Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Tác Phẩm Và Thể Loại Văn Học.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 66 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>Câu 1. </b>

Giới thiệu được 4 thể loại nổi bật của văn học Nga thế kỷ XIX (thơ; kịch;

<b>tiểu thuyết; truyện ngắn) (trình bày ngắn gọn đặc điểm 4 thể loại),mỗi thể loại</b> nêu tên được <b>3 tác gia; mỗi tác gia nêu được một tácphẩm tiêu biểu.</b>

<i><b>* Thơ</b></i>

“Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc

<i>Phi, Từ điển thuật ngữ văn học)</i>

- Đặc điểm:

+ Đặc trưng nội dung:

 Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức: Tính trữ tình là đặc trưng nổi bật nhất của nội dung thơ : thơ lấy điểm tựa ở sự bộc lộ thế giớinội cảm của nhà thơ trước cuộc đời. Con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh. Do đó sự miêu tả sự vật, ngoại cảnh chỉ phục tùng nhiệm vụ trữ tình, bức tranh cuộc sống trong thơ không phải là bức tranh đời sống thuần túy mà là bức tranh tâm trạng, tâm cảnh.

 Tính cá thể hóa của tình cảm trong thơ: Thơ bao giờ cũng tự biểu hiện cái tôi tác giả dù nhà thơ có ý thức điều đó hay khơng. Cái tôi là yếu tố tất yếu để chiếm lĩnh đời sống, nhưng khơng có nghĩa rằng cái tơi chính là nội dung của thơ. Nội dung của thơ phải mang ý nghĩa nhân loại : Thơ đi từ chân trời của một người đến chân trời của tất cả (Pôn Eluya).

 Chất thơ của thơ: Chất thơ chính là chất dư ba, thơ khơng nói ở những điều nó viết ra, mà nói ở những chỗ trống, chỗ trắng, chỗ im lặng giữa các chữ, các lời (ý tại ngôn ngoại).

+ Đặc trưng nghệ thuật:

 Thơ biểu hiện bằng biểu tượng, ý tượng: Thơ biểu hiện bằng biểu tượng mang nghĩa, các ý tượng, hình ảnh có ngụ ý. Biểu tượng cho phép thơ không phải kể lể, không chạy theo tính liên tục bề ngồi mà nắm bắt thẳng những hình ảnh nổi bật nhất, cơ đọng nhất, giàu hàm ý nhất của đời sống vào mục đích thể hiện. Mỗi nhà thơ có những biểu tượng, vùng ngôn ngữ riêng.

 Ngôn từ thơ được cấu tạo đặc biệt: Thứ nhất, đó là ngơn từ có nhịp điệu. Thứ hai, ngơn từ thơ có tính nhảy vọt, gián đoạn tạo thành những khoảng lặng giàu ý nghĩa. Thứ ba, ngơn từ thơ giàu nhạc tính với những âm thanh luyến láy, những từ trùng điệp, sự phối hợp bằng trắc, cách dùng vần, điệp câu, điệp ngữ.

- Tác gia/ tác phẩm tiêu biểu:

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

+ S.Esenin: Thư gửi mẹ

+ V.Maiakovsky: Đám mây mặc quần + A.S.Puskin: Con đường mùa đông

<i><b>* Kịch</b></i>

Kịch là một thể loại văn học tồn tại song song với hai thể loại khác là tự sự và trữ tình. Kịch bản văn học vừa thuộc nghệ thuật sân khấu, lại vừa thuộc nghệ thuật ngôn từ.

- Đặc điểm:  Xung đột kịch

+ Gạt đi tất cả những gì rườm rà, tản mạn không phù hợp với điều kiện sân khấu, kịch lựa chọn những xung đột trong đời sống là đối tượng mơ tả.

- Kịch tính là đặc điểm nổi bật của thể loại kịch. Khơng có xung đột, mâu thuẫn thì khơng có kịch tính.

 Hành động kịch

+ Theo Arixtot : Hành động là đặc trưng của kịch. Hành động kịch chính là cốt truyện kịch được tổ chức một cách thống nhất, chặt chẽ trong khuôn khổ của một chỉnh thể nghệ thuật. Hành động kịch không phải là những hành động đơn lẻ, ngắt quãng mà là một chuỗi hành động liên tục xoay quanh trục xung đột. Lí luận kịch gọi đó là sự thống nhất của hành động.

+ Do sự chi phối của sân khấu, cốt truyện kịch thường rất tập trung, chặt chẽ. Hành động này là kết quả của hành động trước nhưng lại là nguyên nhân thúc đẩy hành động sau.

+ Mối quan hệ giữa hành động và nhân vật kịch là trục chính để xác định tính cách nhân vật. Tác phẩm kịch thường gợi lên những nhân vật nung nấu ý chí hành động mạnh mẽ. Nhân vật kịch tự khẳng định bản chất của mình bằng hành động.

