỉ là sự áp dụng máy móc quy định của pháp luật mà xem nhẹ bản chất của thuận tình ly hơn. Điều này cũng gây khó khăn cho vợ chồng khi yêu cầu giải quyết ly hơn vì những căn cứ cần đưa ra và thủ tục giải quyết ly hôn theo yêu cầu một bên cũng phức tạp hơn. Trong khi đó, quan điểm thứ hai lại đề cao tơn trọng ý chí của vợ chồng hơn. Có thể thấy, quan điểm thừa nhận quyền thuận tình ly hơn của người chồng trong trường hợp họ có vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tudi là hợp lí hon. Do đó, nên thống nhất không áp dụng qui định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

theo khoản 3 Điều 51 Luật HN-GD năm 2014 trong trường hợp thuận tình ly

2.1.2. Sự thé hiện ý chí phải thống nhất với ý chi của hai bên vợ chồng

Đề được xác định là thuận tình ly hơn thì sự thé hiện ý chí muốn ly hơn phải thống nhất với ý chí thực sự của vợ chồng. Đó phải là sự tự do ý chí, khơng bên nào bị cưỡng ép, lừa dối. Khoản 9 Điều 3 Luật HN-GD năm 2014 qui định cưỡng ép ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tỉnh thần, hành hạ, nguoc đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác dé buộc người khác phải ly hôn trái với ý muốn của họ. Vợ chồng chỉ được coi là tự nguyện ly hôn nếu mỗi bên vợ, chồng đều không bị tác động bởi bên kia hay bởi bất kì người nào khác khiến họ phải ly hôn trái với nguyện vọng của mình. Mặt khác, nguyện vọng ly hơn phải đến từ những nhận thức đúng đắn của vợ chồng đối với tình trạng quan hệ vợ chồng của mình. Trường hợp một bên vợ chồng hay cả hai bên bị bên kia hay bên thứ ba lừa dối, dẫn đến nhận thức sai lầm về tình trạng quan hệ vợ chồng nên đưa ra u cầu ly hơn thì đó cũng là biểu hiện của việc

<small>không thực sự tự nguyện ly hôn.</small>

Mong muốn cham dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng phải là ý chí thật sự của cả hai bên vợ chồng chứ không phải là ly hôn giả tạo. Khoản 15 Điều 3 LHN-GD năm 2014 qui định: “Ly hôn giả tao là việc lợi dung ly hôn dé tron tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc dé dat được mục đích khác mà khơng nhằm mục đích cham dứt hơn nhân”. Như vậy, thuận tình ly hơn phải là việc hai vợ chồng yêu cầu ly hôn cùng nhằm mục đích cham dứt quan hệ vợ chồng. Nếu vợ chồng thuận tình ly hơn mà xét thấy thiếu sự tự nguyện thực sự của một bên hoặc cả hai bên thì đó là dau hiệu của ly hơn giả tạo. Đó được hiểu là trường hợp mà mục đích ly hôn thực sự của cả

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

hai vợ chồng hoặc của một trong hai bên vợ chồng không nhằm cham dứt quan hệ hôn nhân. Khi mục đích của cả hai bên vợ chồng đều khơng nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng thì cần nhìn nhận ý chí thực sự của vợ chồng là vẫn muốn tiếp tục duy trì quan hệ vợ chồng, quan hệ vợ chồng về thực chất vẫn chưa tan vỡ nên Tịa án khơng thể giải quyết cho vợ chồng ly hơn. Trường hợp một trong hai bên vợ chồng có mục đích chấm dứt quan hệ hơn nhân, bên cịn lại khơng có mục đích thực sự chấm dứt quan hệ hơn nhân thì cần xác định bản chất của vụ việc là mong muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân từ một phía. Do đó, Tịa án ra quyết định khơng cơng nhận thuận tình ly hơn khi xét thấy một trong hai bên vợ chồng có khơng mục đích chấm dứt quan hệ hơn nhân. Đối với một bên vẫn có mong muốn ly hơn mà mục đích của họ là nham cham dứt quan hệ vợ chồng, Tồ án cần giải thích cho đương sự biết nếu họ vẫn có u cầu Tồ án giải quyết thì phải khởi kiện vụ án dân sự theo thủ tục ly hôn theo yêu cầu một bên.

