Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Luận văn thạc sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.73 MB, 99 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

NGUYEN HOÀNG VIỆT

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60380102

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYEN VĂN QUANG

HÀ NỘI - 2014

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

các số liệu trình bày trong Luận văn này là hồn tồn trung thực. Những kết luận khoa hoc của Luận văn chưa từng được cơng bố trong bat kỳ

<small>cơng trình nào khúc.</small>

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Nguyễn Hoàng Việt

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

VỚI HOẠT DONG CONG CHỨNG... --- << << << << << <<<<=s2 10 1.1. KHÁI NIỆM CÔNG CHỨNG... 2222222 cà. 10

<small>1.1.1. Khái niệm... SH nh nh nh sa 10</small>

1.1.2. Đặc điểm của công chứng...-..-cc c2 1122111221122 xe 11 1.2. QUANLY NHÀ NƯỚC DOI VỚI HOAT DONG CONG CHUNG... 15 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động công chimg... 15 1.2.2. Đặc điểm của quan lý nhà nước đối với hoạt động công chứng... 16 1.3. CÁC YEU TO ANH HƯỞNG DEN HIỆU QUÁ HOAT DONG QUAN LÝ NHÀ NƯỚC DOI VỚI CÔNG CHỨNG... c2 25 1.3.1. Hệ thống pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước về

<small>công chỨng...- c2 nn EEE SH HE ng th EEE eS 25</small>

1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công chứng và đội ngũ nhân sự quản

<small>| 26</small>

1.3.3. Co sở vật chất bảo đảm hoạt động quan lý nha nước về công chứng.... 27 1.3.4. Tình hình kinh tế - xã hội 27 1.3.5. Q trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực cơng chứng... 28 CHƯƠNG 2. THUC TRẠNG QUAN LÝ NHÀ NƯỚC DOI VỚI HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 29 2.1. THỰC TIEN QUAN LÝ NHÀ NƯỚC DOI VỚI HOẠT DONG CÔNG CHUNG CUA CÁC CHU THÊ CÓ THÂM QUYẼN...-...--- 29 2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập...- ..‹--cc << <2 53 CHUONG 3. GIAI PHAP NANG CAO HIEU LUC, HIEU QUA QUAN LY NHÀ NƯỚC DOI VỚI HOAT DONG CONG CHUNG Ở NƯỚC TA... 61 3.1. NHUNG DINH HUONG CO BAN NHAM NANG CAO HIEU LUC, HIEU QUA QUAN LY NHÀ NƯỚC DOI VỚI HOAT DONG CONG CHUNG.... 6l

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

3.1.3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tẾ... .-. .- c¿c.E 2111221112211 xse 63 3.2. MỘT SO GIẢI PHÁP CỤ THẼ...--c 22722222222 se2 64 3.2.1. Tích cực rà sốt, hồn thiện pháp luật về công chứng... 64 3.2.2. Tiếp tục đây mạnh xã hội hóa hoạt động cơng chứng kết hợp với viéc

<small>chun giao thâm quyên chứng thực các hợp đông, giao dịch tr UBND cap huyện,</small>

cấp xã sang các tô chức hành nghề công chứng...--...---<<<<5: 65 3.2.3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý những vi phạm trong hoạt động

<small>CONG CHUNG... .‹...Ẽ.Ẽ.Ẽ.Ẽ.. . ee eae snes eeeeeeeeneenaeenees 66</small>

3.2.4. Tang cường công tác dao tao chuyên môn, nghiệp vu, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng giao tiếp, ứng xử theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp nhằm nâng cao chat lượng, tính chun nghiệp của đội ngũ cơng chứng viên... 67 3.2.5. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong hoạt động công

3.2.6. Xây dựng va quản lý cơ sở thông tin công chứng các hợp đồng, giao dịch

<small>theo kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp...-..-.---‹ 69</small>

3.2.7. Đây nhanh việc thành lập các tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên ở địa phương (cấp tỉnh) và trên toàn quốc theo kinh nghiệm của các nước theo hệ thống công chứng La-tinh...--- -- ¿c2 2222222222 71 KET 00.0077... 4... 73

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài

Chế định công chứng được du nhập vào hệ thống pháp luật nước ta từ thời kỳ Pháp thuộc. Năm 1945, ngay sau khi chính quyền Cách mạng được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 59/SL ngày 15/11/1945 về việc ấn định thé lệ thị thực các giấy tờ và Sắc lệnh số 85/SL ngày 29/02/1952 quy định thể lệ trước bạ về các việc mua, bán, cho, đồi nhà, cửa, ruộng đất, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động mang tính chất cơng chứng của Ủy ban nhân dân (UBND). Nhưng phải đến năm 1991, ké từ khi Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 45-HDBT ngày 27/02/1991 về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước (Nghị định số 45-HĐBT ngày 27/02/1991), hệ thống cơng chứng ở nước ta mới được chính thức thành lập. Với chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng, năm 2006, Quốc hội đã ban hành Luật Công chứng. Đây không những là bước ngoặt quan trọng, đánh dấu sự phát triển của quá trình xây dựng, hồn thiện thể chế cơng chứng ở nước ta mà điều quan trọng hơn là từ sau khi Luật có hiệu lực đến nay, tô chức và hoạt động công chứng đã dựa trên những căn cứ pháp lý vững chắc, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Sau một thời gian triển khai thi hành, Luật Cơng chứng đã

thực sự đi vào cuộc sống, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của

đất nước. Những kết quả bước đầu đạt được đã khăng định chủ trương xã hội hóa cơng chứng là đúng đắn, tạo điều kiện cho việc phát triển tổ chức và hoạt động công

<small>chứng của nước ta theo hướng chuyên nghiệp hóa và trở thành một trong những</small>

dịch vụ cơng có vai trị hết sức quan trọng, bảo đảm tính an tồn pháp lý cho các

hợp đồng, giao dịch dân dự, kinh té, tao lập môi trường pháp lý thuận lợi va tin cậy

cho các hoạt động đầu tư kinh doanh, thương mai, góp phần quan trọng vào tiến trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp, hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên, khi đánh giá thực chất hiệu quả hoạt động công chứng, chúng ta có thê thấy răng đây là lĩnh vực cịn nhiều hạn chế. Về vấn đề này, trong Báo cáo số 201/BC-BTP ngày 30.8.2013 về Tình hình quản ly nhà nước đối với hoạt động công chứng, chứng thực trên phạm vi cả nước từ ngày 01.7.2007 đến nay, Bộ Tư pháp đã

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

được những kết quả nhất định nhưng mới đáp ứng ở mức thấp so với nguyện vọng của các t6 chức, cá nhân liên quan và yêu cầu mà các quy định của pháp luật về hoạt động công chứng đã đặt ra. Trên thực tế, một số cơ quan quản lý nhà nước chưa phát huy hết trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công chứng, chưa xác lập được những giải pháp mang tính chiến lược nhằm đảm

<small>bảo hiệu quả quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ làm công tác quản</small>

lý nhà nước về cơng chứng cịn yếu kém về năng lực chuyên môn dẫn đến hiện tượng tiêu cực trong quản lý nhà nước về công chứng. Những bất cập như vậy trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng được xác định là một

<small>trong những nguyên nhân căn bản làm cho hoạt động công chứng chưa đạt được</small>

hiệu quả như mong muốn.

Có rất nhiều những nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến bất cập của quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng. Trước hết, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực cơng chứng chưa có sự thống nhất, đồng bộ. Một số văn bản do được ban hành trước khi Luật Công chứng ra đời nhưng chưa được sửa đơi, bơ sung kịp thời; vì vậy, đã có những cách hiểu và thực hiện khác nhau của các cơ quan quan lý nhà nước cũng như các tô chức hành nghề công chứng và công chứng viên trong quá trình triển khai thực hiện. Cùng với điều này, việc thành lập và hoạt động của tô chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên (ở cấp quốc gia và cấp tỉnh) chưa được chú ý đúng mức. Mặc dù tổ chức xã hội -nghề nghiệp của công chứng viên không phải là cơ quan quản lý nhà nước nhưng trong điều kiện hoạt động cơng chứng đã được xã hội hóa hiện nay thì vai trị tự quản của cơng chứng viên, tô chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên là hết sức quan trọng. Những tổ chức này có chức năng chính trong nghề, chúng chia sẻ

<small>gánh nặng quản lý nhà nước trong lĩnh vực công chứng, cho phép các cơ quan quảnlý nhà nước có thâm quyên dựa vào tô chức xã hội - nghê nghiệp đê đưa ra các</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<small>thực hiện hiệu quả, việc phát hiện, xử lý vi phạm còn chưa kip thời, nghiêm minh...</small>

Vì vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng nhà nước, đánh giá những kết quả đạt được và những bất cập, yếu kém đề đề xuất các giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý đối với hoạt động cơng chứng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Việc nghiên cứu này góp phần đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn hoạt động công chứng, tạo điều kiện cho hoạt động công chứng tiếp tục phát triển theo hướng chuyên nghiệp hoá, đây mạnh xã hội hố hoạt động cơng chứng, tiếp tục thể chế hố Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

<small>2. Tình hình nghiên cứu</small>

Cho đến nay, một số vấn đề nêu trong luận văn đã có nhiều tác giả tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá trong các tác phẩm, bài viết và cơng trình nghiên cứu của

<small>mình, dưới những góc độ khác nhau. Nội dung nghiên cứu của các tác giả này chủ</small>

yếu tập trung vào những vấn đề như: xã hội hố hoạt động cơng chứng: hồn thiện pháp luật về công chứng và quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng; nghiên cứu xây dựng mơ hình tơ chức, hoạt động thơng tin cơng chứng hợp đồng, giao dich

bat động san; trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên; thực trạng quản

lý nhà nước đối với hoạt động công chứng và các kiến nghị nhăm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước đối với hoạt động này.

