Website: Email : Tel (: 0918.775.368
M ỤC L ỤC
A.LỜI NÓI ĐẦU
B.NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lí luận về kinh tế tư nhân.
1. Quan niệm về kinh tế tư nhân.
1.1. Cái nhìn tổng quan và toàn diện thông qua nền kinh tế của Việt
Nam.
1.2. Kinh tế tư nhân tại Việt Nam - chiếc phao an toàn của nền kinh
tế.
1.3. Việt Nam và quyền tạo ra giá trị gia tăng thông qua kinh doanh.
2. Đặc điểm của kinh tế tư nhân.
II. Những vai trò và điều kiện, sự phát triển kinh tế tư nhân ở Việt
Nam.
1. Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế.
2. Điều kiện, sự phát triển kinh tế tư nhân.
2.1. Những nghịch lý trong nền kinh tế tư nhân.
2.2. Điều kiện, sự phát triển.
III. Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam.
1. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam.
2. Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong thời kì mới.
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
C.KẾT LUẬN
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
A.LỜI NÓI ĐẦU
Sau hai cuộc kháng chiến trường kì chống giặc ngoại xâm và giành được
độc lập, cả nước thống nhất, cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn toàn thắng
lợi trên cả nước. Đất nước ta tiếp tục con đường mình đã lựa chọn đó là con
đường đi lên CNXH, chúng ta đang vững bước tiến vào thế kỉ mới với những
thách thức và khó khăn mới, nhưng không vì thế mà chúng ta chịu lùi bước,
chịu khuất phục trước khó khăn. Hiện nay chúng ta đang trong thời kì quá độ
lên CNXH, trong nền kinh tế của chúng ta, tồn tại kinh tế nhiều thành phần,
đây là một tất yếu khách quan và có vai trò vô cùng to lớn:thúc đẩy tăng năng
suất lao động, tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế
trong các thành phần kinh tế trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân…Cơ cấu này
vừa phù hợp với trình độ xã hội hoá lực lượng sản xuất ở nước ta, vừa phù
hợp với lí luận của Lênin về đặc điểm kinh tế nhiều thành phần trong thời kì
quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, kinh tế tư nhân có vai trò quan
trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay, kinh tế tư nhân được coi là một trong
những động lực của nền kinh tế. Đây là một bước phát triển mới về nhận thức
lí luận trên cơ sở tổng kết thực tiễn.
Kinh tế tư nhân có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Ngay cả
ở các nước phát triển, sự đóng góp của kinh tế tư nhân chiếm tỉ trọng khá lớn
trong nền kinh tế.
Trong tình hình đất nước đứng trước không ít cơ hội và thách thức: gia
nhập WTO. Bối cảnh thế giới trong thời gian tới cũng có nhiều thời cơ lớn
đan xen với nhiều thách thức lớn, khả năng duy trì hoà bình ổn định trên thế
giới và khu vực cho phép chúng ta tập trung sức mạnh vào nhiệm vụ trung
tâm là phát triển kinh tế. Đồng thời đòi hỏi phải đề cao cảnh giác, chủ động
đối phó với những tình huống bất trắc, phức tạp có thể xảy ra.
Là một sinh viên kinh tế chúng ta cần có những hiểu biết và kiến thức cơ
bản về thành phần kinh tế tư nhân của nước nhà. Đó là lí do em lựa chọn đề
tài: “Phân tích kinh tế tư nhân trong thời kì quá độ lên CNXH hiện nay ở
nước ta”
Em đã cố gắng hoàn thành đề tài nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót, mong
thầy góp ý để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
B.NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lí luận về kinh tế tư nhân.
1.Quan niệm về kinh tế tư nhân.
1.1Cái nhìn tổng quan và toàn diện xung quanh nền kinh tế của Việt
Nam.
