Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Luận văn thạc sĩ luật học: Hoàn thiện pháp luật tố tụng lao động Việt Nam - Lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.06 MB, 80 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VŨ THỊ MAI LOAN

HOÀN THIEN PHAP LUAT TO TUNG LAO ĐỘNG VIET NAM - LY LUAN VA THUC TIEN

Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60380107

<small>TRUNG TAM THONG TIN THUY |</small>

<small>TRUONG ĐẠI HỌC LUATHA? |</small>

PHONG DCC 6443 |

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYEN HỮU CHÍ

HÀ NỘI - 2014

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Hữu Chí, người

thây trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cơ giáo trực tiếp giảng dạy Khố 20

Lớp Cao học Luật Kinh tế Khoa Sau đại học, Khoa Pháp luật Kinh tế Thư

viện nhà trường, cùng các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã giúp đỡ và tạo

điều kiện cho tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.

<small>Học viên</small>

<small>Vũ Thị Mai Loan</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

LỜI CAM ĐOAN

<small>Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.</small>

Các số liệu, thông tin nêu trong luận văn là trung thực.

<small>Ky tên</small>

<small>Vii Thi Mai Loan</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

DANH MỤC VIET TAT

<small>BLLD: Bộ luật lao động</small>

BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự

<small>NLĐ: Người lao động</small>

<small>NSDLĐ: Người sử dụng lao động</small>

<small>TAND: Toa án nhân dân</small>

TOLD: Tranh chấp lao động T12 Tố tụng lao động

PLTTLĐ: Pháp luật tố tụng lao động

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<small>MỤC LỤC</small>

<small>2P a4 (60/26... ..7.1) 71. `, ETT -l~</small>

1. Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu đề tain... eee

<small>-4-2. Tinh hình nghiền cttu no... cece eeeeeeeeeneeeeeeceneeeeeseneeseeenneeseeeees -5-3x PERI Ví NGHIÊN GŨU...«-eee-seesberteneesasnnreoseevnceuissndraxil2nppasrltg0icisgggrgive </small>

<small>-6-4 Phuong phap ngiien C00 cn: nec ansmemnmsnassemnscmsamnns emeatmen cates: </small> 5. Mục dich và nhiệm vụ nghiên cứu của dé tài...----

-6-6. Cơ câu luận Vvăn...---- + 52k SE SE 3 1E 31101112111 1111 2171711 re. -8-1.1.2. Đặc điểm của TT .occccecceccsccscssessssescsessesesvesesssseseesessesesseees TH 1.2. Khái quát về pháp luật t6 tụng lao động...-....--- -

<small>10-IXN (li !Ỉ. ngu... = 162</small>

-2.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật TTLĐ Việt

<small>DS cextecoraceeeemeceeerontcene escent anita serie 26 </small> -2.1.1. Thời kỳ từ 1945 đến 1984 ooccccccccccecccscscsseessesestsssseesesssssesseseeseees

-36-2.1.2. Thời kỳ từ năm 1985 đến 1994... - 5 2 ScccSEerrrxsrrred = OF 2.1.3. Thời kỳ từ năm 1995 đến 2003... ++cxcccScrrzrecsve 30

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

-2.1.4. Thời kỳ từ năm 2004 đến nayy...-- 25c Sccccsccerrerserea 3] -2.2. Thực trang pháp luật tố tụng lao động Việt Nam va một số đánh

3.2. Đề xuất xây dựng Luật tố tụng lao động Việt Nam ... 58

-3.2.1. Mục tiêu và quan điểm xây dựng Luật tô tụng lao động Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong nên kinh tế thị trường, sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt

<small>quan trọng. Việc “mua — bán” loại hàng hóa này trong quan hệ lao động cũng</small>

vì thế mà mang những điểm đặc thù so với các quan hệ dân sự mua — bán tài sản khác. Một trong những điểm khác biệt cơ bản đó là lợi ích của bên bán (người lao động) và bên mua (người sử dụng lao động) ln có sự mâu thuẫn nhau. Mâu thuẫn này vẫn luôn tiềm ấn dù quyền và lợi ích của hai bên được đảm bảo trên cơ sở quyền của bên này khơng triệt tiêu lợi ích của bên kia, và mâu thuẫn giữa người lao động với người sử dụng lao động khi tiến hành hoạt

động “mua — bán” sức lao động trên sẽ trở thành tranh chấp lao động nếu

không thể giải quyết được mối quan hệ về lợi ích giữa hai bên. Khi xảy ra

tranh chấp, các bên có thể lựa chọn một trong nhiều biện pháp giải quyết:

thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặc giải quyết tại Tòa án nhân dân. Mỗi

phương thức giải quyết tranh chấp lao động đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, trong đó giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án nổi bật lên bởi ưu

điểm giúp giải quyết dứt điểm tranh chấp giữa hai bên và kết quả giải quyết

tranh chấp được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế Nhà nước.

Cùng với các tranh chấp lao động, các yêu cau về lao động như yêu cầu

<small>công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án có hiệu lực pháp luật của nước</small>

ngồi, u câu xét tính hợp pháp của cuộc đình công... cũng ngày càng tăng về số lượng và phức tạp hơn về tính chất. Những yêu cầu này được giải quyết tại Tòa án, trên cơ sở các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các chủ thé khi tham gia hoạt động tố tụng.

Việc giải quyết các tranh chấp lao động và yêu cầu về lao động tại Tòa án tức hoạt động tố tụng lao động ở nước ta hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Bộ luật tố tung dân sự 2004 sửa đôi, b6 sung năm 2011 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng dân sự này vả một số văn bản hướng dẫn riêng của lĩnh vực tố tụng lao động. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai thi hành các quy định trên về tố tụng lao động cho thấy hiệu quả thực thi

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

pháp luật còn chưa cao, nhiều vụ việc lao động khi giải quyết tại Tồ án cịn

<small>gặp phải những khó khăn, lúng túng do cho chưa có những quy định riêng</small>

điều chỉnh trong lĩnh vực tố tụng lao động vốn mang tính đặc thù cao. Những

quy định hiện hành về tổ tụng lao động cịn chung chung, chưa có sự phân

định cụ thể giữa các lĩnh vực tố tụng như kinh doanh thương mại, hơn nhân gia đình, lao động...; đồng thời một số quy định chưa phù hợp với thực tế, mâu thuẫn với các quy định của các ngành luật khác. Do đó, quyền và lợi ích

<small>hợp pháp của các bên tham gia quan hệ lao động chưa được bảo vệ đúng mức,</small>

gây tác động tiêu cực đến quan hệ lao động.

Thực tế trên đặt ra một yêu cầu cần có sự sửa đồi, bỗ sung phù hợp đối với các quy định về tố tụng lao động. Do vậy, nghiên cứu vấn đề “Hoàn thiện

pháp luật tổ tụng lao động Việt Nam —Ly luận và thực tiễn" là cần thiết cho việc hoan thiện pháp luật phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế trong nước và hội nhập quốc tế.

<small>2. Tinh hình nghiên cứu</small>

Là một trong những van dé cơ bản của không chỉ lĩnh vực pháp luật về lao động mà cả các quy định về mặt tô tụng, van dé nay đã được các nhà khoa

<small>học, luật gia nghiên cứu ở các khía cạnh, mức độ khác nhau.</small>

Đã có những cơng trình, bài viết khoa học về giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án, về tố tụng lao động hoặc liên quan đến tổ tụng lao động đã được cơng bố như: Giáo trình Luật lao động Việt Nam của Trường Đại học

Luật Ha Nội, Nxb Công an nhân dân, 2010; “Thu tuc giải quyết các vụ án lao động theo Bộ luật tổ tụng dân sự” của Pham Cơng Bảy, Nxb Chính trị quốc

gia, 2006; Luận văn Thạc sỹ Luật học “Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án nhân dân — Một số vấn dé lý luận và thực tiễn” do Vũ Thị Thu Huyền thực hiện năm 2002, Luận văn Tiến sỹ Luật hoc “Tai phan lao động theo quy

<small>định của pháp luật Việt Nam” do Lưu Bình Nhưỡng thực hiện năm 2002; các</small> bài viết “7ó tụng lao động ở Việt Nam trong bối cảnh có Bộ luật tổ tụng dan

sự” của TS. Lưu Bình Nhưỡng trên Số đặc san về Bộ luật tố tụng dân sự năm

<small>2005...</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Các cơng trình khoa học, bài viết trên đã phân tích các quy định của

pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án — một nội dung của tố tụng lao động, hoặc nghiên cứu về tố tụng lao động ở mặt lý luận, nhận xét về thực tiến triển khai thực hiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực tố tụng lao động, chỉ ra những ưu điểm cũng như hạn chế còn tồn tại trong các quy định

nảy, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả

thực thi pháp luật trên thực tế.

<small>3. Pham vi nghiên cứu</small>

Luận văn nghiên cứu những van dé li luận và thực tiễn về pháp luật tố tụng lao động, từ đó đề xuất các giải pháp hồn thiện pháp luật dưới góc độ của các quy phạm pháp luật tố tụng lao động tại các văn bản của lĩnh vực tố tụng dân sự và một số văn bản hướng dẫn dưới luật của lĩnh vực tố tụng lao

Luận văn nghiên cứu các quy phạm pháp luật và thực tiễn áp dụng giải

quyết các vụ việc lao động chủ yếu từ thời điểm Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đôi, bổ sung năm 2011 và Bộ luật lao động 2012 có hiệu lực.