Luận án tiến sỹ luật học của tác giả Đặng Văn Khanh năm 1999 với đề tài “Những van dé ly luận và thực tiễn trong việc xác định phạm vi, nội dung hành vi

<small>công chứng và giá trị pháp ly cua văn bản công chứng ở nước ta hiện nay”. Theo</small>

quan điểm của tác giả, cần phải tiến tới xã hội hóa hoạt động cơng chứng theo hướng như các nước có mơ hình tổ chức “cơng chứng hành nghề tự do”. Bởi vì nếu

<small>so sánh giữa hai mơ hình tơ chức công chứng nhà nước và tô chức công chứng hành</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

hình tổ chức cơng chứng nhà nước có ưu điểm là giúp cho nhà nước quản lý chặt chẽ về hoạt động công chứng, giúp cho các cơ quan chức năng hướng dẫn, chỉ đạo sát sao hơn về nghiệp vụ, chun mơn đối với các phịng cơng chứng nhà nước. Cịn cơng chứng hành nghề tự do có ưu điểm là phát huy cao hơn trách nhiệm cá nhân của công chứng viên, giảm nhẹ sự bao biện về trách nhiệm của nhà nước; việc tô chức hệ thống công chứng linh hoạt hơn, đáp ứng kịp thời và thuận lợi hơn nhu cầu về công chứng của công dan; tránh được sự nhầm lẫn giữa chức năng quan lý nhà nước và chức năng công chứng: đồng thời, giảm nhẹ được bộ máy nhà nước. Tuy

<small>nhiên, Luận án này được tác giả nghiên cứu khi Luật Công chứng chưa ra đời, các</small>

tổ chức hành nghề cơng chứng tư nhân (Văn phịng cơng chứng) chưa xuất hiện, chủ trương xã hội hóa các hoạt động bé trợ tư pháp dù đã xuất hiện nhưng chưa được triển khai mạnh mẽ nên quan điểm của tác giả mới chỉ dừng lại ở việc nêu ra vấn đề phải thay đổi cách thức quản lý nhà nước đối với hoạt động cơng chứng chứ chưa nhìn thay ngun nhân của những bat cập, hạn chế dé từ đó đưa ra được các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về công

Tác giả Tuấn Đạo Thanh với Luận án tiến sỹ luật học năm 2008 “Nghiên cứu so sánh pháp luật về công chứng một số nước trên thế giới nhằm góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc hồn thiện pháp luật về cơng chứng ở Việt Nam hiện nay”. Một trong những nội dung quan trọng được đề cập trong cơng trình nghiên cứu này là tác giả đã tơng hợp, phân tích và xem xét vấn dé quản lý nha nước đối với hoạt động công chứng dưới “cái nhìn so sánh” giữa quy định pháp luật về quản lý công chứng của Việt Nam với một số nước trên thế giới. Theo tác giả, việc quản lý cơng chứng có thé do nhiều chủ thé khác nhau thực hiện: tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan hành pháp; tổ chức, cá nhân thuộc co quan tư pháp hoặc bồ trợ tư pháp; tô chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên. Ở nước ta hiện nay, chủ

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

với đặc thù nghề nghiệp mang tính chất là dịch vụ cơng này. Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đề xuất bổ sung quy định về thành lập, hoạt động tô chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên cũng như các quy định nhăm nâng cao hơn nữa vai trị của Tịa

<small>án trong việc quản lý hoạt động cơng chứng bên cạnh việc quản lý của các cơ quanhành chính như hiện nay.</small>

Trong số những cơng trình nghiên cứu gần đây có đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng mơ hình tổ chức, hoạt động thơng tin công chứng hop dong, giao dịch bat động sản thành phố Hải Phòng” do TS. Nguyễn Văn Thái làm chủ nhiệm đề tài đã được Bộ Tư pháp nghiệm thu tháng 10 năm 2013. Một trong những mục tiêu của đề tài là nhăm đảm bảo việc quản lý tập trung, thống nhất thông tin công chứng, phục vụ quản lý nhà nước về công chứng và phát triển tô chức, hoạt động và nghề công chứng theo định hướng xã hội hóa. Kết quả nghiên cứu của đề tài là một trong những luận cứ dé Bộ Tư pháp xem xét, nghiên cứu, triển khai công tác thông tin cơng chứng trong phạm vi tồn quốc, tạo tiền đề để nghiên cứu việc kết nối cơ sở dữ liệu công chứng với các cơ sở đữ liệu khác có liên quan như: đăng ký giao dịch bảo đảm, đăng ký quyền sở hữu, sử dụng bất động sản, thi hành án dân

Trong cuốn sách chuyên khảo “Pháp luật công chứng - Những vấn dé lý luận và thực tiên” (NXB Tư pháp - 2012), TS. Tuan Đạo Thanh đã dành hắn một chương (Chương VIII) dé đề cập đến van đề quản ly công chứng [22, tr. 450-510]. Tác giả đã rất kỳ công nghiên cứu các quy định của pháp luật về quản lý công chứng của nước ta từ trước đến nay và đi đến kết luận ở nước ta hiện nay, việc quản lý công chứng chủ yếu là nhiệm vụ của cơ quan nhà nước (quản lý nhà nước), chứ chưa phải là nhiệm vụ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp (quan lý của tổ chức xã hội), cơ chế quản lý cơng chứng thuần túy mang tính quản lý nhà nước. Từ đó, theo quan điểm của tác giả, cần thiết phải thành lập tô chức hiệp hội nghề công chứng và

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Bên cạnh đó cũng có nhiều bài báo đăng trên các tạp chí khác nhau thé hiện quan điểm, sự đánh giá và kết quả nghiên cứu của các tác giả về quản lý nhà nước đối với hoạt động cơng chứng. Tác giả Võ Đình Nho với bài báo “Một số ý kiến về công chứng và quản lý nhà nước doi với công chứng từ sau khi có luật cơng chứng ”, đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật (Bộ Tư pháp), số 4 (217) năm 2010, [20, tr. 26-35]. Tác giả Nguyễn Ngọc Bich với bài “Những bất cập trong pháp luật về công chứng ở Việt Nam hiện nay”, đăng trên Tạp chí Luật học (Trường đại học Luật Hà Nội), số 2/201 1, [10, tr. 3-8]...

Ngoài các tác giả có cơng trình nghiên cứu ở trên, trong những năm gần đây, Bộ Tư pháp đã tô chức một số cuộc hội thảo, hội nghị, toa đàm khoa hoc cả trong nước và quốc tế về quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng với sự tham gia

<small>của đông đảo các công chứng viên, các chuyên gia trong và ngoài nước, cán bộ</small>

quản lý và các nhà khoa học pháp lý. Tại các cuộc hội thảo, hội nghị, toa đàm đó, về phía nước ngồi, các chun gia đã giới thiệu nhiều kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng của các chủ thé có thầm quyền ở các nước như Pháp, Đức, Tây Ban Nha...; về phía Việt Nam, đã có nhiều ý kiến tranh luận và kiến giải khoa học về việc thay đổi nhận thức, đổi mới cơ chế quản lý đối với hoạt động cơng

<small>chứng hiện nay.</small>

Các cơng trình nghiên cứu trên trong chừng mực nhất định đã đề cập đến nội dung về quản lý nhà nước đối với hoạt động cơng chứng. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nghiên cứu nào đánh giá một cách toàn diện nội dung này cả về phương diện

lý luận và thực tiễn.

<small>3. Mục đích nghiên cứu</small>

Mục đích của việc nghiên cứu là nhằm phân tích, đánh giá một số vấn đề về lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với hoạt động cơng chứng trước u cầu

<small>của tình hình mới, làm rõ những mặt mạnh, mặt yêu, chỉ rõ những bât cập, hạn chê</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<small>nhà nước đôi với hoạt động công chứng.</small>

<small>4. Nhiệm vụ nghiên cứu</small>

<small>Đê đạt được mục đích nói trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đê tài này là:</small>

<small>Nghiên cứu, làm rõ một sô vân đê lý luận về công chứng: khái niệm và đặcđiêm của công chứng.</small>

<small>Nghiên cứu, làm rõ một sô vân đê lý luận vé quản ly nhà nước đôi với hoạtđộng cơng chứng: khái niệm, đặc điêm, vai trị của quản lý nhà nước đôi với hoạtđộng công chứng và các yêu tô ảnh hưởng đên hiệu quả quản lý nhà nước đôi vớicông chứng.</small>

Nghiên cứu, so sánh các quy định của pháp luật về công chứng và quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng ở mỗi thời kỳ.

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng trong thời gian qua; chỉ ra những nguyên nhân hạn chế, bất cập trong quản ly

<small>nhà nước đôi với hoạt động công chứng.</small>

<small>Đê xuât các giải pháp, kiên nghị nhăm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý</small>

<small>nhà nước đôi với hoạt động công chứng.</small>

<small>5. Pham vi nghiên cứu</small>

Phạm vi không gian: Trên phạm vi cả nước, trong đó có tập trung vào một SỐ tỉnh, thành điển hình như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nang, Hải Phịng,

<small>Hải Dương.</small>

<small>Trong q trình nghiên cứu, tác giả cũng nghiên cứu các quy định của pháp</small>

luật một số nước điển hình thuộc hệ thống cơng chứng La - tính.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<small>Trong quá trình nghiên cứu, tác giả cũng nghiên cứu các quy định của pháp</small>

luật của nước ta liên quan đến công chứng và quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng từ năm 1945 đến nay.

