Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Luận văn thạc sĩ Luật học: Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.81 MB, 77 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ÁP DỤNG PHÁP LUAT TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHAP KINH DOANH THUONG MẠI CUA TOA ÁN NHÂN DAN

TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY

<small>Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật</small>

Mã số: 60380101

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HUONG DAN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYEN VAN DONG

HA NOI - 2014

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của

<small>luận văn chưa từng được công bơ bát cứ cơng trình nào</small>

<small>Tac gia luận văn</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Tác giả xin chân thành cảm ơn đến PGS. TS Nguyễn Văn Động, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết, tận tâm giúp đỡ thực hiện luận văn này. Đồng thời, xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến các thầy, cô giáo của khoa Sau Dai học, tô bộ môn Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật — trường Dai học Luật Hà Nội, cùng cơ quan, gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện, giúp đỡ tác <small>giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.</small>

<small>Tác giả luận văn</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Bộ luật tố tụng dân sự BLTTDS

Ủy ban thường vụ quốc hội UBTVQH

<small>Tòa án nhân dân TAND</small>

Tòa án nhân dân tối cao TANDTC

<small>ADPL</small> Áp dụng pháp luật

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

LOT MỞ ĐẦU...---52-222 222122 12221122111221121112111211121121 de | CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VE ÁP DỤNG PHAP LUAT TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHAP KINH DOANH THUONG MAI CUA TOA ÁN NHÂN DAN CAP TỈNH HIỆN NAY...-5-55-5cccccccce2 6 1.1. Khái niệm và đặc điểm của áp dụng pháp luật trong siải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của Tòa án nhân dân cấp tỉnh... 6

1.1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của Tòa án nhân dân cấp tỉnh...---- 2s s+s+xe+x+£++x2 6

1.1.2. Đặc điểm của áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của Tòa án nhân dân cap tỉnh...-- 2 2s s25 12

1.2. Nội dung áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của Tòa án nhân dân cap tỉnh...--2- - 5-5: 16 1.2.1. Áp dung pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của Tịa án nhân dân cấp tỉnh theo trình tự sơ thâm...--- 16

1.2.2. Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo trình tự phúc thẫm...- 21

1.2.3. Ap dung pháp luật trong giải quyết tranh chap kinh doanh thương <small>mại của Tịa án nhân dân câp tỉnh theo trình tự giám đôc thâm hoặc tái</small>

1.3. Điều kiện bảo đảm cho việc áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

<small>10:8. 07. ... 5... ra</small>

CHUONG 2. THUC TRANG VA GIẢI PHAP NANG CAO CHAT LƯỢNG AP DUNG PHAP LUAT TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHAP KINH DOANH THƯƠNG MAI CUA TOA ÁN NHÂN DÂN TINH PHU THỌ HIEN NA.Y... - 2-52 2S E2 SE E21 111111 crke, 32

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<small>nhân dân tỉnh Phú Thọ...- - - G2 2122221133211 3 1511181118151 1 k2 a2</small>

<small>2.1.1. Dac điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh h- ởng tới việc ADPL</small>

<small>trong giải quyết tranh chấp kinh doanh th- ơng mại của TAND tỉnh Phú Thọ</small>

<small>2.1.2. Cơ cấu cán bộ và tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân tỉnh Phú00 ... 34</small>

2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp

<small>kinh doanh thương mại của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ trong thờiDEN TÌTR:c:ssozs: 22202 n 5024 2nhó n2” actin GanhAs 5405363010181/3058 kã/G0L982088 1ãđ0i08301888344ã8A035051ãã.1nã:0Sấn 36</small>

2.2.1. Ưu điểm, thành tựu và nguyên nhân trong áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của Tòa án nhân dân tỉnh Phú 2.2.2. Nhược điểm, hạn chế và nguyên nhân trong áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của Tòa án nhân dân tỉnh Phú 2.3. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND tinh Phú

<small>(080.08 10 “4a... 492.3.1. Nhóm giải pháp chung...--- s6 < S31 kSseerseeeeresekrs 49</small> 2.3.2. Nhóm giải pháp riêng liên quan đến việc giải quyết tranh chấp <small>kinh doanh thương mai cua Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ... 56</small>

KET LUẬN CHUNG... .-¿- 2 SE 2E EEE1212111211212111 11111 xe 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới để phát triển. Trong bối cảnh đó, các chủ thể kinh doanh ngày càng xuất hiện nhiều

<small>hơn và các quan hệ kinh doanh thương mại ngày càng trở nên đa dạng và</small>

phức tạp hơn. Các quan hệ này không chỉ được thiết lập giữa các chủ thể kinh doanh trong nước mà cịn mở rộng ra các tơ chức nước ngồi. Vì vậy, tranh chấp kinh doanh thương mại là điều không thê tránh khỏi và cần được giải quyết kịp thời nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham <small>gia hoạt động thương mại và môi trường kinh doanh lành mạnh.</small>

Nhà nước ta luôn khuyến khích các chủ thể hoạt động thương mại tự

giải quyết với nhau nếu có mâu thuẫn, tranh chấp. Trong trường hợp khơng tự giải quyết được thì có thể nhờ trọng tài thương mại và việc giải quyết bằng con đường Tòa án chỉ là giải pháp cuối cùng. Tuy vậy, chính việc giải quyết bang con đường Tịa án có thé đảm bảo tối đa qun và lợi ích hợp pháp của

<small>các bên, bởi chỉ có Tịa án mới có được các cơng cụ bảo đảm cho các bên</small> thực hiện nghĩa vụ của mình thơng qua các biện pháp cưỡng chế thi hành các phán quyết của Tòa án.

<small>TAND tỉnh Phú Thọ là cơ quan xét xử trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, có</small>

chức năng giải quyết các tranh chấp khác nhau trong đó có tranh chấp kinh doanh thương mại. Trong những năm qua, TAND tỉnh Phú Thọ đã có nhiều có gắng nên chất lượng giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại được đảm bảo và có nhiều chuyển biến tích cực như: số lượng án bị sửa, bị hủy giảm, đảm bảo giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trong thời gian luật định; thực hiện đúng các quy định của pháp luật tố tụng, cũng như áp dụng đúng các quy định của pháp luật về nội dung; quan tâm làm tốt việc

<small>hướng dân cho các đương sự thực hiện nghĩa vụ vê cung câp chứng cứ, đông</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

thời tích cực xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật; chú trọng làm tốt cơng tác hịa giải, đối thoại thơng qua đó giúp cho việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại nhanh chóng, đồng thời góp phan củng cố mối đoàn kết trong nội bộ nhân dân. Bên cạnh đó, ADPL trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND tỉnh Phú Thọ còn bộc lộ những yếu kém và tồn tại trong việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, xem xét đánh giá chứng cứ, tranh tụng tại phiên tòa, một số vụ án kinh doanh thương mại bị sửa, bị hủy do lỗi chủ quan của Thâm phán, một số ít cịn giải quyết kéo dài làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, v.v... Do đó, việc nghiên cứu về ADPL trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND tỉnh Phú Thọ là cần thiết, cần được nghiên cứu, làm rõ. Chính vì vậy, tôi chọn dé tài “ Ap dung pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của Tòa án nhân dân tỉnh Phu Thọ hiện nay” dé làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài.

