Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Một Vài Kỹ Thuật Chụp X do kakaminhtuan biên soạn pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.13 KB, 12 trang )

Một Vài Kỹ Thuật Chụp X_Quang Thông Thường
*
Người Biên Soạn
: “Trần Khắc Tuấn”
KTV Khoa CĐHA BVBM
_____
I. KỸ THUẬT CHỤP CHI DƯỚI
1. KỸ THUẬT CHỤP KHUNG CHẬU
• Đặt bệnh nhân nằm ngữa trên bàn chụp với toàn bộ khung chậu đặt trên phim thật cân xứng
và đúng vị thế thẳng. Bình diện giữa thân mình nằm ngay đường giữa của bàn.
• Điều chỉnh để trung tâm phim nằm trên bờ trên khớp liên mu # 5 cm.
• Xoay bàn chân vào phía trong 1 góc # 10-150 để thấy rõ tối đa chiều dài của cổ xương đùi.
• Đặt bảng tên, dán chữ.
• Khoảng cách tiêu điểm phim 100-120cm.
• Ngắm tia CR thẳng góc với mặt phim tại trung tâm.
2. KỸ THUẬT CHỤP KHỚP HÁNG
• Đặt bệnh nhân nằm ngữa trên bàn chụp với toàn bộ khung chậu đặt trên phim thật cân xứng
và đúng vị thế thẳng. Bình diện giữa của thân mình nằm ngay đường giữa của bàn.
• Xoay bàn chân bệnh nhân vào trong 1 góc 10 – 150 để thấy rõ chiều dài của cổ xương đùi.
• Điều chỉnh để mấu chuyển lớn nằm cách bờ ngoài phim # 5cm và bờ trên phim nằm ngang với
bờ trên của mào chậu.
• Đặt bảng tên, dán chữ.
• Khoảng cách tiêu điểm phim 100-120cm.
• Gạch một đường thẳng nối liền gai chậu trước trên và bờ trên khớp liên mu. Ngắm tia CR ngay
một điểm dưới trung điểm của đường này # 3cm. Tia CR xuyên qua khớp háng và thẳng góc với
mặt phim tại trung tâm phim. Chú ý nếu bàn chân xoay ra ngoài cho thấy rõ mấu chuyển nhỏ.
• Nếu bàn chân thẳng góc với mặt phim cho thấy rõ mấu chuyển lớn và mấu chuyển nhỏ.
3. KỸ THUẬT CHỤP KHỚP CÙNG CHẬU
• Đặt bệnh nhân nằm ngữa trên bàn chụp với toàn bộ khung chậu đặt trên phim thật cân xứng
và đúng vị thế thẳng. Bình diện giữa của thân mình nằm ngay đường giữa của bàn.
• Hai đầu gối gập lại và hơi dạng ra ngoài để vùng lưng đở cong và xương cùng không bị ngắn


lại.
• Điều chỉnh để trung tâm phim nằm trên bờ trên khớp liên mu # 7cm.
• Đặt bảng tên, dán chữ.
• Khoảng cách tiêu điểm phim 100-120cm.
• Bẻ tia CR về phía đầu 1 góc 15-200 và ngắm ngay 1 điểm nằm trên khớp liên mu # 3cm.
CHẾCH
• Chiều thế như trong chụp thẳng.
• Bẻ tia CR vào phía trong một góc 25 – 300 và chiếu vào điểm cách gai chậu trước trên về khớp
cần chụp # 3cm (tia CR nằm trong mặt phẳng thẳng góc với bình diện giữa).
4. KỸ THUẬT CHỤP XƯƠNG ĐÙI

THẲNG
• Đặt bệnh nhân nằm giữa trên bàn chụp với toàn bộ xương đùi đặt trên phim đúng vị thế thẳng.
• Xoay bàn chân vào trong 1 góc # 100 để bình diện đi qua lồi cầu và có xương đùi song song
với phim.
• Đặt toàn bộ xương đùi bệnh nhân nằm trọn vẹn trên phim hoặc phải lấy hết một đầu xương.
• Đặt bảng tên, dán chữ.
• Khoảng cách tiêu điểm phim 100-120 cm.
• Ngắm tia CR thẳng góc với mặt phim tại trung tâm phim hoặc ngay điểm đau.
NGHIÊNG
• Đặt bệnh nhân nằm nghiêng với chân lành được đưa về phía trước hoặc ra phía sau, đặt toàn
bộ xương đùi đau lên phim đúng vị thế nghiêng với bờ ngoài xương đùi tiếp xúc sát mặt phim.
• Đặt bảng tên, dán chữ.
• Khoảng cách tiêu điểm phim 100 – 120 cm.
• Ngắm tia CR thẳng góc với mặt phim hoặc ngay điểm đau.
• Lưu ý: Nếu muốn thấy rõ đầu trên xương đùi ta bẻ tia trung tâm về phía đầu một góc # 150.
5. KỸ THUẬT CHỤP KHỚP GỐI

