Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu Luận - Quản Trị Đầu Tư - Hiệu Quả Sử Dụng Công Cụ Phái Sinh Lãi Suất Phòng Ngưà Rủi Ro Lãi Suất Của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.25 KB, 20 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<i><b>Đề tài: Hiệu quả sử dụng cơng cụ phái sinh lãi suất phịng ngưà rủi ro lãi </b></i>

suất của ngân hàng thương mại Việt Nam

<b>I)Tổng quan về các công cụ phái sinh lãi suất và rủi ro lãi suất</b>

<i>1.1Rủi ro lãi suất và ảnh hưởng của rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.</i>

Trong hoạt động kinh doanh, các Ngân hàng luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro như: Rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá hối đoái và rủi ro lãi suất. Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng. Rủi ro lãi suất xuất hiện khi có sự khơng cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ. Nguyên nhân thứ nhất là do các ngân hàng áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho vay. Thứ hai,do có sự khơng phù hợp về khối lượng, thời hạn giữa nguồn vốn huy động với việc sử dụng nguồn vốn đó để cho vay. Thứ 3 do tỷ lệ lạm phát dự kiến không phù hợp với tỷ lệ lạm phát thực tế làm cho vốn của ngân hàng khơng được bảo tồn sau khi cho vay. Theo kinh nghiệm của các nước, để kiểm soát rủi ro lãi suất, các ngân hàng thực hiện các biện pháp: Mua bảo hiểm rủi ro lãi suất để chuyển giao toàn bộ rủi ro lãi suất cho cơ quan bảo hiểm chuyên nghiệp; Áp dụng các biện pháp cho vay thương mại (cho vay ngắn hạn) để ngân hàng có thể linh động thay đổi lãi suất cho vay khi lãi suất thị trường thay đổi theo chiều hướng tăng; Áp dụng chiến lược chủ động trong quản trị rủi ro lãi suất: Nếu ngân hàng có thể dự báo được chiều hướng thay đổi lãi suất, ngân hàng có thể chủ

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

động điều chỉnh khe hở nhạy cảm lãi suất và khe hở kỳ hạn một cách hợp lý; Vận dụng các kỹ thuật bảo hiểm lãi suất như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn, Swap.

<i>1.2Các công cụ phái sinh lãi suất và vai trị của các cơng cụ phái sinh lãi suất </i>

<i> 1.2.1 Các công cụ phái sinh lãi suất thường được cung cấp ở Việt Nam</i>

+ Hoán đổi lãi suất một đồng tiền: Là một sản phẩm phái sinh, trong đó: một bên thanh toán lãi cho bên khác để đổi lại được nhận thanh tốn lãi từ bên đó. Swap lãi suất có thể được sử dụng bởi những người bảo vệ nhằm quản trị được tài sản và công nợ của mình thả nổi hay cố định. Chúng có thể được sử dụng bởi những nhà đầu cơ. Những hợp đồng hoán đổi lãi suất rất phổ biến và là cơng cụ có tính thanh khoản khá cao.

+ Hoán đổi lãi xuất giữa hai đồng tiền: Là giao dịch hoán đổi lãi suất với việc trao đổi các dòng tiền trong tương lai bằng hai loại tiền tệ khác nhau giữa hai bên đối tác giao dịch, trong giao dịch này thường có việc trao đổi lãi (theo lãi suất cố định hoặc thả nổi) của một đồng tiền sang lãi (theo lãi suất cố định hoặc thả nổi) của một đồng tiền khác. Trong giao dịch này có hoặc khơng có việc trao đổi số vốn gốc ban đầu, nhưng vào cuối kỳ thì hai bên trao đổi vốn gốc theo tỷ giá xác định trước tại thời điểm bắt đầu giao dịch.

