Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Nhận diện quan hệ Lao động bằng hợp đồng lao động trong quản trị doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.1 KB, 13 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b><small>NHẬN DIỆN QUAN HỆ LAO ĐỘNG BẰNG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRONG QUẢN TRỊ DOANH DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH Ở NƯỚC TA. </small></b>

<b><small>PGS.TS. Hồ Xuân Thắng1</small></b>

<b>Tóm tắt: Dẫu biết rằng hợp đồng là sự thoả thuận giao ước giữa hai hay nhiều bên </b>

<i>quy định các quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia, thường được viết thành văn bản<small>2</small>. </i>

Tuy nhiên, dưới góc độ kinh doanh, thương mại theo pháp luật hiện hành, mối quan hệ lao động trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp phụ thuộc đa số vào tính sở hữu tài sản hoặc tính chun mơn để hình thành hợp đồng lao động. Bài viết này Tác giả tập trung phân tích những quy định của pháp luật hiện hành nhận diện các vị trí quản trị doanh nghiệp thuộc khối doanh nghiệp tư nhân đặt trong mối quan hệ lao động bằng hợp đồng lao động để

<i>cùng nhau trao đổi. </i>

<i><b>Từ khóa: Hợp đồng lao động; Quản trị doanh nghiệp theo hợp đồng lao động; </b></i>

<b>Đặt vấn đề: </b>

Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở

<i>và người sử dụng lao động về việc làm có trả cơng, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động</i><small>3</small>. Ở góc độ kinh doanh, họat động thương mại nhằm mục đích sinh lời của các chủ thể kinh doanh ngoài việc bảo đảm thực hiện đúng những cam kết để thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên thông qua các loại hợp đồng chuyên ngành, trong đó có hợp đồng lao động do pháp luật lao động điều chỉnh. Nhìn nhận theo phương diện quản trị trong doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp hiện hành, vị trí quản lý, hoạt động của doanh nghiệp thường gắn liền với quyền sở hữu tài sản khi họ góp vốn vào điều lệ cơng ty. Các vị trí quản lý trong doanh nghiệp luôn tiềm ẩn yếu tố lao động giữa một bên là người sử dụng lao động với người lao động nhưng chưa được quy định rõ ràng, hợp lý nên nhiều chủ thể kinh doanh không xác định đúng mối quan hệ lao động bằng hợp đồng lao động do pháp luật lao động điều chỉnh, dẫn đến việc chưa thống nhất trong thực tiễn. Để hợp đồng lao động trong vị trí quản trị doanh nghiệp được thực thi một cách có hiệu quả thì khơng thể xem nhẹ tính tương thích của nó đối với quy định có liên quan đến vị trí tổ chức quản lý trong các công ty thuộc khối doanh nghiệp tư nhân hiện nay ở nước ta. Việc xác định quan hệ lao động bằng hợp đồng đối với bộ máy quản trị như Hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch công ty hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) cần cụ thể hóa đa chiều từ đó đề ra những kiến nghị phù hợp để nâng cao

<b>giá trị thực thi pháp luật thúc đẩy sự phát triển bền vững của các chủ thể kinh doanh. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>1. Xác định vị trí quản lý là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) và các vị trí quản lý khác trong cơng ty TNHH hai thành viên trở lên. </b>

Xác định các vị trí quản trị trong doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, thương mại trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta theo góc nhìn của hợp đồng lao động thì công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có cơ cấu quản lý tập thể những thành viên góp vốn liên kết với nhau để hoạt động với mục đích sinh lời. Luật doanh nghiệp có

<i>quy định: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ </i>

<i>tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.<small>4</small></i> Quy định này cho thấy, vị trí Chủ tịch hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) của công ty là những người góp vốn vào cơng ty, đương nhiên sẽ nằm trong Hội đồng thành viên.

