Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

tiểu luận tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đến báo chí việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102 KB, 14 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỞ ĐẦU</b>

Là một bộ phận không thể tách rời khỏi sự phát triển của xã hội và con người, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại đã đem lại sự thay đổi to lớn mang tính bước ngoặt trong sự phát triển của xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật đã tạo ra những bước nhảy vọt chưa từng thấy trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất và năng suất lao động, làm xuất hiện nhiều ngành sản xuất mới có liên quan đến sự tiến triển của khoa học và công nghệ. Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của khoa học và kỹ thuật như trên đã dẫn tới hiện tượng "bùng nổ thông tin", tức là số lượng thông tin, kiến thức khoa học, tài liệu khoa học và đội ngũ các nhà khoa học đã tăng nhanh một cách đột biến với tốc độ phát triển gấp nhiều lần so với quá khứ. Vốn kiến thức khoa học của nhân loại theo ước tính cứ 7 năm tăng gấp đơi, và số nhà khoa học cứ 10 năm thì lại tăng 2 lần. Một nửa số tài liệu khoa học xuất bản của nhân loại (tính đến cuối thế kỷ XX) được xuất bản trong 15-20 năm cuối cùng của thế kỷ này. Trong đó Cơng nghệ thơng tin là một tổ hợp công nghệ bao gồm: máy tính điện tử, truyền thơng đa phương tiện, mạng tồn cầu… Với cuộc cách mạng trong công nghệ thông tin, con người đang bước vào thời đại được gọi là thời đại thông tin hay kỷ nguyên số. Nền sản xuất vật chất trong thời đại thông tin dựa chủ yếu vào tự động hố, thơng tin và tri thức. Hiện tượng công nghệ mới này đang tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống xã hội, từ hoạt động sản xuất vật chất tới hoạt động tinh thần, từ cá nhân đến xã hội, từ kinh tế đến chính trị, văn hố của con người. Đặc biệt trong lĩnh vực Báo chí, Truyền thơng cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã mang lại một sự thay đổi vô cùng to lớn, mang đến một diện mạo mới nhất là trong vấn dề truyền thông xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>I. Đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học công nghệ</b>

So với cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại có nội dung phong phú, đa dạng và rộng lớn hơn rất nhiều. Sự phát triển vượt bật không những diễn ra trong các ngành khoa học cơ bản (tốn học, vật lý, sinh học, hóa học) mà cịn thể hiện ở việc phát sinh của nhiều ngành khoa học, kỹ thuật mới như khoa học vũ trụ, điều khiển học; ngoài ra cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật còn đi sâu vào những lĩnh vực mới (thế giới vi mơ, các vùng địa lý bí hiểm, bí mật của sự sống...) và hình thành nên ra các kỹ thuật mới, nguyên vật liệu mới, năng lượng mới mà các giai đoạn trước đó chưa từng tiếp cận hay hình dung được.

Một đặc tính khác của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại là vai trò chủ đạo và định hướng của khoa học trong sự phát triển của công nghệ và sức sản xuất. Nhìn lại giai đoạn cách mạng cơng nghiệp, khoa học không bắt kịp với kỹ thuật, không dẫn tới các tiến bộ kỹ thuật và các phát minh, cải tiến kỹ thuật cũng không bắt nguồn từ các phát kiến khoa học và các nhà phát minh thường là những người lao động thay vì các nhà khoa học. Tuy nhiên, trong cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại, khoa học đã đi trước kỹ thuật rất xa, mở đường cho sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ, là nguyên nhân, nguồn gốc của các tiến bộ kỹ thuật, thâm nhập sâu sắc vào sự phát triển của sức sản xuất và đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Điều này cũng có nghĩa là thời gian ứng dụng khoa học vào phát triển công nghệ và sản xuất càng ngày càng ngắn: trong khi từ nguyên lý máy ảnh đến chế tạo ra chiếc máy ảnh đầu tiên mất 100 năm, thì quá trình tương tự xảy ra đối với mạch vi điển tử chỉ mất 3 năm và tia la-de chỉ mất 2 năm. Đồng thời, hiệu quả kinh tế của việc đầu tư vào khoa học càng lúc càng lớn và lợi nhuận cao hơn so với nhiều lĩnh vực khác. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là làm xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghiệp cao với hàm lượng tri thức cao. Bốn cơng nghệ trụ cột có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát triển kinh tế - xã hội là: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng và công nghệ thông tin.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Mặc dù có thể cịn có ý kiến khác nhau, song nhiều ý kiến nhất trí cho rằng, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiên đại kể trên có hai đặc trưng chủ yếu:

