Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Tiểu Luận - Quản Trị Danh Mục Đầu Tư - Đề Tài - Phân Tích Cổ Phiếu Trc Và Dhg

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.01 KB, 31 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>PHẦN 1</b>

<b>TỔNG QUAN VỀ TINH HÌNH KINH TẾ VĨ MƠ VIỆT NAM</b>

Năm 2010, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp, kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực.

<b>1.1/ Tăng trưởng kinh tế </b>

Năm 2010, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tốc độ tăng GDP theo các quý trong năm 2010 có sự cải thiện. Tốc độ tăng GDP quý I đạt 5,83%, quý II là 6,4%, quý III tăng lên 7,14% và dự đoán quý IV sẽ đạt 7,41%. Uớc tính GDP cả năm 2010 có thể tăng 6,7%, cao hơn nhiệm vụ kế hoạch (6,5%) thu nhập quốc dân bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 1.160 USD. Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn phục hồi chậm chạp và trong nước gặp phải nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như trên là một thành công.

<b>1.2/ Đầu tư </b>

Kinh tế phục hồi là một nguyên nhân quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư phát triển. Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010 đã đạt được những kết quả tích cực. Ước tính tổng đầu tư tồn xã hội năm 2010 đạt 800 nghìn tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm 2009 và bằng 41% GDP. Trong đó, nguồn vốn đầu tư của tư nhân và của dân cư dẫn đầu bằng 31,2% vốn đầu tư toàn xã hội, nguồn vốn đầu tư nhà nước (gồm đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước và nguồn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước) bằng 22,5%, tăng 4,7% so với năm 2009. Những kết quả này cho thấy các nguồn lực trong nước được huy động tích cực hơn. Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tính đến hết tháng 11, cả nước thu hút được 833 dự án mới với tổng số vốn đăng ký đạt 13,3 tỷ USD, bằng 60% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó vốn thực hiện ước đạt 10 tỷ USD, tăng 9,9%. Mặc dù vốn FDI đăng ký có thấp hơn nhiều so với năm 2009 nhưng tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký lại cao hơn nhiều. Đây có thể được coi là điểm sáng trong thu hút FDI năm 2010. điểm này là đáng báo động về cả trước mắt cũng như lâu dài.

<b>1.3/ Lạm phát và giá cả </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Năm 2010 lạm phát có những diễn biến phức tạp. Từ đầu năm đến cuối tháng 8 chỉ số giá tiêu dùng diễn biến theo chiều hướng ổn định ở mức tương đối thấp, trừ hai tháng đầu năm CPI ở mức cao do ảnh hưởng bởi những tháng Tết. Tuy nhiên, lạm phát đã thực sự trở thành mối lo ngại từ tháng 9 khi CPI bắt đầu xu hướng tăng cao. Đến hết tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng tới 9,58% và mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm dưới 8% mà Quốc hội đề ra sẽ không thực hiện được.

Lạm phát và giá cả của năm 2010 tăng cao xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, sự phục hồi của nền kinh tế làm cho nhu cầu các loại hàng hóa dịch vụ đều tăng cao, cộng với thiên tai, lũ lụt ở các tỉnh miền Trung lại càng làm tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng… Thứ hai, giá của một số mặt hàng nhập khẩu của nước ta trên thị trường thế giới tăng lên do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu làm tăng chi phí sản xuất của nhiều doanh nhiệp. Thứ ba, việc điều chỉnh tỷ giá làm đồng tiền nội tệ mất giá làm cho chi phí nhập khẩu tăng lên đẩy mặt bằng giá nhiều hàng hóa tăng theo. Bên cạnh đó những nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát cao ở Việt Nam những năm trước vẫn cịn. Đó là sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư công và trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và tập đoàn lớn. Do vậy, kích cầu đầu tư thơng qua nới lỏng tín dụng cho các DNNN và tập đoàn cùng với thiếu sự thẩm định và giám sát thận trọng cũng góp phần kích hoạt cho lạm phát trở lại. Sự điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước và sự gia tăng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại ở những tháng cuối năm 2010 sẽ tiếp tục gây sức ép làm tăng lạm phát khơng chỉ những tháng cuối năm mà có thể cả trong năm 2011.

