Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.31 KB, 15 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>MỞ ĐẦU</b>
Di chúc đã xuất hiện từ rất sớm trong đời sống con người, với rất nhiều hình thức khác nhau. Nhất là trong xã hội ngày càng phát triển đời sống con người ngày càng cao thì việc định đoạt di chúc của cá nhân trước khi chêt thông qua việc lập di chúc lại càng là một nhu cầu tất yếu. Rất nhiều vụ việc tranh chấp thừa kế phát sinh do hình thức di chúc khơng rõ ràng, đầy đủ,.. Chính vì vậy việc pháp luật quy định rõ về hình thức cũng như các yếu tố khác của di chúc là là rất cần thiết. Để bản di chúc phát sinh hiệu lực trong việc phân chia di sản thừa kế thì cần phải tuân theo các quy định của pháp luật về trình tự, nội dung và hình thức của di chúc. Trong đó hình thức của di chúc là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu lực của bản di chúc nói riêng và việc phân chia di sản thừa kế nói chung. Chính vì lẽ đó, mà em xin chọn tìm hiểu,
<i>nghiên cứu đề bài: Các hình thức của di chúc (phân tích quy định của pháp luật vàcho ví dụ minh họa.</i>
<b>NỘI DUNG</b>
<b>I.Khái niệm di chúc và các hình thức của di chúc 1.Khái niệm di chúc </b>
<i> Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chícủa cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. </i>
Từ định nghĩa trên có thể rút ra các đặc điểm của di chúc như sau:
<i>Thứ nhất, di chúc là giao dịch dân sự đơn phương của cá nhân. Đó là sự thể hiện</i>
ý chí của cá nhân mà không phải của bất cứ chủ thể nào khác, có nghĩa là các tổ chức hay pháp nhân đều không phải đối tượng của bên lập di chúc. Di chúc phải là sự thể hiện ý chí của người để lại di sản (một bên chủ thể trong giao dịch dân sự về thừa kế), đồng thời đó phải là ý nguyện cuối cùng về việc sử dụng và định đoạt tài sản của cá nhân đó sau khi qua đời. Đây là ý nguyện riêng của chính bản thân cá nhân đó và khơng chịu bất cứ sự áp đặt ý chí nào từ chủ thể khác, kể cả người được hưởng di sản. Dù người hưởng di sản có nhận hay khơng nhận thì cũng không ảnh hưởng đến nội dung bản di chúc. Như vậy, nếu hợp đồng (giao dịch hai bên) được hình thành bởi sự thỏa thuận ý chí của nhiều bên chủ thể thì di chúc chỉ là sự quyết định đơn phương của người lập ra nó.
Đối với những di chúc do vợ, chồng lập chung, trong đó mặc dù thể hiện ý chí của cả hai người nhưng di chúc vẫn mang tính chất quyết định đơn phương bởi dù di
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">chúc có thể hiện ý chí của nhiều người nhưng những người đó vẫn chỉ là một bên trong giao dịch dân sự.
<i>Thứ hai, di chúc chỉ có hiệu lực sau khi người đó chết. Chính xác hơn là “Di</i>
chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế” (Điều 643 BLDS), tức là thời điểm người đó chết. Như vậy, dù bản hiệu di chúc có hợp pháp, nhưng khi người lập di chúc cịn sống thì di chúc đó chưa có hiệu lực, kéo theo đó là những người thừa kế chưa có quyền yêu cầu thực hiện theo ý chí người lập di chúc.
<i>Thứ ba, di chúc có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào. Người lập di chúc</i>
có quyền sửa đổi nội dung, hủy bỏ bản di chúc đã lập bất cứ lúc nào theo ý chí của mình. Chính vì vậy, trong trường hợp phát hiện nhiều bản di chúc, thì căn cứ vào ngày tháng để xác định bản di chúc hợp pháp được lập cuối cùng sẽ là bản di chúc phát sinh hiệu lực.