Từ trước đến nay, van đề ADPL trong giải quyết tranh chấp kinh doanh

<small>thương mại của TAND luôn được các nhà khoa học, nhà kinh doanh và những</small>

người trực tiếp làm công tác xét xử của ngành Tịa án quan tâm nghiên cứu, gần đây có một số cơng trình tiêu biểu như sau: Nguyễn Thị Kim Vinh ( 2002) “ Pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con đường Tòa án ở Việt Nam”, luận án tiễn sỹ luật học, Hà Nội; Đào Văn Hội (2003): “ Gidi quyết tranh chấp kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam”, luận án tiến sỹ luật học, Hà Nội; Lê Xuân Thân ( 2004): “ Ap dung pháp luật trong hoạt động xét xử cua Toa án nhân dan ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sỹ luật học, Hà Nội; Cung Mỹ Anh (2008): “ Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo quy định của Bộ luật t6 tụng dân sự - những vướng mắc và giải pháp khắc phục”, luận văn thạc sỹ luật học, Hà Nội; Lê Xn Hồng ( 2011): “ Tịa án nhân dân trong tiễn trình xây dựng Nhà nước pháp quyên

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<small>Việt Nam’, luận văn thạc sỹ luật học, Hà Nội; Phạm Thị Ban ( 2012): “ Gidi</small>

quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân — thực trạng và

<small>giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động”, luận văn thạc sỹ luật học; TSKH.</small>

Lê Cảm va TS. Nguyễn Ngọc Chí ( Đồng chủ biên) 2004: “ Cai cách pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyên”, Nxb. Dai học quốc gia Ha Nội; Nguyễn Thị Hồi ( chủ biên), 2009: “ Ap dung pháp luật ở

Việt Nam hiện nay — một số van dé lý luận và thực tiễn”, Nxb Tư pháp, Hà Nội; Nguyễn Minh Doan (2010): “Thuc hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; Phan Chí Hiếu: “ Thẩm quyên giải quyết các tranh chấp kinh doanh theo Bộ luật tô tụng dân sự và các vấn dé đặt ra trong thực tiên thi hành”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6/2005; Lê Văn Luật ( 2008): “ Về điểu kiện khởi kiện tranh chấp thương mại và thẩm qun của Tịa án nhân dân”, Tạp chí Tịa án nhân dân (12), tr.35 — 36.

Những cơng trình khoa học này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao, là những nguồn tai liệu tham khảo, nghiên cứu có giá trị. Mặc dù đã dé cập đến ADPL và thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND dưới các góc độ khác nhau và khá chỉ tiết, nhưng các cơng trình đó chỉ dừng lại ở góc độ lý luận chung mà ít đề cập và đi sâu vào nghiên cứu thực tiễn, thống kê bằng những con số cụ thể, hoặc những khó khăn vướng mắc đặc thù trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND tỉnh Phú Thọ. Luận văn này sẽ có những kế thừa những thành tựu và kết quả của những tác gia đi trước dé hồn thiện hơn. Bên cạnh đó, cũng mạnh dạn tiếp cận và nghiên cứu vấn đề trong luận văn dưới góc độ lý luận chung về nhà nước và pháp luật để làm rõ về lý luận và thực tiễn ADPL trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND tỉnh Phú Thọ. Kết quả nghiên cứu đề tài này sẽ gop phần nhất định vào việc tạo điều kiện cho cán bộ ngành Tòa án tham khảo áp dụng trong nghiên cứu hoặc thực tiễn xét xử hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động ADPL của TAND hiện

nay. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ luật học, chúng tôi chỉ nghiên cứu hoạt động ADPL trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương

<small>mại của TAND tỉnh Phú Thọ hiện nay.</small>

<small>4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn</small>

<small>Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và</small>

thực tiễn luận văn làm sang tỏ một số vẫn đề cơ bản có tính lý luận việc ADPL trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND cấp tinh, phân tích, đánh giá thực trạng ADPL trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND tỉnh Phú Thọ. Từ đó, đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng ADPL trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND tỉnh Phú Thọ.

Đề đạt được mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ phân tích làm rõ cơ sở lý luận của ADPL trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND cấp tỉnh hiện nay; nêu ra những ưu, nhược điểm và nguyên nhân của ADPL trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND tỉnh Phú Thọ hiện nay và đề xuất những giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng ADPL trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND

<small>tỉnh Phú Thọ hiện nay.</small>

<small>5. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu củaluận văn</small>

<small>Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa Mác — LéNin,</small>

tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về nhà <small>nước và pháp luật.</small>

Trong luận văn có sử dung các phương pháp nghiên cứu cụ thé dé giải

quyết các van đề đặt ra, như phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê,... <small>6. Những đóng góp mới của Luận văn</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Luận văn phân tích, làm rõ cơ sở lý luận về ADPL trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND cấp tỉnh hiện nay; đánh giá đúng thực trạng ADPL trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND tỉnh Phú Thọ hiện nay và đề xuất các giải pháp chủ yếu có tính khả thi cao nhằm nâng cao chất lượng ADPL trong giải quyết tranh chấp kinh

<small>doanh thương mại của TAND tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.</small>

7. Ý nghĩa của Luận văn

Kết quả nghiên cứu của Luận văn cung cấp thêm cơ sở khoa học cho những người trực tiếp làm cơng tác xét xử, trong đó phải kế đến các Thâm phán, Hội thầm nhân dân, Thâm tra viên, Thư ký đối với việc ADPL trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại. Luận văn có thé được sử dụng <small>làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành lý luận vàlịch sử nhà nước và pháp luật.</small>

8. Kết cầu của Luận văn.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn có kết cau hai chương;

Chương 1: Cơ sở lý luận về ADPL trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND cấp tỉnh hiện nay

Chương 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng ADPL trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND tỉnh Phú Thọ hiện

<small>nay.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<small>CHƯƠNG 1</small>

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE ÁP DUNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI <small>QUYÉT TRANH CHAP KINH DOANH THUONG MAI CUA</small>

TOA ÁN NHÂN DAN CAP TINH

1.1. Khái niệm va đặc điểm áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

1.1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

- Khái niệm tranh chấp kinh doanh thương mại

Tranh chấp kinh doanh thương mại là thuật ngữ quen thuộc trong đời sống kinh tế ở các nước trên thé giới. Tuy nhiên, khái niệm này mới chi được sử dụng phổ biến rộng rãi ở nước ta cùng với sự nhường bước của khái niệm tranh chấp kinh tế.

Hiện nay, có nhiều cách tiếp cận và lý giải khác nhau về nội hàm của tranh chấp thương mại hay tranh chấp kinh doanh thương mại; tranh chấp kinh tế, bởi vì bản thân kinh doanh thương mại von chứa đựng nhiều hoạt

<small>động khác nhau với những đặc thù riêng biệt, phong phú và đa dạng.</small>

Từ góc độ ngơn ngữ phổ thơng, “ kinh doanh” là tổ chức, sản xuất, <small>buôn bán sao cho sinh lời; “ thương mại” là thực hiện lưu thông hàng hóa</small>

bang mua bán; “ kinh tế” là tổng thé nói chung những quan hệ sản xuất của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Theo cách hiểu này thì nội hàm của tranh chấp kinh tế rộng hơn, bao gồm cả tranh chấp kinh doanh thương mại.

Ở góc độ pháp lý, hầu hết các quan điểm đồng nhất “ tranh chấp kinh tế” với “ tranh chấp thương mại” hay “ tranh chấp kinh doanh thương mại”. Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế của Ủy ban Luật Thương mại quốc tế (UNCTTRAL) đưa ra khái niệm thương mại với nội hàm rất rộng liên quan đến tất cả các quan hệ mang bản chất thương mại. Xuất phát từ đó mà tranh

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

chấp thương mại cũng được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm toàn bộ các tranh chấp phát sinh từ các giao dịch thương mại.

Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế thế giới để phát triển, hoạt động kinh doanh thương mại đã thu hút được nhiều hơn các chủ thé kinh doanh bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã. Các quan hệ kinh tế xuất hiện ngày càng nhiều với hình thức phong phú, tính chất phức tạp và chính các quan hệ kinh tế này ln tiềm ấn các nguy cơ phát sinh tranh chấp nhằm tranh giành lợi ích giữa các bên tham gia. Do đó, hiện nay, các van dé liên quan đến tranh chấp kinh doanh thương mại được rất nhiều người quan tâm và đặt ra nhu cầu phải nghiên cứu, mở rộng nội hàm của khái niệm tranh chấp kinh doanh thương mại.

Luật thương mại năm 2005 không đưa ra khái niệm về tranh chấp kinh

<small>doanh thương mại mà chỉ đưa ra khái niệm hoạt động thương mại là hoạt</small> động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiễn thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Như vậy, quan niệm về hoạt động thương mại đã được mở rộng bao gồm mọi hoạt động có mục đích sinh lợi. Hướng tiếp cận về hoạt động thương mại này đã được mở rộng tương đồng với khái niệm kinh doanh: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm

<small>mục đích sinh lợi”.</small>

Như vậy, tranh chấp kinh doanh thương mại được hiểu là những tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Những tranh chấp đó bao gồm: mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý; ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng: tư vấn, kỹ thuật; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa; vận chuyền hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

phiếu, trái phiếu va giấy tờ có giá khác; đầu tư, tài chính, ngân hàng: bảo hiểm; thăm do, khai thác; tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tô chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của

công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thé, sap nhap,

hợp nhất, chia, tách, chun đổi hình thức tơ chức của công ty; các tranh chap khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.

Đặc điểm của tranh chấp kinh doanh thương mai thể hiện ở chủ thé, mục đích và đối tượng của nó. Về chủ thể, chủ yếu là các thương nhân; trong một số trường hợp có thé là các cá nhân, t6 chức khơng phải là thương nhân và các bên tranh chấp có đăng ký kinh doanh. Về mục đích, các bên tranh chấp đều có mục đích lợi nhuận, thê hiện ở sự mong muốn của cá nhân, tổ

<small>chức kinh doanh thương mại thu được lợi nhuận mà khơng phân biệt có thuđược hay không thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, thương mại đó.</small>

Về đối tượng của tranh chấp, đó là những mâu thuẫn bat đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại nhăm mục dich sinh lợi như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiễn thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

- Khái niệm ADPL trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

+ Áp dụng pháp luật là một hình thức quan trọng của thực hiện pháp luật: Dé điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh và ngày càng phức tạp như hiện nay. Nhà nước đã tiến hành xây dựng ( ban hành) pháp luật. Khi ban hành quy phạm pháp luật nhà nước mong muốn sử dụng chúng dé điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm đạt được những mục đích nhất định vì lợi ích của mỗi thành viên, cũng như của cả cộng đồng xã hội. Tuy nhiên vấn đề quan trọng không chi là ban hành thật nhiều các quy phạm pháp luật mà còn tổ chức thực hiện chúng trên thực tế, làm cho những yêu cầu, những quy định

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống. Thực hiện pháp luật

nghiêm minh sẽ tạo ra trật tự cần thiết để các quan hệ xã hội ton tại và phát triển theo những định hướng mong muốn có lợi cho xã hội, cho nhà nước

<small>cũng như cho các cá nhân.</small>

Vậy thực hiện pháp luật là gì? Trong khoa học pháp lý có nhiều quan niệm, nhận thức và cách giải thích khác nhau về thực hiện pháp luật. Tuy nhiên đa số các quan điểm đều thống nhất cho răng: “ Thực hiện pháp luật là

<small>một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi</small> vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật”. Các quy phạm pháp luật rất phong phú nên hình thức thực hiện chúng cũng khác nhau. Căn cứ vào yêu cầu của các quy phạm pháp luật có thể chia thực hiện pháp luật thành bốn hình thức là: Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp

<small>luật, sử dụng pháp luật và ADPL.</small>

<small>Trong các hình thức thực hiện pháp luật, ADPL được coi là hình thức</small>

thực hiện pháp luật cơ bản, chủ yếu và quan trọng nhất, vì pháp luật ở đây được thực hiện bởi các chủ thé nắm quyền lực nhà nước. Nếu tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật là hình thức mà mọi chủ thể pháp luật đều có thể thực hiện được thì ADPL là hình thức ln có sự cam thiệp

<small>của nhà nước, trong q trình ADPL phải tuân theo những hình thức và thủ</small>

tục chặt chẽ do pháp luật quy định. ADPL là hình thức rất quan trọng của thực hiện pháp luật, phần lớn các quy định của pháp luật chỉ có thé thực hiện trong thực tế thông qua hoạt động của các chủ thé có thâm quyên, khi có sự cam thiệp của nhà nước. Nếu khơng có sự cam thiệp của nhà nước thì sẽ có rất nhiều quy phạm pháp luật không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng hoặc quan hệ xã hội không thé phát sinh. Lý do có thé là các chủ thé khơng muốn thực hiện hoặc không đủ khả năng tự thực hiện nếu thiếu sự tham gia <small>của chủ thê có thâm quyên.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Như vậy, ADPL là hoạt động có tính tô chức, quyền lực nhà nước, do các cơ quan, t6 chức hoặc cá nhân có thấm quyên tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật hiện hành vào những trường hợp cụ thé, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thé.

+ Tòa án nhân dân cấp tinh là một trong những chủ thé có thâm quyền ADPL trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại.

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế có chế độ sở hữu khác nhau, đã tạo điều kiện thu hút dau tư trong và ngoài nước thúc đây nền sản xuất hàng hóa nước ta phát trién. Tìm kiếm lợi nhuận trong kinh doanh khơng những là động lực phát triển mà còn là lý do tổn tại của hầu hết các chủ thé tham gia. Nhưng cũng chính sự đa dạng trong hoạt động kinh doanh, đầu tư cùng với quy luật cạnh tranh mà các quan hệ kinh tế ngày càng trở nên phức tạp hơn; những mâu thuẫn phát sinh ngày càng nhiều, cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt hơn. Biểu hiện cụ thé đó là các tranh chấp kinh doanh thương mại mà các bên không thé thỏa thuận được với nhau. Do đó, việc có một tổ chức giúp các bên giải quyết mâu thuẫn phát sinh là điều kiện quan trọng và cần thiết, để đảm bảo tâm lý và sự công bang cho các chủ thé khi tham gia kinh doanh. Ở Việt Nam hiện nay, các tranh chấp kinh doanh thương mại giải quyết bằng con đường Tòa án chiếm ty lệ lớn và TAND cấp tinh là một trong những chủ thé có thâm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại.

+ Thâm quyền theo cấp Tịa án: TAND cấp tỉnh có thâm quyền giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, t6 chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; tranh chấp giữa công ty

<small>với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên</small> quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sap nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyên đổi hình thức t6 chức của công ty; tranh chấp về kinh doanh, thương

<small>mại mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngồi hoặc cân phải ủy thác tư pháp</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<small>cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngồi, cho Tịa án ở nước ngồi;</small>

các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định. Khi can thiết, TAND cấp tỉnh có thé lấy lên dé giải quyết theo thủ tục sơ thâm các tranh chấp thuộc thẩm quyền TAND cấp huyện.

+ Thâm quyền theo lãnh thổ như sau: Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm VIỆC, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tơ chức; các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên don là cơ quan, tổ chức; Tịa án nơi có bat động sản có thầm quyền giải quyết những tranh chấp về bat động san.

+ Thâm quyên của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn: nguyên đơn được lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trong những trường hợp nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì ngun đơn có thê yêu cầu Tòa án nơi bi đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cudi cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết; nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tơ chức thì ngun đơn có thé u cầu Tịa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết; nếu bị đơn khơng có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể u cầu Tịa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết; nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì ngun đơn có thé u cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải

quyết; nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì

ngun đơn có thê yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết; nếu tranh chấp bất động sản mà bat động san có ở nhiều địa phương khác nhau thì ngun đơn có thể u cầu Tịa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.

