Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638.55 KB, 18 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
Trần Lục Thành<small>1</small>
Trường Đại học Ngoại thương, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Từ Thúy Anh
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
<small>Ngàynhận:26/09/2022;Ngàyhoàn thành biên tập:22/11/2022; Ngàyduyệt đăng:10/12/2022Tóm tắt: Sự phát triển mạnh mẽ của chuyển đổi số và Cách mạng công nghiệplần thứ tư đang làm thay đổi toàn bộ phương thức sản xuất, cách thức con ngườilàm ra của cải vật chất, trao đổi và tiêu thụ. Chuỗi cung ứng nơng sản nói chung vàcà phê nói riêng cũng có sự thay đổi. Việc áp dụng số hóa vào quản lý chuỗi hànghóa nông sản tạo nên ưu việt đột phá về kết nối, khả năng xử lý tự động hóa. Cơngnghệ số được áp dụng sẽ là cầu nối giữa các bên, giải quyết mọi nhu cầu ngay tứcthì trong chuỗi cung ứng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích mơ hình cấutrúc tuyến tính để phân tích mơ hình chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê tại cáctỉnh Tây Nguyên. Kết quả khảo sát 459 mẫu ở khu vực Tây Nguyên cho thấy thựctrạng doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số chuỗi cung ứng xuất khẩu cà phê theotiến trình quản lý số của tài liệu Hướng dẫn chuyển đổi số của Bộ Kế hoạch vàĐầu tư và USAID (2021). Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đối vớicác doanh nghiệp trong việc từng bước áp dụng chuyển đổi số trong thời đại Cáchmạng công nghiệp lần thứ tư.</small>
<small>Từ khóa: Chuyển đổi số, Chuỗi cung ứng, Chuyển đổi số chuỗi cung ứng, Hướngdẫn chuyển đổi số, Doanh nghiệp</small>
<small>APPLYING DIGITAL TRANSFORMATION OF EXPORT COFFEESUPPLY CHAINS OF ENTERPRISES IN THE CENTRAL</small>
<small>HIGHLANDS PROVINCES</small>
<small>Abstract: The rapid development of digital transformation and the 4.0 industrialrevolution is changing the entire mode of production - the way people create,exchange, and consume material wealth. The supply chain of agriculturalproducts, and particularly co�ee, has also changed. Applying digitalization tothe chain management of agricultural products creates enormous advantages in</small>
<small>1Tác giả liên hệ, Email: </small>
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><small>the connection and automation processing capabilities. The application of digitaltechnology will act as a bridge between the parties; while serving as a multi-tool to meet all needs in the supply chain immediately. The study uses the SEM(linear structural equation modeling) method to analyze the digital transformationmodel of the co�ee supply chain in Vietnamese Central Highlands. The resultsof the survey on 459 samples in the Central Highlands show that enterprisesare applying digital transformation in the co�ee export supply chains with eachstage of the digital management process speci ed in the Digital TransformationManual for businesses in Vietnam issued by the MPI and USAID (2021). Theimplication derived from the analysis is vital to businesses in their gradual digitaltransformation during the Fourth Industrial Revolution.</small>
<small>Keywords: Digital Transformation, Supply Chain, Digital Transformation Factor,Digital Transformation Process Management, Enterprise</small>
1. Giới thiệu
Dưới tác động mạnh mẽ của chuyển đổi số và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ngành nông nghiệp thế giới đã hình thành một phương thức sản xuất nơng nghiệp mới chưa từng có, gọi là nơng nghiệp số. Một tập hợp các công cụ, phương tiện hữu hình và vơ hình tạo nên sự phát triển có tính chất đột phá trong các ngành sản xuất nông nghiệp và chuỗi cung ứng nông sản được gọi là công nghệ số, bao gồm Internet kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), hệ thống sản xuất thực ảo (Cyber Physical System), dữ liệu lớn (Big Data), công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và dự trữ đám mây (Cloud storage) (Renda & cộng sự, 2019).
Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các tổ chức (tác nhân) có sự kết nối và phụ thuộc lẫn nhau để cùng hợp tác làm việc, kiểm soát, quản lý và cải thiện dịng chảy của vật liệu, thơng tin từ các nhà cung cấp cho đến khách hàng cuối cùng (Mentzer & cộng sự, 2001; Christopher, 2010). Với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số, chuyển đổi số, sự kết nối trực tiếp giữa cung và cầu ngày càng dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện, chuỗi cung ứng ngắn ngày càng trở nên phổ biến trong thương mại quốc tế và mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia, như đối với hộ nông dân, người tiêu dùng và nhà nước (Hung, 2020). Để có thể làm tốt chuỗi cung ứng ngắn cần áp dụng chuyển đổi số chuỗi cung ứng.