<i>Thứ tư, di chúc thể hiện sự định đoạt tài sản bằng một hành vi pháp lí của người</i>
lập di chúc. Theo Điều 609 BLDS quy định “cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình”. Thực hiện quyền định đoạt theo căn cứ này chính là dịch chuyển quyền sở hữu một phần hay toàn bộ tài sản của mình cho một hoặc nhiều người hưởng di sản, trong đó có thể bao gồm cả người được di tặng. Di chúc chính là căn cứ để làm căn cứ phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc. Mặt khác, di chúc phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng.Vì vậy một người muốn định đoạt tài sản của mình bằng di chúc cần phải tuân theo các quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc.
<i>Thứ năm, di chúc phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định. Ý nguyện về</i>
sự định đoạt tài sản của mình cho những người khác cần phải được thể hiện rõ ràng dưới một hình thức nhất định: di chúc miệng hay di chúc viết. Hình thức di chúc là sự thể hiện ý chí của người để lại di sản thừa kế ra bên ngoài thế giới khách quan, là sự chứa đựng nội dung của di chúc mà người lập di chúc đã xác định. Chính vì vậy, di chúc phải tuân thủ các Điều kiện về hình thức nếu khơng sẽ bị vơ hiệu.
<i>Thứ sáu, mục đích của việc lập di chúc là nhằm chuyển dịch di sản của người</i>
chêt cho người khác đã được xác định trong di chúc. Đây là nội dung quan trọng không thể thiếu của một bản di chúc. Chỉ với nội dung này thì di chúc mới thực sự là một phương tiện đẻ người để lại di sản thực hiện quyền định đoạt với tài sản của mình. Thơng thường, một người chỉ lập di chúc trong trường hợp họ có tài sản trước khi chêt và muốn bằng ý chí của mình định đoạt cho ai. Mặt khác, cho dù trước lúc
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">chết, người đó có tài sản nhưng trong di chúc lại không chứa đựng nội dung này thì cũng khơng làm phát sinh việc thừa kế theo di chúc. Tóm lại, di chúc chỉ đem lại ý nghãi về mặt vật chất cho những người thừa kế di chúc, đồng thời chỉ thực sự là một phương tiện để người để lại thừa kế thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản của mình chừng nào di chúc chứa đụng nội dung nói trên.
<b>2.Các hình thức của di chúc theo BLDS 2015</b>
Hình thức của di chúc là phương thức biểu hiện ý chí của chủ thể lập di chúc, là căn cứ pháp lí làm phát sinh quan hệ thừa kê theo di chúc, là chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho người được chỉ định trong di chúc được hưởng di sản, pháp luật quy định di chúc phải được lập dưới những hình thức nhất định. Cụ thể theo Điều 627 BLDS Hình thức của di chúc quy định: “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”. Như vậy, pháp luật chỉ rõ việc một di chúc chỉ có thể tiến hành theo một trong hai hình thức là bằng văn bản hoặc di chúc miệng:
Thứ nhất là hình thức di chúc bằng văn bản Theo Điều 628 BLDS, di chúc bằng văn bản bao gồm: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
Điểm b khoản 1 Điều 630 BLDS. Di chúc hợp pháp quy định: “Hình thức di chúc không được trái quy định của pháp luật”. Như vậy di chúc phải được thể hiện dưới những hình thức nhất định nếu không di chúc sẽ vô hiệu. Với mỗi loại hình thức di chúc, người lập di chúc phải tuân thủ những quy định riêng của pháp luật. Cụ thể như sau:
<b>1.Hình thức di chúc bằng văn bản</b>
Di chúc bằng văn bản hay còn được gọi là di chúc viết, là hình thức di chúc được thể hiện dưới dạng chữ viết (viết tay, đánh máy). Di chúc bằng văn bản là hình thức di chúc được khuyến khích và được sử dụng nhiều hơn. Cũng cần lưu ý trường hợp chỉ
<i>được lập di chúc bằng văn bản được quy định tại khoản 2 Điều 630: “Di chúc của</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><i>người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bảnvà phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc”.</i>
