Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.09 MB, 85 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
Chuyên ngành: Luật Dân sự và tổ tung dân sự
<small>TRUNG TÂM TH</small>
<small>TRUONG ĐẠI i</small>
<small>Tôi cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơidưới sự hướng dân của TS. Bùi Thị Huyền. Kêt quả nghiên cứu trong Luậnvăn chưa được công bô trong bât kỷ công trình nào khác. Các sơ liệu, ví dụ và</small>
trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính trung thực, chính xác và tin cậy.
<small>Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2014</small>
<small>Lê Thi Thúy Nga</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">BLTTDS Bộ luật Tố tung dân sự năm 2004
<small>CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa</small>
HDXX Hội đồng xét xử HTND Hội thâm nhân dân
PLTTGQCVADS Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự
PLTTGQCVAKT Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế PLTTGQCTCLD Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao
PTSTDS Phién toa so tham dan su
LSDBS Luật sửa đổi, bố sung một số điều của Bộ luật tơ
<small>tụng dân sự năm 2011TAND Tịa án nhân dân</small>
TANDTC Tịa án nhân dân tơi cao
TTDS Tố tụng dân sự TTHS Tố tụng hình sự
VKSND Viện kiểm sát nhân dân
VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao
<small>XHCN Xã hội chủ nghĩa</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE THỦ TỤC HOI VÀ TRANH LUẬN TẠI PHIEN TOA SO THAM DAN SỰ
Khai niệm va đặc điểm của thủ tục hỏi và tranh luận tại
phiên tòa sơ tham dân sự
Khái niệm và đặc điểm của thủ tục hỏi tại phiên tòa sơ thấm
<small>Cơ sở của việc quy định thủ tục hỏi và tranh luận tại</small>
phiên tòa sơ thấm dân sự
<small>Co sở ly luận</small>
Cơ sở thực tiễn
Một số nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự ảnh hưởng đến việc quy định thủ tục hỏi và tranh luận tại phiên tịa sơ thắm dân su
Q trình hình thành và phát triển của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về thủ tục hỏi và tranh luận tại phiên
tòa sơ thâm dân sự từ năm 1945 đến nay
Giai đoạn từ trước thời kỳ Pháp thuộc đến năm 1945
Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 2005 Giai đoạn từ năm 2005 đến nay
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
VE THỦ TỤC HOI VÀ TRANH LUẬN TẠI PHIÊN TOA SƠ THAM DAN
Thủ tục hỏi tại phiên tòa sơ thâm dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><small>đương sự tại phiên tòa</small>
Hỏi về việc tự thỏa thuận của đương sự
<small>Các đương sự tự trình bày</small>
Hỏi để làm rõ nội dung vụ án
Tranh luận tại phiên tòa sơ thẳm dân sự theo quy định
của pháp luật tỗ tụng dân sự Việt Nam
Phát biểu của các bên đương sự khi tranh luận
Phát biểu của Kiểm sát viên
Vai trò của Hội đồng xét xử đối với tranh luận của các bên
KET LUẬN CHƯƠNG 2
THỰC TIEN THỰC HIEN VÀ MOT SO KIÊN NGHỊ
NHẰM HOÀN THIỆN PHAP LUAT, NÂNG CAO HIỆU
QUÁ THỰC HIỆN THU TỤC HOI, TRANH LUẬN TẠI
PHIEN TOA SO THÂM DAN SỰ
Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về thủ tục hỏi và tranh luận tại phiên tòa sơ thấm
<small>dân sự</small>
Những kết quả đạt được
Một số khó khăn, vướng mắc
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả thực hiện các quy định về thủ tục hỏi và tranh
luận tại phiên tòa sơ thắm dân sự
Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thủ tục hỏi và tranh
luận tại phiên tòa sơ thâm dân sự
Một số kiến nghị nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về tục hỏi và tranh luận tại phiên tòa sơ thâm dân sự
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">1. Tinh cap thiết của tình hình nghiên cứu
Q trình giải quyết vụ việc dân sự có thể trải qua các giai đoạn khác nhau như khởi kiện, thụ lý, hòa giải, chuẩn bị xét xử sơ thâm, phiên tòa sơ thâm, phúc thâm, giám đốc thẩm, tái thâm, trong đó, PTSTDS là giai đoạn quan trọng nhất.
<small>Trung tâm của PTSTDS là thủ tục hỏi và tranh luận. Theo đó, tồn bộ các chứng cứ,</small>
tài liệu của vụ việc, những yêu cầu của các bên đương sự được xem xét, đánh giá trực tiếp, công khai, khách quan và toàn diện. Trên cơ sở kết quả của thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS, Tòa án tiến hành thủ tục nghị án và ra bản án hoặc quyết định về việc giải quyết tòa bộ vụ án dân sự. Do đó, nếu việc hỏi và tranh luận tại PTSTDS dat chất lượng tốt sẽ là cơ sở để Tịa án ra bản án, quyết định chính xác, khách quan; góp phần hạn chế kháng cáo, kháng nghị phúc thầm, tái thẩm; giải quyết dứt điểm tranh chấp giữa các đương sự; ổn định giao lưu dân su. Từ đó,
qun và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự được bảo vệ kịp thời, ý thức pháp
luật của người dân được nâng cao, pháp chế XHCN được bảo đảm.
Dai hội VIII của Đảng đã dé ra nhiệm vụ “cải cách tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp”. Tinh thần déi mới đó tiếp tục được khẳng định va mở rộng tại
các Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ LX; hơn thé, cịn được cụ thể hóa tại Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp từ nay đến năm 2020 và Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị về Dé án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, VKS và Co quan điều tra.
Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp là đổi mới tổ chức và hoạt động
của các cơ quan tư pháp, nhất là tổ chức và hoạt động của TAND. Tiếp tục hoàn
thiện thủ tục TTDS. Nghiên cứu việc thực hiện và phát triển các loại hình dịch vụ từ
phía nhà nước để tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyén va lợi ích hợp pháp của mình... Khuyến khích việc giải quyết
một số tranh chấp thơng qua thương lượng, hịa giải, trọng tài; tịa án hỗ trợ bằng
quyết định cơng nhận việc giải quyết đó [6].
Tuy nhiên, thực tiễn thi hành BLTTDS cho thấy vẫn còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn áp dụng. Một trong những bất cập ấy là quy định về thủ tục
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">dẫn đến việc hiểu và áp dụng tại các Tịa án khơng thống nhất, địi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ. Thêm vào đó, do pháp luật về thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS có một số nội dung mới nên việc tuân thủ các quy định của BLTTDS về van đề này tại Tòa án cần sự hướng dẫn cụ thể trong thực tiễn áp dụng.
Nhu vậy, việc nghiên cứu những van dé lý luận và thực tiễn thực hiện pháp
luật về thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS nhằm nâng cao hiệu quả xét xử của
Tòa án là đòi hỏi bức thiết, góp phần thực hiện mục tiêu của Chiến lược cải cách tư pháp, đảm bảo cho “hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và có hiệu lực cao”. Với các lý do trên, học viên quyết định chon dé tài “Thi tục hỏi và tranh luận
tại phiên tòa sơ thẩm dân sự” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ luật học
<small>của mình.</small>
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thủ tục hỏi và tranh luận tại phiên tòa sơ thầm dân sự là trung tâm của thủ tục tiễn hành phiên tịa, ln được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu pháp luật trong và ngoài nước. Ở nước ngoài, trong phạm vi chúng tơi nghiên cứu có thể thấy nhiều thơng tin liên quan đến nguyên tắc tiến hành PTSTDS nói chung, thủ tục hỏi
và ranh luận nói riêng cũng như vai trò của các chủ thể khi thực hiện thủ tục hỏi và
tranh luận tại PTSTDS, cụ thể như: Luật Nhật Bản của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản; Luật so sánh của giáo su Michel Bogdan; khái quát hệ thông pháp luật của Hoa Ky của Outline of the U.S.Legal syetem; Những van dé co bản về Liên
minh Châu Âu và pháp luật cộng đồng Châu Âu của Jean - Marc Favrct; các hệ
thống pháp luật cơ bản trên thế giới của tác giả Michel Fromont; một số tài liệu nguyên bản băng tiếng nước ngoài như: On Civil Procedure của tác gia
J.A.Jolowicz. Kỷ yếu của dự án VIE/95/017 “Vẻ pháp luật tổ tụng dân sự”, nội
dung của kỷ yếu bao gồm các báo cáo chuyên đề quốc tế, một số tài liệu của nước ngoài trong lĩnh vực TTDS, trong đó có nhiều vấn đề liên quan đến vai trò của Tòa
<small>án và các bên đương sự trong thực hiện thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS và nội</small>
dung thủ tục tiễn hành thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS. Một số tải liệu hội thảo về pháp luật TTDS do Nhà luật Việt - Pháp tổ chức tại Hà Nội cũng có một số
thơng tin liên quan đến thành phần hội đồng xét xử sơ thâm dân sự, sự tham gia của
<small>VKS vào thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS...</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">cơng trình nghiên cứu giải quyết cơ sở lý luận. thực tiễn cho từng vấn đề của TTDS, trong đó có nhiều vấn dé liên quan đến vai trị của Tòa án và các bên đương sự trong thủ tục hỏi và tranh luận tại PTST. Chăng hạn như Đề tài khoa học cấp Bộ: “Van dé tổ chức phiên tòa và việc thực hiện các quy định của pháp luật 16 tung tai phiên toa của Tòa án nhân dân”, mã số 97-98/043/DT của TANDTC đã dé cập đến
van đề tổ chức phiên tịa nói chung. Tuy nhiên, dé tài không đi sâu nghiên cứu
những van dé lý luận, pháp luật và thực tiễn áp dụng về thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS, mà chủ yếu tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận, thực tiễn và yêu cầu đôi mới hình thức tổ chức phiên tịa nói chung (bao gồm cả phiên tịa hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính; cả phiên tịa sơ thâm, phúc thấm, giám đốc thẩm, tái thâm) như: bài trí phịng xử án, tư thế, tác phong, trang phục của những người tiễn hành tố tụng, người tham gia tố tung, hình thức xét
<small>xử cơng khai, xét xử kín hay lưu động...; Luận văn thạc sĩ luật học của Ngô Thị</small>
Minh Ngọc, với đề tài: “Thủ tục xét xử các vụ án dân sự tại phiên tòa sơ thẩm”.
Luận văn chỉ nghiên cứu thủ tục phiên tòa sơ thẩm theo quy định của PLTTGQVADS và thực tiễn áp dụng các quy định đó tại TAND thành phố Hà Nội.
Ngồi ra, cịn có luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Thị Thu Hà, với đề tài: “Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự". Trong dé tài, tác giả chủ yếu nghiên cứu
<small>xây dụng trình tự, thủ tục tranh tụng tại PTSTDS.</small>
Sau khi BLTTDS được ban hành, đã có một số cơng trình nghiên cứu chun
sâu liên quan đến thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS. Luận văn tiến sĩ luật học
“Giai đoạn giải quyết vụ án kinh tế theo pháp luật Việt Nam” của Đoàn Đức Lương.
Trong luận án, tác giả nghiên cứu các quy định của pháp luật về giai đoạn giải quyết
vu án sơ thấm kinh tế (bao gồm các giai đoạn khởi kiện, thụ lý, chuẩn bị xét xử và xét xử tai phiên tòa sơ thâm) và thực tiễn áp dụng. Thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS cũng đã được đề cập trong luận án này nhưng ở mức độ khái quát và chỉ tập trung vào phiên tòa xét xử các vụ án kinh tế. Luận văn của Phương Thảo với đề tài “Thu tục xét xử vụ án dan sự tại phiên tịa dan sự sơ thẩm” được hồn thành năm 2006. Luận văn chỉ nghiên cứu về thủ tục phiên tòa sơ thâm theo quy định BLTTDS và thực tiễn áp dụng các quy định đó tại TAND thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó,
<small>con có một sơ cơng trình nghiên cứu vê BLTTDS, trong đó có đê cập một sô nội</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">TTDS và thực tiễn áp dung” của Lê Thu Hà, 2006; Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Bé luật TỔ tung dân sự - Những điểm mới và các vấn dé đặt ra trong thực tiễn thi
<small>hàn? của Học viên Tư pháp năm 2004...</small>
Đặc biệt, Luận án tiến sĩ “Phiên tòa sơ thẩm dân sự một số van dé ly luận và thực tiến” (2008) của tác giả Bùi Thị Huyền đã đưa ra được những van dé lý luận cơ bản về PTSTDS, nội dung các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về PTSTDS
và thực tiễn áp dụng tại các Tòa án Việt Nam. Trên cơ sở đó, xác định rõ yêu cầu và
đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và thực hiện pháp luật Việt Nam về
PTSTDS. Tuy nhiên, Luận án là một cơng trình nghiên cứu tổng quan về PTSTDS trong đó, thủ tục hỏi và tranh luận chỉ là một trong những nội dung được dé cập đến. Mặt khác, từ khi LSĐBS năm 2011 được ban hành và có hiệu lực có rất nhiều nội dung về PTSTDS cũng như thủ tục hỏi và tranh luận tại phiên tòa được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn xét xử các vụ án dân sự tại Tòa án hiện nay đòi hỏi sự nghiên cứu mới hơn chuyên sâu hơn về vấn đề này.