THẲNG
• Đặt bệnh nhân ngồi hoặc nằm ngữa trên bàn cụp với khớp gối đặt trên phim, hai chân duỗi

thẳng.
• Nếu đầu gối bệnh nhân không duỗi thẳng ra được ta phải dùng tư thế sau trước.
• Điều chỉnh để đường liên lồi cầu song song với phim và bờ dưới xương bánh chè nằm ngay
trung tâm phim.
• Đặt bảng tên, dán chữ.
• Khoảng cách tiêu điểm 100- 120cm.
• Ngắm tia CR thẳng góc với mặt phim tại trung tâm.
NGHIÊNG
• Đặt bệnh nhân nằm nghiêng với chân lành được đưa về phía trước hoặc ra phía sau, đặt toàn
bộ xương đùi đau lên phim đúng vị thế nghiêng với bờ ngoài xương đùi tiếp xúc sát mặt phim.
• Đặt bảng tên, dán chữ.
• Khoảng cách tiêu điểm phim 100 – 120 cm.
• Ngắm tia CR thẳng góc với mặt phim hoặc ngay điểm đau.
• Lưu ý: Nếu muốn thấy rõ đầu trên xương đùi ta bẻ tia trung tâm về phía đầu một góc # 150.
Để chẩn đoán hố liên lồi cầu thì ta nên dùng tư thế camp – coventry.
Nếu muốn thấy rõ mặt khớp giữa xương đùi và xương bánh chè thi ta nên dùng kỹ thuật
Settegast.
6. CẲNG CHÂN

THẲNG
• Đặt bệnh nhân ngồi hoặc nằm ngữa trên bàn chụp với cẵng chân đặt trên phim đứng vị thế
thẳng.
• Xoay bàn chân vào trong phía trong 1 góc # 100 để đường liên mặt cá song song với phim.
• Đặt toàn bộ cẵng chân bn nằm trọn vẹn trên phim. Hoặc phải lấy hết một đầu xương.
• Đặt bảng tên, dán chữ.
• Khoảng cách tiêu điểm phim 100 – 120cm.
• Ngắm tia CR tại trung tâm phim và thẳng góc với mặt phim hoặc ngắm tia CR tại điểm đau.
NGHIÊNG
• Đặt bệnh nhân nằm nghiêng trên bàn chụp với cẳng chân đặt nghiêng trên phim và bờ ngoài
cẵng chân tiếp xúc sát phim.

• Đặt toàn bộ cẵng chân bệnh nhân nằm trọn vẹn trên phim hoặc phải lấy được một đầu xương.
• Điều chỉnh để bình diện qua lồi cầu trong và ngoài thẳng góc với mặt phim.
• Đặt bảng tên, dán chữ.
• Khoảng cách tiêu điểm phim 100 – 120 cm.
• Ngắm tia CR thẳng góc với mặt phim tại trung tâm hoặc ngay điểm đau.
II. KỸ THUẬT CHỤP CHI TRÊN

1. KỸ THUẬT CHỤP XƯƠNG ĐÒN
• Đặt bệnh nhân đứng trước giá giữ hoặc nằm sấp trên bàn chụp với cánh tay bên đau duỗi theo
thân mình, tay đối diện duỗi về phía đầu để quay về phía vai lành.
• Kê vai lành cao để vai bên đau tiếp xúc sát mặt phim.
• Điều chỉnh để mỏm cùng vai nằm dưới bờ trên cassette # 5cm và nằm trong bờ ngoài của
cassette # 5cm.
• Đặt bảng tên, dán chữ.
• Khoảng cách tiêu điểm 100 – 120 cm.
• Ngắm tia CR ngay giữa xương đòn và thẳng góc mặt. Trong vài trường hợp ta có thể bẻ đầu
đèn về phía chân 1 góc 100.
2. KỸ THUẬT CHỤP KHỚP VAI
Đặt bệnh nhân nằm trên bàn chụp hoặc đứng trước giá giữ cassette với hai tay duỗi theo thân
mình.
• Xoay về phía vai đau để mặt lưng bệnh nhân tạo với phim một góc # 450 để xương bả vai tiếp
xúc sát mặt phim.
• Điều chỉnh để toàn bộ xương bả vai nằm ngay giữa phim.
• Đặt bảng tên, dán chữ.
• Khoảng cách tiêu điểm phim 100 – 120 cm.
• Ngắm tia CR ngay dưới đỉnh của mỏm quạ 2 – 3 cm và thẳng góc với mặt phim.
3. KỸ THUẬT CHỤP CÁNH TAY

THẲNG
• Đặt bệnh nhân nằm trên bàn chụp với cánh tay duỗi trên phim.