Với di chúc bằng văn bản, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể giải quyết những tranh chấp về thừa kế dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, di chúc bằng văn bản cũng giúp xác đinh được ý chí đích thực của người để lại di sản một cách dễ dàng, chính xác hơn. Nhưng cần lưu ý, mỗi loại di chúc lập ra đều có giá trị pháp lý như nhau và đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, khi lập di chúc bằng văn bản, người lập di chúc cần lưu ý phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập di chúc. Vì pháp luật quy định người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế di chúc. Do đó, di chúc được lập sau sẽ có giá trị pháp lý hủy bỏ phần di chúc lập trước có nội dung trái với di chúc sau. Mặt khác đây là một nội dung có ý nghĩa quan trọng, thiết thực trong việc xác định tính hiệu lực của di chúc , vì thơng qua ngày, tháng, năm lập di chúc sẽ xác định được tại thời điểm đó người lập di chúc có năng lực hành vi dân sự, minh mẫn, sáng suốt hay không…
Điều 628 BLDS quy định về các loại của di chúc bằng văn bản, theo đó di chúc
<i><b>a.Di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng</b></i>
Đây là một trong các loại di chúc bằng văn bản được pháp luật nước ta công nhận. BLDS Việt Nam 2015 quy định về hình thức di chúc bằng văn bản khơng có
<i>người làm chứng tại Điều 633: “Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tạiĐiều 631 của Bộ luật này.”. Có thể thấy nội dung này đã kế thừa toàn bộ nội dung</i>
của Điều 655 BLDS 2005. Một quy định hết sức cô đọng, gọn nhẹ mà lại bao hàm đầy đủ những nội dung cần thiết:
Khi viết di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, người lập di chúc cần phải lưu ý ngoài việc tuân thủ điều kiện để di chúc hợp pháp tại điều 630 thì cịn phải ghi đầy đủ các nội dung được quy định tại Điều 631.
Ngồi ra, với hình thức này, người để lại di sản lập di chúc còn phải tự tay viết và ký vào bản di chúc. Di chúc đánh máy khơng có giá trị pháp lý, dù rằng
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">người để lại di sản lập di chúc biết đánh máy chữ, hoặc đánh máy vi tính và tự tay đánh máy di chúc. Như vậy người để lại di sản khi lập di chúc bằng vản bản không có người làm chứng phải là người biết chữ (có thể là tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc) và tự mình viết bản di chúc. Theo đó, đối với hình thức di chúc này, pháp luật không chấp nhận điểm chỉ thay cho chữ ký.
<i>Nhận xét: Trước hết, có thể thấy hình thức này được xuất phát từ thực</i>
tiễn có nhiều trường hợp muốn giữ kín bản di chúc hoặc do trình độ hiểu biết pháp luật cịn hạn chế nên người lập di chúc không đi công chứng, chứng thực; không nhờ người làm chứng nên để thực hiện đúng nguyên tắc đảm bảo quyền định đoạt tài sản của người lập di chúc, thì pháp luật vẫn thừa nhận giá trị pháp lí của hình thức di chúc
<i>này. Sau là, pháp luật quy định di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng là</i>
trường hợp duy nhất bắt buộc phải viết tay là hoàn toàn hợp lý với thực tiễn. Bởi vì: Thứ nhất, chỉ sau khi người để lại di sản chết, di chúc mới được thi hành. Nếu những người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản không thừa nhận di chúc, cho là giả mạo thì việc giám định những nét chữ của một người trên một trang giấy hoặc nhiều trang giấy của một di chúc viết tay cũng dễ dàng và thuận lợi hơn là chỉ giám định một chữ ký của người để lại di sản trong một di chúc đánh máy để xác định có giả mạo chữ viết hay không. Thứ hai, việc tự tay mình viết di chúc thể hiện ý chí của người để lại di sản định đoạt tài sản của mình đã phần nào nói lên người lập di chúc ở trạng thái mình mẫn, sáng suốt khi lập di chúc.
