Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 26 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
CAM KẾT
2
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>3.4. Quyết định 5609/QĐ-BYT được ký ngày 31/12/2020...7</b>
<b>3.5. Nghị định số 71/2011/NĐ-CP ngày 22/08/2011 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em...7</b>
<b>3.6. Nghị định số 91/2011/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em...7</b>
<b>3.7. Bộ Luật Hình Sự 2015...8</b>
<b>4. Quy trình quản lí trường hợp...8</b>
CHƯƠNG II: TÌNH HUỐNG CỤ THỂ...9
<b>1. Tình huống...9</b>
<b>2. Quy trình thực hiện...10</b>
<b>2.1. Bước 1: Tiếp nhận và xử lý thông tin...10</b>
<b>2.2. Bước 2: Đánh giá nguy cơ ban đầu và can thiệp khẩn cấp (nếu có)...11</b>
<b>2.3. Bước 3: Xác định nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp của trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại...14</b>
<b>2.4. Bước 4: Xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp...20</b>
TÀI LIỆU THAM KHẢO...24
3
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT</b>
4
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>1.Thực trạng trẻ em bị xâm hại tình dục</b>
Vấn nạn XHTD ở trẻ em diễn biến phức tạp không chỉ ở thời hiện đại tiên tiến, văn minh mà trước đây đã có từ rất lâu nhưng do sự hiểu biết và nhận thức còn hạn chế nên thường sử dụng cách là im lặng, chịu đựng, không dám lên tiếng vì sợ bị kì thị, xa lánh và khơng có tương lai.
Số liệu của của Bộ Công an năm 2020 cho thấy cả nước phát hiện 1.945 vụ xâm hại 2.008 trẻ em (trong đó xâm hại tình dục 1.349 vụ, 1.576 trẻ em bị xâm hại tình dục). Dựa trên số liệu, phần lớn đối tượng xâm hại tình dục thường là những người thân, người quen với trẻ. Chúng ta thấy được nguyên nhân từ chính trong gia đình trẻ sinh sống, cha mẹ thường tập trung vào công việc mà lãng quên đi mất việc giáo dục, chăm sóc, ni dưỡng con em mình dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Đối với trường hợp trẻ em có cha mẹ ly hơn, ly thân hoặc mắc các tệ nạn xã hội các em thường sống một mình hoặc gửi người thân họ hàng nên việc các em thiếu tình thương và dạy bảo càng lỏng lẻo, giúp các đối tượng xấu có thể dễ dàng thực hiện ý định xâm hại. Nguyên nhân tiếp theo là do nhận thức về vấn đề XHTD đối với trẻ em của các cha mẹ phụ huynh còn e ngại, không dám đối diện và cố gắng xa lánh nhưng lại khơng có sự chuẩn bị cho vấn đề đó như các kỹ năng cho trẻ, cách tự vệ. Và khi sự việc xảy ra nhiều gia đình có tâm lý chung ngại tố giác mà cịn giấu kín vì sợ mang tiếng. Điều đó lại làm cho các kẻ có hành vi XHTD diễn ra phổ biến và rộng rãi.
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Trẻ em được nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Từ những quy định ban hành về việc trẻ em có những quyền lợi để phát triển mọi mặt từ thể chất lẫn tình thần được nhà nước rất chú trọng và nêu rõ. Do đó, cần có sự góp sức của cả cộng động để phịng ngừa, bảo vệ trẻ em khỏi các nguy cơ xấu xảy ra.
Để phịng tránh XHTD trẻ em, có rất nhiều biện pháp có thể áp dụng linh hoạt như : truyền nâng cao nhận thức cho mỗi gia định có trách nhiệm cùng phối hợp với nhà trường, xã hội; Có các dự án giúp trẻ bảo vệ bản thân và nhận biết tình huống bị xâm hại ngay từ nhỏ tại nhà trường cũng như ở nhà; nắm được Tổng
5
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111 khi cần khẩn cấp… Những người có trách nhiệm với vấn đề này không chỉ là cha mẹ, nhà trường mà cịn là các cán bộ địa phương, cơng an tại các cấp để kịp thời phát hiện những trường hợp khẩn cấp để trợ giúp cho trẻ em.