Trên các tạp chí khoa học pháp lý, một số tác giả cũng đã đề cập đến những
khía cạnh khác nhau của pháp luật TTDS về thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS
như bài viết “ Xét hỏi và tranh luận tại PTSTDS” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà; bài viết “Việc thay đổi, bố sung và rút yêu cầu của đương sự tại PTSTDS” của tác
giả Bùi Thị Huyén,bai viết “Về sự thỏa thuận của đương sự tại PTSTDS” của tác
từng điều luật riêng lẻ của pháp luật liên quan đến thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS. Những nghiên cứu mang tính lý luận về thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS cịn ít, nhiều van dé có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn của thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS chưa được lý giải một cách thỏa đáng. Cho đến
nay, vẫn chưa có một cơng trình nào nghiên cứu khoa học pháp lý độc lập và hệ
thống về thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích nghiên cứu: Làm rõ những vẫn đề lý luận cơ bản về thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS như khái niệm hỏi, tranh luận tại PTSTDS, khẳng định ý
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><small>cơ sở khoa học của việc quy định thủ tục hỏi và tranh luận cịn như phân tích các</small>
nội dung của quy định pháp luật Việt Nam hiện hành và thực tiễn áp dụng ở các Tòa
án Việt Nam. Trên cơ sở đó, xác định rõ yêu cầu và đề xuất những giải pháp cụ thể nhăm hoàn thiện và thực hiện pháp luật Việt Nam về thủ tục hỏi và tranh luận tại
Nhiệm vu: Đề thực hiện được mục đích nêu trên, việc nghiên cứu có nhiệm
vụ giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thủ tục hỏi và
<small>tranh luận tại PTSTDS;</small>
. Nghiên cứu khái quát lịch sử hình thành va phát triển của pháp luật
Việt Nam về thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS;
- Phân tích làm rõ các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về thủ tục hỏi và tranh luận tai PTSTDS và thực tiễn thực hiện. Từ đó, chỉ ra những điểm mới, tiến bộ của pháp luật Việt Nam hiện hành về thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS, đồng thời, chỉ rõ những hạn chế, bất cập cần được hồn thiện; phân tích đánh giá một số quy định pháp luật về thủ tục hỏi và tranh luận tại phiên tòa của
một số nước trên thé giới để làm cơ sở tham khảo khi tác giả trình bày phần hồn
thiện pháp luật Việt Nam về các quy định tương ứng.
+ Luận giải về những yêu cầu hoàn thiện và thực hiện pháp luật Việt
Nam về thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS và để xuất các giải pháp cụ thể nhăm hoàn thiện và thực hiện pháp luật về thủ tục hỏi và tranh luận tại phiên tòa.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS là một đề tài gdm rat nhiéu van dé vé ly luận cũng như thực tiễn. Tuy nhiên, trong khuôn khổ phạm vi của luận văn thạc sĩ luật học, học viên chỉ tập trung nghiên cứu các van đề như: Khái niệm va đặc
điểm của thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS, cơ sở quy định thủ tục hỏi và tranh
luận tại PTSTDS, nguyên tắc tiến hành thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS; pháp
luật Việt Nam hiện hành về thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS và thực tiễn áp dụng. Đề tài chỉ nghiên cứu về thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS tức là phiên
tòa xét xử lần đầu đối với các vụ án dân sự mà không nghiên cứu về thủ tục hỏi và
<small>tranh luận đôi với phiên họp giải quyết việc dân sự. Qua đó, Luận van chỉ ra các</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11"><small>ở Việt Nam.</small>
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
<small>Luận văn được được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa </small>
Mác-Lênin về nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, về quyền con
<small>người và công dân trong xã hội.</small>
<small>Ngoài ra, những phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành được sử</small>
dụng như phương pháp lịch sử, phân tích, so sánh, chứng minh, tổng hợp và khảo
sát thực tế tại một số Tòa án, sử dụng các kết quả thống kê ngành Tòa án và Viện
kiêm sát dé hồn thành luận văn.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Luận văn là cơng trình nghiên cứu khoa học, có tính hệ thống và tương đối tồn diện về thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS theo quy định của pháp luật
<small>Trong nội dung luận van có những đóng góp mới như:</small>
Luận văn đã làm sáng tỏ thêm một số van dé lý luận về thủ tục hỏi và tranh
luận tại PTSTDS như khái niệm, nguyên tắc tiến hành thủ tục hỏi và tranh luận tại
PTSTDS, nội dung các hoạt động tố tụng và vai trò của các chủ thể thủ tục hỏi và
<small>tranh luận tại PTSTDS.</small>
Luận văn đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách tương đối đầy đủ và toàn diện pháp luật TTDS Việt Nam về thủ tục hỏi và tranh luận tai PTSTDS.
Luận văn đã phân tích, đánh giá một cách tương đối đầy đủ và toàn diện
pháp luật Việt Nam hiện hành về thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS và thực tiễn
thực hiện. Qua đó, luận văn đã chỉ ra những hạn chế, bất cập của các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành vẻ thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS, những đòi hỏi từ thực tiễn nhằm hoàn thiện và thực hiện pháp luật.
Luận văn đã phân tích đánh giá một số quy định pháp luật về thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS của một số nước trên thế giới để góp phần xác định mơ hình
tố tung của Việt Nam thơng qua thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS.
Luận văn đã luận giải về những yêu cầu của việc hoàn thiện và thực hiện
pháp luật về thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS, đồng thời, đề xuất những giải
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12"><small>PTSTDS ở Việt Nam.</small>
7. Y nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham
<small>khảo tham khảo trong công tác nghiên cứu giảng dạy luật TTDS tai các cơ sở đàotạo cán bộ pháp luật.</small>
Những kết quả nghiên cứu của luận văn còn có thé sử dụng làm tài liệu tham
<small>khảo trong cơng tác lập pháp cũng như trong công tác xét xử của các cán bộ Tòa án.</small>
8. Kết cau của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
<small>có 3 chương như sau:</small>
Chương 1. Một số van dé lý luận về thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS. Chương 2. Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về thủ tục hỏi và tranh
<small>luận tại PTSTDS.</small>
Chương 3. Thực tiễn thực hiện và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp
<small>luật, nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE THỦ TỤC HOI VÀ TRANH LUẬN TẠI
PHIEN TOA SƠ THAM DAN SỰ
1.1. Khái niệm, đặc điểm của thủ tục hỏi va tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm dân <small>sự</small>
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm thủ tục hồi tại phiên tòa sơ thẩm dân sự
Hiện nay, trên thé giới tơn tại hai mơ hình tố tụng phố biến là mơ hình tố tụng tranh tụng và mơ hình tố tụng xét hỏi. Sự khác biệt cơ bản giữa các truyền thống pháp
luật là các van đề thủ tục tố tụng [18, tr.172]. Vì vậy, cùng một quan hệ pháp luật nội
dung, mỗi quốc gia áp dụng những trình tự, thủ tục giải quyết khác nhau. Trong TTDS, trình tự thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ở mỗi giai đoạn tiến hành tố tụng là
khác nhau. Xét xử sơ thâm là giai đoạn đầu tiêu của quá trình giải quyết vụ việc dân
sự, bao gồm các hoạt động tố tụng khác nhau. Các hoạt động khởi kiện, thụ lý, chuẩn
bị xét xứ sơ thâm là hoạt động tạo tiền đề để thực hiện xét xử lần đầu vụ án tại phiên
tịa. PTSTDS là phiên họp cơng khai lần đầu của Tòa án với sự tham gia của những người tham gia tố tụng theo những nguyên tắc và thủ tục nhất định dé Tòa án ra phán
quyết về tòa bộ vụ việc dân sự hoặc những van dé còn tranh chấp giữa các bên đương
<small>sự [12, tr.34-35].</small>
Thơng thường PTSTDS được tiễn hành theo trình tự thủ tục như sau thủ tục bat
đầu phiên tòa, thủ tục hỏi, thủ tục tranh luận, tuyên án và nghị án. Trong đó, thủ tục hỏi và tranh luận là thủ tục quan trọng làm căn cứ để xác định chứng cứ, đánh giá
chứng cứ, yêu cầu của đương sự. Đây là thủ tục trung tâm tại PTSTDS, là căn cứ để
HĐXX đưa ra phán quyết cuối cùng. Thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS có thể
<small>được hiéu như sau:</small>
Theo Từ điển tiếng Việt năm 2006, “hỏi” được hiểu là nói ra điều mình muốn
người ta cho mình biết với u cầu được trả lời; là nói ra điều mình đòi hỏi hoặc mong muốn ở người ta với yêu cầu được đáp ứng [46, tr.454]. Còn theo Từ điển tiếng Việt năm 2005, “hỏi” là bảo người ta cho mình biết hoặc cho mình cái gi; là bảo người ta cho mình biết, bảo trả lời [47, tr. 416]. Như vậy, hiểu theo nghĩa triết tự thì “hỏi ” có
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14"><small>thê được hiệu là một động từ chỉ một hành động của một người làm rõ một sự việc</small>
bằng cách đặt câu hỏi trực tiếp cho người khác.
<small>Dưới góc độ khoa học phát lý, thuật ngữ “hỏi” không được định nghĩa một cách</small>
cụ thé. Bởi lẽ khi sử dụng thuật ngữ này đã thấy rõ được hành động, và mục đích thực hiện hành vi của chủ thể hỏi. Tuy nhiên, xét dưới góc độ TTDS, “hỏi” là một thủ tục
<small>được thực hiện tại phiên tòa cân được hiệu một cách đây đủ và chính xác hơn.</small>
<small>Trước đây, pháp luật TTDS gọi thủ tục “hỏi” là “xét hỏi”. Hai thuật ngữ này</small>
hoàn toàn khác nhau, và cần có sự phân biệt giữa hỏi và xét hỏi. Xét hỏi là một động từ chỉ việc “(nhà chức trách) hỏi kỹ trực tiếp để phát hiện hành vi phạm pháp luật hoặc
tìm kiếm sự thật về một vụ án” [46, tr.1148]. Xét hỏi mang tính chất xuất phát từ một
chủ thé (người tiến hành tố tụng), không thể hiện được vai trò của đương sự trong vụ
án dân sự và vơ tình đã hình sự hóa quan hệ mang tính chất dân sự trong xét xử vụ án
dân sự. Chúng tôi cho rằng nếu sử dụng thuật ngữ “xét hỏi” sẽ vơ hình chung đã gán cho thủ tục này những đặc điểm khơng phải vốn có của nó, đồng thời làm hẹp phạm vi
<small>của khái niệm. Việc sử dụng thủ tục xét hỏi trong TTDS là không phù hợp với tính</small>
chất của các quan hệ trong TTDS. Do đó, khi ban hành BLTTDS năm 2004, thủ tục
xét hỏi đã được thay băng thủ tục hỏi tại PTSLDS [12, tr.62]. Tuy nhiên, van dé không
phải là thay đối tên gọi mà quan trọng phải thay đổi nội dung của thủ tục này.
BLTTDS năm 2004 và LSĐBS năm 2011 mới chỉ thay đổi về hình thức, vẫn dé Tham
phán chủ động thực hiện thủ tục hỏi và chưa dé cao vai trị của đương sự. Chính vì thé,
thủ tục hỏi van cịn rat nhiều nội dung mang tính chất của xét hỏi trước đây.
Thủ tục hỏi tại PTSTDS là hoạt động của các chủ thể tham gia quá trình tiễn
hành tổ tụng. Trong đó, thủ tục hỏi chính là bước tạo tiền đề cho quá trình tranh luận
được nhanh chóng, hiệu quả. Thủ tục hỏi tai PTSTDS có những đặc điểm sau:
Một là, về chủ thể tiễn hành thủ tục hỏi: Việc giải quyết các vụ việc dân sự là hoạt động phát sinh trên cơ sở có sự tranh chấp về quan hệ pháp luật nội dung giữa các
bên có lợi ích đối lập nhau. Để giải quyết đúng đắn được những tranh chấp này, yêu
cầu đặt ra với các chủ thể là người nào đưa ra yêu cầu với người khác thì phải có nghĩa
vụ chứng minh. Vì thế, khi xác định ai có qun hỏi trước hết phải xuất phát từ bản
chất của quan hệ dân sự, nghĩa vụ chứng minh thuộc về các đương sự. Tùy theo truyền
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">thống lập pháp, điều kiện kinh tế xã hội, trình độ hiểu biết của người dan mà nội dung
thủ tục hỏi tại PTSTDS quy định ở mỗi nước có sự khác nhau.
