Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

phân tích đặc điểm thẩm quyền ban hành và công dụng của các hình thức văn bản quy phạm pháp luật soạn thảo công văn học viện hành chính quốc gia về việc cập nhật đội ngũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.24 KB, 19 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đối với Ban Giám Đốc Học Viện, Lãnh đạo Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia vào hoạt động học tập để tìm hiểu và nghiên cứu. Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc, đặc biệt đến giảng viên... đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chu đáo chỉ bảo về kiến thức cũng như tài liệu, hỗ trợ tôi hoàn thành chủ đề bài tập lớn này. Sự hướng dẫn, chỉ bảo của cơ giúp tơi có thêm niềm tin và động lực để hoàn thành một cách nhanh nhất và tốt nhất với chủ đề “ Phân tích đặc điểm, thẩm quyền ban hành và công dụng của các hình thức văn bản quy phạm pháp luật. Soạn thảo cơng văn Học viện Hành chính Quốc gia về việc cập nhật đội ngũ giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ để xác định chỉ tiêu và tham gia đào tạo tại Học viện Hành chính Quốc gia”

Cuối cùng, tác giả hy vọng rằng những kiến thức này sẽ được áp dụng một cách hiệu quả. Xin cảm ơn bố mẹ, bạn bè đã tận tình giúp đỡ và đồng hành cùng tơi trong suốt q trình học tập để bài tập lớn được hồn thiện hơn.Tơi xin chân thành cảm ơn!

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Tôi xin cam đoan bài tập lớn này là của cá nhân tôi và nhận sự hỗ trợ khoa học từ giảng viên hướng dẫn... Những nội dung, phân tích được trình bày trong chủ đề là hồn tồn trung thực và được tôi thu thập từ nhiều tài liệu khác nhau trong danh mục tài liệu tham khảo, không sao chép của bất kì ai.

Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung chủ đề của mình trước Hội đồng nếu như phát hiện dấu hiệu không trung thực, gian lận.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU1. Lí do lựa chọn đề tài</b>

Trong hoạt động giao tiếp, văn bản là một trong những phương tiện quan trọng nhằm ghi lại và truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội sao cho phù hợp với pháp luật hiện hành. Văn bản được hình thành trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong hoạt động của quản lý hành chính nhà nước, văn bản là phương tiện thông tin cơ bản để phục vụ cho việc điều hành bộ máy nhà nước để có thể hoạt động đúng hướng, đúng chức năng và đạt một cách hiệu quả. Văn bản quản lí nhà nước có thể là văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt, văn bản hành chính thông thường, văn bản kĩ thuật và văn bản chuyên mơn. Trong q trình làm việc, người cán bộ cơng chức, viên chức phải phân biệt với văn bản quy phạm pháp pháp luật với các loại văn bản khác cũng thuộc loại văn bản quản lí nhà nước. Đối với văn bản quy phạm pháp luật, cần chú ý đến đặc tính của văn bản là có chứa đựng quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc chung và đối tượng áp dụng không phải là một đối tượng hay một nhóm đối tượng cụ thể và chỉ một cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành loại văn bản này.

Với những kiến thức có được từ học tập và tìm hiểu về văn bản quản lí nhà nước tơi đã chọn và hồn thành bài tập lớn với chủ đề: “Phân tích đặc điểm, thẩm quyền ban hành và cơng dụng của các hình thức văn bản quy phạm pháp luật. Soạn thảo công văn Trường Học viện Hành chính Quốc gia về việc cập nhật đội ngũ giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ để xác định chỉ tiêu và tham gia đào tạo”.

<b>2. Mục đích nghiên cứu</b>

*Nghiên cứu về văn bản quản lí nhà nước để thấy được tầm quan trọng, nội dung và hình thức văn bản quản lý nhà nước theo những quy định mới của pháp luật hiện hành.

*Nghiên cứu về hình thức của các văn bản quy phạm pháp luật cũng như cách trình bày soạn thảo sao cho đúng với pháp luật hiện hành.

