Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 26 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
BỘ CÔNG THƯƠNG
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI</b>
<b>Danh sách nhóm: 1. Nguyễn Thị Phương Ánh (MSV:2021600717) 2. Nguyễn Thùy Trang (MSV:2021600822) 3. Trần Thị Quyên (MSV:2021601065) 4. Đỗ Thị Vân (MSV:2021600896)</b>
<b>Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hồng NhungHà Nội, 04/2022</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>LỜI CẢM ƠN</b>
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội đã đưa môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - Cô Nguyễn Thị Hồng Nhung đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học Phương pháp nghiên cứu của cơ, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, mở mang được trí tuệ và giúp em nâng cao tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này.
Bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học là mơn học thú vị, vơ cùng bổ ích và có tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ cịn chưa chính xác, kính mong cơ xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
<b>LỜI CAM ĐOAN</b>
Chúng em cam kết rằng tiểu luận này là cơng trình nghiên cứu của riêng chúng em, khơng phải là bản sao chép của bất kì tiểu luận nào có trước. Các số liệu và tham khảo là trung thực, chính xác và được trích dẫn đầy đủ. Chúng em sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Một lần nữa, nhóm 1 xin chân thành cảm ơn cơ.
Nhóm tác giả
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU...5
<b>1. Tính cấp thiết của nghiên cứu...5</b>
<b>2. Mục tiêu nghiên cứu...6</b>
<b>3. Đối tượng nghiên cứu...6</b>
<b>4. Phạm vi nghiên cứu...6</b>
<b>5. Câu hỏi nghiên cứu...6</b>
<b>6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...6</b>
<b>7. Kết cấu bài tiểu luận...6</b>
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU...7
<b>1. Tổng quan lý thuyết...7</b>
<b>2. Tổng quan nghiên cứu...7</b>
<b>2.1. Về lý thuyết của lối sống khi sử dụng mạng xã hội...7</b>
<b>2.2 Về bối cảnh nghiên cứu...9</b>
<b>2.3 Về các yếu tố ảnh hưởng...9</b>
<b>3. Khung lý thuyết...10</b>
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...10
<b>3.1. Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu định lượng...10</b>
<b>3.2. Các phương pháp nghiên cứu...11</b>
<b>3.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi...11</b>
<b>3.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu...11</b>
<b>3.2.3. Phương pháp toán thống kê...11</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>3.2.4. Phương pháp thu thập và xử lý thơng tin...12</b>
<b>3.2.5. Phương pháp nghiên cứu tài liệu...12</b>
<b>3.3. Mơ hình nghiên cứu...12</b>
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP...13
<b>4.1. Thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh THPT hiện nay ở Hà Nội...13</b>
4.1.1. Các mạng xã hội được học sinh sử dụng phổ biến...13
4.1.2 Mục đích sử dụng mạng xã hội của học sinh...13
4.1.3 Phương tiện và địa điểm truy cập mạng xã hội...14
4.1.4 Thời gian sử dụng mạng xã hội trong ngày...15
4.1.5 Ngôn ngữ học sinh sử dụng trên mạng xã hội...15
4.1.6 Quan điểm của học sinh về việc sử dụng mạng xã hội...16
<b>4.2. Mạng xã hội tác động đến lối sống của học sinh...17</b>
4.2.1. Thay đổi về thời gian...17
4.2.2 Thay đổi về không gian...17
4.2.3 Thay đổi phương thức giao tiếp...18
4.2.4 Thay đổi trong cách thức bộc lộ bản chất cá nhân...19
4.2.5. Thay đổi về thói quen, lối sống...20
4.2.6. Về mặt sức khỏe...21
4.2.7. Về mặt tâm lý – xã hội...22
<b>4.3. Một số kiến nghị...22</b>
4.3.1. Đối với nhà trường...22
4.3.2. Đối với gia đình...22
4.3.3. Đối với nhà quản lý mạng...23
4.3.4. Đối với bản thân học sinh...23
KẾT LUẬN...24
Tài liệu tham khảo:...24
Bibliography...24