- Một là, thời gian cho một phát minh mới của khoa học - công nghệ ra đời thay thế cho phát minh cũ có xu hướng rút ngắn lại và phạm vi ứng dụng vào sản xuất và đời sống ngày càng mở rộng. Vì vậy, địi hỏi cần được kết hợp chặt chẽ giữa chiến lược khoa học - công nghệ với chiến lược kinh tế - xã hội.

- Hai là, khoa học - công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp (bao gồm cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội -nhân văn...) do con người tạo ra và thông qua con người tác động trở lại đời sống kinh tế, xã hội. Vì vậy, nó địi hỏi cần phải có chính sách đầu tư cho khoa học - cơng nghệ một cách thích ứng.

<b>II. Tác động của cuộc cách mạng Khoa học Công nghệ đến Báo chíViệt Nam</b>

Theo PGS. TS Nguyễn Văn Dững trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí, truyền thơng là hiện tượng xã hội ra đời và phát triển cùng với quá trình hình thành và phát triển xã hội lồi người. Qúa trình phát triển của xã hội lồi người cũng là quá trình tìm kiếm, sáng tạo ra những cơng cụ, hình thức, phương thức, nhất là phương tiện kỹ thuật và công nghệ truyền thông.

Truyền thông đại chúng ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của xã hội con người và bị chi phối trực tiếp bởi hai yếu tố là nhu cầu thông tin giao tiếp và kỹ thuật, công nghệ truyền thông.

Truyền thông đại chúng chỉ phát triển và thực hiện được khi loài người phát minh ra các phương tiện in ấn, kỹ thuật truyền phát sóng tín hiệu, máy thu thanh, thu hình, máy tính điện tử, vệ tinh nhân tạo, cáp quang,…

Với những phát minh khoa học cuối thế kỷ XIX, đầu XX báo phát thanh ra đời tạo nên sự bùng nổ truyền thông. Phát thanh là lĩnh vực sử dụng kỹ thuật sử dụng sóng điện từ, phổ sóng vơ tuyến. Sau đó là công nghệ số

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

trong phát thanh, studo phát thanh với các công nghệ hiện đại như làn điều khiển số, bàn hòa âm, bàn dựng phát thanh, micro hiện đại,…

Truyền hình phát triển với các cơng nghệ ngày càng được phát triển như máy quay, bàn dựng, monitor, cuộn phim, từ truyền hình đen trắng cho đến truyền hình màu ( nghiên cứu chế tạo đầu tiên vào những năm Chiến tranh thế giới thứ hai ở Mỹ và năm 1952, buổi phát truyền hình màu đầu tiên ở Nga). Những năm cuối của thế kỷ XX, truyền hình phát triển mạnh mẽ với những bước tiến: mạng lưới phân phối vệ tinh, mạng lưới truyền hình cáp, các hệ truyền hình qua vệ tinh. Mạng lưới truyền hình vệ tinh mặt đất bộc lộ những hạn chế và phương pháp hiệu quả để khắc phục hạn chế đó là truyền hình số. Đó thực sự là bước nhảy vọt cách mạng trong cơng nghệ, tín hiệu hình bằng số được nén lại và như vậy cho phép truyền qua vệ tinh hoặc theo kênh cáp đến nhiều chương trình số thay vì một chương trình truyền hình. Độ nét và chất lượng của truyền hình được tăng lên rất cao.