<b>1.4/ Tỷ giá </b>

Trong nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng nhà nước kiên trì chính sách ổn định đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la Mỹ. Diễn biến tỷ giá trong năm 2010 là khá phức tạp. Mặc dù NHNN đã điều chỉnh nâng tỷ giá liên ngân hàng hai lần vào tháng 2 và tháng 10, khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do luôn ở mức cao. Tỷ giá chính thức có thời điểm thấp hơn tỷ giá trên thị trường tự do tới 10%. Đến cuối tháng 11 năm 2010, tỷ giá trên thị trường tự do đã đạt mức 21.500 đồng/USD, về cuối năm tỷ giá càng biến động và mất giá mạnh, thị trường ngoại hối ln có biểu hiện căng thẳng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Những bất ổn về tỷ giá có nguyên nhân sâu xa từ những bất ổn về kinh tế vĩ mơ đó là bội chi cao, nhập siêu lớn và hiệu quả đầu tư công thấp… làm cho cầu ngoại tệ luôn lớn hơn cung ngoại tệ. Bên cạnh đó hiện tượng đầu cơ và tâm lý cũng gây áp lực mạnh mẽ lên tỷ giá. Những bất ổn trên thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đối đã tiếp tục gây ra những khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu. Hơn nữa, đồng tiền mất giá còn ảnh hưởng đến lạm phát trong nước do giá hàng nhập khẩu tăng mạnh.

<b>1.5/ Thu chi ngân sách </b>

Năm 2010, tình hình kinh tế trong nước chuyển biến tích cực đã tạo điều kiện để tăng thu ngân sách nhà nước. Thu ngân sách nhà nước năm 2010 ước đạt 520.100 tỷ đồng, vượt 12,7% so với dự toán, tăng 17,6% so với năm 2009, và đạt tỷ lệ động viên vào ngân sách nhà nước là 26,7%. Mặc dù tỷ trọng thu nội địa có tăng nhưng chiếm tỷ trọng không lớn (khoảng 60%). Việc chấp hành kỷ luật ngân sách không nghiêm, thất thu, gian lận, nợ đọng thuế, kể cả thuế nội địa và thuế xuất nhập khẩu còn lớn. Số nợ thuế chờ xử lý (chiếm hơn 20% tổng số nợ thuế) tăng khá nhiều. Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước ước đạt 637.200 tỷ đồng, tăng 9,4% so với dự toán và tăng 9% so với thực hiện năm 2009. Bội chi ngân sách năm 2010 ước khoảng 117.100 tỷ đồng, bằng khoảng 5,95% GDP, giảm so với năm 2009 (6,9%) và cũng giảm so với kế hoạch đề ra (6,2%). Đó là những kết quả rất đáng khích lệ trong bối cảnh nền kinh tế vừa trải qua cơn suy giảm. Tuy nhiên, bội chi ngân sách vẫn còn cao (chưa về mức dưới 5% như đã duy trì trong nhiều năm) và là một trong những nhân tố góp phần làm gia tăng lạm phát. Điều này cũng cảnh báo độ an toàn của ngân sách trong các năm tiếp theo nếu như khơng chủ động có các biện pháp cải cách để tạo nền tảng tăng nguồn thu cũng như tăng cường kỷ luật tài chính cho ngân sách.

<b>1.6/ Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại </b>

Năm 2010, xuất nhập khẩu khẩu của Việt Nam có nhịp độ tăng trưởng đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế của những nước vốn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU… vẫn phục hồi chậm chạp. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước đạt khoảng 70,8 tỷ USD, tăng 24,9% so với năm 2009. Xuất khẩu tăng là do sự đóng góp lớn của những mặt hàng cơng nghiệp chế biến cộng với sự phục hồi của kinh tế thế giới

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

làm cho xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản được lợi về giá. Vấn đề tồn tại lớn nhất của xuất khẩu đã bộc lộ trong nhiều năm qua là việc vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khống sản, nơng, lâm, thuỷ, hải sản, dệt may, da giầy… Hơn nữa, các mặt hàng cơng nghiệp chế biến vẫn mang tính chất gia cơng.

Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2010 ước đạt 82,6 tỷ USD, tăng 19,8% so với năm 2009. Nguyên nhân chính của sự gia tăng nhập khẩu là do kinh tế có sự phục hồi làm gia tăng nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất (chiếm khoảng 80% cơ cấu nhập khẩu). Mặc dù cả kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu đều tăng, nhưng do tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu, nên nhập siêu năm 2010 giảm xuống chỉ còn khoảng 11,8 tỷ USD, chiếm 16,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, so với những năm gần đây cán cân thương mại đã có sự cải thiện đáng kể, thể hiện quyết tâm của chính phủ trong việc kiềm chế nhập khẩu những mặt hàng khơng cần thiết. Song mức nhập siêu vẫn cịn cao cho thấy việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu vẫn cịn chậm.