Điển hình như ở Hoa kỳ, bắt đầu việc hỏi bằng cách Luật sư của ngun đơn
bắt đầu trình bày trước Tịa án về ý kiến của họ và xuất trình, chứng minh sự việc bằng
các chứng cứ (tai liệu, nhân chứng). Luật sư của nguyên đơn trình bay xong quan điểm của nguyên đơn, Luật sư của bị đơn cũng đưa ra quan điểm của bị đơn bằng những chứng cứ (tài liệu, nhân chứng). Các nhân chứng của mỗi bên trong khi khai báo tại
Tòa về những việc họ biết đến vụ kiện, họ có thể bị chất vấn bởi luật sư của đương sự
phía bên kia [24, tr.23]. Cịn ở Anh, phiên tịa xét xử vẫn diễn ra dưới hình thức thấm
van, kiểu xét xử có nguồn gốc từ xa xưa, nhưng các chứng cứ và lời khai bằng văn bản được sử dụng nhiều hơn. Mỗi bên sẽ trình bảy quan điểm, lập luận của mình trực tiếp bằng lời nói dựa trên các chứng cứ và lời khai của các nhân chứng được gọi tới tòa.
Các Luật sư sẽ thay mặt cho thân chủ của mình đưa ra quan điểm về vụ việc, có quyền
yêu cầu các bằng chứng, lời khai của nhân chứng và chuyên gia mà có lợi cho mình
[45. tr.37]. Như vậy, ở những nước theo truyền thống tố tụng tranh tụng, xuất phát từ
bản chất của quan hệ dân sự nên chủ thể hỏi trước tiên phải là các bên đương sự hỏi để
<small>làm rõ chứng cứ, yêu câu của nhau, sau đó người tiên hành tô tụng mới hỏi.</small>
Ngược lại, đối với những quốc gia theo truyền thống tổ tụng xét hỏi (Cộng hòa
Pháp và Liên bang Nga...), Tòa án giữ vai trò là người điều khiển phiên tòa nên sau
<small>khi các đương sự trình bày thì Tịa án sẽ hỏi. Theo quy định của pháp luật TTDS Pháp,</small>
chủ tọa điều khiển phiên tịa, các bên sẽ trình bay quan điểm biện hộ của mình. Mặc dù
khơng quy định thành thủ tục hỏi nhưng Tịa án có thể ngắt lời trình bày của đương sự
nếu vì say sưa hoặc thiếu kinh nghiệm họ khơng thể trình bày lý lẽ của mình đủ mạch lạc hoặc sáng sủa để Tòa xem xét [44, tr.15]. Như vậy, ở những nước theo truyền
thống tô tụng xét hỏi, vai trò của HDXX trong việc hỏi được đề cao nên Thâm phán
<small>bao giờ cũng là người đặt câu hỏi cho những người tham gia phiên tòa.</small>
Đối với nước Cộng Hòa nhân dân Trung hoa, trước đây, PTSTDS chủ yếu là Tham phán hỏi hai bên đương sự (tức là Tham phán tiến hành thẩm van hai bên đương sự). Trong những năm gần day, việc tô chức phiên tòa đã được cải cách, thay đổi han về chất bằng việc thực hiện tranh tụng giữa các bên đương sự. HĐXX yêu cầu nguyên
<small>đơn trình bày các chứng cứ và yêu câu kiện tung, bi đơn nêu ra các chứng cứ. lý lẽ đôi</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">đáp lại nguyên đơn. HDXX nghe hai bên tranh tụng và chi nhac bên này trả lời rõ lý lẽ
của bên kia hoặc u cau họ giải thích điều họ vừa trình bày [24, tr.39].
Ở Việt Nam, trước khi BLTTDS được ban hành, chủ thể có quyền hỏi được quy định tại Điều 50 PLTTGQCVADS, Điều 47 PLTTGQCVAKT và Điều 50
PLTTGQCTCLD như sau: “Khi xét hỏi, HDXX hỏi trước rồi đến kiểm sát viên, người
bảo vệ quyên lợi của đương sự. Những người tham gia t6 tung có quyên dé xuất với
HĐXX những vấn đề cân được hỏi thêm”. Theo quy định của các Pháp lệnh nảy, sau
<small>khi nghe những người tham gia phiên tịa trình bày việc xét hỏi được thực hiện bởi</small>
HĐXX. Thứ tự hỏi trước tiên là HĐXX rồi mới đến Kiểm sát viên và người bảo vệ
quyên lợi của đương sự. Như vậy, thủ tục xét hỏi được quy định trong các Pháp lệnh
trước đây dé cao vai trò của Tòa án, vai trò của HĐXX trong việc hỏi. Quyền hỏi của
các đương sự chỉ được thực hiện qua người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự sau khi HDXX và Kién sát viên xét hỏi xong.
Từ cách xác định thứ tự của chủ thể có quyén hỏi sẽ quyết định ai sẽ là người phải trả lời. Trước hết, để xác định chứng cứ và các yêu cầu của đương sự người phải
trả lời đầu tiên là người đưa ra yêu cầu, tức là nguyên đơn sau đó đến bị đơn, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đây là những người có nghĩa vụ chứng minh trong
TTDS. Theo pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, người trả lời phải là các bên
đương sự. Mặt khác, khi đưa ra những tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu
của mình thì đương sự phải trả lời về những tình tiết, sự kiện chưa rõ ràng, chưa đây đủ, còn mâu thuẫn tại PTSTDS.
<small>Thêm vào đó, người trả lời trong thủ tục hỏi còn là người giám định, người làm</small>
chứng - là người thực hiện các hoạt động phục vụ cho các chủ thể thực hiện nghĩa vụ chứng minh. Người làm chứng và người giám định phải trình bày về các tình tiết của
vụ án, trình bày kết luận giám định và phải trả lời những nội dung mà trình bảy chưa rõ, chưa đây đủ và còn mâu thuẫn. Tại PTSTDS Vương quốc Anh, Các nhân chứng đơi khi có thé bị thâm vấn bởi luật sư biện hộ cho bên đối thủ. Phiên thâm vấn kết thúc bằng việc Luật sư biện hộ của các bên tông hợp chứng cứ, lời khai và soạn thảo văn
ban biện hộ trên cơ sở căn cứ pháp luật liên quan [24, tr.37]. Nhu vậy, không phải tất
cả các chủ thể tham gia tiến hành tố tụng đều tham gia việc hỏi, mà chỉ những chủ thé
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">có nghĩa vụ chứng minh và những chủ thé tham gia hoạt động chứng minh, trừ người
<small>phiên dịch chỉ thực hiện nhiệm vụ chun mơn.</small>
Hai là, mục đích của thủ tục hỏi tại phiên tòa là việc làm rõ yêu cầu, quan hệ
pháp luật tranh chấp giữa các bên, các tình tiết, sự kiện của nội dung vụ việc đã được
các đương sự trình bày. Tat cả các tài liệu chứng cứ được các bên đương sự cung cấp trong các giai đoạn trước đó được đưa ra kiểm tra, xác định một cách cơng khai trước phiên tịa, từ đó, HĐXX sẽ xem xét chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của các
đương sự để giải quyết khách quan vụ án dân sự.
<small>Ba là, nội dung của thu tục hỏi tại PTSTDS: Các bên đương sự hỏi vì họ có</small>
nghĩa vụ chứng minh cho u cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp và yêu cầu của
đương sự phía bên kia là khơng có căn cứ và khơng hợp pháp. HDXX hỏi dé làm rõ các căn cứ ra bản án, quyết định của mình cho chính xác, khách quan. Việc hỏi phải
xoay quanh các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự. Đối với những vụ án mà VKS
tham gia tố tụng với tư cách là cơ quan kiểm sát việc tn theo pháp luật thì VKS
khơng can thiệp vào quá trình giải quyết nội dung vụ việc. Do vậy, Kiểm sát viên
<small>không hỏi về nội dung vụ việc, êu có chỉ hỏi nhắm kiêm sát việc tuân theo pháp luật.</small>
Về sự tham gia của VKS tại PTSTDS, đối với một số nước theo truyền thống tố
tụng tranh tụng như Đan Mạch, Thụy Điển, Công tố viên khơng có vai trị gì trong vụ án dân sự, khơng tham gia trong q trình lập hồ sơ, điều tra, xét xử, khơng có quyền
kháng nghị... như những quyền hạn hiện nay đang quy định cho Kiểm sát viên ở nước
ta. Thậm chí ở Dan Mach trong trường hợp qun lợi cơng bị vi phạm thì Chính phủ,
<small>cơ quan của Chính phủ là ngun đơn và th Cơng ty luật tư nhân đại diện hoặc bảo</small>
vệ quyền lợi cho mình [24, tr.35]. Cịn đối với những quốc gia theo truyền thống tố tụng xét hỏi, điển hình như Cộng hịa Pháp tham gia hỏi tai PTSTDS cịn có Viện
Cơng tố. Viện Cơng tố có nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện quyền khỏi kiện như một bên
đương sự, thực hiện quyền yêu cầu áp dụng pháp luật và đại diện cho cơ quan nhà
nước. Do đó, khi thực hiện quyên khởi kiện như một bên đương sự, Viện Công té bắt buộc phải tham gia phiên tòa và tham gia tranh luận. Còn khi thực hiện yêu cầu áp dụng pháp luật tại PTSTDS, Công tố viên sẽ phát biểu sau cùng và đưa ra kết luận của
vụ việc. Nếu thấy khơng thể phát biểu tại phiên tịa, Viện Cơng tố có thé đề nghị sẽ
phát biểu trong một phiên tịa sau đó. Ở Liên bang Nga, trong trường hợp VKS khởi
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">kiện thì tại PTSTDS, Kiểm sát viên phát biểu lập luận của mình về mọi vấn đề trong quá trình xét xử, phản đối yêu câu và lập luận của người tham gia tố tụng khác (Điều
<small>35 BLTTDS Liên bang Nga). Còn theo quy định của BLTTDS Cộng hòa nhân dân</small>
Trung Hoa và Luật về VKSND khơng quy định rõ vị trí và quyền hạn của Viện Kiểm sát, do đó tại PTSTDS, trong bất cứ trường hợp nào, VKS cũng không khởi tố vụ án dân sự và hồn tồn khơng tham gia vào quá trình giải quyết vụ kiện dân sự ở giai đoạn sơ thẩm [24, tr.40].
Theo quy định tại Điều 28 PLTTGQCVADS sự tham gia tố tụng của VKSND
tại PTSTDS chỉ đối với việc vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho tài sản xã hội chủ nghĩa hoặc quyền lợi của người lao động trong quan hệ lao động, kết hôn trái pháp
<small>luật, xác định cha, mẹ cho người con chưa thành niên ngoài! giá thú, xâm phạm nghiêm</small>
trọng quyền lợi của người chưa thành niên hoặc của người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, nếu không có ai khởi kiện thì Viện kiểm sát có quyền khởi tố. VKS có
nhiệm vụ tham gia tố tụng đối với những vụ án mà mình đã khởi tố. Đối với những vụ án khác, VKS có thể tham gia tố tụng từ bất cứ giai đoạn nào nếu thấy cần thiết. Tuy
nhiên, theo quy định của BLTTDS hiện hành VKS khơng có quyền khởi tố vụ án dân sự nữa nhưng vẫn tham gia vào thủ tục hỏi tại PTSTDS.