Sự ra đời của máy tính, mạng máy tính tồn cầu, sự ra đời của báo mạng điện tử, báo chí đa phương tiện. Có thể nói sự ra đời của internet vào những năm cuối của thế kỷ XXđã đánh dấu bước phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ và làm xuất hiện những loại hình truyền thơng mới, có khả năng đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách quan về thông tin, giáo tiếp của con người và xã hội. Mạng internet ra đời đã xuất hiện loại hình báo chí mới, đó là báo mạng điện tử.

Nhờ sự phát triển vũ bão của các cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nhất là cơng nghệ truyền thơng, mạng máy tính tồn cầu, các cơng cụ hỗ trợ, mơi trường và thế truyền thông thay đổi từng ngày. Cùng với máy tính, vệ tinh nhân tạo, cáp quang, những phương tiện kỹ thuật mới ra đời trợ giúp đắc lực cho việc chuyển tải thơng tin và hình ảnh trên tồn thế giới, mở ra những khả năng phong phú cho truyền thông đại chúng.

Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đã thôi thúc các phương tiện truyền thông đại chúng hồn thiện khơng chỉ về năng lực tác nghiệp của nhà báo mà

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

còn cả kỹ thuật công nghệ, chẳng hạn công nghệ in và phát hành trong báo in, kỹ thuật phát thanh, truyền hình, kỹ thuật công nghệ báo mạng điện tử,…

Khả năng và tốc độ tác động nhanh của thiết bị thu thập thơng tin như máy fax, cáp quang, máy tính hiện đại, liên lạc vệ tinh,… thúc đẩy tốc độ và chất lượng của các phương tiện truyền thông. Và đặc biệt là công nghệ số đã tạo ra những bước triển vượt bậc cho phát thanh và truyền hình. Cơng nghệ điện tử và đồ họa, dựng hình cho phép hoàn thiện thiết kế mỹ thuật cho báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử.

<b>1.1. Những tác động tích cực của cách mạng Khoa học Cơng nghệđến các loại hình báo chí ở Việt Nam</b>

Các phương tiện truyền thông phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt, sự phát triển của khoa học công nghệ hỗ trợ đã làm cho các loại hình truyền thơng ngày càng hồn thiện, khơng ngừng cải tiến để phát huy tối đa ưu thế của mình.

<b>Báo in</b>

Cơng nghệ số ra đời và phát triển đã làm xuất hiện nhiều loại hình báo chí mới, trong đó có báo điện tử. Sự phát triển nhanh chóng của báo điện tử với phương thức đưa tin, truyền tin kiểu mới dường như đã làm cho báo in khơng cịn giữ được vị thế như trước. Việc nhiều tờ báo in vốn rất hấp dẫn đối với người đọc nay phải giảm số lượng phát hành đang đặt ra một số vấn đề cần giải quyết, và trên thực tế, loại hình báo chí truyền thống này đang đi tìm sự thích nghi mới... Và báo in cũng phải đối diện với cuộc cạnh tranh khốc liệt khi các báo điện tử không chỉ mang đến một cách đọc tin mới mà còn mang đến những cách tiếp cận thông tin mới mẻ, phù hợp tâm lý của đông đảo công chúng hiện đại. Tuy nhiên báo in vẫn có khả năng phát triển trong tương lai nếu biết phát huy thế mạnh của mình bằng việc tập trung vào phân tích, bình luận, lý giải sâu, rộng các sự kiện, vấn đề. Đây là lợi thế mà các báo in làm tốt hơn trên các loại hình báo chí khác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Báo in khẳng định được chất lượng thông tin hơn so với báo mạng điện tử, Việc kiểm duyệt, biên tập được thực hiện chặt chẽ kỹ lưỡng, khiến các thông tin trên báo in được bảo đảm về tính chính xác, tính chính thống, tính khách quan. Các vấn đề của đời sống, kinh tế, văn hóa,... được bàn giải chuyên sâu, có chọn lọc với những bài bình luận sâu sắc. Một trong các lợi thế khác của báo in là những năm gần đây khổ báo được chú ý hồn chỉnh về khn khổ và hình thức sao cho phù hợp với thị hiếu của người đọc, giúp họ dễ dàng lật, giở tìm kiếm thông tin mà không gặp trở ngại. Ðể đáp ứng nhu cầu đó, nhiều tờ báo đã thay đổi kích cỡ tờ báo giúp người đọc có sự thuận tiện nhất định. Báo in sẽ là lựa chọn hàng đầu, ngay cả với những người ưa dùng các thiết bị công nghệ cao khi họ cần đọc để thư giãn sau nhiều giờ làm việc, đọc trên máy tính. Nhiều người đọc vẫn thừa nhận rằng, đọc báo in thấy thoải mái và được thư giãn hơn khi đọc tin trên các trang điện tử vì khơng mang đến cảm giác nhức mắt hay mệt mỏi. Bên cạnh đó, hiện nay nhiều tờ báo in còn chú trọng đổi mới cách thức trình bày, sinh động, đẹp mắt. Các bài báo khơng chỉ có phần chữ viết (text) mà nội dung cịn được thể hiện qua nhiều hình thức khác như: biểu đồ, lược đồ, tranh, ảnh, box thông tin sao cho phù hợp cách đọc, cách tiếp nhận của nhiều đối tượng cơng chúng... Hơn nữa, báo in cịn có nhóm độc giả trung thành là những người lớn tuổi, nhóm độc giả này vẫn lựa chọn báo in là hình thức tiếp nhận thơng tin bởi vì tính thuận lợi, ít tốn kém và khơng phụ thuộc cơng nghệ như truyền hình hay báo mạng điện tử.