Chuỗi cung ứng nơng sản nói chung và cây cà phê nói riêng cũng có sự thay đổi mang tính cách mạng. Nhờ ứng dụng cơng nghệ số, nó giúp các nhà sản xuất tối ưu được các nguồn lực, đáp ứng chính xác các nhu cầu về hàng hố nơng sản ở từng thị trường và đến từng khách hàng (Chopra & Meindl, 2015). Chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê rõ ràng là một lợi thế cho các quốc gia và vùng lãnh thổ trong cạnh tranh quốc tế về xuất khẩu. Tuy vậy, nhận thức về vai trị của nó cũng như mạnh dạn chuyển đổi mơ hình từ truyền thống sang chuyển đổi số chuỗi cung ứng không phải quốc gia nào cũng nắm bắt được một cách nhanh chóng và Việt Nam cũng không là một ngoại lệ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">Những năm gần đây, ngành nông nghiệp Việt Nam có mức tăng trưởng vượt bậc, tạo ra nhiều giá trị kinh tế lớn, đóng góp nhiều vào giá trị xuất khẩu; đưa Việt Nam vào vị trí cao của những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp cao nhất thế giới về tốc độ tăng trưởng, giá trị và xuất khẩu; và đạt được các mục tiêu về an ninh lương thực và hỗ trợ các nước (OECD, 2015), đặc biệt đối với cà phê. Tuy nhiên, thị trường cà phê Việt Nam vẫn còn những diễn biến phức tạp, nhiều rủi ro do sự mất cân đối cung cầu cục bộ và sự tác động bởi yếu tố biến đổi khí hậu và bệnh dịch COVID-19 gây ra. Các tác động mang tính tâm lý này là do chuỗi cung ứng chưa được tổ chức tốt từ nhà sản xuất cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm và sự liên kết giữa những chủ thể thiếu chặt chẽ, dễ bị tổn thương khi có diễn biến bất thường. Thực trạng trên cho thấy giải pháp về vấn đề chuỗi cung ứng được coi là một giải pháp hiệu quả nhờ công nghệ số hỗ trợ.
Theo FAO (2020), có một số điều kiện để định hình kỹ thuật CĐS nơng nghiệp cũng như chuỗi cung ứng nông nghiệp trong các bối cảnh khác nhau. Trong đó có hai điều kiện cơ bản, thứ nhất, là điều kiện tối thiểu về yêu cầu sử dụng công nghệ bao gồm: tính khả dụng trong kết nối Internet, khả năng chi trả, công nghệ thông tin và các chính sách, chương trình hỗ trợ cho các chiến lược kỹ thuật số. Thứ hai, là điều kiện kích hoạt các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc áp dụng công nghệ: sử dụng Internet, điện thoại di động và mạng xã hội, kỹ thuật số các kỹ năng, hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh nơng nghiệp, đổi mới sáng tạo và văn hóa (phát triển tài năng), các chương trình chuyển đổi số và các chương trình khuyến khích phát triển cơng nghệ sáng tạo khác. Cả hai điều kiện tối thiểu này ở Việt Nam đã có và khơng những thế Chính phủ, các địa phương, các tập đoàn và các doanh nghiệp đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, CĐS và tiến đến Công nghệ 4.0.
Theo tài liệu hướng dẫn chuyển đổi số (Bộ Kế hoạch và Đầu tư & USAID, 2021), tiến trình CĐS phổ biến cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam bao gồm giai đoạn chuẩn bị và 3 giai đoạn để thực hiện chuyển đổi dần từ “Doing digital” sang “Being digital”. Các giai đoạn có thể được thực hiện song song hoặc nối tiếp nhau, tùy thuộc vào mục tiêu và tiềm lực hiện tại của DN. Đây là lộ trình phổ biến cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và cần được tùy chỉnh để phù hợp với hiện trạng của từng DN.
