Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Chương 1 SỰ TỒN TẠI CỦA ĐỘC CHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.82 KB, 8 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>Chương 1</b>

<b>SỰ TỒN TẠI CỦA ĐỘC CHẤT 3.1 GIỚI THIỆU </b>

Nhiều chất gây ô nhiễm tồn tại trong mơi trường với lượng lớn. Chúng có thể xuất phát từ nhiều nguồn và có thể được tiếp xúc bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ, khơnng khí trong mơi trường tại các khu vực thành thị có thể chứa SO<small>2</small>, CO, và NO<small>x</small>, cũng như khói và các phân tử lơ lửng chứa kim loại và hydrocacbon sinh ra do đốt than hay dầu nặng từ các ngành công nghiệp, nhà máy năng lượng, và các hộ gia đình. Một số chất ơ nhiễm cũng được tìm thấy ngay trong mơi trường. Một số ví dụ là CO thường thải ra từ quá trình đốt cháy khơng hồn tồn nhiên liệu hóa thạch và khói thuốc lá, chì có thể sinh ra từ sơn trong các căn hộ cũ, và formaldehyte từ các chất bảo quản gỗ và cách nhiệt.

Chương này sẽ tập trung vào nguồn gốc và cách thức chất ô nhiễm đi vào môi trường, ngồi ra cịn đề cập đến một số sự kiện và thảm họa ô nhiễm xảy ra trong vài thập niên gần đây.

<b>3.2 KHÓI VÀ SƯƠNG MÙ QUANG HÓA </b>

Sự hiện diện của khói và sương mù quang hóa là biểu hiện cho thấy ơ nhiễm khơng khí. Khói là hỗn hợp của các chất khí do đốt vật liệu chứa cacbon và nhìn thấy được là do các phân tử cacbon nhỏ. Các dạng khói có màu nâu đến màu đen được thải ra từ ống khói của các nhà máy cơng nghiệp đốt than và ống khói của các căn hộ sử dụng than củi. Gỗ thường được sử dụng tại các căn hộ ở Mỹ, đặc biệt là vào mùa đông. Tuy nhiên, đốt gỗ trong nhà kín có thể dẫn đến ơ nhiễm khơng khí ngay bên trong nhà. Các vấn đề liên quan đến ô nhiễm không khí trong nhà đặc biệt rất nghiêm trọng tại nhiều làng quê ở Trung Quốc còn sử dụng than để nấu ăn hay hun khói rau quả.

Sương mù quang hóa, ngược lại là sương mù tự nhiên nhưng trở nên nặng hơn và dày hơn do ảnh hưởng của khói và khí dung. Sương mù quang hóa được tạo thành chủ yếu do phản ứng quang hóa. Dưới tác động của tia UV trong ánh nắng mặt trời, nitrogen dioxite (NO<small>2</small>) bị há vỡ tạo thành nitric oxite (NO) và O nguyên tử. Oxi nguyên tử kết hợp với phân tử Oxi tạo thành khí ozone (O<small>3</small>). Có rất nhiều phản ứng hóa học xảy ra giữa các hydrocacbon với nhau hoặc giữa hydrocacbon với các chất NO, NO<small>2</small>, O<small>3</small> hay các chất hóa học khác tồn tại trong khí quyển tạo ra các chất hóa học khác nhau. NO và NO<small>2</small> cịn

<i>được gọi là chất gây ơ nhiễm khơng khí khởi phát bởi vì chúng được tạo thành ngay tại</i>

nguồn đốt cháy hay nguồn thải. Các hợp chất được tạo ra do phản ứng hóa học sau khi các chất gây ơ nhiễm khơng khí khởi phát được thải vào khí quyển được gọi là chất ô nhiễm thứ phát. Một số chất ô nhiễm thứ phát là O<small>3</small>, peroxyacyl nitrate (PAN), và một số hóa chất thuộc họ aldehyde và kenton (NO<small>2</small> cũng được xem như là chất ô nhiễm thứ phát-xem chương 8). Sương mù quang hóa chính là hỗn hợp của các chất ơ nhiễm khơng khí khởi phát và thứ phát; nó chứa NO<small>2</small>, O<small>3</small>, các chất khử oxi quang hóa và lượng lớn các hóa chất khác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Khói và sương mù quang hóa đều làm giảm tầm nhìn vì ánh sáng bị khuyếch tán bởi bề mặt của các phân tử trong không khí. Chúng đều gây tác động có hại lên thực vật, động vật và con người.

