Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

tiểu luận văn hóa việt nam so sánh kiêng kị dân gian việt nam và hàn quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.81 MB, 27 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHĨM 4</b>

A45292 Hồng Thị Huyền My A45323 Nguyễn Thị Thu Hiền A46142 Nguyễn Thị Kim Anh

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>PHẦN 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM...1</b>

<b>1.2.Kiêng kị...1</b>

<b>1.3.Kiêng kị dân gian...1</b>

<b>PHẦN 2. KIÊNG KỊ CỦA VIỆT NAM...2</b>

<b>2.1.Kiêng kị trong lễ Tết...2</b>

<b>2.2.Kiêng kị trong sinh hoạt hàng ngày...4</b>

<b>2.3.Kiêng kị trong đám cưới...5</b>

<b>2.4.Kiêng kị trong ma chay...6</b>

<b>PHẦN 3. KIÊNG KỊ CỦA HÀN QUỐC...8</b>

<b>3.1.Kiêng kị trong lễ Tết...8</b>

<b>3.2.Kiêng kị trong sinh hoạt hàng ngày...8</b>

<b>PHẦN 4. ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU TRONG KIÊNG KỊ DÂN GIANGIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC:...12</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i>4.4.3. Ý nghĩa...17</i>

<b>4.5.Điểm khác nhất...17</b>

<b>4.6.Tại sao lại có điểm khác biệt như vậy?...17</b>

<i>4.6.1. Bối cảnh lịch sử đặc biệt...17</i>

<i>4.6.2. Yếu tố văn hóa và tâm linh riêng biệt...18</i>

<i>4.6.3. Ảnh hưởng các truyền thống tổ tiên...19</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>DANH MỤC ẢNH</b>

Ảnh 2.1. Kiêng đổ vỡ đồ dùng trong gia đình...2

Ảnh 2.2. Kiêng mặc đồ trắng...3

Ảnh 2.3. Kiêng cắt tóc...3

Ảnh 3.1. Không cắm đũa vào bát cơm...9

Ảnh 3.2. Viết tên người bằng mực dỏ...10

Ảnh 3.3. Tránh số 4...11

Ảnh 3.4. Tránh nâng bát khi ăn...11

Ảnh 4.1. Mâm cúng tổ tiên vào lễ Tết ở Việt Nam và Hàn Quốc...13

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>LỜI MỞ ĐẦU</b>

Việt Nam và Hàn Quốc là hai nước Đơng Á, có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hố. Việt Nam ở Đơng Nam Á, Hàn Quốc ở Đông Bắc Á nhưng cả hai nước đều ở vị trí chiến lược bán đảo nối liền với đại lục và nhìn ra đại dương. Vị trí bán đảo và đại dương này cũng tạo ra nhiều điều kiện địa - văn hoá gần gũi của hai nước. Mặt khác trong lịch sử sinh tồn và phát triển lâu dài của mình, hai nước đã nhiều lần phải đương đầu với hoạ xâm lược của nhiều thế lực lớn mạnh. Lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm đó đã hun đúc nên tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc sâu sắc của nhân dân mỗi nước. Trong văn hóa dân gian Việt Nam và Hàn Quốc đều lưu truyền những điều kiêng kị, được người dân hai nước truyền tai nhau từ đời này sang đời khác. Những điều kiêng kị ấy có thể thay đổi dần theo thời gian để thích nghi với từng bước phát triển của xã hội, nhưng bản chất nó vẫn giữ được giá trị cốt lõi do được đúc kết từ kinh nghiệm sống của những thế hệ đi trước. Và trong bài tiểu luận này sẽ tìm hiểu về những điều kiêng kị của hai quốc gia cũng như so sánh những điểm tương đồng và khác biệt của chúng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>PHẦN 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM1.1. Kiêng </b>

Kiêng là tự ngăn cấm mình, tránh khơng ăn, khơng dùng những thức ăn nào đó hoặc khơng làm những việc nào đó, vì có hại hoặc cho là có hại cho sức khỏe.

