Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

đề tài nguyên nhân và tác động việc ấn độ cấm xuất khẩu gạo trên toàn cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.13 KB, 13 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

<b>KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ</b>

  

<b>BÀI NGHIÊN CỨU</b>

<b>ĐỀ TÀI: NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG VIỆC ẤN ĐỘ CẤM XUẤTKHẨU GẠO TRÊN TOÀN CẦU</b>

<b>Lớp: KDQT49B1-2</b>

<b>Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Quỳnh AnhMSSV: KDQT49B10176</b>

<i>Hà Nội, tháng 3/2024</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>CHƯƠNG 1 NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC CẤM XUẤT KHẨU 1.1. Thực trạng của Ấn Độ hiện nay</b>

Ấn Độ là một nước có ngành nơng nghiệp mũi nhọn, quốc gia Nam Á này được biết đến với sản lượng lúa lớn nhất thế giới từ năm 2012. Theo Bộ tài chính, Ấn Độ chiếm 40% thương mại về gạo tồn cầu vào năm 2022. Trong tài khóa 2022-2023, siêu cường quốc này đã xuất khẩu 22 triệu tấn gạo trị giá 9,66 tỷ USD sang 140 quốc gia, bao gồm 4,5 triệu tấn gạo basmati, 8 triệu tấn gạo đồ, 6 triệu tấn gạo trắng non-basmati và 3,5 triệu tấn gạo tấm. Nhiều hơn tổng lượng gạo xuất khẩu của 4 nhà sản xuất Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Hoa Kỳ cộng lại<small>1</small>.

<i>Bảng 1.1. Biểu đồ cơ cấu xuất khẩu gạo theo từng loại của Ấn Độ</i>

Tuy nhiên, ngày 20/7/2023, Tổng cục Ngoại thương, cơ quan thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ đã ra thông báo số 20/2023 về việc cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo tẻ thường, quyết định này đã có hiệu lực ngay lập tức sau khi được đưa ra<small>2</small>. Thậm chí trong năm 2024, Ấn Độ dự kiến vẫn duy trì hạn chế xuất khẩu gạo. Động thái này có thể giữ giá gạo ở mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008. Quốc gia này khơng chỉ áp đặt thuế xuất khẩu mà cịn đưa ra mức giá tối thiểu, đồng thời cấm xuất

<small>1 Ngọc Thúy, “Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo: Thế giới hứng chịu thêm cú sốc mới”:</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

khẩu các loại gạo trắng khơng thuộc loại basmati. Điều đó đã dẫn đến tình trạng giá gạo tăng mạnh và được coi là giá cao nhất trong suốt 15 năm qua tính đến tháng 8/2023.

Mặc dù New Delhi vẫn tiếp tục xuất khẩu gạo đồ và gạo basmati theo các cam kết quốc tế, nhưng giá gạo toàn cầu đã tăng 15-25% kể từ khi lệnh cấm được áp dụng<small>3</small>. Tất nhiên, thiệt hại lớn nhất thuộc về các quốc gia phụ thuộc vào gạo trắng Ấn Độ như Bangladesh và Nepal hay một số nước châu Phi thường sử dụng gạo tấm như Benin, Senegal, Togo và Mali. Có thể thấy, việc Ấn Độ duy trì lệnh cấm xuất khẩu gạo đã gây ra khơng ít khó khăn cho các quốc gia trên thế giới, gây ra hiệu ứng đẩy giá gạo toàn cầu lên cao, dẫn đến giá của những sản phẩm được làm từ gạo cũng tăng cao, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng trên toàn cầu.

Ngoài ra, người Ấn Độ đang phải vật lộn với giá lương thực cao, vào tháng 9/2022, chính phủ đã áp thuế xuất khẩu 20% đối với gạo để hạ giá ở thị trường nội địa. Tuy nhiên, giá gạo bán lẻ ở quốc gia này vẫn tăng. Theo chính phủ Ấn Độ, giá bán lẻ đã tăng 11,5% trong năm ngoái và 3,0% so với tháng trước<small>4</small>.