Los Angeles được biết đến là thành phố nhiều sương mù quang hóa, nhưng hiện nay nhiều thành phố khác cũng xuất hiện hiện tượng tương tự. Điều này lại càng đúng với các quốc gia có nền kinh tế cơng nghiệp hóa với tốc độ phát triển như vũ bão. Với tốc độ phát triển như thế các quốc gia này lần lượt hình thành các siêu đô thị với dân số từ 10 triệu người trở lên. Nhiều đô thị trong số này được biết đến như là nơi ô nhiễm nặng nề nhất trên tồn thế giới. Cư dân tại các đơ thị này đang phải hứng chịu vượt mức các vấn đề về môi trường đặc biệt các vấn đề liên quan đến ơ nhiễm khơng khí. Một số quốc gia có các đơ thị ơ nhiễm bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico, và Thái Lan. Các đô thị tại các nước này có mật độ cao các chất gây ô nhiễm không khí vượt mức khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Ví dụ, Mexico City có dân số vào khoảng 20 triệu và đang phải hứng chịu các vấn đề nghiêm trọng về ô nhiễm không khí.

Shen-chen, một thành phố có tốc độ phát triển cao tại phía Nam Trung Quốc là một ví dụ khác về vấn đề ơ nhiễm khơng khí mặc dù thành phố này chỉ có số dân khoảng 1 triệu. Vào buổi sáng, tầm nhìn rất tốt có thể thấy được các ngọn núi tây nam thành phố, nhưng vào buổi chiều sương mù xuất hiện, tầm nhìn bị hạn chế rất nhiều. Hình 3.1a và hình 3.1b trình bày tầm nhìn của thành phố tại hai thời điểm khác nhau trong ngày.

<b>3.3 CÁC MÙI GÂY KHĨ CHỊU</b>

Mùi hơi thường là dấu hiệu đầu tiên cho thấy ơ nhiễm khơng khí. Chúng tồn tại trong khơng khí tự nhiên, các hộ gia đình, nơng trại, các nhà máy lọc nước, các bãi xử lý chất thải rắn, và nhiều khu công nghiệp. Khơng khí tự nhiên có thể mang nhiều mùi có nguồn gốc khác nhau. Việc phân hủy các chất hữu cơ chứa protein từ thực vật và động vật có thể gây mùi trong khơng khí.

Các loại mùi do nấu nướng thực phẩm ví dụ như cá, thịt, và gia cầm cũng góp phần gây mùi trong các hộ gia đình. Ngồi ra cịn có mùi sơn mới qt, mùi thảm mới, mùi lau chùi đồ nội thất, các dung dịch tẩy rửa, mùi gỗ từ các lò sưởi và mùi các chất khử mùi. Khói thuốc lá cũng là một nguyên nhân quan trọng gây mùi tại các nơi cơng cộng, khách sạn hoặc hộ gia đình.

Các mùi gây khó chịu có thể xuất hiện tại các khu vực gần khu công nghiệp và thay đổi tùy thuộc vào loại hình cơng nghiệp. Một số ví dụ về nguồn công nghiệp gây nặng mùi bao gồm:

 Các nhà máy xây xát, giải phóng khí hydrogen sulfide (HS<small>2</small>) hay còn gọi là mùi trứng thối đặc trưng.

 Các xí nghiệp lọc dầu thải ra H<small>2</small>S và Mecaptan

 Một số nhà máy hóa chất, gây mùi do sử dụng aniline và một số dung môi hữu cơ  Các nhà máy chế biến thực phẩm

 Các xưởng luyện sắt và kim loại gây ra mùi acid  Các nhà máy sản xuất phân bón phosphate

<b>3.4 THIỆT HẠI LÊN NƠNG NGHIỆP</b>

Các thiệt hại do ơ nhiễm khơng khí lên thực vật chủ yếu là lên nơng nghiệp (được trình bày chi tiết trong chương 8). Một ví dụ kinh điển nhất chính là việc rừng cây bị phá hủy do mưa acid. Bằng chứng rõ ràng nhất có thể thấy tại các nước Mỹ, Canada, và một số

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

quốc gia Châu Âu. Mưa acid gây ra những thay đổi lên tăng trưởng cây trồng biểu hiện dưới dạng ức chế tăng trưởng, thiếu sức sống, giảm sinh sản và lá sớm úa tàn. Các chất ô nhiễm khơng khí khác như NO<small>2</small>, O<small>3</small>, PAN và fluoride có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng cho cây trồng. Nhiều cây ăn quả và các loại rau củ đặc biệt nhạy cảm với các chất trên.