<b>3. Nhiệm vụ nghiên cứu</b>

*Nắm rõ khái niệm, đặc điểm, thẩm quyền ban hành và cơng dụng của các hình thức văn bản quy phạm pháp luật.

*Thực hành soạn thảo công văn.

<b>4. Phạm vi nghiên cứu</b>

- Hệ thống văn bản quản lý nhà nước và văn bản quy phạm pháp luật.

<b>5. Bố cục đề tài</b>

Ngoài mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của bài tập lớn được bố cục thành hai chương:

*Chương 1: Đặc điểm, thẩm quyền ban hành và cơng dụng của các hình thức văn bản quy phạm pháp luật;

*Chương 2: Thực hành soạn thảo công văn Trường Học viện Hành chính Quốc gia về việc cập nhật đội ngũ giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ để xác định chỉ tiêu và tham gia đào tạo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM, THẨM QUYỀN BAN HÀNH VÀ CƠNGDỤNG CỦA CÁC HÌNH THỨC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT</b>

<b>1. Tổng quan về văn bản quản lí nhà nước</b>

<i><b>1.1. Khái niệm văn bản quản lí nhà nước</b></i>

Văn bản quản lí nhà nước là những quyết định và thơng tin quản lí thành văn do các cơ quan quản lí nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được nhà nước đảm bảo thi hành bằng những hình thức khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân.

<i><b>1.2. Chức năng của văn bản quản lí nhà nước</b></i>

<i>1.2.1. Chức năng thơng tin</i>

Chức năng thơng tin là thuộc tính cơ bản quan trọng, bản chất của văn bản, là nguyên nhân hình thành văn bản và là cơ sở để thực hiện các chức năng khác.

Thể hiện ở các mặt sau: ghi lại các thông tin; truyền đạt thông tin quản lý từ nơi này đến quảy lý nơi khác trong hệ thống quản lí hay giữa hệ thống bên ngồi; giúp cho cơ quan thu thập thông tin cần cho hoạt động quản lí; giúp cơ quan xử lí, đánh giá hoạt động thông tin thu được qua hệ thống truyền đạt thơng tin khác.

<i>1.2.2. Chức năng quản lí</i>

Đây là chức năng có tính chất thuộc tính của văn bản quản lí.

Chức năng quản lí thể hiện ở các mặt sau: thơng tin trong văn bản quản lí nhà nước giúp cho việc tổ chức tốt công việc của các nhà lãnh đạo, làm cơ sở ban hành các quyết định quản lí; văn bản ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lí tới đối tượng thực hiện, tham gia vào tổ chức thực hiện quyết định; là phương tiện hữu hiệu phối hợp và kiểm tra đáng giá hiệu quả hoạt động quản lí.

<i>1.2.3. Chức năng pháp lí</i>

Được biểu hiện ở các mặt sau:

Ghi lại các quy phạm pháp luật và các quan hệ pháp lí tồn tại trong xã hội do pháp luật điều chỉnh. Khi đã sử dụng hình thức văn bản để ghi lại và truyền tải quyết định và thông tin quản lí, cơ quan nhà nước đã sử dụng thẩm quyền đó. Mệnh lệnh chứa trong văn bản có giá trị pháp lí bắt buộc mọi người phải tuân theo.

Là cơ sở pháp lí cho hoạt động cơ quan tổ chức. Văn bản là cơ sở xây dựng hệ thống pháp luật, tạo thành hành lang pháp lí cho hoạt động cơ quan tổ chức.

Là cầu nối tạo ra các mối quan hệ giữa các tổ chức cơ quan. Văn bản và các hệ thống quản lí giúp xác định các mối quan hệ pháp lí giữa các cơ quan quản lí và bị quản lí, tạo nên sự ràng buộc trách nhiệm giữa các cơ quan cá nhân có quan hệ trao đổi văn bản theo vi phạm hoạt động của mình và quyền hạn được giao.