<b>1.2. Nguyên nhân việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo1.2.1. Mơi trường chính trị</b>

Ngun nhân cho việc Ấn Độ duy trì cấm xuất khẩu gạo có liên quan đến tình hình an ninh lương thực tồn cầu do xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine khiến giá lúa mì tăng cao, tạo áp lực lên giá gạo và thúc đẩy nhu cầu càng ngày cao hơn.

Sau khi Nga tuyên bố dừng thỏa thuận ngũ cốc cho phép vận chuyển hàng nông sản từ Ukraine sang các nước khác, Ấn Độ đã chính thức ủng hộ những nỗ lực của Liên hợp quốc trong việc tiếp tục sáng kiến Ngũ cốc biển đen<small>5</small>. Vốn dĩ cả hai nước Nga và Ukraine đều là hai nhà sản xuất lớn lúa mì và ngũ cốc, việc xung đột diễn ra đã gây ra sự gián đoạn lớn cho chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu, làm giảm nguồn cung lúa mì và ngũ cốc. Chính vì lúa mì và ngũ cốc tăng cao, nhiều quốc gia đã chuyển sang mua gạo thay thế, dẫn đến nhu cầu gạo tăng cao trên thị trường quốc tế.

<small>3 Tùng Lâm, “Thế giới chao đảo về việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo: </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Điều này đã góp phần trở thành một trong những mối lo ngại về an ninh lương thực trong nước của quốc gia Nam Á này, việc xuất khẩu gạo quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt trong nước và làm giá gạo tăng cao, ảnh hưởng đến người tiêu dùng tại Ấn Độ. Vậy nên, ba ngày sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận Ngũ cốc biển đen, thì chính phủ Ấn Độ đã ngay lập tức tun bố về việc cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati. Thông báo này ngay lập tức đã trở thành một chủ đề nóng hổi trên tồn cầu và hàng loạt câu hỏi về an ninh của chuỗi cung ứng thực phẩm trên toàn thế giới được đặt ra.

Hơn nữa, Ấn Độ sẽ bước vào cuộc tổng tuyển cử trên toàn quốc vào năm 2024. Cuộc bầu cử sẽ quyết định việc bầu ra Quốc hội và Chính phủ mới. Do vậy bất kỳ sự biến động nào về giá gạo, giá lương thực tại thị trường trong nước đều có thể ảnh hưởng đến kết quả cuộc bầu cử trong thời gian tới. Thếnên, có ý kiến cho rằng, Chính phủ Ấn Độ đã tính tới các yếu tố này để đưa ra quyết định bất ngờ cấm xuất khẩu gạo<small>6</small>.

<b>1.2.2. Môi trường kinh tế</b>

Ấn Độ là một quốc gia đông dân thứ 2 trên thế giới, với hơn 1,4 tỷ người, dân số đông khiến cho nhu cầu tiêu thụ gạo trong nước tăng cao. Hay nói cách khác, nhu cầu nội địa tăng cao dẫn đến tăng áp lực lên giá gạo và nguồn cung trong nước. Do đó, quốc gia Nam Á này lo ngại về việc thiếu nguồn cung lương thực trong nước, đã ảnh hưởng đến việc duy trì cấm xuất khẩu gạo để đảm bảo đủ nguồn cung cho người dân.

Hơn nữa, Ấn Độ đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát lương thực tăng cao.

Kế hoạch của Ấn Độ được đưa ra sau khi lạm phát của nước này tăng lên trong tháng 6, chủ yếu do giá thực phẩm tăng. Bloomberg Economics dự báo lạm phát nước này sẽ còn tăng thêm nữa do đợt tăng giá gần đây của cà chua - nguyên liệu chính trong ẩm thực Ấn Độ. Cả ngân hàng Barclays Bank và Yes Bank cũng đều nâng dự báo lạm phát của quốc gia Nam Á<small>7</small>.