<small>6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu</small>

<small>Luận văn này được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa</small>

Mac-Lénin về tổ chức quyền lực nhà nước, khang định tính khoa học, hợp lý trong các định hướng đổi mới về tổ chức và hoạt động cung ứng dich vụ cơng trong lĩnh vực hành chính đã được đề cập trong các Nghị quyết của đảng, trong đó có vấn đề nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng - dịch vụ công đầu tiên được chuyền giao cho tư nhân tham gia cung ứng.

Các phương pháp nghiên cứu chủ yéu mà tác giả đã áp dung trong quá trình thực hiện dé tài này là: thống kê, phân loại, phân tích, tong hợp và so sánh.

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Nội dung những vấn dé được nghiên cứu và dé xuất trong luận văn có ý nghĩa nhất định trong việc nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị của cơng chứng và quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng trong tiến trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp; góp phần thiết thực vào việc triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về công chứng của các cơ quan nhà nước có thâm quyền cũng như việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý nhà nước đối với

<small>hoạt động công chứng trong giai đoạn mới.</small>

<small>8. Kêt cầu của luận văn</small>

Ngoài phần lời nói đầu, phần kết luận, phụ lục, danh mục các văn bản quy phạm pháp luật, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục thành 03 chương, gồm:

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Chương 1: Một số van dé lý luận về quản ly nhà nước đối với hoạt động

<small>công chứng.</small>

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng ở

<small>nước ta trong giai đoạn hiện nay.</small>

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với

<small>hoạt động công chứng ở nước ta.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<small>CHƯƠNG 1</small>

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE QUAN LÝ NHÀ NƯỚC DOI VOI HOAT DONG CONG CHUNG

1.1. KHAINIEM CONG CHUNG

<small>1.1.1. Khai niém</small>

Khái niệm là một nội dung mang tinh nền tảng mà bat kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học pháp lý nào cũng phải tìm hiểu trước khi nghiên cứu về một chế định pháp luật. Dé hiểu rõ hơn van dé quản ly nhà nước đối với hoạt động công chứng ở

nước ta hiện nay, trước hết, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm công chứng.

Cũng như nhiều thuật ngữ pháp lý khác, thuật ngữ công chứng tuy được sử dụng nhiều trong các văn bản pháp luật và được định nghĩa chính thức tại Điều 2 Luật Cơng chứng nhưng về mặt lý luận nhận thức, quan niệm về công chứng của các chuyên gia pháp luật lại đang có nhiều ý kiến khác nhau, chưa có sự thống nhất.

Điều 2 Luật Công chứng quy định: “Công chứng là việc cơng chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hop dong, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp dong, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công ching”.

Tác giả Đặng Van Khanh trong Luận án tiễn sỹ luật học năm 1999 với dé tài “Những vấn đề ly luận và thực tiễn trong việc xác định phạm vi, nội dung hành vi

<small>công chứng và giả trị pháp ly của văn bản công chứng ở nước ta hiện nay” quan</small>

niệm: “Cơng chứng là việc cơng chứng viên, người có thẩm quyên công chứng tao lập ra những văn ban, hop đông mà đương sự phải hoặc muốn tạo cho chúng có giá

<small>trị pháp lý như những văn ban cua các cơ quan nhà nước thông qua việc lap, chứngnhận và lưu giữ các văn ban, hop đơng đó ”.</small>

Tác gia Dương Khánh, trong Luận án tiến sỹ luật học năm 2002 với đề tài “Tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước ở nước ta hiện nay” lại cho rằng:

<small>“Cơng chứng là việc cơng chứng viên chứng nhận tính xác thực của các hoạt động</small>

<small>giao dich và các sự kiện pháp lý khác theo quy định cua pháp luật hoặc theo yêu</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

câu, nhằm bảo vệ qun, lợi ích hợp pháp của cơng dân tơ chức, góp phan phịng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Văn bản công chứng có gid trị chứng cứ và giá trị thi hành đối với cá nhân, tổ chức có liên quan, trừ trường hop bi Tòa án nhân dân tuyên bố là vô hiệu ”.

TS. Tuấn Dao Thanh đưa ra khái niệm: “7rong lãnh thé nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, công chứng với tư cách một hoạt động bồ trợ tư pháp, là việc công chứng viên, người có thẩm quyển cơng chứng tạo lập và xác nhận tinh

<small>xác thực của sự kiện, thỏa thuận trong những giao dịch mà pháp luật quy định phải</small>

công chứng hay do các bên đương sự tự nguyện yêu câu, nhằm bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của họ cũng như của những bên có liên quan khi tham gia giao kết

<small>giao dich đó” [22, tr. 59].</small>

Quy định của Luật Công chứng cũng như các quan điểm của các học giả về khái niệm cơng chứng nói trên, mỗi quan điểm đều có những yếu tố hợp lý riêng và nhìn chung đã tiếp cận vấn đề theo một số nội dung như chủ thể, mục đích, phạm vi cơng chứng, giá trị pháp lý của văn bản công chứng... Tuy nhiên, cách tiếp cận vấn dé như vậy vẫn chưa hoàn toàn lột tả được đầy đủ bản chất của công chứng. Theo

<small>chúng tôi, ở Vét Nam hiện nay, khái nệm công chứng cân được hiệu như sau:</small>

Công chứng, với tw cách là một hoạt động bồ trợ tư pháp, là việc cơng chứng viên, các chủ thể có thẩm quyền theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức hoặc

<small>quy định của pháp luật, chứng nhận tính xác thục, tính hợp pháp cua giao dịch</small>

bằng văn bản nhằm tạo ra những bảo đảm pháp lý để bảo vệ lợi ích của nhà nước cũng như quyên, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch, phòng ngừa vi phạm pháp luật, giúp cho việc giải quyết các tranh chấp được thuận lợi, góp phan tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN).

1.1.2. Đặc điểm của cơng chứng

Từ khái niệm trên, có thé thay công chứng mang những đặc điểm cơ bản

1.1.2.1. Về chủ thể có thẩm qun thực hiện cơng chứng

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<small>Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, ở nước ta hiện nay có ba loại</small>

chủ thé sau đây có thâm quyền thực hiện cơng chứng.

Trước hết và chủ yếu nhất là công chứng viên của các tổ chức hành nghề

<small>công chứng. “Công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp</small>

dong, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp dong, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công ching” (Điều 2 Luật Công chứng).

UBND huyện, quận, thị xã (UBND cấp huyện) và UBND xã, phường, thị tran (UBND cấp xã) thực hiện việc công chứng (chứng thực) hợp đồng, giao dich về bat động sản như: mua ban nhà; chuyển nhượng quyên sử dụng đất; tặng cho, cho thuê, thế chấp nhà ở, quyền sử dụng đất... theo các quy định tại Bộ luật Dân sự 2005 (Điều 450, 467, 492, 689), Luật Đất đai 2013 (có hiệu lực từ ngày 01.7.2014) (Điều 167), Luật Nhà ở 2005 (Điều 90, 93).

Dé bảo vệ quyên, lợi ich hợp pháp của các công dân Việt Nam ở nước ngoài,

<small>pháp luật cũng quy định Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam ở nước ngoài được “thuc hiện nhiệm</small>

vụ công chứng, chứng thực phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và diéu ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên ” (Khoản 7, Điều 8 Luật Cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài 2009).

1.1.2.2. Về mục đích của cơng chứng

<small>Mục đích của cơng chứng là xác nhận tính xác thực và tính hợp pháp của hợp</small>

đồng, giao dịch. Tính xác thực ở đây được hiểu là việc xác định chính xác về thời gian, địa điểm diễn ra việc giao kết hợp đồng, giao dịch; xác định đúng người yêu cầu công chứng (trên cơ sở các giấy tờ tùy thân, giấy tờ, tài liệu về tình trạng hơn nhân, giấy tờ về việc được ủy quyền... mà người yêu cầu công chứng cung cấp) cũng như năng lực hành vi của người yêu cầu công chứng tại thời điểm công chứng; xác định đúng đối tượng của hợp đồng, giao dịch (trên cơ sở các giấy tờ, tài

<small>liệu vê tai sản, vê công việc phải làm... mà người yêu câu công chứng cung cap);</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

xác định đúng nội dung các điều khoản của hợp đồng, giao dịch (trên cơ sở ghi nhận chính xác ý chí chủ quan của các bên tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch).

Tính hợp pháp ở đây được hiểu là việc lập và giao kết hợp đồng, giao dịch phải tuân thủ đúng thủ tục mà pháp luật quy định, đồng thời nội dung các điều khoản, thỏa thuận (ý chí của các bên) trong hợp đồng giao dịch cũng không được trái với quy định của pháp luật. Có nghĩa là, chỉ các hợp đồng, giao dich hợp pháp mới được công chứng viên xác nhận, những hợp đồng, giao dịch bất hợp pháp sẽ bị từ chối cơng chứng. Chính đặc điểm này của công chứng quy định chức năng bảo

<small>đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch, ngăn ngừa vi phạm pháp luật, phòng ngừa</small>

tranh chấp, bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân, tổ chức liên quan đến

<small>giao dịch.</small>

1.1.2.3. Thứ ba, về phạm vi công chứng

Luật Công chứng không quy định cụ thé phạm vi những hợp đồng, giao dịch nào bắt buộc phải công chứng nhưng tại các quy định của các luật chuyên ngành

khác có liên quan, chúng ta có thé liệt kê một số loại hợp đồng, giao dịch sau thuộc

diện phải công chứng: hợp đồng mua bán, cho thuê, thuê mua, tặng cho, đôi, thừa kế, thé chấp, cho mượn, cho ở nhờ và uy quyền quản lý nhà ở (Điều 90 và Khoản 3 Điều 93 Luật Nhà ở); hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013); hợp đồng thuê mua nhà, cơng trình xây dựng (Khoản 2 Điều 73 Luật Kinh doanh bat động sản 2006)...