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>thức thường xuyên được học sinh đăng tải, chia sẻ</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><b>10Bảng 1.10: Mật độ mua sắm thông qua mạng xã hội của giới trẻ</b>
<b>CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU1. Tính cấp thiết của nghiên cứu</b>
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự xuất hiện ngày càng nhiều của các trang mạng xã hội đã tác động rất lớn đến mọi lĩnh vực hoạt động, sinh hoạt của con người, đặc biệt là giới trẻ. Mỗi một bước tiến trong lĩnh vực công nghệ lại tạo ra tiền đề để phát triển một loại hình truyền thông mới. Người dùng Internet – đặc biệt là giới trẻ đã bắt đầu tìm kiếm nơi thỏa mãn nhu cầu về thơng tin, tài liệu, giải trí, … và mạng xã hội gần như đáp ứng được đầy đủ những nhu cầu đó. Chúng ta khơng thể nào phủ nhận được những tiện ích mà mạng xã hội đem lại như: khối lượng thông tin khổng lồ, đa dạng, phong phú được cập nhập liên tục, nhiều tiện ích để giải trí, học tập, …và đặc biệt là sự thay đổi mạnh mẽ đến hình thức giao tiếp giữa những cá nhân, các nhóm và các quốc gia trên thế giới với nhau (khả năng kết nối). Bên cạnh nhiều tiện ích, các trang mạng xã hội cũng đã và đang gây ra những hệ quả xấu khó lường đó chính là hiện tượng “khủng hoảng thơng tin”, gây rối dư luận bằng những thông tin chưa xác thực, những thông tin tốt lại xen lẫn thông tin xấu, thông tin thiếu định hướng và gây “nghiện online” đặc biệt đối với giới trẻ. Hệ lụy của việc “nghiện” mạng xã hội là giảm năng suất lao động, sức khỏe suy giảm (giảm thị lực, mất ngủ, tinh thần mệt mỏi…). Những tác hại tiêu cực từ internet, đã phần nào làm hạn chế các giá trị đạo đức, văn hóa nhân văn của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay. Việc khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của các trang mạng xã hội là trách nhiệm của cả cộng đồng, trong đó chủ yếu là trách nhiệm quản lý, giáo dục, định hướng của gia đình, nhà trường, chính quyền và quan trọng là trách nhiệm. của chính người dùng. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, công nghệ thơng tin nói chung, các trang mạng xã hội nói riêng, đặc biệt là Internet phát triển rất mạnh
<b>mẽ, nó đã và đang có ảnh hưởng rất lớn (cả tích cực và tiêu cực) đến mọi hoạt động,</b>
lối sống và sinh hoạt của con người.
Với những đặc điểm đó, mạng xã hội đang dần chiếm hữu chúng ta đặc biệt là với tầm tuổi học sinh THPT. Chúng em đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm xã hội học với đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lối sống hiện nay của học sinh THPT
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">khi sử dụng các hình thức mạng xã hội. Nhằm phân tích và nhìn ra được thực trạng sử dụng các hình thức mạng xã hội hiện nay của học sinh THPT. Những tác động của nó đối với lối sống của học sinh như thế nào. Từ đó, ta sẽ có cái nhìn khái qt nhất, thực tế nhất về sức ảnh hưởng của các hình thức mạng xã hội và đưa ra được những kiến nghị, những biện pháp phù hợp trong những năm tiếp theo.
<b>2. Mục tiêu nghiên cứu.</b>
Tìm hiểu về mức độ tác động của các hình thức mạng xã hội đến lối sống đối với học sinh THPT ở Hà Nội.
Tìm hiểu về mục đích sử dụng mạng xã hội của học sinh THPT ở Hà Nội. Tìm hiểu về phương tiện và địa điểm truy cập mạng xã hội của học sinh THPT ở Hà Nội.
Tìm hiểu về thời gian và ngôn ngữ sử dụng trên mạng xã hội của học sinh THPT ở Hà Nội.
Tìm hiểu về quan điểm về việc sử dụng mạng xã hội của học sinh THPT ở Hà Nội.
<b>3. Đối tượng nghiên cứu</b>
Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với lối sống của học sinh THPT ở Hà Nội.
<b>4. Phạm vi nghiên cứu </b>
Phạm vi nghiên cứu là: 100 học sinh THPT ở Hà Nội.
<b>Bài luận này được thực hiện từ tháng 4 năm 2022 đến tháng 5 năm 2022. 5. Câu hỏi nghiên cứu</b>
Mục đích của học sinh THPT khi sử dụng Internet là gì? Nó có mang lại những thỏa mãn gì đối với cuộc sống khơng?