Bên cạnh đó tơi muốn hướng đến trợ giúp của ngành CTXH trong việc quản lí trường hợp, lên kế hoạch, kịp thời ứng phó với những tình huống rủi ro xảy ra với trẻ. Bởi CTXH đối với trẻ em bị XHTD nói riêng, trẻ em có hồn cảnh nói chung thấy được sự chuyện biệt khi thực hiện, tập trung vào đối tượng hướng tới, trợ giúp, tìm ra hướng giải pháp phù hợp với từng đối tượng, tình huống. Tầm quan trọng của CTXH với trẻ em khơng phủ nhận là khơng có hiệu quả, nhưng cần có thời gian để mọi người biết đến để có thể tìm đến lúc khó khăn.
<b>2.Khái niệm</b>
Có rất nhiều khái niệm để xác định như thế nào là XHTD trẻ em cho đúng. Tuy nhiên đối với pháp luật Việt Nam dựa theo chủ yếu hai khái niệm sau:
<b>Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi</b>
kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào Mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức <b>( Điều 4, Luật trẻ em 2016)</b>.
<b>Trẻ em bị xâm hại tình dục ( Điều 13, Nghị định 56/2017) bao gồm những trẻ bị</b>
hiếp dâm, bị cưỡng bức, bị giao cấu, bị dâm ô và bị sử dụng vào mục đích mại dâm và khiêu dâm bất kì hình thức nào.
<b>3.Các chính sách pháp luật liên quan3.1.Luật trẻ em 2016</b>
Quốc hội ban hành vào năm 2016, quy định quyền, bổn phận, nguyên tắc, biện pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em. Các nội dung chính trong luật:
<b>I. Quyền và bổn phận của trẻ em</b>
- Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề của mình. - Được hội họp theo quy định của pháp luật phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em;
6
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">- Được cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân tiếp nhận những phản hồi mà trẻ có nhu cầu cần được đáp ứng.
<b>II. Chăm sóc và giáo dục trẻ em</b>
- Theo dõi sức khỏe định kỳ - Chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe - Phịng, chống tai nạn, thương tích
- Tư vấn và hỗ trợ trẻ em trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục phù hợp với độ tuổi theo quy định pháp luật.
<b>III. Bảo vệ trẻ em</b>
Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em được thành lập, đăng ký hoạt động khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Mục đích hoạt động vì lợi ích tốt nhất của trẻ em;
- Hoạt động nhằm thực hiện một hoặc nhiều biện pháp bảo vệ trẻ em
- Có người đại diện là cơng dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, phẩm chất đạo đức tốt.
- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn tài chính, nguồn nhân lực đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu, phạm vi hoạt động theo quy định.
<b>IV. Trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em</b>
Theo Luật số 102/2016/QH13, các vấn đề sau đây về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em phải có sự tham gia của trẻ em hoặc tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em tùy theo độ tuổi của trẻ em: Được xây dựng, triển khai chương trình, chính sách, hoạt động của các tổ chức xã hội.
<b>3.2.Nghị định 56/2017/NĐ-CP</b>
Nghị định chỉ ra rõ trẻ em được coi là bị xâm hại tình dục trong các trường hợp sau: Trẻ em bị hiếp dâm, bị cưỡng dâm, bị giao cấu, bị dâm ô và bị sử dụng vào các mục đích mại dâm và khiêu dâm dưới mọi hình thức.
Nghị định quy định một số các thơng tin về bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em phải được bảo vệ trên mơi trường mạng:
+ Thơng tin cá nhân, hình ảnh.
+ Tài sản, thông tin về nơi ở, quê quán, trường, lớp, kết quả học tập… 7
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">Đặc biệt phụ lục gồm 16 mẫu để đánh giá tình trạng của trẻ để dễ dàng trong việc quản lí, thực hiện và xử lí các trường hợp cụ thể. Giúp cho thực hiện các bước được rõ ràng và đánh giá được tốt về nguy hại của trẻ có cách phối hợp hiệu quả.
<b>3.3.Hiến pháp năm 2013</b>
Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong hiến pháp tại Điều 37 quy định “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.”
