Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Bai tap lon - Mon Tieng Viet thuc hanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 24 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN</b>

<small>Mẫu BTL/ Tiểu luận</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<i>3.1. Luyện kĩ năng viết văn miêu tả</i> 13

Tiếng Việt là một ngôn ngữ luôn gắn liền với sự phát triển của xã hội Việt Nam, chịu tác động to lớn và mạnh mẽ của các tiến trình phát triển của Việt Nam, là cơng cụ

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

giao tiếp quan trọng, là tài sản quý giá của quốc gia dân tộc. Vấn đề được đặt ra trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa là phải kế thừa được giá trị ngơn ngữ truyền thống và hội nhập như thế nào để đừng đánh mất bản sắc của tiếng Việt.

Kĩ năng sử dụng tiếng Việt trang bị kiến thức, kĩ năng cơ bản để phục vụ tốt cho dạy và học tại trường Tiểu học. Trọng tâm kiến thức nghiên cứu về các kĩ năng thực hành tiếng Việt như: Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, Rèn luyện kĩ năng viết chữ, Rèn luyện kĩ năng viết văn bản, Rèn luyện kĩ năng nghe nói - kể chuyện. Nhờ các kĩ năng này, người học có thể nâng cao năng lực giao tiếp của mình trong các hoạt động nghe, nói, đọc, viết cụ thể:

- Có kiến thức tổng hợp về kĩ năng đọc diễn cảm, viết chữ và tạo lập văn bản, nghe – nói, kể chuyện.

- Thực hiện tốt kĩ năng đọc diễn cảm nhiều loại văn bản; viết chữ theo đúng mẫu chữ Tiểu học hiện hành và tạo lập các văn bản theo nhiều phong cách; nghe – nói hiệu quả; kể chuyện diễn cảm để làm nền tảng cho vận dụng các kĩ năng này vào dạy học.

- Bước đầu hình thành kĩ năng sử dụng, phân tích và chữa lỗi sử dụng Tiếng Việt. Từ những kĩ năng cơ bản trên, giáo viên có thể tiếp tục tự học nâng cao kiến thức về Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học.

Kĩ năng sử dụng tiếng Việt coi trọng thời gian thực hành, tự rèn luyện của giáo viên, làm nền tảng cho việc tự học và vận dụng vào dạy học ở Tiểu học.

<b>II. PHẦN NỘI DUNG1. Rén kĩ năng đọc diễn cảm</b>

<i>1.1. Kĩ năng đọc thành tiếng</i>

Là hoạt động dùng mắt để nhận biết một văn bản viết và đồng thời sử dụng cơ quan phát âm phát ra thành âm thanh để người khác nghe và có thể hiểu được nội dung của văn bản thông qua giọng đọc của mình. Đọc thành tiếng vừa là hoạt động nhận tin vừa là hoạt động phát tin. Người đọc là nhân vật trung gian giữa tác giả với người nghe. Đối với giáo viên đọc thành tiếng là một hoạt động nghề nghiệp. Hình thức đọc thành tiếng được sử dụng rộng rãi trong nhà trường và trong cuộc sống.

Ví dụ: Giáo viên khi đọc mẫu cho học sinh, phải đọc thành tiếng. Đọc một bài báo một cuốn sách cho người khác cùng nghe phải đọc thành tiếng...

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Người có một giọng đọc hay và hấp dẫn không phải do trời ban sẵn cho mà phải khổ cơng rèn luyện mới có được. Với bộ máy phát âm bình thường, mọi người đều có thể đọc rõ tiếng, rõ lời và đúng chính âm; đều có thể đọc diễn cảm (trừ số ít trường hợp bộ máy phát âm hoặc hệ thống thần kinh bị khiếm khuyết). Việc luyện đọc của giáo viên cũng mang tính nghệ thuật, gần giống như việc luyện thanh đối với các ca sĩ: cũng phải tập cách lấy hơi, tập cách nhả lời sao cho “tròn vành rõ chữ”, tập để có một giọng đọc âm vang và hấp dẫn…

Kĩ năng đọc thành tiếng có hai mức độ: mức độ đọc đúng và mức độ đọc hay (đọc diễn cảm).