Như vậy, căn cứ ly hơn trong thuận tình ly hơn là hai bên vợ chồng thật sự tự nguyện ly hôn. Căn cứ này mô tả được đầy đủ bản chất của ly hơn trong trường hợp thuận tình ly hơn. Thuận tình ly hôn là việc hai vợ chồng cùng nhận thấy giữa vợ và chồng đã khơng cịn tình cảm u thương dẫn đến không muốn tiếp tục chung sống, chăm lo, vun đắp cho đời sống chung. Khi cả hai bên vợ chồng đã cùng chung ý chí muốn chấm dứt quan hệ vợ chồng, cham dứt những quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng thì Tịa án khơng thé cưỡng ép vợ chồng duy trì quan hệ hơn nhân. Việc không giải quyết ly hôn trong trường hợp này chỉ có thể ép buộc hơn nhân tơn tại về mặt hình thức mà khơng thê thay đổi sự thật khách quan là quan hệ vợ chồng đã tan vỡ trên thực tế. Khác với Luật HN-GD năm 2000, Luật HN-GD năm 2014 khơng địi hỏi những căn cứ qui định tại Điều 89 Luật HN-GĐ năm 2000: “tinh trang tram trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hơn nhân khơng đạt

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

được” đơi với trường hợp thuận tình ly hơn. Qua đó, Luật HN-GD năm 2014 thé hiện quan điểm dé cao tơn trọng ý chí tự nguyện của vợ chồng trong việc chấm dứt hơn nhân. Bản thân ý chí tự nguyện cham dứt quan hệ vợ chồng cũng đã thé hiện được tinh trạng tram trọng của quan hệ hôn nhân. Trước đây, dấu hiệu tinh trạng tram trong qui định trong Luật HN-GD năm 2000 được hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2000/NQ - HĐTP với biểu hiện vợ, chồng khơng thương u, q trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bồn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống. Trong khi đó, việc vợ chồng tự nguyện chấm dứt quan hệ hơn nhân cũng chính là việc thé hiện ý muốn cham dứt việc thực hiện những quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng với nhau. Do đó, việc qui định thêm căn cứ ly hơn tình trang tram trọng là khơng cần thiết.

Tuy nhiên, sự tự nguyện thực sự của vợ chồng chỉ là căn cứ để Tòa án xem xét giải quyết thuận tình ly hơn. Việc Tịa án ra quyết định cơng nhận thuận tình ly hơn cịn phải phụ thuộc vào việc vợ chồng thỏa thuận về van đề con chung và tài sản chung. Khi vợ chồng ly hơn thì hậu quả pháp lí khơng chỉ là cham dứt quan hệ hơn nhân mà cịn làm thay đơi quan hệ sở hữu, thay đổi quyền và nghĩa vụ đối với con cái của vợ chồng và có thể làm phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng. Do đó, xuất phát từ yêu cầu bảo vệ quyên lợi của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Tịa án khơng thể chỉ dựa vào những căn cứ thuận tình ly hơn mà cịn cần phải xem xét cả qun, lợi ích của những chủ thé có liên quan dé giải quyết u cầu thuận tình ly hơn. Sau khi nam nữ ly hơn thì chế độ tài sản của vợ chồng cũng cham dứt. Những tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập thuộc sở hữu riêng của mỗi bên, tài sản chung khơng cịn thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng nữa mà chuyên sang hình thức sở hữu khác. Điều này dẫn tới yêu cầu phải chia tài sản

<small>chung vợ chông đê xác định lại quyên sở hữu của hai bên vợ chông đôi với</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

khối tài sản chung. Vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ đối với con chung như nhau. Vì cha mẹ ly hơn dẫn tới hậu quả quan hệ vợ chồng khơng cịn nên việc thực hiện nghĩa vụ chung đối với con cần được phân chia rõ rang để đảm bảo quyền lợi của con. Việc ly hôn không làm chấm dứt những quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với con chung nhưng làm thay đổi cách thức thực hiện những quyền và nghĩa vụ này của vợ chồng đối với con. Do đó, để giải quyết thuận tình ly hơn, Tịa án cần xem xét giải quyết cả van dé thỏa thuận

<small>việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con khi giải</small>

quyết yêu cầu thuận tình ly hơn.

<small>Truong hợp thứ nhát: hai bên đã thỏa thuận được việc chia tài sản,việc trong nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo đục con và sự thoả thuận nàybao dam quyên lợi chính dang của vợ và con.</small>

Dé được Tịa án cơng nhận thuận tình ly hơn, hai bên vợ chồng khơng chỉ cần có sự thống nhất ý chí về việc cham dứt quan hệ hơn nhân mà cịn cần phải thống nhất ý chí trong việc chia tài sản và việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Giống như những việc dân sự khác, việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con khi vợ chồng ly hơn ưu tiên áp dụng nguyên tắc tự do thỏa thuận nhằm đề cao quyền tự định đoạt của

<small>đương sự.</small>

Qua thực tế giải quyết các trường hợp thuận tình ly hơn cho thấy, các Cặp vợ chồng thuận tình ly hơn thường tự thỏa thuận về việc chia tài sản và ni con. Tuy nhiên, có trường hợp sự thỏa thuận của vợ chồng về việc xác định khối tài sản chung và chia tài sản chung đó khơng phù hợp với qui định của pháp luật, không đảm bảo được quyền lợi của vợ và con thì Tịa án phải giải quyết.

</div>

×