 Ngơn ngữ kịch

+ Hình thái tồn tại duy nhất của ngơn ngữ kịch là ngôn ngữ nhân vật. Tác giả xây dựng nhân vật bằng ngôn ngữ hội thoại chứ không phải bằng ngôn ngữ miêu tả (Gorki). Khi tiếp xúc kịch bản văn học, chúng ta thấy có những lời chú thích ít ỏi của tác giả. Đó thường là những gợi ý cho phương pháp dàn cảnh, cách bài trí sân khấu và diễn xuất của diễn viên.

+ Ngơn ngữ đối thoại được coi là dấu hiệu đầu tiên của ngôn ngữ kịch. Xen kẽ giữa hệ thống ngôn ngữ đối thoại theo sắc thái riêng đầy chất kịch là những mẩu độc thoại của các nhân vật. Ngôn ngữ độc thoại là tiếng nói của nhân vật chỉ nói với chính mình. Để nhân vật tự nói lên những uẩn khúc bên trong, các tác giả kịch nhằm khai thác chiều sâu tâm lí cho các nhân vật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

+ Ngôn ngữ kịch là một hệ thống ngơn ngữ mang tính hành động. Hệ thống ngơn ngữ ấy có nhiệm vụ mơ tả chân dung nhân vật kịch bằng một loạt các thao tác hành động.

+ Ngơn ngữ kịch là một hình thái ngơn ngữ hội thoại gần gũi với đời sống: súc tích, dễ hiểu và ít nhiều mang tính khẩu ngữ. Các nhân vật kịch đối đáp nhau một cách tự nhiên giản dị theo cách đối thoại trong đời sống hằng ngày.

- Tác gia/ tác phẩm tiêu biểu: + N. Gogol: Quan thanh tra + A.P.Chekhov: Vườn anh Đào + A.S.Puskin: Những bi kịch nhỏ

<i><b>*Tiểu thuyết</b></i>

Tiểu thuyết là một thể loại văn xi có thể hư cấu, thơng qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn, những hiện tượng, vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Tiểu thuyết thường mang tính chất tường thuật, kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo một chủ đề nhất định mà tác giả muốn truyền tải.

- Đặc điểm:

+ Đặc trưng nội dung

 Tiểu thuyết miêu tả cuộc sống hiện tại không ngừng biến đổi, sinh thành trên cơ sở kinh nghiệm của cá nhân.

 Tính chất văn xuôi là đặc trưng tiêu biểu cho nội dung của tiểu thuyết. Tính chất đó đã tạo nên trường lực mạnh mẽ để thể loại dung chứa toàn vẹn hiện thực, đồng hóa và tái hiện chúng trong một thể thống nhất với những sắc màu thẩm mỹ mới vượt lên trên hiện thực, cho phép tác phẩm phơi bày đến tận cùng sự phức tạp muôn màu của hiện thực đời sống.

 Nhân vật tiểu thuyết là con người nếm trải Nhân vật tiểu thuyết xuất hiện như là con người nếm trải cảm nhận, tư duy, chịu khổ đau, dằn vặt của đời.

 Tiểu thuyết chứa bao nhiêu cái thừa so với truyện vừa và truyện ngắn, nhưng chính điều đó trở thành nét đặc trưng của nhân vật về thế giới, về đời người, sự phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, sự trình bày tường tận các tiền sử của nhân vật, mọi chi tiết về quan hệ giữa người và người, về đồ vật và mơi trường, và nói chung về tồn bộ tồn tại của con người…

 Tiểu thuyết hướng về miêu tả hiện thực như cái hiện tại đương thời của người trần thuật, bằng cách xóa bỏ khoảng cách giữa người trần thuật và nội dung trần thuật. Chính khoảng cách gần gũi này làm cho tiểu thuyết trở thành một thể loại dân chủ, nó cho phép người trần thuật có thể có thái độ than mật, thậm chí suồng sã đối với nhân

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

vật của mình, và từ đó có thể nhìn hiện tượng từ nhiều chiều, sử dụng nhiều giọng nói.

 Tiểu thuyết là một thể loại mang bản chất tổng hợp. Nó có thể dung nạp thơng qua ngơn từ nghệ thuật những phong cách nghệ thuật của các thể loại văn học khác như thơ (những rung động tinh tế), kịch (xung đột xã hội), ký (hiện thực đời sống); các thủ pháp nghệ thuật của những loại hình ngoại biên như hội họa (màu sắc), âm nhạc (thanh âm), điêu khắc (sự cân xứng, chi tiết), điện ảnh(khả năng liên kết các bức màn hiện thực); và thậm chí cả các bộ môn khoa học khác như tâm lý học, phân tâm học, đạo đức học và các bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học viễn tưởng khác. v.v.

