Tải bản đầy đủ (.doc) (281 trang)

Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 281 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM</b>

<b>NGUYỄN THỊ NHUNG</b>

<b>PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆPCÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC</b>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ</b>

<b>NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>-H C VI N NÔNG NG-HI P VI T NAMỌỆỆỆ</b>

<b>NGUYỄN THỊ NHUNG</b>

<b>PHÁT TRI N VÙNG S N XU T NÔNG NGHI PỂẢẤỆCÔNG NGH CAO TRÊN Đ A BÀN T NH B CỆỊỈẮ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

<i>Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2024</i>

<b>Tác giả luận án</b>

<b>Nguyễn Thị Nhung</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban Quản lý Đào tạo, Ban chủ nhiệm cùng tập thể các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, Bộ mơn Phát triển nơng thơn để tơi có những điều kiện thuận lợi nhất thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ q báu này.

Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Quyền Đình Hà đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.

Xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo và cán bộ, công chức Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang nơi tôi công tác và các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã tận tình giúp đỡ tơi hồn thành nhiệm vụ nghiên cứu luận án.

Đặc biệt, xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi khắc phục khó khăn để hồn thành luận án này.

Xin trân trọng cảm ơn!

<i>Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2024</i>

<b>Tác giả luận án</b>

<b>Nguyễn Thị Nhung</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Danh mục sơ đồ ... xii

Trích yếu luận án ... xiii

Thesis abstract ... xv

<b>Phần 1. Mở đầu ... 1 </b>

1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của luận án ... 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án ... 4

1.2.1. Mục tiêu chung ... 4

1.2.2. Mục tiêu cụ thể ... 4

1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ... 4

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ... 4

1.3.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ... 4

1.4. Đóng góp mới của luận án ... 5

1.4.1. Về lý luận ... 5

1.4.2. Về thực tiễn ... 5

1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ... 6

<b>Phần 2. Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển vùng sản xuấtnông nghiệp công nghệ cao ... 7 </b>

2.1. Cơ sở lý luận về phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ... 7

2.1.1. Nông nghiệp công nghệ cao và phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ... 7

2.1.2. Vai trị của phát triển vùng sản xuất nơng nghiệp công nghệ cao ... 13

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

2.1.3. Đặc điểm của phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ... 15

2.1.4. Tiêu chí xác định vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ... 17

2.1.5. Nội dung phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ... 19

2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ... 23

2.2. Cở sở thực tiễn về phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ... 26

2.2.1. Kinh nghiệm phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của

một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới ... 26

2.2.2. Kinh nghiệm phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở một

số địa phương của Việt Nam ... 32

2.2.3. Một số bài học kinh nghiệm cho phát triển vùng sản xuất nông nghiệp cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ... 36

2.3. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan ... 38

2.3.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến luận án ... 38

2.3.2. Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến luận án ... 40

2.3.3. Khái quát kết quả chủ yếu của các cơng trình đã cơng bố và những vấn đề

đặt ra luận án cần nghiên cứu ... 45

2.3.4. Khoảng trống nghiên cứu ... 45

Tóm tắt phần 2 ... 46

<b>Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ... 47 </b>

3.1. Địa điểm nghiên cứu ... 47

3.1.1. Điều kiện tự nhiên ... 47

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội của tỉnh Bắc Giang ... 49

3.1.3. Đánh giá thuận lợi, khó khăn đối với phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Bắc Giang ... 52

3.2. Phương pháp nghiên cứu ... 54

3.2.1. Phương pháp tiếp cận ... 54

3.2.2. Khung phân tích ... 55

3.2.3. Phương pháp thu thập thông tin ... 57

3.2.4. Phương pháp phân tích thơng tin ... 61

3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ... 63

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ... 68 </b>

4.1. Thực trạng phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa

bàn tỉnh Bắc Giang ... 68

4.1.1. Quy hoạch phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ... 68

4.1.2. Phát triển quy mô diện tích và các hình thức tổ chức sản xuất vùng sản

xuất nông nghiệp công nghệ cao ... 74

4.1.3. Phát triển kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ... 80

4.1.4. Phát triển ứng dụng khoa học-công nghệ trong các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ... 89

4.1.5. Tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo liên kết chuỗi ... 97

4.1.6. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản phẩm trong vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ... 101

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ... 112

4.2.1. Các yếu tố khách quan ... 112

4.2.2. Các yếu tố chủ quan ... 122

4.3. Quan điểm, phương hướng, giải pháp phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian tới ... 128

4.3.1. Các căn cứ định ra giải pháp ... 128

4.3.2. Giải pháp phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa

bàn tỉnh Bắc Giang thời gian tới ... 135

5.2.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ... 147

Danh mục các cơng trình đã cơng bố có liên quan đến luận án ... 149

Tài liệu tham khảo ... 150

Phụ lục ... 165

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT</b>

<b>Từ viết tắtNghĩa tiếng Việt</b>

(Ngân hàng Phát triển Châu Á) AI <sup>Artificial intelligence</sup>

(Trí tuệ nhân tạo)

ASEAN <sup>Association of Southeast Asian Nations</sup> (Hiệp hội các quốc gia Đơng Á)

CNH, HĐH Cơng nghiệp hóa, Hiện đại hóa

(Liên minh Châu Âu)

FAO <sup>Food and Agricultural Organization</sup> (Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc) GAP <sup>Good Agricultural Practices</sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>Từ viết tắtNghĩa tiếng Việt</b>

(Thực hành nông nghiệp tốt tồn cầu) GMP <sup>Good manufacturing Practice</sup>

NNCNC Nơng nghiệp cơng nghệ cao

NNƯDCNC Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

PTNT Phát triển nông thôn

SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh

(Ngân hàng Phát triển Việt Nam)

VietGap <sup>Vietnamese Good Agricultural Practices</sup>

(Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam)

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC BẢNG</b>

3.1. Thông tin, loại tài liệu và nguồn thu thập số liệu thứ cấp ... 58

3.2. Dung lượng mẫu khảo sát các tổ chức sản xuất ... 59

3.3. Dung lượng mẫu khảo sát cán bộ ... 60

4.3. Quy mô các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong trồng trọt

trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ... 74

4.4. Diện tích một số vùng trồng trọt nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn

tỉnh Bắc Giang ... 75

4.5. Quy mô vùng chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ... 75

4.6. Doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ... 76

4.7. Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao ... 77

4.8. Số lượng hộ nông dân sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn

tỉnh Bắc Giang ... 80

4.9. Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ... 81

4.10. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ... 86

4.11. Nguồn lực sản xuất trong các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ... 88

4.12. Công nghệ ứng dụng tại các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

trong trồng trọt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ... 92

4.13. Công nghệ ứng dụng tại các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ... 94

4.14. Công nghệ ứng dụng tại các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

4.15. Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao của các hộ sản xuất ... 98

4.16. Kết quả, hiệu quả kinh tế sản phẩm vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong trồng trọt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ... 102

4.17. Hiệu quả chăn gà thịt công nghệ cao ... 104

4.18. Hiệu quả chăn nuôi lợn công nghệ cao ... 105

4.19. Hiệu quả nuôi cá rô phi đơn tính cơng nghệ cao ... 106

4.20. Số việc làm trong vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ... 107

4.21. Tỷ lệ phụ nữ tham gia sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ... 108

4.22. Một số mô hình trong giai đoạn chuyển đổi theo tiêu chuẩn hữu cơ của

nước ngoài (EU, JAS, USDA) ... 110

4.23. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại các vùng sản xuất nông

nghiệp công nghệ cao trong trồng trọt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ... 111

4.24. Đánh giá của hộ nông dân về cơ chế, chính sách ảnh hưởng đến phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (n=215) ... 116

4.25. Ý kiến đánh giá của hộ sản xuất về yếu tố khoa học công nghệ ảnh hưởng đến phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (n=215) ... 119

4.26. Kết quả khảo sát ý kiến người sản xuất về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao (n=215) ... 122

4.27. Ý kiến đánh giá của hộ sản xuất đối với cán bộ quản lý vùng sản xuất

nông nghiệp công nghệ cao (số mẫu khảo sát n = 215) ... 123

4.28. Tình hình đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ... 125

4.29. Ý kiến đánh giá của hộ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao về những vấn đề trong tiếp cận vốn tín dụng (n=215) ... 126

4.30. Kết quả khảo sát ý kiến người sản xuất về các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghê cao (n=215) ... 127

4.31. Phân tích SWOT của phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ... 134

4.32. Kết hợp chiến lược của SWOT trong phát triển vùng sản xuất nông

nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ... 135

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>DANH MỤC HÌNH</b>

3.1. Bản đồ vị trí liên hệ vùng tỉnh Bắc Giang ... 47

3.2. Khung phân tích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ... 56

4.1. Sơ đồ quy hoạch nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Bắc Giang giai đoạn

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>DANH MỤC HỘP</b>

4.1. Ý kiến về các lớp tập huấn về nông nghiệp công nghệ cao của cán bộ quản lý...87

4.2. Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao phụ thuộc vào trình độ của người lao động...89

4.3. Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao cung cấp cho thị trường...109

4.4. Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để thích ứng với biến đổi khí hậu...111

4.5. Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên...113

4.6. Khó khăn trong vấn đề tiếp cận, chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ...120

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>DANH MỤC SƠ ĐỒ</b>

4.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm nông sản của các vùng trồng trọt công nghệ cao ...97

4.2. Chuỗi liên kết sản xuất-sơ chế, chế biến-tiêu thụ sản phẩm của vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong chăn nuôi...100

4.3. Chuỗi liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ thủy sản của vùng nôi trồng thủy sản nông nghiệp công nghệ cao ...101

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>TRÍCH YẾU LUẬN ÁN</b>

<b>Tác giả luận án: Nguyễn Thị Nhung</b>

<b>Tên luận án: Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc </b>

<b>Ngành: Kinh tế nông nghiệpMã số: </b>9 62 01 15

<b>Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt NamMục tiêu nghiên cứu</b>

Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, đề xuất các giải pháp phát triển vùng sản xuất NNCNC, góp phần phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.