Như vậy, TAND cấp tỉnh là một trong các chủ thể có thâm quyền ADPL giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại. Khi tiến hành giải quyết, TAND cấp tỉnh căn cứ vào các quy định của BLTTDS và các quy định của

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

luật chun ngành; phân tích các tình tiết nội dung của tranh chap; tiễn hành thu thập chứng cứ...vv, trên cơ sở đó TAND cấp tỉnh ra các quyết định hoặc bản án về kinh doanh thương mại buộc các đương sự thi hành bằng các hình

<small>thức khác nhau.</small>

Từ sự phân tích nêu trên, có thé hiểu “ADPL trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND cấp tỉnh là một hình thức hoạt động mang tính tổ chức - quyên lực nhà nước mà trong đó Nhà nước thông qua các Tham phan hoặc Hội đồng xét xử căn cứ vào các quy định pháp luật tơ tụng dân sự và pháp luật có liên quan để ra quyết định cá biệt hoặc bản án làm phát sinh, thay đối, đình chỉ hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật kinh doanh

<small>thương mại”</small>

1.1.2. Đặc điểm của áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Trên cơ sở khái niệm, đặc điểm của tranh chấp kinh doanh thương mại và xuất phát từ khái niệm ADPL trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND cấp tỉnh, kết hợp với thực tiễn xét xử có thể thấy ADPL trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND cấp tỉnh có những đặc điểm riêng như sau:

- TAND cấp tỉnh là cơ quan tài phan nhân danh Nhà nước dé giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, do đó phán quyết của TAND cấp tỉnh được dam bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế.

ADPL trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND cấp tỉnh đo Tòa kinh tế TAND cấp tỉnh thực hiện theo trình tự sơ thâm; trình

tự phúc thâm đối với các bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của

TAND cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị và Ủy ban Tham phán TAND cấp

tỉnh thực hiện theo thủ tục giám đốc thấm hoặc tái thâm đối với các quyết

định, bản án đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện bị kháng nghị. Khi tiến hành ADPL hiện hành dé giải quyết tranh chấp kinh doanh thương

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

mại, TAND cấp tỉnh sẽ thơng qua những người có thâm quyền là Tham phán TAND cấp tỉnh hoặc Hội đồng xét xử nhân danh quyền lực nhà nước để ra bản án hoặc quyết định về kinh doanh thương mại có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp và tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện. Trong trường hợp các bên tranh chấp và tô chức, cá nhân có liên quan khơng thực hiện các van đề nêu trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh thì có thé bị cưỡng chế thi hành dé đảm bảo bản án, quyết định đó được thực

<small>hiện nghiêm chỉnh.</small>

- ADPL trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND cấp tỉnh phải tuân theo những quy định chung do pháp luật quy định và những quy định chặt chẽ riêng về trình tự thủ tục, quy định về thẩm quyên của pháp luật tơ tung dân sự.

Trình tự, thủ tục tố tụng mà TAND cấp tỉnh thực hiện khi ADPL giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại được quy định trong BLTTDS. Mọi hành vi vi phạm thủ tục tô tụng đều bị xử lý. Nhưng giải quyết một vụ án kinh doanh thương mại khơng chỉ có ADPL về hình thức, mà cịn có sự đan xen, phối hợp với ADPL nội dung. Bởi lẽ, khi ADPL trong bất cứ giai đoạn nào của hoạt động xét xử cũng bao gồm việc áp dụng đồng thời cả hai hệ thống quy phạm pháp luật khác nhau. Nếu pháp luật nội dung quy định hành vi liên quan đến hoạt động thương mai thì pháp luật về hình thức (BLTTDS) lại quy định trình tự, thủ tục (cách thức) để xử lý (xét xử) tranh chấp kinh doanh thương mại. Trong một số quy phạm pháp luật hình thức đã bao hàm trong đó cả pháp luật về nội dung, hoặc quy phạm pháp luật hình thức chỉ được áp dụng khi đối chiếu, xem xét đến quy phạm pháp luật về nội dung.

Ngồi tn thủ các trình tự, thủ tục pháp luật t6 tụng dân sự, TAND cấp tinh còn phải tuân thủ các quy định về thẩm quyên giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại. Đây là những điều kiện bắt buộc để đi đến việc ra các quyết định hoặc bản án về kinh doanh thương mại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

- TAND cấp tỉnh phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản do pháp luật quy định trong quá trình ADPL giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại.

Với mục đích giải quyết nhanh chóng, có hiệu quả và hợp pháp các tranh chấp kinh doanh thương mại, tạo điều kiện thực hiện nghĩa vụ của các bên tham gia, hoạt động của TAND cấp tỉnh cần dựa trên những nguyên tắc trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại. Tất cả các hoạt động trong quá trình tố tụng như khởi kiện, thụ lý, xác minh thu thập chứng cứ, xét xử, ra quyết định hoặc bản án... phải được thực hiện theo đúng các nguyên tắc đã được quy định. Nếu có sự vi phạm các nguyên tắc này trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại thì đều coi là bất hợp pháp và phải

<small>loại bỏ.</small>

Các nguyên tắc mà TAND cấp tỉnh phải tuân thủ trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bao gồm: các nguyên tắc chung như khi xét xử, Thâm phán và Hội thâm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; Tịa án xét xử cơng khai, xét xử tập thé và quyết định theo da số; bình dang về quyền và nghĩa vụ; hòa giải; kiểm sát việc tuân theo pháp luat....trén cơ sở các nguyên tắc chung này, thủ tục giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại được xây dựng theo các nguyên tắc đặc thù riêng như: bình dang trước

<small>pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại; tự do, tự nguyện thoảthuận trong hoạt động thương mại; áp dụng thói quen trong hoạt động thương</small>

mại được thiết lập giữa các bên; bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu

<small>dùng; thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thươngmại.</small>

- ADPL trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND cấp tinh đòi hỏi tinh sáng tạo, nhưng là sự sáng tao trong phạm vi khuôn khổ của pháp luật quy định.

Khi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, Thâm phán TAND <small>câp tỉnh hoặc Hội đơng xét xử phải nghiên cứu kỹ, tồn diện, mọi điêu kiện</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

có thé anh hưởng tới tranh chấp kinh doanh thương mại, lựa chọn các quy

<small>phạm pháp luật phù hợp, phân tích làm rõ ý nghĩa, nội dung của các quy</small>

phạm pháp luật đối với các tranh chấp và dựa vào những quy định chung, khái quát đó để đưa ra quyết định, bản án thấu tình đạt lý để giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại. Trên thực tế, các quy định pháp luật về kinh doanh thương mại thường mang tính chất chung, khái quát. Song các tranh chấp kinh doanh thương mại trên thực tế lại rất đa dạng, phức tạp, phong phú nên TAND cấp tỉnh muốn đưa ra quyết định hoặc bản án đúng đắn, chính xác, thấu tình đạt lý địi hỏi phải có tính sáng tạo của người áp dụng. Trong trường hợp pháp luật chưa quy định hoặc quy định chưa rõ ( rất ít khi xảy ra, chỉ là lý luận ) thì phải vận dụng một cách sáng tạo bằng cách áp dụng tập quán hoặc ADPL tương tự để giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, đảm bảo quyền lợi của các bên đương sự. Sự sáng tạo của chủ thé tiến hành ADPL