+ Đặc trưng nghệ thuật

 Nhân vật: Nhân vật tiểu thuyết được miêu tả về nhiều mặt, tinh tế, chi tiết như con người sống. Các thuộc tính của nhân vật được miêu tả trong q trình, trong tổng hịa mọi bình diện, từ ý thức đến vơ thức, từ tư tưởng đến bản năng, từ mặt xã hội đến mặt sinh vật… Sự miêu tả nhân vật ở đây đạt đến tính lập thể tồn vẹn.

 Cốt truyện tiểu thuyết có thể đơn tuyến hay nhiều tuyến, đan bện nhiều qng thời gian. Cốt truyện có thể giàu kịch tính như tiểu thuyết của Đơtxtơiepxki hay có thể pha lỗng để thể hiện chất triết lý hay chất trữ tình như L.Tơnxtơi

 Hồn cảnh trong tiểu thuyết được khắc họa, phân tích rất chi tiết. Ngồi việc cung cấp khơng gian cho nhân vật hoạt động, làm phương tiện bộc lộ tính cách, phân tích tâm lí, phân tích xã hội, tạo khơng khí chung cho tác phẩm.

 Ngơn từ trong tiểu thuyết là một hiện tượng phong phú. Tiểu thuyết mang đậm chất văn xuôi, tức là nó tái hiện cuộc sống khơng thi vị hóa, lãng mạn hóa, lí tưởng hóa như trong sử thi. Bước vào thế giới tiểu thuyết, người đọc sẽ được tiếp cận với những gì gồ ghề, trắc trở của cuộc sống như nó đang tồn tại ngồi cuộc đời.

- Tác gia/ tác phẩm tiêu biểu: + Dostoievsky: Tội ác và hình phạt + L.Tolstoy: Chiến tranh và hồ bình + K.Chapek: Khi lồi vật lên ngơi

<i><b>* Truyện ngắn</b></i>

- Đặc điểm:

Truyện ngắn là một “tác phẩm tự sự cu nhỏ, nội dung của truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống, đời tư hay thế sự nhưng cái độc đáo của nó là ngắn”

 Dung lượng truyện ngắn

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

+ Nói về dung lượng câu chữ, hầu hết các quan niệm đều thống nhất rằng truyện ngắn là hình thức tự sự cu nhỏ. Thường thì truyện ngắn có độ dài từ vài trang đến vài chục trang; cũng có những trường hợp đặc biệt, mỗi truyện chỉ có chưa đầy một trang sách như loại truyện mi ni, truyện ngắn ngắn.

+ Điều đặc biệt làm nên đặc trưng của truyện ngắn ở phương diện dung lượng là khả năng bao quá hiện thực rộng lớn. Tuy số lượng câu chữ và chất liệu đời sống được miêu tả hạn hẹp, nhưng truyện ngắn lại có khả năng khái quát hiện thực lớn lao, từ một khoảnh khắc trong cuộc đời có thể soi rọi ra cả cuộc đời, cả số phận của một lớp người, từ một nhát cắt trong quan hệ nhân sinh có thể gợi lên cả một vấn đề xã hội lớn lao. Nhân vật truyện ngắn

 Cốt truyện của truyện ngắn

+ Trước hết, cốt truyện trong truyện ngắn thường được kết cấu đơn tuyến. Nghĩa là hệ thống sự kiện ít, được kể một cách gọn gàng, tập trung thể hiện quá trình phát triển của một vài nhân vật, có khi chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời nhân vật chính.

+ Thứ hai, trong cốt truyện của truyện ngắn, chi tiết nghệ thuật giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Nhờ chi tiết mà cốt truyện được triển khai và phát triển đầy đặn, thơng qua chi tiết mà cảnh trí, tình huống, tính cách, tâm trạng, hình dáng, số phận của nhân vật được khắc họa và bộc lộ đầy đủ. Nhiều chi tiết trở thành những điểm sáng thẩm mĩ của tác phẩm, có vị trí khơng thể thiếu trong sự phát triển của cốt truyện, gắn liền với những bước ngoặt trong cuộc đời, số phận nhân vật.

+ Thứ ba, trong cốt truyện truyện ngắn, tình huống truyện là một yếu tố giữ vai trị hết sức quan trọng. Tình huống truyện là một hoàn cảnh đặc biệt, chứa đựng những mâu thuẫn, xung đột, nghịch lí của đời sống, được nhà văn sáng tạo theo lối lạ hóa, nhằm tạo ra cái cớ cho câu chuyện nảy sinh, tạo ra bối cảnh cho nhân vật suy nghĩ, hành động, từ đó bộc lộ phẩm chất tính cách của nhân vật và thể hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.