• Xoay cánh tay để lưng cánh tay tiếp xúc sát mặt phim, lòng bàn tay ngữa.
• Điều chỉnh để mỏm trên lồi cầu và mỏm trên ròng rọc cùng nằm trên mặt phẳng ngang và
song song với phim.
• Đặt phần giữa cánh tay hoặc điểm đau nằm ngay trung tâm phim.
• Đặt bảng tên, dán chữ.
• Khoảng cách tiêu điểm phim 100 – 120cm.
• Ngắm tia CR thẳng góc mặt phim tại trung tâm.
NGHIÊNG
• Đặt bệnh nhân nằm trên bàn chụp như chiều thế trước sau.
• Khuỷu tay bệnh nhân gập 900 gấp lên bụng.
• Kê cao cassette với chiều dày thích hợp để mỏm trên lồi cầu và mỏm trên ròng rọc chồng lên
nhau (cùng nằm trên mặt phẳng đứng thẳng góc với phim).
• Hoặc cho bệnh nhân ngồi thấp, đặt cánh tay lên phim với vai và cánh tay cùng nằm trên bình
diện ngang, nách sát bàn và mặt trong cánh tay tiếp sát phim (tư thế này thường làm mất đầu
trên của xương cánh tay).
• Đặt bảng tên, dán chữ.
• Khoảng cách tiêu điểm phim 100 – 120 cm.
• Ngắm tia CR ngay điểm đau hoặc giữa xương cánh tay và thẳng góc với mặt phim tại trung
tâm.
4. KỸ THUẬT CHỤP KHỚP KHUỶU

THẲNG
• Đặt bệnh nhân ngồi trước bàn chụp thế nào để vai, cánh tay và khớp khuỷu cùng nằm trên mặt
phẳng ngang, nách bệnh nhân sát với bàn chụp.
• Khuỷu tay duỗi thẳng, lưng cánh tay và cẵng tay tiếp xúc sát mặt phim.
• Đặt cẵng tay ngữa hoàn toàn để mặt trước xương khuỷu tay và bình diện xuyên qua mỏm trên
lồi cầu và ròng rọc song song với phim.
• Đặt trung điểm nối liền mỏm trên lồi cầu và mỏm trên ròng rọc hướng ngay trung tâm phim.
• Đặt bảng tên, dán chữ.
• Khoảng cách tiêu điểm phim 100 – 120 cm.

• Ngắm tia CR thẳng góc mặt phim tại trung tâm.
NGHIÊNG
• Đặt bệnh nhân ngồi trước bàn chụp thế nào để vai, cánh tay và khớp khuỷu cùng nằm trên mặt
phẳng ngang, nách bệnh nhân sát với bàn chụp phim.
• Lòng bàn tay để thẳng đứng hoặc nắm lại.
• Điều chỉnh để mỏm trên ròng rọc nằm ngay trung tâm phim.
• Cố định cẵng tay bằng cách dùng túi cát đè lên bàn tay.
• Đặt bảng tên, dán chữ.
• Khoảng cách tiêu điểm phim 100 – 120cm.
• Ngắm tia CR thẳng góc với mặt phim tại trung tâm phim.
5. KỸ THUẬT CHỤP CẲNG TAY