Ví dụ minh họa:
Bà N.T.A ở xóm Hạ, thơn Kính Nỗ, xã Uy Nỗ, huyện Đơng Anh, tỉnh Hà Nội. Chồng bà mất từ năm 2010. Bà có 4 người con, 2 trai, 2 gái. Cả 2 con gái đều đi lấy chồng ở xa. Người con trai út bà đi xuất khẩu lao động Nhật Bản từ đầu năm 2015. Con trai cả còn lại của bà sống cùng vợ ở nội thành Hà Nội nhưng thường xuyên đi cơng tác miền Nam. Bà phát hiện mình bị ung thư phổi giai đoạn cuối giữa năm 2016, nhưng khơng nói với ai, đến khi bệnh nặng (tháng 11 năm 2016), con trai cả mới biết liền bảo vợ về quê chăm sóc mẹ. Quan hệ mẹ chồng nàng dâu vốn không được tốt nay do phải hầu mẹ chồng nên càng tệ hơn. Tháng 3 năm 2017, bà chết. Con trai cả đang công tác ở Đà Nẵng bay về làm đám tang cho mẹ cùng hai chị. Lúc dọn dẹp đồ đạc, chị hai phát hiện một tờ di chúc do bà A viết tay được dấu kĩ trong hòm đồ đạc của bà. Bản di chúc có chữ kí và nét chữ của bà A. Nội dung bản di chúc phân chia rõ 2 con trai mỗi người được 80m<small>2</small> đất nơi bà đã sống. Hai con gái được toàn bộ tiền bà gửi tiết
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">kiệm trong ngân hàng là 400 triệu đồng gửi trong ngân hàng Saccombank. Riêng ngôi nhà và các tài sản khác trong nhà, con trai út được hưởng. Bản di chúc được trình bày rất rõ ràng, sạch đẹp, cẩn thận từng chữ, không viết tắt hay gạch xóa, chỉ vẻn vẹn trong một trang A4 nhưng đã ghi đầy đủ về các thông tin cá nhân của bà A, ngày lập di chúc là ngày 14 tháng 6 năm 2016, cùng lời căn dặn với từng đứa con xa q của bà.
Theo tình huống trên có thể thấy bản di chúc của bà A thuộc hình thức di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng. Đồng thời bản di chúc là hợp pháp và sẽ phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế (bà A chết). Vì bản di chúc đã tuân theo quy định tại Điều 630, 633 BLDS: Thứ nhất, hình thức di chúc khơng trái quy định của pháp luật, hơn thế, bản di chúc do bà A tự viết tay và có chữ kí của bà A. Thứ hai, nội dung di chúc không những không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội mà còn đầy đủ nội dung thuộc khoản 1 Điều 631. Đồng thời như trong tình huống đã nêu, bản di chúc khơng viết tắt, khơng kí hiệu, khơng tẩy xóa; do bản di chúc 1 trang nên khơng cần ghi số thứ tự. Thứ ba, bà A bị ung thư phổi nên có thể thấy, khơng bị ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Vậy nên có thể khẳng định, người lập di chúc (bà A) lúc lập di chúc là hồn tồn minh mẫn, sáng suốt. Tóm lại, bản di chúc của bà là hợp pháp nên tài sản của bà để lại sẽ được chia theo di chúc. Theo đó, 2 chị mỗi người sẽ được 45 triệu tiền mặt. 2 anh con trai mỗi người được 80 m<small>2</small>.