+ Thứ tư, trong cốt truyện truyện ngắn, đoạn kết tương ứng với phần mở nút cũng giữ vai trò quan trọng. Đoạn kết là nơi nhà văn kết thúc văn bản tác phẩm, là nơi mở nút cho bao biến cố sự kiện, nơi tình huống được giải quyết, và đoạn kết cũng là nơi nhà văn tập trung bút lực để thể hiện tài năng và tư tưởng nghệ thuật của mình

 Nhân vật truyện ngắn

+ Nhân vật là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật có thể có tên riêng cũng có thể khơng có tên riêng. Khái niệm nhân vật trong tác phẩm văn học có khi được sử dụng để chỉ một hiện tượng, một loài vật, loài cây hay các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống con người.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

+ Xét truyện ngắn trong quan hệ so sánh với tiểu thuyết, nếu tiểu thuyết khơng giới hạn về nhân thì truyện ngắn thường có rất ít nhân vật, thường chỉ có vài nhân vật. Nếu nhân vật trong tiểu thuyết được khắc họa một cách đầy đặn, tròn vẹn, với hành trình số phận, cuộc đời, thì nhân vật trong truyện ngắn chỉ là một khoảnh khắc, một nhát cắt trong cuộc đời con người.

 Kết cấu truyện ngắn

+ Kết cấu trong tác phẩm văn học rất phong phú và đa dạng. Các hình thức kết cấu dù phong phú và đa dạng cũng chỉ là hữu hạn trong khi thực tế sáng tác thì vơ hạn. Tong từng tác phẩm, nhà văn có thể vận dụng nhiều hình thức kết cấu khác nhau với sự sáng tạo nghệ thuật. + Kết cấu của truyện ngắn khá đơn giản, không chia thành nhiều tầng nhiều tuyến mà thường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng. Trong kết cấu truyện ngắn, các nhà văn ln nỗ lực dồn nén tư tưởng của mình vào một cốt truyện ngắn gọn, các sự kiện diễn ra trong thời gian và không gian hạn hẹp. Câu chuyện được kể chủ yếu thuộc về thời gian hiện tại, cũng có khi quá khứ, hiện tại và tương lai cùng đồng hiện. Các thành phần trong cốt truyện được tổ chức linh hoạt, phần mở đầu và giới thiệu được giản lược đến mức tối đa, các nhà văn chủ yếu tập trung vào giai đoạn cao trào và phần kết tác phẩm.

 Bút pháp nghệ thuật truyện ngắn

+ Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cu nhỏ, ngắn gọn, súc tích nhưng địi hỏi phải chứa đựng tư tưởng sâu xa và lớn lao. Đó là lối hành văn ngắn gọn, súc tích, mang nhiều ẩn ý; đó là cách miêu tả theo lối chấm phá, điểm nhãn. Ngôn ngữ trong truyện ngắn là thứ ngôn ngữ kim cương tuân theo những quy luật vàng khắc nghiệt. Mỗi chữ, mỗi câu đều chứa đựng tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả; Trong truyện ngắn khơng có chỗ cho sự thừa thải, tất cả đều phải được chọn lọc đến độ tinh luyện.

- Tác gia/ tác phẩm tiêu biểu: + A.S.Puskin: Người coi trạm + N.Gogol: Chiếc áo khoác

+ A.Chekhov: Một chuyện đùa nho nhỏ

<b>Câu 2. Pushkin</b>

Vốn văn hóa bác học và dân gian từ thời thơ ấu; Đặc điểm thơ trữ tình Pushkin (đặc điểm phong cách nghệ thuật, những chủ đề chính trong thơ trữ tình, “nỗi buồn sáng trong”, những điểm tựa tinh thần thường

<b>thấy trong vận động ý thức của nhân vật trữ tình, bài thơ Con đườngmùa đơng, Tơi u em); Đặc điểm văn xuôi Pushkin, truyện Ngườicoi trạm, Con đầm Pích.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i><b>2.1. Tác giả</b></i>

<b>a. Tiểu sử: </b>

- Pushkin sinh ra trong một gia đình giàu có, bố vốn là chủ đất giàu có su hữu rất nhiều đất đai và nô lệ, tuy nhiên Pushkin khơng hề quan tâm đến tài sản của gia đình mà giành nhiều thời gian để nghiên cứu ngôn ngữ Nga và Pháp.

- Sinh ra và lớn lên trong thời đại cả nước Nga đang bị đè nặng bởi ách thống trị của chế độ nông nô chuyên chế. Ngay từ nhỏ, ông đã thể hiện tài năng thiên phú về văn học.

- Mùa xuân năm 1820, do những bài thơ về cách mạng, Pushkin bị đày tới Sibir. Tuy nhiên, nhờ sự giúp đu của những người bạn, ông chỉ phải chịu mức án nhẹ nhất là trục xuất khỏi thành phố Sankt- Peterburg vô thời hạn.

