Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

tiểu luận môn ctxh vai trò của ngành công tác xã hội trong bệnh viện ung bướu hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.2 KB, 17 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TIỂU LUẬN</b>

<b>MÔN: CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ AN SINH XÃ HỘI</b>

<i><b> Đề tài:</b></i>

<b>VAI TRÒ CỦA NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNHVIỆN UNG BƯỚU HÀ NỘI HIỆN NAY</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>MỞ ĐẦU...1</b>

<b>Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VAI TRỊ CỦA NGÀNHCƠNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN...2</b>

1.1. Một số khái niệm cơ bản...2

1.2.Nhiệm vụ của công tác xã hội trong bệnh viện...3

1.3.Vai trị đặc biệt quan trọng của cơng tác xã hội trong bệnh viện...5

<b>Chương 2: VAI TRÒ CỦA NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONGBỆNH VIỆN UNG BƯỚU HÀ NỘI HIỆN NAY...7</b>

2.1. Đặc điểm và chức năng của bệnh viện ung bướu Hà nội...7

2.2. Tình hình cơng tác khám chữa bệnh của bệnh viện trong thời gian qua...8

2.3. Thực trạng các vấn đề trong bênh viện gặp phải...8

2.4. Thực trạng công tác xã hội ở bệnh viện ung bướu Hà nội...9

2.5. Các dịch vụ hỗ trợ xã hội có trong bệnh viện...10

<b>Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THÚC ĐẨY NGÀNH CƠNG TÁCXÃ HỘI LÀM TỐT VAI TRỊ CỦA MÌNH TRONG BỆNH VIỆN...12</b>

3.1. Đối với Nhà nước...12

3.2. Đối với bệnh viện...12

3.3. Đối với người bệnh và cán bộ y tế ...13

3.4. Đối với ngành công tác xã hội...13

<b>KẾT LUẬN...14</b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO...15</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỞ ĐẦU</b>

Sau đổi mới, hội nhập và phát triển Việt nam đã có nhiều khởi sắc và đạt được nhiều những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế-xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế. Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Cùng với sự phát triển chung của đất nước thì trong những năm trở lại đây ngành y tế cũng đã có những bước phát triển vượt bậc, công tác tham khám chữa bệnh cho người dân được thực hiện tốt hơn.

Tuy nhiên trước những biến động của nền kinh tế, tình hình giá cả, lạm phát ngày càng tăng cao thì ngành y tế phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như: chất lượng y tế cơ cở cịn thấp, cơng tác bảo hiểm y tế cũng cịn nhiều vấn đề , dịch bệnh ln rình rập và có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Hay chúng ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp những vấn đề bất cập liên quan đến ngành y trên những phương tiện thơng tin đại chúng như: tình trạng quá tải tại các bệnh viện, sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa bác sỹ với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hay những vướng mắc trong làm thủ tục khám chữa bệnh. ..những vấn đề trên nếu như không được không được khắc phục sẽ để lại hậu quả đáng tiếc.

Hiện nay, nước ta đã có nhiều những chương trình, mục tiêu y tế đang được trển khai. Một trong số đó là sự phát triển của ngành cơng tác xã hội . Công tác xã hội là một ngành, một lĩnh vực có thể cung cấp các dịch vụ và giải quyết tốt các vấn đề bất cập nêu trên. Đẩy mạnh phát triển ngành công tác xã hội trong lĩnh vực y tế không chỉ là một nhu cầu bức thiết hiện nay mà còn là một giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>Chương 1</b>

<b>MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VAI TRỊ </b>

<b>CỦA NGÀNH CƠNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN</b>

<b>1.1. Một số khái niệm cơ bản.</b>

<i><b>+ Công tác xã hội:</b></i>

Theo từ điển bách khoa xã hội: “ Công tác xã hội là một khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho mọi người trong xã hội”.

Tại đại hội Montreal liên đoàn chuyên nghiệp xã hội Quốc tế_ IFSW định nghĩa về công tác xã hội như sau: “ công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, việc giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ con người và sự tăng quyền lực và giải phóng người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái và dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, công tác xã hội can thiệp ở các điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là nguyên tắc cơ bản của nghề”

Cơng tác xã hội cịn được hiểu là một dịch vụ đã chun mơn hóa, góp phần giải quyết những vấn đề xã hội, về con người mang tính bức xúc nhằm thỏa mãn các lợi ích căn bản của những cá nhân , nhóm, cộng đồng xã hội, mặt khác giúp cá nhân tự nhận thức về vị trí, vai trị xã hội của mình.

