Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt: Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.54 KB, 27 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM </b>

<b>NGUYỄN THỊ NHUNG </b>

<b>PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG </b>

Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9 62 01 15

<b>TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ </b>

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2024

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Cơng trình hồn thành tại:

<b>HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM </b>

<b>Người hướng dẫn: PGS.TS. Quyền Đình Hà</b>

Phản biện 1: <b>GS.TS. Phạm Vân Đình </b>

<b>Hội Khoa học Kinh tế nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam </b>

<b> </b>

<b>Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Văn Hùng </b>

<b>Học viện Nông nghiệp Việt Nam </b>

<b>Phản biện 3: TS. Nguyễn Thực Huy </b>

<b>Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang </b>

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện, họp tại:

<b>Học viện Nông nghiệp Việt Nam </b>

<b>Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2024 </b>

Có thể tìm hiểu luận án tại:

Thư viện Quốc gia Việt Nam

Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI </b>

Nông nghiệp luôn được coi là trụ đỡ của nền kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh việc bảo đảm an ninh lương thực là một trong những điều kiện tiên quyết để bảo đảm quyền sống của con người, nơng nghiệp cịn đang đang bảo đảm sinh kế cho trên 60% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn. Việt Nam hiện nay cịn là một trong những nước xuất khẩu nơng - lâm - thủy sản hàng đầu thế giới với tổng kim ngạch năm 2022 đạt trên 53 tỷ USD tiếp cận đến 196 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (Hà Văn, 2023). Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nền nông nghiệp nước ta cịn nhiều tồn tại, hạn chế. Ngành nơng nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu và tính khơng bền vững của sản xuất công nghiệp gây ra (Farhangi & cs., 2020). Do vậy, Đảng và Nhà nước ta đã xác định để phát triển bền vững nền nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng thì cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao được coi là một trong những giải pháp then chốt, trọng tâm trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là quá trình hình thành nơi sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao nhằm làm gia tăng quy mơ và các loại hình tổ chức sản xuất, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, sức cạnh tranh đáp ứng yêu cầu thị trường và bảo vệ môi trường sinh thái (Liangzhi & Stanley, 2006). Ở Việt Nam, nhiều vùng NNCNC trong trồng trọt đã được quy hoạch và phát triển như: vùng nguyên liệu chanh leo, dứa, xoài tại các tỉnh Sơn La, Hịa Bình; vùng phát triển gỗ rừng trồng tại các tỉnh Duyên hải miền Trung; vùng chuyên canh cà phê tại các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk; vùng chuyên canh lúa gạo ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang; vùng phát triển cây ăn quả ở Đồng Tháp Mười. Theo thống kê, cả nước có 12 vùng nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao, được các địa phương cơng nhận; có 51 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2022). Việc hình thành được các vùng nguyên liệu lớn, đủ tiêu chuẩn chất lượng làm cho ngành nông nghiệp trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư (Chương Phượng, 2021).

Tỉnh Bắc Giang là tỉnh miền núi với diện tích đất nơng nghiệp chiếm 77,4 % tổng diện tích tự nhiên, có nhiều sản phẩm thế mạnh như vải thiều Lục Ngạn, cây có múi, rau, gia súc, gia cầm, lúa gạo chất lượng cao, thủy sản nước ngọt,... Trong những năm gần đây, tỉnh Bắc Giang cũng đã hình thành và phát triển một số vùng chuyên canh hàng hóa mang “thương hiệu” gắn với tỉnh như: Vải thiều Lục Ngạn, rau an toàn Yên Dũng, vú sữa Tân Yên…

Tuy nhiên, việc phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian qua cịn có một số hạn chế: Việc ứng dụng khoa học CNC trong SXNN còn tự phát; khả năng mở rộng, phát triển vùng sản xuất NNCNC còn nhiều những khó khăn do hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, trình độ và thói quen của người dân trong việc phát triển sản xuất còn hạn chế; công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch chưa được quan tâm; chưa thu hút được doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và cơng nghệ để đầu tư vào vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn; nguồn lực đầu tư bao gồm cả tài chính và nhân lực đầu tư cho vùng sản xuất NNCNC chưa tương xứng, nên chưa tạo ra sự đột phá trong SXNN (Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang, 2022). Trước thực tế đó, địi hỏi phải đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra những cơ hội và thách thức trong phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp chủ yếu phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh thời gian tới.