<b>Phương pháp nghiên cứu</b>

<i>-Phương pháp tiếp cận: Luận án sử dụng các phương pháp tiếp cận: tiếp cận theo</i>

loại hình tổ chức sản xuất (Hộ, doanh nghiệp, HTX); tiếp cận theo vùng, ngành sản xuất và sản phẩm chủ lực; tiếp cận theo định hướng thị trường, tiếp cận công-tư.

<i>-Phương pháp nghiên cứu: Các thông tin, tài liệu thứ cấp từ các nguồn sách, báo,</i>

tạp chí, luận án, báo cáo khoa học, báo cáo tổng kết của các đơn vị chuyên môn,... đã được công bố được thu thập nhằm phản ánh thực trạng phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thời gian qua. Bên cạnh đó, số liệu sơ cấp từ khảo sát 356 mẫu, trong đó, 261 mẫu phỏng vấn các đơn vị sản xuất thuộc 08 huyện đại diện cho các vùng sản xuất của tỉnh và 95 mẫu phỏng vấn cán bộ các cấp về các vấn đề liên quan trong thực tiễn phát triển vùng sản xuất NNCNC ở địa phương được thu thập và xử lý. Tiếp đó, các phương pháp được sử dụng để phân tích thơng tin và đánh giá thực trạng phát triển bao gồm: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp cho điểm theo trọng số, phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT).

<b>Kết luận chính và kết luận</b>

Luận án đã phân tích được thực trạng phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2017-2023. Cụ thể, tỉnh đã có “Quy hoạch phát triển vùng sản xuất NNCNC cho giai đoạn 2017-2025” với 18 vùng NNƯDCNC, tập trung vào các cây, con có thế mạnh của tỉnh như rau, hoa, chè, vải thiều, cây ăn quả có múi, nấm ăn, chăn nuôi lợn và chăn nuôi gà. Đối với giai đoạn 2025-2030, tỉnh tiếp tục chủ trương đầu tư, mở rộng quy mơ các vùng đã có, đồng thời hình thành và phát triển thêm 17 vùng mới. Quy mơ diện tích sản xuất NNCNC trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và NTTS đều phát triển. Các hình thức tổ chức sản xuất vùng NNCNC cũng có thay đổi

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

tích cực, đến năm 2022 có 32 doanh nghiệp; 50 hợp tác xã và 1.074 hộ nông dân tham gia hoạt động tại vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực vùng sản xuất NNCNC cũng có sự phát triển thể hiện qua các dự án đầu tư mới và nâng cấp 7.925 km kênh mương và 1.643 cơng trình thuỷ lợi phục vụ cấp nước tưới, tiêu phục vụ sản xuất; hệ thống giao thông đa dạng, phân bố tương đối hợp lý; mạng lưới điện đảm bảo cung cấp điện cho SXNN ở khu vực nông thôn; hệ thống chợ nông thôn, trung tâm thương mại là cơ sở và đầu mối cho phân phối và tiêu thụ sản phẩm của vùng sản xuất NNCNC. Ứng dụng khoa học-công nghệ trong các vùng sản xuất NNCNC được đẩy mạnh; nhiều mơ hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo liên kết chuỗi được hình thành và phát triển. Tính đến tháng 6 năm 2023, tỉnh Bắc Giang có khoảng 50 chuỗi giá trị sản xuất-chế biến-tiêu thụ sản phẩm; liên kết được phát triển dựa trên mối quan hệ của doanh nghiệp, tổng công ty, công ty với HTX, các tổ chức nông dân, nông dân. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất sản phẩm trong vùng sản xuất NNCNC đều có sự gia tăng.

Luận án đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng (khách quan và chủ quan) đến phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Trong đó, yếu tố về nguồn lực, cơ chế chính sách, khoa học công nghệ là các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến phát triển vùng sản xuất NNCNC.

Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, luận án đề xuất những giải pháp cơ bản là: (i) Đẩy nhanh công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tại vùng sản xuất NNCNC; (ii) Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển vùng sản xuất NNCNC; (iii) Phát triển thương mại và thị trường tiêu thụ sản phẩm NNCNC; (iv) Nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất tại các địa phương phát triển vùng sản xuất NNCNC; (v) Hoàn thiện cơ chế, chính sách và bảo đảm nguồn vốn cho phát triển vùng sản xuất NNCNC; (vi) Phát triển nguồn lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển vùng sản xuất NNCNC.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>THESIS ABSTRACT</b>

<b>PhD candidate: Nguyen Thi Nhung</b>

<b>Thesis Title: Development of High-Tech Agricultural Production Areas in Bac Giang </b>

<b>Major: Agricultural EconomicsCode: 9 62 01 15 Educational Institution: Vietnam National University of AgricultureResearch Objective</b>

Based on the assessment of the current situation and the analysis of factors affecting the development of high-tech agricultural production areas in Bac Giang province, propose solutions to develop high-tech agricultural production areas, contributing to the development of Bac Giang’s agriculture in the coming time.

<b>Research Methodology</b>

<i>-Approach Methods: The study employed various approaches including the</i>

approach to the types of production organizations (households, cooperatives, enterprises); regional, industrial, key products approach; the market-oriented approach, and the public-private approach.

<i>-Research Methods: Secondary information and documents from published</i>

sources of books, newspapers, magazines, thesis, scientific reports, summary reports of specialized units, etc. were collected to reflect the current status of the development of high-tech agricultural production areas in the locality in recent times. In addition, primary data from a survey of 356 samples, of which 261 samples interviewed production units in 08 districts representing the province's production areas and 95 samples interviewed officials at all levels on related issues in the practice of developing local high-tech agricultural production areas were collected and processed. Next, the methods used to analyze information and evaluate the current state of development include descriptive statistics method, comparison method, weighted scoring method, and the analysis of strengths, weaknesses, opportunities, and threats (SWOT).

<b>Main Conclusion and Summary</b>

The thesis has analyzed the current status of high-tech agricultural production area development in Bac Giang province from 2017-2023. Specifically: The province had the planning to develop high-tech agricultural production areas for the period 2017-2025, with 18 high-tech agricultural areas, focusing on the province's strong plants and animals such as vegetables, flowers, tea, lychee, citrus fruits, edible mushrooms, pig farming, and chicken farming; for the period 2025-2030, to continue to invest and expand the scale of

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

existing regions together with form and develop 17 new regions. The scale of high-tech agricultural production areas in the fields of cultivation, livestock, and aquaculture has developed. Forms of production organization in high-tech agricultural regions have also changed positively, by 2022 there will be 32 enterprises; 50 cooperatives, and 1,074 farming households participating in activities in high-tech agricultural production areas in Bac Giang province. Infrastructure and human resources in high-tech agricultural production areas have also developed, reflected in public investment projects for 7,925 km of canals and 1,643 irrigation works to supply water for irrigation and drainage for production; a diverse transportation system, and relatively reasonable distribution. The power network ensures electricity supply for agricultural production in rural areas. The system of rural markets and trade centers is the basis and focal point for distributing and consuming products of high-tech agricultural production areas. Application of science and technology in high-tech agricultural production areas is promoted. Many models of organizing the production and consumption of products according to chain links have been formed and developed. As of June 2023, Bac Giang province has about 50 production-processing-product consumption value chains. Linkage in livestock farming is developed based on linking businesses, corporations, and companies with cooperatives, farmer organizations, and farmers. The economic efficiency of production in high-tech agricultural production areas has increased eventually.

The thesis has analyzed influencing factors (objective and subjective) on the development of high-tech agricultural production areas in Bac Giang province. Among those, resources, policy mechanisms, and the development of science and technology are the most important factors that impact the development of agricultural and agricultural production areas.