Xuất phát từ bản chất là một pháp nhân, cơ cấu tổ chức quản trị trong loại hình cơng

<i>ty này thừa nhận chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên, như sau: Hội đồng thành viên </i>

<i>bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty<small>5</small>. Cụm từ “có thể kiêm” được hiểu vị trí quản lý là Tổng giám đốc </i>

(Giám đốc) trong công ty TNHH hai thành viên trở lên được Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm nhiệm nếu doanh nghiệp đó có nhu cầu và được thống nhất chung theo nguyên tắc đa số của các thành viên cịn lại bởi tính chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp vào doanh nghiệp của các thành viên hội đồng thành viên. Ví dụ, Hội đồng thành viên công ty TNHH TM-DV Minh Châu (Cty TNHH 2 TV trở lên) bầu Anh Châu làm Chủ tịch nhưng điều lệ công ty không quy định Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc thì trong công ty này Anh Châu là Chủ tịch sẽ không kiêm vị trí Tổng giám đốc. Như vậy mối quan hệ lao động ở vị trí Tổng giám đốc trong công ty này sẽ là một thành viên khác hoặc thuê người khác làm Tổng giám đốc của công ty. Thực tiễn pháp lý trong nền kinh tế thị trường của nước ta có quy định tiêu chuẩn để xác định mối quan hệ pháp luật vị trí Tổng giám đốc trong công ty

<i>TNHH 2 thành viên trở lên, như sau: Là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công </i>

<i>ty hoặc người không phải là thành viên, có trình độ chun mơn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ cơng ty<small>6</small>. Quy định này thể hiện tính linh hoạt </i>

trong việc xác định tiêu chí thiết lập quan hệ lao động bằng hợp đồng lao động ở những vị trí quản trị doanh nghiệp mà Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm hoặc không kiếm chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc). Trong thực tế thời gian qua, quy định này rất hạn chế, kiềm hãm sự phát triển doanh nghiệp nhất là khối doanh nghiệp tư nhân không sử dụng nguồn vốn của nhà nước. Quy định này cũng vơ hình trung tạo sự nhầm lẫn cho một số doanh nghiệp gia đình căn cứ tính cứng nhắc để áp dụng với vị trí Tổng giám đốc (Giám đốc) phải tham gia góp vốn với tỷ lệ 10 % vốn điều lệ. Luật doanh nghiệp 2014 và 2020

<i>đã khắc phục hạn chế này, chỉ cần: “i) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều </i>

<small> </small>

<small>4 Khoản 1 điều 54 Luật doanh nghiệp 2020 5 Tại khoản 1 điều 56 Luật doanh nghiệp 20206Điểm b khoản 1 điều 57 Luật doanh nghiệp 2005 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<i>17 của Luật DN và ii) Có trình độ chun mơn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định”<small>7</small>. </i>

Xét ở vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì đó là những vị trí quản lý doanh nghiệp có mối quan hệ lao động theo Bộ luật lao động hiện hành điều chỉnh. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp chỉ quy định chức danh Tổng giám đốc trong công ty sẽ được xác định quan hệ lao động bằng hợp đồng lao động. Đối với mối quan hệ lao động ở vị trí Chủ tịch cơng ty thì mặc nhiên được thừa nhận bằng nghị quyết bầu, bãi nhiệm diễn ra tại kỳ họp Hội đồng thành viên chứ khơng có lệ thuộc vào việc thiết lập bằng hợp đồng lao động. Tại điểm đ khoản 2 điều 55 Luật doanh

<i>nghiệp năm 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên như sau: Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành </i>

<i>viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty”. Như vậy, Luật doanh nghiệp không quy định Chủ tịch Hội đồng thành </i>

viên công ty phải thiết lập quan hệ lao động bằng hợp đồng lao động với công ty.

Mặt khác quy định trên không hợp lý để xác lập quan hệ lao động trong cơng ty đối với vị trí quản lý là Tổng giám đốc (Giám đốc). Tức là thẩm quyền ký kết và chấm dứt hợp

<i>đồng lao động với Tổng giám đốc (Giám đốc) Công ty thuộc về tập thể Hội đồng thành </i>

<i>viên chứ không quy định người đứng đầu Hội đồng thành viên là Chủ tịch Hội đồng thành </i>

viên cơng ty. Nhìn nhận dưới góc độ khoa học pháp lý, quan hệ quản lý này trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên rất bất cập, khó áp dụng trong thực tiễn và mối quan hệ lao động bằng hợp đồng lao động khơng hợp pháp, rủi ro rất cao. Bởi vì, tại khoản 1 điều 55