Hoạt động kinh tế theo kế hoạch hay tự do trước hết là do kinh nghiệm
và ý thức của con người. Trong bản năng của chúng ta chứa đựng cả hai yếu
tố này. Nếu chúng ta phê phán một cách nhầm lẫn công tác kế hoạch của một
nền kinh tế với nền kinh tế kế hoạch, thì chúng ta làm mất đi sự hào hứng của
các nhà chính trị của thời chuyển đổi vốn đã có rất ít kinh nghiệm về một nền
kinh tế thị trường tự do. Đi tới nền kinh tế thị trường tự do như từ sông ra
biển, thực tế lịch sử đã cho thấy không phải ai cũng dám hành động như vậy.
Sự vụng về của quá trình đến với biển cả cần phải được khuyến khích như là
biểu hiện của lòng dũng cảm. Những người cộng sản Việt Nam đã dũng cảm
từ bỏ nền kinh tế kế hoạch. Mở cửa và đổi mới là hành động chính trị dũng
cảm nhất từ trước đến nay. Cho dù Việt Nam đã chiến thắng trong nhiều cuộc
chiến tranh chống ngoại xâm nhưng để tiến hành các cuộc chiến tranh ấy vẫn
là những kinh nghiệm trước đó, còn Mở cửa và Đổi mới thì chưa có tiền lệ, vì
vậy đương nhiên phải có những chập chững, thậm chí, là loạng choạng nhưng
cho đến nay có thể khẳng định rằng Mở cửa và Đổi mới là quá trình không
thể đảo ngược và đã mang lại luồng sinh khí mới cho mọi lĩnh vực đời sống
kinh tế, xã hội Việt Nam.
Nếu chúng ta xem nền kinh tế kế hoạch là một hiện tượng cực đoan thì
việc phê phán một cách quyết liệt cái yếu tố kế hoạch của một nền kinh tế
cũng cực đoan không kém. Chúng ta cần phải phân biệt nền kinh tế kế hoạch
với yếu tố kế hoạch của một nền kinh tế. Bất kỳ một quốc gia nào muốn tiết
kiệm thì đều phải có kế hoạch để phát triển kinh tế. Sự khác nhau cơ bản giữa
yếu tố kế hoạch của một nền kinh tế và nền kinh tế kế hoạch là ở chỗ nào?
Bất kỳ một người có khát vọng trí tuệ đều phải nhận thức được điểm quan
trọng này. Nhiều người phê phán rất cực đoan nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Thực ra chúng ta đã huỷ bỏ nền kinh tế kế hoạch từ 15 năm nay nhưng chúng
ta vẫn có những yếu tố kế hoạch của một nền kinh tế không kế hoạch nữa. Tất
nhiên chúng ta vạch kế hoạch cho một nền kinh tế tự do một cách còn vụng
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
về bởi vì chúng ta chưa tích luỹ được bao nhiêu kinh nghiệm về việc này. Một
số người phê phán Đảng Cộng sản Việt Nam chưa ra khỏi nền kinh tế bao cấp
mà quên rằng trên thực tế Việt Nam không thèm khỏi nền kinh tê' bao cấp
ngay lập tức. Và từ bỏ nền kinh tế kế hoạch mới chỉ có ý nghĩa như từ bỏ một
ý chí chính trị và vì vậy chúng ta cần phải trải qua một thời gian đủ dài để có
thể khắc phục và sửa chữa những sai lầm của quá khứ.