<small>4. Phương pháp nghiên cứu</small>

Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên những cơ sở phương pháp

luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế. Đồng thời, quá trình nghiên cứu đề tài còn sử dụng một số phương pháp cụ thé như: phương pháp nghiên cứu tơng hợp, phân tích, khảo sát, thống kê, so sánh luật học, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để làm sang tỏ vấn dé cần

<small>nghiên cứu.</small>

5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích của dé tài là làm sáng tỏ những van dé lý luận cơ bản về pháp luật tô tung lao động, cơ chế giải quyết các tranh chấp lao động và yêu cầu về

lao động tại Tịa án và thực tiễn áp dụng, từ đó chỉ ra những bất cập dé dé xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng lao

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<small>động, trên co sở đó nâng cao hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật trên</small>

- Nghiên cứu những kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại hiện có của cơng tác triển khai thi hành pháp luật tố tụng lao động trên thực tế;

<small>- Trén cơ sở những nghiên cứu trên dé ra các giải pháp nhăm hoàn</small>

thiện pháp luật tô tụng lao động Việt Nam hiện hành. 6. Cơ cấu luận văn

<small>Ngoài phân mở đâu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn</small>

gồm 3 chương:

- Chương I: Một số van dé lý luận về pháp luật tố tụng lao động;

- Chương 2: Thực trạng pháp luật tố tụng lao động Việt Nam và một số <small>đánh giá;</small>

- Chương 3: Đề xuất hoàn thiện pháp luật tố tụng lao động Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

CHƯƠNG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE PHÁP LUAT TO TUNG

<small>LAO DONG</small>

1.1. Khai quát về tố tung lao động

<small>1.1.1. Khai niệm</small>

Trong Han Việt từ điển, học gia Đào Duy Anh có giải thích: "Tố tụng" là việc thưa kiện (procés), "tổ tụng pháp ly" là pháp luật quy định những thủ tục về cách tố tung (code deprocédure)" [17, tr.302]. Sách Tiếng nói nơm na của Lê Gia, dẫn giải 30.000 từ tiếng Việt thường dùng có liên quan đến từ Hán Việt giải thích chi tiết hơn: "Tố tụng" là vạch tội và đưa ra cửa công dé phân giải phải trái do chữ "tố" là vạch tội; chữ "tụng" là thưa kiện ở cửa công để xin phân phải trái" [19, tr.1027-1028].

Như vậy, nguồn gốc hai chữ "tố tụng" nghĩa là "việc thưa kiện ở tòa án". Trong lĩnh vực pháp luật, có thể hiểu “tố tụng” là quá trình giải quyết các <small>vụ án, vụ kiện ở tịa án.</small>

Nói chung, các bộ luật tố tung (Code de procédure) du là Bộ luật tố <small>tụng hình sự (Code đe procédure pesnale hoặc Code de procédure criminelle)</small>

hay Bộ luật tố tụng dân sự (Code de procédure civile) đều là những hình thức

pháp luật quy định về thủ tục làm việc của các cơ quan Nhà nước và những

người có liên quan khi giải quyết, xử lý một vụ án. Sách Giáo trinh Luật Tố tụng hình sự Việt Nam của Trường Đại học luật Hà Nội định nghĩa: "Tổ tụng hình sự là trình tự (quá trình) tiễn hành giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật. Tó tụng hình sự bao gom tồn bộ hoạt động cua co quan tiễn hành tô tung (cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án), người tiễn hành tô tụng (điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thấm nhân dân và thu ký phiên tòa), người tham gia tô tụng (bi can, bị cáo, người bào chữa...), của cá nhân, cơ quan nhà nước khác và tổ chức xã hội góp phần vào việc giải quyết vụ an theo quy định cua Luật Tổ tụng hình sự" [26, tr. 7-8]. Cịn tố tụng dân sự thì Giáo trình Luật Tổ tụng dan sự Việt Nam cũng định nghĩa: "Luật t6

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

tụng dân sự là tổng hợp các quy phạm pháp luật diéu chỉnh các quan hệ xã

hội phát sinh giữa tòa án, viện kiếm sát với các đương sự, những người tham

gia to tụng khác trong q trình tịa án giải quyết vụ án dan sự..." [27, tr. 11]. Nhu vậy, có thé hiểu tố tụng lao động (TTLĐ) là tổng thể các quy trình,

thủ tục có mối quan hệ chặt chẽ, liên tiếp với nhau dé thơng qua đó các chủ

the tiền hành tổ tụng áp dụng pháp luật, đưa ra các biện pháp cần thiết để giải

quyết các tranh chấp lao động một cách khách quan, công bằng, đúng pháp

luật và đảm bảo các quyên và lợi ích hợp pháp của các chủ thé tham gia quan

<small>hệ lao động.</small>

TTLD bao gồm hoạt động của các chủ thể tiễn hành tố tụng và những

người tham gia tố tụng như: Thâm phán, Hội thâm nhân dân, Kiểm sát viên,

các đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyên và lợi ích <small>hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch.</small> Trên cơ sở các quy định của pháp luật tố tụng lao động, các chủ thé tham gia

TTLD có các quyền và nghĩa vụ luật định khi tham gia vào quá trình tố tụng ay, ví dụ: Toa án nhân dân (TAND) có quyền quyết định về vụ việc lao động, VKSND có quyên kiểm sát việc tuân thủ pháp luật trong quá trình tiến hành tố tụng lao động, các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho <small>Tòa án và chứng minh cho u câu của mình là có căn cứ và hợp pháp...</small>

TTLĐ và pháp luật lao động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu như pháp luật lao động được hiểu là các quy định về những vấn đề liên quan đến việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLD), thì TTLD cũng xuất phat từ mối quan hệ giữa NLD và NSDLD về việc thuê mướn, sử dung lao động và trả lương song chỉ phát sinh khi có tranh chấp xảy ra và có nhu cầu giải quyết các tranh chấp đó. Các chủ thê tham gia trong mồi quan hệ pháp luật lao động và TTLD đều giống nhau bởi luôn hướng đến các quyền dân sự, kinh tế mà chính đối tượng của quan hệ lao động mang lại. Tuy nhiên, còn một bộ phận chủ thể khác, tham gia quan hệ pháp luật TTLĐ lại không xuất phát từ các lợi ích đó,

<small>mà nhóm chủ thê này tiên hành các thủ tục tơ tụng vì lợi ích của hai bên</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<small>2 10s</small>

đương sự (nguyên đơn và bi đơn). Do đó, so với quan hệ lao động thi mối quan hệ TTLD mang tinh chat đa dạng về chủ thé, đa dạng về quyền lợi và cứng nhắc về quy trình, thủ tục. Bởi lẽ, trong TTLĐ, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các chủ thé được đưa ra ban bạc, xem xét và giải quyết công

<small>khai, theo quy định của pháp luật.</small>

1.1.2. Đặc điểm của TTLĐ

Thứ nhất, về phạm vi, TTLĐ bao gồm quá trình giải quyết tranh chấp

lao động và các yêu cầu về lao động tại TAND bắt đầu từ việc khởi kiện, khởi tố vụ án lao động, gửi đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc lao động hay xét tinh hợp pháp của cuộc đình cơng đến q trình Tịa án tiễn hành các hoạt

<small>động tơ tụng và sự tham gia của các chủ thê có liên quan vảo q trình đó.</small>

Thứ hai, về chủ thể, TTLD bao gồm tat các các hoạt động của các chủ

thé tiền hành tố tung và những người tham gia té tụng.

<small>Thứ ba, hậu quả pháp ly của quá trình TTLD là kiện hoặc không kiện,</small> khởi tố hoặc rút quyết định khởi tố vụ án lao động, thỏa thuận hay khơng thỏa thuận của đương sự, hịa giải hoặc từ chối hịa giải, đồng ý hay khơng đồng ý

với phán quyết của cơ quan tài phán...

1.2. Khái quát về pháp luật tố tụng lao động

<small>1.2.1. Khái niệm</small>

Nhu đã phân tích, TTLĐ là trình tự (q trình) tiến hành giải quyết vu

việc lao động tại TAND theo quy định của pháp luật. TTLĐ bao gồm toàn bộ hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng (viện kiểm sát, tòa án), người tiễn

hành tố tụng (kiểm sát viên, thâm phán, hội thẩm nhân dân và thư ký phiên

tòa), người tham gia tô tụng (nguyên đơn, bị đơn, người bảo vệ quyền, lợi ích

hợp pháp của đương sự...), của cá nhân, cơ quan nhà nước khác góp phan vào việc giải quyết vụ việc lao động theo quy định của pháp luật.

Nếu TTLĐ được hiểu là quá trình giải quyết vụ việc lao động tại TAND của các chủ thé có liên quan theo quy định của pháp luật, thì PLTTLĐ

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<small>so Pine</small>

chính là các quy định về trình tự giải quyết vụ việc lao động dé làm căn cứ

cho các chủ thế thực hiện khi tham gia vào q trình đó.

Như vậy, có thé hiểu: PLTTLD là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết các vụ việc lao động tại TAND dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLD, NSDLD và lợi

<small>ích chung của tồn xã hội.</small>

PLTTLĐ có mối quan hệ chặt chẽ nhưng vẫn có sự khác biệt nhất định với pháp luật lao động và pháp luật to tụng dân sự.