Phát triển vùng sản xuất NNCNC là một chủ đề mới thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học dưới những góc độ, phạm vi khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu đa phần

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

mới tập trung vào nghiên cứu sự cần thiết và ý nghĩa cũng như thực tiễn ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương trên thế giới và ở trong nước (Nagothu, 2018; Anichkina & cs., 2019; Castrignano & cs., 2020; Mohsen & cs., 2020; Phạm Thị Dinh, 2020; Lê Xuân Diệu, 2020; Đỗ Văn Nhạ & cs.,2020; Akmarov & cs., 2021; Đỗ Kim Chung, 2021; Tô Thị Thùy Trang, 2022; Nguyễn Xuân Định, 2023). Vẫn chưa có các nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về phát triển vùng sản xuất nông nghiệp CNC ở các tỉnh đồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc trong đó có tỉnh Bắc Giang. Trên cơ sở tổng hợp, nghiên cứu, chọn lọc các kết quả nghiên cứu có liên quan đến nội hàm sản xuất NNCNC và phát triển sản xuất NNCNC tác giả chọn lọc, kế thừa để tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

<b>1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu chung </b>

Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, đề xuất các giải pháp phát triển vùng sản xuất nông nghiệp cơng nghệ cao, góp phần phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.

<b>1.2.2. Mục tiêu cụ thể </b>

(1) Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển vùng sản xuất NNCNC; (2) Đánh giá thực trạng phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;

(4) Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian tới.

<b>1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu </b>

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Đối tượng khảo sát là các tác nhân liên quan đế các chính sách, các hoạt động có liên quan đến phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh Bắc Giang bao gồm: Các hộ sản xuất; trung gian thu mua, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm; các cơ quan quản lý nhà nước, các HTX, các doanh nghiệp nông nghiệp; các chuyên gia, nhà khoa học; người tiêu dùng sản phẩm ứng dụng CNC.

<b>1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài </b>

Về nội dung: Nghiên cứu giới hạn ở lĩnh vực SXNN tập trung vào các vùng sản xuất NNCNC; phân tích, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Cụ thể luận án tập trung nghiên cứu các vùng sản xuất NNCNC của tỉnh về lĩnh vực trồng trọt (sản xuất rau, sản xuất vải thiều); lĩnh vực chăn nuôi (chăn nuôi lợn, chăn nuôi gà); lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (ni cá rơ phí đơn tính). Về sản phẩm NNCNC nghiên cứu tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc trưng sau: rau công nghệ cao, vải thiều theo hướng VietGap, GlobGap, lợn thịt công nghệ cao, gà công nghệ cao, cá rơ phi đơn tính. Nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển vùng sản xuất NNCNC, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

<i>Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Khảo sát được </i>

tiến hành tại 07 huyện: Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động, Tân Yên, Hiệp Hòa, Yên Dũng, Yên

<i>Thế và thị xã Việt Yên. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>Về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ 2017-2022. Thời gian lấy số </i>

liệu: 2017 - 2022. Thời gian đề xuất giải pháp phát triển vùng sản xuất NNCNC đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

<b>1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 1.4.1. Về lý luận </b>

Đề tài luận án luận giải làm rõ hơn các vấn đề về phát triển vùng sản xuất NNCNC. Cùng với đó là phân tích rõ nội hàm của phát triển vùng sản xuất NNCNC, bao gồm cấu thành, tổ chức hoạt động, sản phẩm, và mục tiêu hiệu quả. Đề tài luận án cũng đã đóng góp xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu phát triển vùng sản xuất NNCNC, cần thiết phải có sự tham gia cả khu vực công và tư nhân, từ hoạt động quy hoạch, phát triển quy mơ diện tích và các hình thức tổ chức sản xuất, phát triển kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực, phát triển ứng dụng khoa học công nghệ, liên kết chuỗi, và đảm bảo hiệu quả kinh tế.

<b>1.4.2. Về thực tiễn </b>

Luận án phân tích và đánh giá thực trạng phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cho thấy, đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao công nghệ tại các vùng sản xuất NNCNC là giải pháp then chốt, trọng tâm giúp cho phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh để đạt được hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Luận án đã xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển vùng sản xuất NNCNC. Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng, nghiên cứu đề xuất 06 nhóm giải pháp phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh thời gian tới, bao gồm việc đẩy nhanh công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tại vùng sản xuất NNCNC, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, phát triển thương mại và thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất tại các địa phương phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hoàn thiện cơ chế, chính sách và bảo đảm nguồn vốn cho phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, phát triển nguồn lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Các giải pháp này được đưa ra trên các căn cứ khoa học, có tính khả thi và cung cấp cơ sở dữ liệu cho các cơ quan ban ngành có liên quan phục vụ cơng tác hoạch định và thực thi chính sách, nhằm phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

<b>1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI </b>

Ý nghĩa khoa học: Các nghiên cứu về vùng sản xuất NNCNC khá thiếu vắng, đặc biệt nghiên cứu phát triển vùng sản xuất NNCNC. Đề tài luận án xây dựng khung phân tích cho phát triển vùng sản xuất NNCNC, bao gồm các khía cạnh của sự phát triển, các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển từ đó làm cơ sở đề xuất các nhóm giải pháp để phát triển vùng sản xuất NNCNC. Do đó, đề tài luận án có ý nghĩa quan trọng góp phần xây dựng, làm phong phú hơn, hoàn thiện cơ sở lý luận về phát triển vùng sản xuất NNCNC.

Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu cung cấp số liệu, thông tin đầy đủ về hiện trạng phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn từ 2017-2022, phát hiện các vùng chuyên canh hàng hóa mang thương hiệu gắn với từng địa phương có tiềm năng hình thành các vùng sản xuất NNCNC như: Vải thiều Lục Ngạn, rau an toàn Yên Dũng, vú sữa Tân Yên. Các giải pháp, kiến nghị của đề tài luận án là thông tin quý giá và tham vấn quan trọng cho UBND tỉnh Bắc Giang, các Bộ ngành, các cơ quan liên quan trong việc hoạch định, thực thi và hỗ trợ các chính sách, các giải pháp nhằm phát triển vùng sản xuất NNCNC, góp phần phát triển nơng nghiệp hiện đại và bền vững tại tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN </b>

<b>2.1.1. Khái niệm </b>

<i>Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là một nền nông nghiệp được ứng dụng kết hợp </i>

những công nghệ mới, tiên tiến (công nghệ sinh học trong chọn tạo, nhân giống và phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi; công nghệ thâm canh, siêu thâm canh, chế biến sâu nâng cao giá trị gia tăng; cơng nghệ tự động hóa, bán tự động; cơng nghệ thông tin) vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.

<i>Vùng sản xuất nông nghiệp là những khu vực sản xuất tập trung được quy hoạch và khai </i>

thác tiềm năng, lợi thế mỗi vùng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế.

<i>Vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là nơi sản xuất tập trung, được ứng dụng </i>

những công nghệ mới, tiên tiến để sản xuất một hoặc một số sản phẩm nơng sản hàng hóa có lợi thế của vùng bảo đảm đạt năng suất, chất lượng cao, giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và thân thiện với môi trường theo quy định của pháp luật..

<i>Từ những quan niệm được đưa ra ở trên, nghiên cứu đưa ra khái niệm về phát triển vùng sản xuất NNCNC như sau: Phát triển vùng sản xuất NNCNC là quá trình hình thành quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực, các hình thức tổ chức sản xuất để tăng cường liên kết, ứng dụng khoa học công nghệ vào SXNN ở vùng lãnh thổ cụ thể nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng của mỗi vùng và tạo ra hiệu quả kinh tế - xã hội và mơi trường. </i>

<b>2.1.2. Vai trị phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao </b>

Phát triển vùng sản xuất NCNNC có vai trị quan trọng thể hiện trên các khía cạnh: (1) Phát triển vùng sản xuất nơng nghiệp cơng nghệ cao góp phần tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, năng suất, chất lượng cao, góp phần tăng trưởng kinh tế ổn định; (2) Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao góp phần tạo ra tính chủ động trong sản xuất; (3) Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao sẽ nâng cao sức cạnh tranh và giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường; (4) Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp cơng nghệ cao góp phần thúc đẩy việc đầu tư mạnh mẽ việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại và áp dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp; (5) Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao góp phần thúc đẩy tăng cường hợp tác, liên kết giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm trong vùng.

<b>2.1.3. Đặc điểm phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao </b>

Phát triển vùng sản xuất NCNNC có một số đặc điểm sau: (1) Phát triển vùng sản xuất nơng nghiệp cơng nghệ cao địi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao; (2) Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao sử dụng nguồn vốn lớn; (3) Ứng dụng những thành tựu khoa học cơng nghệ tiến tiến; (4) Quy trình sản xuất nơng nghiệp được kiểm soát chặt chẽ, đồng bộ; (5) Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tạo ra sản phẩm khối lượng lớn, chất lượng và giá trị gia tăng cao; (6) Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao luôn gắn chặt sản xuất với thị trường tiêu thụ và coi trọng bảo vệ mơi trường sinh thái.

<b>2.1.4. Tiêu chí xác định vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao </b>

Vùng sản xuất NNCNC bao gồm các tiêu chí xác định sau: (1) Tiêu chí về công nghệ: Công nghệ ứng dụng là các công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học trong chọn tạo, nhân giống và phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi; công nghệ thâm canh, siêu thâm canh, chế biến sâu nâng cao giá trị gia tăng; cơng nghệ tự động hóa, bán tự động (Thủ tướng chính phủ, 2015), cơng nghệ sản xuất vật tư nông nghiệp; công nghệ trong quản lý, phân phối sản phẩm và các