<i><b>b.Di chúc bằng văn bản có người làm chứng</b></i>
BLDS 2015 quy định về di chúc bằng văn bản có người làm chứng tại Điều 634:
<i>“Trường hợp người lập di chúc khơng tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mìnhđánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ítnhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản dichúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký,điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bảncó người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luậtnày”. Theo căn cứ nêu trên, có thể thấy: </i>
Di chúc bằng văn bản có người làm chứng được lập trong trường người viết không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể chọn lựa các cách lập sau: (i) tự mình đánh máy; (ii) Nếu người lập di chúc không thể tự mình viết hay đánh máy bản di chúc vì khơng biết chữ, khơng thể viết do cụt tay,.. hoặc vì lí do nào khác thì có thể nhờ người khác viết hoặc đánh máy hộ di chúc.
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">Tuy nhiên, phải có ít nhất hai người làm chứng không vi phạm điều cấm về quy định Người làm chứng cho việc lập di chúc tại Điều 632 BLDS. Người lập di chúc phải ký tên hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt người làm chứng đó. Đồng thời người làm chứng phải ký vào bản di chúc và xác nhận người lập di chúc đã ký hoặc điểm chỉ vào di chúc trước mặt mình. Thiếu một trong các yếu tố này thì bản di chúc sẽ vơ hiệu. Có thể thấy, có hai khả năng xảy ra: Một là, hai người làm chứng cùng có mặt chứng kiến việc người lập di chúc công bố ý chí và người khác ghi lại nội dung. Hai là, người lập di chúc nhờ người khác ghi lại nội dung của di chúc, sau đó người lập di chúc nhớ hai người làm chứng cho mình việc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc. Ngoài ra cũng cần lưu ý, cũng như di chúc khơng có người làm chứng việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng cũng cần phải tuân thủ theo quy định về nội dung lập di chúc tại Điều 631.
Nhận xét: Thứ nhất, so với BLDS 2005, ở hình thức này có điểm mới là bổ sung quy định cho phép di chúc có thể đánh máy. Điều này là hồn tồn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, đánh may và in ấn là cách thức phổ biến trong soạn thảo văn bản. Thứ hai, pháp luật cồn chưa chỉ rõ người làm chứng có thể cùng là người đánh máy hoặc viết hộ hay không. Điều này sẽ một phần làm giảm tính khách quan, chính xác hơn. Chẳng hạn trường hợp người để lại di sản không đọc được bản di chúc và đề nghị 2 người làm chứng, một người trong đó viết hộ. Rất có thể người viết hộ di chúc đó sẽ cố tình viết nhầm nội dung, và câu kết với người làm chứng còn lại để làm thay đổi nội dung di chúc. Thứ ba, chưa có quy định phải khai thông tin cần thiết về người làm chứng. Như vậy, khi người để lại di sản chết, bản di chúc được mang ra xét tính pháp lí, mà bản di chúc khơng có tuổi của người làm chứng thì khơng thể xác định được họ có vi phạm vào điều kiện của người làm chứng hay khơng.
Ví dụ minh họa: Bà A năm nay đã 89 tuổi, có hai người con, 1 trai, 1 gái. Con trai bà lấy vợ, đẻ ra một thằng cháu trai, nhưng cả hai vợ chồng không may bị tai nạn chết. Con gái bà do bị phỏng trong vụ tai nạn nên không lấy được chồng mà ở cùng bà. Bà A viết di chúc để lại cho cháu nội duy nhất và con gái bà, mỗi người được 20 triệu và một mảnh đất 170m2 (đều là đất nơi bà đang ở). Lúc viết, ngày 15/7/2016 di chúc bà A chỉ có 2 người hàng xóm làm chứng. Hai người làng xóm đều là người trưởng thành và bình thường về mặt nhận thức. Một trong hai người đánh máy và in ra. Sau khi xem xét, bà A liền kí vào bản di chúc. Hai người làm chứng nhận giúp bà xác nhận và sau đó kí vào bản di chúc.