THẲNG
• Đặt cẵng tay bệnh nhân duỗi thẳng lên phim với lòng bàn tay ngữa, lưng cẵng tay tiếp xúc sát
phim.
• Điều chỉnh để cẵng tay ngữa hoàn toàn để xương trụ và xương quay không chồng lên nhau.
• Đặt điểm đau nằm ngay trung tâm phim.
• Cố định cẳng tay bằng cách dùng túi cát đè lên bàn tay.
• Đặt bảng tên, dán chữ.
• Khoảng cách tiêu điểm phim 100 – 120 cm.
• Ngắm tia CR ngay điểm đau và thẳng góc mặt phim tại trung tâm.
NGHIÊNG
• Đặt bệnh nhân ngồi trước bàn chụp thế nào để vai và cánh tay cùng nằm trên mặt phẳng
ngang, nách bệnh nhân sát bàn chụp.
• Gấp khuỷu tay để cẳng tay và cánh tay tạo góc 1 góc 900 và đặt lên phim.
• Ngã nhẹ bàn tay ra sau # 50 để hai mỏm trâm chồng lên nhau.
• Cố định cẵng tay bằng cách dùng túi cát đè lên bàn tay.
• Đặt bảng tên, dán chữ.
• Khoảng cách tiêu điểm phim 100 – 120 cm.
• Ngắm tia CR ngay điểm đau và thẳng góc mặt phẳng.

6. KỸ THUẬT CHỤP BÀN TAY

THẲNG
• Đặt bàn tay bệnh nhân nằm sấp lên phim với lòng bàn tay tiếp xúc sát mặt phim, các ngón tay
xòe ra.
• Điều chỉnh để đầu ngón xương bàn III nằm ngay trung tâm phim.
• Cố định bằng cách dùng túi cát đè lên cổ tay.
• Đặt bảng tên, dán chữ.
• Khoảng cách tiêu điểm phim 80 – 100 cm.
• Ngắm tia CR ngay đầu ngọn xương bàn thứ III và thẳng góc với mặt phẳng phim tại trung tâm
phim.
NGHIÊNG
• Đặt bàn tay bệnh nhân nằm nghiêng lên phim với lòng bàn tay dựng đứng sao cho các ngón
tay chồng lên nhau và ngón thứ I hướng lên trên.
• Điều chỉnh để đầu ngọn xương bàn bàn thứ III nằm hướng trung tâm phim.
• Cố định bàn tay bằng cách dùng túi cát đè lên cổ tay.
• Đặt bảng tên, dán chữ.
• Khoảng cách tiêu điểm 80 – 100 cm.
• Ngắm tia CR ngay đầu ngọn của xương bàn thứ III và thẳng góc với mặt phim tại trung tâm
phim.
CHẾCH
• Đặt bàn tay bệnh nhân nằm sấp trên phim với lòng bàn tay tiếp xúc sát mặt phim, các ngón tay
xòe ra, đầu ngón I và II ở gần nhau hoặc chạm vào nhau.
• Điều chỉnh để mặt khớp bàn – ngón tạo với phim một góc # 450.
• Điều chỉnh để đầu ngọn xương bàn tay thứ III nằm ngay hướng trung tâm phim.
• Cố định bàn tay bằng cách dùng túi cát đè lên cổ tay.
• Đặt bảng tên, dán chữ.
• Khoảng cách tiêu điểm phim 80 - 100 cm.
• Ngắm tia CR ngay đầu ngọn của xương bàn tay thứ III và thẳng góc với mặt phẳng phim tại
trung tâm.

7. KỸ THUẬT CHỤP CỔ TAY

THẲNG
• Đặt cổ tay bệnh nhân sấp trên phim với lòng bàn tay tiếp xúc sát mặt phim hoặc cho bệnh
nhân nắm bàn tay lại.
• Điều chỉnh để trung đểm đường nối liền hai mỏm trâm nằm ngay trung tâm phim.
• Có thể cố định bằng túi cát.
• Đặt bảng tên, dán chữ.
• Khoảng cách tiêu điểm phim 80 – 100 cm.
• Ngắm tia CR thẳng góc với mặt phẳng phim tại trung tâm.
NGHIÊNG
• Đặt cổ tay bệnh nhân nằm nghiêng lên phim với lòng bàn tay dựng đứng như chụp bàn tay
nghiêng.
• Ngã nhẹ bàn tay ra sau khoảng 50 để hai mỏm trâm chồng lên nhau.
• Điều chỉnh để mỏm trâm trụ nằm trên trung tâm phim # 1cm.
• Cố định cổ tay bằng túi cát đè lên cẵng tay.
• Đặt bảng tên, dán chữ.
• Khoảng cách tiêu điểm phim 100 – 120cm.
• Ngắm tia CR thẳng góc với mặt phẳng phim tại trung tâm.
III. KỸ THUẬT CHỤP CỘT SỐNG

1. KỸ THUẬT CHỤP CỘT SỐNG CỔ

THẲNG
• Đặt bệnh nhân nằm ngữa trên bàn chụp với bình diện giữa của cổ và đầu nằm đúng ngay giữa
bàn chụp phim và trục dài của phim. Hai tay xuôi theo than mình. Chú ý: Chiều thế này cũng có
thể thực hiện khi cho bệnh nhân ngồi hoặc đứng.
• Kéo cằm bệnh nhân ra phía trước sao cho đường nối của bờ dưới của răng cửa hàm trên và
mõm chủm thẳng góc với mặt phim.
• Đặt cassette sao cho bờ trên ngang mức với bờ trên vành tai ngoài.