- Sau đó, ông đã đi xuống miền Nam nước Nga, tới Kavkaz. Krym, Moldova và Kiew. Trong thời gian này, Pushkin vẫn tiếp tục sáng tác những tác phẩm có tầm ảnh hưởng rất lớn tới Văn học Nga TK XIX. - Cuộc đời của Pushkin cũng gắn liền với những người phụ nữ, nặng lịng với chữ tình. Chính đặc điểm này đã ảnh hưởng đến phong cách sáng tác của đại thi hào trong suốt cuộc đời sáng tác của mình.

<b>b. Sự nghiệp sáng tác: </b>

- Được coi là “mặt trời thi ca Nga”, Aleksandr Pushkin đã để lại cho văn học Nga cũng như thế giới một số lượng tác phẩm rất đồ sộ. Với Puskin, tình u với ơng là khơng khí, là dưung chất khơng thể thiếu, ln rất nhiệt tình và nồng cháy. Bởi vậy, tình u là chủ đề chính yếu trong sự nghiệp sáng tác văn học của ông. Pushkin đã có sáng tác rất nhiều thể loại, nhưng đặc biệt phải kể đến những đóng góp vĩ đại của ông là Thơ trữ tình - với hơn 800 bài thơ và 13 bản trường ca bất hủ.

- Pushkin cũng rất thành công với thể loại truyện ngắn, có thể kể đến Phát súng được đón nhận rất nồng nhiệt.

- Bản thân Pushkin cịn rất u thích tiểu thuyết thơ Eugene Onegin, tác phẩm này ông dành cả đời để sáng tác, tác phẩm này đã khởi xướng một truyền thống cho các tiểu thuyết Vĩ đại Nga: đi theo một vài nhân vật trọng tâm nhưng đa dạng về tông và trọng điểm.

<b>c. Phong cách sáng tác: </b>

- Pushkin được coi là đại diện chính chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Nga. Các nhà phê bình Nga từ lâu cho rằng tác phẩm của ơng đại diện cho một con đường từ trường phái Tân cổ điển, đi qua trường phái Lãng mạn để tới trường phái Hiện thực. Một đánh giá khác cho rằng "ông vừa là người theo phái Lãng mạn, lại vừa không phải".

- Thơ của Puskin thể hiện tâm hồn khao khát tự do và tình yêu của nhân dân Nga. Chính vì thế mà Bielinxki đã nhận định Puskin là “bộ bách khoa toàn thư của hiện thực đời sống Nga nửa đầu thế kỉ XIX”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

- Về nghệ thuật: Pushkin có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng và phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại. Đại thi hào Pushkin đóng vai trị to lớn trong phát triển ngơn ngữ Nga.

<i><b>2.2. Bài thơ Con đường mùa đơng</b></i>

<i>CON ĐƯỜNG MÙA ĐƠNG A.S.Pushkin -Xuyên những làn sương gợn sóngMảnh trăng mờ ảo chiếu qua,Buồn rải ánh vàng lai lángLên cánh đồng buồn giăng xa.Trên đường mùa đông vắng vẻCỗ xe tam mã băng đi</i>

<i>Nhạc ngựa đều đều buồn tẻĐều đều khắc khoải lòng quê.Bài ca của người xà íchCó gì phảng phất thân u:Như niềm vui mừng khơn xiết,Như nỗi buồn nặng đìu hiu.Khơng một mái lều, ánh lửa…Tuyết trắng và rừng bao la…Chỉ những cột dài cây sốBên đường sừng sững chào ta.</i>

<i>Ơi buồn đau, ơi cơ lẻ…Trở về với em ngày maiNhina, bên lị lửa đỏ</i>

<i>Ngắm em, ngắm mãi khơng thơi.Kim đồng hồ kêu tích tắcXoay đủ những vòng nhịp nhàng,Và xua lũ người tẻ ngắt</i>

<i>Để ta bên nhau trong đêm.Sầu lắm, Nhina, đường xa vắng,</i>

<i><b>a. Tư tưởng chủ đề của bài thơ? Hai đối cực tâm trạng của nhân vật</b></i>

trữ tình ở đầu bài thơ "Con đường mùa đông"? Hai đối cực tâm trạng này được đồng thời nhấn mạnh qua mỗi hình ảnh, âm thanh trong bài thơ như thế nào?

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “Con đường mùa đông” được Pushkin sáng tác vào mùa đông năm 1826. Khi nhà thơ đang bị đi đày ở Mikhailovskoie đã hòa với nỗi buồn chung của dân tộc sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Tháng chạp năm 1825.