Sự mất giá của tiền tệ đã làm tăng chi phí nhập khẩu ở nhiều quốc gia, trong khi lạm phát cao đã làm tăng chi phí vay thương mại. Năm 2022, đồng rupee của Ấn Độ giảm 7% so với đồng USD, điều này dẫn đến giá nhập khẩu phân bón tăng làm ảnh hưởng đến nguồn cung phân bón của quốc gia này. Cụ thể, các chuyên gia lo ngại việc <small>6 Phạm Tùng, “Tác động từ việc Ấn Độ và một số nước cấm xuất khẩu gạo”: Phương Linh, “Lo lạm phát, Ấn Độ tính cấm xuất khẩu gạo”: class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

thúc đẩy canh tác sẽ cần rất nhiều phân bón, trong khi nguồn dự trữ của Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp trong thời kỳ xung đột. Ấn Độ đang phải nhập khẩu di-amoni photphat và phân bón có chứa nitơ, photphat, lưu huỳnh và kali. Trong khi đó, Nga và Belarus chiếm 40% lượng kali xuất khẩu của thế giới<small>8</small>. Trên toàn cầu, giá phân bón đã ở mức cao do giá khí đốt tăng mạnh, điều này gây ra tình trạng giá gạo trong nước tăng cao vì giá sản xuất cao. Ngồi ra, việc lạm phát tăng làm tăng chi phí vay thương mại, góp phần vào những thách thức cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Ấn Độ. Những doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc vay vốn để tài trợ cho hoạt động xuất khẩu. Vậy nên, việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo có thể “làm dịu đà tăng giá ở thị trường nội địa” và đảm bảo đủ nguồn cung.

<b>1.2.3. Môi trường xã hội</b>

Theo Bộ Nông nghiệp và Phúc lợi Nông dân Ấn Độ, nhu cầu tiêu dùng gạo trong nước Ấn Độ dự kiến sẽ tăng từ 107 triệu tấn vào năm 2020-2021 lên 112 triệu tấn vào năm 2025-2026<small>9</small>. Điều này phản ánh xu hướng gia tăng trong sự phát triển và sự phụ thuộc của cư dân Ấn Độ vào nguồn lương thực quan trọng này. Do mối lo ngại về thiếu hụt lương thực nội địa trong tương lai, chính phủ Ấn Độ đã cấm xuất khẩu gạo để sớm giải quyết tình trạng này.

<b>1.2.4. Mơi trường tự nhiên</b>

Biến đổi khí hậu là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong việc Ấn Độ ban hành chính sách cấm xuất khẩu gạo. Yếu tố này đã gây ra khơng ít những thiệt hại về sản lượng gạo và tăng chi phí sản xuất. Trong đó, phần lớn thiệt hại đến từ hiện tượng El Nino và lũ lụt.

Sự xuất hiện trở lại của hiện tượng El Nino cùng nỗi lo về mùa màng khiến các nhà hoạch định chính sách nước này thận trọng hơn. Theo ước tính, vụ gieo trồng mùa Hè có thể giảm gần 4% so với năm 2022 do các yếu tố bất lợi của thời tiết. Trong khi đó, El Nino đang ảnh hưởng đáng kể đến việc sản xuất lương thực ở châu Á – khu vực chiếm đến 90% sản lượng gạo toàn cầu<small>10</small>.

<small>8 Hải Vân, “Khả năng Ấn Độ cứu thế giới khỏi khủng hoảng lương thực”: </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Khơng những vậy, ngồi hiện tượng El Nino có thể kéo dài trong nhiều tháng, việc sản xuất lúa gạo của khu vực châu Á còn bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan khác như: lũ lụt lớn ở Pakistan do Biển Ả Rập ấm lên khiến mùa màng thiệt hại nặng nề. Tất cả những tình trạng trên đang đè nặng lên triển vọng phục hồi sản xuất gạo của thị trường châu Á nói chung và Ấn Độ nói riêng, buộc Ấn Độ phải đưa ra giải pháp phù hợp để ưu tiên đảm bảo nguồn cung lương thực trong nước và sau đó mới xuất khẩu sang các quốc gia khác.

<small>8410849.html</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>CHƯƠNG 2 TÁC ĐỘNG VIỆC ẤN ĐỘ CẤM XUẤT KHẨU GẠO TRÊNTỒN CẦU</b>

<b>2.1. Đối với Ấn Độ</b>

Chính phủ Ấn Độ đã can thiệp để cấm xuất khẩu giúp đảm bảo an ninh lương thực và kiểm soát giá gạo trong nước. Động thái này cũng có thể được coi là do việc chuẩn bị cuộc bầu cử quốc hội ở các bang lớn như MP, Rajasthan, Chhattisgarh và Telangana cũng như cuộc bầu cử Lok Sabha năm 2024 đã bắt đầu.