• Khoảng cách tiêu điểm phim 100 - 120 cm.
• Tia CR lệch về phía đầu một góc 150 – 200. Tia CR đi qua điểm cao nhất của sụn giáp và đi
qua đốt sống C4. Độ lệch của tia CR phụ thuộc vào mức độ cong của cột sống cổ.
NGHIÊNG
• Đặt chiều thế bệnh nhân đứng đúng tư thế nghiêng với hai tay xuôi theo thân mình, chúng ta
cũng có thể cho bệnh nhân nằm nghiêng trên bàn chụp với đầu được kê cao trên gối.
• Điều chỉnh sao cho đầu hay cột sống cổ bệnh nhân song song với mặt phim, đường nối giữa
hai vai vuông góc với mặt phim. Tư thế đối bên cũng có thể thực hiện tùy theo yêu cầu của
phiếu chỉ định.
• Mặt phẳng trán đi ngang qua lỗ ống tai ngoài trùng với đường giữa phim theo trục dọc.
• Nâng cằm bệnh nhân ra phía trước sao cho xương hàm dưới không chồng lên cung trước của
C1.
• Hạ hai vai của bệnh nhân xuống càng nhiều càng tốt bằng cách cho bệnh nhân cầm túi cát
hoặc vật nặng.
• Điều chỉnh cassette sao cho bờ trên của phim ngang mức với bờ trên vành tai ngoài.
• Khoảng cách tiêu điểm phim 100 – 120 cm.
• Tia CR đi ngang qua C4 ngang mức điểm cao nhất của sụn giáp và vuông góc với mặt phim tại
trung tâm phim.
CHẾCH
• Bệnh nhân có thể được đặt đứng hoặc ngồi theo tư thế trước sau. Xoay toàn bộ người bệnh
nhân và đầu bệnh nhân sao cho mặt phẳng trán tạo với mặt phim một góc 450. Chú ý chiều thế
này cũng có thể thực hiện theo chiều thế chếch trước phải, chếch trước trái, chếch sau phải,
chếch sau trái. Nó cũng thược hiện khi bệnh nhân nằm trên bàn chụp.
• Kéo nhẹ cằm bệnh nhân ra trước sao cho giảm thiểu sự chồng lên của xương hàm dưới đối với
các xương đốt sống cổ đầu.
• Điều chỉnh sao cho trục giữa cột sống trùng với trục giữa cassette theo chiều dọc. Bờ trên
cassette ngang mức với bờ trên vành tai.
• Khoảng cách tiêu điểm phim 100 – 120 cm.
• Hướng tia CR về phía đầu một góc 150 – 200. Tia CR đi qua trung điểm của đường nối điểm
cao nhất của sụn giáp và mặt sau gáy. Tia CR đi vào trung tâm phim.

3. CỘT SỐNG NGỰC

THẲNG
• Đặt bệnh nhân nằm ngữa trên bàn chụp. Bệnh nhân có thể gấp gối nhẹ. Hai bàn chân đặt trên
bàn với tư thế thoải mái. Hai tay xuôi theo thân mình, đặt bệnh nhân sao cho mặt phẳng dọc
giữa trùng với đường giữa của bàn hay trục giữa của cơ thể.
• Đặt bản tên, dán chữ.
• Khoảng cách tiêu điểm phim 100 - 120 cm.
• Cassette được đặt sao cho bờ trên của nó ở trên mõm cùng vai 5cm.
• Tia CR đi ngang qua đốt sống ngực D7-D8 hay đi ngang qua đường liên vú ở nam giới. Tia CR
vuông góc với mặt phim tại trung tâm.
NGHIÊNG
• Đặt bệnh nhân nằm thật đúng nghiêng trên bàn chụp. Cho bệnh nhân gập gối ở tư thế thoải
mái và cân đối. Cho bệnh nhân kê gối ở đầu và vật không cản quang ở eo của bệnh nhân để cho
cột sống ngực song song với mặt bàn.
• Đặt bệnh nhân sao cho bình diện giữa trùng với trục giữa của bàn. Đường nối hai vai cũng như
đường nối gai chậu trước trên vuông góc với mặt phim. Mặt phẳng lưng cách đường giữa của
bàn khoảng 8cm. Hai tay bệnh nhân duỗi thẳng về phía đầu.
• Đặt bản tên, dán chữ.
• Khoảng cách tiêu điểm phim 100 – 120 cm.
• Cassette được đặt sao cho bờ trên của nó ở trên mõm cùng vai 5cm.
• Tia CR đi qua đốt sống ngực thứ 7 và vuông góc với mặt phim tại trung tâm.
• Chú ý: Nếu chúng ta không kê vật không cản quang ở eo bệnh nhân thì tia CR nên lệch một ít
về phía đầu để làm cho nó song song với khoảng gian đốt sống.
4. CỘT SỐNG THẮT LƯNG
THẲNG
• Đặt bệnh nhân nằm ngữa trên bàn chụp với thân mình thật thẳng. Bệnh nhân được đặt sao
cho bình diện giữa trùng với đường giữa của bàn. Hai gối gập nhẹ. Hai tay xuôi theo thân mình
hoặc để trên ngực.
• Khoảng cách tiêu điểm phim 100 – 120 cm.