Bản thân các văn bản trong nhiều trường hợp là chứng cứ pháp lí để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể trong quản lí và điều hành cơng việc cơ quan.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Thể hiện sự phân minh công tâm khi thực hiện văn bản không thống nhất, cơ sở để giải quyết tranh chấp và bất đồng giữa các cơ quan, đơn vị, cá nhân, tổ chức các quan hệ nảy sinh.

<i><b>1.3. Các loại văn bản quản lí nhà nước</b></i>

<i>1.3.1. Văn bản quy phạm pháp luật</i>

Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật: văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:

+ Viện trưởng Viện Kiểm Sát nhân dân tối cao; + Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; + Tổng Kiểm sát Nhà nước;

+ Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ phối hợp với cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;

+ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phối hợp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phối hợp với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;

+ Hội đồng nhân dân; + Ủy ban nhân dân.

<i>1.3.2. Văn bản hành chính</i>

Bao gồm văn bản hành chính thơng thường và văn bản hành chính cá biệt: *Văn bản hành chính thơng thường: dùng để truyền đạt thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước như công bố hoặc thông báo về một chủ trương, quyết định hay nội dung và kết quả hoạt động của một cơ quan tổ chức, ghi chép lại ý kiến và kết luận trong hội nghị, thơng tin giao dịch chính thức giữa các cơ quan tổ chức và cơng dân. Văn bản hành chính đưa ra quyết định quản lí. Do vậy, khơng dùng để thay thế cho văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản cá biệt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Văn bản thơng thường là văn bản được hình thành trong một hoạt động quản lí nhà nước để sự dụng giải quyết những cơng việc có tính chất như hướng dẫn trao đổi, thông báo, công văn, thông báo, báo cáo, tờ trình biên bản...

*Văn bản hành chính cá biệt

Gồm có các loại văn bản hành chính như sau: Lệnh, nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, điều lệ, quy chế, nội quy.

<i>1.3.3. Văn bản chuyên môn kĩ thuật</i>

Đây là văn bản mang tính đặc thù thuộc thẩm quyền ban hành của một cơ quan nhà nước nhất định của pháp luật. Những cơ quan, tổ chức khác khi có nhu cầu sử dụng phải tuân thủ theo mẫu quy định của các cơ quan nói trên, khơng tùy tiện thay đổi nội dung và hình thức đã được mẫu hóa.

Văn bản chun mơn được hình thành trong một số lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, giáo dục,... các loại văn bản này nhằm cho các cơ quan chuyên môn thực hiện một số chức năng được ủy quyền, thống nhất quản lí hoạt động chun mơn.

Văn bản kỹ thuật được hình thành trong một số lĩnh vực như xây dựng, khoa học, địa chất,...đó là các văn bản được phên duyệt, nghiệm thu và đưa vào áp dụng thực tế của đời sống xã hội.

<i><b>1.4. Vai trị của văn bản quản lí nhà nước</b></i>

Thu thập thơng tin, đảm bảo thơng tin chính xác cho hoạt động của các cơ quan quản lí nhà nước.

Phương tiện truyền đạt các quyết định quản lí.

Phương tiện kiểm tra giám sát theo dõi hoạt động của bộ máy lãnh đạo và quản lí, phương tiện điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Thước đo của sự phát triển xã hội.

<i><b>2.1. Đặc điểm của hình thức văn bản quy phạm pháp luật</b></i>

<i>2.1.1.Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan hoặc chức danh nhà nước cóthẩm quyền ban hành hoặc phối hợp ban hành theo quy định của pháp luật</i>

Không phải tất cả những văn bản do nhà nước ban hành là văn bản quy phạm pháp luật và chỉ một số cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới ban hành loại văn bản này. Ví dụ: những lời tuyên bố, những lời hiệu triệu nhằm giải thích chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước, tuy mang ý nghĩa pháp lý, nhưng không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

Theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phối hợp ban hành văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:

+ Quốc hội;

+ Ủy ban Thường vụ Quốc Hội; + Chủ tịch nước;

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

+ Chính phủ;

+ Thủ tướng Chính phủ;

+ Hội đồng Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

+ Viện trưởng Viện Kiểm Sát nhân dân tối cao; + Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; + Tổng Kiểm sát Nhà nước;

+ Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ phối hợp với cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;

+ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phối hợp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ phối hợp với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;

+ Hội đồng nhân dân; + Ủy ban nhân dân.

Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật quy định, các cơ quan nhà nước thường xuyên ban hành văn bản pháp luật để giải quyết những công việc phát sinh. Mọi cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương đều là cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật. Ngoài ra, pháp luật còn quy định một số cơ quan nhà nước có thẩm quyền phối hợp với cơ quan nhà nước khác để ban hành văn bản pháp luật liên tịch.

Như vậy, không phải cơ quan nhà nước cá nhân nào cũng có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đây là một cơ sở để nhận diện văn bản quy phạm pháp luật và phân biệt nó với văn bản được ban hành bởi những chủ thể khơng có thẩm quyền. Nhóm cá nhân có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật bao gồm một số thủ tướng cơ quan nhà nước (Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân,..); công chức khi thi hành công vụ (Thanh tra chuyên viên, cảnh sát,..).

<i>2.1.2. Nội dung văn bản quy phạm pháp luật có chứa quy phạm pháp luật</i>

Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 định nghĩa: “Quy phạm pháp luật là quy tắc xử xự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong luật này ban hành và được nhà nước đảm bảo thực hiện”.

Dưới góc độ khoa học, quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấp dứt quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức. Quy phạm là danh từ gốc Hán có nghĩa đen là khn thước, tức là mực thước, khuôn mẫu. Như vậy, danh từ quy phạm dùng để chủ cái khuôn, cái mẫu, cái thước mà người ta nói và làm theo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Ngồi ra, quy phạm cịn có nghĩa như quy tắc (phép tắc) nhưng với nghĩa đầy đủ hơn là khuôn mẫu, chuẩn mực đã được hợp pháp hóa để mọi người đối chiếu và lựa chọn cách xử sự cho phù hợp. Về cơ cấu của quy phạm pháp luật, đa số các luật đều cho rằng quy phạm pháp luật thơng thường có ba bộ phận: Giả định, quy định và chế tài. Bộ phận giả định của quy phạm pháp luật là xác định điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống mà khi gặp điều kiện, hồn cảnh đó, các chủ thể sẽ xử sự theo cách thức nhà nước đặt ra. Nó trả lời cho câu hỏi: Cá nhân nào? Tổ chức nào? Trong điều kiện, hoàn cảnh nào?.

Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật định hướng hành vi xử sự của cá nhân, tổ cức theo hướng chỉ rõ những hành vi được thực hiện, hành vi không được phép thực hiện và cách thực thực hiện, cách thức việc xảy ra trên thực tế, nên được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần.

Chính tính quyền lực bắt buộc chung của quy phạm pháp luật quyết định đến hiệu lực quản lí của văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật không đặt ra cho đối tượng cụ thể, xác định mà nhằm tới các đối tượng có đặc điểm chung về nghề nghiệp, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tơn giáo hoặc có chung những điều chỉnh của quy phạm pháp luật. Đây là đặc điểm khác so với văn bản áp dụng.

Cũng tính bắt buộc chung mà văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện nhiều lần cho nên sự thực hiện các chủ thể của văn bản quy phạm pháp luật khơng bị mất đi tính hiệu lực của quy phạm đó, dấu hiệu áp dụng nhiều lần được hiểu là quy phạm pháp luật luôn được các chủ thể áp dụng pháp luật lựa chọn làm cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện hoặc giải quyết công việc cụ thể xảy ra trên thực tế, nên được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần. Còn văn bản áp dụng pháp luật chỉ được thực hiện duy nhất một lần. Như vậy, văn bản quy phạm pháp luật có khả năng tác động trong khoảng thời gian dài.

Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý trong phạm vi cả nước hoặc từng địa phương tùy thuộc vào thẩm quyền của cơ quan ban hành cũng như nội dung của mỗi văn bản. Thông thường, văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Trung ương ban hành có hiệu lực pháp lý trên phạm vi cả nước, văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành có hiệu lực pháp lý trên phạm vi địa phương đó. Đây là dấu hiệu cơ sở để phân biệt với những văn bản có nội dung đặt ra quy tắc xử sự trong nội bộ cơ quan.

<i>2.1.3. Văn bản quy phạm pháp luật mang tính cưỡng chế</i>

Văn bản quy phạm pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước nên văn bản ln có tính áp đặt, ràng buộc quyền, nghĩa vụ với đối tượng quản lý. Khi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, bằng quyền lực đơn phương của mình. Để văn bản được triển khai và thi hành nghiêm minh trên thực tế nhà nước sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để đảm bảo cho văn bản quy phạm pháp luật được tuân thủ nghiêm chỉnh trên thực tế như: biện pháp phổ biến, tuyên truyền, biện pháp kinh tế, biện pháp tổ chức, hành chính, cưỡng chế, bắt buộc, thi hành và quy định chế tài đối với người có hành vi vi phạm. Đó chính là dựa trên cơ sở pháo luật, vừa đảm bảo thực hiện việc tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, kỉ luật nhà nước. Đồng thời, vừa đảm

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

quyền lợi ích chính đáng của cơng dân, cơ quan tổ chức có liên quan nhằm tránh tình trạng độc quyền, lạm quyền, đảm bảo trật tự và pháp chế.

<i>2.1.4. Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thường xuyên và tương đốilâu dài</i>

Văn bản quy phạm pháp luật thường được dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hôi cụ thể trong một thời gian tương đối dài, được áp dụng nhiều lần. Thông thường, khi văn bản khơng cịn phù hợp với thực tiễn, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định bỏ hoặc đình chỉ thi hành hoặc được thay thế bằng một văn bản quy phạm pháp luật khác thì văn bản đó mới chấm dứt hiệu lực thi hành.

Chẳng hạn, Pháp lệnh lưu trữ quốc gia (được ban hành ngày 04/4/2001) có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2001 cho đến khi được thay thế bằng luật lưu trữ (được Quốc Hội thông qua ngày 11/11/2011) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2012, hay Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư và Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư hết hiệu lực từ ngày Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/03/2020 của Chính phủ về cơng tác văn thư có hiệu lực pháp luật.

<i>2.1.5. Văn bản quy phạm pháp luật có phạm vi điều chỉnh rộng, gồm nhiềuđối tượng thi hành</i>

Văn bản quy phạm pháp luật có phạm vi điều chỉnh rộng, đối tượng thi hành gồm nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Văn bản quy phạm pháp luật so cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành thì có hiệu lực trên phạm vi cả nước, còn văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ở địa phương ban hành thì có hiệu lực trong phạm vi địa phương.

Ví dụ Luật Giáo dục có phạm vi điều chỉnh trong tồn quốc. Cịn quy chế hoạt động thơng tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh Ninh Bình của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình thì đối tượng áp dụng là các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại và thực hiện các hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

<i><b>2.2. Thẩm quyền ban hành và cơng dụng của các hình thức văn bản quyphạm pháp luật</b></i>

Pháp luật được hiểu là một hệ thống các chuẩn mực chung về hành vi do Nhà nước xác lập, banh hành hoặc thừa nhận. Theo đó, pháp luật có vai trị đặc biệt quan trọng trong đời sống thường ngày, là công cụ không thể thiếu nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và vận hành ổn định xã hội. Thẩm quyền ban hành chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, tùy vào từng loại văn bản pháp luật cụ thể mà chủ thể, cơ quan có thẩm quyền ban hành sẽ khác nhau. Theo đó, căn cứ theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) thì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định:

</div>

×