<b>1.7/ Cán cân thanh tốn </b>

Nếu như năm 2009, cán cân thanh toán tổng thể thâm hụt 8,8 tỷ USD, thì năm 2010 đã có sự cải thiện đáng kể. Phần thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai năm 2010 trên thực tế có thể được bù đắp hoàn toàn bởi thặng dư trong cán cân tài khoản vốn. Tuy nhiên, dự báo cán cân thanh toán năm 2010 vẫn thâm hụt khoảng trên 2 tỷ USD do phần “lỗi và sai sót” trong cán cân tài khoản vốn gây ra. Thực tế, tình trạng căng thẳng trên thị trường ngoại hối và việc giá vàng liên tục leo thang khiến doanh nghiệp và người dân găm giữ đô la và vàng. Như vậy, việc bố trí lại danh mục đầu tư của doanh nghiệp và người dân sang các loại tài sản bằng ngoại tệ và vàng sẽ tiếp tục gây ra vấn đề “lỗi và sai sót” và thâm hụt trong cán cân thanh tốn trong năm 2010. Bên cạnh đó, mặc dù cán cân thanh toán được cải thiện trong năm 2010, lượng dự trữ ngoại hối vẫn không tăng một mặt do Ngân hàng nhà nước can thiệp vào thị trường để giữ ổn định tỷ giá, mặt khác có một lượng ngoại tệ lớn đang lưu thơng ngồi hệ thống ngân hàng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>PHẦN 2</b>

<b>PHÂN TÍCH NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN VÀ DƯỢC PHẦM2.1 NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN</b>

<b>2.1.1 Tổng quan về ngành cao su việt nam</b>

 <i>Một số đặc điểm chung của ngành cao su VN</i>

Cao su tự nhiên là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu liên tục đạt trên 1 tỷ USD/năm từ năm 2006 đến nay. Hiện nay Việt Nam đang nằm trong top 5 các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên hàng đầu thế giới cùng với Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ. Theo chiến lược phát triển cây cao su do Chính phủ đề ra, đến năm 2020 diện tích cao su phải đạt 800.000 ha với sản lượng khai thác đạt 1.200 ngàn tấn mủ. Năm 2009 sản lượng xuất khẩu cao su đạt 726.000 tấn, cao hơn so với năm 2008 nhưng kim ngạch lại giảm 23% chỉ còn 1.199 tỷ USD . Năm 2010 cả nước đã xuất khẩu 782,2 nghìn tấn cao su, trị giá 2,3 tỷ USD, tăng 6,95% về lượng và tăng 94,66% về trị giá so với năm 2009. Đưa cao su vào nhóm 13 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

 <i>Nguồn cung cao su VN</i>

Tập đồn cơng nghiệp cao su Việt Nam gồm 36 đơn vị thành viên tại Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ. Hiện tại có 5 doanh nghiệp trong ngành trồng và khai thác cao su đang niêm yết tại sàn HoSE

CTCP cao su Phước Hoà (PHR): là doanh nghiệp đứng đầu ngành CTCP cao su Đồng Phú (DPR): đứng thứ 2 sau PHR

CTCP cao su Hồ Bình (HBR): doanh nghiệp nhỏ nhất kể cả về quy mơ vốn và diện tích trồng

Nguồn cung về cao su trong nước càng ngày càng tăng lên khi diện tích trồng cao su càng ngày càng được mở rộng và sản lượng càng ngày càng tăng. Bộ Nông nghiệp đang khuyến khích mở rộng quy mơ trồng và khai thác sản lượng cao su, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế và xây dựng các dây chuyền chế biến hiện đại, áp dụng kỉ thuật nông nghiệp vào việc trồng và chăm sóc cây cao su cho năng suất cao.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

 <i>Nguồn cầu cao su VN</i>

Thị trường tiêu thụ cao su tự nhiên trong nước

Thị trường tiêu thụ cao su trong nước là khá khiêm tốn so với thị trường xuất khẩu khi chỉ chiếm từ 10-15% tổng sản lượng mủ cao su hàng năm. Hiện nay chỉ có 3 doanh nghiệp lớn trong ngành cao su tự nhiên có nhà máy chế biến sản phẩm từ cao su là Công ty cao su Sao Vàng, Công ty cao su Miền Nam, Công ty cao su Đà Nẵng. Các sản phẩm chủ yếu là: găng tay, săm lốp ô tô, băng chuyền và một số sản phẩm chuyên dụng trong y tế và điện.

Cầu cao su tự nhiên của Việt Nam trên thị trường quốc tế:

Năm 2009 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, nhu cầu tiêu thụ cao su giảm làm cho giá xuất khẩu cao su cũng giảm sút theo.

Tuy nhiên với đà phục hồi kinh tế và những chuyển biến tích cực từ đầu năm 2010 làm cho nhu cầu cao su trong năm 2010 tăng trở lại, kéo theo giá cao su cũng tăng theo. Vì vậy mà sản lượng xuất khẩu những tháng năm 2010 tăng cao. Năm 2010, mức tiêu thụ cao su thiên nhiên đạt khoảng 10,43 triệu tấn, tăng 8% so năm 2009. Điều này thể hiện sự phục hồi mạnh mẽ thị trường xuất khẩu cao su những năm tiếp theo. Việt Nam hiện nay đang đứng thứ 6 về nguồn cung cấp, thứ 5 về khai thác và thứ 3 về xuất khẩu cao su so với toàn thế giới.