Việc đánh giá tác động kinh tế tức thời và lâu dài của ơ nhiễm khơng khí đối với nơng nghiệp có thể thực hiện bởi vì có q nhiều biến liên quan đến việc đánh giá. Tuy nhiên, các con số thống kê hiện có cho thấy chi phí mất mát do giảm vụ mùa thu hoạch thật đáng kinh ngạc. Ví dụ, thiệt hại ước tính của năm 1986 đối với các nhà sản xuất do O<small>3</small> gây ra là từ 1 - 5 tỷ đơ la. Chi phí thiệt hại ước tính do mưa caid gây ra lên 32 vụ mùa tại Mỹ là 50 tỷ đô la.

Các tổn thương ở cây trồng do ơ nhiễm khơng khí thường được biểu hiện thành các triệu chứng như úa lá hoặc hoại tử cây. Úa lá là hiện tượng lá cây ngã màu hay chuyển sang màu vàng do bị phá hủy diệp lục hoặc quá trình quang hợp diệp lục bị cản trở. Hoại tử cây là hiện tượng một bộ phận của cây trồng bị chết, ngã màu đen hoặc nâu.

<b>3.5 NHIỄM ĐỘC Ở ĐỘNG VẬT</b>

Nhiều tài liệu, báo cáo được xuất bản cho thấy có các tác động có hại lên động vật tiếp xúc với các chất ơ nhiễm khơng khí dạng khí hay phân tử thải ra từ các cơ sở sản xuất công nghiệp. Một số cơ sở sản xuất công nghiệp thải chất ô nhiễm bao gồm nhà máy sản xuất phân bón phosphat, nhà máy chế biến nhơm, các xí nghiệp luyện sắt và kim loại, các nhà máy năng lượng chạy bằng than. Các động vật sống gần khu vực các nhà máy cơ sở sản xuất này tiếp xúc các chất ô nhiễm được thải ra và gặp phải các tổn thương. Các tổn thương này sẽ được trình bày trong các chương tiếp theo.

Các tài liệu báo cáo khác cũng cho thấy cá và động vật hoang dã cũng mắc phải các tổn thương do ô nhiễm nước gây ra. Nhiều lồi động vật biển có vú bị bệnh dạt vào các bờ biển trên toàn thế giới cho thấy rõ ràng các động vật này bị phá hủy hệ thống miễn dịch khi phải tiếp xúc với các chất độc trong nước biển. Tại Mỹ, người ta ước tính có khoảng 1 triệu con chim nước bị chết hằng năm do nuốt phải các viên đạn chì của thợ săn.

Một loại bệnh môi trường vừa xuất hiện gần đây và lập tức thu hút sự chú ý của các nhà khoa học. Khởi điểm vào khoảng năm 1991, các nhà sinh học nhận thấy ở các khu vực có độ cao và xa xơi tại miền Tây nước Mỹ, Puerto Rico, Panama, Columbia và Úc số lượng loài lưỡng cư bị suy giảm và ở ếch tỷ lệ biến dị tăng lên mà không rõ nguyên nhân . Sự sụt giảm này cho thấy một sự thay đổi đột ngột so với các năm trước khi mà dân số lồi lưỡng cư chỉ thay đổi do mơi trường bị hủy hoại hoặc do sự xuất hiện của các động vật ăn thịt từ bên ngoài xuất hiện. Các nhà khoa học e ngại rằng nhiều loài động vật lưỡng cư đã tồn tại trong suốt 350 triệu năm trước sẽ khơng thể sống sót trong thế kỷ 21. Họ cho rằng việc suy giảm dân số các loài động vật này là một dấu hiệu của bất ổn đang diễn ra trong môi trường. Nhiều nhà khoa học cho rằng sự nhiễm bệnh, các tác động của các chất hữu cơ tổng hợp (thuốc diệt sâu bọ), các chất ô nhiễm kim loại, mưa acid, bức xạ tia UV và nhiệt độ gia tăng chính là nguyên nhân của hiện tượng trên. Tuy nhiên cho đến hiện nay, chưa có bằng chứng thuyết phục cho thấy bất kỳ tác nhân nào được kể trên gây ra hiện tượng sụt giảm như đã đề cập. nhiều nhà khoa học lại cho rằng một số yếu tố phối hợp cùng tác động gây ra việc sụt giảm dân số động vật lưỡng cư.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>3.6 CÁC TỔN THƯƠNG Ở NGƯỜI</b>