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

dịch vụ hỗ trợ khác cho phát triển nông nghiệp; các cơng nghệ có hàm lượng khoa học cao, tích hợp từ các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm nơng nghiệp có tính năng vượt trội so với công nghệ hiện tại (Phạm Văn Hùng, 2021); (2) Tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật: Vùng NNƯDCNC là vùng chuyên canh, diện tích liền vùng, liền thửa trong địa giới hành chính một tỉnh, có điều kiện tự nhiên thích hợp, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối hồn chỉnh về giao thông, thủy lợi, điện, thuận lợi cho sản xuất hàng hóa, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển SXNN của ngành và địa phương (Thủ tướng chính phủ, 2015); (3) Tiêu chí về đối tượng sản xuất và quy mô của vùng: Sản xuất hoa diện tích tối thiểu là 50 ha; sản xuất rau an tồn diện tích tối thiểu là 100 ha; sản xuất giống lúa diện tích tối thiểu là 100 ha; nhân giống và sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu diện tích tối thiểu là 5 ha; cây ăn quả lâu năm diện tích tối thiểu là 300 ha; cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, hồ tiêu) diện tích tối thiểu là 300 ha. Chăn ni bị sữa số lượng tối thiểu là 10.000 con/năm; bò thịt tối thiểu 20.000 con/năm; chăn nuôi lợn thịt số lượng tối thiểu là 40.000 con/năm; lợn giống (lợn nái) tối thiểu 2.000 con/năm; chăn nuôi gia cầm số lượng tối thiểu là 50.000 con/lứa. Sản xuất giống diện tích tối thiểu là 20 ha; ni thương phẩm diện tích tối thiểu là 200ha (Thủ tướng chính phủ, 2015); (4) Tiêu chí về tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm liên kết theo chuỗi giá trị; có tổ chức đầu mối của vùng là doanh nghiệp, HTX, liên hiệp HTX hoạt động trong vùng ký hợp đồng thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị trong SXNN của vùng (Thủ tướng chính phủ, 2015); (5) Tiêu chí về sản phẩm: Sản phẩm của vùng sản xuất NNCNC là sản phẩm hàng hóa có lợi thế của vùng, tập trung vào các nhóm sản phẩm sau: Giống cây trồng, vật ni, giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu vượt trội; sản phẩm nơng lâm thủy sản có giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế cao; chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc quốc gia (Viet GAP); (6) Tiêu chí về kinh tế, xã hội, mơi trường: Nâng cao năng suất gấp ít nhất 2 lần so với cơng nghệ hiện tại với chất lượng vượt trội, có các giải pháp về thị trường và phân phối sản phẩm. Cơng nghệ góp phần nâng cao đời sống của người nơng dân nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung, được cộng đồng xã hội chấp nhận. Công nghệ áp dụng phải thân thiện với môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững. Nếu áp dụng công nghệ nhưng gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sống sẽ không được chấp nhận.

<b>2.1.5. Nội dung phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao </b>

Nghiên cứu phát triển vùng sản xuất NNCNC bao gồm các nội dung sau: (i) Quy hoạch phát triển vùng sản xuất NNCNC; (ii) Phát triển quy mô diện tích và các hình thức tổ chức sản xuất vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; (iii) Phát triển kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; (iv) Phát triển ứng dụng khoa học - công nghệ trong các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; (v) Tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo liên kết chuỗi; (vi) Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất sản phẩm trong vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

<b>2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao </b>

Luận án đã xác định các yếu tố khách quan và chủ quan có ảnh hưởng lớn đến phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đó là: (i) Điều kiện tự nhiên; (ii) Cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước; (iii) Phát triển của khoa học công nghệ; (iv) Cầu thị trường; (v) Năng lực quản lý của ngành nông nghiệp; (vi) Nguồn lực của các chủ thể sản xuất.

<b>2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN </b>

Dựa trên thực tiễn về phát triển vùng sản xuất NNCNC trên thế giới như Israel, Nhật, Đài Loan, Thái Lan và các địa phương của Việt Nam (TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Hà Nội), một số bài học kinh nghiệm cho phát triển vùng sản xuất NNCNC đã được rút ra, tập trung vào các

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

họat động của quy hoạch vùng và quản lý quy hoạch, đầu tư đồng bộ hạ tầng đến sản xuất; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển vùng sản xuất NNCNC; ban hành các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để phát triển vùng sản xuất NNCNC; hình thành và phát triển liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào vùng sản xuất NNCNC. Các nghiên cứu trước đây tập trung chủ yếu làm rõ sự cần thiết phát triển sản xuất nông nghiệp công nghê cao; làm rõ nội hàm của nông nghiệp CNC; các nội dung phát triển nông nghiệp CNC; các kết quả đạt được trong sản xuất NNCNC; các thành tựu trong phát triển NNCNC. Có rất ít các nghiên cứu về phát triển vùng sản xuất nông nghiệp CNC, đặc biệt chưa có các nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về phát triển vùng sản xuất nông nghiệp CNC ở các tỉnh đồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc trong đó có tỉnh Bắc Giang. Trên cơ sở tổng hợp, nghiên cứu, chọn lọc các kết quả nghiên cứu có liên quan đến nội hàm sản xuất NNCNC và phát triển sản xuất NNCNC tác giả luận án chọn lọc, kế thừa để tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

<b>PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU </b>

Luận án đã khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Bắc Giang để từ đó phân tích, đánh giá những mặt thuận lợi, khó khăn và các yếu tố tác động đến sự phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

<b>3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp tiếp cận </b>

Nghiên cứu áp dụng các phương pháp tiếp cận như tiếp cận theo loại hình tổ chức sản xuất (Hộ, HTX, doanh nghiệp), tiếp cận theo vùng, ngành sản xuất và sản phẩm chủ lực; tiếp cận theo định hướng thị trường; tiếp cận công - tư.