Ngoài một số loại hợp đồng, giao dịch theo quy định của pháp luật bắt buộc phải công chứng ké trên, các hợp đồng, giao dịch khác chỉ được công chứng khi các bên tham gia giao kết hợp đồng, giao dich “tw nguyện yêu cầu công chứng” (miễn là không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội) .

1.1.2.4. Về chức năng của cơng chứng

Mục đích và phạm vi cơng chứng là những yếu tố có ảnh hưởng quyết định

<small>đên chức năng của hoạt động này. Mục đích của cơng chứng càng cao bao nhiêu thì</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<small>chức năng của công chứng cảng quan trọng bây nhiêu. Pham vi cơng chứng càng</small>

<small>rộng bao nhiêu thì chức năng của công chứng càng lớn bây nhiêu.</small>

Cùng với sự phát triển của các hệ thống pháp luật, cho đến nay, trên thế giới đã định hình ba hệ thống cơng chứng khác nhau: hệ thống công chứng Anglo-Sacxon, tương ứng với hệ thống pháp luật Anglo-Sacxon (Common Law); hệ thống công chứng tập thé (Collectiviste), tương ứng với hệ thống pháp luật XHCN (Sovietique) và hệ thống công chứng Latinh, tương ứng với hệ thống luật La Mã -còn gọi là hệ thống pháp luật dân sự (Civil Law). Mặc dù hình thành ba hệ thống cơng chứng như trên, song chung quy lai, chỉ có hai mơ hình tổ chức cơng chứng: mơ hình t6 chức cơng chứng tự do (ở hệ thống công chứng La-tinh và hệ thống cơng chứng Anglo-Saxon) và mơ hình tổ chức cơng chứng nhà nước (ở hệ thống

<small>công chứng Collectiviste). Cho dù theo mơ hình cơng chứng nao thì một trong</small>

những chức năng mang tính cơ bản, truyền thống của cơng chứng vẫn là bảo đảm an

<small>toàn pháp ly cho các giao dịch, ngăn ngừa vi phạm pháp luật, phòng ngừa tranh</small>

chấp, bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân, tơ chức liên quan đến giao dịch. Chính vì vậy, cơng chứng viên thường được coi như là “thẩm phán hợp đồng” hay “thẩm phán phòng ngừa”. Với mục tiêu xây dựng và phát triển công chứng Việt Nam theo các chuẩn mực, thông lệ của hệ thống công chứng La-tinh, chức năng của công chứng Việt Nam cũng khơng năm ngồi quy định mang tính truyền thống này.

Một chức năng nữa của công chứng cũng không kém phần quan trọng đó là chức năng tạo lập và cung cấp các chứng cứ cho hoạt động tài phán. Pháp luật công chứng của nước ta đã khang định chức năng này thông qua việc dé cao giá trị pháp ly của văn bản công chứng. Khoản 2 Điều 6 Luật Công chứng quy định: “Van bản công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong văn bản cơng chứng khơng phải chứng mình, trừ trường hop bị Tồ án tun bố là vơ hiệu”. Sở di văn bản cơng chứng có giá trị chứng cứ là bởi những tình tiết, sự kiện, những thỏa thuận

<small>trong đó đã được cơng chứng viên xác nhận là “xác thực” và “hợp pháp” theo một</small>

<small>thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. Chính vì độ tin cậy cao như vậy nên văn bản</small>

công chứng không thẻ tùy tiện bị hủy bỏ. Việc hủy bỏ văn bản công chứng chỉ có

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

thé được thực hiện khi có sự đồng ý của tất cả các bên tham gia hợp đồng giao dịch (Điều 44 Luật Công chứng) hoặc phải do Tòa án tuyên bằng một bản án có hiệu lực pháp luật, sau khi trải qua một quá trình tố tụng chặt chẽ. Những tình tiết, sự kiện

<small>trong văn bản công chứng không những là “chứng cứ thơng thường” [22, tr. 21] macịn là chứng cứ “không phải chứng minh”, nghĩa là cơ quan tài phán khi xử lý vụ</small>

việc tranh chấp sẽ mặc nhiên thừa nhận chứng cứ, không cần phải xác minh xem những tình tiết, sự kiện đó có “xác thực” hay khơng. Điều này cũng phù hợp với quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự (TTDS) 2004 về nguồn chứng cứ và những tình tiết, sự kiện khơng phải chứng minh. Điều 81 Bộ luật TTDS quy định nguồn chứng cứ: “Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây: Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được...” và Diém c Khoản 1 Điều 80 Bộ luật TTDS quy định “nhiing tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp” là “những tình tiết, sự kiện khơng phải chứng minh”. Chính chức năng này quy định bản chất của hoạt động công chứng là một hoạt động bồ trợ tư pháp, một

<small>biện pháp bảo đảm an toàn pháp lý, chứ khơng phải là một thủ tục hành chính (như</small>

quan niệm của các nhà làm luật thời điểm trước khi Luật Công chứng ra đời).

12. QUAN LÝ NHÀ NƯỚC DOI VỚI HOẠT DONG CÔNG CHỨNG

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động cơng chứng

Dịch vụ cơng nói chung có vai trị rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống và sự phát triển con người. Việc cung ứng dịch vụ cơng có liên quan đến đời sống của toàn xã hội, liên quan đến lợi ích của mọi người dân, chính vì thế chỉ có nhà nước, với tư cách là cơ quan được dân uỷ quyền nắm giữ quyền lực xã hội mới có đầy đủ khả năng và có trách nhiệm đảm bảo việc cung ứng này. Do đó, thực hiện tốt việc cung ứng cũng như trách nhiệm quản lý nhà nước đối với dịch vụ công là yếu tố tạo niềm tin của công dân đối với nhà nước. Nói cách

<small>khác, cung ứng và quản lý dịch vụ cơng là một trong những chức năng quan trọng</small>

của nhà nước đối với xã hội - chức năng phục vụ xã hội. Nhà nước có thé tổ chức việc cung ứng và quản lý dịch vụ cơng dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm đáp

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân. Nếu việc cung ứng dịch vụ của các cơ quan nhà nước không đủ để đáp ứng được nhu cầu của người dân và xã hội thì nhà nước phải mở rộng phạm vi chủ thể tham gia cung ứng dịch vụ băng cách cân nhắc, chuyển giao cho khu vực ngoài nhà nước cùng tham gia cung ứng trên cơ sở giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích của nhà nước, xã hội va công dân. Về ban chat, công chứng cũng là một dịch vụ như vậy. Ở nước ta, trong số các dịch vụ công, công chứng là một loại hình dịch vụ đặc biệt, vừa do nhà nước trực tiếp thực hiện việc cung ứng (thông qua các Phịng cơng chứng), vừa do các tổ chức phi nhà nước

<small>thực hiện việc cung ứng (thơng qua các Văn phịng công chứng), dưới sự giám sát</small> chặt chẽ của nhà nước về số lượng, chất lượng và giá cả dịch vụ. Bằng các cơng cụ quản lý của mình, nhà nước thực hiện việc quản lý đối với hoạt động công chứng nhăm bảo đảm các mục tiêu xã hội đã đề ra, hướng dịch vụ này vận động, phát triển phủ hop với lợi ích của nhà nước, yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân.

Như vậy, quản lý nhà nước về công chứng là những cách thức, biện pháp mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyên tác động lên q trình thực hiện hoạt động cơng chứng nhằm bảo đảm quản lý theo đúng mục tiêu, định hướng nhà nước đặt ra và mong muốn đạt tới, đó là làm cho các hoạt động này diễn ra theo

<small>dung quy định của pháp luật, bao dam an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, kinh</small>

tế, thương mai..., góp phan phịng ngừa vi phạm pháp luật, duy trì trật tự an toàn xã hội (Nguyễn Ngọc Hiến, 1996) [15].

1.2.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với hoạt động cơng chứng 1.2.2.1. Về chủ thể có thẩm quyên quản lý nhà nước doi với hoạt động

<small>công chứng</small>

Việc quản lý hoạt động công chứng do các chủ thê quản lý nhà nước có thâm quyền thực hiện. Theo quy định tại Điều 11 Luật Công chứng (Trách nhiệm quản lý nhà nước về công chứng), về cơ bản, cơ ché quản ly nhà nước đối với hoạt động công chứng ở nước ta được xây dựng theo trục dọc, gồm Chính phủ - Bộ Tư pháp (và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan) - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND cấp tỉnh). Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

về cơng chứng, cịn Bộ Tư pháp đóng vai trị là cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương, chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quan ly nha nước về công chứng. Bộ Ngoại giao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng của cơ quan

<small>đại diện Việt Nam ở nước ngoài (do viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao đượcgiao thực hiện công chứng). Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ,</small>

quyền hạn của mình cũng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng. UBND cấp tỉnh được phân cấp là cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng ở địa phương với những nhiệm vụ, quyền hạn hết sức quan trong, cụ thé, có liên quan trực tiếp đến tô chức và hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng cũng như hoạt động của các công chứng viên ở địa phương: thực hiện các biện pháp phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương; thành lập, giải thé Phịng cơng chứng: quyết định, thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng: tô chức việc cấp, thu hồi giấy đăng ký hoạt động của Văn phịng cơng chứng: cho phép chun đổi loại hình Văn phịng cơng chứng: chỉ đạo Sở Tư pháp xây dựng cơ sở đữ liệu về hợp đồng, giao dịch liên quan đến bat động sản đã được cơng chứng...