<i>Luật doanh nghiệp 2020 có quy định: Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất </i>

<i>của công ty, bao gồm tất cả thành viên công ty là cá nhân và người đại diện theo ủy quyền của thành viên công ty là tổ chức. Việc ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc </i>

Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty sẽ thuộc về tất cả các thành viên trong hội đông thành viên là một điều rất phi lý, phản khoa học. Giả sử, Công ty TNHH TM – DV Long Hải có 50 thành viên thì ai là người có thẩm quyền ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty? Chẳng lẽ tất cả 50 thành viên này đều có quyền ký và chấm dứt để kết thúc hợp đồng lao động? Nếu như vậy thì hợp đồng lao động giữa cơng ty với Tổng giám đốc cơng ty có giá trị pháp lý không?

Tác giả không đồng ý với quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu cho rằng thẩm quyền ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty thuộc về Chủ tịch Hội đồng thành viên của cơng ty. Bởi vì quy định về quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên tại khoản 2 điều 56 Luật doanh nghiệp không quy định Chủ tịch có thẩm quyền ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên

<small> </small>

<small>7 Khoản 1 và 2 điều 64 Luật doanh nghiệp 2020</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty. Mặt khác, không thể căn cứ vào quyền và nghĩa vụ của tập thể Hội đồng thành viên để hiểu nhiệm vụ ký và kết thúc hợp đồng lao động thuộc về người đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

Rõ ràng trong quản trị kinh doanh của doanh nghiệp là công ty TNHH 2 thành viên trở lên pháp luật hiện hành thừa nhận mối quan hệ lao động giữa công ty với Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc công ty (Giám đốc) nhưng việc điều chỉnh quan hệ lao động đó bằng hợp đồng lao động thì còn bất cập chứa đựng rất nhiều rủi ro bất lợi cho các bên trong quan hệ lao động được pháp luật bảo vệ. Đó chính là thẩm quyền “ký và chấm dứt để kết thúc hợp đồng lao động thì hợp đồng lao động giữa cơng ty với Tổng giám đốc (Giám đốc)” thuộc về vị trí quản lý nào trong công ty. Vấn đề đặt ra là mối quan hệ lao động trong các loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH 2 thành viên trở lên cần thiết phải được pháp luật bảo vệ một cách tuyệt đối bằng hợp đồng lao động. Để tách bạch mối quan hệ quyền tài sản với quan hệ quản lý nhằm mang lại hiệu quả hoạt động cao hơn trong hoạt động kinh doanh thương mại với mục đích sinh lời của họ trong thực tiễn thì khơng thể xem nhẹ việc thiết lập quan hệ lao động bằng hợp đồng lao động. Ngược lại, một bản hợp đồng lao động ở vị trí quản lý trong kinh doanh, thương mại thuộc loại hình doanh nghiệp là cơng ty TNHH 2 thành viên trở lên không đúng thẩm quyền ký kết thì bản hợp đồng lao động đó sẽ bị vô hiệu trong thực tiễn.

<b>Kiến nghị: Để bảo đảm tính hợp pháp trong quan hệ lao động bằng hợp đồng lao </b>

động theo Bộ luật lao động điều chỉnh, cần phải sửa đổi bổ sung quy định của Luật doanh nghiệp 2020 đối với vị trí quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thnahf viên trở lên, như sau:

<i>- Bãi bỏ cụm từ “ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, </i>

<i>Kế toán trưởng, Kiểm soát viên và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty” đối </i>

vơi quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên quy định tại điểm đ khoản 2 điều 55 Luật doanh nghiệp 2020

<i>- Bổ sung thẩm quyền “ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám </i>

<i>đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty” </i>

quy định về quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành

<b>viên trở lên tại khoản 2 điều 56 Luật doanh nghiệp 2020 </b>

<b>2. Nhận diện mối quan hệ lao động bằng hợp đồng lao động đối với vị trí quản trị trong công ty TNHH một thành viên. </b>

Trong cơng ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên có cơ cấu tổ chức quản lý rất khác biệt so với những mơ hình quản trị doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Theo quy định tại điểm a và b khoản 1 điều 79 Luật doanh nghiệp 2020 thì cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>động theo một trong hai mơ hình sau đây: i) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám </i>

<i>đốc; ii) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Mặt khác, đối với công ty </i>

trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một cá nhân làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động giống như điểm a khoản 1 điều 79: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc<small>8</small>.