Sản phẩm cao su tự nhiên của nước ta được xuất khẩu sang 70 nước khác nhau. Trong đó các thị trường chính là Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản…Trong đó thị trường Trung Quốc là thị trường chủ yếu của Việt Nam. Sản phẩm xuất khẩu chủ lực là SRV3L. Dấu hiệu không mấy khả quan của thị trường này làm cho chúng ta lo ngại và bị chi phối đối với thị trường này. Chúng ta đang tìm hướng xuất khẩu sang các thị trường chủ lực khác và tìm kiếm thêm các thị trường tiềm năng khác.

 <i>Diễn biến giá của thị trường cao su VN</i>

Cùng với xu thế chung của thị trường trên thế giới, giá cao su xuất khẩu của Việt Nam cũng theo đà tăng giảm của giá cao su thế giới và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới do có dấu hiệu khả quan về tình hình kinh tế thế giới sau khủng hoảng. Tuy nhiên chúng ta cũng phải cẩn thận với tình hình lạm phát của thị trường chủ lực

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Trung Quốc trong năm 2011 và các năm sau để tìm biện pháp kích cầu cao su sang các thị trường khác nhằm gia tăng giá trị xuất khẩu cao su tự nhiên. Chỉ có doanh nghiệp nào quy mơ thị trường xuất khẩu ít phụ thuộc vào Trung Quốc mới thoát khỏi sự chi phối này.

<b>2.1.2 Các yếu tố tác động đến ngành cao su Việt Nam</b>

 <i>Các yếu tố tác động đến nguồn cung cao su trong nước</i>

Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 của chính phủ Được nhận định là ngành chủ lực về xuất khẩu của Việt Nam. Sự phát triển của ngành có ý nghĩ quyết định đáng kể đến nền kinh tế, nó là nguyên liệu đầu vào cho một số ngành cơng nghiệp trọng điểm trong nước, do đó ngành nhận được sự quan tâm của chính phủ trong việc chỉ đạo hoạch định chiến lược phát triển. Vì vậy, Chính phủ đề ra quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 với những nội dung như sau:

Đến hết năm 2010: Trồng mới đựơc 70000 ha để diện tích cao su cả nước đạt 650000 ha, sản lượng mủ đạt 800000 tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 1,6 tỷ USD. Mở rộng công suất chế biến đạt 220000 tấn.

Đến năm 2015: Trồng mới 150000 ha để diện tích cao su cả nước đạt 800000 ha, sản lượng mủ đạt 1,1 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8 tỷ USD. Mở rộng công suất chế biến trong 5 năm đạt 360000 tấn.

Đến năm 2020: Diện tích cao su ổn định 800000 ha, sản lượng mủ đạt 1,2 tr tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD

Với đà tăng này thì Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước sản xuất và xuất khẩu cao su lớn nhất trên thế giới.

Kế hoạch phát triển cây cao su của các doanh nghiệp trồng và chế biến cao su trong nước

Dự kiến đến năm 2020, Chính Phủ sẽ giao cho tập đồn quản lí 520000 ha, trong khi quỹ đất cho trồng cao su khơng cịn nhiều. Để đạt được kế hoạch này, Tập đoàn đang xây dựng kế hoạch đầu tư sang các nước láng giềng là Lào, Campuchia, Mianma…xa hơn nữa là đầu tư sang Nam Phi. Đây là những nước là chất lượng cũng như sản lượng mủ cao su khai thác khá cao khoảng 2 tấn/ha/năm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Trong 5 năm qua, tập đoàn đã trồng mới 52.333 ha cao su trong đó 41.834 ha cao su được trồng tại Lào, Campuchia và vùng tây bắc. Trong đó Lào đã trồng được 30000 ha, Campuchia được khoảng 2000ha. Năng suất mủ bình quân đạt 1,8 triệu tấn/ha. Dự kiến đến năm 2020, Việt Nam sẽ xuất khẩu 1 triêụ tấn mủ cao su. Trở thành một trong những nước xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới.

 <i>Các yếu tố tác động đến nguồn cầu cao su trong nước</i>

Thị trường tiêu thụ nội địa

Qua cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua, nhìn lại chặng đuờng phát triển. Tập đồn cơng nghiệp cao su Việt Nam thấy rằng, chúng ta đã bỏ ngõ qua thị trường tiêu thụ nội điạ. Với chủ trương nội địa hoá và Người việt dùng hàng việt. Tập đồn đang ra sức rà sốt lại thị trường trong nước để đẩy mạnh chiến dịch kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường trong nước là tiền đề vững chắc cho sự phát triển. Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển kinh tế, trong đó lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng ln được Chính phủ quan tâm. Với đà phát triển chung, nhu cầu về phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa, vận hành khai thác nói chung và nhu cầu sử dụng các loại săm, lốp sẽ tiếp tục tăng.