<b>3.2.2. Khung phân tích </b>

Trên cơ sở các nội dung đã được xác định, các yếu tố ảnh hưởng và hướng đề xuất các giải pháp, khung phân tích phát triển vùng sản xuất NNCNC được thể hiện tại hình 3.1.

<b>3.2.3. Phương pháp thu thập thơng tin </b>

<i>Phương pháp chọn điểm: Dựa vào quy hoạch vùng nông nghiệp cao hình thành theo các </i>

lĩnh vực sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, với mỗi lĩnh vực nghiên cứu sẽ chọn một số vùng chuyên canh điển hình: Lĩnh vực trồng trọt nghiên cứu chọn vùng sản xuất rau công nghệ cao và vùng sản xuất vải thiều; lĩnh vực chăn nuôi nghiên cứu chọn vùng chăn nuôi lợn và vùng chăn nuôi gà; lĩnh vực thủy sản nghiên cứu chọn vùng ni cá rơ phi đơn tính. Chọn loại hình tổ chức sản xuất NNCNC để nghiên cứu bao gồm: Doanh nghiệp; HTX; hộ sản xuất.

<i>Số lượng mẫu điều tra: khảo sát 356 mẫu, trong đó, 261 mẫu phỏng vấn các tổ chức sản </i>

xuất gồm: doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình thuộc 8 huyện Yên Dũng, Lục Nam, Hiệp Hòa, Lục Ngạn, Sơn Động, Tân Yên, Việt Yên, Yên Thế đại diện cho các vùng của tỉnh và 95 cán bộ về lĩnh vực chuyên môn theo vùng ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

<i>Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Sách, báo, tạp chí, luận án, báo cáo khoa học, </i>

báo cáo tổng kết,... đã được công bố và xử lý nhằm thu thập các thơng tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu.

<i>Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Phỏng vấn cán bộ phụ trách chun mơn, thảo </i>

luận nhóm, điều tra phỏng vấn trực tiếp hộ trên cơ sở xác định các mẫu điều tra có tính chất đại

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

diện tổng thể các đơn vị nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên tại các điểm được chọn khảo sát dựa trên danh sách hộ sản xuất NNCNC, HTX và doanh nghiệp ở các xã thuộc 5 vùng trọng điểm được chọn nghiên cứu. Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc phân tổ thống kê việc chọn ngẫu nhiên trong một xã sẽ được thực hiện cho từng nhóm hộ theo loại hình sản xuất của hộ, HTX và doanh nghiệp. Mẫu khảo sát cũng được phân bổ có chú trọng đến hạn ngạch theo địa phương.

<b>Hình 3.1. Khung phân tích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao 3.2.4. Phương pháp phân tích thơng tin </b>

Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel, SPSS. Các phương pháp phân tích được sử dụng như phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp cho điểm theo trọng số, phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT). Để đánh giá mức độ phát triển vùng sản xuất NCNC theo 4 tiêu chí cấp 1 đó là: kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường. Trong từng tiêu chí cấp 1 sẽ đánh giá từng tiêu chí cấp 2 và cho điểm theo thang đo Likert với mức từ 1 đến 5, ý nghĩa của từng mức đánh giá như sau: Mức 1: Hồn tồn khơng đồng ý/Rất không ảnh hưởng/Rất không hiệu quả; mức 2: Không đồng ý/Không ảnh hưởng/Không hiệu quả; mức 3: Khơng ý kiến/Trung bình/Hiệu quả ở mức vừa; mức 4: Đồng ý/Ảnh hưởng/Hiệu quả; mức 5: Hoàn toàn đồng ý/Rất ảnh hưởng/Rất hiệu quả.

<small>Cầu thị trường </small>

<b><small>Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang </small></b>

<b><small>Cơ sở Lý luận và thưc tiễn </small></b>

<small>Khái niệm, nội dung </small>

<small>Đặc điểm, vai trị </small>

<small>Bài học kinh nghiệm trong và ngồi nước </small>

<small>Điều kiện tự nhiên </small>

<small>Năng lực quản lý của </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu </b>

Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm 04 nhóm: (i) Nhóm chỉ tiêu thể hiện đặc điểm và nguồn lực của các chủ thể sản xuất; (ii) Nhóm chỉ tiêu về thực trạng phát triển vùng sản xuất nông nghiệp cơng nghệ cao; (iii) Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất sản phẩm trong vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; (iv) Nhóm các chỉ tiêu phản ánh yếu tố ảnh hưởng đến phát triển vùng sản xuất NNCNC.