Xét về mối quan hệ lao động trong loại hình cơng ty TNHH một thành viên, có thể thấy vị trí quản lý trong cơng ty bao gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc). Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp hiện hành có quy định về trách nhiệm của thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác, Kiểm soát viên với 5 khoản riêng biệt và chế độ được hưởng tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty đối với người quản lý cơng ty và Kiểm sốt viên<small>9</small>.

Như vậy, người quản lý khác và Kiểm soát viên cũng là những vị trí quản lý như Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc trong công ty trách nhiệm một thành viên. Từ đó chúng ta nhận thấy trong loại hình doanh nghiệp này ở nước ta, vị trí quản lý đó đương nhiên có mối quan hệ lao động theo Bộ luật lao động điều chỉnh. Nhưng xét ở góc độ hợp đồng lao động thì Hội đồng thành viên trong cơng ty trách nhiệm

<i>một thành viên là tổ chức không điều chỉnh bởi hợp đồng lao động. Bởi vì: Hội đồng thành </i>

<i>viên có từ 03 đến 07 thành viên. Thành viên Hội đồng thành viên do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm với nhiệm kỳ không quá 05 năm. Hội đồng thành viên nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của điều lệ công ty, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan</i><small>10</small>.

Có nghĩa là tất cả các thành viên trong công ty TNHH một thành viên là tổ chức xuất thân từ một pháp nhân khác có thể hiểu họ đang đại diện nguồn vốn góp của cơng ty mẹ tại cơng ty con với loại hình là cơng ty TNHH một thành viên. Khi công ty mẹ cử từ 3 đến 7 thành viên làm chủ sở hữu ủy quyền thì trong cơng ty TNHH một thành viên đó mới xuất hiện hội đồng thành viên nhưng mối quan hệ lao động của những thành viên trong hội đồng thành viên này đã xuất hiện trước đó. Ví dụ cơng ty Cổ phần TM-ĐT Mạnh Xuân cử 5 cổ đông làm chủ ở hữu ủy quyền để thành lập công ty TNHH MTV Xuân Mạnh. Tất cả 5 thành viên thuộc hội đồng thành viên của cơng ty Xn Mạnh đã có mối quan hệ lao động với công ty Mẹ là công ty Cổ phần TM-ĐT Mạnh Xuân, cho nên họ đều lệ thuộc vào sự bổ nhiệm, miễn nhiệm của người sử dụng lao động là công ty mẹ với nhiệm kỳ làm thành viên là 5 năm. Theo khoản 1 điều 80 Luật doanh nghiệp thì vị trí quản lý là Chủ tịch hội đồng thành viên của công ty TNHH MTV Xuân Mạnh do chủ sở hữu công ty Cổ phần TM-ĐT Mạnh Xuân bổ nhiệm hoặc do các thành viên Hội đồng thành viên bầu theo nguyên

<small> </small>

<small>8 Theo Khoản 1 điều 85 Luật doanh nghiệp 2020 9 Tại điều 83 và 84 Luật doanh nghiệp 2020 10 Theo k1 điều 80 Luật doanh nghiệp 2020 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

tắc đa số bằng trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ cơng ty<small>.</small> Vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên được bổ nhiệm hay được bầu thì mối quan hệ lao động bằng hợp đồng lao động cũng đều do chủ sở hữu là công ty mẹ (công ty Cổ phần TM-ĐT Mạnh Xuân) thiết lập với Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH MTV Xuân Mạnh. Như vậy, hợp đồng lao động đối với vị trí Chủ tịch hội đồng thành viên trong công ty TNHH một thành viên là tổ chức xuất hiện ở hai tình huống riêng biệt là do chủ sở hữu bổ nhiệm hoặc sau khi công ty TNHH MTV Xuân Mạnh được tất cả các thành viên trong hội đồng thành viên bầu.