Đối với pháp luật lao động, cả PLTTLĐ và pháp luật lao động đều quy

định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thé là NLD, NSDLD và chủ thé đại

diện cho quyên lực Nhà nước đối với các vấn đề phát sinh từ việc thuê mướn, <small>sử dụng lao động, trả lương giữa NLD va NSDLĐ, tức là từ quan hệ lao động.</small> Tuy nhiên, nội dung của pháp luật lao động là các quy phạm pháp luật điều

<small>chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa NLD, NSDLD và Nhà nước (co quan</small> quản lí Nhà nước về lao động) trong quá trình giao kết, thực hiện và cham dứt

quan hệ lao động. Còn PLTTLD là các quy phạm pháp luật điều chỉnh các

quan hệ xã hội phat sinh giữa NLD, NSDLĐ, các chủ thể có liên quan (người

làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyên lợi và nghĩa vụ liên quan) và các chủ thể đại diện cho quyền lực Nhà nước (Toà án, Viện kiểm sát) trong việc giải

quyết các vụ việc lao động bao gồm các TCLĐ và yêu cầu về lao động phát

sinh từ quá trình giao kết, thực hiện và chấm dứt quan hệ lao động.

Đối với pháp luật tố tụng dân sự, về cơ bản, nhiều quy định của pháp luật tổ tụng dân sự được áp dung chung cho PLTTLD, vi dụ: Các quy định về

gửi đơn khởi kiện và thụ lý vụ án, chứng cứ và chứng minh, giải quyết vụ án

dân sự tại phiên toà sơ thâm, phúc thầm, giám đốc thâm và tái thầm như thành phần Hội đồng xét xử, trình tự tiến hành phiên tịa, ra phán quyết và các nội

dung về kháng cáo kháng nghị...; quy định về giải quyết việc lao động tại TAND như gửi đơn yêu câu, phiên họp giải quyết việc dân sự, ra quyết định giải quyết việc dân sự... PLTTLĐ không được thể hiện tại các văn bản quy

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<small>= (Be</small>

phạm pháp luật riêng mà được quy định chung tại các văn ban tố tung dân sự. Điều 1 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTLDS) 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011

cũng quy định: “BLTTDS quy định những ngun tắc cơ bản trong tơ tụng dén sự; trình tự, thi tục khởi kiện để Tòa án giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân su); trình tự, thủ tục yêu cẩu dé Tòa án giải quyết

các việc về u cẩu dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mai,

<small>lao động (sau đây gọi chung là việc dân su)...; trình tự, thủ tục giải quyết vụ</small>

<small>an dân sự, việc dan sự (sau day gọi chung là vụ việc dán sự) tại Tòa án... `.</small>

Tuy nhiên, pháp luật tố tụng dân sự điều chỉnh các vấn đề về mặt tố tụng trong quan hệ pháp luật dân sự, còn PLTTLD lại điều chỉnh các vấn đề về mặt tố tụng trong quan hệ pháp luật lao động. Mà về bản chất, quan hệ lao

động cũng được coi là quan hệ dân sự theo nghĩa rộng, tức là quan hệ về nhân

thân và tài sản, như theo phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2005 được xác định tại Điều 1: “Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp ly, chuẩn mực pháp

lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân và các chủ thế khác; quyên nghĩa

vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hơn

<small>nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (được gọi chung là quan</small>

hệ dan sự) ”; tuy nhiên quan hệ lao động lại mang những điểm đặc thù riêng

xuất phát từ tính chat của nó, cụ thé là:

Quan hệ lao động là quan hệ được thiết lập dựa trên sự thỏa thuận, tự nguyện của NLD và NSDLD — mang tinh chất của quan hệ dân sự. Tuy nhiên, quan hệ lao động vẫn mang những đặc thù riêng, thể hiện ở: Thứ nhất, quan

hệ lao động thực chất là quan hệ trao đổi mua bán hàng hóa sức lao động.

<small>Song sức lao động là hàng hóa đặc biệt khác với hàng hóa thơng thường khác</small>

ở điểm: sức lao động gắn liền với NLD, liên quan trực tiếp đến tính mạng, sức

khỏe của NLD do đó các quy định điều chỉnh quyền và vụ của các chủ thé

tham gia quan hệ lao động sẽ có những điểm đặc thù hơn so với các quy định

điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự khác. Thứ hai: tham gia quan hệ lao động, NLĐ và NSDLĐ về mặt lí thuyết là bình

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

dang với nhau về địa vị pháp lí tuy nhiên trên thực tế NLD ln ở vào “thé

yếu” hơn so với NSDLĐ vì bị hạn chế về nhiều mặt (kinh tế...) do vậy cần có

những quy định riêng nhằm bảo đảm duy trì được ở mức tối đa sự bình dang

<small>cho NLD trong quan hệ lao động với NSDLD.</small>

Xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản trên, PLTTLD có những quy định riêng biệt so với pháp luật tố tụng dân sự, ví dụ: Quyên khởi kiện của tổ chức Cơng đồn cơ sở hoặc Cơng đồn cấp trên cơ sở; thời hiệu khởi kiện vụ

<small>án lao động...</small>

Các yêu câu về lao động chỉ thuộc tham quyên giải quyết của TAND, tuy nhiên giải quyết TCLĐ tại Tòa án lại chỉ là một trong các biện pháp giải quyết TCLĐ khác. Cùng với các biện pháp khác như thương lượng, hịa giải, trọng tài thì giải quyết TCLĐ tại TAND cũng là một phương thức giúp các

chủ thé tham gia quan hệ lao động giải quyết được tranh chấp phát sinh trong

quá trình thực hiện hợp đồng lao động. Phương thức này cịn có những ưu điểm nhất định so với các biện pháp giải quyết TCLD khác, cụ thé là:

Thứ nhất, việc giải quyết TCLĐ tại TAND góp phần giải quyết dứt điểm TCLĐ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi dé 6n định quan hệ lao động, bảo vệ quyển và lợi ích của các bên tranh chấp, ổn định sản xuất kinh doanh trong

<small>doanh nghiệp;</small>

Thứ hai, việc giải quyết TCLĐ tại Tòa án do những Tham phan được đào tạo và có nhiều kinh nghệm thực hiện, do đó đảm bảo tính khách quan,

<small>chính xác, đúng pháp luật;</small>

Thứ ba, những phán quyết của Tòa án trong quá trình giải quyết TCLD được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước do đó quyền và nghĩa vụ của các bên có khả năng được đảm bảo một cách triệt dé.

1.2.2. Dac diém

PLTTLD mang những đặc điểm chung với các hình thức pháp luật tố tụng khác, tuy nhiên cũng có những điểm riêng biệt xuất phát từ tính chất đặc thù của quan hệ lao động, cụ thể là:

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<small>2 ix</small>

a. Vé pham vi diéu chinh

PLTTLD diéu chinh cac van dé vé nguyén tac co ban, trinh tu, thu tuc thực hiện việc giải quyết TCLD va yêu cau về lao động tai TAND, quyền và nghĩa vụ pháp lí của các chủ thé khi tham gia tiễn hành giải quyết vụ việc lao

<small>động tại Tòa án.</small>

b. Về đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng của PLTTLĐ là các chủ thé tham gia vào quá trình

tố tụng lao động, cũng bao gồm: Tham phán, Hội thâm nhân dân, Kiểm sát

viên, nguyên đơn, bị đơn, người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, người phiên dịch. Tuy nhiên, điểm đặc thù của các đối tượng này là những người tham gia tô tụng thông thường là NLD, NSDLD hoặc đại diện của NLD, NSDLD tức là các chủ thé tham gia quan hệ lao động.

c. Về phương pháp điều chỉnh

Phương pháp điều chỉnh của PLTTLĐ là những biện pháp, cách thức phù hợp mà thông qua đó PLTTLĐ tác động đến xử sự của các chủ thể tham

gia vào quá trình giải quyết vụ việc lao động tại TAND. Tuy nhiên, mục đích của việc giải quyết tranh chấp lao động là dàn xếp những mâu thuẫn trong

quan hệ lao động và duy trì quan hệ lao động sau đó. Do đó, trong giải quyết tranh chấp lao động nói chung, việc can thiệp của cơ quan tịa án mang quyền lực Nhà nước ít được ưu tiên ngay. Việc giải quyết tranh chấp lao động tại tịa án nhìn chung chỉ được tiến hành khi các biện pháp có tính chất ơn hịa, mềm

<small>dẻo và linh hoạt hơn ở các giai đoạn trước đó đã được sử dụng nhưng không</small>

đạt kết quả.