Kiêng là tránh điều gì, cái gì, vì sợ có điều khơng hay, theo tơn giáo, tín ngưỡng. Kiêng là tránh làm việc nào đó hoặc ăn món nào đó được cho là có hại hay đem lại những điều không mong muốn, không may mắn.

<b>1.2. Kiêng kị</b>

Kiêng là sự dè chừng, cảnh giác của mọi người trong cộng đồng đối với những sự vật hiện tượng diễn ra trong cuộc sống. Kiênglà muốn nói đến điều khơng được làm, khơng nên làm và khơng nên nói. Kiêng giúp người ta sống an tồn hơn nhờ những lời cảnh báo, khuyên nhủ của thế hệ tiền nhân. Kỵcũng là sự tránh né, dè chừng nhưng được diễn ra có ý thức cao hơn kiêng. Khái niệm kỵ mang trong nội hàm cả khái niệm kiêng nhưng ở mức độ nghiêm ngặt hơn. Nếu có lỡ vi phạm điều kiêng thì cũng khơng chịu hậu quả tai hại hay hậu quả nghiêm trọng như khi vi phạm điều kỵ.

Kiêng kỵ là chỉ chung tập quán kiêng kỵ, nên tránh và không nên vi phạm, mang yếu tố cảnh báo.

Kiêng kị là những việc không nên làm để tránh mang lại những điều không tốt, những tai ách, vận hạn cho gia đình, vật ni...

<b>1.3. Kiêng kị dân gian</b>

Kiêng kỵ dân gian là một khái niệm trong văn hóa dân gian, thường được hiểu là các quy tắc, quy định hay truyền thống mà người dân tuân thủ để tránh tai họa, xui xẻo hoặc để bảo vệ sức khỏe, may mắn. Những kiêng kỵ này thường được truyền từ đời này sang đời khác, được thể hiện qua các truyền thống và tập tục. Đây là một phần quan trọng của văn hóa truyền thống trong nhiều cộng đồng trên thế giới.

1

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>PHẦN 2. KIÊNG KỊ CỦA VIỆT NAM2.1. Kiêng kị trong lễ Tết</b>

Kiêng quét nhà, đổ rác vào mùng 1 tết

Điều kiêng kỵ đầu tiên trong ngày Tết là không quét nhà và đổ rác vào sáng mồng 1. Bởi quan niệm nếu quét nhà và đổ rác là quét hết tài lộc trong năm mới ra khỏi nhà.

Phong tục này xuất phát từ câu chuyện của người Trung Quốc. Truyện kể rằng Ngày xưa có một người lái bn được Thủy thần tặng một nàng hầu tên là Như Nguyệt. Kể từ khi có nàng hầu này về nhà, ông ta bỗng trở nên giàu có.Đến một năm đúng ngày mùng Một Tết, Như Nguyệt mắc lỗi, bị ông chủ đánh đập, mắng nhiếc thậm tệ nên nàng tủi thân, biến vào đống rác. Người lái buôn không biết, mang rác đổ đi. Từ đấy ông ta trở lại nghèo khó.

Khơng cho lửa , nước đầu năm

Lửa theo phong thủy là tượng trưng cho màu đỏ màu của sự may mắn, hạnh phúc và tài lộc. Lửa được xem như là vận may lớn nhất trong ngày Tết của người dân Việt Nam. Vì thế, cho lửa đầu năm mới cũng là một trong những điều kiêng kỵ ngày Tết mà các bạn cần biết. Tránh để vận may, tài lộc của mình bị người khác lấy mất.

Nước tượng trưng cho tài lộc sinh sôi, nảy nở, phát triển vì thế dân gian có câu “Tiền vào như nước”. Chính vì vậy, mọi người thường kiêng kị việc cho nước ngày tết bởi việc làm đó sẽ ảnh hưởng đến tài lộc trong công việc, kinh doanh.