+ Giao dịch hoán đổi lãi suất bắt đầu trong tương lai: Là giao dịch hoán đổi lãi suất cơ bản hoặc hoán đổi tiền tệ chéo, trong đó: hai bên thỏa thuận ngày giao dịch có hiệu lực thanh tốn sẽ bắt đầu sau một khoảng thời gian nhất định kể từ ngày giao dịch.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

+ Giao dịch hoán đổi lãi suất cộng dồn: Là giao dịch hoán đổi lãi suất cơ bản hoặc hốn đổi tiền tệ chéo, trong đó, số lãi phải trả và nhận được tính theo các mức lãi suất đã thỏa thuận có kèm theo các điều kiện dựa trên biến động của tỷ giá hối đoái và lãi suất thị trường.

<i>1.2.2 Vai trị của các cơng cụ phái sinh lãi suất</i>

* Xét ở góc độ tổng thể của nền kinh tế

Thị trường sản phẩm phái sinh cho phép những người muốn làm giảm rủi ro của mình chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận nó, đó là những nhà đầu cơ. Vì vậy, thị trường này rất có hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư, khơng có ai cần phải chấp nhận một mức rủi ro không phù hợp với bản thân mình. Và cũng vì thế mà họ sẵn sàng cung cấp nhiều vốn hơn cho thị trường tài chính, điều này tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, phát huy khả năng huy động vốn và giảm chi phí sử dụng vốn. Bên cạnh đó, thị trường các sản phẩm phái sinh cũng là một công cụ hiệu quả cho hoạt động đầu cơ.

* Xét ở góc độ doanh nghiệp: giúp doanh nghiệp phòng ngừa được các rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi.

* Xét ở góc độ các tổ chức tài chính

<i>Thứ nhất, hoạt động kinh doanh của ngân hàng có nhiều rủi ro, kinh doanh </i>

nghiệp vụ phái sinh giúp các ngân hàng có thể bù đắp được rủi ro thông qua hoạt động bù trừ giữa các giao dịch.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i>Thứ hai, kinh doanh nghiệp vụ phái sinh sẽ làm sản phẩm kinh doanh của </i>

ngân hành thêm đa dạng, phong phú, từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.

<i>Thứ ba, kinh doanh nghiệp vụ phái sinh địi hỏi ngân hàng phải có đội ngũ </i>

nhân viên giỏi, có hệ thống cơng nghệ hiện đại, do đó sẽ nâng cao uy tín, thương hiệu của các ngân hàng không chỉ trong nước mà cả ở nước ngồi.

<b>II)Hiệu quả sử dụng cơng cụ phái sinh lãi suất phòng ngừa rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại VN và ngân hàng </b>

<b>thương mại cổ phần ngoại thương VCB</b>

<i>2.1Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh lãi suất trên thế giới.</i>

Kể từ những năm 80 của thế kỉ 20, các giao dịch tài chính phái sinh đã được sử dụng ngày càng rộng rãi ở nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước có nền kinh tế phát triển. Có thể thấy ý thức phịng ngừa rủi ro lãi suất thơng qua các cơng cụ phái sinh lãi suất của các NHTM cũng như các chủ thể khác trong nền kinh tế đã phát triển rất nhanh. Nhận định này được thể hiện khá rõ nét nếu chúng ta so sánh tỷ trọng của giao dịch phái sinh lãi suất với tổng các giao dịch tài chính phái sinh khác (xem sơ đồ 1). Theo số liệu về doanh số của các cơng cụ tài chính phái sinh tồn cầu tháng 6/2007, các giao dịch phái sinh tiền tệ chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn khoảng 9%, giao dịch phái sinh lãi suất chiếm 68% và 23% của giao dịch phái sinh trên chỉ số chứng khoán.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>Sơ đồ 1: Tỷ trọng của giao dịch phái sinh lãi suất so với các giao dịch phái sinh khác trên OTC ( 6 tháng đầu năm 2007)</b>

<small>68%23%</small>

<small>Currency Derivatives Interest Derivatives Others </small>

<i>Nguồn: BIS Quaterly Review, March, 2008</i>

<i>2.2 Mức độ áp dụng các công cụ phái sinh lãi suất tại các ngân hàng </i>

<i>thương mại Việt Nam</i>

Giao dịch tài chính tiền tệ là lĩnh vực chưa có sự xuất hiện của các nhà bảo hiểm bởi tính biến động khơn lường của nó. Các chủ thể tham gia khơng cịn cách nào khác ngồi việc tự bảo hiểm cho mình bằng việc