Based on the analysis of the current situation and factors affecting the development of high-tech agricultural production areas in Bac Giang province, the thesis proposes basic solutions: (i) Accelerating land use planning agriculture in high-tech agricultural production areas; (ii) Increasing investment in high-technical infrastructure to meet the requirements of developing high-tech agricultural production areas; (iii) Developing trade and consumption markets for high-tech agricultural products; (iv) Improving the efficiency of management and production organization in localities developing high-tech agricultural production areas; (v) Improving mechanisms and policies and ensure capital sources for the development of high-tech agricultural production areas; (vi) Developing resources and promoting the application of science and technology to meet the requirements of developing high-tech agricultural production areas.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<b>PHẦN 1. MỞ ĐẦU</b>

<b>1.1. TÍNH CẤP THIẾT NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN</b>

Nông nghiệp luôn được coi là trụ đỡ của nền kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh việc bảo đảm an ninh lương thực là một trong những điều kiện tiên quyết để bảo đảm quyền sống của con người, nơng nghiệp cịn đang đang bảo đảm sinh kế cho trên 60% dân số sinh sống ở khu vực nông thơn. Việt Nam hiện nay cịn là một trong những nước xuất khẩu nông-lâm-thủy sản hàng đầu thế giới với tổng kim ngạch năm 2022 đạt trên 53 tỷ USD tiếp cận đến 196 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (Hà Văn, 2023). Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nền nông nghiệp nước ta cịn nhiều tồn tại, hạn chế. Ngành nơng nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu và tính khơng bền vững của sản xuất công nghiệp gây ra (Farhangi & cs., 2020). Do vậy, Đảng và Nhà nước ta đã xác định để phát triển bền vững nền nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng thì cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào SXNN. Nghị quyết số 06-NQ/TW của Ban chấp hành Trung tương Đảng khoá XII ngày 05/11/2016 đã chỉ rõ: “Hiện đại hóa, thương mại hóa nơng nghiệp, chuyển mạnh sang phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, sản xuất lớn, dựa vào khoa học-cơng nghệ, có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao. Chuyển nền nông nghiệp từ sản xuất lương thực là chủ yếu sang phát triển nền nông nghiệp đa dạng phù hợp với lợi thế của từng vùng”.

Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao được coi là một trong những giải pháp then chốt, trọng tâm trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Phát triển vùng sản xuất NNCNC là quá trình hình thành nơi sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao nhằm làm gia tăng quy mơ và các loại hình tổ chức sản xuất, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, sức cạnh tranh đáp ứng yêu cầu thị trường và bảo vệ môi trường sinh thái (Liangzhi & Stanley, 2006). Ở Việt Nam, nhiều vùng NNCNC trong trồng trọt đã được quy hoạch và phát triển như: vùng nguyên liệu chanh leo, dứa, xoài tại các tỉnh Sơn La, Hịa Bình; vùng phát triển gỗ rừng trồng tại các tỉnh Duyên hải miền Trung; vùng chuyên canh cà phê tại các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk; vùng chuyên canh lúa gạo ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang; vùng phát triển cây ăn quả ở Đồng Tháp Mười. Theo thống kê, cả nước có 12 vùng NNƯDCNC, được các địa phương cơng nhận; có 51 vùng

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

NNƯDCNC do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận (Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, 2022). Việc hình thành được các vùng nguyên liệu lớn, đủ tiêu chuẩn chất lượng làm cho ngành nông nghiệp trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư (Chương Phượng, 2021).

Tỉnh Bắc Giang là tỉnh miền núi với diện tích đất nơng nghiệp chiếm 77,4% tổng diện tích tự nhiên, có nhiều sản phẩm thế mạnh như vải thiều Lục Ngạn, cây có múi, rau, gia súc, gia cầm, lúa gạo chất lượng cao, thủy sản nước ngọt,... Trong những năm gần đây, tỉnh Bắc Giang cũng đã hình thành và phát triển một số vùng chuyên canh hàng hóa mang “thương hiệu” gắn với tỉnh như: Vải thiều Lục Ngạn, rau an toàn Yên Dũng, vú sữa Tân Yên… UBND tỉnh Bắc Giang đã có nhiều chính sách khuyến khích ứng dụng CNC trong SXNN. Năm 2016, UBND tỉnh ban hành nghị quyết 46/2016/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ phát triển SXNN ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Năm 2017, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 439/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch vùng NNƯDCNC đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Mặc dù vậy, tới năm 2020, diện tích vùng rau ứng dụng CNC mới đạt 146 ha, chiếm dưới 1% tổng diện tích rau; tương tự tỷ trọng này đối hoa, chè đều thấp hơn 1%, riêng đối với vải thiều – một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh, cũng chỉ chiếm dưới 0,5% (Sở NN & PTNT tỉnh Bắc Giang, 2022). So với mục tiêu phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC của tỉnh cho giai đoạn 2025-2030, các kết quả đạt được còn rất khiêm tốn. Một số hạn chế trong phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC tại tỉnh Bắc Giang bao gồm: Việc ứng dụng khoa học CNC trong SXNN còn tự phát; khả năng mở rộng, phát triển vùng sản xuất NNCNC cịn nhiều những khó khăn do hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ và thói quen của người dân trong việc phát triển sản xuất còn hạn chế; công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch chưa được quan tâm; chưa thu hút được doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và cơng nghệ để đầu tư vào vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn; nguồn lực đầu tư bao gồm cả tài chính và nhân lực đầu tư cho vùng sản xuất NNCNC chưa tương xứng, nên chưa tạo ra sự đột phá trong SXNN (Sở NN & PTNT tỉnh Bắc Giang, 2022). Trước thực tế đó, địi hỏi phải đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra những cơ hội và thách thức trong phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh thời gian tới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Phát triển vùng sản xuất NNCNC là một chủ đề mới thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học dưới những góc độ, phạm vi khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu đa phần tập trung vào sự cần thiết, ý nghĩa cũng như thực tiễn ứng dụng CNC trong SXNN ở các nước trên thế giới (Nagothu, 2018; Anichkina & cs., 2019; Castrignano & cs., 2020; Mohsen & cs., Akmarov & cs., 2021). Ở trong nước một số nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn cho phát triển NNCNC của Phạm Thị Dinh (2020), Đỗ Kim Chung (2021) song các nghiên cứu này mới dừng lại ở vận dụng lý thuyết để khuyến nghị giải pháp chính sách cho phát triển NNCNC ở Việt Nam. Nghiên cứu gần đây của Lê Xuân Diệu (2020) về “Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở vùng Đồng bằng sông Hồng”, luận án Tiến sỹ mới tập trung nghiên cứu về phát triển NNCNC ở vùng đồng bằng sông Hồng. Nguyễn Xuân Định (2023) với đề tài “Giải pháp thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng CNC trong SXNN trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Kết quả nghiên cứu tác giả đã phân tích và đưa ra các giải pháp khuyến khích hộ nơng dân đẩy mạnh ứng dụng CNC vào SXNN khu vực ngoại thành Hà Nội. Nghiên cứu của Tô Thị Thuỳ Trang (2022) về “Phát triển nông nghiệp cơng nghệ cao trên địa bàn TP Hồ Chí Minh”, tác giả đã đánh giá thực trạng về phát triển NNCNC ở TP Hồ Chí Minh, qua đó đưa ra các giải pháp cụ thể giúp TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh phát triển NNCNC trong những năm tới. Một số nghiên cứu nhỏ rải rác ở các địa phương của Đỗ Văn Nhạ & cs. (2020); Như Hà (2021), Nguyễn Thị Dung & cs. (2022)..., cũng mới tập trung nghiên cứu và khuyến nghị các giải pháp giúp các địa phương đẩy mạnh ứng dụng CNC trong SXNN. Tuy nhiên đến nay ở nước ta chưa có các cơng trình nghiên cứu hệ thống về phát triển vùng sản xuất NNCNC. Trong đó, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang một tỉnh rất quan tâm về ứng dụng CNC trong SXNN đang hình thành các vùng SXNN CNC nhưng chưa có nghiên cứu để đề xuất các giải pháp cho phát triển vùng sản xuất NNCNC. Do đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu này và trả lời các câu hỏi: Thực trạng phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh Bắc Giang những năm qua đã đạt được những kết quả như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh Bắc Giang? Đâu là giải pháp chủ yếu để phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030?

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN1.2.1. Mục tiêu chung</b>

Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, đề xuất các giải pháp phát triển vùng sản xuất NNCNC, góp phần phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.

(3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;

(4) Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian tới.