• Tia CR đi qua một điểm nằm trên trung điểm của đường thẳng nối liền mào chậu 2cm. Tia CR
vuông góc với mặt phẳng phim tại trung tâm phim.
NGHIÊNG
• Đặt bệnh nhân nằm nghiêng trên bàn chụp với đầu gối gập lại ở một vị trí thuận lợi, hai tay
duỗi thẳng về phía trước hoặc đưa lên đầu. Điều chỉnh bệnh nhân thế nào để đường nối liền mào
chậu hông và hai vai vuông góc với mặt phẳng phim. Trục cột sống thẳng lưng trùng với đường
giữa bàn theo chiều dọc.
• Cho bệnh nhân kê gối ở đầu và đặt ở hông bệnh nhân vật không cản quang để cho xương cột
sống thắt lưng song song với mặt phim.
• Khoảng cách tiêu điểm phim 100 – 120 cm.
• Tia CR đi qua điểm trên mào chậu 2cm và vuông góc với mặt phim tại trung tâm phim.
• Chú ý: Nếu cột sống thắt lưng của bệnh nhân không thẳng, chúng ta có thể bẻ đầu đèn về
phía chân một góc 5 – 80 lúc đó chúng ta có thể thấy được khoảng liên sườn hơn.
CHẾCH
• Đặt bệnh nhân nằm ngữa trên bàn chụp. Trục của cột sống được giữ sao cho nằm song song
với đường giữa của bàn. Xoay bệnh nhân về phía bên phải hoặc bên trái sao cho thân mình tạo
với mặt bàn một góc 450.
• Tay của bệnh nhân phía bên nâng cao được đưa ngang ngực và giữ sao cho cột sống thắt lưng
không bị xoay. Đặt gối ở vai và mông bệnh nhân để cho mông và vai cùng nằm trên một mặt
phẳng. Chân bên sát bàn co lại. Chân bên xa bàn duỗi thẳng ra.
• Điều chỉnh cassette sao cho bình diện qua hai mào chậu hông nằm dưới trung tâm phim 2cm.
• Khoảng cách tiêu điểm phim 100 – 120 cm.
• Tia CR đi qua điểm trên đường liên mào chậu hông 2cm và vuông góc với mặt phim tại trung
tâm.
IV. KỸ THUẬT CHỤP TIM PHỔI
THẲNG
• Đặt bệnh nhân đứng trước giá giữ cassette theo đúng tư thế sau – trước, mặt quay về giá giữ.
Ngực bệnh nhân ưỡn về phía trước và tiếp xúc sát mặt phim.
• Điều chỉnh bình diện giữa của đầu và thân mình nằm ngay đường giữa của cassette. Đặt cằm
tỳ lên cassette, hai tay chống hông và đưa hai khuỷu tay về phía trước cho đến khi tiếp xúc sát