1.2 Kinh tế tư nhân tại Việt Nam - chiếc phao an toàn của nền kinh tế .
Tại sao kinh tế Việt Nam nhỏ yếu nhưng lại không đổ vỡ sau khi hệ
thống XHCN sụp đổ? Chúng ta có thể tìm ra lời giải đáp cho hiện tượng có vẻ
kỳ lạ này ở kinh tế tư nhân. Trên thực tế kinh tế tư nhân tại Việt Nam đóng
vai trò như chiếc phao an toàn hay là tấm đệm chống rủi ro khi kinh tế Việt
Nam rơi vào khủng hoảng trong thập kỷ 80. Lý do giải thích cho việc Việt
Nam không bị thảm họa của sự sụp đổ như nhiều nước XHCN Đông Âu là do
trong thời kỳ chiến tranh, chính phủ chỉ quản lý kinh tế một cách phiến diện,
trên thực tế nền kinh tế kế hoạch của Việt Nam chưa bao giờ thành công và
cũng chưa bao giờ được quản lý trọn vẹn. Tính không trọn vẹn, không thành
công trong việc quản lý một nền kinh tế kế hoạch trong quá khứ lại là một cơ
may vì đã làm cho các yếu tố tư nhân của kinh tế Việt Nam vẫn nhen nhúm
trong lòng nền kinh tế kế hoạch. Sự tồn tại của các yếu tố tư nhân trong nền
kinh tế kế hoạch làm cho nền kinh tế Việt Nam không sụp đổ như nền kinh tế
của các nước Đông Âu. Nó không chết nhưng để đổi mới triệt để thì Việt
Nam làm chậm hơn các nước Đông Âu, bởi vì người Việt Nam chưa nhận
thức được đầy đủ những vấn đề của kinh tế tư nhân. Trên thực tế năng lực nhà
nước chưa đủ để quản lý xã hội, đặc biệt là quản lý kinh tế chặt chẽ kể cả theo
xu hướng kế hoạch tập trung lẫn xu hướng tự do. Vì vậy, nền kinh tế Việt
Nam về cơ bản vẫn là nền kinh tế mang nặng tính tự cung tự cấp. Tuy nhiên,
chính trạng thái lạc hậu lại cho các nhà chính trị Việt Nam có quyền tự do lựa
chọn các phương án. Nếu các yếu tố bản năng ấy không tồn tại thì sẽ không
còn phương án nào và kết quả là đi đến sự lệ thuộc nước ngoài. Nhưng, như
đã nói, các yếu tố bản năng của đời sống tư nhân ở Việt Nam còn tồn tại và
tồn tại khá mạnh. Trong thời kỳ bao cấp, nó đóng góp khoảng 40 -50% trong
cơ cấu nguồn sống của từng gia đình. Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch, thị
trường ngầm (chợ đen) tại Việt Nam vẫn luôn hoạt động, thậm chí có sự tiếp
tay trực tiếp hoặc gián tiếp của các cán bộ có chức quyền ở nhiều cấp. Tại chợ
đen người ta buôn bán các hàng hóa được phân phối và cả tem phiếu. Vào
thời điểm ấy nhiều người lên án những hành vi trái đạo đứa này, nhưng thực
ra nếu sáng suốt người ta phải nhận thấy đó là sự may mắn và hạnh phúc cho
dân tộc, bởi vì những bản năng vụ lợi cơ bản không bị mất đi và nó được bảo
tồn như người ta phải bảo tồn đen quý trong những điều kiện bất lợi của ngoại
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
cảnh. Điều trớ trêu là chính nền kinh tế ngầm mà người ta ra sức chê bai và
muốn xoá bỏ lại góp phần giữ cho kinh tế và xã hội Việt Nam không bị sụp
đổ sau khi Liên Xô tan rã.
1.3 Việt Nam và quyền tạo ra giá trị gia tăng thông qua kinh doanh.
Bản chất, mục tiêu của kinh doanh là gia tăng các giá trị. Không ý thức
đầy đủ, tỉnh táo, bình tĩnh về tiến trình này trong hành vi của mình thì không
phải là nhà kinh doanh. Một nhà kinh doanh lành mạnh là ghép sự gia tăng
các giá trị của mình vào toàn bộ sự gia tăng các giá trị xã hội, còn những nhà
kinh doanh thông thường thì chỉ nhận thức được sự gia tăng các giá trị của
những hoạt động kinh doanh của riêng họ,vì đấy là mục tiêu của kinh doanh.