Thời gian của học sinh THPT dành cho việc học trên Internet chiếm bao nhiêu phần trăm?
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến thời gian học tập trên Internet của học sinh THPT?
Những tác động xấu khi sinh viên sử dụng Internet là gì?
<b>6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn</b>
Giúp học sinh THPT sử dụng Internet một cách khoa học để mang lại hiệu
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">Bài tiểu luận ngồi phần bìa, mục lục, danh mục viết tắt, danh mục bảng, biểu đồ, tài liệu tham khảo thì bài tiểu luận được chia làm 3 chương:
Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu Chương 3. Thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp
<b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU1. Tổng quan lý thuyết</b>
<b>Các khái niệm</b>
<b>1. Khái niệm mạng xã hội</b>
Mạng xã hội có thể hiểu là một trang web hay nền tảng trực tuyến với rất nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu.
Mạng xã hội có thể truy cập dễ dàng từ nhiều phương tiện, thiết bị như máy tính, điện thoại,...
<b>2. Khái niệm “Học sinh THPT” </b>
Học sinh THPT là học sinh học tại các khối lớp từ lớp 10 đến lớp 12 đang học tập tại các trường trung học phổ thông và các trường phổ thông nhiều cấp học.
<b>3. Khái niệm “Lối sống”</b>
Lối sống là một phạm trù xã hội khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế xã hội nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống: trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa.
<b>2. Tổng quan nghiên cứu</b>
Trích dẫn:
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lối sống khi sử dụng các hình thức mạng xã hội của học sinh THPT ở Hà Nội được nhiều tác giả tiếp cận. Song có thể khái quát thành các vấn đề chính sau:
<b>2.1.Về lý thuyết của lối sống khi sử dụng mạng xã hội</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">Đề tài “Tác động của Internet đến lối sống của sinh viên” của Nguyễn Quý Thanh đã phân tích như sau: Internet là một phương tiện truyền thông kiểu mới, có tác động đa chiều, thậm chí trái ngược nhau đến hoạt động học tập, giải trí và định hướng giá trị của sinh viên Việt Nam hiện nay. Qua Internet làm cho lối sống của sinh viên trở lên năng động hơn, hướng ngoại nhiều hơn, định hướng giá trị mang tính tự do hơn so với các thế hệ sinh viên trước kia. Cuốn sách Internet - Sinh viên -Lối sống, nghiên cứu xã hội học về phương tiện truyền thông kiểu mới với các nội dung về tác động xã hội của Internet tới hoạt động học tập, hoạt động giải trí, những quan điểm về lối sống của sinh viên hiện nay.
Nghiên cứu của Huỳnh Văn Thông về “Một số vấn đề về lối sống Internet và ảnh hưởng của nó đến hoạt động giao tiếp của người dùng Internet Việt Nam” cho thấy những ảnh hưởng của Internet đến thời gian sử dụng Internet và phân tích lối sống di động xã hội Internet. Nghiên cứu có tên “Tác động của Truyền thơng đại chúng đến lối sống của sinh viên hiện nay” của Đinh Quang Hùng tại Học viện Cảnh sát Nhân dân cho thấy vai trị của truyền thơng đại chúng trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay. Cácthơng tin của phương tiện truyền thơng đại chúng tác động vào trí thức sinh viên hình thành nên tri thức, thái độ hành vi mới thay thế thái độ hành vi cũ theo haichiều hướng tiêu cực (xa rời thực tế và các giá trị truyền thống, coi trọng địa vị và tiền bạc…) và tích cực (tìm hiểu nhiều kiến thức, thơng tin, mạng lưới quan hệ xã hội được mở rộng).