Ngồi ra, Khi tiến hành hỏi tại phiên tịa sơ thâm Tịa án cịn tiến hành cơng bố các tải liệu của vụ án, xem xét lại vật chứng. Thực chất thủ tục hỏi là hoạt động thu thập chứng cứ tại phiên tòa; kiểm tra, xác định chứng cứ đã thu thập trong giai đoạn
trước đó. Chính vì vậy, sau khi tranh luận nếu thấy có tình tiết của vụ án chưa được
xem xét, việc xem xét chưa được đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì có thể
<small>quay trở lại hỏi.</small>
Qua sự phân tích trên, có thé thay vai trò của các chủ thé trong thực hiện thủ tục hỏi có sự khác nhau. Ở mơ hình tố tụng tranh tụng, Thâm phán chỉ giữ vai trò trọng tài, bảo đảm sự tuân thủ các thủ tục tố tụng và ra phán quyết dựa trên các chứng cứ mà
<small>các bên đưa ra chứng minh tại phiên tòa. Việc hỏi các đương sự và nhân chứng do</small>
Luật sư của đương sự thực hiện. Tham phan chi kiém tra lai tinh hợp pháp va tính có căn cứ của các chứng cứ do các bên cung cấp. Thâm phán chỉ can thiệp vào phiên tòa để cuộc tranh luận giữa các bên đương sự được rõ ràng và trung thực [18, tr.172]. Cịn
đối với mơ hình tố tụng xét hỏi, Tham phán giữ vai trị chủ động, tích cực hơn. Tham
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19"><small>phán chủ động kiêm tra căn cước của các đương sự, xét hỏi đương sự, người làm</small>
Mặt khác, theo quy định của pháp luật một số nước thành phân của HDXX có thé có sự tham gia của Bồi thấm đoàn hoặc HTND. Bồi thẩm đoàn cũng là đại diện của quần chúng nhân dân tham gia vào xét xử nhưng có vai trị khác so với HTND ở
nước ta. Bồi thâm đoàn tham gia xét xử là xem xét các tình tiết của vụ việc. Truyền thống sử dụng Bồi thâm đoàn tham gia xét xử ở Mỹ là được thừa hưởng từ Anh. Tuy
nhiên, ngay cả ở những quốc gia này sự tham gia của Bồi thâm đồn có xu hướng ngày càng giảm. Điển hình như ở Mỹ việc xét xử có Bồi thẩm đồn tham gia nếu các bên đồng ý có Bồi thâm đồn. Nếu các bên đương sự khơng thỏa thuận về việc có Bồi
thâm đồn thì một Thâm phán sẽ xét xử [24, tr.28].
Còn những nước theo truyền thống pháp luật dân sự lại khơng có truyền thống
tê chức phiên tịa có HTND. Đối với Cộng hịa Pháp, HTND chỉ tham gia xét xử các
án chuyên biệt, là những người hoạt động trong lĩnh vực mà các bên có tranh chấp
hoặc am hiểu về lĩnh vực đó. Còn ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, theo quy định tại Điều 40 BLTTDS, khi xét xử sơ thẩm có thể có HTND tham gia. Tuy nhiên, trong
kiến những nhà chuyên môn [24, tr.39 - 40]. Trong TTDS Nhật Bản, phiên tịa sơ thâm khơng có hệ thống xét xử có Bồi thẩm đồn, thay vào đó là ủy ban hịa giải hoặc ủy viên xét xử với thủ tục tương tự với hệ thơng Bồi thâm đồn. Nếu xét thấy cần thiết,
Tịa án có thể lựa chọn ủy viên xét xử trong số những người có danh tiếng và quan
điểm rộng rãi để tham gia phiên tòa và đưa ra phán xét sau khi nghe ý kiến của các ben. Hệ thống này được đặc biệt áp dụng tại Toa Giản lược, nơi giải quyết các vụ án liên quan đến đời sống hàng ngày của nhân dân [8, tr.80]. Ở nước ta, theo quy định tại PLGQCVADS, PLGQCVAKT, PLGQCTCLD và trong BLTTDS, xét xử sơ thầm HTND là thành viên của HĐXX và có quyền tham gia việc hỏi tại PTSTDS.
Từ sự phân tích trên, thủ tục hỏi tại PTSTDS có thé được hiểu là một thủ tục do cic bên đương sự, HDXX và những người tham gia tố tụng khác thực hiện bang cách hỏi trực tiếp đương sự và những người tham gia tố tụng khác nhằm xác định và làm
<small>sang tỏ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự một cách công khai tại phiên tòa.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của thủ tục tranh luận tại phiên tòa sơ thấm dân sự Theo Từ điển tiếng Việt, tranh luận là “bàn cdi dé tìm ra lẽ phải" [41, tr.1024].
Tranh luận là một hoạt động có thể diễn ra trong một khoảng thời gian không xác định,
việc kết thúc tranh luận phụ thuộc vào các chủ thể tham gia tranh luận, khi lẽ phải đã
<small>được xác định.</small>
Dưới góc độ pháp lý, tranh luận tại phiên tòa là một thủ tục thé hiện sự bình
đăng về quyền và nghĩa vụ giữa các đương sự, đồng thời góp phần làm rõ sự thật của
vụ án giúp cho việc xem xét và quyết định về vụ án được đúng đắn [10, tr.452].
Theo Từ điển Luật học, “tranh luận” tại phiên toà là “Hoạt động của những
người tham gia tô tung (các bên) tại phiên toà, trong việc trao đổi, bàn cãi các ý kiến
về vụ án” [52, tr.807].
Từ những khái niệm trên có thể thấy, Tranh luận là một hoạt động có thể diễn ra trong một khoảng thời gian không xác định, việc kết thúc tranh luận phụ thuộc vào các chủ thể tham gia tranh luận. Bản chất của tranh luận là tranh luận giữa đương sự
<small>với đương sự. Trong vụ án dân sự, các bên đương sự được công khai tranh luận, đưa ra</small>
những chứng cứ, lý lẽ, lập luận, căn cứ pháp lý để bảo vệ yêu cầu của mình hoặc bác
bỏ yêu cầu của người khác. Trên cơ sở kết quả tranh luận tại phiên tòa, HDXX đánh giá các yêu câu, các sự kiện pháp lý, chứng cứ có tính chất ràng buộc lần cuối cùng để giải quyết dứt điểm về tất cả các van đề của vụ việc dân sự, xác dịnh quyền và nghĩa vụ cụ thé của các đương sự [12, tr.30].
Tranh luận là hoạt động trung tâm, có tính chất quyết định để ra phán quyết công minh, đúng pháp luật và có sức thuyết phục tại PTSTDS. Thủ tục tranh luận tại phiên tịa có những đặc điểm đặc trưng như sau:
Về chủ thể, tranh luận tại PTSTDS là tranh luận giữa các bên đương sự với
nhau, cụ thể là những chủ thể sau: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện của đương su, người bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của đương sự. Các đương sự có thê phát biểu, đối đáp trên co sở tai liệu, chứng cứ đã cung cấp tại phiên tòa để chứng minh cho yêu cầu của mình. Sở dĩ các đương sự tranh luận vì họ là người có quyền và lợi ích hợp pháp nên họ tranh luận để bảo vệ quyền và
<small>lợi ích hợp pháp của mình. Cịn người đại diện của đương sự tranh luận vì họ là người</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">thực hiện thay đương sự các quyền và nghĩa vụ TTDS. Riêng người bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp cho đương sự mặc dù không phải là người có qun và lợi ích tranh chấp không phải là người đưa ra yêu cầu. Song họ có quyền thực hiện mọi biện pháp do pháp luật quy định dé làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án dé bảo vệ cho thân chủ của mình. Là người có kiến thức pháp lý, kinh nghiệm tham gia phiên tòa và khả năng biện hộ nên người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là chủ thể tham gia tích
<small>cực vảo q trình tranh luận tại PTSTDS.</small>
Đối với những quốc gia theo truyền thống Án lệ, thừa hưởng Luật của Anh là hệ thống đối nghịch, lý thuyết về hệ thống đối nghịch, bên trái là nguyên đơn, bên phải là bị đơn và mỗi bên này đều có luật sư của họ đại diện. Như vậy, trong sự tranh luận
<small>của luật sư giữa nguyên đơn và bị đơn thì thật sự sẽ nảy sinh qua các tranh luận này[24. tr.6].</small>
Trong tranh luận, Tịa án khơng tham gia tranh luận mà chỉ lắng nghe ý kiến tranh luận của các bên, điều hành cho việc tranh luận đi đúng nội dung và trình tự, duy trì quá trình tranh luận giữa các bên, hướng quá trình tranh luận vào việc giải quyết các yêu cầu của đương sự, các căn cứ thực tiễn và pháp lý của các u cầu đó [12. tr.64].
Cịn đối với những nước theo truyền thống tổ tụng xét hỏi, việc tranh luận tại PTSTDS
có thể được thực hiện trước Thâm phán phụ trách việc thầm cứu hoặc Tham phán chịu trách nhiệm làm bản thuyết trình nếu các Luật sư không phản dối. Thâm phán này sẽ báo cáo lại trước HĐXX để quyết định về vụ án (Điều 786 BLTTDS Pháp). Chủ tọa
phiên tòa là người quyết định việc kết thúc tranh luận. Sau khi kết thúc tranh luận, các
bên đương sự khơng thể xuất trình bất cứ văn bản nào để chứng minh cho những nhận dinh của mình, trừ khi dé đáp lại lý lẽ của Viện Công tố hoặc theo yêu cầu của chủ tọa phiên tòa (Điều 445 BLTTDS Pháp). Như vậy, ở một số quốc gia theo mơ hình tố tụng xét hỏi, chủ thể tham gia tranh luận tại PTSTDS còn có đại diện của VKS. Tuy nhiên, đại diện của VKS không tranh luận về nội dung vụ việc mà chỉ có quyền giám sát hoạt
<small>động xét xử nói chung cũng như việc tranh luận thơng qua hình thức kháng nghị các</small>
bản án, quyết định của Tòa án (Điều 185 đến Điều 188 BLTTDS Cộng hòa nhân dân
<small>Trung Hoa).</small>
Vẻ mục đích, tranh luận tại PTSTDS nhằm mục dich dé các bên dương sự trình
<small>bay quan diém của mình vê đánh giá chứng cứ, đánh giá yêu câu, đê xuât quan diém</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">giải quyết vụ việc. Qua thủ tục tranh luận, những người tiễn hành tô tung, người tham gia tổ tung và người tham dự phiên tòa được nghe một cách toàn diện, tập trung ý kiến
của các bên đương sự về đánh giá chứng cứ, những tình tiết mâu thuẫn, thể hiện quan
<small>điềm của các bên đương sự vê việc giải quyét vụ việc dân sự.</small>
Về nội dung, tranh luận tại phiên tòa là những vẫn đề mà các bên còn mâu thuần, tranh chấp cần làm sáng tỏ dé tìm ra lẽ phải. Tại PTSTDS, nội dung của các vấn đề tranh luận là sự đối đáp giữa các bên đương sự về yêu cầu, phản đối yếu cầu, chứng
cứ, quan điểm áp dụng pháp luật và quan điểm giải quyết vụ án. Cho nên, các bên
đương sự chỉ tranh luận về những gì cịn mâu thuẫn, về những yêu cầu mà đương sự
phía bên kia không được đương sự đối lập chấp nhận. Từ đó, các đương sự chứng
minh cho Tịa án thấy u cầu và phản đối yêu cầu của mình là đúng dan, khiến đương sự đối lập phải chấp nhận yêu cầu của mình trong giải quyết vụ án. Ở Pháp, việc tranh luận về sự thực trước Tòa hầu như tập trung hồn tồn vào việc giải thích các giấy tờ
<small>mà từng bên căn cứ vào [24, tr.97|.</small>
Như vậy, tranh luận có sự tham gia của các bên đương sự về tắt cả các nội dung còn mâu thuẫn nhằm đánh giá các chứng cứ, đánh giá các yêu cầu mà đương sự đã đưa
ra trong giai đoạn tô tụng trước đó. Tranh luận tại PTSTDS là thủ tục déi đáp giữa các bên (đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của đương sự) về chứng cứ, lý
lẽ, căn cứ pháp lý dé tìm ra sự thật của vu án dân sự [12, tr.66].
Từ sự phân tích trên. thủ tục tranh luận tai PTSTDS có thé được hiểu là một thủ tục do các bên đương sự thực hiện nhằm trình bày quan điểm của mình về đánh giá chứng cứ, yêu cầu của các đương sự và đề xuất phương hướng giải quyết vụ việc dân
<small>sự tại phiên tòa.</small>
1.1.3. Mối quan hệ giữa thủ tục héi với tranh luận tại phiên tòa sơ thâm dân sự
<small>Thủ tục hỏi và tranh luận là hai thủ tục khác nhau của phiên tịa, có nội dung và</small>
nhiệm vụ khác nhau. Các thủ tục này đều có mục đích chung là làm rõ vụ án, giải
quyết quyên và lợi ích hợp pháp của các bên đúng pháp luật. Ở các quốc gia trên thé
giới pháp luật của những nước khác nhau, mối quan hệ giữa thủ tục hỏi và tranh luận
tại PTSTDS được thé hiện theo những cách khác nhau.