<i><b>+ Y tế: </b></i>

Theo từ điển Tiếng việt thì: “ y tế là một ngành y học ứng dụng, chuyên việc phòng, chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe”

Khoa học sức khỏe là một ngành thuộc khoa học ứng dụng nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe cho con người và động vật. Khoa học sức khỏe chia làm hai ngành; sức khỏe cộng đồng và sức khỏe lâm sàng. Nghiên cứu, khảo sát, thái độ, kỹ năng về sức khỏe và cách thức vận dụng

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

kỹ năng, kiến thức đó vào việc giữ gìn sức khỏe, ngừa bệnh, chữa bệnh và hiểu biết những chức năng tâm sinh lý, sinh hóa trong cơ thể con người và động vật.

<b>+ Bệnh viện.</b>

Bệnh viện hay nhà thương là cơ sở để khám và chữa trị cho bệnh nhân khi bệnh của họ không thể chữa ở nhà hay ở nơi nào khác. Đây là nơi tâp trung các chuyên viên y tế gồm các bác sĩ nội và ngoại khoa, các y tá, các kỹ thuật viên xét nghiệm cận lâm sàng.

<b>1.2.Nhiệm vụ của công tác xã hội trong bệnh viện</b>

<i><b>Thứ nhất: Hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội</b></i>

cho người bệnh và người nhà bệnh nhân trong quá trình khám chữa bệnh tại bệnh viện, bao gồm các hoạt động sau:

+ Đón tiếp, chỉ dẫn, cung cấp thông tin, giới thiệu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện cho người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân ngay từ khi người bệnh vào khám.

+ Tổ chức thăm hỏi người bệnh và người nhà bệnh nhân để nắm bắt những thông tin về tình hình sức khoẻ cũng như hồn cảnh khó khăn của người bệnh, để có thể xác định phương án hỗ trợ về tâm lý, xã hội và tổ chức thực hiện sao cho phù hợp với từng trường .

+ Hỗ trợ khẩn cấp các hoạt động xã hội cần thiết cho những người bệnh là nạn nhân của bạo hành, bạo lực gia đình …nhằm hỗ trợ về tâm lý, xã hội hay các dịch vụ phù hợp khác. Giúp cho bệnh nhân yên tâm điều trị bệnh. + Hỗ trơ, tư vấn cho người bệnh quyền và lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa vụ của mình, các chương trình, chính sách xã hội như bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội trong khám chữa bệnh.

<i><b>Thứ hai: Thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật.</b></i>

+ Thực hiện công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. + Xây dựng kế hoạch truyền thơng giáo dục sức khỏe cho người bệnh và tổ chức thực hiện kế hoạch.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

+ Xây dựng nội dung, tài liệu để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, các dịch vụ và hoạt động của bệnh viện đến người bệnh và cộng đồng thông qua tổ chức các hoạt động, chương trình, sự kiện.

+ Cập nhật và tổ chức phổ biến các chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công tác khám bệnh, chữa bệnh, hoạt động của bệnh viện cho nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh.

+ Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phù hợp cho nhân viên y tế và người bệnh.

<i><b>Thứ ba. Vận động tiếp nhận tài trợ.</b></i>

Thực hiện hoạt động từ thiện và vận động, tiếp nhận tài trợ về kinh phí, vật chất để hỗ trợ người bệnh có hồn cảnh khó khăn.

Đây là một trong những hoạt động rất ý nghĩa của công tác xã hội trong bệnh viện. Bởi lẽ” Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” có rất nhiều những người bệnh có hồn cảnh khó khăn, việc kêu gọi, quyên góp giúp đỡ những người bệnh có hồn cảnh khó khăn là việc làm cần thiết nhằm đông viên tinh thần người bệnh.

<i><b>Thứ tư: Hỗ trợ nhân viên y tế:</b></i>

+ Cung cấp thông tin về người bệnh cho nhân viên y tế trong trường hợp cần thiết để hỗ trợ công tác điều trị.

Việc thăm hỏi, động viên người bệnh ngay từ bước đầu tiên có vai trị quan trọng trong việc giúp cho nhân viên xã hội nắm bắt được những thơng tin về bệnh tật cũng như hồn cảnh của bệnh nhân để cung cấp thông tin cho nhân viên y tế trong những trường hợp cần thiết.

+ Động viên, chia sẻ với nhân viên y tế khi có vướng mắc với người bệnh trong q trình điều trị.

<i><b>Thứ năm: Đào tạo, bồi dưỡng:</b></i>

+ Tham gia hướng dẫn thực hành nghề công tác xã hội cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo nghề công tác xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

+ Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về công tác xã hội cho nhân viên y tế và nhân viên bệnh viện; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về y tế cho người làm việc về cơng tác xã hội.

<b>1.3.Vai trị đặc biệt quan trọng của công tác xã hội trong bệnh viện.</b>

Cơng tác xã hội trong bệnh viện có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng mối quan hệ hài hòa giữa tinh thần và thễ chất của người bệnh, giữa người bệnh với người thân , giữa người bệnh với những người xung quanh và với nhân viên y tế.