Kĩ năng đọc thành tiếng gồm có các kĩ năng cụ thể sau: - Kĩ năng đọc đúng chữ cái và âm tiết tiếng Việt.

- Kĩ năng đọc đúng các thể loại văn bản khác nhau.

- Các kĩ năng biểu cảm thông qua giọng đọc và ngữ điệu đọc (như: ngắt giọng, nhấn giọng, âm lượng và tốc độ đọc, thay đổi ngữ điệu đọc…).

- Kĩ năng biểu cảm thơng qua các yếu tố ngồi ngơn ngữ như: nét mặt, ánh mắt, cử

<i>- Nêu các bước chuẩn bị trước, trong và sau khi đọc diễn cảm văn bản đã chọn.</i>

<i><b>Đoạn văn trong bài Tập đọc: “Người gác rừng tí hon” SGK TV5, tập 1, trang 124– 125.</b></i>

A lô!/Công an huyện đây!//

Sau khi nghe em báo tin có bọn trộm gỗ,/ các chú cơng an dặn dị em cách phối hợp với các chú/để bắt bọn trộm,/ thu lại gỗ.//

Đêm ấy,/ lòng em như <b>lửa đốt</b>.// Nghe thấy tiếng <b>bành bạch</b> của xe chở trộm gỗ,/ em lao ra.// Chiếc xe tới gần/... tới gần,/ mắc vào sợi dây chão chăng ngang đường,/ gỗ văng ra//. Bọn trộm đang <b>loay hoay</b> lượm lại gỗ thì xe cơng an lao tới.//

Ba gã trộm đứng <b>khựng lại</b>/ như rô bốt hết pin.// Tiếng cịng tay đã vang lên <b>láchcách</b>.// Một chú cơng an vỗ vai em:/

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Cháu <b>quả là</b> chàng gác rừng <b>dũng cảm</b>!//

<i><b>Các bước chuẩn bị trước, trong và sau khi đọc diễn cảm Đoạn văn trong bài Tậpđọc: “Người gác rừng tí hon” SGK TV5, tập 1, trang 124 – 125.</b></i>

Xác định được vị trí ngắt giọng, các từ ngữ cần nhấn giọng (lửa đốt, bành bạch, loay hoay, khựng lại, lách cách, quả là, dung cảm).

Luyện đọc những từ khó cần nhấn giọng vừa nêu trên. Giải nghĩa từ ngữ: rơ bốt, cịng tay, dây chảo, loay hoay,...

Giúp học sinh tìm ra ý nghĩa đoạn văn: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thơng minh và lịng dũng cảm của một cơng dân nhỏ tuổi.

Hướng dẫn đọc diễn cảm với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.

<b>2. Rèn kĩ năng viết chữ</b>

<i>2.1. Bảng chữ cái và mẫu chữ dạy Tập viết ở trường Tiểu học</i>

Để ghi âm tiếng Việt, chữ quốc ngữ đã sử dụng 29 chữ cái (a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, I, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y), 10 tổ hợp chữ cái ghi phụ âm (ch, gh, gi, kh, ng, ngh, nh, ph, th, tr) và 5 dấu thanh (dấu huyền, dấu hỏi, dấu ngã, dấu sắc, dấu nặng) để ghi thanh điệu.

Các con chữ trong bảng chữ cái tiếng Việt được sắp xếp theo một thứ tự cố định (theo thứ tự bảng chữ cái La - tinh). Số lượng các con chữ, thứ tự các con chữ và tổ hợp các con chữ trong bảng chữ cái được dạy ở Tiểu học như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

DÊu hun DÊu hái DÊu ng· DÊu s¾c DÊu nỈng

Việc thuộc lịng thứ tự bảng chữ cái, thứ tự các dấu ghi thanh điệu như đã nói ở trên là một yêu cầu tối thiểu, phục vụ cho việc dạy tập viết ở Tiểu học, ứng dụng trong nhiều công việc của giáo viên như tra cứu từ điển, lập danh sách học sinh một cách khoa học, chính xác…

<i>a. Những điều chỉnh về mẫu chữ viết trong trường Tiểu học</i>

Từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay, mẫu chữ viết dạy trong trường Tiểu học đã trải qua một số lần thay đổi như sau:

- Điều chỉnh năm 1981 (quen gọi là mẫu chữ CCGD).