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">Trong mơ hình theo truyền thống tranh tụng (Anh, Hoa kỳ...), thủ tục trình bày và hỏi các bên mới chỉ trình bày yêu cầu và đưa ra các chứng cứ. Dến thủ tục tranh
luận những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, những người tham dự
phiên tịa được nghe một cách tồn diện, tập trung ý kiến của các bên đương sự về
đánh giá mâu thuẫn, chứng cứ, thể hiện quan điểm của họ về việc giải quyết vu việc
dân sự. Tranh luận là hoạt động tô tụng của người tham gia tố tụng tại phiên tòa dân sự trong việc trao đổi, bàn cãi các ý kiến về vụ việc dân sự. Sự thật của vụ việc sẽ được
<small>mở ra qua sự tranh luận giữa những người có chứng cứ chính xác. Tranh luận là hoạt</small>
động trung tâm có tính chất quyết định để ra phán quyết công minh đúng pháp luật và có sức thuyết phục. Quy định pháp luật Anh Mỹ cho thấy mặc dù là quốc gia theo truyền thống tố tụng tranh tụng nhưng dé có có kết quả tranh tụng đạt hiệu quả cao
nhất, khi tranh luận tại phiên tịa đã có sự kết hợp đan xen với việc hỏi. Trong suốt quá
cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lý dé chứng minh, biện luận cho quyền và lợi ích hợp pháp của
<small>mình trước Tịa án trên cơ sở pháp luật TYDS. Nhu vậy, mặc dù không quy định thành</small>
<small>một thủ tục riêng biệt nhưng việc hỏi cũng được thực hiện đan xen khi các bên đương</small>
sự tranh luận. Tại PTSTDS Anh Mỹ, thực chất mối quan hệ giữa các thủ tục xét xử
<small>cũng là sự đan xen giữa việc hỏi và tranh luận.</small>
Trong mơ hình tố tụng theo truyền thống xét hỏi (Cộng hòa Pháp, Liên bang
Nea, Nhật Ban...), mối quan hệ dan xen giữa thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS còn được thể hiện một cách rõ ràng hơn. Dé dap ứng nhu cầu của sự phát triển của các quan hệ dân sự, pháp luật TTDS của các quốc gia theo truyền thống té tụng xét hỏi có
nhiều sự thay đổi trên cơ sở tiếp thu các yếu tô hợp lý của truyền thống tố tụng tranh tụng. Chắng hạn, BLTTDS Cộng hòa Pháp khơng có thủ tục xét hỏi mà chỉ có thủ tục
<small>tranh luận, nghị án và tuyên án. Trong quá trình các bên tranh luận, Chủ tọa phiên tòa</small>
và các Thâm phán có thê yêu cầu các bên đương sự giải thích những điểm cần thiết về
pháp lý hoặc về sự việc nếu xét thấy cần thiết hoặc yêu cầu nói rõ thêm những điểm
chưa rõ (Điều 422 BLTTDS Cộng hòa Pháp). Còn theo quy định của pháp luật Nhật
<small>Ban, những vụ kiện dân sự được thực hiện qua hang loạt những phiên họp không liên</small>
tục, từng phan chứ không phải là một phiên tịa tập trung khơng gián đoạn [24, tr.1 I1]. Những phiên họp không liên tục là các phiên để các đương sự gặp gỡ trao đổi các yêu
<small>câu. chứng cứ. Chỉ tới phiên tranh tụng băng lời, với sự có mặt của các bên Tịa án</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">mới ra phán quyết. Như vậy, các quốc gia theo truyền thống té tụng xét hỏi cũng thực
<small>hiện thủ tục hỏi và tranh luận một cách đan xen nhau với mục đích làm rõ các chứngcứ, yêu câu của các bên đương sự.</small>
Ở Việt Nam, trước đây, căn cứ theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 PLTTGQCVADS quy định nặng về xét hỏi. Thâm phán có nghĩa vụ thâm vấn các bên đương sự sau đó các bên đương sự mới tiến hành tranh luận. Tuy vậy khi xét thấy việc xét hỏi và tranh luận tại PTSTDS cần xem xét thêm chứng cứ thì HĐXX vẫn có thể
quyết định quay lại việc xét hỏi và tranh luận. Hiện nay, theo quy định tại Điều 235
BLTTDS, qua tranh luận xét thấy có những chứng cứ, tài liệu cịn chưa rõ có thể quay
lại phan hoi cho thay mối quan hệ giữa hỏi và tranh luận trong việc xác định yêu cầu,
chứng cứ cũng như quan điểm áp dụng pháp luật và quan điểm giải quyết vụ án tại
PTSTDS. Xét đến cùng, thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS nước ta thực chất cũng
<small>là đan xen.</small>
Từ những sự phân tích trên có thé khang định rằng thủ tục hỏi tại PTSTDS được thực hiện trước là tiền đề cho thủ tục sau, các kết quả của thủ tục xét hỏi là nên tảng quan trọng cho phân tranh luận. Kết quả của thủ tục trình bày và hỏi là tiền đề để
các bên thực hiện tranh luận. Nội dung của thủ tục hỏi là làm rõ mọi vân để về các tình
tiết của vụ việc thơng qua các chứng cứ chứng minh; còn nội dung phần tranh luận là
sự đánh giá pháp lý về các tài liệu, chứng cứ đó và đưa ra những lý lẽ, lập luận phản bác lý lẽ, lập luận của bên kia và chứng minh cho quan điểm của mình là có cơ sở.
Chính vì thế, việc hỏi có day đủ, tồn diện và dân chủ thì sẽ là cơ sở tốt cho phần tranh
luận. Nếu việc xét hỏi sơ sài, qua loa hay không dân chủ, không khách quan thi việc
<small>tranh luận chỉ là hình thức.</small>
Ngược lại, thơng qua tranh luận, kết quả hỏi được kiểm tra, đánh giá tính xác
<small>thực, hợp pháp của các chứng cứ vụ án dân sự. Tại PTSTDS, tranh luận là quá trình</small>
các bên đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng phát biểu, đối đáp với nhau trên cơ sở của việc hỏi, phân tích,
đánh giá các chứng cứ của vụ án nhằm làm rõ sự thật khách quan về vụ an, giúp cho
Hội đồng xét xử kiểm tra lại tính khách quan của các chứng cứ để đưa ra phát xét cuối
<small>cùng vệ vụ án dân sự.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">Nhu vay, thủ tục hỏi và tranh luận là hai thủ tục khác nhau trong quá trình tiến
hành PTSTDS nhưng có mối quan hệ rất mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau trong việc xác
định chứng cứ. yêu cầu của các bên đương sự. Mặc dù theo truyền thống tố tụng, vai trò của Tham phán, đương sự trong TTDS ở mỗi nước và điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau nhưng nghĩa vụ chứng minh luôn thuộc về đương sự. Do vậy, tranh luận là quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự. Tòa án chỉ hỏi để dé làm rõ hơn những van dé mà các bên chưa làm rõ. Tòa án chỉ điều khiển tranh luận và giữ vai trò là trọng tai
<small>tại PTSTDS.</small>
1.2. Cơ sở của việc quy định thủ tục hỏi và tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm dân
<small>1.2.1. Cơ sở lý luận</small>
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, q trình đơi mới ở nước ta đã
và đang diễn ra một cách toàn điện, đồng bộ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công băng, dân chủ, văn minh. Tại Đại hội Đảng
lần thứ IX, nhiệm vụ tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, của các cơ quan tư pháp, day mạnh cải cách Tư pháp, tăng cường hiệu lực và hiệu qua các hoạt động lập pháp, hành pháp va tư pháp đã được dé ra. Trong đó, cải cách tư pháp là một đòi hỏi khách quan của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN
<small>và cũng là địi hỏi tự thân của cơng ly và dân chu XHCN nên đã thu hút được sự quan</small>
tâm của xã hội. Đây là một bước ngoạt về đổi mới tư duy pháp lý, là lần cải cách tư
pháp sâu sắc và toàn diện nhất từ năm 1945 đến nay [49]. Dé triển khai một cách thiết
thực cải cách tư pháp, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-06-2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xác định mục tiêu của cải cách Tư pháp là “Xdy dung nên
<small>tt pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công ly, từng bước hiện</small>
đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiễn hành có hiệu qua và hiệu lực cao... `. Trên cơ sở Nghị quyết số 49/NQ-TW, hoạt động xét xử tại Tịa án nói chung, hoạt động xét xử tại PTSTDS nói riêng đã những đổi mới phù hợp hơn. Thủ tục xét hỏi trước đây đã được thay thế bằng thủ tục hỏi, thủ tục tranh luận cũng được quy định theo hướng dé cao vai trò chứng minh của các bên đương su tại phiên tòa sơ thẩm. Việc quy định thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS có ý nghĩa rất quan trọng trong
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26"><small>công cuộc đôi mới hoạt động xét xử của Tịa án, phục vụ cơng cuộc cải cách tư pháp ởnước ta hiện nay.</small>
Tư pháp là lĩnh vực gắn trực tiếp với số phận, quyền về nhân thân và quyền tài sản của con người, là lĩnh vực dễ xảy ra những vi phạm quyên con người, quyền công dân. Quyền được xét xử công bằng là một trong những quyền con người được khẳng
định tại Điều 10 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 “Mọi người đều được hưởng quyên bình đẳng, được xem xét cơng bằng và cơng khai bởi một Tịa án độc lập
lần nữa được nhắc lại trong Điều 6, Công ước Châu Âu về quyền con người: “Mọi người déu có quyên được xét xử công bằng và công khai trong thời gian hợp lý bởi một Tòa án độc lập khơng thiên vị được thành lập theo pháp luật”. Vì vậy, bình dang, cơng bang là yếu tố quan trọng nhất, là hạt nhân của hoạt động xét xử. Các quốc gia trên thé giới du là chế độ xã hội nào đều dé cập trong pháp luật của mình sự bình dang,
<small>cơng băng và được thê hiện một cách rõ nét nhât tại phiên tịa xét xử.</small>
Mục đích của luật nhân quyền/Tuyên ngôn nhân quyền là việc rút bớt một số chủ đề nhất định ra khỏi các cuộc tranh cãi chính trị, đặt chúng ra ngồi tầm với, của
các chính trị gia và các quan chức nhà nước và coi chúng là những nguyên tắc pháp lý,
mà Tòa án phải áp dụng [58]. Ngay trong Hiến pháp năm 2013 đã quy định những
nguyên tắc quan trọng không những được cụ thể hóa bằng hệ thống pháp luật mà cịn
là tư tưởng chỉ đạo, chi phối tồn bộ hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá
nhân, trong đó cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tuyệt đối tuân thủ khi tiến hành, tham gia các hoạt động tố tung ở các lĩnh vực, nhất là bảo dam
<small>quyên con người, quyền công dân.</small>
Dé bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân pháp luật TTDS phải được rà soát, sửa đổi, bổ sung một cách đồng bộ và thống nhất. Việc quy định trình tự, thủ tục xét xử tại PTSTDS một cách công khai để xác định được chứng cứ thông qua việc hỏi và tranh luận chính là bảo vệ các quyền cơ bản của
con người cũng nhằm mục đích đảm bảo cơng bang xã hội, lòng tin vào tòa án (xét xử
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật), én định trật tự xã hội. Trong đó, phải xác định
phải có cơ chế kiểm sốt các chủ thé đó tn thủ pháp luật. Trong trường hợp các chủ
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">thé này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng pháp luật phải có co chế pháp lý
khắc phục kịp thời, tránh hiện tượng có những vụ án dân sự qua nhiều vịng tố tụng mà chưa thể giải quyết dứt điểm, gây bức xúc dư luận, làm giảm niềm tin vào công lý
Cơ sở của việc quy định việc quy định thủ tục hỏi và tranh luận còn xuất phát từ
bản chất tranh luận. Trước đây, ở Việt Nam trước khi có BLTTDS, các nhà làm luật và cả những người tiến hành tố tụng đều cho rằng, Tịa án có nghĩa vụ điều tra thu thập
<small>chứng cứ nên trong thủ tục PISTDS khơng có thủ tục các đương sự tự trình bày,</small>
khơng có thủ tục “hỏi” mà chỉ có “xét hỏi”. Chủ thể có quyền xét hỏi là thành viên
HDXX, kiểm sát viên, đối tượng bị hỏi là các đương sự. Về nội dung hỏi, HĐXX có
quyền hỏi về tồn bộ nội dung vụ việc, thậm chí theo một kế hoạch đã được xây dựng
<small>trước. Chính vì vậy mà, thủ tục hỏi và tranh luận còn nặng về hỏi.</small>
Pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành khơng cịn quy định về thủ tục xét hỏi nữa
mà là thủ tục hỏi và tranh luận. Do bản chất của tranh luận tại PTSTDS là tranh luận
giữa đương sự với đương sự để làm sáng tỏ những vấn đề còn mâu thuẫn nhằm đánh giá chứng cứ, đánh giá yêu cầu của đương sự. Tranh luận tại PTSTDS là tranh luận
chứng cứ mà các đương sự đã cung cấp ở các giai đoạn tiến hành tố tụng trước đó.