<b>3.4.Quyết định 5609/QĐ-BYT được ký ngày 31/12/2020.</b>
Với những nội dung về quy trình kiểm tra đối với trẻ bị hoặc nghi ngờ bị XHTD và trẻ em bị hành hạ, ngược đãi, đánh đập
Các bước khám giám định pháp y đối với trẻ em bị hoặc nghi ngờ bị xâm hại tình dục gồm:
(1) Tiếp nhận hồ sơ, phân công giám định:
- Tiếp nhận trưng cầu/yêu cầu, hồ sơ, đối tượng giám định - Phân công cán bộ chuyên môn.
(2) Các bước khám giám định: - Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu
- Tiếp xúc người được giám định, gia đình, người giám hộ. - Khám tổng quát toàn thân đối với trẻ đặc biệt bộ phận sinh dục. - Khám chuyên khoa và các xét nghiệm cần thiết
- Nghiên cứu vật chứng hoặc thực nghiệm (nếu có) - Bàn giao đối tượng giám định
- Tổng hợp, đánh giá kết quả. (3) Hoàn thành trả kết quả giám định - Hoàn Thành và ký kết luận giám định - Trả kết quả giám định
8
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">- Lưu kết quả giám định.
<b>3.5.Nghị định số 71/2011/NĐ-CP ngày 22/08/2011 Quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻem</b>
Tại nghị định nêu rõ những hành vi sau liên quan đến vi phạm pháp luật trong đó xâm hại tình dục trẻ em được nêu tại <b>Điều 6.</b> Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm hại tình dục trẻ em
<b>3.6.Nghị định số 91/2011/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính vềbảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em</b>
Mức phạt đưa ta từ 5.000.000đ đến 20.000.000đ dựa theo vào từng hành vi mà đối tượng đó gây ảnh hưởng đến sự pháp triển của trẻ như sử dụng trẻ em làm việc đồi trụy, sinh trẻ ra mà khơng chăm sóc, cố ý bỏ trẻ nơi cơng cộng và những hành vi bắt trẻ phải tự đi kiếm sống khi còn rất nhỏ, đánh đâp, xâm phạm đến cơ thể trẻ.
<b>3.7.Bộ Luật Hình Sự 2015</b>
Trong bộ luật Hình sự 2015 ở các <b>điều 142, điều 144, điều 145</b> nếu rõ hảnh vi XHTD với người dưới 16 tuổi bị phạt tù từ 1 năm đến 20 năm tùy theo mức hộ gây ảnh hưởng với nạn nhận qua các trường hợp phạm tội như:
Dùng vũ lực đe họa nạn nhân trong tình trạng khơng tự về được và thực hiện giao cấu, quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Dùng thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trong tình trạng lệ thuộc vào mình và miễn cưỡng giáo cấu không mong muốn.
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><b>1. Tình huống</b>
Khoảng 3 giờ ngày 3/1, em <b>N.N.A.T</b> (học sinh lớp 7) khi mẹ của em cùng ơng bà ngoại đang ngủ ở phịng ngồi thì A.T một mình sinh con trong phịng tắm và tự cắt giây rốn cho con. T. một mình vào phịng tắm của gia đình và sinh một bé gái. T. một mình ơm con rồi lấy cây kéo tự cắt dây rốn. Lúc này, nghe tiếng trẻ sơ sinh khóc trong nhà, mẹ của T. ra ngồi phịng ngủ thì phát hiện T. đang ơm con. Ngay sau đó, người nhà của T. chở T. và con của mình đến thẳng Trung tâm y tế H.Châu Đức. Cháu bé sinh ra với cân nặng 2,5kg, cả 2 mẹ con được nằm theo dõi nhiều ngày tại trung tâm y tế, sau đó về nhà. Trong thời gian T. cùng con mình ở Trung tâm Y tế H.Châu
<b>Đức thì có người thanh niên tên N.H.T. (27 tuổi, ngụ H.Châu Đức) có đến thăm hỏi,</b>
nhận là ba của con T. “Gia đình N.H.T có tới gặp tơi thương lượng phụ giúp chăm sóc cho mẹ con của con tơi. Họ nói phụ ni con gái tơi lớn, đủ 18 tuổi thì cho 2 đứa cưới nhau làm chồng vợ. Tơi có hỏi con gái mình thì nó nói quen H.T qua mạng xã hội. Do con bé còn yếu nên tơi chưa hỏi được nhiều”, chị Đ. nói và cho biết cũng chưa trình báo vụ việc con mình đến cơ quan công an.