Chủ thể ký kết hợp đồng lao động này theo quy định một bên người sử dụng lao động là chủ sở hữu và một bên người lao động là chủ tịch hội đồng thành viên. Tuy nhiên Luật doanh nghiệp hiện hành khơng có quy định cụ thể thẩm quyền ký và kết thúc hợp đồng lao động trong trường hợp công ty ủy quyền làm đại diện chủ sở hữu trong công ty TNHH một thành viên mặc dù nhiệm kỳ của Chủ tịch hội đồng thành viên là 5 năm theo loại hợp đồng lao động có thời hạn là 24 tháng và 36 tháng. Đây là một hạn chế rất lớn, thiếu tính thống nhất trong cách hiểu và thực hiện quy định của pháp luật doanh nghiệp có liên quan đến quan hệ lao động bằng hợp đồng trong thực tiễn từ trước đến nay. Giả sử hợp đồng lao động có thể ký kết với loại hợp đồng 24 tháng và 36 tháng để đủ 5 năm một nhiệm kỳ làm Chủ tịch hội đồng thành viên thì hợp đồng lao động này cũng bị vô hiệu bởi thầm quyền ký kết hợp đồng lao động là người sử dụng lao động không rõ ràng, không phù hợp với quy định của pháp luật. Thực tiễn cho thấy rất nhiều hợp đồng đã ký kết nhưng rủi ro pháp lý rất cao, các cơ quan bảo vệ tư pháp cũng không có đủ cơ sở để bảo vệ hợp đồng này khi có những tranh chấp thực tế liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng lao động.

Đối với vị trí là Tổng giám đốc (Giám đốc) quy định tại khoản 1 điều 82 Luật doanh nghiệp 2020 được hiểu là trong khối doanh nghiệp tư nhân có 2 loại hình cơng ty TNHH một thành viên. Đó là cơng ty TNHH một thành viên là tổ chức và công ty TNHH một thành viên là cá nhân đều có vị trí quản lý Tổng giám đốc (Giám đốc). Mối quan hệ lao động trong công ty TNHH một thành viên đối với Tổng giám đốc cũng được xác định rất cụ thể, linh hoạt về thẩm quyền bổ nhiệm “Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá 05 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty”<small>11</small><sub>.</sub> Tuy nhiên, Hội đồng thành viên bổ nhiệm Tổng giám đốc trong tổng số từ 3 đến 7 thành viên làm đại diện ủy quyền thì phù hợp với quy định, riêng trường hợp Chủ tịch công ty bổ nhiệm Tổng giám đốc là khơng phù hợp đối với loại hình cơng ty TNHH một thành viên là tổ chức và cá nhân. Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 79 Luật doanh nghiệp 2020 thì Chủ tịch cơng ty chỉ đối với loại công ty TNHH một thành viên là tổ chức được xác định là công ty mẹ chỉ cử một người làm đại diện chủ sở hữu ủy quyền mà thôi. Như vậy, người được ủy quyền này sẽ có mối quan hệ lao động là Chủ tịch cơng ty duy nhất khơng có người thứ hai để Chủ tịch công ty bổ nhiệm làm Tổng giám đốc công ty. Ví dụ Cơng ty TNHH DL – DV Song Minh do công ty mẹ là công ty TNHH 2 thành viên trở lên Minh phượng cử Anh Song Minh làm chủ sở hữu ủy quyền có vốn điều lệ là 10 tỷ. Vậy theo điểm a khoản 1 điều 82 Luật doanh nghiệp