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của Internet đối với thanh niên Hà Nội” của Bùi Hoài Sơn đã đi vào làm rõ hơn lý thuyết về mối quan hệ giữa bối cảnh xã hội và việc sử dụng Internet; lý thuyết về vốn xã hội và việc sử dụng Internet; quan điểm về sự khác biệt trong sử dụng Internet và lý thuyết về sự bắt chước. Nghiên cứu đã chỉ ra những thay đổi văn hóa và xã hội do việc sử dụng Internet mang lại như sự hình thành thế giới ảo, những giá trị xã hội mới hay các loại tội phạm mới ra đời như môi giới mại dâm, lừa đảo trên mạng, phá hủy dữ liệu, ăn cắp thông tin…Cuối cùng nghiên cứu đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao tính tích cực khi sử dụng Internet. Qua Internet làm cho lối sống của sinh viên trở lên năng động hơn, hướng ngoại nhiều hơn, định hướng giá trị mang tính tự do hơn so với các thế hệ sinh viên trước kia. Cuốn sách Internet -Sinh viên - Lối sống, nghiên cứu xã hội học về phương tiện truyền thông kiểu mới với các nội dung về tác động xã hội của Internet tới hoạt động học tập, hoạt động giải trí, những quan điểm về lối sống của sinh viên hiện nay.
Đề tài nghiên cứu khoa học “Bước đầu nghiên cứu về thực trạng nghiện Internet của học sinh THCS trên địa bàn Quận Hải Quân và Liên Chiểu – Thành phố Đà Nẵng” của Bùi Thị Huệ (Trường ĐH Sư Phạm Đà Nẵng) đã chỉ ra một số tác động tiêu cực của Internet đến giới trẻ hiện nay. Theo nghiên cứu cho thấy thời gian mà giới trẻ dành cho Internet càng nhiều sẽ gây nên tâm lý e sợ cho phụ huynh càng lớn. Nghiên cứu cũng chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng quá nhiều thậm chí là lạm dụng phương tiện internet trong đời sống của giới trẻ như: mạng Internet dễ dẫn
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">tới sự say mê, lôi cuốn quá đà, ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập và có những cách cư xử lạ, rơi vào chứng bệnh “nghiện Internet”. Đây là những tác động tiêu cực mà con người phải đối mặt khi có sự xuất hiện của một phương tiện truyền thông mới, đồng thời cho thấy một khía cạnh về lối sống của tầng lớp thanh niên hiện nay trong xã hội hiện đại. Các thông tin của phương tiện truyền thông đại chúng tác động vào trí thức sinh viên hình thành nên tri thức, thái độ hành vi mới thay thế thái độ hành vi cũ theo hai chiều hướng tiêu cực (xa rời thực tế và các giá trị truyền thống, coi trọng địa vị và tiền bạc…) và tích cực (tìm hiểu nhiều kiến thức, thông tin, mạng lưới quan hệ xã hội được mở rộng). Đây cũng là một thực tế xã hội phải đối mặt trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa như hiện nay. Hay nói cách khác, nó là một mặt khác của quá trình biến đổi xã hội, phát triển xã hội ở Việt Nam thời gian qua.
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của mạng xã hội đến thanh niên trong thời đại đa truyền thông” của Lê Thị Dung và Mai Thanh Thảo (Viện Nghiên cứu và Phát triển Thanh niên TP. Hồ Chí Minh) đã đưa ra những vấn đề nảy sinh của mạng xã hội trong thời đại hiện nay. Và nghiên cứu cũng đưa ra mặt tích cực khi sử dụng mạng xã hội như: đó là nơi gắn kết cộng đồng, giúp đỡ chia sẻ với những người có hồn cảnh khó khăn. Mặt tiêu cực như: lợi dụng sự phát tán thông tin của mạng xã hội nhiều người đã sử dụng mạng xã hội để đưa các clip, hình ảnh sex, những thơng tin có nội dung lệch lạc. Bên cạnh đó có nhiều thanh thiếu niên nghiện game online, phim sex… làm giảm thể lực và tinh thần của thanh thiếu niên. Tác phẩm “Thế giới phẳng” của Thomas Friedman cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và kết nối mọi người với nhau thông qua các phương tiện thông tin (đặc biệt là Internet) và tạo ra một thế giới phẳng, không có sự cản trở về mặt địa lý, khơng gian, thời gian hay nói cách khác nó giúp con người có những mối quan hệ trên nhiều khía cạnh của đời sống xã hội vượt qua khả năng của con người về vấn đề đại lý, khơng gian, trình độ xã hội.