Do đó trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, bệnh viện là nơi cần có hoạt động của công tác xã hội nhất. Sự hỗ trợ của các nhân viên xã hội đã làm tăng thêm sự hài lịng của người bệnh và gia đình người bệnh khi đến điều trị tại bệnh viện.

Tại Việt nam, việc hình thành và phát triển ngành cơng tác xã hội có va trị rất quan trọng nên ngày 25/03/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ_TTg về phê duyệt đề án phát triển công tác xã hội giai đoạn 2010-2020. Trong đó xác định rõ mục tiêu, nội dung hoạt động nhằm phát triển công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt nam . Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc hình thành và phát triển nghề công tác xã hội trong lĩnh vực y tế ở nước ta.

Hiện nay ở một số bệnh viện đã triển khai hoạt động xã hội để giúp cho người bệnh giải quyết một số nhu cầu. Trong khi đó tại hầu hết các bệnh viện trong nước, nhất là các bệnh viện tuyến trên thường xuyên trong tình trạng q tải. Nhân viên y tế khơng có đủ khả năng và thời gian để giải quyết nhiều nhu cầu bức xúc của bệnh nhân như hướng dẫn, giải thích về quy trình khám chữa bệnh , tư vấn về pháp đồ điều trị, cách phòng ngừa bệnh tật cho đến hỗ trợ về tâm lý, tinh thần cho người bệnh cũng như cung cấp thông tin về giá cả, chất lượng, địa điểm các loại dịch vụ … thực trạng này đang dẫn đến khơng ít những khó khăn phiền hà cho người bệnh tại bệnh viện. Hoạt động công tác xã hội ở bệnh viện là điều rất cần thiết nó

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

giúp cho mối quan hệ giữa nhân viên y tế và người bệnh, thân nhân người bệnh tốt hơn. Đây chính là một bước phát triển mới trong cơng tác chăm sóc và phục vụ người bệnh trong bệnh viện các hoạt động hỗ trợ người bệnh, người nhà người bệnh và các nhân viên y tế trong bệnh viện nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và tâm lý liên quan đến bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh. Mục đích là hỗ trợ các nhóm đối tượng khắc phục những khó khăn về xã hội để đạt được hiệu quả chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Nhân viên CTXH trong bệnh viện là cầu nối để giải quyết các mâu thuẫn giữa bệnh nhân và nhân viên y tế, giữa bệnh nhân và bệnh nhân, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân…

CTXH trong bệnh viện có nhiệm vụ bảo vệ quyền được chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân thơng qua việc tư vấn các vấn đề xã hội có liên quan cho bệnh nhân và gia đình của họ trong quá trình điều trị; tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ trên cơ sở tìm hiểu và phân tích các yếu tố xã hội có ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân; kết nối các dịch vụ hỗ trợ cho từng bệnh nhân; nghiên cứu cung cấp bằng chứng từ thực tế hoạt động để đề xuất chính sách; hỗ trợ giải tỏa tâm lý cho bệnh nhân, người nhà và nhân viên y tế… Ngoài ra CTXH trong bệnh viện cịn có nhiệm vụ giúp đỡ và tìm nguồn tài trợ cho các bệnh nhân nghèo, công tác truyền thông và quan hệ công chúng trong bệnh viện, tham gia công tác đào tạo tại bệnh viện… Như vậy, CTXH trong bệnh viện thực sự có vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong bệnh viện và một điều cần được xã hội hiểu đúng, đó là: “CTXH không đơn thuần chỉ là công tác từ thiện trong bệnh viện, như các bữa ăn, nồi cháo từ thiện cho bệnh nhân nghèo, tặng quà cho các bệnh nhân có hồn cảnh khó khăn…

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>Chương 2</b>

<b>VAI TRỊ CỦA NGÀNH CƠNG TÁC XÃ HỘITRONG BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HÀ NỘI HIỆN NAY</b>

<b>2.1. Đặc điểm và chức năng của bệnh viện ung bướu Hà nội.</b>

Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa ung thư hạng I của thành phố Hà Nội. Bệnh viện tiếp nhận điều trị bệnh nhân ung thư trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận từ miền Trung trở ra.

- Nghiên cứu khoa học; triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại phục vụ người bệnh và phục vụ cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

<i><b> + Nhiệm vụ:</b></i>

- Khám, cấp cứu, chữa bệnh

- Đào tạo cán bộ: Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế chuyên khoa ung bướu; Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn.

- Nghiên cứu khoa học: tổ chức thực hiện nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học ở cấp nhà nước, cấp bộ, cấp cơ sở

- Chỉ đạo tuyến về cơng tác dự phịng, chẩn đốn, điều trị và các hoạt động phòng chống ung thư; Chuyển giao và hỗ trợ các kỹ thuật chuyên môn về chuyên ngành ung thư cho tuyến dưới; Theo dõi, giám sát các hoạt động y tế tuyến trước trong khu vực được phân cơng.