mặt phim. Hai vai cùng nằm trên bình diện ngang.
• Điều chỉnh để vai nằm dưới bờ trên cassette # 4cm.
• Yêu cầu bệnh nhân hít hơi vào thật nhiều và nín thở trước lúc lấy hình.
• Đặt bảng tên, dán chữ.
• Khoảng cách tiêu điểm phim 160-200cm.
• Ngắm tia CR ngay D4(chụp phổi), D6 (chụp tim) và thẳng góc với mặt phim.
• Trừ trường hợp tràn khí màng phổi và giãn phế nang.
NGHIÊNG
• Đặt bệnh nhân đứng trước giá giữ cassette theo đúng tư thế nghiêng, đưa hai cẳng tay lên cao
và gác lên đầu.
• Điều chỉnh bình diện giữa của đầu và thân mình thẳng đứng và song song cassette. Đường
nách giữa nằm sau đường giữa của phim # 5cm. Hai vai cùng nằm trên bình diện ngang.
• Điều chỉnh để mỏm cùng vai nằm dưới bờ trên cassette # 4cm.
• Yêu cầu bệnh nhân hít hơi vào thật nhiều và nín thở trước lúc lấy hình.
• Đặt bảng tên và dán chữ.
• Khoảng cách tiêu điểm phim 160 – 200cm.
• Ngắm tia CR ngang bờ trên D4 (Chụp phổi), D6 (Chụp tim) và thẳng góc với mặt phim.
• Thông thường những kỹ thuật chụp lồng ngực hoặc phổi thì ta đều chụp nghiêng bên trái.
• Lưu ý: Trong trường hợp khảo sát tim ta cho bệnh nhân uống baryte đặt gấp 3 lần trong chụp
dạ dày. Yêu cầu bệnh nhân gậm thuốc và chụp trong lúc bệnh nhân đang nuốt.
V. KỸ THUẬT CHỤP BỤNG
1. KỸ THUẬT CHỤP KUB
• Cho bệnh nhân nằm ngữa trên bàn chụp, lưng sát bàn hoặc phim.
• Hai chân co nhẹ, hai tay xuôi theo thân người.
• Điều chỉnh mặt phẳng chính diện trùng với đường giữa của bàn hoặc phim.
• Điều chỉnh để đường liên mào chậu song song với mặt bàn.
• Bảo bệnh nhân nín thở trước lúc lấy hình.
• Đặt bảng tên, dán chữ.
• Khoảng cách tiêu điểm phim 100 – 120 cm.
• Ngắm tia CR đi từ trên xuống đi qua trung điểm đường liên mào chậu và vuông góc với mặt

phẳng phim.
2. KỸ THUẬT CHỤP BỤNG ĐỨNG
• Cho bệnh nhân đứng trước giá treo phim, ngực bụng sát phim, hai tay ôm thành giá treo phim.
• Điều chỉnh mặt phẳng chính diện trùng với đường giữa của phim.
• Điều chỉnh bờ trên cassette ngang mức đường liên vú.
• Yêu cầu bệnh nhân nín thở trước lúc lấy hình.
• Đặt bảng tên, dán chữ.
• Khoảng cách tiêu điểm phim 100 – 120 cm.
• Hướng tia CR đi ngang vào khoảng D11 – D12
VI. KỸ THUÂT CHỤP SỌ
1. SỌ THẲNG
THẲNG
• Đặt bệnh nhân nằm sấp trên bàn chụp với hai tay duỗi theo thân mình hoặc khoanh trước
ngực. Bình diện giữa của đầu và thân mình nằm ngay đường giữa của bàn.
• Điều chỉnh để mặt phẳng chính diện thẳng góc với phim tại đường giữa hoặc đường nối hai lỗ
tai ngoài song song với phim.
• Trán và mũi tiếp xúc với phim và ụ trán giữa nằm trên trung tâm phim # 2cm.
• Đặt bảng tên – Dán chữ phải trái.
• Khoảng cách tiêu điểm phim 100-120cm.
• Ngắm tia CR đi qua ụ chẩm đến ụ trán giữa và thẳng góc mặt phim tại trung tâm phim.
NGHIÊNG
• Đặt bệnh nhân nằm sấp trên bàn chụp với hai tay duỗi theo thân mình, bình diện giữa của đầu
và thân mình nằm ngay đường giữa của bàn.
• Đặt đầu bệnh nhân nghiêng ở vị trí cần chụp, tay phía cần chụp duỗi theo thân mình, tay đối
diện gập lại phía trước mặt ở vị trí thuận lợi.
• Điều chỉnh để mặt phẳng chính diện song song với phim. Mặt phẳng Wirchow thẳng góc với
phim.
• Đặt đỉnh đầu nằm ở bờ phim # 5cm.
• Đặt bảng tên - dán chữ.
• Khoảng cách tiêu điểm phim 100-120 cm.