Cho nên nếu tại PTSTDS, khi thực hiện thủ tục hỏi và tranh luận mà phần tranh luận được dé cao hơn thì vai trị của các bên đương sự sẽ chủ động hơn. Chủ tọa phiên tịa
<small>chỉ đóng vai trị là người trọng tài đứng giữa hai bên và hướng đương sự đi đúng</small>
1.2.2. Cơ sở thực tiễn
<small>Trong q trình xét xử tại phiên tịa, thủ tục hỏi và tranh luận là thủ tục trung</small>
tâm của hoạt động xét xử và cũng là thủ tục quan trọng nhất để xác định chứng cứ
nhăm xác định sự thật của vụ án dân sự. Kết quả của thủ tục hỏi và tranh luận là căn
cứ quan trọng cho việc ra bản án, quyết định. Tuy nhiên, do truyền thống tố tụng, điều
kiện kinh tế xã hội, trình độ hiểu biết pháp luật của người din ở mỗi nước khác nhau sẽ quy định mơ hình tố tụng của quốc gia đó và chi phối đến việc xây dựng thủ tục hỏi và tranh luận. Vì thế, cơ sở thực tiễn để quy định thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS
<small>phải tùy thuộc vào điêu kiện kinh tê xã hội ở môi nước.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">Chang hạn như ở Anh và Hoa kỳ là những quốc gia có truyền thơng tố tụng tranh tụng, phần lớn hệ thống luật án lệ của Mỹ là du nhập của Anh [24, tr.5], do đó, vai trị của các bên đương sự được dé cao, Tham phán chỉ giữ vai trò là người trọng tài điều khiển các bên tranh luận đúng hướng. Hơn nữa, trình độ dân trí của người dân cao, văn hóa pháp lý của họ quen với việc kiện tụng để đi tìm lẽ phải và công băng. Mặt khác, đội ngũ Luật sư ở Mỹ nhiều và có kỹ năng tranh tụng tốt. Hiện nay, số lượng Luật sư ở nước Mỹ tăng đều trong nửa thế kỷ trước và đến năm 2004 ước tính
đạt khoảng hon 950.000 người [59]. Tỷ lệ Luật sư trên số dân ở Mỹ là 1/250 người
[60]. Chính vi thé, tại PTSTDS tranh luận được đề cao, Tham phán không hỏi mà để cho Luật sư thực hiện. Luật sư của ngun đơn trình bày trước Tịa án ý kiến của họ vẻ van dé tranh tụng, về chứng cứ, đưa ra nhân chứng của minh, hỏi nhân chứng và sau đó đối chất với Luật sư của bị đơn... Sau khi Luật sư của nguyên đơn trình bày xong,
Luật sư của bị đơn có thể đề nghị Tham phán bác bỏ ngay vụ việc với lý đo chứng cứ
bên nguyên đơn đưa ra không đủ sức thuyết phục. Nếu Thâm phán khơng bác án, phiên tịa sẽ tiếp tục với việc bên bị đơn đưa ra chứng cứ, nhân chứng để phản đối yêu
cầu của nguyên đơn [19, tr.99].
Còn ở Việt Nam, xuất phát từ điều kiện kinh tế xã hội còn chưa thể đáp ứng được thực hiện việc hỏi và tranh luận theo mơ hình tố tụng tranh tụng, cụ thể là: đội ngũ luật sư ở nước ta vừa thiếu về số lượng, một số còn hạn chế về trình độ nghiệp vụ, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng nên chưa nhận thức đúng vé vai trÒ, vi tri cua minh la
một bên trong tranh tụng, chưa bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích của cơng dân.
Hơn nữa, trình độ hiểu biết của đương sự cũng như nhận thức pháp luật của các tầng lớp nhân dân còn nhiều hạn chế. Việc nhận thức của công dân về quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia tố tung khơng đúng va day đủ lại không được các cơ quan tiến hành tố tụng hướng dẫn, giải thích nên các quyền và nghĩa vụ tổ tung của họ không được thực hiện đầy đủ.
Mặt khác, tại PTSTDS để tranh luận đạt hiệu quả thì đương sự phải có chứng
cứ. Nhưng thực tế quá trình tìm kiếm, thu thập chứng cứ của các đương sự không hè
dễ dàng nhất là trong trường hợp chứng cứ nằm trong tay người thứ ba hoặc cơ quan nhà nước có thâm quyền. Mặc dù trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân. cơ quan có thắm quyền đã được quy định tại Điều 7 BLTTDS nhưng khi đương sự yêu
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29"><small>17 |1 ONG ĐẠI HOG. LUAT HA |</small>
<small>Ì PHỊNG POC</small>
<small>câu người thứ ba hoặc có quan nhà nước cung cap chứng cứ thi van không nhận được</small>
<small>sự hợp tác từ các cá nhân, cơ quan nay. Điêu này ảnh hưởng rat lớn đên kha năng tranhtụng tại PTSTDS, việc hỏi và tranh luận tại phiên tịa cũng khơng được đảm bảo.</small>
Ngoài ra, trong thực tiễn xét xử các vụ án dân sự, thói quen của các Thâm phán
vẫn theo tiền lệ tố tụng cũ. Thâm phán sẽ hỏi hết một lượt các đương sự về nội dung vụ án. Rồi sau đó, HTND và Kiểm sát viên sẽ hỏi thêm một số nội dung nữa về nội dung vụ việc. Khi thực hiện thủ tục hỏi tại PTSTDS để “an tâm” khơng bỏ sót bất cứ
tình tiết, sự kiện nào của vụ việc, Tham phan luôn là người chủ động hỏi các đương
sự, người làm chứng, người giám định... Bên cạnh đó, thủ tục tranh luận ở nhiều phiên tịa không được tiễn hành hoặc được tiến hành rất đại khái, có nhiều trường hợp chủ
tọa phiên tịa để cho đương sự tranh luận trong q trình hỏi. Tịa xét hỏi, Thẩm phán
<small>báo cáo an, việc xét xử có chủ định, ban bạc từ trước. Vi vậy, phiên tịa khơng khách</small>
quan, khơng có việc tranh tụng thực té mà việc đó diễn ra một cách hình thức, một số Tham phán - chủ tọa phiên tòa coi phiên tòa chi là một hình thức dé hợp pháp hố một
bản án đã quyết định trước rồi, quyết định của tập thé Thâm phán, của cấp uỷ hoặc của
<small>Tòa án câp trên.</small>
Từ những sự phân tích trên, mặc dù mơ hình tơ tụng tranh tụng có nhiều ưu
điểm, đề cao tranh luận, đề cao vai trò của các bên đương sự trong TTDS như Anh My có rất nhiều ưu điểm. Nhưng những giải pháp cụ thể về hoàn thiện hỏi và tranh luận tại
PTSTDS nói riêng cũng như hồn thiện pháp luật TTDS ở Việt Nam trong tiến trình
hội nhập khơng thể không gan với lich sử lập pháp về TTDS, điều kiện kinh tế, xã hội và truyền thống văn hố dân tộc. Bởi vì nếu chỉ sao chép ngun bản các định lệ về mơ hình tổ tụng tranh tung của nước ngoài theo trào lưu hội nhập, mà không xét đến gốc rễ, cội nguồn sâu xa của vấn dé trong mối liên hệ với nền văn hoá và triết lý nhân
sinh của mỗi dân tộc thì các quy định về hỏi và tranh luận tại PTSTDS được xây dựng
<small>sẽ trở nên xa lạ với đời sông và khó có thé trường tơn.</small>
Hơn nữa, xét ở góc độ tinh thần tự tôn dân tộc thi việc tiếp nhận một cách cơ học luật pháp nước ngồi cịn có thể vơ tình làm cho bản sắc văn hố pháp lý và chủ
quyền dân tộc bị lu mờ trước sức xâm lan và đồng hoá của luật pháp ngoại bang [42,
<small>tr.421-422]. Vì vậy, cơ sở của việc quy định thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS ở</small>
nước ta phải dựa trên truyền thống lập pháp cũng như phù hợp với tình hình phát triển
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">kinh tế xã hội Việt Nam, trình độ hiểu biết pháp luật của người dân hiện nay. Xuất
phát từ cơ sở thực tiễn này mà việc quy định thủ tục hỏi và tranh luận tai PTSTDS không nên nặng về xét hỏi mà cũng không quá đề cao tranh luận. Trong giai đoạn hiện nay, thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS chỉ nên xây dựng vẫn là mơ hình tố tụng
theo truyền thống xét hỏi nhưng có dan xen những yếu té hợp lý của tranh tụng.
1.2.3. Một số nguyên tắc cơ bản trong tổ tụng dân sự ảnh hưởng đến việc quy định thủ tục hỏi và tranh luận tại phiên tòa sơ thấm dân sự
Thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS trước hết chịu sự chi phối của những
nguyên tắc cơ bản trong TTDS. Việc quy định thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS phải dựa trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc, cụ thể là bản đảm nguyên tắc tranh tụng, nguyên tắc HTND tham gia xét xử vụ án dân sự, nguyên tắc xét xử công khai, nguyên tắc quyên tự định đoạt của đương sự và nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh
<small>trong TTDS.</small>
Trước hết, để xây dựng thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS phải bảo đảm nguyên tắc tranh tụng. Căn cứ theo quy định tại Hiến pháp năm 2013 về hoạt động của Tòa án “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” (Khoản 5 Điều 103). Đây
một nguyền tắc rất quan trọng, mang tính đột phá trong tiễn trình cải cách tư pháp ở
nước ta mà nhiều chủ thể t6 tụng phải có trách nhiệm thực hiện để bảo đảm quyền con
người trong TTDS. Nguyên tắc này đòi hỏi pháp luật TTDS phải làm rõ phạm vi tranh
tụng (từ giai đoạn tố tụng nao), tính chất tranh tụng (tranh tụng như thế nào). các chủ
thé có quyền và nghĩa vụ tranh tụng (ai tranh tụng với ai) dé nguyên tắc nay được thực
thi hiệu quả, phù hợp với mơ hình TTDS ở nước ta và tiếp thu hợp lý kinh nghiệm của
thé giới, không những bảo đảm xác định sự thật của vụ án mà cịn làm cho cơng ly được thực hiện một cách triệt dé. Trong đó, đương sự có cơ hội để chứng minh cho
yéu cầu của mình, con việc đưa ra các phán quyết của Tòa án bảo đảm thận trọng,
chính xác và bảo đảm quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS, đó mới là
<small>mục tiêu cao nhât của nên tư pháp văn minh, hiện đại.</small>
Thực tiễn xét xử trong thời gian vừa qua cho thay mơ hình tố tụng tại phiên tồ của Việt Nam theo hướng thầm vấn kết hợp với tranh tụng, các chứng cứ, tình tiết của vụ án đã được những người tham gia tố tụng trình bày khách quan tại phiên tịa và trên cơ sở đó, HDXX ra các phán quyết nhằm đảm bảo các phán quyết đó chính xác, đúng
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">pháp luật. Cho nên, việc quy dinh thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS phải thé hiện rõ nhất sự vận dụng nguyên tắc tranh tụng trong TTDS. Dé thực hiện tranh tụng, khi
hỏi và tranh luận tại phiên tòa sơ thâm, các bên đương sự đóng vai trị trung tâm thơng
qua các hoạt động trình bày, phát biểu về nội dung vụ việc để chứng minh yêu cầu của mình. Thêm vào đó, mở rộng tranh tụng thơng qua việc đương sự được tiếp cận thông
tin của hồ sơ vụ án, tiếp cận với các tài liệu chứng cứ do cơ quan, tổ chức năm giữ
cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của việc hỏi và tranh luận tại PTSTDS. Nhờ
vậy, chất lượng xét xử của Tòa án các cấp trong thời gian qua cũng đã được nâng lên,
<small>giảm hủy án, sửa án.</small>
Mặc dù BLTTDS chưa được ghi nhận nguyên tắc tranh tụng nhưng quyền tranh luận đã được quy định là một nguyên tắc trong BLTTDS. Nhưng theo quy định tại Điều 23a LSĐBS về bảo đảm quyền tranh luận TTDS, “trong gud trình giải quyết vụ án dân sự, Tòa án bảo dam để các bên đương sự, người bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh luận dé bảo vệ quyén và lợi ích hợp pháp của đương sự”. Việc bảo đảm tranh luận của đương sự đã tao diều kiện cho các bên
<small>đương sự thực hiện việc hỏi và tranh luận không chỉ tại PTSTDS mà trong cả q trình</small>
tiến hành TTDS. Chính việc bảo đảm quyền tranh luận, bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử sẽ chi phối phan hỏi và tranh luận tại phiên tòa, quyết định chất lượng của
<small>việc hỏi và tranh luận. Do đó, việc quy định thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS phải</small>
được xây dựng trên cơ sở bảo đảm quyền tranh luận của đương su, bảo đảm nguyên
tắc tranh tụng trong TTDS.