Bằng cách cải tiến Công nghệ 4.0 và gia tăng tiếp cận dữ liệu của người tiêu dùng, các doanh nghiệp đang cố gắng nâng cao dịch vụ, tính thích hợp và khả năng sử dụng kỹ thuật công nghệ của họ. Một số tác giả đã tập trung phân tích vai trị của cơng nghệ trong CĐS và Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư trong quản lý chuỗi cung ứng như nghiên cứu của Egor & cộng sự (2021) nhằm đánh giá những ảnh hưởng của chuyển đổi số và thực hiện triển khai Công nghệ 4.0 đến hiệu quả của chuỗi cung ứng trong nền kinh tế số tại Nga và Thái Lan. Kết quả nghiên cứu chỉ rõ: đầu tư vào kỹ thuật công nghệ mới sẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh bền vững cho chuỗi cung ứng của các công ty thông qua việc cải thiện khả năng tiếp cận thơng tin, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng đáp ứng và hợp tác. Công
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">nghệ Blockchain cùng với Big data, IoT, AI đem lại những ứng dụng rất hiệu quả trong quản lý chuỗi cung ứng nông nghiệp, không chỉ về quy mô, năng suất, sản lượng mà còn hiệu quả về quản lý chuỗi cung ứng (Kamilaris & cộng sự, 2019).
Bên cạnh đó, các cơng trình nghiên cứu đã chứng minh tính hiệu quả và xu hướng tất yếu của việc áp dụng CĐS và Công nghệ 4.0 vào chuỗi cung ứng hàng hố nơng sản nói chung và cà phê nói riêng như cơng nghệ Blockchain (Yuan & cộng sự, 2016; Kersten & cộng sự, 2017), cơng nghệ IoT (Kamilaris, 2019), cơng nghệ trí tuệ nhân tạo AI (Lezoche, 2020; Vaio & cộng sự, 2020), cơng nghệ điện tốn đám mây (Lezoche, 2020), dữ liệu lớn (Kamilaris, 2019; Lezoche, 2020). Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu chun sâu nào bàn về việc áp dụng CĐS trong chuỗi cà phê xuất khẩu, trong đó đưa đầy đủ các nhân tố của CĐS và Công nghệ 4.0 cùng các bên tham gia trong chuỗi cung ứng trong một mơ hình nghiên cứu. Ở Việt Nam, cũng chưa có một cơng trình nghiên cứu nào về vấn đề số hóa chuỗi cung ứng nông sản nhằm hỗ trợ xuất khẩu cho doanh nghiệp tại các tỉnh Tây Nguyên. Do vậy, đây chính là phần thiếu sót trong các nghiên cứu ở trên và đây cũng là khoảng trống nghiên cứu mà bài viết muốn tập trung giải quyết. Nội dung còn lại của bài viết được cấu trúc như sau. Phần 2 phân tích các nghiên cứu đi trước về các nhân tố cốt lõi của CĐS và đề xuất mô hình nghiên cứu, sau đó trình bày các lập luận để phát triển giả thuyết nghiên cứu. Phần 3 mô tả cách thu thập dữ liệu nghiên cứu. Phần 4 báo cáo các mối quan hệ chính, kiểm tra độ tin cậy cùng các kết quả. Phần 5 trình bày kết luận cùng một số khuyến nghị cho doanh nghiệp để thúc đẩy CĐS hiệu quả.
2. Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu 2.1 Chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Chuyển đổi số trong DN được định nghĩa là việc tích hợp, áp dụng cơng nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lý, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của DN và tạo ra các giá trị mới (Ernst & Young, 2011; Bộ Kế hoạch và Đầu tư & USAID, 2021). Có bốn giai đoạn của quá trình CĐS để DN thực hiện chuyển đổi dần là: Giai đoạn chuẩn bị, Giai đoạn 1: CĐS mơ hình kinh doanh; Giai đoạn 2: CĐS mơ hình quản trị; Giai đoạn 3: Kết nối kinh doanh và quản trị, đổi mới sáng tạo để tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới.
Khung đánh giá là một công cụ để DN thực hiện đánh giá nhanh về mức độ sẵn sàng cho CĐS. DN cần có các đánh giá và khảo sát sâu hơn để xác định lộ trình CĐS phù hợp. Khung đánh giá mức độ sẵn sàng trong CĐS cho phép người tham gia nhận biết được mức độ trưởng thành trong CĐS.