<small> </small>

<small>11 Khoản 1 điều 82 Luật doanh nghiệp 2020 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

thì Anh Song Minh sẽ được cơng ty mẹ là công ty TNHH 2 thành viên trở lên Minh Phượng bổ nhiệm làm chủ tịch công ty, đối với vị trí Tổng giám đốc Cơng ty TNHH DL – DV Song Minh khơng có người thứ hai để Anh Song Minh làm Chủ tịch công ty bổ nhiệm. Trong tình huống này vị trí Tổng giám đốc trong công ty Công ty TNHH DL – DV Song Minh sẽ được Chủ tịch công ty là Anh Song Minh thuê về chứ không thể bổ nhiệm được. Trong hoạt động kinh doanh, thương mại kể từ thời điểm Tổng giám đốc được thuê về thì mối quan hệ lao động trong công ty sẽ được thiết lập bằng hợp đồng lao động, lúc này Tổng giám đốc là người lao động và Chủ tịch công ty sẽ là người sử dụng lao động. Tại khoản 3

<i>điều 79 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định: Cơng ty phải có ít nhất một người đại diện </i>

<i>theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ cơng ty khơng quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trong trường hợp Tổng giám đốc được thuê về thì thẩm quyền ký kết hợp </i>

đồng lao động sẽ là Chủ tịch công ty, người được pháp luật trao quyền là người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH một thành viên. Đối với các vị trí quản lý khác và kiểm sốt viên trong cơng ty TNHH một thành viên việc xác định mối quan hệ lao động bằng hợp đồng lao động một cách hợp pháp giữa họ với Tổng giám đốc của công ty trên cơ sở quy định tại điểm e, điểm k khoản 2 điều 82 Luật doanh nghiệp 2020 về quyền và nghĩa

<i>vụ của Tổng giám đốc là có quyền “ Tuyển dụng lao động” và “ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, </i>

<i>bãi nhiệm người quản lý công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty”. </i>

<b>Kiến nghị: 1. Để hợp đồng lao động có hiệu lực trong thực tiễn cần bổ sung thẩm </b>

quyền ký và kết thúc hợp đồng lao động đối với vi trí quản lý cơng ty là Chủ tịch công ty TNHH một thành viên để bảo đảm tính hợp lệ của hợp đồng lao động tại điều 81 Luật doanh nghiệp 2020.

2. Để mối quan hệ lao động bằng hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động điều chỉnh một cách phù hợp với khoa học pháp lý cũng như thực tiễn, cần bỏ quy định “Chủ tịch công ty bổ nhiệm Tổng giám đốc” tại khoản 1 điều 82 luật doanh nghiệp 2020 để phù họp với vị trí quản lý Chủ tịch cơng ty đối với loại hình cơng ty TNHH một thành viên là cá nhân hoặc là một tổ chức do một chủ sở hữu làm đại diện chứ không phải từ 3 đến 7 thành viên là chủ sở hữu

<b>3. Nhận diện mối quan hệ lao động bằng hợp đồng lao động đối với vị trí tổ chức quản lý trong công ty cổ phần. </b>

Theo quy định tại điểm a và b khoản 1 điều 137 Luật doanh nghiệp 2020, cơng ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình:

Một là: Đại hội đồng cổ đơng, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Tuy nhiên cơng ty cổ phần có trên 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của cơng ty thì bắt buộc phải có Ban kiểm sốt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Hai là: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm tốn trực thuộc Hội đồng quản trị.

Có thể nhận thấy cả hai mơ hình này đều có những bộ máy quản trị trong họat động kinh doanh thương mại tân tiến nhằm mục đích liên kết với nhau chặt chẽ đó là Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc). Riêng bộ máy ban kiểm soát thì chỉ xuất hiện mơ hình đầu tiên với điều kiện bắt buộc có từ 11 cổ đơng trở lên và trong 11 cổ đơng đó phải có phần lớn cổ đơng là tổ chức. Đối với mơ hình hai thì khơng có ban kiểm sốt nhưng thay vào đó là phải có thành viên độc lập và ủy ban kiểm toán trực thuộc hội đồng quản trị.

Xét ở góc độ quản trị thì bộ máy Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần được thống nhất hiểu bao gồm tất cả cổ đơng có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần<small>12</small>. Pháp luật kinh doanh thừa nhận bộ máy này là cơ quan quyền lực mang yếu tố quản lý tập thể bắt nguồn từ yếu tố sở hữu tài sản là cổ phần, cổ phần được chia từ vốn điều lệ thành nhiều phần bằng nhau, người sở hữu cổ phần chính là cổ đơng. Do vậy, bộ máy quản trị này khơng có yếu tố thỏa thuận quan hệ lao động bằng hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động điều chỉnh.