Có thé thấy, dé tăng cường cơng tác quản ly nhà nước về công chứng, Luật Công chứng đã phân định rõ chức năng của các cơ quan trong quản lý về tổ chức và hoạt động cơng chứng, theo hướng tăng cường vai trị của UBND cấp tỉnh đối với việc phát triển và quản lý hệ thống tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương mình, đồng thời bảo đảm tính thống nhất trong việc quản lý nhà nước về công chứng trên phạm vi tồn quốc, trong đó Bộ Tư pháp là đầu mối giúp Chính phủ thực

<small>hiện nhiệm vụ này.</small>

1.2.2.2. Nội dung quản lý nhà nước doi với hoạt động công chứng

Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng tựu trung lại có thé quy vào hai lĩnh vực chủ yếu: đó là lĩnh vực xây dựng, hồn thiện pháp luật về công chứng và lĩnh vực tổ chức thực hiện pháp luật về công chứng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

a. Xây dựng, hồn thiện pháp luật về cơng chứng

Nhà nước quản lý xã hội bằng công cụ chủ yếu là pháp luật. Việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về cơng chứng vì thế đóng vai trị quan trọng hàng đầu, đó chính là yếu tố tiền đề cho công tác quản lý nhà nước trên thực tiễn. Nội dung này

<small>được thực hiện dưới các hình thức hoạt động như: xây dựng, ban hành văn bản quy</small>

phạm pháp luật mới; sửa đôi những quy phạm pháp luật không còn phù hợp với thực tiễn, bố sung những quy phạm pháp luật còn thiếu dé điều chỉnh các quan hệ

<small>phát sinh trong lĩnh vực công chứng cũng như hủy bỏ những quy phạm pháp luật sai</small>

trái nhằm tạo nên một hệ thống pháp luật về công chứng đồng bộ, thống nhất, phù

hợp với thực tiến.

Hoạt động xây dựng và hồn thiện pháp luật về cơng chứng bao gồm nhiều quá trình khác nhau, với sự tham gia của nhiều cơ quan nhà nước, tô chức xã hội và đông đảo người dân nhưng trách nhiệm chính vẫn thuộc về các chủ thé có thâm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động cơng chứng: Chính phủ, Bộ Tư pháp (các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan), UBND cấp tỉnh.

<small>Pháp luật với tư cách là công cụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực công chứng</small>

bao gồm những quy phạm điều chỉnh các van dé cụ thé như: xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tông thể phát triển nghề công chứng; quản lý tổ chức và hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên. Các quy phạm này càng day đủ, chi tiết bao nhiêu thì việc tơ chức triển khai thực hiện trên thực tế sẽ dé dang bấy nhiêu.

b. Tổ chức thực hiện pháp luật về công chứng

Để quản lý xã hội bằng pháp luật và pháp luật có vị trí thượng tơn, việc tơ chức thực hiện pháp luật là một yếu tố rất quan trong [13]. Pháp luật về công chứng được ban hành dù có đáp ứng được các u cầu về tính khả thi, thống nhất, tính đồng bộ, phù hợp với thực tiễn khách quan... nhưng tự thân nó khơng thể đi vào cuộc sống mà phải thông qua khâu tô chức thực hiện của các chủ thể quản lý có thâm quyên. Nói một cách khác, dé các quy định pháp luật về cơng chứng thật sự đi

<small>vào cuộc sơng thì các chủ thê có thâm quyên quản lý cân phải tiên hành tôt việc tô</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

chức thực hiện, trong đó bao gồm nhiều cơng việc như: tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công chứng dé nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân cũng như

<small>đội ngũ cán bộ, công chức thực thi, áp dụng pháp luật; tang cường công tác thanh</small>

tra, kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động công chứng: thực hiện tốt chế độ báo cáo, thống kê, tong kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong quản ly nhà nước đối với hoạt động công chứng: day mạnh việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công chứng nhằm nâng cao chất lượng của dịch vụ cơng chứng trong tiến trình

<small>xã hội hóa...</small>

Thứ nhất, việc tuyên truyền, pho biến, giáo duc pháp luật về công chứng. Ở nước ta, công chứng là một lĩnh vực còn khá mới mẻ. So với các nước trên thế giới, lịch sử cơng chứng đã có từ hàng trăm năm thì ở nước ta hệ thống cơng chứng mới được xây dựng và phát triển khoảng hai thập ky trở lại đây (kể từ khi Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 45-HDBT ngày 27/02/1991). Nhận thức của nhân dân cũng như các cơ quan, tổ chức về cơng chứng cịn nhiều hạn chế, nhất là trong khoảng thời gian từ 2006 trở về trước (thời điểm ban hành Luật Công chứng), khi chúng ta chưa tiến hành xã hội hóa hoạt động cơng chứng, chưa thực sự

<small>tách bạch việc cơng chứng và chứng thực. Vì vậy, trong thời gian tới đây, công tác</small>

tuyên truyền, phô biến, giáo dục pháp luật về công chứng cần được tăng cường hơn nữa nhăm nâng cao nhận thức của các cá nhân, tơ chức về vị tri, vai trị của cơng chứng trong việc bảo đảm an tồn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch.

Thứ hai, việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, t6 cáo và xử lý những

<small>vi phạm trong hoạt động công chứng.</small>

Thanh tra, kiểm tra là một trong những nội dung hoạt động quan trọng của quản lý nhà nước về công chứng. Việc thanh tra, kiểm tra có thể được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của pháp luật. Mục đích của việc thanh tra, kiểm tra là nhằm đưa hoạt động công chứng đạt được các mục tiêu quản ly mà Nha nước đặt ra. Thông qua thanh tra, kiểm tra, các nhà quản lý có thể đánh giá đúng thực trạng hoạt động của các công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng:

<small>phát hiện các sai sót trong hoạt động của các cơng chứng viên và tô chức hành nghê</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

công chứng: từ đó kịp thời chan chỉnh và có hình thức xử lý nghiêm minh đối với các vi phạm pháp luật trong việc công chứng hợp đồng, giao dịch.

Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền hiến định của công dân, được quy định tại Điều 30 Hiến pháp 2013. Đó là nhu cầu và khả năng của công dân được Nhà nước bảo đảm để phản ứng lại những việc làm của cơ quan, tô chức, cá nhân khi công dân cho rằng những việc làm đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình (trong trường hợp khiếu nại) hoặc của tơ chức, cá nhân khác. Thông qua việc giải quyết khiếu nại, tổ cáo, các chủ thể quản lý nhà nước có thâm quyền có thể phát hiện các sai sót trong hoạt động của các công chứng viên và tô chức hành nghề cơng chứng, từ đó có thể kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, nhằm bảo vệ qun, lợi ích hợp pháp của cơng dân.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, t6 cáo, các cơ quan quản lý nhà nước có thâm quyền cũng có điều kiện trực tiếp giám sát việc tuân thủ pháp luật công chứng của các tổ chức, cá nhân liên quan, thấy rõ những vướng mắc, bat cập nảy sinh (về thể chế và tổ chức thực hiện), thậm chí là cả những sơ hở trong quy định của pháp luật dé đề xuất, kiến nghị với cơ quan có thâm quyền các biện pháp khắc phục, sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật cho phù hop, góp phan nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

<small>cơng dân.</small>

Thứ ba, chế độ bdo cáo, thong ké, tong két, danh gid, rut kinh nghiém trong quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng.

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng, công tác báo cáo, thống kê, sơ kết, tông kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong quản lý cũng cần được chú trọng đúng mức. Đây cũng là một trong những nội dung quản lý mà các cơ quan có thâm quyền thường xuyên triển khai để nắm bắt thông tin thông qua việc tiếp nhận, so sánh, đối chiếu số liệu báo cáo với tình hình thực tiễn. Từ đó, các nhà quản lý có thể đánh giá chính xác thực trạng to chức và hoạt động công chứng cũng như thực trạng công tác quản lý nhà nước về công chứng trong một thời kỳ, một giai đoạn nhất định dé có thé kịp thời dự báo, xây dựng và điều chỉnh chiến

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, chính sách, pháp luật cho hoạt động cơng chứng ở những giai đoạn tiếp theo.

Việc sơ kết, tong kết cũng nhằm mục đích xác định rõ những nguyên nhân dẫn đến những van dé cịn tơn tại, u kém và thảo luận các giải pháp tháo gỡ khó khăn, bất cập, đồng thời đề nghị cấp có thấm quyền hồn thiện các quy định pháp luật về công chứng.

Tht tư, việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công chứng.

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công chứng vừa là nhu cầu, địi hỏi bức thiết trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế, hội nhập khu vực dé tránh bị tụt hậu, vừa là động lực thúc day hoạt động công chứng ngày càng phát trién, đồng thời tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng và các công chứng viên của Việt Nam gặp gỡ, giao lưu, trao đổi, học hỏi những kinh nghiệm cũng như tiếp nhận sự hỗ trợ kỹ thuật từ các nước để hiện đại hóa và cải cách thê chế cơng chứng. Việc hợp tác quốc tế về công chứng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp luật quy định tại Nghị định số 78/2008/NĐ-CP ngày 17.7.2008 của Chính phủ Về quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật (Nghị định số 78/2008/NĐ-CP ngày 17.7.2008). Theo đó, hợp tác quốc tế có thể diễn ra dưới các hình thức như: ký kết các thỏa thuận hợp tác; tô chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm khoa học, tập huấn chun sâu về pháp luật cơng chứng có sự tham gia hoặc tài trợ của cơ quan, tổ chức nước ngoài; tổ chức các đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực công chứng; tổ chức kết nghĩa về công chứng giữa các tô chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên Việt Nam với các tô chức xã hội -nghề nghiệp của công chứng viên các nước... (Điều 4 Nghị định số

<small>78/2008/NĐ-CP ngày 17.7.2008).</small>

1.2.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng

a. Trong việc xây dựng chiến lược phát triển toàn ngành, đáp ứng yêu cau của đời sống xã hội