<b>PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN </b>

<b>4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG </b>

<b>4.1.1. Quy hoạch phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao </b>

<i><b>4.1.1.1. Quy hoạch giai đoạn 2017-2025 </b></i>

Ngày 27/7/2017, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 439/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch vùng NNƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó giai đoạn 2017 - 2025, quy hoạch 18 vùng NNƯDCNC (NNCNC), tập trung vào các cây, con có thế mạnh của tỉnh, phù hợp với điều kiện của từng khu vực, tiểu vùng sinh thái trong tỉnh, có thị trường tiêu thụ ổn định như: rau, hoa, chè, vải thiều, CAQ có múi, nấm, lợn, gà. Mục tiêu đưa giá trị sản lượng nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2025 chiếm từ 20-23% trong giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh; giá trị gia tăng 20-30%; có từ 1-2 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

<b>Bảng 4.1. Quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2017-2025 </b>

<small>1. Rau 07 710 ha </small>

<small>Xã Quang Thịnh + xã Tân Thịnh huyện Lạng Giang; xã Tiến Dũng + xã Cảnh Thụy + Tư Mại huyện Yên Dũng; xã Lương Phong + xã Đông Lỗ huyện Hiệp Hịa; xã Đơng Phú huyện Lục Nam; xã Ngọc Lý + xã Ngọc Thiện huyện Tân Yên </small>

<small>2. Hoa 02 100 ha Xã Song Mai TP. Bắc Giang; xã Xuân Cẩm huyện Hiệp Hòa </small>

<small>3. Chè 01 300 ha Xã Xuân Lương + xã Canh Nậu huyện Yên Thế 4. Vải thiều 02 800 ha Xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn; xã Phúc Hòa + </small>

<small>xã Liên Sơn huyện Tân Yên 5. CAQ có múi 01 300 ha Xã Tân Quang huyện Lục Ngạn 6. Nấm 01 5 ha (10 cơ sở) xã Tiên Lục huyện Lạng Giang 7. Lợn 02 </small>

<small>150 ha (50 cơ sở, 120.000 </small>

<small>con/lứa) </small>

<small>Xã Ngọc Châu + xã Ngọc Thiện + xã Ngọc Vân huyện Tân Yên; xã Long Sơn + xã Dương Hưu Tam Tiến + xã Tiến Thắng + xã Canh Nậu + xã Đồng Vương huyện Yên Thế; xã Cao Thượng + xã Hợp Đức huyện Tân Yên </small>

<i><b>4.1.1.2. Quy hoạch giai đoạn 2025- 2030 </b></i>

Theo Quyết định số 439/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch vùng NNƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tiếp tục phát triển có hiệu quả 18 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện có, từng bước mở rộng quy mơ và đối tượng; đồng thời hình thành và phát triển thêm 17 vùng NNƯDCNC mới, nâng tổng số vùng NNƯDCNC lên 35 vùng vào năm 2030. Mục tiêu đưa giá trị sản lượng nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2030 chiếm từ 30-32% trong giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh; giá trị gia tăng 20-30%; có từ 2-3

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao. Hình thành 1 khu nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Yên, quy mô khoảng 100 ha để tổ chức nghiên cứu, triển khai các công nghệ mới trong nông nghiệp, gắn kết cơ sở nghiên cứu (Trung tâm, Trường đại học) với các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

<b>Bảng 4.2. Quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2025-2030 </b>

<small>1. Rau 10 1.000 ha </small>

<small>Xã Đại Lâm + xã Thái Đào huyện Lạng Giang; xã Bảo Đài + xã Tam Dị huyện Lục Nam; xã Đồng Việt + xã Đồng Phúc + xã Đức Giang huyện Yên Dũng; xã Quang Minh + xã Mai Trung huyện Hiệp Hòa; xã Phúc Sơn + xã Lam Cốt + xã Đại Hòa + xã Quang Tiến + xã Cao Xá huyện Tân Yên </small>

<small>2. Vải thiều 01 500 ha Xã Đông Phú + xã Đông Hưng huyện Lục Nam 3. CAQ có múi 01 300 ha Xã Bình Sơn huyện Lục Nam </small>

<small>4. Nấm 02 10 ha (20 cơ sở) Xã Tân Thanh + xã Nghĩa Hưng huyện Lạng Giang 5. Gà 03 </small>

<small>210 (140 cơ sở, đàn 350.000con/lứa) </small>

<small>Xã Tân Trung + xã Phúc Hòa + xã Liên Sơn huyện Tân Yên; xã Phong Minh + xã Xa Lý + xã Tân Sơn + xã Cấm Sơn + xã Phong Vân + xã Hộ Đáp huyện Lục Ngạn; xã Quang Thịnh huyện Lạng Giang </small>

Như vậy, giai đoạn 2025-2030 đã quy hoạch thêm 17 vùng NNCNC mới nhưng phát triển mạnh các vùng trong lĩnh vực trồng trọt là chủ yếu. Điển hình là quy hoạch thêm 10 vùng rau UDCNC, nâng tổng số vùng rau UDCNC trên địa bàn tỉnh là 17 vùng với diện tích vùng 1.710 ha. Quy hoạch thêm 01 vùng vải thiều nâng tổng số vùng sản xuất vải UDCNC lên 3 vùng với diện tích vùng là 1.300 ha. Vùng chăn ni gà cũng được quy hoạch thêm 3 vùng với quy mơ 210 ha (140 cơ sở, đàn có 350.000 con/lứa) nâng tổng số vùng chăn nuôi gà UDCNC trên địa bàn lên 05 vùng với diện tích 570 ha (400 cơ sở) với quy mô đàn 850.000 con/lứa. Vùng cây ăn quả có múi và vùng nấm có tăng thêm nhưng quy mơ khơng đáng kể.