- Điều chỉnh năm 1986 (mẫu chữ theo thông tư 29/TT ngày 25/9/1986 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục).

- Mẫu chữ hiện hành, dạy theo chương trình Tiểu học mới (Quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày 14/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

- Mẫu chữ mới ban hành đã được thiết kế đảm bảo các nguyên tắc sau:

+ Khu biệt về hình dáng, kích cỡ giữa các chữ, tránh lẫn lộn với nhau và phải nằm

Để xác định kích cỡ của con chữ, người ta lấy chiều cao của những con chữ thấp nhất làm đơn vị để đo. (Ví dụ: các con chữ a, o, c…có chiều cao thấp nhất, bằng 1 đơn vị). Đồng thời khi viết mẫu chữ, người ta đã kẻ những ô vuông để thuận tiện cho việc xác định kích cỡ và toạ độ đặt bút viết mỗi con chữ.

Để giúp học sinh Tiểu học có thể viết chữ đều nhau, vở tập viết của các em được kẻ thành những dòng viết và dòng kẻ li (mỗi dòng kẻ li có khoản cách 0,25cm).

Chiều cao của các con chữ được viết đều nhau trong các dòng kẻ li (0,25cm). Chữ viết cỡ nhỏ, chiều cao tối thiểu bằng 2 dòng kẻ li (0,50cm).

Căn cứ vào độ cao của con chữ, chúng ta có thể chia chữ cái viết thường thành 5 nhóm như sau:

- Nhóm chữ cái có chiều cao cơ bản là 1 đơn vị gồm: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, c, m, n, v, x (16 con chữ).

- Nhóm chữ cái có chiều cao: 1,25 đơn vị: r,s (2 con chữ). - Nhóm chữ cái có chiều cao: 1,5 đơn vị: t (1 con chữ). - Nhóm chữ cái có chiều cao: 2 đơn vị: d, đ, p, q (4 con chữ). - Nhóm chữ cái có chiều cao: 2,5 đơn vị: b, g, h, k, l, y (6 con chữ).

<i>c. Kiểu dáng của chữ</i>

Ngoài kiểu chữ đứng, nét đều cịn có các kiểu chữ khác như: - Chữ viết đứng, nét thanh đậm.

- Chữ viết nghiêng, nét đều.

- Chữ viết nghiêng, nét thanh đậm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Trong trường Tiểu học, học sinh viết theo kiểu chữ viết đứng, nét đều là chủ yếu. Ở những nơi có điều kiện thuận lợi, có thể dạy hoặc giới thiệu thêm cho học sinh cách viết các kiểu chữ viết nghiêng (15độ), kiểu chữ nét thanh đậm.

Muốn viết được kiểu chữ nét thanh đậm, người viết không thể dung bút bi (loại bút thông dụng hiện nay) mà phải dùng bút mực hoặc bút máy có ngịi mềm để tập viết. Người viết điều khiển lực ấn đầu ngòi bút xuống mặt giấy nặng nhẹ khác nhau trong khi viết nên đã tạo được nét thanh, nét đậm cho chữ viết.

<i>2.2. Bài tập thực hành</i>

Nêu cấu tạo và quy trình thực hiện viết các chữ cái trong nhóm 4 (chữ thường và chữ hoa).

<i>a. Chữ viết thường nhóm 4: (i, k, v, h, l)</i>

<b>Chữ cái i (i)</b> - Cấu tạo: + Cao 2 ô li + Rộng 1 ô li rưỡi

+ Viết 3 nét: Nét hất, nét móc ngược phải và một dấu chấm trên đầu nét móc.