Ngày 6/1, Công an xã Đá Bạc, huyện Châu Đức nhận được trình báo của người dân về việc có 1 bé gái đang học lớp 7 ở một trường THCS trên địa bàn đã sinh con tại nhà. Trong quá trình bé gái này mang thai, gia đình khơng phát hiện, đến khi đứa trẻ được sinh ra mới biết. Công an xã cũng không nhận được đơn thư khiếu nại của gia đình bé gái liên quan đến việc này.
Qua tìm hiểu, trước đó em A.T (đang học lớp 7) nghỉ học nhiều ngày khơng có lý do nên giáo viên đã tìm hiểu và được gia đình thơng báo bị bệnh nên khơng thể đến lớp. Cơ Nguyễn Thị Bảy, Phó hiệu trưởng Trường trung học cơ sở V.T.T, xã Đá Bạc (H.Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết T. đang học lớp 7 nhưng đã 15 tuổi (T. ở lại 2 năm trong thời gian học tiểu học). “Thời gian T. mang bầu là lúc đang học kỳ 2 của lớp 6. Lúc đó, nhà trường cho học sinh ở nhà học trực tuyến do ảnh hưởng của Covid-19. Mặc dù mang bầu nhưng T. vẫn đến trường học và đã thi xong học kỳ 1. Nhiều ngày T. không đến trường nên giáo viên tìm hiểu mới biết T. nghỉ học vì sinh con. Gia đình T. cũng giấu chuyện này với nhà trường, chỉ nói T. bị bệnh không đến lớp được”, cô Bảy cho biết thêm.
Việc học sinh lớp 7 sinh con đã được Công an xã Đá Bạc làm báo cáo gửi Công an H.Châu Đức.
10
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11"><b>2. Quy trình thực hiện</b>
<b>2.1. Bước 1: Tiếp nhận và xử lý thông tin</b>
Đây là bước đầu tiên nhân viên QLTH tiếp cận với trẻ hoặc thông tin về trường hợp của trẻ. Với trường hợp trên thuộc trường hợp thứ nhất: Nhân viên QLTH tiếp nhận thông tin thông qua người cung cấp thông tin (Sau đây gọi là NCCTT).
+ NCCTT ở đây là Công an xã Đá Bạc.
+ Hình thức tiếp nhận thơng tin là gặp trực tiếp cán bộ xã.
+ Trường hợp của em học sinh N.N.A.T là trường hợp đã xảy ra xâm hại tình dục và hậu quả có thai nhưng người nhà khơng biết, cịn đẻ con trong tình trạng nguy hiểm.
<b>Một số lưu ý với người cung cấp thông tin:</b>
- Thiết lập mối quan hệ
- Lắng nghe, đặt câu hỏi ngắn gọn, trọng tâm - Tìm hiểu các biện pháp đã can thiệp
- Hướng dẫn NCCTT cách liên lạc với người/ cơ quan có trách nhiệm - Hỏi địa điểm cụ thể mà trẻ đang ở để can thiệp khẩn cấp nếu cần
Áp dụng mẫu số 01 trong Nghị định 56/2017 để thực hiện bướcthu thập thông tin em N.N.A.T.
<b>TIẾP NHẬN THƠNG TIN TRẺ EM BỊ XÂM HẠIA. Thơng tin chung</b>
11
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12"><b>1. Nguồn nhận thông tin</b>
<b>Thông qua: Gặp trực tiếp cán bộ xã Thời gian (mấy giờ): 8h30 Ngày 06 / 01 / 2021</b>
<b>2. Thông tin về nạn nhân</b>
Tình trạng hiện tại của trẻ em:
+ Thể chất: do mới sinh con mà trong điều kiện không đảm bảo, đánh giá sơ bộ về cơ thể có thể yếu ớt, khơng được bồi bổ tốt trong khi sinh.