<b>1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.3.1. Đối tượng nghiên cứu</b>

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;

Đối tượng khảo sát là các tác nhân liên quan đến các chính sách, các hoạt động có liên quan đến phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh Bắc Giang bao gồm: Các hộ sản xuất; trung gian thu mua, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm; các cơ quan quản lý nhà nước, các HTX; các doanh nghiệp nông nghiệp; các chuyên gia, nhà khoa học; người tiêu dùng sản phẩm ứng dụng CNC.

<b>1.3.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu</b>

<i>Giới hạn phạm vi không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên</i>

địa bàn tỉnh Bắc Giang. Khảo sát được tiến hành tại 07 huyện: Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động, Tân Yên, Hiệp Hòa, Yên Dũng, Yên Thế và 01 thị xã Việt Yên.

<i>Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu giới hạn ở lĩnh vực</i>

SXNN tập trung vào các vùng sản xuất NNCNC; phân tích, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh Bắc Giang,

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Cụ thể Luận án tập trung nghiên cứu các vùng sản xuất NNCNC của tỉnh về lĩnh vực trồng trọt (sản xuất rau, sản xuất vải thiều); lĩnh vực chăn nuôi (chăn nuôi lợn, chăn nuôi gà); lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (ni cá rơ phí đơn tính). Về sản phẩm NNCNC nghiên cứu tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc trưng sau: rau CNC, vải thiều theo hướng VietGap, GlobGap, lợn thịt CNC, gà CNC, cá rơ phi đơn tính. Nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển vùng sản xuất NNCNC, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

<i>Giới hạn phạm vi thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong</i>

thời gian từ 2017-2022. Thời gian lấy số liệu: 2017-2022. Thời gian đề xuất giải pháp phát triển vùng sản xuất NNCNC đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

<b>1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN1.4.1. Về lý luận</b>

Đề tài luận án luận giải làm rõ hơn các vấn đề về phát triển vùng sản xuất NNCNC. Cùng với đó là phân tích rõ nội hàm của phát triển vùng sản xuất NNCNC, bao gồm cấu thành, tổ chức hoạt động, sản phẩm, và mục tiêu hiệu quả. Đề tài luận án cũng đã đóng góp xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu phát triển vùng sản xuất NNCNC, cần thiết phải có sự tham gia cả khu vực công và tư nhân, từ hoạt động quy hoạch, phát triển quy mơ diện tích và các hình thức tổ chức sản xuất, phát triển kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực, phát triển ứng dụng khoa học công nghệ, liên kết chuỗi, và đảm bảo hiệu quả kinh tế.

<b>1.4.2. Về thực tiễn</b>

Luận án phân tích và đánh giá thực trạng phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cho thấy, đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao công nghệ tại các vùng sản xuất NNCNC là giải pháp then chốt, trọng tâm giúp cho phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh để đạt được hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Luận án đã xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển vùng sản xuất NNCNC. Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng, nghiên cứu đề xuất 06 nhóm giải pháp phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh thời gian tới, bao gồm việc đẩy nhanh công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tại vùng sản xuất NNCNC, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển vùng sản xuất NNCNC, phát triển

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

thương mại và thị trường tiêu thụ sản phẩm NNCNC, nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất tại các địa phương phát triển vùng sản xuất NNCNC, hồn thiện cơ chế, chính sách và bảo đảm nguồn vốn cho phát triển vùng sản xuất NNCNC, và phát triển nguồn lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển vùng sản xuất NNCNC. Các giải pháp này được đưa ra trên các căn cứ khoa học, có tính khả thi và cung cấp cơ sở dữ liệu cho các cơ quan ban ngành có liên quan phục vụ cơng tác hoạch định và thực thi chính sách, nhằm phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

<b>1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN</b>

<i>Ý nghĩa khoa học: Các nghiên cứu về vùng sản xuất NNCNC khá thiếu</i>

vắng, đặc biệt nghiên cứu phát triển vùng sản xuất NNCNC. Đề tài luận án xây dựng khung phân tích cho phát triển vùng sản xuất NNCNC, bao gồm các khía cạnh của sự phát triển, các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển từ đó làm cơ sở đề xuất các nhóm giải pháp để phát triển vùng sản xuất NNCNC. Do đó, đề tài luận án có ý nghĩa quan trọng góp phần xây dựng, làm phong phú hơn, hoàn thiện cơ sở lý luận về phát triển vùng sản xuất NNCNC.

<i>Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu cung cấp số liệu, thông tin đầy đủ về hiện</i>

trạng phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn từ 2017-2022, phát hiện các vùng chuyên canh hàng hóa mang thương hiệu gắn với từng địa phương có tiềm năng hình thành các vùng sản xuất NNCNC như: Vải thiều Lục Ngạn, rau an toàn Yên Dũng, vú sữa Tân Yên. Các giải pháp, kiến nghị của đề tài luận án là thông tin quý giá và tham vấn quan trọng cho UBND tỉnh Bắc Giang, các Bộ ngành, các cơ quan liên quan trong việc hoạch định, thực thi và hỗ trợ các chính sách, các giải pháp nhằm phát triển vùng sản xuất NNCNC, góp phần phát triển nông nghiệp hiện đại và bền vững tại tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>PHẦN 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀPHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÔNG</b>

<b>NGHỆ CAO</b>

<b>2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT NƠNGNGHIỆP CƠNG NGHỆ CAO</b>

<b>2.1.1. Nơng nghiệp cơng nghệ cao và phát triển vùng sản xuất nông nghiệpcông nghệ cao</b>

<i><b>2.1.1.1. Nông nghiệp công nghệ cao</b></i>

<i>a. Khái niệm về nông nghiệp</i>

Nông nghiệp là ngành kinh tế truyền thống, có vai trị quan trọng. Khi bàn về nơng nghiệp, có nhiều quan niệm khác nhau.

Theo Từ điển bách khoa Nông nghiệp: “Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai với cây trồng làm tư liệu sản xuất chính để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp” (Nguyễn Văn Trương & Trịnh Văn Thịnh, 1991).

Từ điển bách khoa Việt Nam định nghĩa: Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội; sử dụng đất đai để trồng trọt, chăn nuôi; khai thác cây trồng và vật nuôi làm nguyên liệu và tư liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nơng sản; theo nghĩa rộng, cịn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản (Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam, 2003).

Các quan niệm trên mới chỉ dừng lại ở SXNN truyền thống, con người sử dụng đất đai tạo ra lương thực, thực phẩm để phục vụ cho nhu cầu của con người và một phần phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Bổ sung quan niệm trên, tác giả Đỗ Kim Chung cho rằng: “Nông nghiệp là ngành sản xuất - kinh doanh làm ra thực phẩm nông sản, bao gồm cả SXNN, chế biến, marketing và phân phối các thực phẩm nơng sản” (Đỗ Kim Chung, 2005).

Quan niệm này, có sự mở rộng hơn, bên cạnh việc SXNN tạo ra các sản phẩm phục vụ cho chính người sản xuất, cịn tạo ra các sản phẩm được trao đổi, mua bán trên thị trường; SXNN được gắn với chế biến và phân phối sản phẩm.

<i>Kế thừa các quan niệm trên, nghiên cứu cho rằng: Nông nghiệp là ngành</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<i>sản xuất-kinh doanh cơ bản của xã hội, tạo ra nơng phẩm hàng hóa, phục vụ sảnxuất và đời sống con người.</i>

<i>b. Khái niệm công nghệ cao</i>

Khi bàn về công nghệ và CNC đã có nhiều khái niệm khác nhau. Song, cơ bản thống nhất về lĩnh vực này, đó là:

Công nghệ (Technology): Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, thì: Cơng nghệ được thể hiện trong bốn thành phần: trang thiết bị-con người-thông tin-quản lý, tổ chức” (Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam, 2003). Theo Điều 2, Luật Chuyển giao công nghệ (2017): “Cơng nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết có kèm hoặc khơng kèm cơng cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm” (Quốc hội, 2017).

Công nghệ cao (High tech): Hiện nay, trên thế giới đang sử dụng rộng rãi thuật ngữ CNC không chỉ trong ngành nơng nghiệp mà cịn ở các ngành khác. Ở Việt Nam, tại Điều 2, Luật Chuyển giao công nghệ (2017) qui định: “Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với mơi trường; có vai trị quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có” (Quốc hội, 2017).