Tuy nhiên, để phát triển được trong môi trường số hiện nay, báo in phải tìm ra hướng đi mới phù hợp hơn với cách tiếp nhận thông tin của công chúng. Những người làm báo cũng cần phải hay đổi tư duy làm nghề, kỹ năng làm nghề để thích ứng một cách phù hợp.

<b>Phát thanh</b>

<b>Số hóa là xu hướng tất yếu trong phát thanh hiện nay. Trong thời đại</b>

truyền thông đa phương tiện, mặc dù với sự xuất hiện của nhiều loại hình

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

truyền thơng mới, nhưng phát thanh vẫn luôn chứng tỏ được tầm quan trọng của mình, là phương tiện có thể truyền tải mọi thông điệp đến với mọi người ở mọi nơi và mọi lúc, có khả năng cung cấp thơng tin đến các vùng xa xôi, hẻo lánh, trong các trường hợp khẩn cấp, thiên tai, các thông tin giao thơng, giải trí và thơng tin đối ngoại... Và đặc biệt là loại hình báo chí này có thể đáp ứng được nhu cầu của những những người khiếm thị, những người khơng biết đọc, khơng biết viết.

<b>Truyền hình</b>

Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin với nhiều thiết bị giải trí, nhiều cách tiếp cận thơng tin mới, truyền hình bắt buộc phải theo kịp với xu thế chung của thời đại nếu muốn giữ được vị thế của mình. Sự cạnh tranh đến từ những báo mạng điện tử, xem video trên mạng xã hội, xem video qua ipad, máy tính xách tay, điện thoại thông minh,…làm cho những nội dung mà trước kia cơng chúng chỉ có thể xem qua màn hình vơ tuyến thì nay người ta đều có thể thưởng thức bằng nhiều thiết bị khác.

Những năm gần đây, cơng nghệ truyền hình đã có những bước tiến và đang cố gắng hồn thiện mình để phục vụ tốt hơn cho người xem. Chẳng hạn như công nghệ truyền hình độ phân giải cao HDTV, truyền hình nổi 3D, ti vi màn hình cong siêu nét... Trong tương lai truyền hình sẽ có những bước tiến như cơng nghệ đa màn hình, internet kết nối đồ vật,…