Thị trường xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu của cao su Việt Nam tương đối lớn và tập trung chủ yếu ở các thị trường mạnh như Mỹ, Trung Quốc, EU…những năm vừa qua, với những nổ lực nội tại, Việt Nam đang ngày càng tìm kiếm những cơ hội mới ở các thị trường mới và hiện nay chúng ta đã xuất khẩu mủ cao su sang 70 nước khác nhau trên thế giới.

Trong đó, thị trường chủ lực là Trung Quốc. Sau khủng hoảng, Trung Quốc đang khẳng định mình là quốc gia mạnh với tốc độ tăng trưởng chóng mặt và đứng thứ 2 thế giới. Sự ấn tượng này làm nhiều quốc gia phải ngỡ ngàng và làm tấm gương cho sự học hỏi của mình. Ngành công nghiệp ô tô của Trung Quốc tăng trưởng nhanh mặc cho ngành công nghiệp này trên thế giới đang vào thời kì hồi phục. Việc phát triển này có ý nghĩa hết sức to lớn đối với nguồn cầu cao su trong nước. Do vịêc gia tăng sản lượng xuất khẩu.

Phân tích SWOT Ngành cao su  Điểm mạnh

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

 Là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất cao su, đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu cao su tự nhiên.

 Là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, liên tục đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD.

 Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, chi phí nhân cơng rẽ.

 Điều kiện thiên nhiên, khí hậu rất phù hợp với việc trồng và sản xuất cao su.

 Điểm yếu

 Sản xuất sản phẩm cao su chủ yếu ở dạng thô, chất lượng không cao, sản phẩm không đa dạng nên không được giá bằng các sản phẩm đã qua chế biến, nên bị các quốc gia nhập khẩu ép giá.

 Việc mở rộng diện tích đất trồng tại các khu vực thổ nhữơng thích hợp cho cây cao su ở Việt Nam như vùng Tây Nguyên đang ngày càng thu hẹp.

 Mặc dù là quốc gia đứng thứ 3 về xuất khẩu cao su tự nhiên nhưng các doanh nghiệp Việt Nam chỉ là người chấp nhận giá trên thị trường. Không được chủ động trong niêm yết hoặc báo giá sản phẩm.

 Cơ hội

 Sự phục hồi của nền kinh tế thế giới kéo theo nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên tăng lên.

 Giá cao su được kì vọng tăng trên thị trường do nhu cầu tăng cao.  Tập đồn cơng nghiệp cao su Việt Nam đã và đang đẩy mạnh đầu tư trồng và khai thác cao su sang Lào, Campuchia và các nước khác…bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.

 Thách thức

 Giá cao su biến động tuỳ thuộc vào giá cao su thế giới, cũng như nhu cầu nhập khẩu của các nước nhập khẩu.

 Thiên tai, bão lụt ngày càng gia tăng và mức độ ngày nghiêm trọng, dịch bệnh càng nguy hiểm. Ảnh hưởng lớn đến cây cao su.

<b>2.1.3 Triển vọng ngành cao su</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Nguồn cung cao su tại các nước sản xuất cao su chính trên thế giới tiếp tục có xu hướng giảm sâu do ảnh hưởng bởi mưa sẽ tiếp tục đẩy giá cao su lên những mức kỷ lục mới. Xu hướng này đang được minh chứng qua giá cao su trên thị trường châu Á tiếp tục đạt những đỉnh cao mới trong những phiên giao dịch đầu năm 2011..

Những tín hiệu khả quan của nền kinh tế toàn cầu, cung ngắn hạn tiếp tục hạn hẹp đã làm tăng kỳ vọng nhu cầu sẽ tăng mạnh đối với cao su, kéo theo giá sẽ tiếp tục phá vỡ những kỷ lục đã đạt được trong ngắn hạn. Nhu cầu cao su của thế giới năm 2011 sẽ đạt khoảng 11,15 triệu tấn, còn sản lượng cao su thiên nhiên của thế giới năm 2011 sẽ chỉ đạt khoảng 10,97 triệu tấn, do vậy giá vẫn trong xu hướng tăng cao do cung thấp hơn cầu (theo Hiệp hội Cao su thế giới).

Với xu hướng nguồn cung cả năm 2011 sẽ tăng so với năm 2010, thì xu hướng giá có lẽ vẫn sẽ tăng nhưng chậm lại so với những tháng đầu năm 2010, tức tăng chậm hơn nhu cầu của thị trường. Theo đánh giá của các chuyên gia ngành hàng, từ nay đến giữa năm 2011, giá cao su xuất khẩu sẽ dao động trong khoảng 5.000 USD/tấn. Dự báo giá cao su đến quý I/2011 sẽ tiếp tục ở mức cao do nguồn cung thế giới lẫn trong nước tiếp tục thiếu hụt trong khi nhu cầu nguyên liệu cho các ngành sản xuất săm lốp ô tô, nệm… trong nước ngày càng cao.