Nhiều người sống tại một số quốc gia phải gánh chịu các tổn thương do tiếp xúc với hàm lượng cao các chất ơ nhiễm khơng khí hoặc ô nhiễm nước. Việc tiếp xúc với hàm lượng cao chất ơ nhiễm khơng khí có thể dẫn đến một vài thay đổi thể chất dẫn đến các vấn đề sức khỏe. Các chất ơ nhiễm khơng khí ví dụ như SO<small>2</small>, O<small>3</small>, các chất khử oxi khác, và các chất dạng hạt, có thể đơn độc hoặc kết hợp với các chất khác, gây ra ho, suy giảm chức năng đường thở, các bệnh về phổi và suy tim. Một số tổn thương gây ra các khuyết tật vĩnh viện, một số khác lại gây tử vong. Trước đó, những tổn thương như vậy ở người chỉ thấy ở một số ngành nghề nhất định nhưng nay các tổn thưong và tử vong xảy ra do các yếu tố không liên quan đến nghề nghiệp.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy trong vòng chỉ hai thập niên vừa qua, số trẻ em và vị thành niên mắc bệnh suyễn gia tăng đáng kể. Khuynh hướng này vẫn tiếp tục diễn ra tại các nước giàu có. Tại những quốc gia trong đó bệnh suyễn là phổ biến thì số mới mắc đạt đến gần 50% trong vòng 10 năm. Tỷ suất nhập viện vì suyễn cũng gai tăng tại các quốc gia này. Ví dụ, tỷ lệ tử vong do suyễn ở nhóm tuổi từ 5-34 gai tăng hơn 40% từ giữa thập niên 70 cho đến giữa thập niên 80 tại hầu hết các quốc gia được nghiên cứu. Mặc dù lý do của sự gia tăng này chưa được biết rõ, nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng có liên quan đến các yếu tố mơi trường.

Nhiều cá nhân tiếp xúc với độc chất có các dấu hiệu và triệu chứng không rõ nguyên nhân trong giai đoạn tiếp xúc. Hơn nữa, các triệu chứng có thể không biểu hiện ngay sau khi tiếp xúc. Với ung thư, có thể mất 15 năm hoặc hơn thì triệu chứng mới xuất hiện. Ví dụ, nhiều nhân viên đóng tàu tại New York phát bệnh sau khi tiếp xúc với abestos trong suốt thập niên 40 không phát hiện bệnh mãi cho đến 15 đến 30 năm sau. Các ví dụ khác như bệnh Minamata và itai-itai-byo, được trình bày trong chương 2. Một ví dụ khác là bệnh “yu-sho” hay “bệnh dầu” xảy ra tại Nhật Bản do sử dụng dầu gạo bị nhiễm hàm lượng cao polychlorinated biphenyl (PCBs)

Con người tiếp xúc với thuốc trừ sâu một cách trực tiếp, đặc biệt đối với nông dân và gia đình của họ. Những người sống gần các nơng trại sử dụng nhiều thuốc trừ sâu cũng có thể bị tiếp xúc trực tiếp. Con người cũng có thể tiếp xúc gián tiếp với thuốc trừ sâu ví dụ trong trường hợp thuốc trừ sâu đọng lại trên thực phẩm hay cá bị nhiễm thuốc trừ sâu. Nhiều hóa chất trừ sâu hữu cơ tổng hợp rất chậm phân hủy và tồn tại lâu dài trong mơi trường. Vì vậy, thuốc trừ sâu có thể tích lũy dần dần trong các mô ở người và gây ra các vấn đề sức khỏe.