Kiêng làm đổ vỡ các đồ dùng trong gia đình

Từ xưa ơng cha ta đã rất kỵ làm vỡ các đồ dùng trong những ngày đầu năm mới bởi nó như báo hiệu cho “điềm xui rủi” cho sự chia ly, đổ vỡ, gia đình dễ có những chuyện rạn nứt, bất hịa trong năm mới.

<i>Ảnh 2.1. Kiêng đổ vỡ đồ dùng trong gia đình</i>

2

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Khơng tranh cãi bất hịa

Tết là thời điểm gia đình sum họp, qy quần đồn tụ bên nhau mong muốn một năm mới ấm áp, hạnh phúc và nhiều niềm vui, nếu cãi nhau đầu năm xem như cả năm của bạn gặp nhiều khúc mắc, báo hiệu một năm khơng sn sẻ.

Khơng khóc lóc, buồn tủi

Người xưa quan niệm rằng trong ngày tết nếu ai khóc, buồn bã, bực tức thì cả năm sẽ phải khóc có nhiếu chuyện xui xẻo , chuyện buồn, lo lắng, suy nghĩ.

Không mặc đồ đen, trắng

Theo quan niệm người xưa, đồ đen trắng là màu của tang lễ.

<i>Ảnh 2.2. Kiêng mặc đồ trắng</i>

Đầu năm khơng nên cắt tóc, cắt móng tay

Bởi theo quan niệm tâm linh của người Việt, tóc hay móng tay gắn liền với con người, là đại diện cho sức khỏe. Nếu cắt tóc, cắt móng tay chân vào những ngày đầu năm cũng xem như cắt đi sức khỏe, vận may của một năm.

<i>Ảnh 2.3. Kiêng cắt tóc</i>

3

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Kiêng ăn đi cá

Ở miền Bắc có một số nơi cầu may năm mới bằng việc ăn cá chép – loài cá vượt vũ mơn hóa rồng. Nếu ăn cá chép trong ngày đầu năm mới thì cơng việc, học hành trong năm đó sẽ được thăng tiến và thuận lợi. Tuy nhiên, nhằm tăng sự may mắn, người ta tránh ăn phần đi, để ln có dư thừa, tích lũy của cải trong năm mới.

Kiêng vay mượn đầu năm

Khơng vay mượn, địi nợ, trả nợ là điều kiêng kỵ ngày Tết mà bất cứ ai cũng cần phải biết. Vì theo quan niệm dân gian, việc đi vay mượn tiền đầu năm mới thì sẽ khiến cả năm cùng quẫn, làm ăn thất bát, túng thiếu. Còn người cho vay mượn tiền thì tiền bạc phân tán, mất lộc, khơng được may mắn, phát đạt.

Kiêng đánh thức người khác trong ngày mồng 1

Nếu đi chúc tết nà người ta nhưng đang có người nằm trên giường thì khơng nên đánh thức họ dậy.Không chỉ khách mà ngay cả người nhà cũng không nên đánh thức ai đó vào ngày này mà hãy để họ tự dậy . Nếu khơng, người đó sẽ phải chịu sự thúc giục của người khác trong công việc quanh năm.

Kiêng đóng cửa vào ngày đầu năm

Theo quan niệm của người xưa, trừ khi đi chơi, đi thăm hỏi nhà người khác, còn từ mồng 1 đến ngày rằm tháng riêng nên mở cửa thường xuyên. Đây là lúc Ngọc hoàng và chư vị thần tiên giáng phàm. Nếu đóng kín cổng, các vị thần coi đó như một sự bất kính mà giận dỗi bỏ đi. Cả năm nay thậm chí nhiều năm sau, gia đình sẽ không được hưởng phúc lộc.

Kiêng dùng vật nhọn

Đầu xuân năm mới, tránh dùng các vật nhọn,vật sắc chĩa vào nhà. Bỏi vì nó có sát khí sẽ cắt đứt tuổi thọ, vận hội, hay lương duyên của gia chủ. Nên cất bớt dao kéo chỉ bớt lại những đồ cần dùng. Ngoài ra nên treo gương bát quái để hóa giải hung tính. Hoặc dán bùa phù, đặt hình tứ linh trấn địa, trừ tà, thu hút khí lành.