<b>2.2 Về bối cảnh nghiên cứu </b>
Luận văn của học viên Hoàng Thị Hải Yến, (2012), Khoa Báo chí và Truyền thơng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài: “Trao đổi thông tin trên mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2011 – thực trạng và giải pháp (khảo sát mạng Facebook, Zing Me và Go.vn). Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý thuyết chung về mạng xã hội, nghiên cứu thực trạng trao đổi thông tin của giới trẻ Việt Nam trên mạng xã hội từ năm 2010 – 2011 qua khảo sát thông tin và người dùng ở 3 trang mạng xã hội Facebook, Zingme và Go.vn. Chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực khi giới trẻ tham gia vào mạng xã hội. Trình bày kinh nghiệm, giải pháp và mơ hình quản lý giới trẻ Việt Nam sử dụng mạng xã hội. Số liệu được so sánh giữa các nước như
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Philipin để xem xét mối tương quan giữa các yếu tố dân số, xã hội và sự tham gia vào các mạng lưới xã hội giữa các nước.
<b>2.3 Về các yếu tố ảnh hưởng </b>
Các mạng xã hội được học sinh sử dụng phổ biến là một trong số những yếu tố ảnh hưởng đến lối sống của học sinh Hà Nội khi sử dụng các hình thức mạng xã hội, cùng với mục đích sử dụng mạng xã hội, đối tượng mà học sinh kết nối khi sử dụng mạng xã hội, phương tiện và địa điểm truy cập mạng xã hội, thời gian sử dụng mạng xã hội trong ngày, ngôn ngữ học sinh sử dụng trên mạng xã hội, quan điểm của học sinh về việc sử dụng mạng xã hội. Đó là những yếu tố ảnh hưởng đến lối sống của học sinh Hà Nội khi sử dụng các hình thức mạng xã hội.
<b>3. Khung lý thuyết </b>
“Lối sống của con người là các chiều cạnh chủ quan của văn hóa, là q trình thực hiện hóa các giá trị văn hóa thơng qua hoạt động sống của con người. Lối sống bao gồm tất cả các hoạt động sống và phương thức tiến hành các hoạt động sống một bộ phận lớn hoặc tồn thế nhóm hay cộng đồng người chấp nhận và thực hành trong một khoảng thời gian tương đối ổn định, đặt trong mối tương tác biện chứng
<b>của các điều kiện sống hiện hữu và trong các mối quan hệ lịch sử của chúng” [8]Phạm Hồng Tung, “Nghiên cứu về lối sống: một số vấn đề về khái niệm và cách</b>
tiếp cận”, Tạp chí Khoa học, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tập 23, số 4, 2007.
<b>Một số nhận xét</b>
Từ tổng quan tình hình nghiên cứu trên, chúng tơi nhận thấy, dù đã có nhiều đề tài, công bố khoa học về mạng xã hội, ảnh hưởng của mạng xã hội tới đời sống con người nói chung và ở Việt Nam nói riêng, những vấn đề phân tích ảnh hưởng của mạng xã hội tới học sinh THPT (cụ thể là trong lối sống học sinh THPT) vẫn chưa được đề tài nào đề cập trực tiếp, phân tích chun sâu và do đó cần được tiếp tục làm rõ. Đã có một số nghiên cứu nổi bật về vị trí, vai trị của mạng xã hội đối với thanh niên hoặc giới trẻ hiện nay, những việc bàn luận chuyên sâu về đối tượng học sinh THPT (một bộ phận đặc thù của thanh niên/giới trẻ) vẫn là một đề tài mới. Xác định được khoảng trống nghiên cứu này là tiền đề quan trọng để triển khai những nội dung tiếp theo của tiểu luận.
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12"><b>CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1. Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu định lượng</b>
Thiết kế nghiên cứu định lượng: Khảo sát/ Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi. Nhóm quyết định chọn thiết kế nghiên cứu định lượng vì phân tích nhanh chóng. Các phần mềm phân tích giúp việc xử lý lượng lớn dữ liệu nhanh chóng và chính xác. Hạn chế đến mức thấp nhất những lỗi kỹ thuật có thể phát sinh do yếu tố con người trong xử lý dữ liệu. - Tính khách quan khoa học: Dữ liệu định lượng có thể giải thích bằng phân tích thống kê và vì thống kê dựa trên các nguyên tắc toán học, nên phương pháp định lượng được xem là phương pháp khoa học. Vì thế nghiên cứu định lượng hoàn toàn phù hợp để kiểm định các giả thiết được đặt ra.