Hiện nay tại Mỹ nhiều nỗ lực xuất phát từ chính phủ, các ngành cơng nghiệp và người dân nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các nỗ lực này đưa đến những kết quả đáng khích lệ. Theo báo cáo đánh giá ơ nhiễm khơng khí năm 1994 của Cơ Quan Bảo Vệ Mơi Trường Mỹ thì chất lượng khơng khí đã được cải thiện; tuy nhiên vẫn tồn tại 43 khu đô thị, khu định cư với gần 100 triệu người có mức O<small>3</small> trên 0.12 ppm, vượt quá tiêu chuẩn sức khỏe liên bang Mỹ. Đặc biệt tại vịnh Los Angeles tình trạng ơ nhiểm nặng nề đến nỗi chính phủ phải gia hạn đến năm 2010 để thành phố đạt được mức tiêu chuẩn do liên bang đề ra.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>3.7 CÁC TÁC ĐỘNG CẤP TÍNH VÀ LÂU DÀI</b>

<b>3.7.1 GIỚI THIỆU</b>

Khi nghiên cứu tác động sức khỏe của độc chất lên sinh vật sống, nhà nghiên cứu phải xác định tác động đó là cấp tính hay mạn tính. Tác động cấp tính biểu hiện dưới dạng tổn thương nghiêm trọng thậm chí gây tử vong do tiếp xúc một hoặc nhiều độc chất với mật độ cao trong thời gian ngắn. Tác động mạn tính được mơ tả là tiếp xúc trong thời gian dài hay lập lại nhiều lần đối với mật độ thấp độc chất. Dấu hiệu và triệu chứng thay đổi tùy vào loại độc chất, mật độ và loại sinh vật.

<b>3.7.2 TÁC ĐỘNG CẤP TÍNH</b>

Một số vụ ơ nhiễm cấp tính xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới từ năm 1930. Sau đây chỉ trình bày ngắn gọn một số trường hợp, đọc giả cần đọc thêm các tài liệu liên quan nếu muốn biết thêm chi tiết.

<b>3.7.2.1 Thung lũng Meuse, Bỉ, 1930</b>

Sự kiện này xảy ra vào ngày 1/12/1930 tại thung lũng Meuse, Bỉ nơi tập trung nhiều nhà máy công nghiệp. Hiện tượng nghịch đảo nhiệt độ xảy ra làm cho các chất ô nhiễm như SO<small>2</small>, sương mù acid sulfuric, và các chất dạng hạt thải ra từ các nhà máy khơng thể thốt ra khỏi thung lũng. Nhiều người bị đau ốm vì khó thở. Báo cáo cho biết có tất cả 60 người và một số súc vật bị chết

<b>3.7.2.2 Donara, Pennsyvania, Mỹ, 1948</b>

sự kiện này diễn ra vào ngày 26/8/1948, cũng do hiện tượng nghịch đảo nhiệt độ và sương mù gây ra và tác động lên một khu vực rộng lớn. Nhiều nhà máy bao gồm một nhà máy luyện thép lớn, một nhà máy sản xuất kẽm và một nhà máy sản xuất acit sulfuric đóng tại thị trấn nhỏ này. Gần nửa số dân 14,000 người mắc bệnh với triệu chứng phổ biến là ho. Nồng độ SO<small>2</small> và các chất dạng hạt được cho là nguyên nhân bệnh tật của người dân. Kết quả có 20 người chết.

<b>3.7.2.3 Poza Rica, Mexico, 1950</b>

Tai nạn xảy ra tại thành phố Poza Rica, Mexico vào buổi sáng sớm ngày 24/10/1950 do khí H<small>2</small>S rị rỉ từ một nhà máy sản xuất ga. Vào thời điểm đó, hầu hết người dân sống gần nàh máy cịn đang ngủ hoặc vừa mới thức giấc. Người người ngay lập tức có biểu hiện suy hơ hấp và hệ thần kinh trung ương bị tổn thương.

<b>3.7.2.4 London, Anh, 1952</b>

Đây là trường hợp ơ nhiễm khơng khí nổi tiếng nhất. nó diễn ra từ ngày 5-8/12/1952 cũng do hiện tượng sương mù và nghịch đảo nhiệt độ gây ra. Nhiều người bị lên cơn khó thở. Một số bệnh nhân có da xanh tím, sốt, và tràn dịch màng phổi. Người ta phát hiện thấy nồng độ SO<small>2</small>, fluoride và khói rất cao trong khơng khí. Theo thống kê lúc đó, có khoảng 4000 người bị chết. Số chết này vượt quá số chết trung bình trong cùng thời khoảng từ năm 1947 đến 1951. Hầu hết nạn nhân đều là người già và nhìn chung có tiền sử bệnh tim hay phổi trước khi sự kiện này xảy ra.