1.2.3. Các quy định cơ bản của pháp luật tổ tụng lao động Việt Nam

<small>hiện hành</small>

Như đã phân tích, các quy định của PLTTLĐ được thể hiện trong nhiều

văn bản quy phạm pháp luật riêng biệt thuộc phạm vi của pháp luật tố tụng <small>dân sự và PLTTLD. Những quy định hiện hành của PLTTLD tập trung tại cácvăn bản sau đây:</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<small>= [Se</small>

- BLTTDS 2004 sửa đối, bố sung năm 2011;

<small>- Bộ luật Lao động (BLLD) năm 2012;</small>

- Nghị quyết số 02/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng

Tham phan Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dan thi hành một số quy định của Nghị quyết 06/2011/QH12 ngày 29/03/2011 của Quốc hội về việc

thi hành Luật sửa đối, bé sung một số điều của BLTTDS;

- Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng

Thâm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất "Những quy định chung" của BLTTDS 2004 sửa

đổi, bổ sung năm 2011 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 03/2012/NQ-HDTP);

- Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng

Tham phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành một số quy định về "Chung minh và chứng cứ" của BLTTDS 2004 sửa đôi, bỗ sung năm 2011 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 04/2012/NQ-HDTP);

- Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng

Tham phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành một số quy

định trong Phần thứ hai "Thu tuc xét xử, giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ

thấm" của BLTTDS 2004 sửa đổi, bỗ sung năm 2011 (sau đây gọi tắt là Nghị

quyết 05/2012/NQ-HĐTP);

- Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng

Tham phan Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành một số quy

định trong Phần thứ ba "Thu tuc xét xử, giải quyết vụ an tại Toa an cap Phuc

thẩm" của BLTTDS đã duoc sửa đổi, bố sung theo Luật sửa đối, bố sung một

số điều của BLTTDS.

- Thông tư liên tịch số 03/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01/9/2005 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng

dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về kiểm sát việc tuân theo pháp

luật trong tổ tụng dân sự và sự tham gia của Kiểm sát viên trong việc xét xử,

<small>giải quyết các vụ án dân sự;</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<small>= fh</small>

- Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-TANDTC-BLDTB& XH-VKSNDTC ngày 18/5/2010 của Toa án nhân dan tối cao, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng

một số quy định của pháp luật trong quá trình xét xử, giải quyết tranh chấp

hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngồi theo hợp

<small>đồng tại Tịa án nhân dân;</small>

<small>- Thông tư liên tịch 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày</small>

15/9/2011 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân

<small>sự của Luật Tương trợ tư pháp;</small>

- Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01/8/2012 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về kiểm sát việc tuân

thủ theo pháp luật trong t6 tụng dân su.

Những văn bản trên đã đóng vai trị tích cực, bảo đảm tính cụ thể và khả thi của các quy định của PLTTLĐ trong cuộc sống cũng như sự thống

nhất trong áp dụng pháp luật về trình tự, thủ tục xét xử, giải quyết vụ án lao động, việc lao động tại Toà án; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng: quyền và nghĩa vu của người

tham gia tố tụng, nhằm bảo đảm cho việc xét xử, giải quyết các vụ việc lao

<small>động được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.</small>

Như trên đã phân tích, PLTTLD gồm hai nội dung: Giải quyết các TCLD và giải quyết các yêu cau về lao động tại TAND. Các quy định cơ ban của hai nội dung này bao gồm:

a. Thâm quyên giải quyết của TAND

Tham quyền giải quyết TCLD và yêu cầu về lao động của TAND được

<small>xác định theo các nội dung:</small>

Thứ nhất: Các loại TCLĐ và yêu cầu về lao động thuộc thâm quyền

<small>giải quyêt của Toả án;</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<small>= 17.</small>

Thứ hai: Toa án nào có tham quyền giải quyết từng loại TCLĐ và yêu

<small>câu về lao động, cụ thê được xác định theo:</small>

- Cấp tòa án: TAND cấp huyện, quận, thi xã, thành phố thuộc tinh

hay TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Tham quyên của Tòa án theo lãnh thé;

<small>- Tham quyên cua Toa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người</small>

yêu cau;

b. Chủ thể tham gia vào qua trình TTLĐ TRUNG TAM THONG TIN THU <small>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ: ;</small> Tham gia vào quá trình TTLD có hai nhóm chủ thêzỊNG 00c _£392_— | e Nhóm chủ thé tiến hành tố tụng

Nhóm chủ thé này gồm có: Cơ quan tiễn hanh tố tụng (TAND và Viện

kiểm sát nhân dân); Người tiến hành tố tụng (Chánh án Tòa án, Thâm phán,

Hội thấm nhân dân, Thư ký Tòa án; Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát

Tương ứng với từng vụ việc lao động, thành phần tham gia giải quyết

vụ việc đó sẽ bao gồm: Một Thâm phán và hai Hội thâm nhân dân hoặc hai Tham phán và ba Hội thâm nhân dân đối với phiên tòa xét xử sơ thấm TCLD; Ba Tham phán với phiên tòa xét xử phúc thâm TCLĐ; Hội đồng giám đốc thâm, tái thâm của TAND cấp tỉnh, Tòa chuyên trách TAND tối cao hay Hội

đồng giám đốc thấm, tái thấm TAND tối cao tương ứng sẽ có số thành viên

theo quy định của pháp luật. Việc giải quyết các yêu cầu về lao động sẽ do

một tập thể gồm ba Thâm phán giải quyết (Điều 55 BLTTDS 2004 sửa đôi, bổ sung năm 2011).

e Nhóm chủ thể tham gia tố tung

Các chủ thể này gồm: Đương sự (là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan); Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

<small>đương sự; Người làm chứng; Người giám định; Người phiên dịch; Người đại</small>

diện. Những người tham gia tơ tụng có các quyền và nghĩa vụ luật định khi

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

-i1#-tham gia vào quá trình tố tụng nhằm giải quyết các TCLĐ hay yêu câu về lao

<small>động tại TAND.</small>

<small>c. Chứng mình và chứng cứ</small>

<small>Tương tự như tại các vụ việc dân sự khác, với vụ việc lao động, nghĩa</small>

vụ chứng minh thuộc về đương sự. Theo đó, đương sự có u cầu Tịa án bảo vệ qun và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ dé chứng minh

yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. Đương sự phản đối yêu cầu của người

khác đối với mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và đưa ra chứng cứ dé chứng minh. Duong sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ dé chứng minh mà không đưa ra được hoặc không đưa ra đầy đủ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không day đủ đó.

Trong trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn khơng thể tự mình thu thập được thì có thể yêu cầu Tòa

án tiễn hành thu thập chứng cứ nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc dân sự bằng cách làm đơn yêu cau với các nội dung pháp luật quy định.

d. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Trong quá trình giải quyết TCLĐ, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tố chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định pháp luật có quyền u cầu Tịa án đang giải quyết áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời để

giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toản tình

trạng hiện có nhằm tránh gây thiệt hại khơng thể khắc phục. Tịa án cũng có

thé tự mình ra quyết định áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời trong

trường hợp đương sự khơng có u cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Những quy định trên được áp dụng chung cho cả việc giải quyết các TCLD và các yêu cầu về lao động tại Tòa án. Đối với việc giải quyết cụ thể các TCLĐ và yêu cau về lao động, PLTTLĐ lại có những quy định riêng như

<small>sau:</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

e. Thủ tục giải quyết TCLĐ tại Tòa án

Thủ tục giải quyết TCLD tại Tòa án bao gồm các bước:

Thứ nhất: Khởi kiện và thụ lý vụ án lao động.

Cá nhân, cơ quan, tô chức có quyền tự mình hoặc thơng qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án lao động tại Tòa án có thắm quyền dé yêu cầu

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơng đồn cấp trên của cơng đồn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của tập thé người lao động (NLD) do pháp luật quy

định. Việc khởi kiện vụ án lao động cần phải được đặt trong mối quan hệ giữa

BLTTDS 2004 sửa đổi, b6 sung năm 2011 và BLLĐ năm 2012.

- Đối với TCLĐ cá nhân giữa NLD với NSDLD, theo quy định tại

Điều 201 BLLĐ năm 2012, các bên cần thực hiện thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết. Như vậy, không phải mọi TCLĐ cá nhân đều thuộc thâm quyền giải quyết của tòa án mà nhìn chung Tịa án chỉ giải quyết những tranh chấp đã qua hòa giải tại hòa giải viên

<small>lao động nhưng không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa</small>

thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết (5 ngày làm

việc) mà hoà giải viên lao động khơng tiến hành hồ giải. Tuy nhiên, có một số TCLD cá nhân thuộc thẩm quyền giải quyết của tịa án mà khơng bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải theo quy định tại Khoản 1 Điều 201 BLLD năm 2012. Quy định như vậy nhằm bảo vệ kịp thời lợi ích của bên chủ thể đang bị xâm phạm nghiêm trọng (hoặc nhằm sớm giải quyết dứt điểm các tranh chấp

mà không nhằm tiếp tục duy trì quan hệ lao động...).

Đối với TCLĐ tập thể về quyền giữa tập thể lao động với NSDLĐ BLLĐ năm 2012 đã có quy định mới so với BLLĐ năm 1994 (sửa đổi, bố sung năm 2006) là không cho phép đình cơng đối với các TCLĐ tập thê về

quyền mà quy định Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải tiễn hành giải

quyết TCLĐ, nếu các bên không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<small>= 20</small>

nhân dân cấp huyện hoặc qua thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khơng giải quyết, thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Như vậy, điểm đặc biệt của các TCLĐ thuộc thâm quyền chung của tòa án là nhìn chung đã được giải quyết theo thủ tục tiền tố tụng nhưng khơng có

kết quả thì mới được tòa án thụ lý giải quyết theo quy định của BLTTDS. Những quy định này phù hợp với bản chất của quan hệ lao động và mục đích

của việc giải quyết TCLĐ, đồng thời cũng nhằm giảm nhẹ gánh nặng cho tịa <small>án.</small>

<small>Hình thức, nội dung đơn khởi kiện tn theo các quy định của pháp</small>

luật. Tài liệu, chứng cứ phải được gửi kèm theo đơn khởi kiện để chứng minh yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp. Tòa án nhận đơn khởi kiện rồi tùy từng trường hợp mà tiễn hành một trong các hoạt động: thụ lý vụ án, chuyến đơn khởi kiện cho Tịa án có thấm quyền và báo cho người khởi kiện hoặc trả lại đơn khởi kiện. Nếu vụ án lao động được thụ lý, Chánh án Tòa án phân công Tham phán giải quyết. Thâm phán được phân công này sẽ tiến

<small>hành các bước lập ho sơ vụ án.</small>

<small>Thứ hai: Hòa giải và chuân bị xét xử vụ án lao động.</small>

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án, Tồ án tiễn hành hịa

giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án lao động, trừ những trường hợp khơng được hịa giải hoặc khơng tiễn hành hịa giải được theo quy định của BLTTDS 2004 sửa đổi, b6 sung năm 2011.