2.2 Chuỗi cung ứng
Theo Christopher (2011), chuỗi cung ứng là: “Một mạng lưới kết nối và phụ thuộc lẫn nhau, bao gồm các tổ chức làm việc cùng nhau và hợp tác cùng nhau để
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">kiểm soát, quản lý và cải thiện luồng vật liệu và thông tin từ nhà cung cấp cho đến người dùng cuối cùng”.
2.3 Chuyển đổi số chuỗi cung ứng
Chuyển đổi số chuỗi cung ứng được đặc trưng bởi sự trao đổi thơng tin mang tính chiến lược và hợp tác giữa các nhà cung cấp (tài chính, sản xuất, thiết kế, nghiên cứu và/hoặc đơn vị cạnh tranh) để tăng cường khả năng giao tiếp, liên kết hệ thống thông tin tốt hơn trong chuỗi (Chen & Paulraj, 2004). Việc chia sẻ và xử lý thông tin chuỗi cung ứng này không chỉ giới hạn ở cấp quy trình kinh doanh mà cịn bao gồm một lượng lớn dữ liệu từ các thiết bị và cảm biến, máy móc tự động và từ các ứng dụng truyền thông xã hội, được xác định là một động lực kinh doanh rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
2.3.1 Internet vạn vật (IoT)
Hệ thống điều phối dựa trên Internet vạn vật trong chuỗi cung ứng được phát triển bằng cách tích hợp trong q trình sản xuất, hậu cần và dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Công nghệ IoT chủ yếu bao gồm ba cơng nghệ chính: điện toán đám mây để quản lý dữ liệu lớn, lớp truyền dữ liệu và lớp mạng dữ liệu (Chandrakanth & cộng sự, 2014; Yadav & cộng sự, 2020).
Theo Zhao (2015), IoT có thể tạo ra một sự hợp tác mới trong chuỗi cung ứng, cung cấp các nền tảng cho các hoạt động của nông nghiệp và chuỗi cung ứng (Lezoche, 2020). Trong chuỗi cung ứng cà phê, Internet kết nối với hệ thống sản xuất thông minh như: tưới, bón phân, hệ thống cảm biến báo độ ẩm…Internet kết nối với hệ thống chế biến sau thu hoạch, phân loại, đóng gói, nhãn hiệu bao bì, lưu kho và vận chuyển cà phê, thông qua cảm biến nhận và truyền tín hiệu số, nhà xuất khẩu nắm bắt thông tin thị trường, đối tác, giới thiệu chào bán sản phẩm, thương lượng và tìm kiếm khách hàng online.
2.3.2 Trí tuệ nhân tạo (AI)
Theo Yadav & cộng sự (2020), AI được ứng dụng trong nơng nghiệp như máy móc tự động, chuyển giao các giá trị trong chuỗi cung ứng, dịch vụ và quy trình ra quyết định. Ngồi ra, AI có thể nhận dạng và cảm nhận hình ảnh, nhận dạng giọng nói (Tredinnick, 2017), lập trình ngơn ngữ (Tredinnick, 2017; Solemane, 2019), học máy (Awasthi, 2020), xử lý dữ liệu thông minh (Tredinnick, 2017; Solemane, 2019) và trợ lý ảo (Chatbot) (Awasthi, 2020; Talaviya, 2020).
2.3.3 Dữ liệu lớn (BID)
Theo Tao (2017), trong môi trường dữ liệu lớn, chuỗi cung ứng nông sản là một hệ thống bao gồm các tổ chức, con người, các hoạt động, thông tin và nguồn lực liên quan đến việc di chuyển các sản phẩm nông nghiệp từ nơi trồng trọt, cơ sở sản xuất cho đến khách hàng và người tiêu dùng cuối cùng.
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">Dữ liệu lớn có 5 đặc trưng cơ bản theo 5Vs như sau: khối lượng (volume), tốc độ (velocity), đa dạng (variety), độ chính xác (veracity) và giá trị (value) (Marr, 2015). Dữ liệu khác nhau được chia sẻ giữa tất cả các cơ sở sản xuất, trung tâm phân phối hậu cần và các điểm bán hàng, sau đó hình thành luồng dữ liệu và thúc đẩy chuỗi cung ứng lập lịch trong môi trường dữ liệu lớn (Ahearn, 2016; Tao, 2017; Barbosa, 2018).