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

chuyển hẳn hoặc san sẻ 1 phần rủi ro cho thị trường bằng các Cơng cụ tài chính phái sinh. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát, mức độ áp dụng các Cơng cụ phái sinh ở Việt Nam cịn rất hạn chế. Nhiều ý kiến cho rằng, xuất phát điểm nền kinh tế lạc hậu chưa cho phép chúng áp dụng các kỹ thuật tài chính hiện đại. Nói cách khác, thói quen và tập quán kinh doanh là những cản trở lớn đối với quá trình phổ biến các Cơng cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam.

Các công cụ phái sinh lãi suất và tỷ giá ngoại tệ xuất hiện ở VN và được các ngân hàng sử dụng do nhu cầu nội tại của các NHTM nhằm theo kịp chuẩn mực hoạt động ngân hàng quốc tế. NHNN đã cho phép các NHTM thực hiện một số nghiệp vụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá. Theo quyết định số 1133/QĐ- NHNN ngày

30/09/2003 về quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất cho phép mở rộng danh mục các NHTM và các TCTD, các DN được sử dụng cơng cụ hốn đổi lãi suất. Hoán đổi lãi suất được thực hiện đối với cả VND và ngoại tệ giữa các ngân hàng với DN vay vốn tại NH; giữa NH với những DN vay vốn tại các tổ chức tín dụng (TCTD) khác, kể cả vay vốn nước ngoài; giữa các NH trong nước với nhau và giữa các ngân hàng thương mại trong nước với các TCTD nước ngoài. Trên cơ sở nới lỏng quản lý của NHNN, nhiều NHTM đã triển khai cung cấp Hợp đồng hoán đổi lãi suất cho các doanh nghiệp, tìm kiếm đối tác là các TCTD nước ngoài để ký kết hợp tác. Tuy nhiên, giao dịch phái sinh trong đó có hốn đổi lãi suất được coi là hoạt động ngoại bảng của NH do đó hướng dẫn hạch tốn từ phía NHNN đối với các nghiệp vụ này đang được xem là điều kiện đủ để các NHTM đẩy mạnh cung cấp dịch vụ này cho khách hàng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Từ khi NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất trên thị trường Việt Nam (từ 1/2003), đã có một số ngân hàng như ABN,

Citibank thực hiện hoán đổi lãi suất trong phạm vi đồng USD từ ngày 1/3/2005 tới 2/2006. Tuy nhiên, giao dịch hoán đổi lãi suất giữa 2 đồng tiền USD và VND (hoán đổi lãi suất chéo) đã được thực hiện, từ trước khi có quy định chính thức của ngân hàng nhà nước. Cho tới lần đầu tiên, khi được NHNN cho phép, HSBC đã cung cấp gói Swaps tiền Đồng cho một cơng ty đa quốc gia với số vốn lên tới 15 triệu USD trên tại trường Việt Nam. Theo đó, HSBC sẽ đưa VND và nhận USD từ khách hàng, tới tháng 12/2007, HSBC sẽ đưa USD và nhận lại VND từ khách hàng. Với giao dịch này, khách đã đạt được mức lãi suất cạnh tranh nhất trên thị trường nội địa cho việc vay vốn tiền Đồng kỳ hạn 3 năm mà không chịu bất cứ một rủi ro nào về tỷ giá USD/VND.