Vai trò của quản lý nhà nước là hết sức cần thiết đối với sự phát triển của

<small>ngành công chứng, đáp ứng yêu câu của đời sông xã hội. Các cơ quan quản lý nhà</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

nước đóng vai trị là người xây dựng chiến lược, quy hoạch, định hướng phát triển mạng lưới các tổ chức hành nghề công chứng, đồng thời, tổ chức chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển hệ thống các tô chức hành nghề công chứng trên phạm vi cả nước cũng như từng vùng miền, địa phương. Quản lý nhà nước đối với công chứng góp phan bảo đảm sự phát triển ơn định, cân bằng, hai hịa của hoạt

<small>động cơng chứng theo định hướng xã hội hóa mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra.</small>

Xã hội hóa cơng chứng là q trình Nhà nước tiễn hành đổi mới tổ chức, hoạt động công chứng theo hướng tách dần việc công chứng (vốn được coi là một

<small>thủ tục hành chính) ra khỏi chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, thực</small>

hiện chuyền giao việc cơng chứng (với tính chất là một dịch vụ cơng trong lĩnh vực hành chính) sang cho các tơ chức dịch vụ của tổ chức, cá nhân phi nhà nước thực hiện. Xu hướng xã hội hóa là một xu hướng vận động và phát triển tất yếu của các

<small>dịch vụ cơng nói chung và cơng chứng nói riêng. Xu hướng này đặt ra những yêu</small>

cầu mới đối với hoạt động quản lý. Chuyên giao, rút dần khỏi việc cung ứng dich vu

<small>cơng chứng khơng có nghĩa là Nhà nước buông lỏng quản lý hoạt động này, mà</small>

ngược lại, Nhà nước cần phải nâng cao hơn nữa năng lực quản lý (việc này tất nhiên phải có q trình, không thể thực hiện trong một sớm một chiều) để có thé đáp ứng

<small>được mục tiêu xã hội hóa. Bởi vì, xã hội hóa cơng chứng, xét trên phương diện quản</small>

lý nhà nước, đó chỉ là sự thay đơi trong cách thức thực hiện nhiệm vụ quản lý, từ việc Nhà nước trực tiếp thực hiện theo phương thức mệnh lệnh, quyền uy - phục tùng sang việc Nhà nước giao cho các tô chức, cá nhân phi nhà nước thực hiện theo

<small>cách thức của dịch vụ công, cách thức phục vụ nhân dân. Nhà nước lúc này đóng</small>

vai trị duy nhất là người thực hiện quản lý nhà nước, ban hành chính sách, xây dựng thê chế, tạo hành lang pháp lý, bảo đảm quyên tự do kinh doanh cũng như môi

<small>trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động cơng chứng.</small>

<small>Mục tiêu của xã hội hóa hoạt động cơng chứng là mở rộng mạng lưới các tôchức hành nghê cơng chứng, tiên tới xóa bỏ dân các tơ chức hành nghê công chứngnhà nước, nâng cao chât lượng dịch vụ cơng chứng trên cơ sở chun nghiệp hóa</small>

đội ngũ công chứng viên, xây dựng được cơ chế tự quản nghề nghiệp cho hoạt động

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

bồ trợ tư pháp này. Dé đạt được mục tiêu đó, cơ chế quan lý công chứng cũng cần được xây dựng trên cơ sở sự kết hợp giữa quản lý nhà nước và quản lý của tô chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên nhằm phát huy tối đa vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp, san sẻ một phần gánh nặng quản lý với các cơ nhà nước. Cơ chế quản lý như vậy cũng hồn tồn phù hợp với tính chất của mơ hình tổ chức cơng chứng hành nghề tự do mà Việt Nam đang xây dựng và phát triển.

Vì thế, có thể khăng định, việc xã hội hóa cơng chứng và việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động cơng chứng có mối liên hệ hữu cơ, gắn bó với nhau. Muốn day nhanh việc xã hội hóa cơng chứng thì một trong

<small>những nhiệm vụ quan trọng là phải nâng cao hơn nữa năng lực quản lý nhà nước</small>

của các cơ quan có thâm quyền, đồng thời, phải xây dựng cơ chế kết hợp giữa quản ly nhà nước vĩ mô của các cơ quan có thẩm quyền với sự quản lý nghề nghiệp của

<small>tô chức xã hội - nghê nghiệp của công chứng viên dưới chê độ tự quản công chứng.</small>

b. Trong việc tổ chức thực hiện hoạt động công chứng đúng pháp luật, hiệu quả, bảo vệ quyên lợi ích hợp pháp của cá nhân tổ chức, phục vụ yêu cau

<small>quản lý xã hội</small>

Vai trò của quản lý nhà nước không chỉ được thể hiện ở việc xây dựng chương trình, chiến lược về phát triển dịch vụ cơng chứng theo định hướng xã hội hóa mà cịn được thê hiện ở việc tổ chức thực hiện hoạt động công chứng trên thực tế nhằm điều tiết sự phát triển của loại hình dịch vụ này. Nếu khơng có sự quản lý chặt chẽ từ phía các chủ thé có thẩm quyền quan ly thì hoạt động cơng chứng sẽ diễn ra một cách tự phát: các tổ chức hành nghề công chứng được thành lập một cách tự do, khơng theo quy hoạch, dẫn đến tình trạng nơi thừa, nơi thiếu; các công chứng viên được bổ nhiệm một cách tràn lan, việc bồi dưỡng, dao tạo, tập sự hành nghề không được chú trọng một cách thường xuyên, liên tục, dé dẫn đến những sai phạm, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ

<small>chức, cá nhân...</small>

Quản lý nhà nước đối với cơng chứng chính là một khía cạnh thê hiện vai trò

<small>quản lý xã hội của nhà nước, phục vụ yêu câu quản lý xã hội của nhà nước. Bởi vì,</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

xét trên phương diện quản lý nhà nước, cơng chứng có vai trị thiết lập, bảo vệ, duy trì sự ơn định cho các quan hệ dân sự, kinh té, thuong mai, bao dam trat tu, ky cương xã hội. Điều nay được thé hiện thông qua việc Nhà nước quy định bắt buộc phải công chứng đối với một số loại hợp đồng, giao dịch nhất định. Đó có thể là các hợp đồng, giao dịch liên quan đến những loại tài sản có giá trị rất lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển ôn định về kinh tế - xã hội của đất nước hoặc các hợp đồng, giao dịch trong những lĩnh vực dễ xảy ra tranh chấp, kiện cáo phức tạp và kéo dài, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an tồn xã hội như nhà, đất... Thơng qua việc quản lý hoạt động công chứng, Nhà nước nắm bắt được các yếu tô về chủ thé, đối tượng, nội dung của hợp đồng, giao dịch mà các cá nhân, tô chức tham gia giao kết cũng như việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của họ; giám sát, bảo đảm cho các giao dịch diễn ra phù hợp với các quy định pháp luật. Từ đó, Nhà nước có thé quản lý một cách hiệu quả các giao dịch liên quan đến những lĩnh vực, những loại tài sản nhất định mà Nhà nước cho rằng cần thiết phải có sự kiểm soát, phục vụ yêu cầu quản lý

<small>xã hội.</small>

<small>c. Trong việc phòng ngừa, phát hiện và xứ lý nhanh chóng, kip thời,</small>

đúng pháp luật các vi phạm trong lĩnh vực cơng chứng, bảo vệ các qun, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức

Bằng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, các chủ thê có thâm quyền quản lý nhà nước về cơng chứng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý những vi phạm trong lĩnh vực công chứng, bảo vệ các quyên, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tơ chức. Vai trị phịng ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công chứng của các chủ thé có thâm quyền quan lý nhà nước thé hiện ở chỗ, thanh tra, kiểm tra, giám sát là hiện thân của kỷ cương pháp luật, việc thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ hay đột xuất vơ hình chung ln tạo nên một sức ép nhất định đối với các đối tượng quản lý, nhờ đó nó đã hạn chế sự vi phạm pháp luật. Khơng chỉ phịng ngừa vi phạm, thơng qua thanh tra, kiểm tra, giám sát, các cơ quan quan lý cịn có thé phát hiện và xử lý kịp thời, nhanh chóng,

<small>đúng quy định pháp luật những vi phạm trong lĩnh vực công chứng. Việc quan lý</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

nhà nước về công chứng thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chính là hoạt động xem xét việc làm của các tổ chức hành nghề công chứng, các cơng chứng viên có đúng các quy định của pháp luật hay không. Nếu phát hiện họ làm chưa đúng thì kịp thời chấn chỉnh vi phạm, giúp họ nhận thức và chấp hành đầy đủ, nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, thậm chí nếu vi phạm nghiêm trọng thì phải có những hình thức xử lý nghiêm khắc, mang tính răn đe.

1.3. CÁC YEU TO ANH HUONG DEN HIEU QUA HOAT DONG QUAN LÝ NHÀ NƯỚC DOI VỚI CONG CHUNG

1.3.1. Hệ thống pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước về công chứng

Pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả quản lý nhà nước đối với công chứng. Bởi lẽ, đây là cơ sở cho hoạt động quản lý của các chủ thé có thâm quyền quản lý nha nước về công chứng. Bằng các quy định pháp luật, nhà nước trao quyền quản lý nhà nước cho các chủ thể quản lý, xác định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như định ra nội dung, cách thức quan lý đối với từng chủ thé có thâm quyên quản lý.