- Cách viết: Điểm đặt bút ở giữa đường kẻ dọc 1 và 2 (ĐKD1 và 2), trên đường kẻ ngang 2 (ĐKN2) viết nét hất sang phải đến giao nhau của ĐKN3 và ĐKN2. Từ điểm dừng bút ở nét 1(như hình vẽ, xoay hướng ngịi bút viết nét móc ngược phải. Điểm thấp nhất của nét móc ngược phải là chạm vào giao điểm của ĐKN1 với ĐKD2. Điểm dừng bút của nét móc ngược phải ở gia nhau của ĐKD3 và ĐKN2. Từ điểm dừng bút của nét móc ngược phải lia bút lên phía trên đầu nét móc nửa dòng kẻ để đặt dấu chấm.

<b>Chữ cái k (ca)</b> - Cấu tạo: + Cao 5 ô li + Rộng 3 ô li

+ Viết 2 nét: Nét khuyết trên và nét móc hai đầu có thắt nhỏ ở giữa.

- Cách viết: Điểm đặt bút giống điểm đặt bút chữ h (xem hình vẽ). Từ điểm đặt bút đưa lên giao nhau của ĐKD3 và ĐKN5, đổi hướng bút đưa lên ĐKN6 uốn sao cho đỉnh thật tròn (tròn dần đều) sau đó xoay cho hướng ngịi bút kéo xuống giao nhau giữa ĐKN1 và ĐKD2. Từ điểm dừng bút của nét khuyết trên, rê ngòi bút lên gần ĐKN2 viết nét móc hai đầu có thắt nhỏ ở giữa. Điểm dừng trên ĐKN2 và ở giữa ĐKD4 và 5.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>Chữ cái v (vê)</b> - Cấu tạo: + Cao 2 ô li + Rộng 3 ô li

+ Viết 1 nét: Nét móc hai đầu nhưng phần cuối có biến điệu, cuối nét kéo dài rồi lượn sang trái tại thành vòng xoắn nhỏ.

- Cách viết: Đặt bút ở giữa ĐKN2 và 3 trên ĐKD1 đưa lên trên viết nét móc hai đầu dựa vào ĐKD2. Điểm cao nhất của nét móc hai đầu chạm vào nhau giữa ĐKN3 và ĐKD2, kéo xuống điểm thấp nhất chạm vào giao nhau giữa ĐKD2 và 3, trên ĐKN1 lượn cong lên về bên phải đến giữa ĐKN2 và 3, giữa của ĐKD3 và 4 (giữa của đường chéo ô vuông nhỏ) thì đổi hướng ngịi bút tạo vịng xoắn nhỏ chạm vào giao nhau của ĐKN3 với ĐKD3. Sau đó vòng tiếp và hướng lên trên cho đến gần ĐKN3 và ĐKD4 thì dừng lại.

<b>Chữ cái h (hát)</b>

- Cấu tạo: + Cao 5 ô li + Rộng 3 ô li

+ Viết 2 nét: Nét khuyết trên và nét móc hai đầu.

- Cách viết: Điểm xuất phát từ ĐKN2, giữa ĐKN1 và ĐKN2 (vị trí số 1). Từ điểm đặt bút đưa lên giao nhau của ĐKD3 và ĐKN5, đổi hướng bút đưa lên ĐKN6 uốn sao cho đỉnh thật trịn (trịn dần đều) sau đó xoay hướng ngịi bút kéo thẳng xuống giao nhau giữa ĐKN1 và ĐKD2. Từ điểm cuối của nét khuyết trên, rê bút dọc về phía trên đầu ĐKN2 và tiếp tục viết nét móc hai đầu. Điểm thấp nhất của nét móc hai đầu là chạm vào ĐKN1, giữa ĐKD3 và 4. Điểm dừng trên ĐKN2 và ở giữa ĐKD4 và 5.