<i>Đối với Hội đồng quản trị, là cơ quan quản lý công ty, có tồn quyền nhân danh </i>

<i>cơng ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông</i><small>13</small><i>. Căn cứ vào thẩm quyền bầu, miễn nhiệm, </i>

<i>bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị</i><small>14</small>thuộc về Đại hội đồng cổ đông, mỗi năm ĐHĐCĐ họp ít nhất một lần, ngồi ra có thể họp bất thường để thực hiện quyền này và các quyền, nghĩa vụ khác có liên quan. Chúng ta có thể thấy vị trí quản lý là Hội đồng quản trị có mối quan hệ lao động bằng hợp đồng lao động mà pháp luật lao động điều chỉnh. Bộ máy này là cơ quan quản lý công ty trong hoạt động kinh doanh thương mại mang mục đích chính là sinh lời để các cổ đông chia nhau. Tại điểm i khoản 2 điều 153 Luật doanh nghiệp khẳng

<i>định quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần: Bầu, miễn nhiệm, bãi </i>

<i>nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó”. Như vậy tất cả các vị trí quản lý có yếu tố hợp đồng lao động trong cơng ty cổ phần </i>

theo mơ hình a hoặc b khoản 1 điều 137 đều do hội đồng quản trị quyết định.

<i>Tuy nhiên đứng ở góc độ quan hệ lao động bằng hợp đồng lao động, quy định Bầu, </i>

<i>miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị… nhưng tại điểm i khoản 2 điều 153 </i>

Luật doanh nghiệp khơng xác định vị trí Chủ tịch HĐQT có mối quan hệ lao động bằng hợp đồng lao động theo pháp luật lao động hiện hành điều chỉnh. Tại vì trong tất cả các bộ

<small> </small>

<small>12 Khoản 1 điều 138 Luật doanh nghiệp 2020. 13 Khoản 1 điều 153 Luật doanh nghiệp 2020. 14 Điểm c khoản 2 điều 138 Luật doanh nghiệp 2020 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

máy quản trị của công ty cổ phần chỉ duy nhất Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ cơng ty quy định mà khơng có quy định ai sẽ ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Chủ tịch HĐQT. Câu hỏi lớn vẫn cịn bỏ ngỏ, là một rào cản rất khó khăn thực hiện trong thực tiễn thời gian qua, chưa thống nhất từ trung ương đến địa phương nhất là khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, quyền lợi ích của vị trí quản lý này trong công ty cổ phần. Đại đa số vị trí Chủ tịch HĐQT làm việc theo nghị quyết của Đai hội đồng cổ đông hoặc theo nghị quyết của HĐQT bỏ qua việc tuân thủ quy định của Bộ Luật lao động về hợp đồng. Hâu quả tranh chấp diễn ra rất phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến sựu phát triển của công ty cổ phần, của các các cổ đông trong công ty cũng như của các doanh nghiệp khác và các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan

Tác giả khơng đồng ý với một số nhà nghiên cứu cho rằng tại điều 153 luật doanh nghiệp 2020 không quy định cụ thể mặc nhiên thẩm quyền ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Chủ tịch HĐQT thuộc về người đại diện theo pháp luật của công ty. Nếu Công ty Cổ phần A người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Văn H mà Hội đồng quản trị công ty bầu ông ấy là Chủ tịch HĐQT thì Nguyễn Văn H ký hợp đồng lao động với tư cách vừa là người sử dụng lao động vừa là người lao động có phù hợp khơng? Để tránh việc Tòa án nhân dân tuyên bố hợp đồng lao động của ông Nguyễn Văn H vô hiệu một phần vì thẩm quyền ký kết trái quy định thì phải đảm bảo tính tương thích giữa quy định Bộ luật lao động với quy định vị trí quản lý là chức danh Chủ tịch HĐQT trong công ty cổ phần phải luôn minh bạch, khoa học và rõ ràng để làm quy tắc xử sự chung trong thực tiễn có hiệu quả cao hơn