Hiệp hội Cao su Việt Nam nhận định, thị trường tiêu thụ và giá cả cao su tự nhiên của Việt Nam có nhiều thuận lợi, nhưng vẫn cịn tồn tại một số yếu tố rủi ro. Thứ nhất, cao su xuất khẩu theo đường mậu biên sang Trung Quốc tuy đã giảm, nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ khá lớn (khoảng 30% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước và chiếm 60% lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc). Thứ hai, chất lượng sản phẩm của một số nhà máy sơ chế cao su tư nhân chưa đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế đã làm ảnh hưởng đến uy tín của tồn ngành cao su Việt Nam. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội thuận lợi về giá cả để cải tiến thiết bị và công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đa dạng hóa thị trường và nâng cao giá trị cho mặt hàng cao su.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Nghiên cứu xu thế biến động của chuỗi khối lượng và giá trị xuất khẩu theo tháng qua các năm gần đây Trung tâm Tin học và Thống kê áp dụng mơ hình kinh tế lượng dự báo khối lượng xuất khẩu cao su năm 2011 đạt hơn 760 ngàn tấn với giá trị đạt gần 3 tỷ USD.

Như vậy, nếu các doanh nghiệp xuất khẩu cao su của Việt Nam tận dụng tốt cơ hội trong những tháng đầu năm 2011 thì kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2011 có triển vọng sẽ tăng từ khoảng 4-12% so với năm 2010. Nghiên cứu xu thế biến động của chuỗi khối lượng và giá trị xuất khẩu theo tháng qua các năm gần đây, Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn) áp dụng mơ hình kinh tế lượng dự báo khối lượng xuất khẩu cao su năm 2011 đạt hơn 760 ngàn tấn với giá trị đạt gần 3 tỷ USD. Đặc biệt cần tận dụng cơ hội ngay từ những tháng đầu năm 2011 đối với xuất khẩu cao su biên mậu qua thị trường Trung Quốc vì những tuần đầu năm 2011, giá cao su thiên nhiên của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái đã đạt đỉnh cao mới, 32.600 nhân dân tệ/tấn.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định, để tăng cường tính bền vững cho việc xuất khẩu và tiêu thụ cao su, các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh cung cấp nguyên liệu cho các nhà công nghiệp chế biến cao su trong nước. Nhu cầu cao su thiên nhiên trong nước dự kiến từ 16% hiện nay sẽ tăng lên 30% vào những năm 2020, tương đương khoảng 300- 400 ngàn tấn/năm; các doanh nghiệp cũng nên đảm bảo chất lượng và bao bì đóng gói theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế để mở rộng thị trường, chuyển sang xuất khẩu chính ngạch là chủ yếu.

<b>2.1.4 Phân tích theo mơ hình Porter’s 5 Forces</b>

 Tác động từ phía cung

Nguồn cung của ngành cao su thiên nhiên là đất trồng, cây trồng, lao động, phân bón. Đất trồng là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự sống còn của ngành, diện tích đất trồng và cơ cấu vườn cây sẽ tác động đến sản lượng khai thác và năng suất khai thác của ngành. Hiện nay diện tích đất dùng cho nơng nghiệp ở nước ta đang bị thu hẹp,

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

do đó nguồn cung đất trồng sẽ tác động mạnh đến ngành. Cây giống là yếu tố quan trọng nhưng tác động không lớn đối với ngành vì cây giống muốn sinh trưởng tốt còn phụ thuộc vào đất đai, thi tiếtt và kĩ thuật chăm sóc. Lao động là nguồn cung chiếm 75% đối với ngành này, nhưng hiện nay nguồn cung Việt Nam dồi dào vì thế yếu tố này ảnh hưởng không đáng kể đối vớii ngành. Phân bón là nguồn cung khơng thể thiếu đối với ngành này, nhưng nó chỉ tác động nhiều nhất đối với những vườn cây trồng mới, và đất đai bạc màu.

 Tác động từ phía nhu cầu

Như phân tích ở phần tiềm năng và triển vọng của ngành cao su tự nhiên thì nhu cầu của ngành trong thời gian tới là rất lớn, đặc biệt là sự phục hồi trở lại của ngành sản xuất ô tô của thế giới kéo theo sự tăng trưởng của ngành săm lốp mà cao su tự nhiên là nguyên liệu chính ( chiếm 50%) của ngành săm lốp. Điều này sẽ tạo ra những tác động tích cực đến các doanh nghiệp hoạt động trong ngành.

 Sản phẩm thay thế

Đối với ngành cao su tụ nhiên thì sản phẩm thay thế là cao su tổng hợp. Cao su tổng hợp được cấu tạo phần lớn từ dầu mỏ, nhưng nguồn dầu mỏ là nguồn năng lượng có hạn và phục vụ cho rất nhiều ngành cơng nghiệp. Hơn thế nữa, trong thời gian tới giá dầu có xu hướng gia tăng vì thế giá cao su tổng hợp cũng có xu hướng gia tăng theo. Do đó, áp lực đói với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành này về sản phẩm thay thế trong dài hạn sẽ không đáng kể.