<b>Chữ cái l (lờ)</b>

- Cấu tạo: + Cao 5 ô li + Rộng 2 ô li

+ Viết 2 nét: Nét khuyết trên nối tiếp nét móc ngược phải. - Cách viết: Đặt bút trên ĐKN2 và ở giữa ĐKD1 và 2, đưa bút lượn hơi cong lên phía trên và lượn cong theo chiều mũi tên đến nơi giao nhau của ĐKN5 với ĐKD3, sau đó đưa lên sát ĐKN6 uốn cong đều và kéo thẳng xuống giao nhau của ĐKD2 với DDKN1 thì lượn cong viết nét móc ngược phải. Điểm dừng trên ĐKN2 và ở giữa ĐKD3 và 4.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i>b. Chữ viết hoa nhóm 4: (I, K, V, H, L)</i>

<b>Chữ cái I</b> - Cấu tạo: + Cao 5 ô li + Rộng 2 ô li

+ Viết 2 nét: Kết hợp nét cong trái và nét móc ngược phải. - Cách viết: Từ điểm đặt bút trên ĐKN5 giữa ĐKD2 và 3 viết nét cong trái và kéo dài thêm đến ĐKN6. Từ điểm này kéo thẳng xuống đến ĐKN2 rồi bắt đầu lượn lên phía trái đến giữa ĐKD1 và 2. Điểm kết thúc là giao điểm giữa ĐKD3 và ĐKN2.

<b>Chữ cái K</b>

- Cấu tạo: + Cao 5 ô li + Rộng 5 ô li

+ Viết 3 nét: Cong trái và lượn ngang; nét móc ngược trái, sự kết hợp của hai nét cơ bản: móc xi phải và móc ngược phải.

- Cách viết: Nét 1, lia bút lên trên đến giao điểm giữa ĐKN5 và ĐKD5 vòng bút viết nét cong bé, đưa bút hơi thẳng xuống đến quãng giữa của chữ để tạo nét thắt nhỏ ở giữa, tiếp theo là viết nét móc ngược bên phải. Điểm dừng bút là giao điểm giữa ĐKN2 và ĐKD6.

<b>Chữ cái V</b>

- Cấu tạo: + Cao 5 ô li + Rộng 5 ô li

+ Viết 3 nét: Nét cong trái và lượn ngang, nét thẳng dứng (hơi lượn ở hai đầu) và nét móc xi phải.

- Cách viết: Từ điểm đặt bút trên ĐKN5 giữa ĐKD2 và 3 viết nét cong trái và kéo dài thêm đến ĐKN6. Từ điểm đặt bút của nét cong trái, chuyển hướng ngòi bút để viết nét thẳng đứng hơi lượn ở hai đầu, đến ĐKN1 thì dừng lại. Từ điểm dừng bút của nét thẳng đứng, chuyển hướng ngòi bút lên để viết nét móc xi phải. Điểm dừng bút cuối cùng của nét móc xi phải nằm trên ĐKN5 và giữa ĐKD5 và 6.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>Chữ cái H</b>

- Cấu tạo: + Cao 5 ô li + Rộng 4 ô li

+ Viết 3 nét: Sự kết hợp của nét cong trái và nét lượn ngang; kết hợp của ba nét cơ bản: khuyết dưới (khuyết ngược), khuyết trên (khuyết xi) và móc ngược phải; nét sổ thẳng (giữa đoạn nối của hai nét khuyết).

- Cách viết: Đặt bút trên ĐKN5, giữa ĐKD2 và 3 viết nét cong về hướng trái sát với ĐKD1, sau đó đưa lên đến điểm dừng bút là giao nhau của ĐKD3 và ĐKN6 (như hình vẽ). Từ điểm cuối của nét cong trái (giao điểm của ĐKN6 và ĐKD3) viết nét khuyết dưới (như hình vẽ). Sau đó tiếp tục viết nét khuyết trên. Đoạn cuối của nét này vòng lên về bên phải và kết thúc ở giao nhau của ĐKN2 với ĐKD6. Lia bút lên trên vào giữa

+ Viết 1 nét: Được tạo bởi ba nét: Cong dưới, lượn dọc và lượng ngang nối liền nhau, tạo vòng xoắn to ở đầu chữ và vịng xốn nhỏ ở chân chữ.