Chính hành động của HSBC, tạo ra nền tảng phát triển cho các giao dịch hoán đổi sau này. Ngân hàng Standard Chartered chi nhánh tại Việt Nam thực hiện hoán đổi lãi suất chéo giữa hai đồng tiền chéo đối với các khoản vay ngoại tệ của khách hàng sau khi khách hàng vay ngoại tệ. Và trong tương lai, Standard Chartered sẽ còn cung cấp nhiều sản phẩm phái sinh nữa trên thị trường Việt Nam, hứa hẹn tương lai phát triển thị

Ở một mức cao hơn, các cơng cụ lai tạp có nguồn gốc từ hốn đổi như hoán đổi lãi suất cộng dồn, hoán đổi lãi suất kèm theo điều kiện quyền chọn, hoán đổi lãi suất bắt đầu thực hiện trong tương lai …cũng đã xuất hiện và triển khai trên thị trường ngoại hối trong thời gian gần đây. Điều đặc biệt là các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng đã được thí điểm áp

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

dụng tại Việt Nam theo công văn 3324/NHNN-CSTT, tháng 4/2006 cho phép HSBC chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh thực hiện. Mặc dù là một loại hốn đổi nhưng hốn đổi rủi ro tín dụng thực sự lại giống một chính sách bảo hiểm hơn. Tức một bên nắm giữ trái phiếu hoặc các khoản vay, định kỳ sẽ thanh toán cho bên kia. Trường hợp trái phiếu bị đánh giá thấp hay các khoản vay trên bị vỡ nợ, bên bảo hiểm ở đây là HSBC sẽ trả cho bên đối tác, khách hàng các khoản bù trừ lỗ..

Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng đầu tiên được phép thực hiện giao dịch quyền chọn lãi suất. Các giao dịch quyền chọn lãi suất được phép thực hiện đối với những khoản cho vay và đi vay trung hạn (dưới 5 năm) bằng USD hoặc bằng EURO và chỉ được thực hiện đối với các DN hoạt động tại VN, các NHTM hoạt động ở VN được NHNN cho phép và các NH ở nước ngoài. Sau BIDV là hàng loạt các NHTM khác, bao gồm cả NHTM cổ phần cũng được cho phép thực hiện nghiệp vụ này.

NHNT Việt Nam Vietcombank thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất kèm theo điều kiện quyền chọn với các đối tác là TCTD hoạt động tại Việt Nam và các pháp nhân khác hoạt động ở trong nước và nước ngoài, phù hợp với các qui định của pháp luật. Quyền chọn thuộc về NHNT là quyền kết thúc trước hạn hợp đồng Swap đối với các khoản vay của BTC.

Tháng 3/2009, Ngân hàng Nhà nước đã nghiêm cấm các ngân hàng sử dụng các hợp đồng phái sinh như Option, Forward để bán USD giao ngay với tỷ giá trần cao hơn cho phép. Tuy nhiên, nghiệp vụ hốn đổi lãi suất (swap) nhằm phịng ngừa rủi ro cho khách hàng không bị cấm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Điểm lại nhưng mốc chính xuất hiện của các công cụ phái sinh ở VN, dễ nhận thấy rằng nó chưa được thị trường đón nhận như là cơng cụ khơng thể thiếu trong phịng ngừa rủi ro.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do mức độ phát triển của thị trường tiền tệ, thị rường vốn còn thấp, trên thị trường cón thiếu vắng các nhà đầu tư am hiểu kỹ về lợi ích cũng như kỹ thuật tính tốn lợi nhuận từ các loại nghiệp vụ này. Bên cạnh đó các nhà mơi giới, các nhà cơ lợi cịn q ít trên thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán để thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ thị trường này. Sự kém phát triển của thị

trường phái sinh là một thách thức khơng nhỏ trong q trình hội nhập và mở cửa thị trường tài chính ở Việt Nam. Khi mà rủi ro luôn là bạn đường của các nhà đầu tư và ngày càng gia tăng trong quá trình hội nhập, thì phát triển thị trường các nghiệp vụ phái sinh được xem như là là chắn quan trọng để hạn chế rui ro cuả thị trường đối với những nhà đầu tư. Vì vậy phát triển thị trường phái sinh là rất cần thiết hiện nay.