<i>Tiếp thu có chọn lọc các quan niệm trên, tác giả cho rằng: CNC là cơngnghệ có hàm lượng cao về khoa học, có khả năng tạo ra các sản phẩm, dịch vụcó chất lượng tốt và tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, từ đó hình thànhcác ngành sản xuất mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất hiện có.</i>

<i>c. Nơng nghiệp cơng nghệ cao</i>

<i>Theo Ủy ban kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương: NNCNC là nền nơng nghiệpáp dụng cơng nghệ hiện đại, trong đó tạo mọi điều kiện thuận lợi để cây trồng,vật nuôi phát triển tốt, tiến tới năng suất tiềm năng, bảo đảm chất lượng sảnphẩm, bảo quản nông sản tốt và tổ chức sản xuất hợp lý đạt hiệu quả kinh tế cao(Đào Xuân Thảng, 2007).</i>

Ở Việt Nam, theo Bùi Huy Hiển (2007) thì NNCNC là nền nơng nghiệp sản xuất có u cầu vốn đầu tư lớn, được tiến hành chủ yếu trong nhà (nhà kính, nhà màng, nhà nilon...) với những trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, kết hợp nhiều công nghệ với môi trường sản xuất vệ sinh, được chủ động điều khiển, đáp ứng đầy đủ yêu cầu sinh trưởng, phát triển của cây/con.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Tác giả Dương Hữu Bường (2019) cho rằng, “NNCNC là nền nông nghiệp ứng dụng kết quả nghiên cứu và triển khai có hàm lượng khoa học và CNC, tạo ra hàng hóa, dịch vụ nơng nghiệp có chất lượng và năng suất cao, có giá trị kinh tế cao, thân thiện với mơi trường”.

Từ các quan niệm trên, có thể thấy, NNCNC chủ yếu dựa trên các yếu tố đầu vào, phương thức hoạt động trên nền tảng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ cùng với áp dụng công nghệ mới vào nông nghiệp như: Công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ quản lý; số lượng, chất lượng sản phẩm; bảo đảm môi trường sinh thái… mà chưa quan tâm đến các yếu tố khác như: chủ thể tiến hành, thị trường đầu ra cho sản phẩm NNCNC…

Tiếp thu có chọn lọc các quan niệm trên nghiên cứu cho rằng: NNCNC là một nền nông nghiệp được ứng dụng kết hợp những công nghệ mới, tiên tiến (công nghệ sinh học trong chọn tạo, nhân giống và phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi; công nghệ thâm canh, siêu thâm canh, chế biến sâu nâng cao giá trị gia tăng; công nghệ tự động hóa, bán tự động; cơng nghệ thơng tin) vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.

<i><b>2.1.1.2. Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao</b></i>

<i>a. Khái niệm phát triển</i>

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.

Theo Giáo trình Triết học Mác-Lênin (2017), phát triển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ chưa tốt đến hoàn hảo về mọi mặt. Q trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn. Theo Đoàn Quang Thọ (2007), phát triển là phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Theo tác giả Đỗ Kim Chung (2009) cho rằng, “Phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, sức khỏe

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền cơng dân. Phát triển cịn được định nghĩa là sự tăng trưởng bền vững về các tiêu chuẩn sống, bao gồm tiêu dùng, vật chất, giáo dục, sức khỏe và bảo vệ môi trường.

Theo Mai Thanh Cúc & Quyền Đình Hà (2005), phát triển là việc tạo điều kiện cho con người sinh sống ở bất cứ nơi nào đều được đảm bảo thỏa mãn nhu cầu sống của mình, có mức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ tốt, đảm bảo chất lượng cuộc sống, có trình độ học vấn cao, được hưởng thành tựu về văn hóa và tinh thần, có đủ điều kiện cho một môi trường sống lành mạnh, được hưởng các quyền cơ bản của con người và đảm bảo an ninh, an tồn và khơng có bạo lực.

Phát triển là phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là một thuộc tính phổ biến của vật chất. Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng bất biến, mà trải qua một loạt các trạng thái từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong… nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập… (Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam, 2003).

Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển, nhưng các ý kiến đều cho rằng phát triển là sự tăng thêm về qui mô số lượng cũng như sự thay đổi cấu trúc theo chiều hướng nâng cao chất lượng của sản phẩm để đạt đến đích cuối cùng đó là tăng hiệu quả.

<i>b. Khái niệm vùng sản xuất nông nghiệp</i>

Vùng là phần đất đai, hoặc là khoảng không gian tương đối rộng có những đặc điểm nhất định về tự nhiên và xã hội, phân biệt với các phần khác ở xung quanh (Hoàng Phê & cs., 1994). Một vùng hoặc một khu vực được nhận biết với vùng lân cận bởi các đặc điểm hoặc đặc tính riêng biệt nào đó. Một vùng hoặc một khu vực có ranh giới thường được thiết lập cho mục đích cụ thể. Chính vì vậy, vùng ln mang hai đặc tính cơ bản đó là đặc tính về khơng gian và đặc tính riêng (Viện Ngơn ngữ học, 1994).

Phân vùng theo tác giả Owens (1998) là phương tiện giúp cho Nhà nước quản lý và thực thi những chính sách để thúc đẩy phát triển tốt hơn cho cộng đồng khu vực đó. Bassett (1936) cho rằng quá trình phát triển tạo ra các xung đnột trong sử dụng đất làm ảnh hưởng tiêu cực đến sử dụng tài nguyên và phát triển bền vững, nên cần phải phân vùng để Nhà nước tạo ra các giải pháp quản lý

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

giúp cho việc sử dụng đất hợp lý nhằm ngăn ngừa các tác động bất lợi của dự phát triển đối với môi trường.

Phân vùng sản xuất theo FAO (1976) là xác định những vùng để khuyến khích phát triển dựa trên đặc tính sinh thái của đất. FAO cho rằng việc đánh giả khả năng thích hợp của các loại đất kết hợp với việc xem xét tổng hợp các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội để khuyến khích phát triển các vùng sản xuất đặc thù.

Từ nghiên cứu trên, tác giả cho rằng: Vùng SXNN là những khu vực sản xuất tập trung được quy hoạch và khai thác tiềm năng, lợi thế mỗi vùng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế.

<i>c. Khái niệm vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao</i>

Theo Quyết định 66/2015/QĐ-TTg, vùng sản xuất NNCNC là vùng chuyên canh, diện tích liền vùng, liền thửa trong địa giới hành chính một tỉnh, có điều kiện tự nhiên thích hợp, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối hồn chỉnh về giao thơng, thủy lợi, điện, thuận lợi cho sản xuất hàng hóa, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển SXNN của ngành và địa phương (Chính phủ, 2015).

Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp phục vụ đô thị” của huyện huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng cho rằng: Vùng NNCNC là vùng SXNN tập trung, ứng dụng thành tựu của nghiên cứu và phát triển CNC vào lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện nhiệm vụ sản xuất một hoặc một vài nơng sản hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu chiến lược dựa trên các kết quả chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật ni cho năng suất, chất lượng cao; phịng, trừ dịch bệnh; trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao; sử dụng các loại vật tư, máy móc, thiết bị hiện đại trong nông nghiệp; bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ CNC trong SXNN.

Từ các quan niệm trên, tác giả cho rằng: Vùng sản xuất NNCNC là nơi sản xuất tập trung, được ứng dụng những công nghệ mới, tiên tiến để sản xuất một hoặc một số sản phẩm nơng sản hàng hóa có lợi thế của vùng bảo đảm đạt năng suất, chất lượng cao, giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và thân thiện với môi trường theo quy định của pháp luật.

<i>d. Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao</i>

<i>Từ những quan niệm được đưa ra ở trên, nghiên cứu đưa ra khái niệm vềphát triển vùng sản xuất NNCNC như sau: Phát triển vùng sản xuất NNCNC làquá trình hình thành quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<i>lực, các hình thức tổ chức sản xuất để tăng cường liên kết, ứng dụng KHCN vàoSXNN ở vùng lãnh thổ cụ thể nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng của mỗivùng và tạo ra hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường.</i>

Mục tiêu của phát triển vùng NNCNC là giải quyết mâu thuẫn giữa năng suất nông nghiệp thấp, sản phẩm chất lượng thấp, đầu tư công lao động nhiều, hiệu quả kinh tế thấp với việc áp dụng những thành tựu KHCN để đảm bảo nông nghiệp tăng trưởng ổn định với năng suất và sản lượng cao, hiệu quả vả chất lượng cao. Thực hiện tốt sự phối hợp giữa con người và tài nguyên, làm cho ưu thế của nguồn tài nguyên đạt hiệu quả lớn nhất, hài hòa và thống nhất lợi ích xã hội, kinh tế và sinh thái mơi trường.

Nội hàm của phát triển vùng sản xuất NNCNC bao gồm những nội dung chủ yếu như sau:

(1) Phát triển vùng sản xuất NNCNC theo quy hoạch phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành, sản phẩm tại địa phương.

(2) Vùng sản xuất NNCNC có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối hồn chỉnh về giao thơng, thủy lợi, điện; thuận lợi cho các doanh nghiệp, trang trại, hộ nông dân tổ chức sản xuất sản phẩm nơng nghiệp hàng hóa ứng dụng CNC. Lựa chọn ứng dụng vào từng lĩnh vực SXNN hàng hố những cơng nghệ tiến bộ nhất về giống, công nghệ canh tác, chăn nuôi tiên tiến, công nghệ tưới, công nghệ sau thu hoạch – bảo quản – chế biến. Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thị trường.