Pháp luật cũng chính là cơng cụ quản lý của các chủ thé có thâm quyén quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng. Nhà nước ban hành pháp luật, thông qua pháp luật dé tác động quản lý đến hoạt động công chứng, thiết lập trật tự trong việc cung cấp dịch vụ công chứng của các tô chức hành nghề công chứng và các công

<small>chứng viên.</small>

Ngoài ra, pháp luật cũng là cơ sở dé các chủ thé có thẩm quyền quản lý kiểm tra, giám sát, đánh giá sự tuân thủ pháp luật của các tổ chức hành nghề công chứng

<small>và công chứng viên trong hoạt động công chứng. Pháp luật vừa là cơ sở pháp lý cho</small>

hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá của các chủ thể có thâm quyền quản lý, vừa là chuẩn mực, khn mẫu dé các chủ thé có thâm quyền quản lý căn cứ vào đó đánh giá, kết luận việc tuân thủ hay không tuân thủ pháp luật của các tổ chức hành nghề

<small>công chứng và các cơng chứng viên.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Chính vì thế, có thể nói, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước đối với công chứng phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này. Nếu hệ thống pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước đối với công chứng đây đủ, rõ ràng, minh bạch, phù hợp với điều kiện thực tế khách quan thì việc quản lý sẽ đạt được hiệu lực, hiệu quả cao nhất, đáp ứng được yêu cầu quản lý. Nếu ngược lại, nó sẽ tạo ra những lỗ hồng pháp lý, tạo điều kiện cho những hành vi “lách luật”, thậm chí vi phạm pháp luật của các đối tượng quản lý, khiến cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng của các chủ thé quản lý trở

<small>nên bị động, kém hiệu quả.</small>

1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công chứng và đội ngũ nhân

<small>sự quản lý</small>

Hệ thống các cơ quản lý nhà nước về công chứng từ trung ương đến địa phương là một bộ phận không tách rời của bộ máy quản lý nhà nước, là điều kiện thiết yếu để Nhà nước tiến hành việc quản lý hoạt động công chứng. Mỗi cơ quan trong hệ thống này đều có những nhiệm vụ riêng biệt, những thấm quyền nhất định được pháp luật xác định cụ thé. Vấn dé đặt ra là mặc dù có rất nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý nhưng không phải lúc nào hoạt động quản lý nhà nước đối với công chứng cũng bảo đảm được tính đồng bộ, thống nhất. Vì vậy, nếu khơng có một hệ thống các cơ quan quan lý nhà nước gọn nhẹ, it tầng nắc thì hoạt động quản lý nhà nước về công chứng không thê diễn ra suôn sẻ, nhịp nhàng, linh hoạt, đầy đủ và rộng khắp. Bộ máy quản lý rõ ràng, minh bạch còn là yếu tố bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước về công chứng tránh được sự chồng chéo về nhiệm vụ giữa các cơ

<small>quan quản lý cũng như bỏ sót nhiệm vụ.</small>

<small>Đội ngũ nhân sự có vai trị quan trọng trong việc bảo đảm hiệu lực, hiệu quả</small>

hoạt động quan lý nha nước đối với công chứng. Bằng những hoạt động cụ thé, cán bộ, công chức quản lý chính là những người trực tiếp đưa hệ thống pháp luật vào

<small>quản lý hoạt động cơng chứng. Trình độ nhận thức, năng lực chuyên môn của đội</small>

ngũ cán bộ, công chức cũng là yếu tố có ảnh hưởng rất quan trọng trong việc vận

<small>dụng các quy định pháp luật vào quản lý hoạt động công chứng.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Do vậy, có thé nói, hiệu quả quan lý nhà nước đối với hoạt động công chứng được quyết định bởi năng lực của cơ quan quản lý và đội ngũ cán bộ, công chức làm

<small>công tác quản lý. Việc xây dựng một bộ máy quản lý tinh gọn, hiệu quả, đội ngũ</small>

cán bộ, cơng chức quản lý có đủ pham chat, năng lực dé phục vụ cho bộ máy quản lý đó, vì vậy, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong bối cảnh xã hội hóa, chuyên nghiệp hóa hoạt động cơng chứng ở nước ta hiện nay. Đây là yếu tố có tính chất quyết định đến hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với công chứng.

1.3.3. Cơ sở vật chất bảo đảm hoạt động quản lý nhà nước về công

Cơ sở vật chất là một trong những điều kiện cần thiết để các chủ thể quản lý thực hiện tốt việc quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng. Muốn dịch vụ công chứng đáp ứng được nhu cầu của người dân và công tác quản lý nhà nước đạt hiệu quả, Nhà nước cũng cần quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu như: cơng sở, các loại máy móc bồ trợ và đặc biệt là hệ thong công nghệ thông tin, dữ liệu quản lý chuyên ngành. Hệ thống thông tin công chứng không chỉ tạo thuận lợi cho việc cung cấp dịch vụ của chính bản thân các tơ chức hành nghề cơng chứng, các cơng chứng viên mà cịn có thể hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước. Nó cho phép các cơ quan có thâm quyền quản lý theo dõi, nắm bắt được day đủ quá trình hoạt động của các tổ chức, cá nhân cũng như kiểm soát được các hợp dong, giao dịch liên quan đến hoạt động cơng chứng.

1.3.4. Tình hình kinh tế - xã hội

Tình hình kinh tế - xã hội tác động đến hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với cơng chứng bởi vì, sự phát triển của kinh tế - xã hội đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với việc cung cấp dịch vụ công chứng (một trong những loại hình dịch vụ cơng trong lĩnh vực hành chính). Khi kinh té phat triển, xã hội văn minh, trình độ dân trí và pháp luật của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu cần được sự “bảo hộ” của Nhà nước khi tham gia vào các giao dịch dân sự, kinh tẾ, thương mại của các cá nhân, tô chức ngày càng cao thì địi hỏi đối với việc tổ chức, hoạt động

<small>cơng chứng theo hướng chuyên nghiệp ngày càng lớn. Theo đó, vai trò quản lý nhà</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<small>nước cũng cân phải được tăng cường, nhăm bảo đảm cho hoạt động này diễn ratrong sự kiêm soát, phát triên đúng với mục đích quản lý của Nhà nước, phù hợpvới lợi ích chung của tồn xã hội và nguyện vọng của nhân dân.</small>

1.3.5. Quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực cơng chứng

Chúng ta có thê thấy rõ sự tác động của quá trình hội nhập quốc tế đối với hoạt động cơng chứng nói chung và quản lý nhà nước đối với cơng chứng nói riêng ở nước ta qua hai sự kiện: Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007 và tham gia Liên minh công chứng quốc tế (UINL) năm 2013. Sau khi nước CHXHCN Việt Nam gia nhập WTO, chế định cơng chứng đã có sự thay đơi lớn, mang tính đột phá với sự ra đời của Luật Cơng chứng 2006 (thay thế Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về cơng chứng, chứng thực), đánh dấu việc chuyên đổi thiết chế công chứng Việt Nam từ mơ hình tổ chức cơng chứng Nhà nước bao cấp sang mơ hình cơng chứng hành nghề tự do. Mơ hình tổ chức cơng chứng thay đơi đương nhiên kéo theo sự thay đổi của cơ chế quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng va sự thay đổi này mang đến nhiều sự tích cực, thúc đây sự phát trién mạnh mẽ của công chứng, khang định vai trò ngày càng quan trọng của thiết chế này trong việc bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao

<small>dịch.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<small>CHƯƠNG 2</small>

THUC TRANG QUAN LÝ NHÀ NƯỚC DOI VỚI HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1. THUC TIEN QUAN LÝ NHÀ NƯỚC DOI VỚI HOẠT DONG CÔNG CHUNG CUA CÁC CHỦ THE CÓ THAM QUYEN

<small>2.1.1. Chinh phu</small>

Khoản 1 Điều 11 Luật Công chứng quy định: “Chinh phủ thống nhất quản ly nhà nước về công chứng ”. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ 2001:

Chính phủ “thong nhất quản lý cơng tác hành chính tư pháp, các hoạt động về luật sư, giám định tư pháp, công chứng và bồ trợ tư pháp... ” (Khoản 4, Điều 18).

Sau khi Luật Cơng chứng được Quốc hội thơng qua, Chính phủ với vai trò là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về công chứng đã ban hành 04 Nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành 04 Quyết định. Cụ thể như sau:

- Nghi định số 02/2008/NĐ-CP ngày 04/01/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng (Nghị định số

<small>02/2008/NĐ-CP ngày 04/01/2008).</small>

- __ Nghị định số 04/2013/NĐ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng (Nghị định số 04/2013/NĐ-CP ngày 07/01/2013) (thay thế Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày

- _ Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23/7/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp (Nghị định số 60/2009/NĐ-CP

<small>ngày 23/7/2009).</small>

- Nghi định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bồ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hơn

<small>nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (Nghị định</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013) (thay thế Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày

- - Quyết định số 27/2012/QĐ-TTg ngày 11/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Chấp hành viên, Công chứng viên, Thâm tra viên và Thư ký thi hành án.

- _ Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 10/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dé án “Xây dựng Quy hoạch tông thé phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020”.

- _ Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 17/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Tiêu chí quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề cơng chứng ở Việt Nam đến năm 2020”.

- __ Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tông thé phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020” (Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012).