2.3.4 Các ứng dụng (APP)
Trong chuỗi cung ứng nông sản, các phần mềm hỗ trợ tập trung ở các lĩnh vực sau: hệ thống thông tin di động tiên tiến, máy chủ cơ sở dữ liệu nông nghiệp, máy chủ truy xuất nguồn gốc, hệ thống hỗ trợ quyết định, trang web và dịch vụ di động và mạng xã hội (Aglaia, 2013; Krishnan, 2020; Verónica & Más, 2020). Đối với chuỗi cung ứng cà phê, chỉ cần thiết kế một ứng dụng là có thể quản lý kiểm sốt được toàn bộ hệ thống chuỗi từ sản xuất cho đến bán hàng và tiêu dùng cà phê. Nếu ứng dụng đó cho phép chia sẻ, mời gọi được nhiều người tham gia thì một hệ sinh thái kinh doanh cà phê số sẽ phát triển và nguồn lực sẽ được khai thác hiệu quả. 2.3.5 Nhóm quản lý tiến trình CĐS (DPM)
Theo Peter & cộng sự (2021), ba giai đoạn CĐS. Giai đoạn 1 là số hóa nhằm mã hóa thơng tin. Giai đoạn 2 là tăng mức độ tự động hóa trong số hóa, mơ tả cách thức làm tăng mức độ tự động hóa trong các quy trình thơng qua việc sử dụng các cơng nghệ kỹ thuật số. Giai đoạn 3 là chuyển đổi kỹ thuật số là giai đoạn phổ biến nhất, mô tả sự thay đổi tồn diện cơng ty dẫn đến sự phát triển của mơ hình hoạt động kinh doanh mới.
2.3.6 Nhóm chuỗi cung ứng cà phê 2.3.6.1 Nhà cung ứng (SUP)
Nhà cung ứng cà phê trên nền tảng online có cả khách hàng, người tiêu dùng nếu họ có các sản phẩm/dịch vụ đáp ứng được nhu cầu nào đó. Sự kết nối giữa nhà sản xuất với các nhà cung ứng, với thị trường tiêu thụ thông qua công nghệ cho phép nhà sản xuất tự động hóa việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm, cũng như nắm bắt kịp thời các thông tin thị trường về các sản phẩm cà phê. Nhà cung ứng bao gồm các cơng ty, chủ trang trại, các hộ gia đình trồng và kinh doanh sản phẩm (FAO, 2007; Imran & cộng sự, 2021; Hung, 2020).
2.3.6.2 Các trung gian (MID)
Khái niệm trung gian trong chuỗi cung ứng số cà phê cũng được mở rộng, không chỉ người chế biến, vận chuyển, đại lý phân phối, môi giới, thương lái cà phê mà cịn những ai có khả năng tham gia tư vấn, marketing, giới thiệu, chuyển giao các sản phẩm cà phê đến cho bên thứ ba. Nhờ công nghệ, các trung gian có thể dễ dàng tìm kiếm khách hàng cũng như tạo ra các giao dịch có lợi nhất có thể (FAO, 2007; Imran & cộng sự, 2021; Hung, 2020)
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">2.3.6.3 Khách hàng (CUP)
Trong chuỗi cung ứng số cà phê, khách hàng là bất cứ ai mua hàng hay thực hiện các giao dịch về các sản phẩm hoặc có liên quan đến cà phê. Quyền lực khách hàng ngày càng lớn, việc tìm hiểu thơng tin về sản phẩm/dịch vụ ngày nay trở nên quá dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện và được thực hiện tự động dựa trên các phần mềm ứng dụng, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo. Do vậy quyền lực khách hàng ngày càng lớn và đòi hỏi các DN phải có các chính sách hấp dẫn họ trong chuỗi cung ứng số cà phê (FAO, 2007; Imran & cộng sự, 2021; Hung, 2020).