• Ngắm tia CR ngay một điểm nằm trên trung điểm của đường Reid # 2,5cm và thẳng góc mặt
phim tại trung tâm.
2. KỸ THUẬT CHỤP HIRTZ
• Đặt bệnh nhân nằm ngữa, kê lưng cao trên gối đệm cao để đầu có thể ngã tối đa ra sau hoặc
đặt đầu bệnh nhân ngã ra ngoài mép bàn.
• Hai gối bệnh nhân gấp để cơ bụng mềm và dễ ngã ra sau.
• Kéo đầu bệnh nhân ngã ra sau cho đến khi mặt phẳng Virchow song song với phim và trung
điểm đường nối liền ụ chẩm - ụ trán giữa nằm ngay trung tâm phim.
• Đặt bảng tên, dán chữ.
• Khoảng cách tiêu điểm phim 100 – 120 cm.
• Tia CR ngắm thắng vào trung điểm đường nối liền hai góc hàm và song song với mặt phẳng.
3. KỸ THUẬT CHỤP BLONDEAU
• Đặt bệnh nhân nằm sấp trên bàn chụp hoặc ngồi trước giá giữa cassette, bình diễn giữa của
đầu và thân mình nằm giay đường giữa của bàn, hai vai cùng nằm trên bình diện ngang.
• Hai tay đặt ở vị trí thuận lợi.
• Điều chỉnh để cằm và mũi bệnh nhân tiếp xúc sát mặt phim (để dễ thực hiện chiều thế ta nên
đứng ở phía đầu bn để điều chỉnh mặt phẳng chính diện thẳng góc với phim tại đường giữa).
• Đặt nhân trung nằm ngay trung tâm phim.
• Đặt bảng tên, dán chữ phải trái.
• Khoảng cách tiêu điểm phim 100 – 120 cm.
• Bẻ tia CR về phái chân một góc 200 xuyên qua nhân trung đến phim.
4. KỸ THUẬT CHỤP SCHULLER
• Đặt bệnh nhân nằm sấp trên bàn chụp, bình diện giữa của đầu và thân mình nằm ngay đường
giữa của bàn, hai vai cùng nằm trên bình diện ngang.
• Xoay đầu bệnh nhân ở vị thế nghiêng và điều chỉnh để mặt phẳng chính diện song song với
phim và mặt phẳng Virchow song song với bờ trên cassette.
• Tay bệnh nhân phía cần chụp duỗi xuôi theo thân mình, tay đối diện gập lại phía trước ở vị trí
thuận lợi.
• Đặt nhĩ cầu nằm ngay trung tâm phim.
• Đặt bảng tên, dán chữ.

• Khoảng cách tiêu điểm phim 100 – 120 cm.
• Cần chụp cả hai bên để so sánh.
• Bẻ tia CR về phía chân bệnh nhân một góc 250 – 300 và ngắm ngay một điểm trên lổ tai ngoài
bên không cần chụp # 7cm tia CR xuyên qua nhĩ cầu đến phim.
• Ta có thể bảo bệnh nhân gập vành tai ra phía trước để thấy rõ xương chũm và cho bệnh nhân
há miệng để lồi cầu xương hàm dưới hạ thấp cho thấy rõ đỉnh của xương đá.
5. KỸ THUẬT CHỤP HÀM CHẾCH
• Tư thế nghiêng với bệnh nhân nằm sấp.
• Đặt bệnh nhân nằm sấp với bình diện giữa thân mình nằm ngay đường giữa của bàn.
• Đặt đầu bệnh nhân nghiêng để mặt phẳng chính diện song song với cassette nằm dưới hàm
bên đau.
• Kéo cằm bệnh nhân vươn ra trước để thân xương hàm song song bờ dưới cassette.
• Điều chỉnh để thân xương hàm nằm ngay giữa ½ dưới cassette.
• Đặt bảng tên, dán chữ.
• Khoảng cách tiêu điểm phim 100 – 120 cm.
• Bẻ tia CR về phía đầu một góc 300 và ngắm ngay 1 điểm nằm dưới góc hàm phía xa phim 5cm.
• Nếu có dùng bục gỗ (chếch 150) thì bẻ tia CR về phía đầu 1 góc 150 và ngắm ngay 1 điểm
nằm dưới góc hàm phía xa phim 5cm.
6. KỸ THUẬT CHỤP MŨI NGHIÊNG
• Tư thế này giống như phần chụp sọ nghiêng nhưng yếu tố giảm để thấy được cả phần sụn.
•…………………………………………….
Người biên soạn : KTV “Trần Khắc Tuấn” khoa CĐHA “Bệnh Viện Bạch Mai”

_kakaminhtuan 0917708215_

×