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">Có thể thấy trong ví dụ trên, bản di chúc là thuộc hình thức di chúc bằng văn bản có người làm chứng. Đây là bản di chúc hợp pháp và phát sinh hiệu lực tại thời điểm mở thừa kế (bà A chết). Bởi lẽ, bản di chúc đã tuân theo quy định tại Điều 634, 631, 632 và 630: Thứ nhất, bản di chúc có hai người làm chứng (hàng xóm nên không liên quan đến nội dung di chúc; cả hai đều đã thành niên và bình thường về nhận thức). Thứ hai, bản di chúc đã có chữ kí của người để lại di sản và chữ ký xác nhận của người làm chứng. Thứ ba, khơng có dấu hiệu nào chứng tỏ người lập di chúc không minh, mẫn sáng suốt trong khi lập di chúc hay bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép lập. Thứ tư, nội dung của di chúc không những không vi phạm điều cấm của luật, khơng trái đạo đức xã hội mà cịn tuân theo quy định tại điều 631 về nội dung của di chúc. Chính vì vậy, khi bản di chúc phát sinh hiệu lực, khối tài sản của bà A để lại ẽ đưuọc dịch chuyển theo nguyện vòng của bà. Tức là cháu trai và con gái mỗi người được 20 triệu và một mảnh đất 170m<small>2</small>.
<i><b>c. Di chúc bằng văn bản có cơng chứng, chứng thực</b></i>
Như đã phân tích ở trên, di chúc bằng văn bản có cơng chứng và di chúc bằng văn bản có chứng thực là hai loại di chúc bằng văn bản. Tuy nhiên giữa hai loại này có nhiều nét tương đồng, tương tự nhau. Chính vì thế, pháp luật quy định về hai loại di chúc này trong một điều luật là Điều 635 BLDS: “Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc”.
Trong đó, chứng thực di chúc được coi là một trong những căn cứ pháp lý xác lập nội dung di chúc của người để lại di sản, việc chứng thực di chúc do UBND cấp xã tiến hành (theo điểm e khoản 2 Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP). Theo Luật công chứng năm 2014, việc công chứng di chúc do các công chứng viên hành nghề tại các tổ chức hành nghề cơng chứng (bao gồm Phịng cơng chứng và Văn phịng cơng chứng) thực hiện. Cơng chứng di chúc còn được quy định cụ thể tại Điều 56 Luật cơng chứng, theo đó, người lập di chúc phải tự mình u cầu cơng chứng di chúc.
Ngồi ra cũng cần lưu ý, BLDS cịn chỉ rõ những trường hợp không được công chứng, chứng thực tại Điều 637. Đồng thời, BLDS cũng quy định trường hợp bắt buộc
<i>phải công chứng hoặc chứng thực tại khoản Điều 630: “Di chúc của người bị hạn chếvề thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành vănbản và có cơng chứng hoặc chứng thực.”</i>
Bên cạnh đó, có thể thấy hình thức di chúc bằng văn bản có cơng chứng, chứng
<i><b>thực có thể xảy ra các khả năng sau: Một là, người lập di chúc tại nhà sau đó mang đi</b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"><i><b>công chứng, chứng thực. Hai là, người để lại di sản lập di chúc ngay tại tổ chức hành</b></i>
nghề công chứng hoặc UBND cấp xã để chứng thực được quy định cụ thể tại Điều 636 BLDS. Đối với cách thức này, cần lưu ý, trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải có người làm chứng. Người làm chúng có nghĩa vụ ký xác nhận nội dung bản di chúc và chứng kiến cơng chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng
<i><b>thực chứng nhận hoặc chứng thực di chúc. Ba là, người lập di chúc có thể u cầu</b></i>
cơng chứng viên tới chỗ của mình để lập di chúc được quy định tại Điều 639 BLDS. Trường hợp này dự liệu cho những người không thể tự đến cơ quan công chứng được. Cụ thể Khoản 2 Điều 44 Luật Cơng chứng 2014 quy địnhviệc cơng chúng có thể được tiến hành ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác khơng thể đến trụ sở
<i>được. Lưu ý, theo Điều 636 và khoản 2 Điều 639 thì thủ tục đối với trường hợp thứ</i>
hai và thứ ba được pháp luật dự liệu như sau: Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước cơng chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực. Cơng chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực di chúc ghi chép lại đầy đủ nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Sau khi xác nhận công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực đã ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình thì người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc đó. Cuối cùng, cơng chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực ký vào bản di chúc.