<b>3.7.2.5 New York, Mỹ, 1953</b>

Sự kiện này xảy ra từ ngày 18-22/10/1953 do sự tích tụ khơng khí và hiện diện SO<small>2</small> với nồng độ cao làm chết hàng ngàn người.

<b>3.7.2.6 Los Angeles, California, Mỹ, 1954</b>

Không giống các sự kiện kể trên, sự kiện này có nguyên do là sự hình thành sương mù quang hóa và sự tích tụ nồng độ cao các chất oxi hóa quang hóa ví dụ như O<small>3</small> và PAN. Số chết vượt mức lên đến 247 người mỗi ngày và rơi phần lớn vào độ tuổi từ 65-70.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>3.7.2.7 New Orleans, Lousiana, Mỹ, 1955</b>

Sự kiện này gây chú ý bởi số ca suyễn tăng đột ngột trong người dân thành phố. Số ca trung bình đến khám tại bệnh viện thành phố bình thường là khoảng 25 người/ngày; nhưng trong thời gian xảy ra tai nạn đó, số người khám bệnh lên đến 200 người/ngày. Nguyên nhân nghi ngờ là bụi từ nhà máy bột mì.

<b>3.7.2.8 Vụ ơ nhiễm khơng khí tồn cầu vào năm 1962</b>

Đây là vụ ô nhiễm không khí kéo dài từ ngày 27/10 đến ngày 10/12/1962 và ảnh hưởng đến khu vực phía Đơng Hoa Kỳ; Lodon-Anh; Rotterdam-Hà Lan; Osaka-Nhật; Franfurt-Đức; và Prague-Czechoslovia. Các bệnh nhân tại Mỹ mắc phải các triệu chứng ở đường hô hấp trên. Số người chết vượt mức ở Lodon là 700, và tại Osaka là 60.

<b>3.7.2.9 Tokyo, Nhật Bản, 1970</b>

Sự kiện xảy ra tại thành phố Tokyo, Nhật Bản vào ngày 18/7/1970 do nồng độ cao các chất oxy hóa và SO<small>2</small> trong khí quyển. 6000 người cho biết mắt rất khó chịu và đau cổ họng. Hình 3.3 là hình một ngày có sương mù tại Tokyo vào năm 1972, trong đó tháp Tokyo chỉ nhìn loáng thoáng (từ sau sự kiện này, nhiều nỗ lực đã được thực hiện tại Tokyo để cải thiện chất lượng khơng khí. Nhiều du khách thật sự ấn tượng về chất lượng khơng khí tại đây và dân số tăng hơn 15 người).

<b>3.7.2.10 Bhopal, Ấn Độ, 1984</b>

Tai nạn công nghiệp tồi tệ nhất trong lịch sử đã diễn ra tại thành phố Bhopal, Ấn Độ (hình 3.4) vào buổi sáng ngày 3/12/1984. 40 tấn khí cực độc methyl isocyanate (MIC) rò rỉ từ nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu và lan tràn vào khu vực dân cư đông người gần đó. Ít nhất 4000 người chết và hơn 150,000 bị tổn thương. Người ta nhận thấy phổi chính là cơ quan đích của khí MIC. Một bệnh viện báo cáo rằng ba ngày sau vụ rò rỉ, người ta nhận thấy các bệnh nhân được điều trị có dấu hiệu phù khoang kẽ, phù phế nang và phù khoang kẽ, khí phế thủng. Số lượng người chết và thương vong (dẫn đến tàn tật vĩnh viện) lớn làm cho thảm họa này nên tồi tệ nhất từ trước đến nay.