(3) Vùng sản xuất NNCNC tạo ra sản phẩm phải theo một chu trình khép kín, trong sản xuất khắc phục được những yếu tố rủi ro của tự nhiên và hạn chế rủi ro của thị trường.

(4) Sản phẩm của vùng sản xuất NNCNC là sản phẩm hàng hố mang tính đặc trưng của từng vùng sinh thái, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích, có khả năng cạnh tranh cao về chất lượng với các sản phẩm cùng loại trên thị trường trong nước và thế giới, có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất và sản lượng hàng hố khi có u cầu của thị trường.

(5) Vùng sản xuất NNCNC có các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân tham gia đầu tư, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

triển khác nhau, tuỳ tình hình cụ thể của từng nơi, nhưng phải thể hiện được những đặc trưng cơ bản, tạo ra được hiệu quả to lớn hơn nhiều so với sản xuất bình thường.

<b>2.1.2. Vai trị của phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao</b>

<i><b>2.1.2.1. Phát triển vùng sản xuất nơng nghiệp cơng nghệ cao góp phần tạo rakhối lượng sản phẩm lớn, năng suất, chất lượng cao, góp phần tăng trưởngkinh tế ổn định</b></i>

Q trình ứng dụng CNC vào SXNN như: Công nghệ sinh học, tin học, cơng nghệ vật liệu mới, cơ giới hố, tự động hố… (Nguyễn Bạch Nguyệt & Hồng Thị Thu Hà, 2021); các giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng cao, kháng sâu bệnh… và các quy trình kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong các bước sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp hàng hóa với năng suất, chất lượng, hiệu quả đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, đồng thời nâng cao mức sống cho người lao động.

Phát triển vùng sản xuất NNCNC thúc đẩy quá trình tổ chức SXNN tập trung, kiểu công nghiệp, xây dựng các mối liên kết bền vững tạo ra chuỗi giá trị gia tăng cao nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào nông nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra năng suất, chất lượng vượt trội, khối lượng sản phẩm lớn, đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu (Lê Xuân Diệu, 2020), mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao thu nhập cho các chủ thể kinh tế, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của các địa phương trong tỉnh.

<i><b>2.1.2.2. Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp cơng nghệ cao tạo ra tính chủđộng trong sản xuất</b></i>

Những CNC được áp dụng ở tất cả các khâu của SXNN từ nghiên cứu phát triển giống mới, nghiên cứu về đất đai, thổ nhưỡng, đặc điểm sinh học của mỗi loại cây trồng, vật nuôi đến công nghệ tưới tiêu hiện đại, công nghệ tiết kiệm nước… Theo đó, các chủ thể kinh tế có thể chủ động được kế hoạch sản xuất và thị trường; khắc phục được tính mùa vụ, cho ra đời các sản phẩm nông nghiệp trái vụ đạt năng suất, chất lượng cao; quy mô vùng sản xuất NNCNC ngày càng được mở rộng (Lê Xuân Diệu, 2020).

<i><b>2.1.2.3. Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao sẽ nâng cao sứccạnh tranh và giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường</b></i>

Sản xuất NNCNC giúp giảm giá thành sản phẩm, đa dạng hóa thương hiệu,

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

có nguồn gốc xuất xứ và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác, trên cơ sở nâng cao hiệu suất sử dụng các yếu tố đầu vào sẽ tiết kiệm chi phí và tăng năng suất cây trồng, vật ni, q trình sản xuất dễ dàng đạt được hiệu quả theo quy mô lớn, sản phẩm đảm bảo chất lượng cho q trình chế biến cơng nghiệp.

Khi ứng dụng CNC vào SXNN đồng nghĩa với việc ứng dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, sản xuất theo chuỗi giá trị gia tăng cao, do đó hạn chế sự lãng phí về tài nguyên đất, nước, năng lượng... làm cho chi phí sản xuất và giá thành trên một sản phẩm giảm; quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, sản xuất với số lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao, đa dạng và an toàn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, chế biến... từ đó, nâng cao sức cạnh tranh và giá trị của sản phẩm trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

<i><b>2.1.2.4. Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp cơng nghệ cao góp phần thúcđẩy việc đầu tư mạnh mẽ việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đầu tư trang thiết bịkỹ thuật hiện đại và áp dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp</b></i>

Phát triển vùng sản xuất NNCNC đòi hỏi ứng dụng và thực hiện các quy trình SXNN cơng nghệ cao tiên tiến, hiện đại; đồng thời, chủ động trong việc nghiên cứu, chuyển giao KHCN, liên doanh, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Giảm dần lao động chân tay, tăng cường ứng dụng KHCN, thúc đẩy chuyên mơn hóa ngày càng cao, giải phóng sức lao động trong nông nghiệp. Các nguồn lực được quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật cần được xây dựng đồng bộ, hiện đại thuận tiện cho việc sử dụng đất đai, nguồn nước, giao thơng, cung cấp năng lượng…Khuyến khích các nhà đầu tư, tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp đầu tư quy mô sản xuất ngày càng lớn, công nghệ tiên tiến, hiện đại, sản xuất chun mơn hố cao, sản phẩm chất lượng cao và có khối lượng lớn, thị trường được mở rộng.

<i><b>2.1.2.5. Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp cơng nghệ cao góp phần thúcđẩy tăng cường hợp tác, liên kết giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm,hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm trong vùng</b></i>

Phát triển vùng sản xuất NNCNC được tiến hành theo chuỗi giá trị từ khâu cung ứng các yếu tố đầu vào đến quá trình sản xuất, thu gom, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm ra thị trường. Quá trình sản xuất được tổ chức theo chuỗi

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

giá trị sẽ thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững, thực hiện phân phối lợi ích cơng bằng giữa các chủ thể tham gia vào chuỗi giá trị. Khi chuỗi giá trị trong nơng nghiệp được hình thành sẽ làm tăng nhanh năng suất lao động, năng suất sản phẩm, nâng cao trình độ, năng lực kinh doanh của các chủ thể tham gia chuỗi, đồng thời dễ kiểm sốt về an tồn vệ sinh thực phẩm và ô nhiễm môi trường sinh thái (Nguyễn Bạch Nguyệt & Hoàng Thị Thu Hà, 2021).

Thực hiện sản xuất theo chuỗi giá trị, đòi hỏi các mối liên kết kinh tế phải được xây dựng chặt chẽ, bền vững và từng bước nhân rộng như: liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân; doanh nghiệp với HTX nông nghiệp; doanh nghiệp với HTX nông nghiệp và nông dân; các địa phương trong vùng liên kết với nhau và liên kết giữa các vùng… để phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, tạo ra giá trị gia tăng cao ở tất cả các khâu, các bước trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nơng sản. Theo đó, các thành phần kinh tế đều là bộ phận quan trọng hợp thành, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, thực hiện sản xuất theo chuỗi giá trị trong quá trình phát triển vùng sản xuất NNCNC.

<b>2.1.3. Đặc điểm của phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao</b>

<i><b>2.1.3.1. Phát triển vùng sản xuất nơng nghiệp cơng nghệ cao địi hỏi nguồnnhân lực chất lượng cao</b></i>

Phát triển vùng sản xuất NNCNC cần có sự hội tụ của nhiều yếu tố, trong đó nguồn nhân lực lớn có trình độ chun mơn tốt là vấn đề tiên quyết (Nguyễn Hoàng Nam, 2020). Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ có khả năng làm chủ cơng nghệ để có thể vận hành hiệu quả. Bên cạnh năng lực, trình độ người sản xuất thì yếu tố người quản lý hay những người đưa ra hoạch định, chính sách cũng là những nhân tố vơ cùng quan trọng. Khi nhân tố này làm việc không hiệu quả có thể gây ra nhiều bất cập, khó khăn cho doanh nghiệp, cho ngành hay cho cả nền nông nghiệp.

Do đó, để ứng dụng CNC vào SXNN địi hỏi nguồn nhân lực phải có chất lượng cao, có hiểu biết về khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp, kỹ năng để thực hành SXNN hiện đại, tư duy thị trường, năng lực tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất. cần có đội ngũ chuyên gia, đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ chuyên sâu về NNCNC.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<i><b>2.1.3.2. Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao sử dụng nguồn vốn lớn</b></i>

Đầu tư phát triển vùng sản xuất NNCNC trước tiên phải có nguồn vốn lớn để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, điện, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống nhà lưới, nhà màn, công nghệ thông tin…ứng dụng khoa học công nghệ mới, xử lý môi trường, đầu tư giống cây trồng, vật nuôi, đào tạo người lao động, quảng bá, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm (Từ Quang Phương, 2021). Để đầu tư 1 ha nhà kính hồn chỉnh có kiểm sốt tự động theo mơ hình của Israel cần ít nhất khoảng 10-15 tỷ đồng. Đầu tư cho một trang trại chăn nuôi quy mơ trung bình cũng phải ở mức 150 tỷ (Phạm Văn Hùng, 2021). Bên cạnh đó, để ứng dụng CNC trong sản xuất đạt hiệu quả đòi hỏi chi phí đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực, chi phí cho quá trình tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm là không nhỏ. Việc phải chi đầu tư cho nhiều hạng mục như đã kể trên cộng thêm điều kiện phải sản xuất trên quy mô lớn dẫn tới hỏi nguồn vốn đầu tư ban đầu lớn.