Kiêng bỏ dở, bỏ thừa thức ăn

Trong các mâm cỗ ngày tết, nên tránh việc ăn nhè, nhả bã hay lãng phí thức ăn. Như vậy cả năm sẽ bị mất mùa, đói khát.Và nên tránh chống đũa vào bát gây sự chậm trễ trong công việc, thua lỗ khi bn bán và nếu làm nghề nấu ăn thì sẽ rất ít khách.

<b>2.2. Kiêng kị trong sinh hoạt hàng ngày</b>

Khơng gội đầu trước khi thi

4

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Nhiều học sinh thường kiêng kị không được gội đầu trước ngày thi, bởi nhiều bạn quan niệm rằng bao nhiêu kiến thức học tập bấy lâu sẽ theo nước mà trôi đi, do đó đến khi thi sẽ qn sạch.

Kiêng khơng ăn trứng, xơi lạc,chuối,..

Kiêng ăn trứng vì sợ kết quả sẽ là 0 giống quả trứng, không ăn xôi lạc vì sợ lạc đề, khơng ăn chuối vì ăn chuối sợ trượt tại vì vỏ chuối trơn.

Kiêng cất chén bát lẻ

Người ta tin rằng cất chén bát lẻ có thể mang lại sự cơ đơn và khơng tốt cho tình cảm gia đình.

Kiêng việc treo ảnh chụp người đã mất

Tránh treo ảnh người đã mất ở những nơi như phòng ngủ để tránh đem lại điều không may mắn.

Kiêng việc mở cửa buổi tối

Người xưa tin rằng việc việc mở của vào buổi tối có thể mời gọi điều xấu .

<b>2.3. Kiêng kị trong đám cưới</b>

Lấy người không hợp tuổi

Theo phong thủy cưới hỏi, mỗi người sinh ra đều có mệnh, hệ khác nhau. Khi đến tuổi lập gia đình, việc lựa chọn tuổi hợp, tránh tuổi kỵ càng được đem ra tính tốn cẩn thận. Ơng cha ta ln cho rằng, hai vợ chồng hợp tuổi, hợp mệnh thì cuộc sống gia đình sẽ viên mãn, con cái khỏe mạnh thông minh, làm ăn thuận lợi.

Làm đám cưới khi nhà đang có tang

Đám cưới là hỷ sự nên khi gia đình có người mới qua đời thường phải hỗn lại. Theo truyền thống Việt Nam, con cái phải để tang cha mẹ ba năm, cháu phải để tang ông bà một năm.

Kiêng kị làm vỡ, bể đồ đạc trong đám cưới

Mặc dù ngày cưới đông người, việc đổ vỡ là điều khó tránh. Tuy nhiên, cần hạn chế tối đa. Bởi việc đổ vỡ là điềm không tốt cho đôi uyên ương.

Trong ngày cưới, kị nhất là vỡ gương, vỡ ly cốc hay gãy đũa. Tương truyền nếu việc này xảy ra thì đơi vợ chồng sẽ xảy ra bất hòa, đổ vỡ, chia ly.

Kiêng kị mẹ đưa con gái về nhà chồng trong ngày cưới

5

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Nước mắt biệt ly trong ngày cưới thường mang đến điều không tốt. Nên người ta thường kiêng không để người mẹ đi theo tiễn con gái về nhà chồng. Đồng thời các cô dâu, khi ra khỏi nhà cũng khơng được khóc và ngối lại nhìn.

Việc này xuất phát từ thời phong kiến, do hủ tục cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy. Nên khi chia ly thường có cảnh khóc lóc tiễn biệt giữa hai mẹ con. Tuy hiện nay khơng cịn hủ tục này, cũng khơng có khóc lóc chia ly nhưng nhiều nơi vẫn giữ phong tục này.