<b>3.7.2.11 Chenobyl, Liên Xô, 1986</b>

Thảm họa năng lượng hạt nhân khủng khiếp nhất từ trước đến nay xảy ra vào ngày 26/8/1986 tại Chernobyl, Ukraine (hình 3.5), lúc đó là một bang của Liên Xơ cũ. Lị hạt nhân số 4 của nhà máy hạt nhân nguyên tử Chenorbyl hầu như bị sụp đổ và nổ tung là chết ngay tức khắc 32 tại hiện trường và làm cho 237 người khác bị nhiễm phóng xạ cấp tính. Vụ nổ tạo ra một đám mây phóng xạ tàn phá một khu vực rộng lớn tại Châu Âu. Các dạng phóng xạ của Iot, Cesium, Strontium và plutonium phóng thích vào khí quyển và lan rộng ra tồn bộ bán cầu bắc. Khu vực 30 km xung quanh trạm năng lượng (115,000 người sống tại khu vực này đã phải di dời sang nơi khác) là nơi có mức độ phơi nhiễm phóng xạ cực cao: những người sống tại khu vực đó có nguy cơ mắc bệnh máu trắng ước tính tăng gấp đơi trong vịng 10 năm tiếp theo và những trẻ trong bụng mẹ tiếp xúc phóng xạ có thể mang các rối loạn về gen. Theo một báo cáo của WHO vào năm 1995, tổng năng lực phóng xạ của vật chất phóng thích từ lị hạt nhân ước tính gấp 20 lần so với hai quả bom hạt nhân thả xuống Hiroshima và Nagasaki .

Hàng triệu người ở nhiều nơi đặc biệt tại Belarus, Russia, và Ukraine bị nhiễm phóng xạ với liều lượng khác nhau. Theo Tổ Chức Hợp Tác Và Phát Triển Kinh Tế (OECD) và Cơ Quan Năng Lượng Hạt Nhân (NEA), có 20 loại nuclit phóng xạ được phóng thích vào khí quyển. Chúng bao gồm: I-131 với thời gian bán hủy là 8 ngày; cesium-134 và cesium-137 với thời gian bán hủy lần lượt là 2 ngày và 30 năm; và một vài đồng vị plutonium với thời gian bán hủy là từ 13-24,000 năm. Các nghiên cứu tiến

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

hành sau đó chỉ ra rằng có sự gia tăng đáng kể ung thư tuyến giáp ở trẻ em chủ yếu tại Belarus và Ukraine và một phần nhỏ khu vực tại Nga.

<b>3.7.2.12 Prince William Sound, Alaska, Mỹ, 1989</b>

Dầu thô được khai thác tại giếng dầu North Slope tại Alaska sau đó theo đường ống đến cảng Valdez và vận chuyển bằng tàu đến bờ biển phía Tây của Mỹ. vào ngày 24/3/1989, một tàu chở dầu lớn mang tên Exxon Valdez khởi hành tại Prince William Sound gần Valdez. Đây là một thị trấn cảng nhỏ với dân số 4200 người. Con tàu đụng phải một dải san hô gây ra vụ tràn dầu lớn nhất từ trước đến nay tại Mỹ. hàng triệu gallon dầu thô lan rộng đến hơn 3000 km mặt biển và giết chết khoảng 250,000 chim biển, 2800 rái cá biển, 300 hải cẩu biển, 250 đại bàng đầu trọc, và 22 cá voi sát thủ và vô số động vật có vú dưới biển và cá. Vụ tràn dầu cũng làm chết hàng loạt trứng, ấu trùng của cá hồi và cá trích.

Mặc dù nhiều nhà khoa học cho rằng khu vực bị ảnh hưởng có thể phục hồi trong vòng 10 năm kể từ sau thảm họa, nhưng một nghiên cứu mới đây của Short và cộng sự tại Trung Tâm Nghiên Cứu Ngư Nghiệp Alaska, NOAA, đưa ra một tín hiệu báo động. Theo nghiên cứu này, 78/91 bãi biển được khảo sát ngẫu nhiên đều phát hiện thấy dầu. Khu vực bờ biển nhiễm dầu bề mặt hay dầu dưới bề mặt ước khoảng 11.3 ha, và khối lượng dầu dưới bề mặt còn lại là khoảng 0.2% dầu ban đầu. Kết quả nghiên cứu khuyến cáo rằng các chất gây độc trong dầu, chủ yếu là từ các hydro vòng thơm (PAHs) tiếp tục tác động đến quá trình phục hồi của một số động vật biển tại nơi dầu vẫn còn hiện diện.

<b>3.7.2.13 Tai nạn tại giếng ga, Gaoqiao, Trung Quốc, 2003</b>

vào ngày 23/12/2003, một vụ rò rỉ ga tại giếng khai thác ga tự nhiên tại Gaoqiao, một thị trấn thuộc miền Tây Nam Trung Quốc. Vụ rò rỉ phun ra các khí độc chứa H<small>2</small>S giết chết ít nhất 191 người và buộc 31,000 người sống tại khu vực 3 dặm quanh giếng khai thác phải sơ tán. Nguyên nhân thảm họa được báo cáo là do lỗi trong quá trình khoan làm bể giếng ga.