Như vậy có thê thấy trừ một số trường hợp khơng thể hịa giải được vì

thuộc trường hợp u cau địi bồi thường gây thiệt hại đến tai sản Nha nước <small>hoặc vụ án phát sinh từ giao dịch trái pháp luật, trái đại đức xã hội; hay các</small>

trường hợp không tiễn hành hòa giải được theo Điều 182 BLTTDS 2004 sửa đối, bơ sung năm 2011 thì hịa giải là một thủ tục bắt buộc trong giải quyết TCLD tại Tịa án, nhằm tơn trọng và bảo vệ tối đa quyền tự định đoạt của các bên khi tham gia quan hệ lao động, cụ thé là trong van dé giải quyết TCLĐ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Nếu vụ án lao động khơng thuộc các trường hợp tạm đình chỉ hay đình chỉ giải quyết thì sẽ được đưa ra xét xử bằng một quyết định đưa vụ án ra xét xử với các nội dung chính quy định tại Điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đối, bỗ sung năm 2011.

Thứ ba: Xét xử vụ án lao động tại phiên tòa sơ thâm.

<small>Tương tự như phiên tòa sơ thâm các vụ án dân sự, kinh tê, thương mại,hơn nhân và gia đình khác, phiên tịa sơ thâm xét xử vụ án lao động bao gomcác thủ tục:</small>

* Chuẩn bị khai mạc phiên tòa.

<small>Trước khi khai mạc phiên tịa, Thư ký Tịa án phải tiên hành các cơng</small>

<small>việc: Phơ biên nội quy phiên tịa; Kiêm tra, xác định sự có mặt, văng mặt củanhững người tham gia phiên tòa theo giây triệu tập, giây báo của Tòa án, nêu</small> có người vắng mặt thì phải làm rõ lí do; On định trật tự trong phòng xử án.

* Thủ tục bắt đầu phiên tòa.

Khi bắt đầu phiên tòa, Chủ tọa phiên tòa và Thư ký Tòa án sẽ tiễn hành các bước khai mạc phiên tòa, giải quyết yêu cầu thay đổi người tiễn hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch; xem xét, quyết định hoãn phiên tịa khi có người vắng mặt (nếu có).

<small>* “Thủ tục hỏi tại phiên tòa.</small>

Tại phần hỏi của phiên tòa, chủ tọa phiên tịa hỏi đương sự về việc có hay khơng thay đơi, bồ sung, rút một phan hay tồn bộ yêu cau khởi kiện, yêu cầu phản tố hay yêu cầu độc lập. Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau

về việc giải quyết vụ án lao động và thỏa thuận này là tự nguyện thì Hội đồng

xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của họ về việc giải quyết vụ án.

Trong trường hợp các đương sự vẫn giữ nguyên yêu cầu của mình và không tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử bắt

<small>dau hoạt động xét xử vụ an băng việc nghe lời trình bay của các đương sự về</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

yêu cầu của mình và chứng cứ chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và

<small>hợp pháp.</small>

<small>Sau khi nghe xong lời trình bày của các đương sự, việc hỏi từng người</small> về từng van dé được thực hiện theo thứ tu: chu toa phiên tòa hoi trước rồi đến Hội thâm nhân dân, sau đó đến người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

đương sự, đương sự và những người tham gia tố tụng khác. Các đối tượng được hỏi có thé bao gồm: nguyên don, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, người giám định. Việc hỏi tại phiên tòa kết thúc khi nhận thay các tình tiết của vu án đã được xem xét day đủ và đương su, người báo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng khác khơng cịn u cau hỏi về van dé gì nữa. Phiên tòa chuyển

<small>sang thủ tục tranh luận.</small>

<small>* Thu tục tranh luận tại phiên tòa.</small>

Sau khi kết thúc việc hỏi, Hội đồng xét xử chuyển sang phần tranh luận

tại phiên tòa. Trình tự phát biểu khi tranh luận được thực hiện như sau: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn phát biểu, nguyên đơn có

quyền bổ sung ý kiến; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bi đơn phát biểu, bị đơn có quyền bổ sung ý kiến; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phát biểu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung ý kiến. Nếu khơng có người bảo vệ qun và lợi ích hợp pháp cho mình thì ngun đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tự mình phát biểu khi tranh luận. Kết thúc thủ tục tranh

<small>luận là thủ tục nghị án và tuyên án.* Nghị án và tuyên án.</small>

Sau khi kết thúc phân tranh luận, Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để nghị án. Khi nghị án, các thành viên Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả

các vấn dé của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn dé. Khi nghị án chỉ được căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại <small>phiên tòa, kêt quả việc hỏi tại phiên tòa và phải xem xét đây đủ ý kiên của</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<small>những người tham gia tơ tụng. Tịa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam. Bản án gơm có phân mở đâu, phân nội dung vụ ánvà nhận định của Tòa án, phân quyết định. Khi tuyên án, chu tọa phiên tòa</small>

hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án. Thứ tư: Xét xử vụ án lao động tại phiên tòa phúc thấm

Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án ma

bản án, quyết định của Tịa án cấp sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật bị

kháng cáo hoặc kháng nghị. Xét xử phúc thâm vụ án lao động bao gồm các bước: Chuan bị xét xử phúc thắm và thủ tục xét xử phúc thấm. Tòa án cấp phúc thấm chỉ xem xét lại phan của bản án, quyết định sơ thâm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền: Giữ nguyên bản án sơ thẩm, sửa bản án sơ thấm, hủy ban án sơ thắm và chuyên hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ

<small>thâm giải quyết lại vụ án, hủy ban án sơ thâm và đình chỉ giải quyét vụ án.</small>

Thứ năm: Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thâm, tái thâm.

Giám đốc thấm vụ án lao động là xét lại bản án, quyết định của Tòa án

<small>đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp</small> luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án, cụ thé là: Kết luận trong ban án,

quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có vi

phạm nghiêm trong thủ tục tố tung; có sai lầm nghiêm trong trong việc áp

<small>dụng pháp luật.</small>

Tái thâm vụ án lao động là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực

pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thé làm thay đơi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tịa án, các đương sự khơng biết được khi Tịa án ra bản án, quyết định đó.

Thủ tục tiến hành phiên tòa giám đốc thâm và tái thâm vụ án lao động

<small>được pháp luật quy định tương tự nhau. Sự có mặt của những người tham gia</small> tổ tụng và những người khác có liên quan đến việc kháng nghị tại phiên tịa

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<small>-24-giám đơc thâm va tái thâm chi khi xét thay can thiệt theo giây triệu tập củaToà án. Hội dong giám doc thâm, tái thâm biêu quyét về việc giải quyét vụ ántrên cơ sở quá trình xét xử vụ án, các căn cứ, nhận định của kháng nghị va dénghị của người kháng nghị.</small>

g. Thủ tục giải quyết yêu cầu về lao động tại Tòa an

Những yêu cầu về lao động thuộc thâm quyền giải quyết của Tịa án gồm: u cầu cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định lao động của Tịa án nước ngồi hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tịa án nước ngồi mà khơng có u cầu thi hành tại Việt Nam; Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài; Các yêu cầu khác về lao động mà pháp luật có quy định.

Căn cứ theo quy định tại Bộ luật lao động (BLLĐ) 2012, có thé một số

<small>yêu câu về lao động thuộc thâm quyên giải qut của Tịa án gơm:</small>

+ u cầu tun bố hợp đồng lao động vô hiệu (Khoản | Điều 51 <small>BLLD 2012);</small>

+ Yêu cầu tuyên bố thỏa ước lao động tập thé vơ hiệu (Điều 79 BLLĐ);

+ u cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng.

Đối với u cầu Tịa án tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu và thỏa ước lao động tập thể vô hiệu, PLTTLĐ không có quy định riêng dành cho việc giải quyết các yêu cầu này mà vẫn áp dụng quy định về thủ tục giải quyết việc dân sự nói chung tại Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đối, bố sung 2011.

Quy trình giải quyết này bao gồm các bước: Gửi đơn yêu cầu Tòa án giải

quyết việc lao động, kèm theo đơn yêu cầu là tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho u cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp; Tòa án mở phiên họp

giải quyết việc dân sự; Ra quyết định giải quyết việc dân sự; Quyết định giải quyết việc dân sự có thé bị kháng cáo, kháng nghị bởi các chủ thể có thâm

quyên theo quy định pháp luật. Quyết định giải quyết việc dân sự có thể được xem xét lại theo thủ tục phúc thấm, giám đốc thâm hoặc tái thẳm tùy từng trường hop cụ thé.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

u cầu Tịa án xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng được tiễn hành theo thủ tục riêng quy định tại Mục 5 Chương XIV của BLLĐ 2012 về Tịa án xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng. Trình tự thực hiện việc u cầu này

<small>bao gơm:</small>

- Gửi đơn đến Tồ án u cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng.