2.4 Tác động của chuyển đổi số đến chuỗi cung ứng
Các nghiên cứu trước đã khẳng định có sự tác động rõ rệt của CĐS đối với tồn bộ và những rào cản mà các cơng ty có thể gặp phải khi thực hiện CĐS trong các hoạt động chuỗi cung ứng của mình. Có bốn rào cản chính mà các cơng ty cần phải vượt qua trong quá trình chuyển đổi số chuỗi cung ứng là tổ chức, chiến lược, văn hóa của tổ chức, nhận thức và triển khai. Xét trên góc độ tác động của từng nhân tố cốt lõi của CĐS, các học giả (Barata & cộng sự, 2018; Calatayud & cộng sự, 2019; Egor & cộng sự, 2021) cũng đưa ra các kết luận như là: nhờ công nghệ số với các thiết bị thơng minh tự động hóa đã tạo ra sự liên kết giữa hệ thống vật chất thực và ảo của các thành tố trong chuỗi cung ứng, tạo ra một dòng chảy kết nối giữa các doanh nghiệp chủ đạo với các nhà cung cấp, với các doanh nghiệp địa phương, các doanh nghiệp nhỏ, cho đến các nhà phân phối, buôn sỉ, bán lẻ, khách hàng, người mua và người tiêu dùng cuối cùng. Thông qua hệ thống này, các thành viên trong chuỗi cung ứng có thể giao tiếp trực tiếp qua lại với nhau theo đúng thời gian, đúng địa điểm, đúng nhu cầu. Các nhà sản xuất và cung ứng có thể nắm bắt được thơng tin và có kế hoạch sản xuất cung ứng kịp thời. Qua đó, mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau:
<small>Hình 1. Mơ hình nghiên cứu</small>
<small>Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8"><small>Bảng 1. Giả thuyết nghiên cứu về tác động của nhân tố</small>
<small>TTNhóm yếu tốGiả thuyết về quan hệ của các nhân tốTác động</small>
<small>Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả</small> 3. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng. Trong đó, phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng nhằm xác định các yếu tố cấu thành CĐS và chuỗi cung ứng ngắn cà phê xuất khẩu thông qua phỏng vấn sâu chuyên gia. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm đo lường ảnh hưởng của chuyển đổi số đến chuỗi cung ứng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên. Cụ thể:
Dữ liệu trong nghiên cứu định lượng là dữ liệu sơ cấp, được thu thập bằng phiếu hỏi với cách thức phỏng vấn trực tiếp. Để đạt được cỡ mẫu đủ lớn theo yêu cầu, tổng số phiếu phát ra là 597 phiếu. Địa bàn khảo sát là Tây Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương. Thời gian khảo sát được thực hiện từ tháng 12/2021 đến tháng 03/2022. Đối tượng khảo sát gồm: nhà sản xuất cà phê, DN thu mua và chế biến cà phê; DN làm công tác hậu cần; các công ty xuất khẩu cà phê; các công ty môi giới. Số phiếu thu về là 476 phiếu (tỷ lệ 79,7%). Sau khi làm sạch dữ liệu và loại bỏ các phiếu trả lời khơng có giá trị, số mẫu phiếu sử dụng được trong nghiên cứu là 459 mẫu và đạt yêu cầu về kính thước mẫu (Hair & cộng sự, 2020). Đối với các câu hỏi liên quan đến ý kiến, thang đo Likert 7 mức độ được sử dụng. Dữ liệu sau khi được làm sạch, sẽ được sử dụng để thực hiện các phân tích như kiểm định độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha và các kiểm định, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) cũng như phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Ký hiệu giải thích cho các nhân tố được thể hiện trong Bảng 2.
<small>Bảng 2. Thang đo các nhân tố trong mơ hình chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê</small>
<small>IoTIoT1 Internet đã được tích hợp trong q trình sảnxuất, hậu cần và dịch vụ đến tay người tiêudùng tại DN</small>
<small>Xue (2005); Cao(2008)</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"><small>Nhân tốMãBiến quan sátNguồn tham khảoIoT2 Điện toán đám mây, hệ thống truyền dữ liệu và</small>
<small>mạng lưới internet đã được sử dụng tại DN</small> <sup>Yadav & cộng sự</sup><small>(2020); Lezoche,(2020)IoT3 Hệ thống cảm biến, các cổng giao tiếp và các</small>