<b>3.7.3 TÁC ĐỘNG MẠN TÍNH</b>

Tác động gây độc mạn tính thường phổ biến hơn là giai đoạn gây độc cấp tính. Rất nhiều báo cáo đã xuất bản đề cập đến tác động mạn tính của ơ nhiểm khơng khí và nước lên hệ thống sống. Tiếp xúc kéo dài với lượng nhỏ chất ô nhiễm khơng khí như SO<small>2</small>, khói và kim loại nặng (ví dụ chì, cadmium, thủy ngân) có thể dẫn đến tổn thương ơ cây cối, động vật và con người. Vụ tai nạn tại Vịnh Minamata và bệnh itai-itai-byo là minh chứng cho tác động kéo dài do ô nhiễm nước. Các thơng tin chi tiết hơn sẽ được trình bày trong các chương sau.

Ở cây tác động mạn tính biểu hiện dưới dạng khiếm khuyết tăng trưởng và phát triển, giảm hô hấp, vàng lá, hoại tử bộ phận và các triệu chứng khác. Tương tự như vậy, động vật cũng có biểu hiện chậm tăng trưởng, tăng cảm nhiễm với các yếu tố áp lực môi trường và một loạt các tác động có hại sức khỏe bao gồm cả tuổi đời ngắn hơn.

Ở người, tác động sức khỏe do tiếp xúc với ơ nhiễm khơng khí có thể xảy ra sau một khoảng thời gian dài. Ví dụ, nếu tiếp xúc kéo dài với chất ơ nhiễm khơng khí như NO<small>2</small> và O<small>3</small> có thể dẫn đến viêm phế quản mạn và khí phế thủng. Tại Anh, sự kết hợp giữa SO<small>2</small> và ơ nhiễm khói bụi được cho là có tác động cộng hợp với việc hút thuốc lá gây ra các bệnh thối hóa.

Các kết quả của nghiên cứu bệnh nghề nghiệp đưa ra khuyến nghị rằng giữa ơ nhiễm khơng khí và bệnh ung thư đường hơ hấp có mơi liên hệ chặt chẽ. Ví dụ việc hít phải các vật liệu gây độc ví dụ như arsenic, asbetos, chromium, bồ hóng, hơi lò, và radon

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

trong điều kiệm làm việc có liên quan đến ung thư phổi. Trong một nỗ lực nhằm đánh giá mối kết hợp giữa ô nhiễm khơng khí và các bệnh nhân ngoại trú đến khám bệnh viện, Xu và cộng sự đã thu thập dữ liệu về các bệnh nhân nội khoa đến khám tại một bệnh viện cơ sở tại Beijing, Trung Quốc và nồng độ SO<small>2</small> trong khí quyển cũng như tổng nồng độ hạt huyền phù (TSP). Phân tích dữ liệu này Xu nhận thấy số bệnh nhân đến khám bệnh liên quan đến SO<small>2</small> tăng lên 20% và liên quan đến TSP tăng lên 17%. Qua những quan sát này Xu rút ra kết luận rằng mức ô nhiễm khơng khí hiện tại của Bắc Kinh có liên quan đến các tác động có hại lên sức khỏe.

Các quan sát tương tự cũng được tiến hành tại Hong Kong. Các nhà khoa học nghiên cứu nồng độ SO<small>2, </small>NO<small>2</small>, O<small>3</small> và các chất dạng hạt trong khí quyển với đường kính

<i>nhỏ hơn 10 m</i> (PM<small>10</small>) và phát hiện thấy nồng độ các chất này có mối quan hệ vừa kết hợp vừa độc lập với số bệnh nhân nhập viện do bệnh tim mạch và hơ hấp. ngồi ra tác động của chất ơ nhiễm lên bệnh tuần hồn và hơ hấp có thể nặng thêm đối với nhóm người già, với mức ý nghĩa hơn 5-10% ở nhóm tuổi >= 65. NO<small>2</small> và O<small>3</small> đều có mối kết hợp chặt với tử vong bệnh viện do các bệnh tim mạch và hô hấp.

</div>

×