Mọi thứ sáng tạo khác đều nhằm phục vụ một mục tiêu như vậy. Mọi không
gian xã hội, chính trị, văn hóa mà Nhà nước hoặc Chính phủ muốn tạo ra
cũng là để phục vụ cho con người có quyền, có không gian và những điều
kiện tương đối đầy đủ để tạo ra sự gia tăng giá trị thông qua các hành vi kinh
doanh của họ.
Phát triển khu vực kinh tế tư nhân nói riêng cũng như phát triển kinh tế
nói chung là tạo ra các không gian chính trị, pháp luật, chính sách... để từ đó,
con người có quyền tạo ra giá trị gia tăng. Tuy nhiên, nhận thức được thế nào
là giá trị gia tăng như đã phân tích là việc rất khó, bởi người xuất khẩu gạo thì
ý thức được sự gia tăng khi xuất khẩu nhưng họ không ý ' thức được giá trị
gia giảm của quá trình nhập khẩu. Vai trò của Chính hủ là nhận thức được
trọn vẹn toàn bộ sự gia tăng giá trị của một nền kinh tế, còn. doanh nhân thì ý
thức được giá trị gia tăng của kinh doanh. Sự gia tăng các giá trị của một nền
kinh tế với hiện tượng gia tăng các giá trị kinh doanh là hai thứ khác nhau, do
đó, chức năng của Chính phủ và chức năng của các doanh nhân cũng khác
nhau. Chẳng hạn xúc tiến thương mại khác với marketing. Marketing là hoạt
động để bán được sản phẩm cụ thể, còn xúc tiến thương mại là việc tiếp thị cả
một nền kinh tế. Bán được một nền kinh tế là chức năng của Chính phủ, còn
bán được sản phẩm là chức năng của doanh nghiệp. ý thức được giá trị gia
tăng của nền kinh tế là công việc của Chính phủ, của hệ thống chính trị, còn
gia tăng giá trị kinh doanh là công việc của các công ty hay các doanh nhân.
2. Đặc điểm của kinh tế tư nhân.
Ở Việt Nam, từ khi đổi mới, trong các văn kiện Đại hội Đảng đã xác
định có nhiều thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân được chia thành
2 thành phần: Kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Đến Báo cáo
Chính trị tại Đại hội X của Đảng lại xác định thành phần kinh tế tư nhân bao
gồm: cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân.
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Vai trò của thành phần kinh tế tư nhân đã được khẳng định là quan trọng, là
một trong những động lực của nền kinh tế. Đây là một bước phát triển mới về
nhận thức lý luận trên cơ sở tổng kết thực tiễn. Kinh tế tư nhân là thành phần
kinh tế trực tiếp tạo nên sự nhạy cảm về mặt kinh tế - chính trị. Do đó, việc
thừa nhận vai trò của kinh tế tư nhân như hiện nay là một bước đột phá quan
trọng. Nếu như những năm trước đổi mới, thành phần kinh tế tư nhân chỉ
được coi là một thành phần kinh tế “tàn dư”, chỉ tồn tại khách quan trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và sẽ bị thu hẹp dần trong quá trình lớn lên
của các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa (toàn dân và tập thể), thì đến Đại
hội VIII và Đại hội IX của Đảng thành phần kinh tế tư nhân mới được khẳng
định sự tồn tại lâu dài “cả đến khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng”.
Thực tiễn cho thấy, trong kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 thành phần kinh tế tư
nhân phát triển với tốc độ cao, tỷ trọng đóng góp vào ngân sách Nhà nước
lớn. Theo số liệu thống kê, công nghiệp ngoài quốc doanh (bao gồm cả kinh
tế tư nhân) tuy vẫn là khu vực nhỏ nhất so với các khu vực khác, nhưng có
nhịp độ tăng trưởng cao nhất: năm 2000 chiếm 24,6% trong giá trị sản xuất
theo giá thực tế của toàn ngành công nghiệp, năm 2003 là 27,5%, năm 2004
tăng lên 28,5% và năm 2005 đạt trên 37%.
Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện có hàng triệu cơ sở kinh tế cá thể, tiểu
chủ, hơn 71.000 trang trại và hơn 120.000 doanh nghiệp tư nhân.
Chỉ tính trong 4 năm gần đây với 72.601 doanh nghiệp có vốn đăng ký đạt
145.000 tỷ đồng (tương đương với 9 tỷ USD), tỷ trọng đầu tư của các loại
doanh nghiệp tư nhân trong tổng đầu tư xã hội đạt từ 23% đến 25%. Năm
2005 kinh tế tư nhân đóng góp khoảng hơn 37% GDP.
II.Những vai trò và điều kiện,sự phát triển kinh tế tư nhân ở Việt
Nam.
1.Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế.
Thực tế cho thấy, kinh tế tư nhân ngày càng chứng tỏ vai trò của nó, trở
thành một đối chứng hiện thực năng động để các khu vực kinh tế khác phấn
đấu vươn lên, tự đổi mới, tự hoàn thiện và nâng cao hiệu quả trong nền kinh
tế thị trường. Kinh tế tư nhân được coi là một trong những bộ phận cấu thành
quan trọng của nền kinh tế quốc dân, được đối xử và hoạt động bình đẳng như
các khu vực kinh tế khác. Theo số liệu thống kê, về giá trị công nghiệp,
năm 2005, kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng hơn 37% GDP. Tại Đại hội X,
Đảng ta khẳng định rằng, “Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một
trong những động lực của nền kinh tế” . Việc đổi mới nhận thức về vị trí và
vai trò của kinh tế tư nhân như trên thể hiện sự đánh giá một cách khách quan
và khoa học hơn về khu vực kinh tế này.
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Sự phát triển của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa là sản phẩm gắn liền với chủ trương đúng đắn của Đảng về phát
triển nền kinh tế nhiều thành phần. Những thành tựu kinh tế quan trọng đạt
được qua 20 năm đổi mới đất nước là bằng chứng sinh động, xác nhận một
cách thuyết phục sự khởi sắc của nền kinh tế nói chung và triển vọng tiềm
tàng của kinh tế tư nhân nói riêng. Bởi vậy, có thể nói, đối với nước ta, phát
triển kinh tế tư nhân là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, lâu dài trong tiến trình
xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đây có thể coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công cuộc đổi
mới của đất nước trong những năm sắp tới.
Sự phát triển của kinh tế tư nhân đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển
chung của toàn bộ nền kinh tế - xã hội, như huy động được nhiều nguồn vốn
đầu tư với số lượng lớn vào sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao sức sản
xuất của xã hội; tạo thêm nhiều việc làm mới vừa làm tăng của cải vật chất
cho xã hội, vừa làm giảm áp lực giải quyết việc làm cho người lao động; thúc
đẩy sự hình thành và phát triển các loại thị trường, làm tăng sức cạnh tranh
của hàng hoá sản xuất trong nước, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các
thành phần kinh tế trong hoạt động sản xuất và kinh doanh; vừa góp phần tạo
nên tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, vừa tham gia giải quyết nhiều vấn đề xã
hội…
Sự biến đổi của quan hệ sở hữu khiến quan hệ quản lý và phân phối cũng thay
đổi; do vậy, quan hệ sản xuất trở nên linh hoạt và phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất vốn còn thấp và phát triển không đều giữa các
vùng, ngành trong cả nước. Nhờ vậy, đã khơi dậy và phát huy được tiềm năng
về vốn, đất đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất của các tầng lớp nhân dân vào
công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính vì những lý do đó,
chúng ta có thể khẳng định rằng, sự phát triển của kinh tế tư nhân đã đóng
góp quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu
nền kinh tế quốc dân theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá.