<small>khơng phải là sự tùy tiện mà hồn tồn dựa trên các quy định của pháp luật và</small>

năm trong khuôn khổ các quy định ấy. Dé làm được điều này, địi hỏi chủ thể ADPL phải có ý thức pháp luật cao, có tri thức tổng hợp, kinh nghiệm phong phú, đạo đức, bản lĩnh và tay nghề vững.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

1.2. Nội dung áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

1.2.1. Ap dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của Tịa án nhân dân cấp tỉnh theo trình tự sơ thẩm

<small>- Khởi kiện, thụ lý vụ án kinh doanh thương mại</small>

Khi các bên tranh chấp khơng thương lượng hoặc hịa giải khơng hiệu quả và các bên khơng có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại trọng tài thì có thê nộp đơn khởi kiện tại Tịa án có thâm quyền. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thơng qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại tại Toà án có thâm quyền dé yêu cầu bảo vệ quyền và lợi

<small>ích hợp pháp của mình. Đặc trưng của phương thức khởi kiện này là trao cho</small>

đương sự quyên tự do hành động, xuất phát từ quyền tự định đoạt của các chủ thé khởi kiện làm cơ sở tố tụng. Khi khởi kiện kip thời, các cơ quan tổ tụng sẽ có hành động can thiệp giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và giảm thiêu tối đa những thiệt hại cho các bên.

Tranh chấp kinh doanh thương mại rất đa dạng, phức tạp và phát sinh trong nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi lĩnh vực đều có văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành điều chỉnh. Thời hiệu giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực này có thể được văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành điều chỉnh, nếu không thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm

<small>Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo</small>

đến Tịa án có thâm qun giải quyết vụ án băng các phương thức nộp trực tiếp tại Toà án hoặc gửi qua bưu điện. Ngày khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tồ án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gui.

Sau khi nhận được đơn khởi kiện, những chứng cứ kèm theo, nếu xét <small>thay vụ án thuộc thâm quyên giải quyét cua Tòa án và đã đủ điêu kiện khác đê</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

thụ lý thì thơng báo cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí. Tịa án dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào phiếu báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn mười lam ngày, ké từ ngày nhận được giấy báo của Toa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí. Tồ án thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.

Như vậy, thụ lý vụ án kinh doanh thương mại là khâu có ý nghĩa rất quan trọng vì nó đặt trách nhiệm của TAND cấp tỉnh phải giải quyết tranh chấp trong thời gian luật định và khơng có hoạt động thụ lý thì khơng có các bước tiếp theo của hoạt động tố tụng.

- Giai đoạn chuẩn bị xét xử.

Chuan bị xét xử được hiểu là việc Tòa án, mà cụ thé là Thâm phán được phân công giải quyết vụ án và Thư ký phiên tòa tiễn hành các biện pháp theo quy định của pháp luật và chuẩn bị những điều kiện cần thiết để đưa vụ án

<small>kinh doanh thương mại ra xét xử trong thời hạn luật định. Trong giai đoạn</small> này, Thâm phán TAND cấp tỉnh được Chánh án TAND cấp tỉnh phân công giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tiến hành điều tra thu thập chứng cứ; hịa giải và có thé ra một trong các quyết định như: tạm đình chỉ

giải quyết vụ án, đình chỉ giải quyết vụ án; công nhận sự thỏa thuận của các <small>đương sự.</small>

+ Điều tra thu thập chứng cứ.

Đây là giai đoạn rất quan trọng, khó khăn nhất trong q trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại. Thu thập được chứng cứ day đủ, khách quan, đúng theo quy định của pháp luật thì mới có thé phán quyết chính xác và đúng pháp luật. Về nguyên tắc, các bên đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ và chứng minh các u cầu của mình có căn cứ và hợp pháp. Tịa án có trách nhiệm xem xét mọi tình tiết của vụ án, căn cứ vào pháp luật dé giải quyết yêu cầu của đương sự. Trong trường hợp xét thay chứng cứ có trong hồ

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

sơ vụ án chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Thâm phán được giao giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại yêu cầu đương sự giao nộp bồ sung chứng cứ. Trong trường hợp đương sự không thé tự mình thu thập được chứng cứ và có u cầu thì Thâm phán có thé tiễn hành các biện pháp thu thập chứng cứ sau: lấy lời khai của đương sự, người làm chứng: đối chất; xem xét, thâm định tại chỗ; trưng cầu giám định; định giá tài sản; ủy thác thu thập chứng cứ; yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ...

+ Quyết định tạm đình chỉ và đình chỉ vụ án kinh doanh thương mại.

Tạm đình chỉ vụ án trong các trường hợp đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tô chức đã sap nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyên và nghĩa vụ t6 tụng của cá nhân, cơ quan, tơ chức

đó; đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được

người đại diện theo pháp luật; chấm dứt đại điện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế; cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tô chức khác giải quyết trước khi mới giải quyết được vụ án; cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án mà thời hạn giải quyết đã hết; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Nếu vụ án thuộc trường hợp

tạm đình chỉ, Tịa án ra quyết định tạm đình chỉ và hậu quả của việc tạm đình

chỉ tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được gửi tại kho bạc nhà nước và được xử lý khi Toà án tiếp tục giải quyết vụ án.

<small>Dinh chỉ vụ án xảy ra trong các trường hợp nguyên đơn hoặc bị đơn là</small> cá nhân đã chết mà quyên, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; cơ quan, tô

chức đã bị giải thé hoặc bị tun bố phá sản mà khơng có cá nhân, cơ quan, tô chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, t6 chức đó; người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Toà án chấp nhận hoặc người khởi kiện khơng

<small>có qun khởi kiện; cơ quan, tô chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

khơng có ngun đơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án; các đương sự đã tự thoả thuận và không yêu cầu Toà án tiếp tục giải quyết vụ án; nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn văng mặt, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng; thời hiệu khởi kiện đã hết; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Tịa án tiễn hành phân tích, làm rõ các tình tiết, nội dung của vụ án và đối chiếu các quy định của pháp luật hiện hành, lựa chọn quy phạm dé ra quyết định đình chỉ vụ án đó.

Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án có thể bị kháng cáo,

kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

+ Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Sau khi tiến hành thụ lý, điều tra thu thập chứng cứ và làm rõ các tình tiết trong tranh chấp kinh doanh thương mai, Tòa án tiến hành hòa giải. Hòa giải là thủ tục bắt buộc trong giải quyết vụ án kinh doanh thương mại, nếu không thực hiện là vi phạm nghiêm trọng thủ tục t6 tung trừ những vu án khơng được hịa giải hoặc khơng tiến hành hịa giải được. Để đạt được u cầu của mục đích hịa giải khi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại thì Tham phán được phân công giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại phải nắm vững các quy định của pháp luật, có kỹ năng, phương pháp và kinh nghiệm. Trước khi hịa giải Thâm phán phải thơng báo cho đương sự và người đại diện hợp pháp của đương sự biết về địa điểm, thời gian, nội dung cần hòa giải. Khi tiến hành hoà giải, Thâm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc

hồ giải thành dé họ tự nguyện thoả thuận với nhau vé việc giải quyết vụ án.

Qua hòa giải nếu các đương sự tự nguyện thỏa thuận được mọi vấn đề tranh chấp cần giải quyết trong vụ án kinh doanh thương mại thì Thâm phán lập

<small>biên bản hịa giải thành nêu rõ nội dung sự việc tranh châp và những vân đê</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

các bên đương sự đã thỏa thuận, nội dung biên bản phải thê hiện rõ nguyện vọng của các đương sự tham gia hòa giải. Hết thời hạn bảy ngày, ké từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà khơng có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó thì Tham phan chủ trì phiên hồ giải ra quyết định cơng nhận sự thoả thuận của các đương sự và quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay và chỉ có thé bi kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

<small>Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được, hoặc chỉ thỏa thuận</small> được một phần những van dé có tranh chap thì Tham phán lập biên bản hịa giải khơng thành và quyết định đưa vụ án ra xét xử.