<i>Bảng 2.1. Từng loại giá gạo Ấn Độ từ tháng 1/2023-2/2024</i>

Có thể thấy, giá gạo trung bình tăng nhẹ, phản ánh việc Ấn Độ gần như thành công làm dịu đà tăng của giá gạo trong nước trong khoảng thời gian từ tháng 1/2023 đến tháng 2/2024.

<b>2.2. Đối với thế giới</b>

Theo thống kê, Ấn Độ chiếm 40% tổng lượng xuất khẩu gạo tồn cầu, vì vậy lệnh cấm của Ấn Độ có thể gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung và làm giá gạo tăng. Những quốc gia có khả năng bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm bao gồm các quốc gia Châu Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Pakistan và những quốc gia đang phải vật lộn với lạm phát lương thực tăng cao. Một số quốc gia dựa vào sản lượng gạo của Ấn Độ phải kể đến như là Benin, Senegal, Ivory Coast, Togo, Guinea, Bangladesh và Nepal. Đặc biệt hơn, các nước như Việt Nam, Thái Lan, Pakistan khơng có đủ nguồn cung để thay thế<small>11</small>.

<small>11 Why India Banned Export of Non-basmati White Rice and How it is Affecting Americans: class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Theo Bloomberg, việc Ấn Độ cấm xuất khẩu một số loại gạo đã khiến người dân ở một số quốc gia đổ xô đi mua gạo. Nhiều người Ấn Độ sống ở các nước như Mỹ, Canada và Úc được cho là đang tích cực dự trữ gạo. Nhiều cửa hàng đã phải áp đặt một số giới hạn mua, một số khác lợi dụng thời điểm này để tăng giá. Các nhà hàng Ấn Độ cũng đang lo ngại về việc thiếu nguồn cung cho gạo Ấn.

Tại Mỹ, tình hình cũng dần trở nên phức tạp hơn. Những người dân Mỹ cùng nhiều người thuộc cộng đồng Châu Á khác đang định cư tại Mỹ cũng đang đối mặt với tình thế nhanh chóng mua gạo ở cửa hàng gần nhất khi nghe tin giá gạo tăng gấp đôi. Nhiều người mua gạo trữ cho 6 tháng, dẫn đến tình trạng hết hàng hoặc các cửa hàng sẽ lợi dụng cơ hội kiếm tiền bằng cách tăng giá. Hơn hết, việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo có thể sẽ gây ra tác động tương tự như việc Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen bị đình chỉ, khiến giá gạo ở các nước khác tăng cao và gây hại rất lớn trên toàn cầu<small>12</small>.

Cụ thể hơn, biện pháp cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ dự báo tạo hiệu ứng đẩy giá gạo toàn cầu lên cao. Đồng thời việc cấm xuất khẩu gạo tấm, là một phần nguyên liệu không thể thiếu trong sản xuất thức ăn chăn nuôi sẽ đẩy giá thức ăn tăng lên, đặc biệt tại các thị trường nhập khẩu chính loại sản phẩm này như Trung Quốc (nhập 1,1 triệu tấn năm 2021) và Việt Nam (nhập 433 nghìn tấn năm 2021)<small>13</small>.

<i>Bảng 2.2. Biểu đồ giá gạo tăng cao của Pakistan, Thái Lan, Hoa Kì, Việt Nam</i>

Khơng dừng lại ở đó, nếu Ấn Độ tiếp tục cấm xuất khẩu gạo sẽ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ ngoại giao với các nước nhập khẩu gạo và gây tranh chấp thương mại.

<small>12 Nghi Vũ, “Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, nguy cơ giá gạo tăng toàn cầu”: Huyền Vy, “Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, Thủ tướng yêu cầu thực hiện các giải pháp phù hợp bảo đảm lợiích của người nông dân”: class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Trên thực tế, việc cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể vi phạm các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Các quốc gia này có thể kiện Ấn Độ khơng tn thủ quy định<small>14</small>, ngồi ra họ có thể sử dụng các biện pháp trả đũa đối với Ấn Độ như áp thuế cao hơn đối với hàng hóa xuất khẩu Ấn Độ.