 Rào cản thị trường và các đối thủ tiềm năng

Rào cản lớn nhất đối với những công ty muốn gia nhập ngành này là địi hổi phải có quỹ đát rất lớn để trồng cao su và phải có số lượng nhân cơng lớn, đặc biệt nhân cơng có tay nghề về kỉ thuật chăm sóc và khai thác mủ. Đất là loại tài nguyên có hạn, hơn thế nữa Việt Nam đang hướng đến mục tiêu cơng nghiệp hóa đất nước vào năm 2020, do đó trong thời gian tới sẽ giành diện tích đất nhiều hơn cho xây dựng cơ sở hạ tầng vì thế đất cho nơng nghiệp sẽ giảm dần. Nhân cơng thì dồi dào nhưng đát nước phát triển sẽ có sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, và nhân cơng có tay nghề trong kỉ thuật trồng, chăm sóc, khai thác mũ cao su thì chưa nhiều. Với những rào cản này thì các doanh nghiệp mới khó có thể gia nhập vào ngành. Do đó, trong thời gian tới các doanh nghiệp hiện tại vẫn giũ được vị thế riêng của mình.

 Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành

Thị trường cao su Việt Nam hiện tại Tập đồn cơng nghiệp cao su Việt Nam là đơn vị có sản có sản lượng mủ cao su lớn nhất, được đại diện bởi 5 doanh nghiệp niêm yết trên sàn: DPR, PHR, TRC, TNC, HRC. Mỗi công ty đều có quỹ đất khác nhau nên diện tích trồng và diện tích khai thác khác nhau, thêm vào đó cơ cấu vườn cao su khác nhau nên năng suất đạt được cũng khác nhau. Trong ngành cao su tự nhiên cơng ty nào có diện tích khai thác lớn và cơ cấu vườn cây trẻ thì cơng ty đó chiếm ưu thế, bởi giá bán chịu ảnh hưởng chung của giá cả thế giới. Vì thế, dự canh tranh của các công ty trong ngành không cao.

<b>2.2/ NGÀNH DƯỢC PHẨM</b>

<b>2.2.1 Tổng quan về ngành Dược Việt Nam</b>

 <i><b>Vị thế ngành dược trong nền kinh tế Việt Nam</b></i>

Theo đánh giá của tổ chức y tế thế giới (WHO), công nghiệp dược Việt Nam ở mức đang phát triển. Trong những năm qua, số dược phẩm ngày càng tăng, chứng tỏ ngành đã gia tăng đầu tư mạnh. Đa số doanh nghiệp dược đã tích lũy được nguồn vốn khá lớn từ việc gia tăng sản lượng tiêu thụ và một phần đến từ phát hành cổ phiếu huy động vốn, nhờ vậy mà các doanh nghiệp trong nước có đủ khả năng để tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực sản xuất

Ngành Dược năm 2010 trị giá khoảng 1,54 tỷ USD, chiếm 1,47% GDP cả nước (cao hơn 2009 16%). Tốc độ phát triển trung bình hàng năm của ngành từ 16 – 18%..

 <i><b>Nguồn nguyên liệu</b></i>

Tỷ lệ sản phẩm ngành dược ngày càng tăng. Tuy nhiên nguồn nguyên liệu cho ngành lại chủ yếu nhập từ nước ngồi để có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất, đặc biệt là nguồn nguyên liệu trong nước cho ngành đơng dược cịn yếu. Việt Nam phải nhập khẩu hơn 80% nguyên liệu để sản xuất thuốc đông dược. Sự phụ thuộc nguyên liệu đầu vào luôn là thách thức đối với các doanh nghiệp. Giá nguyên liệu của thế giới biến động

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

liên tục là một yếu tố hết sức bất lợi, lạm phát cao, tỷ giá ngoại hối giao động là những thách thức của các doanh nghiệp trong ngành.

Tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu và thuốc thành phẩm trong năm 2010 lên đến1,414 tỷ USD, chiếm 2,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

 <i><b>Khả năng cung cấp sản phẩm</b></i>

Thị trường thuốc tân dược Việt Nam trước đây chỉ chiếm 50% tổng số thuốc được tiêu thụ, trong khi ngành dược Việt Nam nhập khoảng 90% các nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất. Tuy nhiên, công suất đã được cải thiện dần, trong năm 2010 công nghiệp dược nội địa đã chiếm 60% thị phần. Các công ty Việt Nam đã không ngừng cải tiến các nhà máy sản xuất, tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và quan hệ đối tác với các công ty đa quốc gia và đã cung cấp được gần 60% nhu cầu thị trường trong nước trong năm 2010.