<b>4.1.2. Phát triển quy mơ diện tích và các hình thức tổ chức sản xuất vùng sản xuất nông nghiệp cơng nghệ cao </b>

<i><b>4.1.2.1. Phát triển quy mơ diện tích các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao </b></i>

<i>a. Vùng trồng trọt </i>

Tính đến năm 2022, quy mơ các vùng NNCNC của tỉnh đều phát triển qua các năm. Tuy nhiên, mức độ hoàn thành so với mục tiêu đề ra như trong quy hoạch của UBND tỉnh còn thấp, chỉ duy nhất vùng sản xuất rau đạt tiêu chí vùng chun canh trên 100 ha, cịn lại các vùng khác

<i>đều có quy mơ dưới 100 ha. </i>

<b>Bảng 4.3. Quy mô các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong trồng trọt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang </b>

<b><small>STT sản xuất CNC </small><sup>Vùng </sup></b>

<b><small>Quy mơ (ha) Mức độ hồn thành so với mục tiêu quy hoạch đến </small></b>

Như vây, so sánh giữa kết quả phát triển thực tế đến năm 2022 với quy hoạch vùng sản xuất NNCNC trong trồng trọt giai đoạn 2025 - 2030 (Bảng 4.2) cho thấy: Đến năm 2030, theo quy hoạch thêm 10 vùng rau NNCNC, nâng tổng số vùng rau UDCNC trên địa bàn lên 17 vùng

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

với diện tích vùng 1.710 ha, tập trung ở các huyện Lạng Giang, Lục Nam, Hiệp Hòa, Tân Yên và Yên Dũng. Quy hoạch thêm 01vùng vải thiều tại huyện Lục Nam, nâng tổng số vùng sản

<i>xuất vải UDCNC trên địa bàn lên 03 vùng với diện tích vùng 1.300 ha. b. Vùng chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản </i>

Vùng chăn nuôi gà đồi tập trung tại các xã Đồng Tâm, Đồng Kỳ, Đồng Hưu, Tam Tiến, Tiến Thắng, Canh Nậu, Đồng Vương huyện Yên Thế với quy mô từ 4,2 triệu con/năm (năm 2017) tăng lên 8,6 triệu con/năm (năm 2022), vùng chăn nuôi lợn trang trại tập trung tại các xã Ngọc Châu, Ngọc Thiện, Ngọc Vân huyện Tân Yên với quy mô đạt 551 ngàn con/năm vào năm 2023 tăng 1,43 lần so với năm 2017.

Tỉnh Bắc Giang đã hình thành vùng ni trồng thủy sản chun canh tập trung tại các xã Minh Đức, Nghĩa Trung thị xã Việt Yên; các xã Cao Thượng, Ngọc Châu, Song Vân huyện Tân Yên; các xã Thái Đào, Đại Lâm huyện Lạng Giang; các xã Thái Sơn, Hợp Thịnh huyện Hiệp Hòa; các xã Xuân Phú, Lão Hộ huyện Yên Dũng; phường Đa Mai, xã Song Mai thành phố Bắc Giang với quy mô 6.331 ha.

<i><b>4.1.2.2. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao </b></i>

<i>a. Doanh nghiệp tham gia hoạt động tại vùng sản xuất NNCNC </i>

Để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các vùng sản xuất NNCNC, ngày 3/4/2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết 401 về Chiến lược phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.

Qua thực hiện, đến nay đã có một số doanh nghiệp đến đầu tư như: Tập đồn Hịa Phát triển khai mơ hình chăn ni lợn theo quy trình CNC trên diện tích 110 ha, quy mơ ni 5 nghìn lợn nái, 18 nghìn lợn thịt/lứa tại xã Long Sơn (Sơn Động); Tập đồn Dabaco đầu tư chăn ni gia cầm giống bố, mẹ JA tại huyện Yên Thế với quy mơ 60-70 nghìn con, áp dụng cơng nghệ chuồng lạnh khép kín, sử dụng dây chuyền tự động trong chăm sóc, thu hoạch sản phẩm.

<i>b. Hợp tác xã tham gia hoạt động tại vùng sản xuất NNCNC </i>

Theo Bảng 4.4 số HTX nông nghiệp ứng dụng CNC phân theo lĩnh vực ứng dụng (Kỹ thuật canh tác, nuôi trồng, bảo quản; Cơng nghệ tự động hóa; Cơng nghệ sinh học; Công nghệ sản xuất vật tư nông nghiệp) năm 2020 là 48 HTX trong tổng số 529 HTX, năm 2022 là 50 HTX trong tổng số 665 HTX.