<b>2.3. Đối với Việt Nam</b>

Theo số liệu của Bộ Công Thương Ấn Độ, trong tháng 5/2023, Việt Nam nhập khẩu khối lượng gạo kỷ lục từ Ấn Độ, đạt khoảng 101 nghìn tấn, tăng 56,64% so với tháng 5 năm 2022, vươn lên đứng thứ 4 trong số các nước nhập khẩu gạo Ấn Độ tính về khối lượng. Tính trong 5 tháng đầu năm 2023, Việt Nam nhập khẩu 367,5 nghìn tấn gạo Ấn Độ, tăng 31,76% so với cùng kỳ, đứng thứ 8 trong số các nước nhập khẩu gạo Ấn Độ<small>15</small>.Điều này chứng tỏ rằng Việt Nam cũng phụ thuộc vào sản lượng gạo của quốc gia này để đảm bảo nhu cầu đa dạng và cân bằng thị trường nội địa. Tuy nhiên, ông Lê Minh Hoan, bộ trưởng Nông nghiệp nhấn mạnh: “Việt Nam nhập khẩu gạo từ Ấn Độ chủ yếu cho nhu cầu chế biến thực phẩm, làm thức ăn chăn nuôi. Do đó, việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo trắng khơng ảnh hưởng lớn đến Việt Nam”

Về mặt tích cực, lệnh cấm của Ấn Độ đã giúp giá gạo xuất khẩu Việt Nam tăng cao, một tuần sau lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng khơng thuộc dịng basmati của Chính phủ Ấn Độ, giá lúa gạo tại Việt Nam tăng mạnh. Giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái lên 558 USD/tấn, giá gạo bán lẻ trong nước cũng leo thang khi tăng khoảng 1.000-2.000 đồng/kg<small>16</small>. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng đã kéo theo giá lúa trong nước cũng tăng theo. Đây là thời cơ vàng để người nơng dân có lãi, các doanh nghiệp có hợp đồng tốt. Hay nói cách khác, Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để gia tăng thị phần xuất khẩu sang các thị trường mà Ấn Độ từng xuất khẩu trước đây.

<small>14 Dr. Baris Karapinar, Export Restrictions and the WTO Law: “Regulatory Deficiency” or “UnintendedPolicy Space”: Bộ Công Thương Việt Nam, “Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tẻ thường”: Trang Linh, “Xuất khẩu gạo Việt Nam, Thái Lan tăng vọt sau lệnh cấm của Ấn Độ”: class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i>Bảng 2.3. Biểu đồ giá bán bn gạo từ tháng 2/2023-2/2024</i>

Có thể thấy, giá gạo Việt Nam giảm trong tháng 2/2024 nhưng vẫn cao hơn đáng kể so với mức cùng kỳ năm trước, một phần phản ánh vụ thu hoạch đông xuân 2024 sắp bắt đầu. Giá gạo đã tăng cao không ngừng từ tháng 2 năm 2023 đến tháng 1 năm 2024.

Về mặt tiêu cực, theo đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), nguồn cung gạo của Việt Nam không thể đáp ứng nhu cầu của các nước. Ngược lại, dù là cường quốc xuất khẩu gạo trên thế giới nhưng hằng năm, Việt Nam vẫn nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo (phần lớn là từ Ấn Độ) để phục vụ các nhu cầu trong nước như sản xuất bánh, bún, thức ăn chăn ni. Ngồi ra, Thái Lan cũng là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm với Việt Nam. Vậy nên Việt Nam vẫn cần cẩn trọng và ứng biến linh hoạt hơn về vấn đề này, tránh gây ra tình trạng giá gạo trong nước tăng, thiếu nguồn cung hay gia tăng lạm phát lương thực<small>17</small>.

<small>17 Đào Bích, “Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo: Cơ hội 'vàng' cho doanh nghiệp Việt?”:

×