Vị trí quản lý là Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty với chức năng là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao<small>15</small>. Hội đồng quản trị có thẩm quyền bổ nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Xét về mặt quan hệ lao động thì vị trí quản lý này có yếu tố hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động hiện hành điều chỉnh, nghĩa là vị trì Tổng giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm hay thuê thì mối quan hệ lao động thể hiện rõ giữa bên người sử dụng lao động là Chủ tịch HĐQT và bên người lao động là Tổng giám đốc. Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 3 điều 162 Luật doanh nghiệp 2020 thì Tổng giám đốc (Giám đốc) cơng ty cổ phần có quyền và nghĩa vụ “Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị”. Tức là không được bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định. Tuy nhiên, trong điều lệ cơng ty cổ phần đó khơng quy định hạn chế quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp

<small> </small>

<small>15 Theo khoản 2 điều 162 Luật doanh nghiệp 2020 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

đồng đối với Tổng giám đốc (Giám đốc) thì Tổng giám đốc vẫn có quyền và nghĩa vụ áp dụng theo quy định tại điểm đ khoản 3 điều 162 của Luật doanh nghiệp hiện hành để thực hiện. Như vậy quy định của luật doanh nghiệp cũng xác định cơ sở pháp lý thể hiện rõ mối quan hệ ở vị trí Tổng giám đốc (Giám đốc) để thống nhất chung thẩm quyền ký kết và kết thúc hợp đồng lao động trong lĩnh vực kinh doanh, hoạt động thương mại ở nước ta đối với laoij hình cơng ty cổ phần. Tuy nhiên, việc ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy

<i>định thuộc thẩm quyền của tập thể Hội đồng quản trị cơng ty có từ 03 đến 11 thành viên</i><small>16</small>

thì hợp đồng lao động Tổng giám đốc (Giám đốc) trong công ty cổ phần sẽ khong được xác lập bởi trái với quy định của Bộ luật lao động hiện hành về thẩm quyền ký kết hợp

<i>đồng lao động là bên sử dụng lao động. Nếu như thẩm quyền ký kết hợp đồng, chấm dứt </i>

<i>hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định thuộc về quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch HĐQT tại khoản 3 điều 156 </i>

Luật doanh nghiệp 2020 thì tương thích với quy định của Bộ luật lao động tại khoản 3 điều 18 về Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động khi thiết lập quan hệ lao động đối với vị trí quản trị doanh nghiệp là Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty cổ phần.

<b>Kiến nghị: 1. Để bảo đảm tính khoa học chặt chẽ trong mối quan hệ lao động bằng </b>

hợp đồng lao động theo pháp luật lao động điều chỉnh, cụ thể là không trái với thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động tại điều 18 Bộ Luật lao động cần quy định rõ chủ thể nào có thẩm quyền ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Chủ tịch HĐQT thuộc về người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần với điều kiện với điều kiện Chủ tịch HĐQT không đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty.

2.Giữ nguyên quy định quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên tại điểm i khoản

<i>2 điều 153 Luật doanh nghiệp 2020, như sau: Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội </i>

<i>đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó. </i>

<i>3. Bãi bỏ thẩm quyền “ ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc </i>

<i>Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định<small>17</small>” của Hội </i>

đồng thành viên và trao quyền này cho Chủ tịch hội đồng quản trị tại khoản 3 điều 156 Luật doanh nghiệp 2020 để tương thích với quy định tại điều 18 Bộ Luật Lao động hiện hành về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động trong quản trị công ty cổ phần thuộc lĩnh vực kinh doanh thương mại.

4. Dưới góc độ điều chỉnh của pháp luật lao động, cần ban hành văn bản hướng dẫn dưới luật để thống nhất trong cách hiểu và cách thực hiện, đặc biệt là các công ty cổ phần thuộc khối doanh nghiệp tư nhân không sử dụng vốn ngân sách nhà nước liên quan đến

<small> </small>

<small>16 Theo khoản 1 điều 154 Luật doanh nghiệp 2020 17 Điểm i khoản 2 điều 153 Luật doanh nghiệp 2020 </small>

</div>

×