<i><b>2.1.3.3. Ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiến tiến</b></i>

Phát triển vùng sản xuất NNCNC tất yếu phải ứng dụng trình độ cơng nghệ tiên tiến hay cao trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị. Đây là yêu cầu quan trọng của việc ứng dụng công nghệ nói chung hay CNC nói riêng vào vùng SXNN để phát huy tác dụng và đạt hiệu quả cao nhất (Nguyễn Bạch Nguyệt & Hoàng Thị Thu Hà, 2021). Các yếu tố công nghệ cao trong SXNN như: Thủy lợi hóa nơng nghiệp, cơ điện khí hóa nơng nghiệp, hóa học hóa, sinh học hóa, cơng nghệ thơng tin, quy trình kỹ thuật, kinh nghiệm và bí quyết sản xuất tiên tiến trong vùng sản xuất NNCNC cần được thực hiện đồng bộ nhằm thay đổi phương thức SXNN từ lao động thủ cơng là chính sang ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào các cơng đoạn, quy trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

<i><b>2.1.3.4. Quy trình sản xuất nơng nghiệp được kiểm soát chặt chẽ, đồng bộ</b></i>

Tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm NNƯDCNC theo quy trình khép kín, từ nghiên cứu phát triển đến ứng dụng vào sản xuất; từ đầu vào đến đầu ra; các bước cơ bản được điều khiển tự động, chặt chẽ; tập trung vào các lĩnh vực chọn, tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi mới bằng kỹ thuật gen, công nghệ gen; phòng chống dịch bệnh; tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị dùng trong nơng nghiệp; bảo quản, chế biến nông sản; phát triển doanh nghiệp CNC, dịch vụ CNC phục vụ nơng nghiệp… Do đó, thuận lợi cho kiểm sốt vấn đề an tồn vệ sinh thực phẩm không để ảnh hưởng đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i><b>2.1.3.5. Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tạo ra sản phẩmkhối lượng lớn, chất lượng và giá trị gia tăng cao</b></i>

Phát triển vùng sản xuất NNCNC đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp thân thiện với môi trường và quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp hàng hóa an tồn đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hoặc quốc tế.

Sản phẩm do vùng sản xuất NNCNC tạo ra không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm chất lượng cao, an tồn ni sống con người, nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp mà cịn có thể sử dụng làm thực phẩm chức năng, hỗ trợ điều trị bệnh, nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. Do ứng dụng CNC vào sản xuất nên cho phép tạo ra các sản phẩm đảm bảo sạch, an tồn và thân thiện với mơi trường. Sản phẩm NNCNC trong vùng có năng suất cao, chất lượng tốt, độ an toàn cao nên mang lại giá trị gia tăng cao trên một đơn vị diện tích sản xuất, tiêu thụ ổn định, bền vững trên thị trường.

<i><b>2.1.3.6. Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao luôn gắn chặtsản xuất với thị trường tiêu thụ và coi trọng bảo vệ môi trường sinh thái</b></i>

Phát triển vùng sản xuất NNCNC theo hướng sản xuất chuyên môn hóa, có quy mơ đủ lớn phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở từng địa phương. Quy mơ sản xuất lớn địi hỏi gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm (Nguyễn Bạch Nguyệt & Hoàng Thị Thu Hà, 2021). Đây là yếu tố có tính quyết định đến sự tồn tại của vùng sản xuất NNCNC, quyết định cơ cấu, vùng lãnh thổ, tỷ lệ lao động. Do đó, thị trường tiêu thụ cần được kết nối giữa đầu vào và đầu ra. Để ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm NNCNC cần liên kết xây dựng thương hiệu cho các loại nông sản, thực hiện kiểm soát đồng bộ các khâu từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, nhất là kiểm soát chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn sản phẩm. Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông sản nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phát triển các mặt hàng xuất khẩu để tiêu thụ sản phẩm bền vững. Coi trọng thị trường tiêu thụ trong nước bằng cách hạ giá thành sản phẩm, giá bán hợp lý với đối tượng khách hàng nội địa.

<b>2.1.4. Tiêu chí xác định vùng sản xuất nơng nghiệp cơng nghệ cao</b>

<i>(1) Tiêu chí về công nghệ: Công nghệ ứng dụng là các công nghệ tiên tiến,</i>

công nghệ sinh học trong chọn tạo, nhân giống và phịng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật ni; công nghệ thâm canh, siêu thâm canh, chế biến sâu nâng cao giá trị gia tăng; công nghệ tự động hóa, bán tự động (Thủ tướng chính phủ, 2015),

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

công nghệ sản xuất vật tư nông nghiệp; công nghệ trong quản lý, phân phối sản phẩm và các dịch vụ hỗ trợ khác cho phát triển nông nghiệp; các cơng nghệ có hàm lượng khoa học cao, tích hợp từ các thành tựu KHCN hiện đại, tạo ra sản

<b>phẩm nơng nghiệp có tính năng vượt trội so với cơng nghệ hiện tại (Phạm Văn</b>

Hùng, 2021).

<i>(2) Tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật: Vùng NNƯDCNC là vùng chuyên canh, diện</i>

tích liền vùng, liền thửa trong địa giới hành chính một tỉnh, có điều kiện tự nhiên thích hợp, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối hồn chỉnh về giao thông, thủy lợi, điện, thuận lợi cho sản xuất hàng hóa, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển SXNN của ngành và địa phương (Thủ tướng chính phủ, 2015).

<i>(3) Tiêu chí về đối tượng sản xuất và quy mơ của vùng: Sản xuất hoa diện</i>

tích tối thiểu là 50 ha; sản xuất rau an toàn diện tích tối thiểu là 100 ha; sản xuất giống lúa diện tích tối thiểu là 100 ha; nhân giống và sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu diện tích tối thiểu là 5 ha; cây ăn quả lâu năm diện tích tối thiểu là 300 ha; cây cơng nghiệp lâu năm (chè, cà phê, hồ tiêu) diện tích tối thiểu là 300 ha. Chăn ni bị sữa số lượng tối thiểu là 10.000 con/năm; bò thịt tối thiểu 20.000 con/năm; chăn nuôi lợn thịt số lượng tối thiểu là 40.000 con/năm; lợn giống (lợn nái) tối thiểu 2.000 con/năm; chăn nuôi gia cầm số lượng tối thiểu là 50.000 con/lứa. Sản xuất giống diện tích tối thiểu là 20 ha; ni thương phẩm diện tích tối thiểu là 200ha (Thủ tướng chính phủ, 2015).

<i>(4) Tiêu chí về tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Tổ chức sản xuất và</i>

tiêu thụ sản phẩm liên kết theo chuỗi giá trị; có tổ chức đầu mối của vùng là doanh nghiệp, HTX, liên hiệp HTX hoạt động trong vùng ký hợp đồng thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị trong SXNN của vùng (Thủ tướng chính phủ, 2015).

<i>(5) Tiêu chí về sản phẩm: Sản phẩm của vùng sản xuất NNCNC là sản phẩm</i>

hàng hóa có lợi thế của vùng, tập trung vào các nhóm sản phẩm sau: Giống cây trồng, vật ni, giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu vượt trội; sản phẩm nơng lâm thủy sản có giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế cao; chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc quốc gia (Viet GAP).

<i>(6) Tiêu chí về kinh tế, xã hội, môi trường: Nâng cao năng suất gấp ít nhất 2</i>

lần so với cơng nghệ hiện tại với chất lượng vượt trội, có các giải pháp về thị trường và phân phối sản phẩm. Cơng nghệ góp phần nâng cao đời sống của

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

xã hội chấp nhận. Công nghệ áp dụng phải thân thiện với môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững. Nếu áp dụng công nghệ nhưng gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sống sẽ không được chấp nhận.