Ngoài ra, theo Điều 638 BLDS thì di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được cơng chứng hoặc chứng thực còn bao gồm:
<i>“1. Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đạiđội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực.</i>
<i>2. Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉhuy phương tiện đó.</i>
<i>3. Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡngkhác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó.</i>
<i>4. Di chúc của người đang làm cơng việc khảo sát, thăm dị, nghiên cứu ở vùngrừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị.</i>
<i>5. Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngồi có chứng nhận của cơquan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó.</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><i>6. Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù,người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữabệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó.”</i>
Nhận xét: Pháp luật đã quy định khá rõ và hợp ly các quy định xung quanh việc lập di chúc có cơng chứng và di chúc có chứng thực. So với các hình thức di chúc khác có thể nói đây là hình thức di chúc phổ biến nhất trong đời sống xã hội. Bởi những đặc điểm sau: Một là, thủ tục của nó khơng rườm rà và tốn nhiều cơng sức như các hình thức di chúc khác. Hai là, dù sao đi nữa bản thân hai loại di chúc này đã có sự chứng nhận hoặc chứng thực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nên nếu có tranh chấp xảy ra thì hình thức di chúc này cơ sở pháp lí vững chắc nhất, tin cậy nhất để giải quyết sự việc.
Ví dụ minh họa: Gia đình bà A là một gia đình giàu có, bà có các con là B, C, D và các cháu là E, F. Do tuổi đã cao, cộng thêm bị liệt chân, tuy nhiên bà A vẫn vô cùng minh mẫn. Bà A muốn lập di chúc nên đã yêu cầu công chứng viên tới nhà của bà để lập di chúc. Ngày 10/6/2016, công chứng viên đến nhà bà A, bà đã nêu nội dung của di chúc trước công chứng viên như sau: Mỗi người con và cháu của bà sẽ được chia bằng nhau phần cổ phiếu công ty TNHH Mikika. Tài sản của bà tổng trị giá ở các ngân hàng Vietcombank, BIDV, Viettinbank là 80 tỷ, chia cho các con B, C, D mỗi người 20 tỷ; E, F mỗi cháu 10 tỷ. Riêng đất của bà ở khu vực Hà Đông là 200 m<small>2</small> được chia đôi cho hai con trai là B và C. Công chứng viên ghi chép lại đầy đủ nội dung mà bà A đã tuyên bố. Sau khi viết xong, công chứng viên đọc cho bà A nghe, đồng thời cũng đưa bản di chúc cho bà A để xác nhận. Sau đó, bà A ký vào bản di chúc đó. Cuối cùng, cơng chứng viên ký vào bản di chúc. Đến ngày 20 tháng 6 năm 2017, bà A đột ngột ra đi vì đột quỵ. Con cháu yêu cầu công chứng viên công bố di chúc.
Trong tình huống này, bản di chúc là hồn tồn hợp pháp vì đã tuân theo các quy định của pháp luật về cả điều kiện hợp pháp được quy định tại Điều 630, bà A trong tình huống dù đã già và khó khăn trong việc đi lại nhưng rất minh mẫn, sáng suốt. Không chỉ thế, cách thức lập di chúc này đã hoàn toàn tuân theo thủ tục lập di chúc do công chứng viên lập tại chỗ ở được quy định tại Điều 639 BLDS, nhất là thủ tục của quá trình lập di chúc đã được công chứng viên thực hiện theo đúng thủ tục quy định tại Điều 636 BLDS mà Điều 639 đã trích dẫn. Chính vì vậy, khi mở thừa kế, bản di
</div>