<i><b>=>Tư tưởng chủ đề: Trên bề mặt trải dài xuyên suốt bài thơ là nỗi</b></i>

buồn và sự cô đơn, nhưng sau cùng không phải là một nỗi u sầu khơng cách nào thốt ly, mà nó hướng đến một niềm tin, hi vọng với vẻ đẹp thiên nhiên và con người nước Nga.

- Hai đối cực tâm trạng: + Nỗi Buồn >< Niềm Hi Vọng

 nhấn mạnh qua mỗi hình ảnh, âm thanh trong bài thơ:

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

- Nỗi buồn : +làn sương, mảnh trăng, cánh đồng, tuyết trắng, rừng bao la thiên nhiên lạnh lẽo, u buồn<sub></sub>

+ Cột dài cây số, không một mái lều, ánh lửa cảnh vật vắng lặng<sub></sub> + Nhạc ngựa buồn tẻ âm thanh chán chường<sub></sub>

+ Ơi buồn đau, ơi cơ lẻ cảm xúc cô đơn, đau buồn của chủ thể trữ<sub></sub> tình

- Niềm vui:

+ Bài ca của người xà ích Bài dân ca thân thương tình yêu với quê<sub></sub> <sub></sub> nhà

+ Nhina bên lị lửa đỏ tình u và sự ấm áp yêu thương<sub></sub>

<i><b>b. Chỉ ra mạch vận động tâm tưởng của nhân vật trữ tình hướng</b></i>

tới ý thức được những điểm tựa tinh thần (hóa giải mâu thuẫn giữa hai đối cực tâm trạng để đạt tới xúc cảm hài hòa)?

<i><b>Mạch vận động tâm tưởng trong bài thơ: Con người mang nỗi</b></i>

buồn vẫn vượt thốt, tìm đến điểm tựa tinh thần để có được niềm hi vọng vào tương lai tươi sáng.

Mâu thuẫn giữa hai đối cực ln được hóa giải tạo nên sự hài hòa.  đặc trưng con người nước Nga: sự dung hòa giữa các đối cực.

- Khổ 1: “khoảng trống u buồn” rọi chiếu bằng ánh sáng của mặt<sub></sub> trăng, bất chấp “lớp sương mù gợn sóng” để “dội ánh sáng”.

- Khổ 2: Nỗi buồn bao phủ khắp cả con đường mùa đông “buồn tẻ”, với âm thanh “đơn điệu”, “mệt mỏi” của nhạc ngựa “xe tam mã” “lao<sub></sub> đi”, sự vận động hướng về phía trước, như nỗ lực thoát khỏi sự buồn chán.

- Khổ 3: “bài ca của người xà ích”

 Xua tan nỗi buồn bằng tình cảm thân yêu

 Hai thái cực đối lập trong dải âm thanh: “nỗi buồn nặng đìu hiu” >< “niềm vui mừng khôn xiết”

- Khổ 4: Không gian vắng vẻ, lạnh lẽo (hình ảnh “rừng và tuyết”, điệp từ “khơng một”) tất cả “ngược chiều tôi”- mọi trống vắng rồi sẽ qua đi. - Khổ 5: “Buồn tẻ, sầu đau” “ngày mai, Nhina” tương lai sẽ là một<sub></sub> ngày mới với những điều rất khác, nơi tình yêu thương đang chờ đợi - Khổ 6: “Kim đồng hồ” với những “vòng quay đều đặn”: vòng lặp tẻ nhạt sự vận động của thời gian. Thời gian luôn xoay chuyển, sẽ “xua<sub></sub> đi xa lũ người tẻ ngắt”.

- Khổ 7: “Sầu lắm” cùng xuất hiện với bóng hình “Nhina”. Hai đối cực được đặt cạnh nhau, nhưng theo thứ tự “sầu lắm” “Nhina”: sau tất cả<sub></sub> cịn ở lại chính là tình yêu và hi vọng.

<i><b>c. Phân tích và chứng minh tính đối xứng của bài thơ "Conđường mùa đơng".</b></i>

- Sự đối cực giữa những hình ảnh hiu hắt buồn và ấm áp yêu thương - Sự đối cực trong trạng thái cảm xúc của chủ thể trữ tình

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

- Sự đối xứng giữa các khổ thơ 1-2-3-4-7 (nỗi buồn chủ đạo) và 5-6 (niềm hi vọng soi sáng)

- Sự đối xứng giữa đầu và cuối bài thơ: đầu cuối tương ứng: sương và trăng Nỗi buồn không khép kín mà nó khơng ngừng chảy trơi, bởi nỗi<sub></sub> buồn chính là một lẽ tất yếu của một con người giàu tình cảm và biết suy tư. Nếu khơng biết buồn đau, cũng chính là một loại thờ ơ với chính bản thân, dân tộc và cả những vẻ đẹp cần được trân trọng.