<small>Trong các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ</small>

ban hành ké trên, chúng ta cần phải kể đến Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012. Đây là văn bản hết sức quan trọng, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển nghề cơng chứng ở Việt Nam có một “bản đồ” quy hoạch các tổ chức hành nghề công chứng, phù hợp với u cầu xã hội hóa cơng chứng và thơng lệ quốc tế. Theo đó, đến năm 2020, tổng số quy hoạch phát triển khoảng 1.700 tổ chức hành nghề cơng chứng trên cả nước, trong đó chủ yếu phát triển Văn phịng cơng chứng: lộ trình quy hoạch theo hai giai đoạn: giai đoạn 2011 - 2015: Quy hoạch phát triển khoảng 1.000 tổ chức hành nghề công chứng: giai đoạn 2016 - 2020: Quy hoạch phát triển khoảng 700 tô chức hành nghề công chứng. Việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thé phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020” với số lượng, lộ trình cụ thể giúp cho các cơ quan quản lý hạn chế được việc phát triển một cách tràn lan, tùy tiện, “quá nóng” các tơ chức hành nghề cơng chứng trước u cầu xã hội hóa như trong thời gian vừa qua tại một số địa phương (Hà Nội, Nghệ An...), đồng thời, vẫn bảo đảm phát triển mạng lưới các

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

tổ chức hành nghề công chứng rộng khắp và có sự phân bố hợp lý trên cả nước, tạo điều kiện thuận tiện cho các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các yêu cầu công

Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Công chứng được ban hành kịp thời đã

nhanh chóng được triển khai thi hành trên thực tế. Ngồi ra, trong q trình triển khai thi hành Luật Cơng chứng, Chính phủ cũng ln rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung những văn ban hướng dẫn dé tạo sự thống nhất và thực hiện có hiệu quả những quy định của Luật Cơng chứng như: Nghị định số 04/2013/NĐ-CP ngày 07/01/2013 (thay thế Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày 04/01/2008); Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 (thay thế Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày

<small>2.1.2. Bộ Tư pháp (các Bộ. cơ quan ngang Bộ có liên quan)</small>

Khoản 2, 3, 4 Điều 11 Luật Công chứng quy định:

<small>“2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản</small>

lý nhà nước về công chứng và có các nhiệm vụ, quyên hạn sau đây: a) Xây dựng và trình Chính phủ chính sách phát triển cơng chứng;

b) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyên ban hành văn ban quy phạm pháp luật về cơng chứng;

c) Quy định chương trình khung đào tạo nghề công chứng, quản lý việc tổ chức, dao tạo nghề công chứng; ban hành quy chế tập sự hành nghệ công chứng; ban hành quy tac đạo đức hành nghề công chứng; bồ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên; cấp thẻ công chứng viên;

d) Hướng dẫn nghiệp vụ công chứng; tuyên truyền, pho biến pháp luật về công chứng; kiểm tra, thanh tra, xử ly vi phạm, giải quyết khiếu nại, tô cáo về công

ä) Tổng kết, báo cáo Chính phủ về cơng chứng;

e) Quản ly và thực hiện hợp tác quốc tế về công chứng.

3. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc hướng

<small>dân, kiêm tra, thanh tra việc thực hiện công chứng của cơ quan đại diện ngoại giao,</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<small>cơ quan lãnh sự của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây</small>

gọi chung là cơ quan đại điện Việt Nam ở nước ngoài) và tô chức bôi dưỡng nghiệp

<small>vụ công chứng cho viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao được giao thực hiệncơng chứng.</small>

4. Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vì nhiệm vụ, quyên hạn của minh có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về

<small>cơng chứng.</small>

<small>Như vậy, Bộ Tư pháp đóng vai trò là cơ quan quản lý nhà nước ở Trung</small>

ương, chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản ly nha nước về công chứng. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quy định tại Luật Tổ chức Chính

<small>phủ 2001:</small>

<small>Bộ Tư pháp “!à cơ quan cua Chính phủ, thực hiện chức năng quan lý nhà</small>

nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực ” (Điều 22).

Bộ Ngoại giao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng của cơ quan đại diện

<small>Việt Nam ở nước ngoài (do viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao được giao thực</small>

hiện công chứng). Khoản 7, Điều § Luật Cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt

<small>Nam ở nước ngoài năm 2009 cũng quy định cơ quan đại diện: “7c hiện nhiệm vu</small>

công chứng, chứng thực phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và diéu ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên”. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định của Công ước Viên về quan hệ lãnh sự năm 1963 mà nước CHXHCN Việt Nam gia nhập ngày 20.6.1992. Khoản f, Điều 5 của Công

<small>ước nêu rõ lãnh sự có chức năng “hoạt động như một công chứng viên, một hộ tịch</small>

viên và làm những chức năng tương tự, cũng như thi hành một số chức năng có tinh chất hành chính, miễn là khơng trái gì với luật lệ của nước tiếp nhận lãnh sự ”.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng. Đây là quy định mang tính ngun tắc, vì hoạt

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

động cơng chứng với tính chất là một hoạt động bồ trợ tư pháp, ln có mối liên hệ mật thiết với các hoạt động hành chính, thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước khác nhau. Chang hạn như việc ban hành quy định về phi, thù lao cơng chứng, cần phải có sự phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính; việc ban hành quy định về công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là đất đai cần có sự phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường: việc ban hành quy định về công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là nhà ở, cơng trình xây dựng cần có sự phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Bộ xây dựng...

Công tác ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Công chứng được

<small>Bộ Tư pháp quan tâm đặc biệt. Với vai trò là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính</small>

phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về cơng chứng, Bộ Tư pháp đã chủ động,

<small>tích cực tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các Nghị định,</small>

Quyết định liên quan đến lĩnh vực công chứng.

Bộ Tư pháp cũng trực tiếp ban hành các Quyết định, Thông tư nhằm hướng dẫn thi hành, triển khai có hiệu quả Luật cơng chứng:

- _ Quyết định số 01/2008/QD-BTP ngày 20/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành một số mẫu giấy tờ dùng trong hoạt động công chứng.

- - Thông tư số 11/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số nội dung về công chứng viên, tô chức và hoạt động công chứng, quản lý nhà nước về công chứng (Thông tư số 11/2011/TT-BTP ngày

- Thông tư số 11/2012/TT-BTP ngày 30/10/2012 của Bộ Tư pháp ban hành “Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng” (Thông tư số 11/2012/TT-BTP ngày

- _ Thông tư số 01/2014/TT-BTP ngày 03/01/2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn tập sự hành nghé công chứng.

- _ Quyết định số 1953/QD-BTP ngày 30/7/2013 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện “Quy hoạch tổng thé phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020” (Quyết định số 1953/QD-BTP ngày 30/7/2013).

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Trong việc xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện pháp luật về công chứng, Bộ Tư pháp cũng đã phối hợp với các Bộ có liên quan ban hành các Thông tư liên tịch hướng dẫn một số vấn đề liên quan:

- Thong tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 19/01/2012 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử

<small>dụng phí cơng chứng.</small>

- _ Thơng tư liên tịch số 15/2013/TTLT-BTP-BGTVT-BTNMT-BCA ngày

<small>05/11/2013 cua Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ</small>

trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn việc trao

đổi, cung cấp thông tin về tai sản bảo đảm giữa co quan đăng ký giao dich bảo dam với t6 chức hành nghề công chứng, cơ quan thi hành án dân sự và co quan đăng ký quyên sở hữu, quyền sử dụng, quyền lưu hành tài san.

Ngoài ra, Bộ Tư pháp đã kịp thời ban hành nhiều công văn chỉ đạo và hướng dẫn tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho các địa phương, các tổ chức hành nghề công chứng trong việc triển khai thực hiện Luật Công chứng trên phạm

<small>VI ca nước.</small>

Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tổ cáo, xử lý những vi phạm về tổ chức và hoạt động công chứng cũng được Bộ Tư pháp xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Hàng năm, Bộ Tư pháp xây dựng kế hoạch tổ chức các đợt thanh tra về tô chức và hoạt động công chứng ở các tỉnh, thành phố. Sau 06 năm thực hiện Luật Cơng chứng (tính đến thời điểm tháng 8 năm 2013), Thanh tra Bộ Tư pháp đã tiến hành thanh tra 74 tô chức hành nghề cơng chứng,

<small>trong đó thanh tra 22 Phịng cơng chứng, 52 Văn phịng cơng chứng tại Hà Nội, Đà</small>

Nẵng, Lào Cai, Nghệ An, Đồng Nai, Bắc Ninh, Cần Thơ. Qua thanh tra, Thanh tra Bộ Tư pháp đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 15 cơng chứng viên, 14 tổ chức hành nghề cơng chứng có sai phạm [8]. Các sai phạm tập trung chủ yếu ở các van đề như: biển hiệu của một số Văn phịng cơng chứng chưa đúng theo mẫu quy định tại Thông tư số 11/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 (ghi cụm từ Sở Tư pháp tỉnh/ thành phố... ngay phía trên tên của Văn phịng cơng chứng, khiến cho người u

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

cầu cơng chứng hiểu lầm Văn phịng cơng chứng là một trong những đơn vị thuộc Sở Tư pháp); một số Văn phịng cơng chứng thu phí, thù lao cơng chứng nhưng khơng có hóa đơn, biên lai theo quy định; nhiều tổ chức hành nghề cơng chứng có sự cạnh tranh khơng lành mạnh, theo đó, tơ chức hành nghề cơng chứng trích phần trăm hoa hồng trên doanh thu cho các tổ chức tin dung, cá nhân nhằm lôi kéo các tổ chức cá nhân này sử dụng dịch vu cơng chứng của tổ chức mình...

Đồng thời, Bộ Tư pháp cũng thường xuyên chỉ đạo các Sở Tư pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.

Công tác tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng cũng được Bộ Tư pháp hết sức quan tâm, chú trọng. Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tô chức sơ kết công tác công chứng sau 02 năm thực hiện Luật Công chứng vào ngày 12/01/2010; tổ chức tong kết công tác công chứng sau 05 năm thực hiện Luật Công chứng vào ngày 12/3/2013 [8]. Các hội nghị sơ kết, tổng kết tập trung vào việc đánh giá kết quả triển khai thi hành Luật Công chứng. Tại các hội nghị này, nhiều ý kiến đề xuất, đóng góp đã được đưa ra thảo luận nhằm nâng cao hơn nữa công tác quản lý nhà nước cũng như phục vụ cho việc hoàn thiện thé chế về công chứng.

2.1.3. UBND cấp tỉnh

UBND cấp tỉnh là cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng ở địa phương. Khoản 5, Điều 11 Luật Công chứng quy định:

“5, UBND cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước về cơng chứng tại địa phương và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thực hiện các biện pháp phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương dé đáp ứng nhu cau công chứng của tô chức, cá nhân; tuyên truyén, phổ

biển pháp luật về công chứng;

</div>

×