- Cách viết: Đặt bút ở trên điểm giao nhau ĐKN6 và ĐKD3 theo chiều mũi tên (như hình vẽ) xuống đến 2,5 ơ li (theo hình vẽ), viết nét cong dưới lượn trở lên rồi vòng sang giữa ĐKD4 và 5 lên ĐKN6, chuyển hướng ngòi bút tiếp tục viết nét lượn dọc (lượn hai đầu) đến sát ĐKN1, tạo vịng xốn nhỏ ở chân chữ, điểm dừng bút tại giao nhau của ĐKD5 và ĐKN1

<i>c. Thực hành viết chữ cái và văn bản</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>3. Rèn kĩ năng viết văn bản</b>

<i>3.1. Kĩ năng viết văn miêu tả</i>

<b>Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc hình dung ra được những đặcđiểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh... làm chonhững cái đó hiện lên trước mắt người đoc.Qua đó người đọc khơng chỉ cảm nhậnđược vẻ bề ngồi mà còn hiểu rõ được bản chất bên trong của đối tượng, sự vật.</b>

- Trình tự thời gian: Tình tự này thường được dùng trong các dạng văn tả cảnh cây cối, tả sinh hoạt (thời gian trong năm: theo mùa; thời gian trong ngày…).

- Trình tự khơng gian: Thường được dùng trong dạng văn tả cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt (từ gần-> xa; từ bao quát-> cụ thể).

- Trước hết, ngơn ngữ phải phong phú, giàu hình ảnh và có sức biểu cảm lớn - Bên cạnh đó ngơn ngữ trong văn miêu tả phải thật chính xác.

- Biết sử dụng từ láy, tính từ chỉ màu sắc, đường nét, âm thanh, kết hợp sử dụng từ ngữ biểu cảm, các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ... sử dụng kết hợp

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

các kiểu câu một cách sáng tạo.

- Ngồi ra ngơn ngữ trong văn miêu tả phải là thứ ngơn ngữ có sức liên tưởng, tức là có khả năng gợi chí tưởng tượng cho người đọc

- Cuối cùng phải nói tới việc sắp xếp ngơn ngữ trong câu văn tả, đoạn văn tả.

- Đằng sau mỗi bức tranh tả cảnh phải là những thái độ rõ ràng, những tấm lòng, những tâm hồn nhạy cảm, biết rung động trước cái đẹp . Đó chính là chất trữ tình trong văn miêu tả.

- Có thể bộc lộ trực tiếp bằng những câu cảm thán, bằng những lời bình, lời nhận xét. Hoặc gián tiếp qua nghệ thuật sử dụng từ ngữ, câu văn…

<i>3.2. Bài tập thực hành</i>

<i>- Lập dàn ý bài văn miêu tả con vật</i>

(1) Phần mở bài:

Có thể trực tiếp hoặc gián tiếp

a) Mở bài trực tiếp: Giới thiệu trực tiếp con vật được tả. b) Mở bài gián tiếp:

- Dùng từ ngữ giàu hình ảnh để giới thiệu gợi mở giúp người mọi người có liên tưởng đến con vật được tả.

- Nêu những mối tương quan xoay quanh con vật sẽ tả rồi giới thiệu đối con vật

- Dùng các biện pháp tu từ phù hợp như: So sánh, liệt kê, ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ… thể hiện rõ tính cách và hành động của con vật, nên đưa tính nhân hoá vào con vật nhằm làm sinh động thêm cho bài văn miêu tả.

- Nêu các mối liên hệ của con vật với con người, con vật với các đối tượng khác. Lợi ích, con vật được miêu tả với con người cũng như thế giới xung quanh.

(3) Phần kết bài:

a) Kết bài khơng mở rộng:

Nêu tình cảm của của bản thân đối với các con vật đang miêu tả.

Những lợi ích của con vật mang lại giúp bản thân người miêu tả có được những tình cảm đó.

</div>

×