Bên u cầu phải gửi kèm theo đơn các bản sao quyết định đình cơng, quyết

định hoặc biên bản hịa giải của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết vụ

tranh chấp lao động tập thể, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc xét tính <small>hợp pháp của cuộc đình cơng.</small>

- Thành lập Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng;

<small>- Mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng;</small>

- Ra quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình cơng. Quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình cơng có thể bị khiếu nại lên Tịa án nhân dân tối

cao. Hội đồng giải quyết khiếu nại đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình cơng sẽ xem xét giải quyết để đưa ra quyết định cuối cùng về tính

<small>hợp pháp của cuộc đình cơng.</small>

Tom lại, PLTTLD Việt Nam bao gồm các quy định về trình tự, thủ tục

tiến hành việc giải quyết các TCLĐ và u cầu về lao động tại TAND.

PLTTLĐ có những tính chất chung của pháp luật tố tụng nhưng vẫn mang những điểm đặc thù của pháp luật trong lĩnh vực lao động. Hiện nay, PLTTLĐ nước ta được quy định tại các văn bản pháp luật tố tụng dân sự và một số văn bản dưới luật của riêng lĩnh vực TTLD với các nội dung tương đối cụ thé, rõ ràng, tạo cơ sở pháp ly cho các chủ thé thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia vào hoạt động tổ tụng trong lĩnh vực lao động

<small>tại Tòa án.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Những văn bản quy định về TTLD trong thời ky này của nước ta gồm:

- Sac lệnh 64/SL ngày 8/5/1946 về “tổ chức các cơ quan lao động trong toàn cõi Việt Nam”. Sắc lệnh đã thể hiện rõ các nhiệm vụ quan trọng của các chủ thé như “Nha lao động Trung ương”, “Nha thanh tra lao động

<small>33. 66</small>

trung ương”, “Nha thanh tra lao động kỳ”, “Phòng lao động” hoặc “Ủy viên lao động” ở các tỉnh. Cơ chế giải quyết TCLD khơng được quy định rõ nhưng Sắc lệnh có tính chất định hướng về nội dung cho hoạt động TTLD khi chi ra

nhiệm vụ “Đảm bảo và bênh vực quyên lợi của dân chúng cân lao”, “giải

quyết các vấn đê lao động" và “giải quyết và dàn xếp những sự xích mích <small>giữa chủ và cơng nhân”)</small>

- Sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947 về làm công: Quy định về khế ước

làm công và việc giải quyết các tranh chấp lao động:

- Thông tư 436/TTg ngày 13/4/1959: Quy định về việc giải quyết khiếu

tố của nhân dân, trong đó có đề cập đến các trường hợp công nhân, viên chức khiếu tố và thâm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các vụ việc sau khi các cấp có thâm quyền đã giải quyết mà đương sự không đồng ý, tiếp tục

khiếu nại;

<small>- Nghị định 186/CP ngày 25/9/1976 va Thông tư 05/LĐ-TT ngày</small>

12/3/1977 quy định về quan hệ lao động giữa người làm công và chủ tư nhân

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

và việc giải quyết tranh chấp lao động giữa các chủ thê trên, trong đó có dé cập đến thâm quyền của TAND trong việc xét xử tranh chấp lao dong;

- Luật tổ chức TAND do Quốc hội thông qua ngày 3/7/1981 quy định

<small>thâm quyên của TAND trong việc xét xử các vụ án lao động;</small>

- Thông tư liên ngành số 139/TT-LB ngày 12/3/1984 về việc thi hành hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự đã ký giữa nước ta và các nước xã hội chủ nghĩa quy định TAND tối cao xét xử và hướng dẫn TAND địa phương xét xử các vụ án trong đó có vụ án lao động liên quan đến cơng dân hoặc pháp nhân của các nước ký kết khác; hướng dẫn TAND các cấp thực hiện ủy thác tư pháp theo yêu cầu của các

quốc gia ký kết về các hoạt động như tống đạt giấy tờ, trưng cầu giám định, lấy lời khai, xem xét vật chứng...; quyết định công nhận và cho thi hành ở

Việt Nam các bản án, quyết định và biên bản hòa giải của Tòa án các nước ký

kết khác về các van dé trong đó có van dé lao động, những quyết định về án <small>phí.</small>

<small>Theo các van bản nói trên, hoạt động TTLD được thực hiện boi một hệ</small> thống Tòa án thống nhất, khơng phải Tịa án đặc biệt. Các quy định về giải quyết TCLD tại Tịa án khơng được quy định riêng mà tiến hành theo các quy tắc tố tụng dân sự. Quyền đình cơng của NLĐ mặc dù được ghi nhận trong Sắc lệnh 29-SL ngày 12/3/1947 nhưng khơng có điều kiện thực hiện. Sau này, quyền đình cơng chưa được pháp luật chính thức thừa nhận là quyền của NLD

và đình cơng khơng xuất hiện trong xã hội khi Nhà nước duy trì nền kinh tế

kế hoạch hóa tập trung. Do vậy, việc giải quyết đình công tại TAND không <small>được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của giai đoạn này.</small>

2.1.2. Thời kỳ từ năm 1985 đến 1994

Trong giai đoạn này, các cơ quan nhà nước đã ban hành nhiều văn bản về giải quyết tranh chấp lao động như:

- Quyết định số 10/HDBT ngày 14/1/1985 về việc chuyển một số TCLD sang xét xử tại TAND, trong đó quy định 4 loại TCLĐ thuộc thầm

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<small>= BR</small>

quyền giải quyết của TAND sau khi đã được các cơ quan có thấm quyền giải quyết mà đương sự khơng đồng ý và tiếp tục khiếu nại;

- Thông tư 02/TT-LN ngày 2/10/1985 của TAND tối cao, VKSND tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động, Tổng cục dạy nghề về việc hướng dẫn thực hiện thẩm quyên xét xử của TAND về một số việc TCLD (sau đây gọi tắt là

<small>Thông tư 02/TT-LN);</small>

- Công văn số 555/NCPL ngày 13/3/1986 hướng dẫn thủ tục xét xử một số việc tranh chấp trong lao động;

- Nghị định 233/HĐBT ngày 22/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng, trong đó ban hành quy chế lao động trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam, quy định về cơ chế giải quyết TCLĐ, đặc biệt là giải quyết

TCLD bằng Trọng tài lao động và TAND;

- Thông tư 19/LDTBXH ngày 31/12/1990 hướng dẫn thực hiện Nghị định 233/HDBT của Hội đồng Bộ trưởng về quy chế lao động trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

- Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29/4/1991;

Trong giai đoạn này, có thé thấy nội dung cơ bản của PLTTLD được thể hiện:

Trước năm 1985, các TCLĐ được giải quyết bằng con đường hành chính. Sau khi có Quyết định số 10/HĐBT ngày 14/1/1985 của Hội đồng Bộ trưởng, 4 loại TCLĐ được giải quyết tại TAND là:

- Công nhân, viên chức Nhà nước bị xử lý bằng hình thức buộc thơi việc. Theo đó, TAND chỉ xét xử những khiếu nại của công nhân, viên chức Nhà nước bị buộc thôi việc mà không giải quyết các trường hợp bị xử lý ký kỷ luật theo các hình thức khác. TAND có thấm quyền xét xử là TAND tỉnh, thành phó, đặc khu trực thuộc Trung ương. Khi xét xử, TAND có quyền: bác khiếu nại, hủy quyết định buộc thôi việc hay hủy quyết định giao về cho cơ quan quản lý quyết định hình thức ký luật nhẹ hơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

- Học sinh học nghề trong nước, học sinh học nghề hoặc giáo viên dạy nghề và thực tập sinh sản xuất ở nước ngồi bị buộc phải bồi thường phí đào tạo cho Nhà nước vì bị thi hành kỷ luật. TAND có thâm quyền giải quyết là TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Nếu là việc khó khăn, phức tạp thì TAND tỉnh, thành phó, đặc khu trực thuộc Trung ương lấy lên để xét

- Những người đi hợp tác lao động với nước ngoài bị buộc phải bồi thường phí ton cho Nha nước vi vi phạm hợp đồng, bị kỷ luật phải về nước

<small>trước thời hạn:</small>

- Những tranh chấp giữa người làm công và chủ tư nhân: Theo quy định của Thông tư liên ngành số 02/TT-LN, thủ tục tố tụng có một số đặc

điểm chính như: Các VIỆC về lao động đều được miễn án phí tố tụng; Theo ngun tắc chung, Tịa án có thâm quyền là Tịa án nơi cư trú của bị đơn; Tòa

án phải xác minh hoặc thu thập thêm chứng cứ trước khi xét xử và có thể

quyết định các biện pháp khân cấp tạm thời; Trước khi xét xử, Tòa án phải

hòa giải những việc tranh chấp giữa chủ tư nhân và người làm cơng và trong

q trình xét xử nêu có khả năng hịa giải thì Tịa án vẫn tiễn hành hòa giải;

Khi Tòa án xét xử, đại diện VKSND tham gia phiên tịa, néu khơng tham gia

được thì gửi bản kết luận viết cho TAND. Trước khi xét xử, Tịa án cần báo

cáo cho Cơng đồn cơ quan, xí nghiệp nơi đương sự đã làm việc để cử đại diện đến dự phiên tòa phát biểu ý kiến của Ban chấp hành Cơng đồn cơ sở.