<i>2.3Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh lãi suất tại ngân hàng cổ phần ngoại thương Vietcombank </i>

Mặc dù công cụ phái sinh lãi suất đã được nhiều nước sử dụng như một cơng cụ phịng ngừa rủi ro lãi suất quan trọng, nhưng ở Việt Nam đây vẫn đang là một công cụ khá mới đối với các ngân hàng và các doanh nghiệp. Nhà nước bắt đầu cho phép một số ngân hàng sử dụng dịch vụ phái sinh lãi suất vào năm 2003 nhưng cho đến nay, số lượng hợp đồng và doanh số thu được từ dịch vụ này vẫn không đáng kể.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Ngân hàng ngoại thương VCB là một trong những ngân hàng hàng đầu nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối.

Cũng giống như nhiều ngân hàng khác, VCB tham gia cung cấp các sản phẩm phái sinh, trong đó có phái sinh lãi suất bao gồm kì hạn lãi suất và hoán đổi lãi suất. Trong nội dung bài thảo luận này, chúng tôi sẽ đưa ra đánh giá về hiệu quả hoạt động phái sinh lãi suất của ngân hàng VCB, đặc biệt là hoạt động hoán đổi lãi suất.

Mặc dù là một trong những ngân hàng được nhà nước sớm cho phép thực hiện các nghiệp vụ phái sinh lãi suất nhưng cho đến nay, lợi nhuận thu được từ nghiệp vụ này cũng chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ so với các nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng. Ngân hàng nhà nước cho phép VCB cung cấp hợp đồng kì hạn lãi suất và hốn đổi lãi suất nhưng đến hiện tại thì ngân hàng chỉ thực hiện hợp đồng hoán đổi lãi suất ngoại tệ đối với các doanh nghiệp. Lợi nhuận thu được từ hoạt động này cũng không lớn.

<b>Bảng 1: Thu nhập và lợi nhuận từ công cụ phái sinh tại một số NHTM</b>

<i><small>Thu nhập từnghiệp vụ phái sinh lãi suất</small></i>

<i><small>Chi phí của nghiệp vụ phái sinh lãi suất</small></i>

<i><small>Lợi nhuận từ phái sinh lãi suất</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Mặc dù ngân hàng Vietcombank đã bắt đầu cung cấp dịch vụ phái sinh lãi suất từ năm 2006, nhưng cho đến năm 2008 thì ngân hàng mới bắt đầu có thu nhập từ nghiệp vụ này.

Tại Vietcombank, năm 2008 lợi nhuận từ công cụ phái sinh lãi suất là 52.492 triệu đồng, chiếm 0,04% tổng lợi nhuận trước thuế

<b> Năm 2009, ngân hàng thu được lợi nhuận âm (- 96580 triệu đồng)</b>từ nghiệp vụ phái sinh lãi suất do thu nhập từ nghiệp vụ này chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ so với chi phí mà ngân hàng đã bỏ ra. Chiếm 33,69% trong tổng lỗ từ hoạt động phái sinh, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng sản phẩm phái sinh nói chung và phái sinh lãi suất nói riêng khơng hiệu quả. Thua lỗ từ hoạt động phái sinh làm giảm 5,52% tổng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng Năm 2010, tình hình hoạt động của các dịch vụ phái sinh cũng không được

<b>cải thiện. Nghiệp vụ phái sinh lãi suất bị thua lỗ là 112788 triệu đồng, </b>

chiếm 58,36% tổng thua lỗ từ nghiệp vụ phái sinh. Làm giảm 3,39% tổng lợi nhuận trước thuế.

Có thể nhận thấy, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công cụ phái sinh của ngân hàng VCB chưa hiệu quả. Các sản phẩm chưa đa dạng, phong phú, do đó mặc dù VCB đã khơng ngừng đầu tư chi phí để phát triển các sản phẩm này nhưng chưa thu hút được các doanh nghiệp tham gia. Thực tế là các doanh nghiệp hiện nay nhận thức rất ít về kỹ thuật phòng chống rủi ro lãi suất, rủi ro hối đối và phịng chống bằng cơng cụ phái sinh lại càng xa lạ.

Ngày 25/6/2005, VCB đã kí một hợp đồng hoán đổi lãi suất với một ngân hàng nước ngoài với giá trị gần 30 triệu USD và trở thành ngân hàng trong

</div>

×