Các nước phát triển đã từ bỏ truyền hình analog và phát triển truyền hình số. Ở Việt Nam, Chính phủ đã cơng bố Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất đến năm 2020 với những mục tiêu sau đây: Chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình từ cơng nghệ tương tự sang công nghệ số nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng số lượng kênh chương trình, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên tần số; Mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, quốc phịng, an ninh của Đảng và Nhà nước, đảm bảo cung cấp các dịch vụ truyền hình đa dạng, phong phú, chất

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

lượng cao, phù hợp với nhu cầu và thu nhập của mọi người dân; Phát triển hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất đồng bộ, hiện đại, hiệu quả, thống nhất về tiêu chuẩn và cơng nghệ; Hình thành và phát triển thị trường truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất nhằm thu hút các nguồn lực để phát triển hạ tầng kỹ thuật truyền hình, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở đảm bảo sự quản lý thống nhất, có hiệu quả của Nhà nước. Trước mắt, theo lộ trình số hóa truyền hình, tính đến 31/12/2015, 5 thành phố trực thuộc Trung ương sẽ kết thúc phát sóng các kênh chương trình analog (tương tự) để hồn tồn chuyển sang truyền hình số mặt đất.

<b>Báo mạng điện tử</b>

Ra đời sau với những ưu thế của kỹ thuật và công nghệ, hiện nay báo mạng điện tử đang có những bước phát triển mạnh mẽ để thu hút đáp ứng yêu cầu của công chúng. Đầu tiên là lợi thế nhanh, cập nhật liên tục, điển hình là sự phát triển của dạng đưa tin bằng bài báo mở, gói tin tức trên báo mạng điện tử, những câu chuyện đa phương tiện tương tác với người dùng, cách đưa tin bằng đồ họa vừa tổng quát thông tin lại vừa chi tiết về những con số, dữ kiện. Tính đã phương tiện làm nên lợi thế của báo mạng điện tử khi người đọc có thể tiếp nhận thông tin qua các phương tiện truyền tải khác nhau như, text thơng tin, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, video, audio, đồ họa, các chương trình tương tác, các đường link có liên quan.

Phân tích theo quy luật vận động, đi lên tất yếu của cơng nghệ thơng tin và internet thì báo mạng điện tử nói chung và báo mạng điện tử ở Việt Nam nói riêng đang có điều kiện để bứt phá và phát triển mạnh mẽ nhờ những công nghệ hiện đại. Đó là sự cung cấp thơng tin qua các thiết bị khác ngồi màn hình máy vi tính như điện thoại di động, máy tính bảng, thiết bị đọc sách điện tử. Báo mạng điện tử phải nhanh hơn nhờ tính tức thời và phi định kỳ nhằm thỏa mãn nhu cầu không muốn chờ đợi của công chúng. Báo mạng điện tử sẽ có sự tương tác nhiều hơn nhằm giữ chân các độc giả trung thành vừa kéo thêm sự quan tâm của các độc giả mới, các yếu tố như siêu liên kết, công cụ

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

tìm kiếm trong các trang báo điện tử sẽ được tăng thêm để tạo sự liên kết, di chuyển bên trong giữa các khối tin tức và tăng khả năng trao đổi giữa tờ báo và độc giả. Báo mạng điện tử cần khắc phục những lỗi như đưa tin sai sót, thiếu kiểm chứng, phải trở nên uy tín hơn đối với niềm tin của cơng chúng và có sự quản lý chặt chẽ hơn về bản quyền để hạn chế những tiêu cực liên quan.

Cùng với báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo mạng, báo chí cơng dân ngày càng trở nên phổ biến, trở thành công cụ đắc lực bổ trợ cho báo chí chuyên nghiệp. Đặc biệt là trong thế giới mà mạng lưới truyền thông xã hội ngày càng lan tỏa như hiện nay. Báo chí cơng dân là một hoạt động đang ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Đây là một thuật ngữ diễn tả hiện tượng những người dân bình thường lại giữ vai trò như những nhà báo. Họ cung cấp các nguồn thông tin, bên cạnh những kênh tin tức và phương tiện truyền thơng truyền thống. Có rất nhiều lý do giải thích cho sự gia tăng của báo chí cơng dân. Nhưng lý do chủ yếu hẳn là nhờ khả năng tiếp cận thông tin vô hạn trên khắp thế giới, thông qua Internet, và các hoạt động truyền thông xã hội như viết blog, đăng tải video lên Youtube, qua mạng xã hội như Facebook, twitter,… Một trong những lợi thế khác không chỉ của báo điện tử mà báo in hồn tồn có thể tận dụng hiệu quả là đội ngũ nhà báo công dân rộng khắp.