<small>Hai là, việc xây dựng thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS con đựa trên cơ sở</small>
bảo đảm nguyên tắc xét xử công khai. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 và Điều 15 BLTTDS, thực hiện việc hỏi và tranh luận tại PTSTDS mọi người đều có quyền tham dự. Mọi công dân từ đủ 16 tuổi trở lên đều có quyền vào phịng xử án; những người tham gia tố tụng phải có mặt tại phiên tịa và trong trường hợp xét xử vắng mặt người tham gia tổ tụng thì lời khai của họ phải được cơng bố
đánh giá công khai tại phiên tòa, Tòa án ra bản án, quyết định về việc giải quyết vụ án
<small>dân sự; những chứng cứ, tài liệu không được xem xét, đánh giá công khai tại phiên tịađêu khơng được dùng làm căn cứ giải quyét vụ án. Hơn nữa, két quả của hỏi và tranh</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32"><small>luận phải được công khai và phải được phản ánh trong biên bản phiên tòa. Nội dung</small>
của biên bản phiên tịa phải được cơng khai cho đương sự biết ln ngay tại phiên tịa. Có như vậy, kết quả của hỏi và tranh luận sẽ quyết định kết quả của việc giải quyết vụ
<small>việc dân sự, bảo đảm thực hiện việc hỏi và tranh luận tại PTSSTDS một cách côngkhai.</small>
Ba là, xác định thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS phải bảo đảm nguyên tắc
quyên tự định đoạt của đương sự. Trên cơ sở quyền tự định đoạt của đương sự quy định tại Điều 5 BLTTDS, thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS phải dam bảo được nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự. Nguyên tắc này sẽ chỉ phối sự định đoạt
của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu của đương sự tại PTSTDS. Theo đó, các đương sự có quyền giữ nguyên, rút, thay đổi, bd sung yêu cầu của mình nhưng việc thay đổi, bồ sung yêu cầu chỉ được Tòa án chấp nhận nếu không vượt quá yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu. Nếu tại phiên tòa, các
đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì HĐXX sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự và PTSTDS cũng kết thúc tại đây.
Song, quyền tự định đoạt của đương sự chỉ được Tòa án thừa nhận khi xuất phát từ ý
<small>chí tự nguyện thực sự của đương sự không trái pháp luật và không trái đạo đức xã hội.</small>
Bốn là, cơ sở quy định thủ tục hỏi và tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm còn chịu sự chỉ phối của nguyên tắc cung cap chứng cứ và chứng minh trong TTDS. Căn cứ vào quy định tại Điều 6 BLTTDS, khi khởi kiện đương sự có quyền va nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh cho việc họ có quyên khởi kiện đối với người bị kiện về quan hệ pháp luật ma họ đưa ra. Trong suốt quá trình tố tụng và tại PTSTDS, đương sự vẫn có quyền cung cấp chứng cứ và chứng minh để làm rõ căn cứ yêu cầu của mình hay bác bỏ yêu cầu của người khác. Dựa trên nguyên tắc này, thực hiện hỏi và tranh luận
tại PTSTDS sẽ quyết định ai là người hỏi trước. Tịa án nghe các bên trình bày, hỏi và
tranh luận; qua đó, kiểm tra, xác minh các tài liệu, chứng cứ của vụ việc một cách khách quan; áp dụng đúng pháp luật để giải quyết vụ án. Do đó, xây dựng thủ tục hỏi
và tranh luận tại phiên tòa sơ thâm phải bảo đảm được nguyên tắc cung cấp chứng cứ
<small>và chứng minh của đương sự trong TTDS.</small>
<small>Ngoài ra, việc quy định thủ tục hỏi và tranh luận cịn dựa trên một sơ ngun</small>
tắc khác trong TTDS như: nguyên tắc HTND tham gia xét xử vụ án dân sự, nguyên tắc
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">Tham phán va HTND độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, nguyên tắc xét xử trực tiếp,
<small>liên tục và băng lời....</small>
1.3. Quá trình hình thành và pháp triển của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
về thú tục hồi và tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm dân sự từ năm 1945 đến
1.3.1. Giai đoạn từ trước thời kỳ Pháp thuộc đến năm 1945
Trước thời kỳ Pháp thuộc, Cổ luật Việt Nam khơng có danh từ dân luật vì hai
quan niệm dân - luật và hình — luật khơng được phân biệt rõ rệt [23, tr.3 |. Pháp luật về PTSTDS chưa được đề cập trong các bộ luật này nhưng cách thức tổ chức các phiên xử án ngày càng hồn thiện. Trình tự tiễn hành phiên xét xử sơ thẩm tại công đường
chưa được quy định cụ thể nhưng van dé liên quan đến thủ tục hỏi và tranh luận cũng đã được đề cập. Mặc dù còn sơ khai và có những điểm cịn hạn chế nhưng các bộ luật của triều Lê và triều Nguyễn đã cho thấy sự phân biệt luật nội dung và luật hình thức
tô tụng. Đây là một di sản quý báu và đặc sắc trong kho tàng lịch sử văn hóa dân tộc
<small>Việt Nam [57, tr.262].</small>
<small>Năm 1958, Thực dân Pháp xâm lược nước ta. Việt Nam bị phân chia thành ba</small>
Nam dược thành lập. Pháp luật tố tụng được áp dụng để giải quyết các quan hệ dân sự
là BLTTDS Pháp năm 1806. Ở Bắc kỳ, thủ tục giải quyết các vụ án dân sự được quy định trong Bộ luật dân sự và thương sự tố tụng Bắc kỳ và bộ Bắc kỳ pháp viện biên
chế; còn ở Trung kỳ là Bộ luật dân sự, thương sự tô tụng Trung kỳ và bộ Trung kỳ
pháp viện biên chế được ban hành vào năm 1935 [56]. Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 47/SL ngày 10-10-1945 về việc tạm
giữ các luật lệ hiện hành cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất nếu không
trái với nguyên tắc độc lập của nhà nước Việt Nam và chính phủ dân chủ cộng hịa. Ở
giai đoạn này, pháp luật TTDS nước ta chịu ảnh hưởng rất nhiều từ pháp luật TTDS
của Pháp. Lần đầu tiên trình tự, thủ tục tiến hành PTSTDS, trong đó các nội dung liên quan đến hỏi và tranh luận đã được quy định, mặc dù, mới chỉ được dé cập sơ sài
nhưng đã có một số quy định mới so với pháp luật của thời kỳ trước.
1.3.2. Giai đoạn 1945 đến năm 2005
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">Ngay sau khi dành được chính quyền, để xây dựng, củng cố chính quyền, bên cạnh hệ thống tòa án được thiết lập, Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật mới. Trong đó, về TTDS đã ban hành một số sắc lệnh mới điều chỉnh về
PTSTDS cũng như vấn đề hỏi và tranh luận tại phiên tòa như: Sắc lệnh số 13/SL ngày
24/01/1946 về tổ chức Tòa án và quy định các ngạch Tham phán, Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 về phân định thấm quyền các Tịa án và sự phân cơng giữa các nhân viên Tòa án tiếp tục bổ sung những quy định về các thủ tục phải tiến hành trước khi mở phiên tòa xét xử, quyền cung cấp chứng cứ của đương sự, vai trò của Biện lý
(Kiểm sát viên) tại phiên tịa. Mặc dù, chưa có quy định về trình tự, thủ tục PTSTDS
nhưng những quy định về thành phần HĐXX, việc xét xử công khai, xét xử lưu động và van đề tuyên án đã được quy định trong sắc lệnh 13/SL ngày 24/01/1946.
Tiếp đó, Hiến pháp năm 1946 ra đời với những nguyên tắc cơ bản nhất của việc xét xử và tiến hành phiên tòa đã được quy định trong Hiến pháp năm 1946 như: “Các phiên tòa đều phải mở công khai, trừ những trường hợp đặc biệt" (Điều thứ 67), “Trong khi xét xử, các viên Thâm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp” (Điều thứ 69) . Day là sự kiện pháp lý quan trọng để Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành cải cách bộ máy tu pháp cũng như thủ tục tố
tụng. Ngoài việc đổi tên Tòa án thành TAND huyện, TAND tỉnh, sắc lệnh này đã quy định về thành phần HĐXX, vai trò của HTND khi tham gia HDXX. Dé xét xử việc hộ, TAND huyện và TAND tỉnh gồm một Thâm phán và hai HTND. HTND có quyền xem hé sơ và biểu quyết (Điều 3 Sắc lệnh số 85/SL ngày 25-5-1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng).
Tháng 7-1954, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam thang lợi,
nhưng ở hai miền Bắc, Nam vẫn tồn tại hai chính quyền và có hai hệ thống pháp luật
tố tụng dân sự khác nhau. Ở miền Nam, ngày 16-9-1954, chính quyền Sài Gịn ký kết hiệp định thu hồi hoàn toàn chủ quyển tư pháp, ở miền Nam chỉ cịn duy trì Nghị định ngày 16-3-1910 như luật tố tụng duy nhất áp dung cho tat cả tù nhân có việc kiện thưa
trước Tịa án của ta, bất kế quốc tịch nào. Đề giải thích các điều khoản trong Nghị định này, chính quyền Sài Gịn phải tham chiếu các quy định của BLTTDS năm 1806 của
<small>Pháp. Theo đó, PTSTDS phải mở cơng khai; những người tham dự phiên tòa phải tuân</small>
thủ nội quy phiên tòa; trình tự phiên tịa được tiến hành theo các bước như: kiểm tra
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">căn cước, thấm van, tranh luận, nghị án và tuyên án. Sau khi hai bên đương sự đã tranh luận, Biện lý bày tỏ ý kiến về vụ kiện. Tại phiên tòa đương sự có thể trình bày u cau,
lý lẽ của minh băng miệng hoặc bang văn bản (Điều 202). Như vậy, qua các văn ban
này có thể nhận thấy mặc dù quy định rất phức tạp, không rõ ràng nhưng thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS đã được Chính quyền Sài Gòn áp dụng để giải quyết các vụ
<small>việc dân sự.</small>
Ở miền Bắc, Với Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức TAND năm 1960,
nguyên tắc độc lập xét xử và xét xử cơng khai được hồn thiện thêm một bước. Những
van dé này tiếp tục được hướng dẫn trong Thông tư số 06 ngày 23-7-1960 của
TANDTC về thành phan HDXX, về thay đổi những người tiến hành tố tụng. Sau năm
1960, TANDTC đã có rất nhiều văn bản hướng dẫn về PTSTDS như Thông tư số
03/NCLP ngày 30-01-1962 của TANDTC hướng dẫn trình tự giải quyết các vụ án ly
hơn, về tổ chức phiên tịa lưu động ngồi trụ sở hay tại trụ sở Tòa án, về thành phần HĐXX; Cơng văn số 2280 ngày 30-12-1963 của Tịa án nhân dân tối cao về tổ chức
<small>điêu khiên và bảo vệ trật tự phiên tòa...</small>
Như vậy, thời ky này, các quy định của pháp luật về PTSTDS nói chung, các
quy định vẻ thủ tục hỏi và tranh luận trong TTDS nói riêng mới chỉ mang tính đại
cương và năm rải rác trong các văn bản pháp luật khác nhau. Các quy định về thủ tục
phiên tòa sơ thâm dân sự còn rất tản man, chủ yếu do TANDTC ban hành, nhiều thủ tục chưa được quy định cụ thể và khoa học. Mặc dù vậy, pháp luật về thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS thời kỳ này cũng đã đáp ứng được yêu cầu của công tác xét xử, là những cơ sở pháp lý quan trọng để các Tòa án tiến hành xét xử vụ án dân sự và đặt nền móng cho việc xây dựng pháp luật về PTSTDS trong các giai đoạn sau này.