Kiêng kị cưới vào năm kin lâu và giờ, ngày, tháng xấu

Trong cưới xin, người Việt rất kiêng kỵ chọn ngày và kén giờ. Chính vì vậy cần phải xem kỹ về giờ, ngày, tháng, năm sao cho tốt và hợp với tuổi của cả hai vợ chồng để sau này gặp nhiều may mắn, hạnh phúc, ăn ra, làm nên. Đặc biệt kiêng kỵ cưới vào năm kim lâu tức là năm mà cơ dâu có số tuổi với đuôi là 1, 3, 6, 8 để tránh những rủi ro trong quan hệ vợ chồng như hôn nhân tan vỡ, con cái hiếm muộn, khó ni sau này.

Kiêng kị cô dâu không được xuất hiện trước khi chú rể vào đón

Theo đúng phong tục, vào ngày nhà trai đến đón dâu, cơ dâu phải ngồi trong phịng, đóng kín cửa và tuyệt đối khơng được cho phép họ hàng nhà trai thấy mặt trước khi chú rể vào đón, tặng hoa cưới và dẫn cơ dâu ra ngồi chào họ hàng vì người ta quan niệm làm như thế sẽ bị mất duyên.

Kiêng kị truyền tay nhau vali của cơ dâu

Vì theo quan niệm dân gian việc này rất kiêng kị , tránh cô dâu đứt gánh giữa đường hoặc chịu cảnh lấy 2 đời chồng, cuộc sống về sau lận đận.

Kiêng kị khi xách vali cho cô dâu quay đầu lại

Điều này sẽ khiến cho cuộc sống hôn nhân của cô dâu không thuận lợi, cô dâu sẽ quyến luyến nhà mẹ đẻ và những chuyện cũ.

<b>2.4. Kiêng kị trong ma chay</b>

Người đã khuất kị mặc áo liệm làm bằng da, lông và ở trần

Người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng rất kĩ tính trong nghi thức khâm niệm. Người nhà phải chuẩn bị quần áo sạch, đẹp, mới cho người khuất, kỵ để người đã khuất ở trần. Thường thì người già đến độ tuổi nào đó hoặc sức khỏe yếu thường sẽ dặn dò con cháu chuẩn bị áo liệm. Áo liệm nên được chuẩn bị sẵn theo số lẻ: 3 cái, 5 cái, 7 cái,...vì theo quan niệm dân gian nếu chuẩn bị số chẵn sẽ khiến tai họa ập đến gia đình lần nữa.

Quan tài khơng dùng gỗ cây liễu

6

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Theo quan niệm dân gian quan tài kỵ dùng gỗ cây liễu. Bởi cây liễu không có hạt, sợ đời sau khơng có người nối dõi.

Kiêng dùng vật dụng của người sống cho người đã chết

Khi chôn cất, người ta kiêng dùng quần áo, đồ dùng của người đang sống cho người đã chết vì họ cho rằng những đồ vật đó đã mang hơi của người sống. Nếu để người chết mang đi tức là đã chôn một phần của người sống, có thể khiến cuộc sống của người đó không trọn vẹn như bị ngớ ngẩn, đần độn, hay quên, lú lẫn….

Kiêng để nước mắt nhỏ vào thi hài người chết

Trong quá trình khâm niệm, phải tránh để nước mắt của con cháu nhỏ vào thi hài của người chết vì sợ sau này con cháu sẽ làm ăn khó khăn và cũng là để tránh hiện tượng “ quỷ nhập tràng ”. Vì thế người trực tiếp khâm niệm (thường là người nhà) khơng được khóc khi đang tiến hành thao tác khâm niệm. Người khác dù có đang thương xót người q cố đến đâu thì khi khóc cũng phải đứng cách thi hài 1 quãng để tránh nước mắt nhỏ vào.