Có thể thấy, khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang cơ

chế kinh tế thị trường, cơ chế giải quyết TCLĐ theo thủ tục hành chính như

trước trở nên khơng phù hợp, địi hỏi phải thay thế bang thủ tục khác. Việc ban hành Quyết định số 10/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 14/1/1985, trong đó giao cho TAND xét xử các TCLĐ là một bước phát triển trong

<small>TTLD, vừa đảm bảo tính khách quan, đúng pháp luật, vừa dam bảo việc thi</small>

hành quyết định về việc giải quyết TCLĐ.

Tuy nhiên, các quy định về thủ tục giải quyết TCLĐ tại TAND trong

<small>giai đoạn nay còn nặng về xét xử theo thủ tục giải quyét các vụ án dân sự. Đôi</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<small>-30 </small>

-tượng của TTLD chủ yếu là các khiếu nại hành chính giữa công nhân, viên chức Nhà nước và cơ quan, xí nghiệp Nhà nước, gồm cả những người làm việc trong biên chế và làm việc theo hợp đồng lao động. Đặc biệt trong giai

đoạn này, việc giải quyết các cuộc đình cơng chưa được quy định lại nên có nhiều cuộc đình cơng khơng được giải quyết hoặc được giải quyết thông qua cơ chế hỗn hợp về hành chính — xã hội mà khơng được giải quyết thơng qua

các cơ quan tổ tụng [22, tr.59].

2.1.3. Thời kỳ từ năm 1995 đến 2003

<small>Từ khi BLLD 1994 có hiệu lực vào ngày 1/1/1995, đặc biệt là sau khi</small>

có Pháp lệnh thủ tục giải quyết các TCLĐ ngày 11/4/1996, TTLĐ nước ta đã được xây dựng là một hình thức t6 tụng độc lập và có những nét đặc thù so

với các hình thức tơ tụng khác (về trình tự, thủ tục tiến hành; về thành phần tham gia giải quyết, các biện pháp giải quyét...).

Theo đó, PLTTLĐ đã xác định cụ thể các vẫn đề liên quan đến việc giải quyết các TCLĐ và đình cơng tại Việt Nam, cụ thể là:

- Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng lao động:

- Thành phần tham gia quá trình t6 tung: Phân định cụ thé về thẩm quyền của TAND (theo lãnh thổ, theo cấp Tòa án, theo sự lựa chọn của

nguyên đơn, tranh chấp về thầm quyền giữa các Tòa án), các quyền và nghĩa vụ trong suốt quá trình tố tụng của người tiễn hành tố tụng (thành phan hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký tòa án) và người tham gia tố tụng (đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người bảo vệ quyền

<small>và lợi ích hợp pháp của đương sự);</small>

- Các bước của quá trình TTLD: Từ khởi kiện, thu lý vụ án; chuẩn bị xét xử; phiên tòa sơ thâm; thủ tục phúc thâm, giám đốc thẩm, tái thẩm;

- Trình tự giải quyết các vụ đình cơng: BLLĐ 1994 (sửa đối, bỗ sung năm 2002) đã xác định quyền của TAND trong việc ra quyết định cuối cùng

về những cuộc đình cơng. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các TCLD quy định cu thé hơn về việc giải quyết đình cơng của TAND, cụ thể: Tịa án có thẩm

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<small>=5Ï =</small>

quyền giải quyết, trình tự tố tung dé ra quyết định cuối cùng kết luận về tinh hợp pháp hay bat hợp pháp của cuộc đình cơng (chủ thé có quyền gửi đơn yêu cầu xác định tính hợp pháp của cuộc đình cơng, các bước gửi đơn yêu cau, thụ lý đơn yêu cầu, chuẩn bị giải quyết cuộc đình cơng, tiễn hành hịa giải, tổ

<small>chức phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng).</small>

Như vậy, có thế thấy PLTTLĐ giai đoạn này đã có những quy định

tương đối cụ thể về cả hai nội dung: giải quyết các TCLĐ và đình cơng tại

TAND. Các quy định này một mặt giúp cho các chủ thé tiến hành tố tụng va tham gia tố tụng có quy chế pháp lý rõ ràng để thực hiện các quyền và nghĩa

vụ của mình, mặt khác cũng thể hiện sự phân biệt pháp lý giữa TTLD với các

hình thức tố tụng khác như tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, tổ tụng hình

2.1.4. Thời kỳ từ năm 2004 đến nay

PLTTLĐ giai đoạn này tiếp tục có những quy định nhằm hoàn thiện vẫn dé giải quyết TCLD và đình cơng của TAND.

BLLD 1994 được sửa đổi và b6 sung năm 2006 tại chương quy định về

giải quyết TCLD và đình cơng. BLTTDS 2004 sửa đổi, bố sung năm 2011 ra

đời thay thế cho nhiều văn bản trong đó có Pháp lệnh thủ tục giải quyết các

TCLD. Theo đó, các TCLD, cùng với các tranh chấp về dân sự, hơn nhân và

<small>gia đình, kinh doanh thương mại được quy định chung thành các vụ án dân</small>

sự, với trình tự thủ tục tố tụng tiễn hành theo các bước: Khởi kiện và thụ lý vụ án; hòa giải và chuẩn bị xét xử; tiễn hành phiên tòa sơ thâm; giải quyết vụ án

tại Tòa án cấp phúc thâm, xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật

của Tịa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thâm.

Trình tự giải quyết các cuộc đình cơng của TAND được quy định cụ thê tai BLLD 1994 sửa đối, bố sung năm 2006 trên cơ sở những quy định chung về giải quyết các việc dân sự tại BLTTDS 2004 sửa đổi, b6 sung năm 2011. BLLĐ 2012 có hiệu lực pháp luật từ ngày 1/5/2013, thay thế BLLĐ 1994 sửa đổi bố sung năm 2002, 2006 và 2007 đã có những quy định mới về

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

giải quyết đình cơng tại TAND, cụ thé là việc Tịa án xét tính hợp pháp của

<small>cuộc đình cơng.</small>

<small>Nhìn chung, PLTTLD hiện hành đã được xây dựng một cách khoa học</small>

hơn với nội dung cơ bản bao gồm: Pháp luật về giải quyết TCLĐ, pháp luật

về giải quyết các yêu cầu về lao động tại TAND. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tiến hành giải quyết các vụ việc lao động tại Tịa án, qua đó góp phan bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của các chủ thé tham gia quan <small>hệ lao động cũng như lợi ích chung của tồn xã hội.</small>

2.2. Thực trạng pháp luật tố tụng lao động Việt Nam và một số

<small>đánh giá</small>

Như đã trình bày, PLTTLĐ Việt Nam hiện hành đã có một hệ thống

quy định tương đối rõ ràng và đầy đủ về quy trình tiến hành giải quyết TCLĐ

và yêu câu về lao động tại Tòa án. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, pháp luật tô tụng trong lĩnh vực lao động vẫn còn tồn tại những điểm

hạn chế nhất định, đặt ra yêu cầu cần được hoàn thiện để nâng cao hơn nữa

hiệu quả thực thi pháp luật trong thực tế.

2.2.1. Thực trạng quy định PLTTLĐ Việt Nam hiện hành và một số

<small>đánh gia</small>

a. Các TCLĐ thuộc thẩm quyén giải quyết của Tòa án

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa

đổi, bổ sung năm 2011, những TCLD cá nhân thuộc thâm quyên giải quyết

của Tòa án gồm:

1. TCLD cá nhân giữa NLD với NSDLĐ mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động

huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hồ giải thành nhưng các bên khơng

<small>thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng, hồ giải khơng thành hoặc khơng hoà</small>

giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp sau đây khơng

nhất thiết phải qua hồ giải tại cơ sở:

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<small>299 =</small>

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thai hoặc về trường hop bị đơn phương cham dứt hop dong lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại giữa NLD và NSDLĐ; về trợ cấp khi cham dứt hop dong lao động,

<small>c) Giữa người giúp việc gia đình với NSDLD;</small>

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động;

ä) Về bồi thường thiệt hại giữa NLĐS với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa NLD di làm việc ở nước ngồi theo hợp đồng.