<i><b>2.3. Tôi yêu em</b></i>

<i>Tôi yêu em đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai; Nhưng khơng để em bận lịng thêm nữa, Hay hồn em phải gợn bóng u hồi. Tơi yêu em âm thầm, không hy vọng, Lúc rụt rè, khi hậm hực lịng ghen, Tơi u em, u chân thành, đằm thắm, Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em. (Thúy Tồn dịch)</i>

<i><b>a. "Tơi u em" có phải là tên chính thức của bài thơ doPushkin đặt? Điệp ngữ được lặp lại 3 lần trong bài thơ Thúy Tồn dịch</b></i>

có hồn tồn chính xác khơng? Vì sao Thúy Tồn khơng chọn phương án dịch nguyên nghĩa đại từ nhân xưng ngôi 2 số ít trong nguyên bản là "cô", mà dùng từ "em" trong kết hợp "tôi - em"?

- “Tôi yêu em” vốn không phải là tên do Pushkin đặt. Bài thơ vốn khơng đề. Trong thơ ca, có nhiều trường hợp như vậy, và khi ấy, bài thơ sẽ được gọi bằng câu thơ đầu tiên. Trường hợp “Tôi yêu em”, bài thơ được gọi bằng điệp ngữ được lặp lại ba lần trong bài thơ bởi nó mở ra ngay ở dịng đầu tiên của bài.

- Thúy Tồn dịch “Tơi u em” thực tế khơng hồn tồn chính xác. Câu thơ để chính xác phải được dịch là “Tơi đã u cơ”.

Trong tiếng Nga, có 2 đại từ nhân xưng ngơi thứ 2 số ít với 2 sắc thái đối cực:

+ một là sắc thái thân mật, gần gũi (thường dịch là anh –em); + hai là sắc thái trang trọng, xa cách (thường dịch là bà, cô, ngài, ..).  “Cô” được sử dụng với thái độ trân trọng, giữ khoảng cách

- Lí do dịch giả sử dụng tơi - em thay vì tơi- cơ là bởi lẽ cặp từ xưng hô tôi- cô không mang nhiều sắc thái tình cảm nam nữ, có thể chỉ mang hướng xã giao hoặc thậm chí với ý thù địch.

Nếu sử dụng cặp từ anh-em thì lại quá thân mật, mâu thuẫn với nội dung chủ đạo của bài thơ

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

 Cặp “tôi-em” vừa mang ý vị trang trọng, vừa tạo nên tình cảm trầm lặng mà tha thiết, khơng q suồng sã vồ vập. Ngồi ra từ tơi - em cịn tạo cảm giác sùng bái, tơn vinh người mình yêu, với tâm thế vị tha và hi sinh, đồng thời vẫn giữ được cái tơi của mình, không đánh mất bản thân.  định hướng thời gian là ở tương lai: nghĩa là việc đoạn tuyệt tình cảm vẫn nằm trong mong muốn, dự định, chứ chưa chắc chắn nhân vật trữ tình sẽ làm được, bởi tình cảm này q sâu đậm, khó qn.

<i><b>b. Ba câu thơ 5, 6, 7 cùng chung cấu trúc thế nào? Nhấn mạnh</b></i>

cực nào trong đối cực tâm trạng? Cực kia có mất đi khơng? Nhận xét về định hướng thời gian của 3 câu thơ này. Câu thơ 5-6 phân biệt thế nào với câu 7? So sánh các sắc thái tình cảm ở câu 5-6 với câu 7. Nhận xét về giọng điệu và sự thay đổi giọng điệu trong 3 câu thơ này.

- Cả ba câu đều có chung cấu trúc có 2 vị ngữ, 2 vế song hành với nhau, bổ sung thống nhất cho nhau dù là hai mặt đồng nhất hay đối lập

<i>“Không lời”- “Không hi vọng”“Sự rụt rè”-“Sự ghen tuông”“Chân thành”-“Đằm thắm”</i>

- Ba câu đều nhấn mạnh cực tình cảm, nhưng cực lí trí vẫn cịn được kiểm sốt.

- Thời gian từ q khứ đến hiện tại và sẽ có thể tiếp tục ở tương lai, bởi lời khẳng định tình cảm đã chứng minh rằng tình u của tơi trong q khứ là chân thành, một tình u chân thành khơng dễ bị lay chuyển bởi thời gian, với minh chứng là đến bây giờ tình cảm đấy vẫn cịn tồn tại. - Cặp 5,6 phân tách với câu 7 tạo nên sắc thái tình cảm khác biệt + Câu 5-6 là lời giãi bày, miêu tả trạng thái tình cảm- câu 7 là lời khẳng định tình cảm

+ Câu 5,6 vẫn là sự đấu tranh giữa lí trí và tình cảm, lí trí nhắc nhở khơng nên có hi vọng, khơng nên cất lời, nhưng tình cảm tạo nên những đợt sóng cảm xúc chao đảo: rụt rè- ghen tng

- Giọng điệu của câu 5-6 thiên về một cảm xúc bản năng nhất của người yêu và muốn được đáp lại tình u mà khơng có tư cách, vì thế câu thơ vừa có chút hờn dỗi, bức bối, vừa ngậm ngùi, xót xa >< Giọng điệu của câu 7 là một người sau tất cả mọi xúc cảm, chỉ còn lại duy nhất một điều quan trọng nhất: tôi yêu em, vì thế câu thơ bình thản và dứt khốt, quay đầu với sự rối bời của cơn bão tâm tư.