<small>ứng dụng đã được triển khai tại DN</small> <sup>Zhao (2015)</sup> <small>IoT4 Hệ thống tự động thông minh đã được ứng</small>
<small>dụng tại DN</small>
<small>IoT5 Hệ thống Internet cung cấp các nền tảng chocác hoạt động của DN trong sản xuất và kinhdoanh cà phê</small>
<small>AIARI1 DN đang sử dụng trí tuệ nhân tạo trong các</small>
<small>dịch vụ và quy trình ra quyết định</small> <sup>Awasthi (2020);</sup><small>Talaviya (2020)</small>
<small>ARI4 Lập trình ngơn ngữ đã được sử dụng trong hệ</small>
<small>thống quản lý của DN</small> <sup>Tredinnick (2017);</sup><small>Solemane (2019)ARI5 Học máy (người máy tự học) đã được triển khai</small>
<small>tại DN</small>
<small>ARI6 Xử lý dữ liệu thông minh đã được áp dụng tại DNBIDBID1 Khối lượng dữ liệu lớn đang được khai thác và</small>
<small>sử dụng tại DN</small> <sup>Ahearn (2016); Tao</sup><small>(2017); Barbosa(2018)BID2 Tốc độ thu thập dữ liệu nhanh và xử lý, lưu trữ</small>
<small>dữ liệu tự động đã được triển khai tại DNBID3 DN hiện có rất nhiều dạng dữ liệu</small>
<small>BID4 Dữ liệu của DN đã đạt được độ tin cậy/chínhxác</small>
<small>BID5 Dữ liệu của DN rất có giá trị</small>
<small>BID6 Dữ liệu lớn đã thúc đẩy lập kế hoạch chuỗicung ứng trong DN</small>
<small>APPAPP1 Hệ thống thông tin di động tiên tiến đã được áp</small>
<small>APP2 Máy chủ cơ sở dữ liệu về ngành cà phê đã được</small>
<small>sử dụng tại DNKrishnan (2019);</small><sup>Aglaia (2013);</sup>
<small>Bảng 2. Thang đo các nhân tố trong mô hình chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê (tiếp theo)</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><small>Nhân tốMãBiến quan sátNguồn tham khảoDPMDPM1 Lãnh đạo đã có nhận thức về lợi ích của CĐSFAO (2007); MPI</small>
<small>& USAID (2021)DPM2 Lãnh đạo đã có nhận thức về xu hướng CĐS</small>
<small>của DN</small>
<small>DPM3 Lãnh đạo đã có nhận thức về mức độ tích hợpsố hóa vào hoạt động của DN</small>
<small>DPM4 Lãnh đạo đã nắm bắt được quy trình CĐS vàcho áp dụng từng bước tại DN</small>
<small>DPM5 Lãnh đạo đã có nhận thức về mức độ áp dụngcơng nghệ số vào đo lường, dự báo hiệu quảhoạt động kinh doanh</small>
<small>SUPSUP1 Khả năng đáp ứng nhu cầu của nhà cung ứng</small>
<small>đối với DN rất tốt</small> <sup>FAO (2007); Imran</sup><small>& cộng sự (2021);Hung (2020)SUP2 Tính linh hoạt trong quy trình lập kế hoạch và</small>
<small>chuyển giao sản phẩm của nhà cung ứng rất tốtSUP3 Năng lực làm chủ công nghệ, sử dụng thiết bị</small>
<small>kỹ thuật số của nhà cung ứng rất tốt</small>
<small>SUP4 Năng lực trong phối hợp, chia sẻ thông tin của</small>
<small>SUP7 Mức độ sẵn sàng hợp tác của nhà cung ứng rất tốtMIDMID1 Năng lực quản lý điều hành của các nhà môi giới,</small>
<small>trung gian trong chuỗi cung ứng cà phê rất tốtMID2 Các nhà mơi giới trung gian có thái độ hợp tác</small>
<small>và chia sẻ thông tin với DN</small>
<small>MID3 Các nhà mơi giới trung gian có năng lực tài chínhMID4 Các nhà mơi giới trung gian có kiến thức về</small>
<small>cơng nghệ và thị trường</small>
<small>MID5 Các nhà môi giới trung gian có năng lực kết nốiCUPCUP1 Khách hàng và cơng chúng tin tưởng về chất</small>
<small>lượng sản phẩm của DN</small>
<small>CUP2 Khả năng đáp ứng tốt của chuỗi cung ứng trongđáp ứng nhu cầu của khách hàng</small>
<small>CUP3 Năng lực tiếp nhận công nghệ, thông tin và chiasẻ thông tin của khách hàng và công chúng rất tốtCUP4 Mức độ tiện lợi của dịch vụ trong dịch vụ khách</small>
<small>hàng của DN rất tốt</small>
<small>CUP5 Lòng trung thành của khách hàng đối với DNrất cao</small>
<small>Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giảBảng 2. Thang đo các nhân tố trong mơ hình chuyển đổi số </small>
<small>chuỗi cung ứng cà phê (tiếp theo)</small>
</div>