- Phịng, chống dịch bệnh - Hợp tác quốc tế

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

- Quản lý bệnh viện: quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của bệnh viện; Triển khai và mở rộng các dịch vụ khoa học kỹ thuật, đào tạo, hợp tác với các cơ quan trong nước và quốc tế; Thực hiện chủ trương xã hội hóa ngành y tế.

<b> 2.2. Tình hình cơng tác khám chữa bệnh của bệnh viện trongthời gian qua.</b>

Trong những năm qua, thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe của các cấp chính quyền, được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ y tế, bệnh viện ung bướu Hà nội đã có những nỗ lực phấn đấu và đạt được nhiều kết quả trong hoạt động khám, chữa bệnh cho nhân dân.

Thực hiện thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh, người dân được tiếp đón, hướng dẫn tận tình. Tăng cường hệ thống cơ sở vật chất như: quạt điện, ghế ngồi chờ, nước uống, tivi phục vụ cho bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân, giảm bớt thời gian chờ đợi cho người bệnh.

Các quy chế bệnh viện, quy chế chuyên môn được giữ vững, tập trung thưc hiện các quy chế thường trực, cấp cứu, quy chế khám chữa bệnh…Thực hiện nghiêm túc các quy trình kỹ thuật trong khám và điều trị. Bệnh viện đã chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch chăm sóc người bệnh.

<b>2.3. Thực trạng các vấn đề trong bênh viện gặp phải.</b>

<i><b>+ Tình trạng quá tải.</b></i>

Tình trạng quá tải là vấn đề bức xúc nhất trong tất cả các bệnh viện nói chung và bệnh viện ung bướu Hà nội nói riêng hiện nay. Trong điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của hệ thống khám chữa bệnh của bệnh viện còn nhiều hạn chế, khi mà nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày một tăng thì tình trạng quá tải người bệnh là một vấn đề tất yếu, nan giải đòi hỏi các nhà chức năng giải quyết những không phải giải quyết trong một sớm một chiều là được.

Tình trạng quá tải tại bệnh viện ung bướu Hà nội diễn ra do một số nguyên nhân sau: Thứ nhất là do đầu tư cho y tế còn thấp, Nguồn lực đầu

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

tư cho y tế chưa đáp ứng được đòi hỏi của nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân. Trong khi cơ sở vật chất, nguồn lực phát triển của bệnh viện cịn nhiều hạn chế, khó khăn thì nhu cầu và ý thức của người dân với sức khỏe tăng cao. Thứ hai là do diễn biến phức tạp của bệnh dịch. Bên cạnh đó cũng do chính sách ưu tiên về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân như thể bảo hiểm y tế cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng chính sách đã khuyến khích người dân đi khám bệnh thường xuyên, làm gia tăng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

<i><b>+ Những vướng mắc trong quá trình làm giấy tờ, thủ tục.</b></i>

Hầu hết bệnh nhân đến khám chữa bệnh đều gặp phải những vướng mắc trong quá trình làm giấy tờ, thủ tục. Bệnh nhân chưa biết trình tự các bước, các loại giấy tờ cần thiết. Nhiều bệnh nhân lần đầu vào viện cũng không biết nơi làm các loại giấy tờ thủ tục ở đâu, không biết vị trí các phịng, khoa trong bệnh viện và cũng như khơng biết các loại dịch vụ có trong bệnh viện. Bởi lẽ mỗi một trường hợp vào thăm khám có những loại giấy tờ khác nhau như thẻ bảo hiểm y tế, trẻ em dưới 6 tuổi hay đối tượng chính sách. Có nhiều loại giấy tờ thủ tục đòi hỏi sự phối kết hợp giữa nhiều tổ chức, cơ quan khác nhau chứ không phải chỉ riêng giữa bệnh nhân với bệnh viện. Nhìn chung quá trình làm các loại giấy tờ thủ tục ở bệnh viện ung bướu Hà nội còn khá rắc rối gây nhiều phiền hà cho nhân dân trong quá trình thăm khám tại bệnh viện.

<b>2.4. Thực trạng công tác xã hội ở bệnh viện ung bướu Hà nội.</b>

<i><b>+ Công tác xã hội đối với cá nhân.</b></i>

Trong cơng tác xã hội thì cơng tác xã hội cá nhân là một phương pháp nhằm giúp đỡ từng cá nhân con người thông qua mối quan hệ một-một. Công tác xã hội cá nhân được sử dụng trong các cơ sở xã hội hoặc trong các tổ chức công tác xã hội để giúp đỡ những người có vấn đề về việc thực hiện các chức năng xã hội.

</div>

×