Sự xuất hiện ngày càng nhiều chủ thể sản xuất, kinh doanh thuộc khu vực kinh tế
tư nhân trong tất cả các lĩnh vực, các ngành sản xuất, kinh doanh đã đẩy lùi dần
tình trạng độc quyền, làm cho sản xuất hàng hoá phát triển, thị trường được mở
rộng, các quy luật kinh tế thị trường phát huy được tác dụng; đẩy lùi cơ chế quản
lý tập trung quan liêu, bao cấp vốn đã ăn sâu trong tiềm thức xã hội.
Thông qua việc phát triển kinh tế tư nhân mà quyền làm chủ của nhân dân,
trước hết là quyền làm chủ về kinh tế được phát huy. Trong Nghị quyết Đại
hội lần thứ IX, Đảng ta khẳng định: tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương
phát triển mạnh các thành phần kinh tế; xoá bỏ mọi sự phân biệt đối xử theo
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
hình thức sở hữu; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, minh bạch,
thông thoáng và thuận lợi hơn; ổn định chính sách, bảo đảm quyền của mọi
người dân được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật
không cấm.
2. Điều kiện, sự phát triển kinh tế tư nhân.
2.1 Những nghịch lý trong nền kinh tế Việt Nam.
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi, nhiều nhân tố mới đang hình
thành nhưng đất nước vẫn còn ngổn ngang nhiều di sản còn tồn đọng lại của
quá khứ, Nhà nước và nhân dân đang phải chung sống với nhau trong bối
cảnh của nhiều nghịch lý còn tồn tại. Việt Nam đi nhanh hay chậm, tiến về
phía tương lai hay vẫn luẩn quẩn trong vòng quay của quá khứ, điều này tuỳ
thuộc rất nhiều vào thái độ và phương pháp xử lý những nghịch lý này.
Gia tăng giá trị hay đầu tư để phát triển? Có thể nói rằng tại Việt Nam
hiện nay, chưa có cái gì được gọi là các yếu tố cấu thành một nền kinh tế theo
đúng nghĩa, tức là tạo ra giá trị gia tăng trên quy mô tổng thể của toàn xã hội
và cả nền kinh tế. Xét theo quan điểm như vậy thì Việt Nam chưa có nền kinh
tế chuyên nghiệp của mình. Bản chất hay dấu hiệu của một nền kinh tế lành
mạnh chính là các giá trị được gia tăng trong quá trình hoạt động của nó.
Nhưng từ trước đến nay kinh tế Việt Nam chủ yếu gia tăng bằng gì? Bằng đầu
cơ. Chúng ta có thể lấy ví dụ trong sản xuất nông nghiệp vốn là nguồn sống
của khoảng 80% người dân Việt Nam. Người ta thu mua thóc gạo của nhân
dân giá rẻ, xuất khẩu giá cao, người ta mua thóc bán gạo, nhập phân, bán
phân để có lợi nhuận. Trong khi chúng ta tạo ra một sự gia tăng giả tạo bằng
đầu cơ lúa gạo thì chúng ta cũng tạo ra một giá trị gia giảm trong quá trình
nhập vật tư cần thiết cho nông nghiệp. Hai quá trình này được tiến hành bởi
những cơ quan và tổ chức khác nhau cho nên người ta không nhận thức được
sự gia tăng thật sự của kinh tế nông nghiệp. Cơ quan thống kê và các cơ quan
chức năng cũng không dám ghép hai quá trình này làm một để thông báo về
tính không gia tăng của quá trình sản xuất. Vai trò chủ đạo và năng lực cạnh
tranh yếu kém của kinh tế nhà nước. Về bản chất, xã hội Việt Nam là một xã
hội đang chuyển đổi từ trạng thái cực đoan, cứng nhắc của thời chiến sang
một trạng thái bình dị, uyển chuyển của đời sống hòa bình. Trong quá trình
dịch chuyển như vậy, khu vực kinh tế nhà nước đã được xây dựng trong quá
khứ vẫn đóng vai trò chủ chốt tác động đến đời sống xã hội và đương nhiên
cả đến quá trình dịch chuyển kinh tế nữa. Chủ trương của Đảng Cộng sản
Việt Nam phát triển kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
sẽ chỉ trở thành hiện thực khi khu vực kinh tế nhà nước nâng cao được sức
mạnh cạnh tranh. Nhưng tính cạnh tranh thấp luôn là điểm yếu cơ bản của
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
kinh tế nhà nước. Đó là nguy cơ rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Nhược
điểm này có thể được che đậy trong nền kinh tế kế hoạch nhưng ngày nay tình
hình đã đổi khác, Việt Nam đang tham gia ngày càng sâu vào các quá trình
kinh tế quốc tế, chúng ta buộc phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Liệu có
thể để tồn tại tình trạng cứ chi ngân sách một cách vô điều kiện mà không
mấy cải thiện, nâng cao được khả năng cạnh tranh của kinh tế nhà nước? Sự
lạc hậu của lý luận so với thực tiễn.