- Độ tin cậy cao của kết quả nghiên cứu, tính đại diện cao nên kết quả nghiên cứu định lượng có thể khái quát hóa lên tổng thể mẫu.
<b>3.2. Các phương pháp nghiên cứu3.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi* Mục đích:</b>
- Thu thập thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh THPT hiện nay ở Hà Nội. - Điều tra những ảnh hưởng của mạng xã hội tác động tới lối sống của học sinh THPT hiện nay ở Hà Nội.
* Cách tiến hành: phát phiếu thăm dị chính thức nhằm đánh giá thực trạng sử dụng mạng xã hội và ảnh hưởng của mạng xã hội tới lối sống của học sinh THPT hiện nay ở Hà Nội. Gồm có 2 bảng hỏi:
<b>Bảng hỏi thứ nhất, thu thập về thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh THPT hiện</b>
nay ở Hà Nội. Phần này gồm 7 câu hỏi (từ câu 1 đến câu 7) với nội dung nhằm tìm hiểu các mạng xã hội được học sinh thường sử dụng, mục đích sử dụng mạng xã hội, đối tượng mà học sinh kết nối khi sử dụng mạng xã hội, địa điểm vào mạng xã hội, phương tiện sử dụng và mạng xã hội, thời gian sử dụng mạng xã hội, ngôn ngữ khi sử dụng mạng xã hội và quan điểm của học sinh khi sử dụng mạng xã hội.
<b>Bảng hỏi thứ hai, tìm hiểu ảnh hưởng từ mạng xã hội tới lối sống của học sinh THPT</b>
hiện nay ở Hà Nội bằng một vài phiếu câu hỏi.
<b>3.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu</b>
Tiến hành phỏng vấn sâu đối với một vài học sinh nhằm bổ sung số liệu cho các phương pháp khác để góp phần làm sáng rõ những ảnh hưởng của mạng xã hội đến lối sống của học sinh THPT hiện nay ở Hà Nội.
<b>3.2.3. Phương pháp tốn thống kê</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13"><i>Mục đích: Xử lý các kết quả thu được từ điều tra phiếu phỏng vấn sâu làm cơ sở dữ liệu</i>
cho việc đánh giá vấn đề.
<i>Nội dung: Xử lý, thống kê các số liệu liên quan đến các nội dung trong phần đánh giá</i>
thực trạng.
Sử dụng thống kê toán học như một công cụ xử lý các tài liệu (xử lý các thơng tin định lượng được trình bày dưới dạng: bảng số liệu, các con số, đã thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu khác nhau như: điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến hỏi, phỏng vấn sâu, … làm cho các kết quả nghiên cứu của đề tài trở nên chính xác, đảm bảo độ tin cậy hơn
<i>Cách thức tiến hành: Sử dụng các phương pháp xử lý số liệu cơ bản như tính phần trăm</i>
<b>3.2.4. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin</b>
Chúng em đã sử dụng thu thập dữ liệu sơ cấp (dữ liệu định lượng) để hoàn thành bài tiểu luận được thu thập thông tin qua khảo sát (bảng hỏi).
<b>3.2.5. Phương pháp nghiên cứu tài liệu</b>
Nhằm phục vụ cho nghiên cứu lý luận chủ yếu là phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản. Phương pháp này bao gồm các giai đoạn: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái qt hóa những lý thuyết cũng như những vấn đề phương pháp luận và có liên quan đến đến thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên.
<i>Mục đích: Nghiên cứu, thu thập số liệu, khái qt hóa những thơng tin về vấn đề liên</i>
quan đến đề tài nghiên cứu, xây dựng cơ sở khoa học về mặt lý luận cho đề tài. Từ đó, phân tích và lý giải về mặt khoa học cũng như tính hợp lý của những quan điểm mà đề tài đã đưa ra.
<i>Nội dung: Các vấn đề lý luận về việc sử dụng mạng xã hội ở học sinh, các ảnh hưởng từ</i>
mạng xã hội tới lối sống của học sinh.
<i>Các hình thức tiến hành: Nghiên cứu, thu thập thông tin từ các tài liệu, văn bản, sách báo</i>
trên cơ sở đó hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
</div>