<b>Bảng 4.4. Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao </b>

Tính đến năm 2022 có 453 hộ nông dân tham gia vào hoạt động tại vùng sản xuất NNCNC (không bao gồm số hộ trong HTX) tại các địa phương như vùng rau ứng dụng CNC ở các huyện Lạng Giang, Lục Nam, Hiệp Hòa, Yên Dũng, Tân Yên; vùng hoa ứng dụng CNC tại xã Song Mai, thành phố Bắc Giang; vùng sản xuất chè ứng dụng CNC tại huyện Yên Thế; vùng vải thiều ứng dụng CNC tại huyện Lục Ngạn.

Tuy nhiên, từ kết quả đã đạt được của hộ nông dân khi tham gia vào hoạt động tại vùng

<i>sản xuất NNCNC, có thể thấy sự tham gia của các hộ nơng dân cịn rất khiêm tốn. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i><b>Vùng chăn nuôi: </b></i>

Số hộ nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp công nghệ cao năm 2017 là 47 hộ, sau 3 năm (năm 2020) số lượng hộ nông dân tham gia sản xuất NNCNC là 289 hộ (tăng 242 hộ) do giai đoạn này các chủ trương, chính sách hỗ trợ NNCNC của nhà nước đã bước đầu đi vào thực

<b>hiện và đến năm 2022 là 376 hộ (không bao gồm các hộ trong HTX). </b>

<i><b>Vùng nuôi trồng thủy sản: </b></i>

Lĩnh vực thủy sản đã và đang triển khai 32 dự án, 313 mơ hình với quy mô: 774,8 ha ương nuôi; 7.286m<small>3</small> lồng. Số lượng hộ nông dân tham gia NTTS ứng dụng CNC tăng lên qua

<b>các năm, cụ thể: năm 2017 số hộ tham gia là 48 hộ, năm 2020 là 196 hộ và năm 2022 là 245 hộ. </b>

<b>4.1.3. Phát triển kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao </b>

<b>4.1.3.1. Phát triển kết cấu hạ tầng vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao </b>

<i>a. Hệ thống thủy lợi </i>

<i>Hệ thống cơng trình: Tồn tỉnh hiện có 1.643 cơng trình thuỷ lợi phục vụ cấp nước tưới, </i>

tiêu phục vụ sản xuất gồm: 618 công trình hồ chứa, 203 đập dâng và phai tạm, 822 cơng trình trạm bơm tưới và tưới tiêu kết hợp;

<i>Hệ thống kênh tưới, tiêu: Tổng số 7.925 km kênh mương tưới tiêu các cấp (trong đó có </i>

6.481,9 km kênh mương tưới các cấp, hiện tại đã kiên cố hoá được 2.792,2 km (đạt 43%); Kênh tiêu dài 1.443,3km toàn bộ là kênh đất.

<i>b. Hệ thống giao thơng </i>

Bắc Giang có hệ thống giao thông đa dạng, phân bố tương đối hợp lý, đáp ứng cơ bản yêu cầu giao thông vận tải phục vụ phát triển vùng sản xuất NNCNC.

<i>c. Hệ thống điện sản xuất </i>

Mạng lưới điện của tỉnh đã đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất, sinh hoạt của các đô thị, khu công nghiệp và cung cấp điện sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp ở khu vực nông thôn.

<i>d. Hệ thống chợ nông thôn, trung tâm Thương mại </i>

Hệ thống chợ nông thôn: Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 121 chợ, trong đó có 2 chợ hạng I (có 01 chợ đầu mối), 12 chợ hạng II, 107 chợ hạng III.

Hệ thống trung tâm Thương mại: Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 3 siêu thị loại III, các siêu thị này đã đi vào hoạt động, với tổng diện tích xây dựng là 8.160 m<sup>2</sup>. Đây là cơ sở và đầu mối cho phân phối và tiêu thụ sản phẩm lương thực, thực phẩm sạch an toàn và sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao trong tương lai.

<i><b>4.1.3.2. Phát triển nguồn nhân lực vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao </b></i>

<i>Về công tác đào tạo tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật: Các sở, ngành, địa phương, </i>

đơn vị đã thường xuyên quan tâm cho cán bộ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

<i>Về tham quan học tập kinh nghiệm: Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương đã </i>

chủ động tổ chức cho cán bộ, hợp tác xã, chủ trang trại, nông dân, chủ các mơ hình tham quan, học tập kinh nghiệm tại Trung Quốc và một số tỉnh, thành phố trong nước có nhiều doanh nghiệp, mơ hình điển hình về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp như: Lâm Đồng, Đồng Nai, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam,Thanh Hóa, Sơn La...

Từ kết quả khảo sát cho thấy, về trình độ văn hóa của lao động vùng sản xuất NNCNC đa số là trình độ THPT (chiếm trên 70%), và khơng có sự khác biệt lớn giữa các vùng sản xuất NNCNC như trồng trọt, chăn ni và ni trồng thủy sản. Về trình độ chun môn kỹ thuật,

</div>

×