<i><b>c. Vì sao hàm ý so sánh đã chớm ở câu 7 lại đột ngột bị bỏ lửngở câu 8 (hay chỉ ứng với cả câu chứ không ứng với phần nào tách biệt</b></i>

của câu)?

Theo lẽ thơng thường thì Tơi khẳng định tình yêu sâu đậm của mình thì sau đấy sẽ phải là cầu cho em yêu được tôi/ người như tơi.

 Tơi có thể đã có ý định nói như vậy, nhưng cuối cùng tình yêu đã chiến thắng cái vị kỉ, đặt hạnh phúc của người mình yêu lên hàng đầu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i><b>d. Trọng tâm của lời cầu chúc ở câu 8 là gì và nó đột ngột hóagiải mâu thuẫn giữa các đối cực tâm trạng thế nào? Nhận xét về từ</b></i>

"người khác" kết thúc bài thơ và định hướng thời gian của câu thơ cuối. - Trọng tâm lời cầu chúc ở câu 8 là “cô/em được yêu”: chỉ cần em được u thương, thì có là tơi hay người khác cũng đều là điều tốt đẹp nhất. - Lí trí và tình cảm tưởng chừng ln mâu thuẫn, đối chọi, nay đã tìm được điểm giao thoa và đích đến cuối cùng: Lí trí bảo tơi hãy từ bỏ em, tình cảm cũng nói rằng u chính là để em được hạnh phúc, dù là bên người khác.

- Từ “người khác” là một từ đơn giản nhưng chứa đựng một sức mạnh nội tâm của nhân vật trữ tình, đủ tình cảm và sự quyết liệt với chính mình để nói ra được hai chữ đó. u là muốn chiếm hữu, muốn ở bên ngừoi mình yêu, nhưng nay tình u của tơi chỉ có thể trao cho em vào tay người khác một lựa chọn đầy đau đớn, và cũng đầy nhân văn.<sub></sub> - Lời cầu chúc cho em hướng đến tương lai: vào một thời điểm thích hợp, để nhân vật tơi có thể thanh thản nhìn em yêu người khác.

<i><b>e. Bài thơ thể hiện đặc trưng phong cách nghệ thuật thơ trữtình Pushkin thế nào? Rút ra những đặc điểm nổi bật của thơ tình yêu</b></i>

- Xúc cảm cụ thể chân thực bắt nguồn từ những trải nghiệm phong phú của chính tác giả

- Thể hiện vẻ đẹp đa dạng, tinh tế của tâm hồn con người - Tính đối xứng và sự hài hồ giữa các đối cực

- Tình u gắn với cao thượng, nhân văn chứ không bi luỵ, thiếu lí trí - Nỗi buồn khơng bị chối bỏ hay tô đậm mà là một “nỗi buồn sáng trong”, buồn nhưng vẫn hướng đến ánh sáng tích cực của tương lai

<i><b>g. Đặc điểm chung của thơ trữ tình Pushkin. Hãy nêu và lý giải</b></i>

khái quát 3 đặc điểm chung của thơ trữ tình Pushkin.

- Sự hài hịa giữa các đối cực: ơng tạo nên sự hài hoà của một chỉnh thể động qua vận động tâm tưởng của nhân vật hóa giải mâu thuẫn giữa các đối cực tâm trạng. Kết cấu đối xứng tạo ấn tượng hài hịa bên ngồi, khuynh hướng hóa giải mâu thuẫn giữa các đối cực kiến tạo sự hài hịa nội tại.

- Nỗi buồn khơng bị chối bỏ hay tô đậm mà là một “nỗi buồn sáng trong”, buồn nhưng vẫn hướng đến ánh sáng tích cực của tương lai - Thể hiện vẻ đẹp đa dạng, tinh tế của tâm hồn con người, từ đó tạo nên tư tưởng vừa cao cả vừa trần thế, hướng đến cái nhân văn, tốt đẹp.

<i><b>2.4. Truyện ngắn: Người coi trạm</b></i>

<b>Tóm tắt: </b>

Người coi trạm – kẻ độc tài của giao thơng>< Nhân vật “Tơi” nói đây là người có trách nhiệm trong cơng việc. Khi bước chân vào trạm

</div>

×