7

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>PHẦN 3. KIÊNG KỊ CỦA HÀN QUỐC3.1. Kiêng kị trong lễ Tết</b>

Tránh tặng giày cho nhau

Họ tương truyền rằng nếu tặng giày cho nhau ngày đầu năm sẽ thường dẫn đến những sự chia ly, xa biệt

Kiêng kị nấu nước lẩu vào buổi tối

Họ tin rằng nấu nước lẩu vào buổi tối có thể đem lại điều xui xẻo cho gia đình. Tránh việc ngủ đêm giao thừa

Người dân xứ kim chi tránh việc ngủ đêm giao thừa. Theo truyền thuyết, nếu ngủ trong thời khắc này sẽ bị bạc trắng lơng mi và đầu óc trở nên kém minh mẫn khi thức dậy vào sáng hôm sau.

Không rung đùi

Người Hàn rất kỵ hành động rung đùi. Điều này xuất phát từ một câu chuyện có thật về một thầy tướng số đã nhìn ra được một người nghèo sẽ trở nên giàu có nếu anh ta thay đổi thói quen rung đùi. Vậy nên người Hàn quan niệm rằng rung đùi là hành động rũ bỏ hết may mắn của bản thân.

Phụ nữ khơng được ra ngồi chúc Tết

Theo quan niệm dân gian của người Hàn Quốc họ cho rằng phụ nữ mang nhiều âm khí, khơng may mắn vì vậy nên vào những ngày như lễ Tết phụ nữ thường khơng được ra ngồi. Tuy nhiên vào thời điểm hiện tại thì phụ nữ đã có thể ra ngồi chúc Tết như nam giới.

<b>3.2. Kiêng kị trong sinh hoạt hàng ngày</b>

Không được cắm đũa vào bát cơm

Một trong những điều cấm kỵ nhất khi sử dụng muỗng đũa là cắm đũa vào giữa bát cơm. Vì đây là hành động giống như cúng bái người đã khuất. Khi để muỗng trên bàn thì khơng được lật úp muỗng mà phải luôn luôn để ngửa.

8

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i>Ảnh 3.4. Không cắm đũa vào bát cơm</i>

Không được nhảy qua người trẻ nhỏ

Nhảy qua người trẻ nhỏ sẽ làm đau em bé và làm em bé không thể phát triển cao lớn nên hành động nhảy qua người của trẻ nhỏ được cho là hành động thiếu văn hóa và bất lịch sự đối với người dân xứ Hàn.

Không ăn canh rong biển trước kì thi

Rong biển có tính chất trơn tuột nên dễ liên tưởng tới việc thi trượt. Ngồi ra, trong tiếng Hàn cịn có thành ngữ “Ăn canh rong biển” để chỉ việc thi trượt.

Khơng ăn mì tương đen trước kì thi

Ngồi rong biển, các sĩ tử Hàn còn bảo nhau, tốt nhất nên tránh ăn các thức ăn có độ trơn và bóng dầu như dầu mè, mì tương đen vì những thực phẩm có độ trơn và bóng dầu ấy sẽ khiến kiến thức, sự may mắn tuột ra khỏi người.

Tránh tặng quà là những vật sắc nhọn

Không nên chọn những vật sắc nhọn như dao, kéo… để làm quà tặng. Bởi vì khi nhận được món quà này, người Hàn sẽ nghĩ rằng bạn đang muốn cắt đứt quan hệ với họ. Người Hàn cũng cho rằng những vật sắc nhọn tượng trưng cho quỷ dữ với sự nham hiểm. Vậy nên nếu nhận món q là dao kéo thì sẽ mang lại sự xui xẻo.

Tránh tặng khăn tay

Món quà cấm kỵ tiếp theo chính là khăn tay. Trong văn hóa Hàn Quốc, khăn tay dùng để lau mồ hôi và nước mắt. Thế nên nó biểu tượng cho sự vất vả và đau buồn. Ngoài ra khi phiên âm sang tiếng Hán, khăn tay cũng mang ý nghĩa là sự tuyệt giao, chia tay.

Viết tên người bằng mực đỏ

9

</div>

×