Có thê thấy, BLTTDS 2004 đã được sửa đổi vào năm 2011 trong đó bé

sung thêm một loại TCLD cũng thuộc thâm qun giải quyết của Tịa án, đó là trường hợp các TCLĐ cá nhân giữa NLĐ với NSDLĐ mà Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, hòa giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phổ thuộc tinh hịa giải thành nhưng các bên khơng thực hiện hoặc thực hiện không đúng. Sự bé sung này là phù hợp với quy định tại luật nội dung là BLLĐ 2012 và thực tiễn thi hành pháp luật,

<small>bởi việc các bên của TCLĐ ca nhân không thực hiện hay thực hiện không</small>

đúng theo các thỏa thuận trong biên bản hịa giải thành thì về bản chất, TCLĐ

đó vẫn chưa được giải quyết, quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi bên vẫn chưa

được bảo vệ. Do đó, mỗi bên tranh chấp vẫn có quyền u cầu Tịa án giải quyết TCLĐ theo quy định tại Khoản 3 Điều 201 BLLĐ 2012, tương ứng với đó là việc xác lập thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết loại TCLĐ kể

Đồng thời, BLTTDS 2004 sửa đổi, bồ sung năm 2011 cũng có những quy định mới, theo đó bỏ nội dung là một số loại TCLD tập thể giữa tập thé lao động với NSDLĐ đã được Hội đồng trọng tài lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết mà tập thể lao động hoặc NSDLĐ không đồng ý với quyết định của Hội đồng trong tài lao động. Quy định này thé hiện sự không phi hợp bởi các TCLĐ có thé được Hội đồng trong tài lao động giải

quyết chi là các TCLD tập thé về lợi ích, mà loại tranh chấp này lại không

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<small>= 34 <</small>

thuộc thấm quyên giải quyết của Tòa án, TAND chi được giải quyết TCLD

<small>tập thê về quyền nêu thỏa mãn các điêu kiện luật định.</small>

Cùng với việc bỏ quy định chưa hop lý nêu trên, Khoản 2 Điều 32

BLTTDS 2004 sửa đổi, bé sung năm 2011 đã quy định thêm các TCLD tập thể về quyền giữa tập thể lao động với NSDLĐ thuộc thâm quyền giải quyết <small>của Tòa án:</small>

“ Tranh chấp lao động tập thé về quyên giữa tập thé lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật vé lao động đã được Chủ

tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết mà tập thé lao động hoặc người sử dụng lao động không đông ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quán, thị xã, thành phố thuộc tinh hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố

thuộc tỉnh không giải quyết. "

<small>Quy định trên tạo ra sự tương thích với các quy định của BLLĐ 2012</small> về giải quyết TCLĐ tập thể về quyền. Theo đó, với các TCLD tập thể về

quyền, trình tự giải quyết sẽ là: Trước hết, các bên tranh chấp phải tiễn hành

thủ tục hịa giải với chủ thé có thẩm quyển giải quyết là hòa giải viên lao <small>động. Trong trường hợp hịa giải khơng thành hoặc một trong hai bên khơng</small>

thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hịa giải thành thì các bên có qun

u cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kế từ ngày nhận được đơn yêu cau giải quyết TCLD tập thé về quyền, Chủ tịch Uy ban nhân dân cấp huyện phải tiễn hành giải quyết TCLD

căn cứ vào pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thế, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác để xem xét giải quyết TCLĐ. Trong trường hợp các bên không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Uy ban nhân dân cấp huyện hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Uy ban nhân dân cấp huyện khơng giải quyết thì các bên có quyền u cầu Tòa án giải quyết.

Bên cạnh những sửa đổi, b6 sung cho phù hợp với thực tế thi hành pháp luật, quy định về thâm quyên giải quyết TCLD của TAND vẫn còn những

điểm hạn chế. Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 BLTTDS 2004 sửa

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

đơi, bd sung năm 2011 thì tranh chấp vé bảo hiém xã hội theo quy định của pháp luật về lao động cũng là loại TCLD cá nhân thuộc thầm quyên giải quyết của Tòa án. Quy định nay được xây dựng theo hướng xác định về nội dung tranh chấp mà không xác định theo hướng người có thâm quyền khởi kiện loại tranh chấp này. Trên thực tế đã phát sinh một số trường hợp khởi kiện mà có ý kiến khác nhau về việc khởi kiện đó có thuộc trường hợp quy định điểm d khoản 1 Điều 31 nêu trên hay không. Cụ thể là các trường hợp sau đây:

- NLD khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc NSDLD phải trả số bảo hiểm xã

<small>hội lại cho họ;</small>

- Bảo hiểm xã hội khởi kiện u cầu Tịa án buộc NSDLĐ phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm

<small>~ ^*xã hội;</small>

- NLĐ khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Bảo hiểm xã hội phải thanh toán các chế độ bảo hiểm xã hội khi NSDLĐ khơng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc <small>cho NLĐ;</small>

- Bảo hiểm xã hội khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc NSDLD phải đóng

bảo hiểm xã hội bắt buộc khi NSDLĐ khơng đóng, đóng khơng đầy đủ tiền

bảo hiểm xã hội bắt buộc;

- Bảo hiểm xã hội, NLĐ khởi kiện u cầu Tịa án buộc NSDLĐ phải

đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi NSDLĐ khơng đóng, đóng khơng day đủ

tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc cho NLD. b. Diéu kiện thụ lý vụ án

<small>Thụ lý vụ án là việc Tòa án nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện và</small>

vào số thụ lý để giải quyết. Thụ lý là cơng việc đầu tiên của Tịa án trong q trình tố tụng nói chung và TTLD nói riêng. Nó có ý nghĩa pháp lý quan trọng

vì nó đặt trách nhiệm cho Tòa án phải giải quyết vụ án trong thời hạn luật định. Điều kiện thụ lý vụ án được quy định chung tại Điều 171 BLTTDS

2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011. Điều kiện thụ lý vụ án lao động có một SỐ

<small>diém đặc thù sau:</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<small>Thứ nhât, về người có quyên khởi kiện.</small>

Theo Điều 161 BLTTDS 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, cá nhân, cơ

quan, tơ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tịa án có thẩm quyền để u cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp

<small>pháp của mình.</small>

Đối với vụ án lao động giải quyết tại Tịa án, có thé lưu ý một số trường <small>hợp đặc biệt:</small>

- Đối với cá nhân là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười

tám tuổi không mat năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bang tài sản riêng của mình, thì có thé tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án về tranh chấp có liên quan đến hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự đó (Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết

05/2012/NQ-HĐTP);. Ngoài các trường hợp này, đối với cá nhân là người chưa thành niên,

người mat nang luc hanh vi dan su, nguoi bi han ché nang luc hanh vi dan su,

thì người đại diện hợp pháp của họ (đại diện theo pháp luật) có thé tự minh <small>hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án.</small>

Quy định này nhằm hướng dẫn cụ thé các trường hop chủ thé tham gia

quan hệ lao động là người lao động thuộc các đỗi tượng đặc biệt: người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, người dưới 15 tuổi thực hiện các công việc mà pháp luật cho phép. Khi xảy ra tranh chấp, một trong các bên đưa vụ việc ra giải quyết tại Tòa án thì việc Tịa án xác định bên u cầu giải quyết vụ việc (trong trường hợp là NLĐ) có hay khơng có quyền khởi kiện, cũng như xác định tư cách đương sự trong vụ án cần căn cứ theo các quy định cụ thể trên.

- Cơng đồn cấp trên của cơng đồn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của tập thể

<small>người lao động do pháp luật quy định.</small>

- Người khởi kiện là NSDLĐ: NSDLD có thé là cá nhân hoặc tơ chức. Trường hợp NSDLD là cá nhân khởi kiện thì họ phải từ 18 tuôi trở lên va

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

phải tự mình thực hiện việc khởi kiện hoặc ủy quyên bằng văn bản cho người khác khởi kiện. Trường hợp NSDLD là tố chức thì quyền khởi kiện

<small>được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp - là người đại diện theo</small>

pháp luật (giám đốc, tổng giám đốc) hoặc đại diện theo ủy quyền bang văn

Về van dé chủ thé có quyền khởi kiện, việc tập thể người lao động ủy qun cho Ban chap hành cơng đồn khởi kiện vu án lao động hiện nay dang

<small>có một sô điềm chưa hợp lý như sau:</small>

Một van đề đã và đang xảy ra trên thực tế là việc ủy quyền khởi kiện

của tập thé NLD đối với các TCLĐ vẻ việc no lương hoặc nợ tiền bảo hiểm xã hội. Cụ thé là tat cả hoặc nhiều NLD trong một doanh nghiệp ủy quyền cho

Ban chấp hành cơng đồn cơ sở khởi kiện NSDLĐ (là doanh nghiệp) về việc

phải thanh toán tiền lương, tiền chế độ bảo hiểm xã hội cịn nợ cho họ. Trong

trường hợp nay, cơng đồn cơ sở của doanh nghiệp chỉ nộp duy nhất một đơn <small>khởi kiện thay vì từng người lao động nộp đơn khởi kiện.</small>

Tuy nhiên, Tòa án nơi Ban chấp hành cơng đồn co sở nộp đơn khởi kiện cho rằng những tranh chấp trên đây là TCLĐ cá nhân nên từng người lao <small>động phải làm đơn khởi kiện và Tòa án sẽ thụ lý riêng theo từng vụ án mà</small> khơng nhập vào một vụ án. Trong khi đó, Ban chấp hành cơng đồn cơ sở lại cho rằng đây là TCLĐ tập thể về quyền. Do đó, khi được người lao động ủy quyền khởi kiện, Ban chấp hành cơng đồn cơ sở chỉ cần nộp một đơn khởi

<small>kiện [25, tr. 49]. Như vậy, quy định chưa rõ ràng của PLTTLD đã gây ra</small>

những khó khăn và mâu thuẫn trong quá trình triển khai pháp luật trên thực tế. Thứ hai, về thời hiệu khởi kiện.

Một trong những điều kiện quan trọng dé thụ lý vụ án là thời hiệu khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện vụ án lao động được hiểu là thời hạn mà chủ thé

được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án lao động nhằm bảo

vệ quyên và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

</div>

×