Tại Việt Nam, do ảnh hưởng của hệ thống lý thuyết cũ, người ta đã phân
loại rạch ròi đâu là kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác xã, kinh tế tư nhân. Cách
phân loại máy móc như vậy làm cho cách nhìn xã hội trở nên sai lạc. Nhà
nước chỉ huy cả sự phân loại xã hội đối với các khu vực khác nhau của đời
sống kinh tế.
Tại Việt Nam, hiện nay, người ta vẫn có cảm giác như phải chờ đợi một
cái gì đó hoặc người ta không biết nên tiếp tục tiến bước thế nào trên con
đường đã chọn. Có một sự lo sợ vô hình và chưa có lực lượng nào đủ dũng
cảm vượt qua trong khi quá khứ tiếp tục níu kéo hoặc tự vệ giữ chân người ta
lại. Trên mặt trận lý luận nhiều vấn đề người ta không dám đi tiếp, chẳng hạn
quan điểm lý luận về kinh tế tư nhân vẫn chưa hoàn toàn được giải quyết
,hàng loạt các câu hỏi còn chưa có lời giải đáp. Đảng viên có được làm kinh
tế tư nhân không? Phát triển kinh tế tư nhân tới cỡ nào? Kinh tế tư nhân lớn
mạnh có làm chệch định hướng xã hội chủ nghĩa không? Thế nào là bóc lột?
Các chủ doanh nghiệp tư nhân có được kết nạp vào Đảng Cộng sản không?
Nhiều năm nay, giới lý luận Việt Nam vẫn không ngớt những cuộc bàn cãi.
Có người bảo đúng, cũng có kẻ bảo sai và chắc rằng giới lý luận còn phải
tranh luận nhiều năm nữa để đi tới quan điểm thống nhất. Nhưng cuộc sống
thì không chờ ai. Nếu các nhà lý luận chịu khó nhìn vào thực tế hơn một chút
sẽ thấy cuộc sống không quá phức tạp và nan giải như họ tưởng. Cuộc sống
có quy luật và sự phát triển riêng của nó. Nếu thực sự cầu thị chúng ta hẳn
thấy rằng hàng ngày bao nông dân Việt Nam đang làm kinh tế tư nhân và
trong số họ có rất nhiều người là Cộng sản, những người từng đổ bao máu
xương để góp phần giải phóng dân tộc và những Đảng viên này chắc chắn
không mảy may day dứt như các nhà lý luận, vì một lẽ đơn giản kinh tế tư
nhân là cuộc sống tự nhiên của họ. Tất nhiên, quy mô kinh tế tư nhân của
nông dân Việt Nam còn bé nhỏ nhưng theo quy luật phát triển chung thì
không ai có thể nghi ngờ triển vọng và tiền đồ to lớn của nó. Kinh tế tư nhân
Việt Nam cũng không có con đường nào khác ngoài con đường phát triển lên
những hình thái có quy mô lớn và hiện đại của thời đại.