Tại Việt Nam, khái niệm nhà báo công dân cũng không cịn là khái niệm mới, được hiểu nơm na là những người không nằm trong sự quản lý của cơ quan báo chí nào nhưng lại tác nghiệp giống như một nhà báo. Họ chính là những nguồn cung cấp thông tin đa dạng, phong phú, thấm đẫm hơi thở cuộc sống. Nếu các tòa soạn báo tin tận dụng tốt nguồn thông tin này bằng các cách như: phản hồi nhanh chóng ngay khi nhận tin, chọn lọc và sử dụng thơng tin, chế độ đãi ngộ tốt thì chắc chắn đây sẽ là một nguồn cung cấp thông tin hấp dẫn và chân thực.

<b>Tích hợp kỹ thuật – cơng nghệ truyền thơng trong báo chí hiện đại</b>

Sự phát triển của công nghệ truyền thông đã tạo ra sự bùng nổ của Internet. Quá trình này đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của báo chí,

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

hình thành xu thế vận động mới trong hoạt động báo chí - truyền thơng: Hội tụ - Tích hợp các phương tiện truyền thơng.

Những năm gần đây, công nghệ truyền thông phát triển mạnh mẽ với những bước đột phá bất ngờ. Internet xóa nhịa khoảng cách không gian, thời gian trong việc tiếp cận thông tin trên toàn thế giới, hệ thống dịch vụ mạng di động tăng nhanh chóng, phương tiện truyền thơng kỹ thuật số đã bắt đầu phát triển và lan rộng ra tồn cầu… Sự phát triển của cơng nghệ truyền thơng chính là một mặt phát triển của báo chí Khi Internet chưa ra đời, các loại hình báo chí truyền thống (báo in, phát thanh, truyền hình) phát triển tương đối độc lập. Mỗi loiaj hình có những ưu thế riêng không bị lấn át.

Khi Internet ra đời và phát triển cùng một loạt tiện ích và sản phẩm công nghệ truyền thông đi kèm tạo nên một sức mạnh mới mà các loại hình truyền thơng truyền thống khó cạnh tranh nổi. Cơng nghệ đã cho phép báo mạng điện tử ra đời và ngược lại, chính báo điện tử cũng thúc đẩy sự phát triển của các cơng nghệ mới. Những trình duyệt phiên bản mới liên tục được cải tiến để có thể tích hợp các tính năng truyền thơng đa phương tiện. Điện thoại và những thiết bị số hỗ trợ cá nhân cũng được nâng cấp để có thể truy cập web tiện lợi hơn và khai thác thông tin trực tuyến.

Sự phát triển của kỹ thuật – công nghệ truyền thông đã tạo cho báo chí một hướng đi mới: Tích hợp các phương tiện truyền thông. Cái mà các nhà truyền thông đang hướng tới là Công nghệ Truyền thông Hợp nhất. Đó là khi tất cả các phương tiện truyền thông, các thiết bị truyền thông và các kênh thông tin đại chúng được tích hợp lại với nhau, cho phép người sử dụng có thể liên lạc với bất cứ ai, khi họ ở bất cứ nơi đâu và theo thời gian thực.

Đó là q trình các phương tiện truyền thông, các thiết bị truyền thông và các kênh thơng tin đại chúng, các loại hình báo chí, được tích hợp lại trên nền internet. Internet vừa là phương tiện truyền thơng thứ tư (sau báo in, truyền hình, phát thanh), vừa là sự tích hợp của cả ba phương tiện trên. Sự tích hợp các loại hình truyền thông trên nền Internet đã tạo ra nhu cầu mới

</div>

×