+ Tinh thần: chưa ổn định
Nếu trẻ khơng được hỗ trợ kịp thời có thể ảnh hưởng đến T và đứa trẻ trong bụng về tính mạng và khơng biết cách xử lí nếu có những vấn đề nguy hiểm xảy ra khác. Và T có thể bỏ đứa con vì tâm trạng lo lắng, lo sợ mọi người phát hiện ra và mắng T.
Họ và tên cha: <b>Chưa rõ</b> Tuổi: <b>Chưa rõ</b> Nghề nghiệp: <b>Chưa rõ</b>
Họ và tên mẹ: <b>T.T.Đ</b> Tuổi: Nghề nghiệp: <b>29Cơng nhân</b>
<b>Hồn cảnh gia đình: Gia đình khó khăn, một mình chị Đ ni 2 con nhỏ (chị Đ. Đã li dị </b>
Hiện tại người chăm sóc: <b>Mẹ của em N.N.A.T</b>
Những hành động hỗ trợ, can thiệp đã được thực hiện đối với trẻ em:
- Em N.N.A.T đã được đưa đến trung tâm y tế Huyện Châu Đức theo dõi tình trạng sức khỏe.
- Gia đình đã được biết cha của đứa bé là H.T và được biết là cha đứa bé sẽ chịu trách nhiệm cùng chăm sóc và khi T. đủ 18 tuổi sẽ cưới T về.
<b>3. Thông tin về người cung cấp thông tin </b>
Họ và tên: <b>Nguyễn Văn C</b> Số điện thoại: <b>036875195 </b>
12
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13"><b>Người tiếp nhận thông tin</b>
(Ký, ghi rõ họ và tên)
<b>2.2. Bước 2: Đánh giá nguy cơ ban đầu và can thiệp khẩn cấp (nếu có)</b>
Sau khi tiếp nhận thơng tin của trẻ, nhân viên QLTH cần tiếp cận với trẻ và những người liên quan để tiến hành việc đánh giá nguy cơ ban đầu về mức độ tổn hại của trẻ em.
Sau khi có kết quả đánh giá ban đầu, nhân viên QLTH sẽ xem xét về mức độ tổn hại và nguy cơ của trẻ, nếu:
- Trẻ ở trong nguy cơ trung bình hoặc thấp, nhân viên QLTH có thể phối hợp với các cán bộ liên quan để thực hiện các bước tiếp theo trong tiến trình này.
- Trẻ trong mức nguy cơ cao, nhân viên QLTH cần phối hợp với những cán bộ liên quan để thực hiện việc can thiệp khẩn cấp thông qua việc xác định nhu cầu và các dịch vụ cần thiết. Phải can thiệp khẩn cấp trong vịng 12h nếu trẻ có nguy cơ hoặc đang bị tổn hại. Ngoài ra, nhân viên QLTH cũng có thể tham khảo thêm một số dấu hiệu nhận biết về trẻ có nguy cơ cao và các hoạt động gợi ý để thực hiện việc can thiệp khẩn cấp.
Bước 2 sẽ được áp dụng trong mẫu số 02 trong Nghị định 56/2017:
Mẫu 02
<b>ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ BAN ĐẦU, THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀNTẠM THỜI CHO TRẺ EM</b>
<b>Ngày tiến hành đánh giá: 06/01/2021</b>
<b>1. Đánh giá nguy cơ sơ bộ1. Đánh giá mức độ tổn hại</b>
1.1. Mức độ tổn hại của trẻ em <b><sup>Cao ( T đe dọa tính mạng vì sinh con khơng an tồn);</sup></b>
1.2. Nguy cơ trẻ em tiếp tục bị tổn hại nếu ở trong tình trạng hiện tại
<b>Thấp (đối tượng đã thừa nhận và chịu trách nhiệm về hành vi</b>
của bản thân mình, có sự thừa nhận ngầm của T và đối tượng khi thực hiện hành vi quan hệ tình dục dựa trên tình cảm nam
nữ đơi bên u nhau).
13
</div>