Để cho thỏa đáng, chúng ta cũng nên đi tìm lời giải đáp cho vấn đề
"Phát triển kinh tế tư nhân có đi chệch định hướng xã hội chủ nghĩa?" Đại hội
10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
IX Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định định hướng "xây dựng một nước
Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Một
định hướng đúng nhưng chỉ có thể trở thành hiện thực khi đi kèm với nó là
một giải pháp thực hiện khả thi. Chúng ta là những người duy vật, chúng ta
phải chỉ ra được phương tiện, hay nói khác đi, cơ sở vật chất của giải pháp
khả thi này. Rõ ràng, kinh tế tư nhân Việt Nam lớn mạnh chắc chắn sẽ là
phương tiện hữu hiệu, là cơ sở vật chất để chúng ta thực hiện mục tiêu phát
triển nói trên. Quả thực chúng ta sẽ không thể tìm được bất kỳ sự mâu thuẫn
nào của việc phát triển kinh tế tư nhân với định hướng phát triển do Đảng
Cộng sản Việt Nam đưa ra để toàn xã hội phấn đấu thực hiện.
Khu vực kinh tế tư nhân cần cách nhìn mới về con người.Trong quá khứ,
với cách nhìn có thể nói là khá thô sơ về con người, người ta đã khoét sâu vào
sự phân chia giai cấp. Con người được chia thành những lực lượng đối kháng
nhau trong đời sống và thậm chí, cả trong sản xuất và lực lượng này phải
đánh đổ lực lượng kia để tồn tại. Nhiều nhà lý luận coi người lao động là một
lực lượng chứ không phải là đối tượng cá nhân cụ thể, nhưng chúng ta có một
cái nhìn khác. Hôm nay, một người có thể là người lao động nhưng ngày mai,
họ có thể là ông chủ, ngày kia, lại có thể lại trở thành người lao động nếu họ
bị phá sản. Đấy là điều bình thường và phải được xem là bình thường, ở mỗi
một con người, dù họ là nhà văn, nhà báo, nhà kinh tế hay nhà chính trị, thực
ra, đó chỉ là những giai đoạn hay trạng thái khác nhau của một con người mà
thôi. Tuyệt đối hóa số phận của họ (là người lao động hay một ông chủ vĩnh
viễn) đều là không nhân văn. Chúng ta không nên xem người lao động là một
trạng thái vĩnh viễn vì con người có quyền phấn đấu để trở thành ông chủ,
thành nhà kinh doanh và thậm chí cả nhà chính trị.
Trong quá khứ, những nhà chính trị luôn luôn cần có lực lượng làm chỗ
dựa cho mình để đi đến thắng lợi này hoặc thắng lợi kia và lực lượng dễ huy
động nhất là lực lượng lao động. Người lao động hay đơn giản là những người
nghèo khổ luôn luôn là lực lượng chính trị của các nhà chính trị. Nhà chính trị
theo chủ nghĩa nào thì họ cũng đều dựa vào lực lượng này; nhưng tuyệt đối
hóa người lao động để vĩnh viễn biến họ thành làm thuê như một số phận thì
đấy là hành vi thiếu nhân hậu. Con người không ai chịu vĩnh viễn làm thuê và
cũng không ai có quyền vĩnh viễn làm chủ. Xã hội càng phát triển, công nghệ
càng thay đổi nhanh chóng bao nhiêu thì chu kỳ lao động làm thuê cũng như
chu kỳ làm chủ càng ngắn bấy nhiêu đối với từng cá nhân. Vấn đề không phải
là có không gian tự do cho nền kinh tế tư nhân mà là không gian tự do cho các
cá nhân, bởi vì không gian tự do cho các cá nhân còn làm thay đổi số phận
của mỗi cá nhân trong đó có cả những người mà các nhà lý luận của chủ
nghĩa xã hội Xô Viết gọi là người lao động.
11