Sản xuất trong nước tăng trung bình 20% mỗi năm, riêng sản xuất nội địa năm 2010 tăng 43,35%. Sản xuất năm 2010 đạt 1,2 tỷ USD.

Đông dược là một trong những thế mạnh của Việt Nam do nền Y học dân tộc của nước ta đã có lịch sử phát triển lâu đời, người dân vẫn có truyền thống ưa chuộng sản phẩm thuốc có nguồn gốc dược liệu. Bộ Y tế đã cấp số đăng ký cho trên 2000 chế phẩm thuốc y học cổ truyền sản xuất lưu hành trên thị trường.

 <b>Nhu cầu thị trường</b>

Hiện nay, dân số ngày càng tăng, mức sống người dân ngày càng được nâng cao, sức khỏe con người được quan tâm nhiều hơn, dược phẩm trở thành một mặt hàng thiết yếu với nhu cầu ngày càng cao, tạo điều kiện cho Ngành dược phát triển. Nhu cầu về dược phẩm tăng 20% hàng năm. Chi phí bình qn cho dược phẩm năm 2009 là 19,77 USD, cao hơn năm 2008 (16,45 USD) 20%

 <i><b>Hệ thống phân phối</b></i>

Do hệ thống phân phối tân dược được xây dựng rộng khắp, từ các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn cho tới các quầy thuốc, nên thời gian qua dù phải chịu nhiều sức ép trước biến động kinh tế nhưng thị trường dược vẫn khá ổn định. Hai kênh phân phối chủ yếu vẫn là thông qua bệnh viện và nhà thuốc. Hoạt động của phần lớn doanh nghiệp dược trong nước còn dựa vào cơ chế ưu đãi của nhà nước như độc quyền nhập khẩu, hay được giao phụ trách và khai thác các chương trình quốc gia hay của địa phương.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Sản phẩm đông dược được phân phối thông qua hệ thống khá lớn, đây là một tiềm năng lớn của ngành dược Việt Nam. Hiện nay cả nước có 45 viện y học dân tộc, 242 bệnh viện đa khoa có khoa y học dân tộc, 4000 tổ chẩn trị, 30% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và trên 1000 cơ sở y học cổ truyền tư nhân.

 <i><b>Giá cả thị trường</b></i>

Hiện nay 90% nguyên vật liệu sản xuất dược trong nước phải nhập khẩu từ nước ngoài. Trong hai năm vừa qua giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, do đó giá thành dược phẩm cũng tăng theo. Trong năm 2010, số thuốc tăng giá chiếm khoảng 10% tổng số thuốc tiêu thụ. Mức tăng trung bình của thuốc nội địa là 5,4%, thuốc ngoại là 6,1%

Giá thuốc ản hưởng mạnh đến người tiêu dùng đặc biệt là những người có thu nhập thấp, vì vậy đây ln là mối quan tâm của người dân, ngành Y tế và đặc biệt là từ phía Chính phủ. Dược phẩm được xếp vào danh mục hàng hóa thực hiện bình ổn giá của Chính phủ. Điều này đã làm cho giá chỉ tăng rất ít so với chi phí đầu vào, mức tăng giá thuốc của năm 2011 được nhà nước dự kiến sẽ duy trì ở mức 3 – 5%

<b> 2.2.2 Phân tích theo mơ hình Porter’s 5 Forces</b>

<i><b>Cạnh tranh nội bộ ngành: Ngành dược là một trong những ngành có môi trường</b></i>

cạnh tranh nội bộ cao. Số lượng doanh nghiệp Việt Nam tính đến năm 2010 khoảng 200 doanh nghiệp nhưng quy mơ cịn nhỏ.

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.. Các doanh nghiệp dược trong nước hiện nay chỉ có thể bào chế các loại thuốc thông thường, cạnh tranh nhau trong thị trường nhỏ, nhưng khi Việt Nam đã gia nhập WTO, các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng nhiều. Do đó các doanh nghiệp dược trong nước khơng chỉ chịu áp lực cạnh tranh với các doanh nghiêp trong nước mà cịn phải đương đầu với các tập đồn đa quốc gia có cơng nghệ hiện đại, năng suất cao. Tính đến năm 2010, số lượng doanh nghiệp nước ngoài đăng ký kinh doanh tại Việt Nam đã lên đến gần 500 doanh nghiệp.

<i><b>Khách hàng: Dược phẩm là một trong những mặt hàng thiết yếu, khơng có sự mặc</b></i>

cả về giá thành nên sức mạnh khách hàng rất yếu trong ngành này.

<i><b>Nhà cung cấp: Hiện nay sức mạnh của nhà cung cấp còn cao do hầu hết các loại</b></i>

nguyên vật liệu để bào chế thuốc trong nước đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Khi gia nhập WTO, Việt Nam có nhiều sự lựa chọn hơn trong các thị trường nguyên vật liệu với chi phí thấp, điều này làm cho sức mạnh nhà cung cấp giảm.

</div>

×