- ADPL trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND cấp tỉnh tại phiên tòa sơ thẩm.

Đây là giai đoạn tố tụng quan trọng nhất, quyết định nhất bởi nó phản ánh kết quả thực tế của quá trình ADPL. Sau khi Tịa án tiến hành các bước trong giai đoạn chuẩn bị xét xử như điều tra, xác minh, thu thập các tài liệu chứng cứ có liên quan đến vụ án...và tiến hành hòa giải, nhưng các đương sự đã không thé thỏa thuận được với nhau về toàn bộ các tranh chấp kinh doanh thương mại thì Thâm phán lập biên bản hịa giải khơng thành và quyết định

<small>đưa vu an ra xét xử.</small>

Trình tự của phiên tòa sơ thầm gồm: thủ tục bắt đầu phiên tòa, thủ tục hỏi, tranh luận tại phiên tòa, nghị án và tuyên án. Tại phiên tòa sơ thấm, Hội đồng xét xử sẽ xem xét và giải quyết tất cả những vấn đề của tranh chấp kinh doanh thương mại; kiểm tra, đánh giá day đủ các tai liệu, chứng cứ da thu thập được; nghe ý kiến trình bay của các đương sự, những người tham gia tố tụng khác và sự tranh luận của họ tại phiên tịa đề từ đó Hội đồng xét xử nghị án. Trong thời gian nghị án, dé có những quyết định đúng dan trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, Hội đồng xét xử phải lập luận, phân tích, đánh giá, nhận định những căn cứ để có thể chấp nhận hoặc khơng chấp

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

nhận yêu cầu của đương sự. Trên cơ sở đó, ra ban án giải quyết tranh chấp

<small>kinh doanh thương mại.</small>

1.2.2. Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mai của Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo trình tự phúc thẩm

Ở nước ta hiện nay có ba cấp Tịa án được tơ chức theo đơn vị hành chính là TAND cấp huyện, TAND cấp tỉnh, TANDTC. Nếu TAND cấp huyện thực hiện xét xử sơ thâm vụ án kinh doanh thương mại trong phạm vi thâm quyền của mình thì TAND cấp tỉnh sẽ thực hiện xét xử phúc thâm vụ án đó và nếu TAND cấp tỉnh thực hiện xét xử sơ thẩm thì Tịa phúc thâm TANDTC sẽ thực hiện phúc thâm vụ án đó. Như vậy TAND cấp tỉnh có thâm quyền xét xử phúc thầm đối với những bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật về kinh doanh thương mại của TAND cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị. Thơng qua việc tiến hành phiên tịa phúc thâm án kinh doanh thương mại TAND cấp tỉnh kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thấm trên cơ sở đánh giá chứng cứ đã thu thập được ở TAND cấp

<small>huyện và xem xét những chứng cứ mới thu thập được trong quá trình phúc</small>

thâm để xác định tính có căn cứ và tính hợp pháp của bản án, quyết định về kinh doanh thương mại của TAND cấp huyện. Khi áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở giai đoạn phúc thâm, TAND cấp tỉnh cần tiễn hành theo trình tự như sau:

- Kháng cáo, kháng nghị: sau khi TAND cấp huyện ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án hoặc bản án kinh doanh thương mại sơ thâm thì quyết định, bản án khơng có hiệu lực pháp luật ngay mà cịn một thời gian dé các đương sự có thê kháng cáo, Viện kiểm sát có thé kháng nghị. Trên thực tế, đa phần các đương sự thực hiện quyền kháng cáo, bởi kết quả của quyết định hoặc bản án kinh doanh thương mại của TAND cấp huyện không đáp ứng được nguyện vọng của các đương sự, một số ít đương sự cơ tình gây

<small>khó khăn nên thực hiện quyên kháng cáo của mình đê vụ án bị kéo dài. Nêu</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

đơn kháng cáo hợp pháp thì TAND cấp huyện phải thơng báo cho người kháng cáo biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thâm theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn mười ngày ké từ ngày nhận được thông báo của TAND cấp huyện về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thâm, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho TAND cấp huyện biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Hết thời hạn này mà người kháng cáo không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm thì được coi là họ từ bỏ việc kháng cáo, trừ trường hợp có lý do chính đáng. Trong trường hợp kháng nghị thì Viện kiểm sát gửi ngay quyết định kháng nghị cho TAND cấp huyện và tài liệu, chứng cứ bổ sung, nếu có dé chứng minh cho kháng nghị là có căn cứ và hợp pháp. Khi đã hoàn thành các thủ tục về kháng cáo, kháng nghị TAND cấp huyện gửi hồ sơ vụ án <small>kinh doanh thương mai, kháng cáo, kháng nghị va tài liệu, chứng cứ kèm theo</small>

cho TAND cap tỉnh dé TAND cấp tỉnh tiến hành thủ tục phúc thâm.

- Chuẩn bị xét xử phúc thẩm: TAND cấp tỉnh tiễn hành thụ lý vụ án khi nhận được hồ sơ vụ án kinh doanh thương mại và tài liệu chứng cứ kèm theo. Sau khi thụ lý, Chánh án TAND cấp tỉnh thành lập Hội đồng xét xử phúc thâm. Trong thời hạn hai tháng ké từ ngày thụ lý vụ án, tuỳ từng trường hợp, TAND cấp tinh ra một trong các quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thâm vụ án; đình chỉ xét xử phúc thầm vụ án; đưa vụ án ra xét xử phúc thấm. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án TAND cấp tỉnh có thé quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không được quá một tháng. Trong thời hạn một tháng, ké từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử Tịa án phải mở phiên toà phúc thâm; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thâm phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người có liên quan đến <small>kháng cáo, kháng nghị.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết vụ án theo trình tự phúc thâm. TAND cấp tỉnh ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thâm vụ án theo quy <small>định BLTTDS.</small>

TAND tỉnh Phú Thọ ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thâm vụ án trong các trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ khang cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị; người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị; các trường hợp khác mà pháp luật có

<small>quy định.</small>

- Phiên tòa phúc thẩm: sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, TAND cấp tỉnh chuyền hồ sơ vụ án kinh doanh thương mại cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát là 15 ngày và hết thời hạn này Viện kiểm sát trả hồ sơ cho TAND cấp tinh dé tiễn hành xét xử. Việc ADPL dé tiến hành xét xử phúc thâm vụ án kinh doanh thương mại phải tuân theo các bước như sau: thủ tục bắt đầu phiên tòa gồm khai mạc phiên tịa phúc thâm; giải thích u cầu việc thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch; xem xét quyết định hỗn phiên tịa khi có người vắng mặt; bảo đảm tính khách quan của người làm chứng. Sau khi kết thúc thủ tục bắt đầu phiên tồ phúc thẩm thì một thành viên của Hội đồng xét xử phúc thâm công bồ nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thâm và nội dung kháng cáo, kháng nghị. Chủ toa phiên toà hỏi về các van đề như: hỏi nguyên đơn có rút đơn khởi kiện hay khơng; hỏi người kháng cáo, Kiểm sát viên có thay đổi, bố sung, rút kháng cáo, kháng nghị hay không; hỏi các đương sự có thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không, nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ

<small>án và thoả thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật hoặc đạo đức xã</small> hội thì Hội đồng xét xử phúc thấm ra bản án phúc tham sửa bản án sơ thâm, <small>công nhận sự thoả thuận của các các đương sự. Các đương sự tự thoả thuậnvới nhau về việc chịu án phí sơ thâm; nêu khơng thoả thuận được với nhau thi</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