Ngày 08-02- 1977, TANDTC đã ban hành “Bản hướng dẫn về trình tự xét xử sơ thâm về dân sự kèm theo Thông tư số 96-NCPL”. Lần đầu tiên, các nội dung cơ bản của
<small>thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS được quy định tập trung trong một văn bản pháp</small>
luật. Trong Thông tư này, nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng miệng và liên tục lần đầu tiên được quy định. Đặc biệt, thủ tục thấm van đương sự, thâm van người làm chứng,
<small>xét hỏi, xem xét vật chứng, thứ tự và thủ tục tranh luận tại Phiên tòa được quy định cụ</small>
thể. Bên cạnh đó, các thủ tục khai mạc phiên tòa, kiểm tra tư cách những người tham gia phiên tịa, giải quyết van dé xin thay đơi thành phần HDXX, Thu ký phiên tòa, quyền va
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36"><small>nghĩa vụ của giám định viên, người phiên dịch, hỗn phiên tịa cũng đã dược quy định.</small>
<small>Tuy vậy, Thông tư này chưa quy định việc cách ly người làm chứng trước khi xét hỏi và</small>
chưa quy định một số vấn đề khác như: Chủ tọa phiên tòa đọc quyết định đưa vụ án ra
<small>xét xử hay hòa giải tại phiên tịa.</small>
Sau ngày 30-4-1975, miền Nam được hồn tồn giải phóng, song trên thực tế ở
hai miền Nam, Bắc vẫn tồn tại hai chính phủ, hai hệ thống pháp luật và hai hệ thống
Tòa án, Viện kiểm sát. Đến ngày 18-12-1980, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp
đầu tiên của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sau đó, các đạo luật khác
được ra đời như Luật tổ chức TAND năm 1981, Luật sửa đổi bổ sung Luật tổ chức
TAND năm 1988 nhưng khơng có văn bản nào quy định cụ thể về PTSTDS cũng như thủ tục hỏi và tranh luận tại phiên tòa. Do đó, Thơng tư số 96-NCPL là văn bản pháp
luật quan trọng hướng dẫn chỉ tiết nhất từ trước đến thời điểm nay về PTDSST, là cam nang để các Tòa án khi xét xử vụ án dân sự áp dụng trong mười hai năm cho đến khi
PLTTGQCVADS năm 1989 có hiệu lực. Thơng tư này là cơ sở quan trọng để các nhà làm luật chọn lọc, kế thừa khi xây dựng PLTTGQCVADS năm 1989, pháp luật về thủ
tục tiền hành PTSTDS trong đó có thủ tục hỏi và tranh luận còn rất tan man, chủ yếu do TANDTC ban hành, nhiều thủ tục chưa được quy định cụ thể và khoa học, song
đây van là những cơ quan pháp lý quan trọng dé các Tòa án tiễn hành PTSTDS.
Trong điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phan, các quan hệ xã
hội ngày càng đa dạng và phức tạp hơn thì nhu cầu giải quyết nhanh chóng, kịp thời và
đúng pháp luật các tranh chấp dân sự là địi hỏi bức thiết. Trước u cầu đó, ngày
29-11-1989, PLTTGQVADS đã được Hội đồng Nhà nước thông qua và có hiệu lực thị hành từ ngày 01-01-1990. Đây là văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất từ trước đến
nay quy định về phiên tòa sơ thâm dân sự. Pháp lệnh này có 15 chương 88 điều, trong
đó có 10 điều quy định về phiên tịa sơ thâm dân sự. Để thực hiện các quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự về PTSTDS nói chung, Hội đồng thẩm phán TANDTC đã ban hành Nghị quyết số 03 ngày 19-10-1990 và một số văn bản hướng dẫn, giải đáp pháp luật. Tiếp đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
<small>PLTTGQCVAKT ngày 16-3-1994 và PLTTGQCTCLD ngày 11-4-1996.</small>
Trong đó, thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS được quy định tại hai điều luật
là Điều 50 và Điều 51 của Pháp lệnh TTGQCVADS năm 1989; Điều 47 và Điều 48
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">PLTTGQCVAKT năm 1994 và Điều 51 và Điều 52 PLTTGQCTCLD năm 1996. Khi
nghiên cứu các quy định của pháp luật trong các Pháp lệnh vẻ thủ tục hỏi và tranh luận tại phiên tịa sơ thắm có thé thay sự kế thừa pháp luật của thời kỳ trước như các quy định về những người tham gia phiên tòa, thủ tục tiến hành phiên tòa và những thủ tục tiền hành sau phiên tòa. Đồng thời, các Pháp lệnh này đã bổ sung thêm những quy
định quan trọng nhằm phát triển và hoàn thiện pháp luật về thủ tục hỏi và tranh luận tại
Thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS dù được quy định tại các điều luật thuộc
<small>Pháp lệnh khác nhau nhưng nội dung của thủ tục hỏi và tranh luận khơng có sự khác</small>
biệt về bản chất. Khi thực hiện việc xét hỏi, HDXX phải xác định đầy đủ các tình tiết của vụ án bằng cách nghe lời trình bày của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan, người đại diện của đương sự, người đại diện của tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung, kiểm sát viên trong trường hợp Viện kiểm sát khởi tố vụ án, người làm chứng, người giám định; xem xét vật chứng. HĐXX hỏi trước rồi đến kiểm sát viên, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những người tham gia té tụng có
quyền đề xuất với HDXX những vấn dé cần được hỏi thêm. Còn việc tranh luận tại
phiên toà được thực hiện sau khi HĐXX kết thúc việc xét hỏi, các dương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người đại diện tố chức xã
hội khởi kiện về lợi ích chung trình bày ý kiến của mình về đánh giá chứng cứ, đề xuất
hướng giải quyết vụ án. Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác, nhưng chỉ được phát biểu một lần đối với mỗi ý kiến mà mình khơng đồng ý.
Nếu thấy cần thiết thì HĐXX cho phát biểu thêm. Sau đó kiểm sát viên trình bày ý
kiến về hướng giải quyết vụ án. Nếu qua tranh luận mà thấy cần xem xét thêm chứng
cứ thì HĐXX có thể quyết định xét hỏi lại và tranh luận lại.
<small>Mặt khác, trong PUEƑFGQCVADS, PLTTGQCVAKT và PLTTGQCTCLD,</small>
nhiều vấn đề đã được quy định trong các văn bản pháp luật ở các giai đoạn trước
<small>nhưng không được quy định trong các pháp lệnh này như- thủ tục khai mạc phiên tòa,</small>
thủ tục tuyên án.... Các quy định khác về thủ tục tiến hành phiên tòa đều sơ sài hơn so
với Thông tư số 96-NCPL ngày 08-02-1977 của TANDTC. Đó chính là một trong
những ngun nhân dẫn đến việc giải quyết các vụ án bị kéo dai, phiên tịa sơ thẩm bi
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38"><small>hỗn nhiêu lân, sơ vụ án có kháng cáo, kháng nghị tăng, tỷ lệ cải sửa, hủy án sơ thâm</small>
khi xét xử phúc thâm van còn cao [12. tr.97].
Như vậy, trong giai đoạn này. lần đầu tiên các nội dung cơ bản của thủ tục hỏi
<small>và tranh luận tại PTSTDS được quy định tập trung trong một văn bản pháp luật và</small>
ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, do chịu nhiều ảnh hưởng của mơ hình tố tụng theo
truyền thống xét hỏi, tại PTSTDS, vai trò của các thành viên HDXX và Kiểm sát viên được dé cao mà chưa chú ý đến vai trò của các bên đương sự trong việc thực hiện hỏi
và tranh luận dẫn đến chứng minh và bảo vệ yêu cầu của đương sự còn chưa bảo đảm.
Thủ tục xét hỏi và tranh luận vẫn còn những điểm chưa chặt chẽ và còn nặng về xét
<small>hỏi như phiên tịa hình sự.</small>
1.3.3. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay
Trên cơ sở đường lỗi của Đảng về cải cách tổ chức, hoat động của các cơ quan tư pháp trong đó có Tịa án tại Nghị quyết số 08-NQ/TW về một số nhiệm vụ trọng
<small>tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới theo hướng mở rộng tranh tụng, từ thực</small>
trạng pháp luật TTDS và thực tiễn xét xử các vụ việc dân sự, ngày 27-5-2004, Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thơng qua BLTTDS, có hiệu lực kể
từ ngày 01-01- 2005. Sau khi BLITDS có hiệu lực thi hành, Hội đồng thẩm phán
TANDTC đã ban hành 5 nghị quyết hướng dẫn thi hành Bộ luật này. Trong đó, Nghị
quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12-5-2006 của Hội đồng Tham phán TANDTC hướng dẫn thi hành các quy định trong Phan thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa
án cấp sơ thâm của BLTTDS (Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP). Với 19 điều luật (từ
Điều 217 đến Điều 235) BLTTDS năm 2004 và các hướng dẫn trong các nghị quyết của Hội đồng thắm phán TANDTC, các vấn đề về thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS đã được quy định tương đối đầy đủ, chặt chẽ, khắc phục được tình trạng tản man, mâu thuẫn, khiếm khuyết trong các văn bản pháp luật tố tụng trước đây.
Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành BLTTDS trong những năm qua cho thấy một số quy định của Bộ luật đã bộc lộ những hạn chế, bất cập; có những quy định mâu
thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác; có những quy định chưa phù hợp
(hoặc khơng cịn phù hợp), chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng và cịn có những cách hiểu khác nhau; có những quy định chưa bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; có những quy định chưa đáp ứng được các yêu cầu cam kết Quốc tế đa phương và
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">song phương... Những hạn chế, bất cập nêu trên gây khó khăn, cản trở hoạt động
TTDS, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động TTDS, chưa đáp ứng đầy đủ
yêu cầu nhiệm vụ tăng cường pháp chế XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tố chức, bảo đảm trình tự và thủ tục TTDS dan chủ, cơng khai, đơn giản, thuận lợi cho người tham gia tố tụng: dé cao vai trò, trách
nhiệm của cá nhân, cơ quan, tô chức khi tham gia tổ tụng dân sự, bảo đảm việc giải
<small>quyết các vụ việc dân sự nhanh chóng, chính xác, cơng minh va đúng pháp luật.</small>
Dé khắc phục những hạn chế bất cập trên, ngày 29-3-2011, tại kỳ hop thứ 9,
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII đã thơng qua LSĐBS một số điều của BLTTDS có hiệu lực từ ngày 01-01-2012. Đồng thời, Hội đồng thâm phán TANDTC cũng ban hành, Nghị Quyết số 05/2012/ND-HDTP của Hội đồng thấm phán TANDTC
ban hàng ngày 03/12/2012 Hướng dẫn thi hành các quy định trong phân thứ hai “Thủ
tục giải quyết vụ án tại toà án cấp sơ thâm” LSĐBS một số điều cia BLTTDS. Trong
đó, thủ tục hỏi tai PTSTDS khơng có sửa đổi gì so với BLTTDS năm 2004; chi sửa
đổi, bỗ sung Điều 234 về phát biểu của Kiểm sát viên khi tranh luận tại phiên tòa.
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">KET LUẬN CHUONG |
<small>PTSTDS là phiên hop cơng khai của Tịa án với sự tham gia của những người</small>
tham gia tổ tụng để xét xử lần đầu một vụ việc dân sự. Trong đó, thủ tục hỏi và tranh
luận là thủ tục quan trọng nhất trong việc xác định chứng cứ để các bên đương sự chứng minh cho yêu cầu của mình. Thủ tục hỏi có thể được hiểu là một thủ tục trong
<small>q trình xét xử do các bên đương sự, HDXX, những người khác theo quy định của</small>
pháp luật thực hiện băng cách hỏi trực tiếp đương sự và những người tham gia tại phiên tòa nhằm xác kiểm tra chứng cứ một cách cơng khai tại phiên tịa góp phần giải
quyết vụ án dân sự. Con thủ tục tranh luận tat PTSTDS có thể được hiểu là một thủ tục
trong q trình xét xử sơ thâm do các bên đương sự và những người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật thực hiện nhằm trình bày quan điểm của mình về đánh giá chứng cứ, yêu cầu của các dương sự, về về sử dung chứng cứ và dé xuất phương hướng giải quyết vụ việc dân sự.
Thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS được tiến hành theo một trình tự nhất dịnh. Đối với mơ hình theo truyền thống tranh tụng (Hoa kỳ, Anh...), tranh luận là hoạt động trung tâm có tính chất quyết định để ra phán quyết cơng minh đúng pháp
luật và có sức thuyết phục. Đối với mơ hình theo truyền thống tố tụng xét hỏi (Cộng
<small>hòa Pháp, Liên bang Nga, Nhật Bản), thủ tục hỏi được quy định là một thủ tục độc lập</small>
của PTSTDS. Sau khi các bên đương sự đã trình bày, nếu có những vấn đề chưa rõ hoặc có mâu thuẫn thì Tịa án và những người tham gia tố tụng có quyền hỏi cho rõ.
Hơn nữa, mặc dù theo truyền thống tô tụng xét hỏi, nhưng các quốc gia này đều kết
hợp những yếu tố hợp lý của truyền thống tranh tụng để việc hỏi và tranh luận tại
<small>phiên tòa được hiệu quả hơn.</small>
Pháp luật về thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS sự ngày càng được hoàn
thiện. Với PLTTGQVVDS năm 1989, lần đầu tiên các nội dung cơ bản của PTSTDS,
<small>trong đó có thủ tục hỏi và tranh luận được quy định tập trung trong một văn bản áp</small>
dụng chung cho cả nước. Cho đến khi BLTTDS năm 2004 được ban hành và được sửa đổi, bổ sung năm 2011, các quy định về thủ tục hỏi và tranh luận tại PTSTDS được quy định tương đối day đủ trên tinh than mở rộng tranh tụng trong TTDS.
</div>