<b>2.1.5. Nội dung phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao</b>

<i><b>2.1.5.1. Quy hoạch phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao</b></i>

Quy hoạch phát triển vùng sản xuất NNCNC nhằm tạo “bộ khung” để đầu tư mọi nguồn lực phát triển NNCNC. Quy hoạch vùng NNCNC cần đáp ứng các quy định về điều kiện tự nhiên thích hợp, thuộc vùng chuyên canh sản xuất tập trung một hoặc một số sản phẩm hàng hóa theo quy định tại Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ; phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành, sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh về giao thông, thủy lợi, điện; thuận lợi cho các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân tổ chức sản xuất sản phẩm NNCNC và và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

Mở rộng quy mô ứng dụng CNC đối với các đối tượng trồng trọt trên cơ sở phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, phát triển ngành, sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, cân đối cung cầu; quy hoạch các vùng sản xuất một số sản phẩm chủ lực ứng dụng CNC sản xuất rau chế biến, rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng đưa vào tiêu thụ tại các siêu thị, khu công nghiệp và cung cấp cho các nhà máy chế biến xuất khẩu.

Quy hoạch vùng nuôi thủy sản chuyên canh, vùng nuôi thủy sản kết hợp mặt nước lớn theo tiêu chuẩn VietGap và đạt tiêu chuẩn VietGAP; đặc biệt là quy hoạch vùng nuôi cá giống ứng dụng CNC trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

<i><b>2.1.5.2. Phát triển quy mơ diện tích và các hình thức tổ chức sản xuất vùngsản xuất nông nghiệp công nghệ cao</b></i>

Quy mô vùng phát triển theo định hướng sản xuất hàng hóa tập trung ứng dụng SXNN công nghệ cao, sản phẩm khối lượng lớn đạt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn, gắn sản xuất với chế biến tạo ra giá trị gia tăng cao, tiêu thụ ổn định. Hình thành các vùng SXNN chuyên canh, sinh thái phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng; ứng dụng CNC; sản xuất theo quy trình GAP, giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường và liên kết hình thành các chuỗi giá trị để phát triển bền vững.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Quy mơ diện tích trong vùng được thực hiện theo Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cơng nhận vùng NNƯDCNC. Trong đó, diện tích tối thiểu 50 ha đối với sản xuất hoa; điện tích tối thiểu 100 ha đối với sản xuất rau an tồn và lúa; diện tích tối thiểu 5 ha đối với nhân giống và sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu; diện tích tối thiểu 300 ha đối với cây ăn quả lâu năm, cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, hồ tiêu); diện tích tối thiểu 20 ha đối với nuôi trồng giống thủy sản; diện tích tối thiểu 200 ha đối với thủy sản ni thương phẩm; số đầu con tối thiểu 40.000 con/năm đối với chăn nuôi lợn thịt; số lượng tối thiểu 2.000 con/năm đối với chăn nuôi lợn giống (lợn nái); số lượng tối thiểu 50.000 con/năm đối với chăn nuôi gia cầm.

Mục tiêu phát triển vùng sản xuất NNCNC nhằm góp phần thúc đẩy q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Phát triển các hình tổ chức sản xuất NNCNC góp phần nâng cao năng lực sản suất, khai thác tiềm năng thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, chú trọng sản xuất các sản phẩm chủ lực, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao, bảo đảm an toàn, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Để thúc đẩy vùng sản xuất NNCNC, cần tập trung phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp hiện nay bao gồm kinh tế hộ và kinh tế trang trại; các HTX; các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Việc đổi mới phát triển các loại hình tổ chức sản xuất theo hướng hình thành, phát triển các chuỗi liên kết trong cung ứng đầu vào, sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ để từng bước hình thành lực lượng lao động mới theo hướng phát triển nơng nghiệp hàng hóa, với quy mô lớn, chất lượng, hiệu quả gắn với yêu cầu thị trường, đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị. Qua đó, tạo sự chuyển biến về giá trị sản xuất toàn ngành, tăng thu nhập và góp phần cải thiện mức sống của người dân nông thôn, thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn.

<i><b>2.1.5.3. Phát triển kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực vùng sản xuất nôngnghiệp công nghệ cao</b></i>

Đầu tư công được đầu tư tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng vùng sản xuất NNCNC góp phần phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật thiết yếu (giao thông, hệ thống điện, hệ thống thủy lợi tưới tiêu nội đồng, xử lý chất thải, phịng

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

thí nghiệm và kiểm định chất lượng sản phẩm… trong vùng). Vùng NNCNC được quy hoạch kết cấu hạ tầng đồng bộ gắn với các nội dung quy hoạch phát triển vùng. Trên cơ sở quy hoạch phát triển vùng và quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng để các chủ thể sản xuất đầu tư về công nghệ sản xuất, thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm. Qua đó tạo động lực thu hút nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng NNCNC.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của vùng sản xuất NNCNC được Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã đề ra chủ trương đột phá trong phát triển nhân lực, tận dụng hiệu quả cơ hội Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế.

Phát triển nguồn nhân lực vùng sản xuất NNCNC bao hàm các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực có tổ chức được tiến hành trong quá trình phát triển nhằm tạo ra sự thay đổi nhận thức, kỹ năng nghề nghiệp của người lao động theo hướng sản xuất áp dụng công nghệ ngày càng cao. Từ đó nâng cao chất lượng lao động và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất NNCNC. Phát triển nguồn nhân lực vùng sản xuất NNCNC cần tập trung đào tạo kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp cho người lao động nhất là nông dân; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, đào tạo lực lượng cán bộ kỹ thuật có trình độ cao để chuyển giao công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, sử dụng thiết bị… cho nông dân vùng sản xuất NNCNC, nhằm đảm bảo nguồn nhân lực có đủ khả năng tham gia sản xuất NNCNC trên địa bàn từng vùng.

<i><b>2.1.5.4. Phát triển ứng dụng khoa học-công nghệ trong các vùng sản xuất nôngnghiệp công nghệ cao</b></i>

Phát triển công nghệ trong các vùng sản xuất NNCNC được coi là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để đổi mới sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng, cải thiện chất lượng và độ an toàn của sản phẩm. Áp dụng CNC trong SXNN đáp ứng yêu cầu gia tăng khối lượng nông sản phẩm trong điều kiện diện tích đất nơng nghiệp ngày càng thu hẹp do q trình cơng nghiệp hố, đơ thị hóa và sự phát triển của tiến bộ KHCN trong thời kỳ công nghiệp 4.0 hiện nay.

Phát triển công nghệ trong các vùng sản xuất NNCNC thể hiện ở một số

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

khâu cơ bản như khảo nghiệm, sử dụng giống mới, cơng nghệ sinh học, cơng nghệ nhà kính, nhà màng, công nghệ tưới tiết kiệm nước, công nghệ cảm biến, tự động hoá, internet vạn vật kết nối, AI... giúp cho SXNN tiết kiệm các chi phí đầu vào, tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường… Ứng dụng các biện pháp an ninh sinh học trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản... góp phần quan trọng để nâng cao giá tri ̣ trên một đơn vi ̣ diện tích, rút ngắn chu kỳ nuôi trồng, giảm thiểu dich bệnh và ô nhiễm môi trường. Phát triển công nghệ trong các vùng sản xuất NNCNC còn thể hiện ở việc đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong tất cả các khâu sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Kết quả ứng dụng công nghệ trong vùng sản xuất NNCNC không những làm cho năng suất tăng lên, chất lượng sản phẩm được cải thiện mà còn giúp người sản xuất chủ động trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhờ hạn chế sự lãng phí tài nguyên đất, nước do tính ưu việt của cơng nghệ như cơng nghệ sinh học, công nghệ sản xuất hữu cơ và tự động hóa sản xuất.

<i><b>2.1.5.5. Tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo liên kết chuỗi</b></i>

Phát triển vùng sản xuất NNCNC đòi hỏi phải chuyển mạnh từ việc xây dựng các “chuỗi cung ứng nông sản” đến phát triển các “chuỗi giá trị ngành hàng”. Ưu tiên hoàn chỉnh chuỗi giá trị cho các ngành hàng chủ lực của vùng, hỗ trợ xây dựng chuỗi giá trị cho ngành hàng chủ lực của các địa phương lân cận. Trên cơ sở phát triển các vùng sản xuất NNCNC để phát triển các mặt hàng nông sản chủ lực, phát triển các HTX, giảm dần các khâu trung gian, tăng cường liên kết giữa nông dân, HTX với các doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp thương mại lớn để hình thành các chuỗi giá trị; lấy chuỗi giá trị các nông sản chủ lực để kết nối các vùng chun canh nhỏ ở khu vực nơng thơn, hình thành không gian kinh tế chung giữa các địa phương trong vùng tương đồng về điều kiện SXNN. Gắn kết các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm theo nguyên tắc minh bạch, trách nhiệm, cùng chia sẻ lợi ích theo mức độ đóng góp vào giá trị.

<i><b>2.1.5.6. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất sản phẩm trong vùng sản xuấtnông nghiệp công nghệ cao</b></i>

<i>Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao mang lại hiệu quả, tạora chuyển biến mang tính đột phá trong phát triển sản xuất nông nghiệp như</i>

</div>

×