TAND cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật. Sau khi chủ tọa phiên tịa đã hỏi mà ngun đơn khơng rút đơn khởi kiện, người kháng cáo vẫn giữ nguyên kháng cáo, Viện kiểm sát vẫn giữ nguyên kháng nghị, các đương sự van không thỏa thuận duoc với nhau về việc giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử bắt đầu xét xử bằng cách nghe lời trình bày của các đương sự, kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm và tiến hành thủ tục hỏi những người tham gia tố tụng, công bố tài liệu, xem xét vat chứng tại phiên toà phúc thâm. Kết thúc thủ tục hỏi chủ tọa phiên tòa tuyên bố chuyên sang tranh luận tại phiên tịa. Mục đích của việc tranh luận là để làm sang tỏ những tình tiết cần chứng minh của vụ án trên cơ sở đó bảo vệ được quyên và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Những quy định về thủ tục tranh luận tại phiên tòa phúc thâm giống như quy định tại thủ tục tranh luận tại phiên tòa sơ thấm, thứ tự phát biểu khi tranh luận và chỉ thực hiện trong phạm vi xét xử phúc thấm và những van đề được hỏi tại phiên tòa phúc thầm.

Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thâm: sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án kinh doanh thương mại ở giai đoạn phúc thâm.

Nghị án và tuyên án: sau khi kết thúc phần tranh luận, Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để nghị án. Nếu qua nghị án có tình tiết của vụ án kinh doanh thương mại chưa được xem xét, hỏi chưa đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc xét hỏi hoặc tranh luận.

Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử tuyên án, mà Hội đồng xét xử đã thảo luận và thông qua tại phòng nghị án.

- Thủ tục phúc thẩm của TAND cấp tỉnh đối với quyết định về kinh doanh thương mại của TAND cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị: khi phúc thâm đối với quyết định của TAND cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng phúc thâm khơng phải mở phiên tồ, khơng phải triệu tập các đương sự,

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

trừ trường hợp cần phải nghe ý kiến của họ trước khi ra quyết định. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên họp phúc thâm quyết định của TAND cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị. Một thành viên của Hội đồng phúc thâm xét quyết định bị kháng cáo, kháng nghị trình bày tóm tắt nội dung quyết định sơ thâm bị kháng cáo, kháng nghị, nội dung của kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu có. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trước khi Hội đồng phúc thẩm ra quyết định. Khi xem xét quyết định của TAND cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng phúc thâm có quyền: giữ nguyên quyết định của TAND cấp huyện; sửa quyết định của TAND cấp huyện; huỷ quyết định của TAND cấp huyện và chuyên hồ sơ vụ án cho TAND cấp huyện để tiếp tục giải quyết vụ án. Quyết định phúc thấm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.

1.2.3. Ap dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của Tòa án nhân dân cấp tinh theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thấm.

Theo quy định của pháp luật thì Ủy ban thâm phán TAND cấp tỉnh có thâm quyền giám đốc thâm, tái thâm đối với vụ án kinh doanh thương mại mà bản án, quyết định sơ thâm đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện bị kháng nghị theo trình tự tố tụng.

- Ấp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND cấp tỉnh theo thủ tục giám đốc thẩm.

Giám đốc thâm là xét lại bản án, quyết định của Tồ án đã có hiệu lực <small>pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm</small> trọng trong việc giải quyết vụ án. Căn cứ dé kháng nghị theo thủ tục giám đốc thâm của TAND cấp tỉnh là kết luận trong bản án, quyết định về kinh doanh thương mại không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; có sai lầm nghiêm trọng trong việc

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

ADPL. Trinh tự xét xử giám đốc thâm cơ bản khác với xét xử sơ thẩm, phúc thâm vì xét xử giám đốc thâm không phải là cấp xét xử thứ ba. Khi phát hiện bản án, quyết định về kinh doanh thương mại đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thấm các đương sự hoặc cá nhân, cơ quan tô chức khác thông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị.

Sau khi chủ toạ khai mạc phiên toà, một thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quá trình xét xử vụ án, quyết định

của bản an, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các

căn cứ, nhận định của kháng nghị và dé nghị của người kháng nghị. Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị. Trường hợp có người tham gia tố tụng hoặc người khác được Toà án triệu tập tham gia phiên toà giám đốc thâm thì họ được trình bày ý kiến của mình về quyết định kháng nghị. Các thành viên giám đốc thẩm tiến hành thảo luận và đưa ra ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án. Cuối cùng hội đồng xét xử giám đốc thâm biểu quyết về việc giải quyết vụ án. Khi xem xét theo thủ tục giám đốc tham Hội đồng xét xử giám đốc thâm có thâm quyền: khơng chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; hủy bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của TAND cấp huyện đã bị hủy hoặc bị sửa; hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật dé xét xử sơ thâm lại hoặc xét xử phúc thâm lại; hủy bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án.

Như vậy, hoạt động ADPL theo thủ tục giám đốc thâm đối với vụ án kinh doanh thương mại có ý nghĩa rất lớn, đó là trình tự để tháo gỡ giải quyết những sai lầm của quyết định, bản án về kinh doanh thương mại của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhằm góp phan bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của công dân, lợi ích hợp pháp của nhà nước. Thông qua thủ tục giám đốc thâm,

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

giúp cho TAND cấp tỉnh thấy được những sai sót của TAND cấp huyện trong hoạt động ADPL. Từ đó có những tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và có sự chỉ đạo hướng dẫn công tác nghiệp vụ trong việc vận dụng pháp luật đối với TAND cấp huyện dé giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mai.

- ADPL trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND cấp tỉnh theo thủ tục tái thẩm.

Tái thâm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thé làm thay đổi cơ

bản nội dung của bản án, quyết định mà Toà án, các đương sự không biết

được khi Toa án ra ban án, quyết định đó. Những căn cứ dé kháng nghị theo thủ tục tái thâm những quyết định, bản án về kinh doanh thương mại của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật như sau: mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thê biết được trong q trình giải quyết vụ án; có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cu; Thâm phán, Hội thâm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật; bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Toa án căn cứ vào đó dé giải quyết vụ án đã bị huỷ bỏ. Khi phát hiện ra các tình tiết mới của vụ án các đương sự, cá nhân, cơ quan tô chức khác thông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị. Phiên tịa tái thâm tương tự như phiên tòa giám đốc thẩm.

Hoạt động ADPL của Hội đồng tái thâm có các quyền đối với vụ án kinh doanh thương mại sau: không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật dé xét xử sơ thấm lại; huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án.

1.3. Điều kiện bảo đảm cho việc ADPL trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND cấp tỉnh hiện nay

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Dé ADPL trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND cấp tinh được tiến hành thuận lợi, có hiệu quả trong thực tế thì cần có những điều kiện bảo đảm cần thiết cho tồn bộ q trình này cụ thể.

- Chất lượng hệ thông pháp luật

Chat lượng của hệ thống pháp luật về kinh doanh thương mại, tô tụng dân sự và sự ton tại đầy đủ của các văn bản hướng dan thi hành pháp luật... là một trong những cơ sở để đảm bảo cho việc ADPL của TAND cấp tỉnh đạt kết quả cao trong thực tiễn, đồng thời cho phép dự báo được khả năng hiện thực hóa các quy định pháp luật trong đời sống và xã hội. Nếu chất lượng pháp luật thấp, tính khả thi kém thì việc thực hiện chúng sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí có những quy định pháp luật nhiều khi không thé thực hiện trên thực tế. Hệ thống pháp luật chất lượng cần đảm bảo các u cầu cơ bản: tính tồn diện, đồng bộ; tính thống nhất; tính phù hợp; ngơn ngữ và kỹ thuật xây dựng pháp luật; tính khả thi, đáp ứng được nhu cầu địi hỏi của cuộc sống <small>đặt ra.</small>

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân TAND cấp tỉnh

Các tranh chấp kinh doanh thương mại hiện nay ngày càng đa dạng và phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, với nhiều chủ thể tham gia. Vì vậy, khi tiễn hành giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại đòi hỏi Thâm phán, Hội thâm nhân dân TAND cấp tỉnh phải có trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kinh nghiệm, nắm vững các quy định của pháp luật về kinh doanh thương mại. Trên thực tế có nhiều án kinh doanh thương mại bị sửa, hủy nhiều lần gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành Tịa án, ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, gây bất bình trong quan chúng nhân dân một phan cũng là do chuyên môn, nghiệp vụ của Tham phán và Hội thâm nhân dân. Vì vậy việc bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ của Thâm phán, Hội thâm nhân dân TAND cấp tỉnh là hết sức quan trọng và góp

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

phần nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của

- Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức TAND cấp tỉnh

Thực tiễn cho thay dé hoạt động ADPL trong giải quyết các tranh chap khác nhau trong đó có tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND cấp tỉnh được tiến hành thuận lợi, hiệu quả thì cơ sở vật chất, điều kiện làm việc và chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, cơng chức TAND đóng vai trị quan trọng.

<small>Trụ sở làm việc của Tòa án phải là nơi uy nghi, tơn nghiêm; hội trường</small>

xét xử của tịa án phải to, rộng thể hiện được tính nghiêm trang, tạo ra ý thức

<small>tin tưởng vào công lý cho người tham dự phiên tòa; bên trong trụ sở phải</small>

trang bị đầy đủ các trang thiết bị vật chất kỹ thuật hiện đại như: loa, âm ly, micro, camera, máy tính cá nhân và phần mềm lưu giữ văn bản pháp luật

<small>được cập nhật định kỳ; ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác xét xử....</small>

Chế độ đãi ngộ tốt sẽ khuyến khích cán bộ hăng hái làm việc, chống lại sự tha hoá, bién chất, mua chuộc; ngược lại, chế độ đãi ngộ không hợp lý sẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lơ là cơng việc, khơng hăng say phấn đấu nâng cao trình độ chun mơn, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ tham gia xét xử. Chế độ chính sách đãi ngộ giữ vai tro hết sức quan trọng, từ chế độ dé bạt, bổ nhiệm bố trí đến chế độ khen thưởng, chế độ tiền lương và kỷ luật... đây là động lực thúc đây cán bộ, công chức TAND và khơng ngừng vươn lên hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Y thức pháp luật của chủ thé tiễn hành áp dung pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND cấp tỉnh

Trình độ ý thức pháp luật của chủ thé tiễn hành áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND cấp tỉnh là điều kiện cực kỳ quan trọng đảm bảo cho pháp luật được thực hiện chính xác. Ý thức pháp luật của chủ thể bao gồm sự hiểu biết pháp luật, thái độ, tình cảm, niềm

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

tin đối với pháp luật và bản lĩnh nghề nghiệp. Điều này thể hiện trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại từ khâu thụ lý đến khi có thé đưa ra quyết định hoặc bản án.

- Chất lượng và hiệu quả của công tác tuyên truyền, pho biến và giáo

<small>duc pháp luật</small>

ADPL trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND cấp tỉnh phụ thuộc vào chất lượng và hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật tại địa phương. Bởi vì, chỉ khi người cán bộ Tòa án cũng như nhân dân, doanh nghiệp năm được nội dung, tinh thần các quy định của pháp luật, biết được những gi nên làm, những gi phải làm....thì từ đó các chủ thê sẽ chủ động và tự giác trong việc áp dụng pháp luật.

Ngoài các điều kiện đảm bảo như trên, ADPL trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND cấp tỉnh còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như: sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác ADPL trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại; sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân và giám sát của nhân dân thông qua mặt trận t6 quốc va các thành viên; công tác tô chức cán bộ ở Tịa án v.v....

Mỗi yếu tố đảm bảo có vai trị tác dụng nhất định va có đan xen anh hưởng lẫn nhau. Trong đó có bảo đảm về chất lượng hệ thống pháp luật là yếu

<small>tơ có vai trị quan trọng nhât.</small>

KET LUẬN CHUONG 1

Tom lai, ADPL trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND cấp tỉnh là hoạt động rất phức tạp, nó vừa mang đặc điểm chung của ADPL vừa mang những đặc điểm riêng biệt xuất phát từ đặc thù của tranh chấp trong quan hệ kinh doanh thương mại. Quá trình ADPL trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND cấp tỉnh vừa phải tuân theo nội dung của ADPL và chịu ảnh hưởng của các điều kiện bảo đảm ADPL trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

đó có bảo dam về chất lượng hệ thống pháp luật là yếu tố đóng vai trị quan trọng nhất. Với việc trình bày khái niệm, đặc điểm của tranh chấp kinh doanh thương mại, ADPL trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND cấp tỉnh, đồng thời phân tích nội dung của ADPL, các điều kiện bảo đảm của ADPL trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND cấp tỉnh để làm cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng và đề ra các

<small>giải pháp ở Chương 2.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<small>CHƯƠNG 2</small>

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG ÁP <small>DỤNG PHAP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHAP KINH DOANH</small> THƯƠNG MẠI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và cơ cấu tổ chức Tòa án <small>nhân dân tỉnh Phú Thọ.</small>

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội có anh h- ởng tới việc <small>ADPL trong giải quyết tranh chấp kinh doanh th- ong mại cia TAND tinhPhú Thọ</small>

<small>Phú Thọ - Đất Tổ, mảnh đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam, nơi các</small>

<small>Vua Hùng khởi nghiệp dựng n- ớc, là địa ph- ơng đ- ợc vinh dự thay mặt đồngbào cả n- ớc giữ gin, tôn tạo, bảo tồn va phát huy giá trị của Khu di tích lịch sửĐền Hùng - di tích lịch sử, văn hố đặc biệt và là tài sản vô giá của nhân dân</small>

<small>Việt Nam. Phú Thọ có vị trí trung tâm vùng miền núi phía Bắc Việt Nam, phíaBắc giáp tỉnh Tuyên Quang và n Bái, phía Đơng giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía</small>

<small>Dong Nam giáp thành phố Hà Nội, phía Tây giáp tinh Sơn La, phía Nam giáp</small>

<small>tỉnh Hịa Bình, là cửa ngõ Tây Bac thủ đô Hà Nội, va là cầu nối vùng Tây Bắcvới Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, nằm trên trục hành lang kinh tế HảiPhòng - Hà Nội - Lào Cai. Phú Thọ có vị trí là trung điểm đến các cửa khẩuLào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn và cảng biển Hải Phòng, cách thủ đô Hà Nội</small>

<small>80km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 60km, là nơi hợp l-u của 3 con sông lớn</small>

<small>(Sông Hồng - Sơng Da - Sơng Lơ), nên có điều kiện thuận lợi cả về giao thôngđ-ờng bộ, đ-ờng sắt, d- ờng thủy và đ- ờng không. Trong t- ong lai gần, Phú</small>

<small>Thọ sẽ là tính kết nối hành lang kinh tế quốc tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn</small>

<small>Minh (Trung Quốc) với nhiều điểm giao kết, trung chuyển cả giao thôngđ- Ong sắt và d- Ong bộ trong hành trình xun LÌ].</small>

<small>Phú Thọ là một trong 14 trung tam vùng của cả n- 6c, hiện đang giữ vi</small>

<small>trí trung tâm vùng về công nghiệp, về sản xuất và chế biến một số sản phẩm</small>

</div>

×