Tải bản đầy đủ (.pdf) (264 trang)

Hội thảo Khoa học: Rào cản khởi nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.3 MB, 264 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b><small>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </small></b>

<b><small>VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </small></b>

<b>HỘI THẢO KHOA HỌC </b>

RÀO CẢN KHỞI NGHIỆP

<b>NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC </b>

<b>“RÀO CẢN KHỞI NGHIỆP”</b>

<i><b>Nguyễn Văn Trình</b></i>

<i><sup>1</sup></i>

Kính thưa q đại biểu và các vị khách quý,

Phát triển năng lực khởi nghiệp hiện đang là chủ trương lớn của Đảng ta, nhưng việc nhận dạng, đánh giá thực trạng các hình thức khởi nghiệp chưa được rõ ràng, nên chính sách thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp chưa phát huy được hiệu ứng tích cực.

Thành phố Hồ Chí Minh ln cùng cả nước, vì cả nước phát triển, vì hạnh phúc của nhân dân, chúng ta phải có sự chuẩn bị để cùng góp sức và nắm bắt những cơ hội cho sự phát triển của thành phố khi Chính phủ triển khai và tổ chức thực hiện chương trình hành động quốc gia đối với Hiệp định tthương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (IPA) đã được ký kết. cùng với những tác động từ cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp tận dụng để phát triển kinh doanh, khởi nghiệp; đồng thời cũng tạo ra nhiều áp lực cạnh tranh mới. Để chủ động nắm bắt cơ hội từ hội nhập, đòi hỏi phải đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp. Do vậy, Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/05/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 đặt ra mục

<i>tiêu đến năm 2020: “Xây dựng doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển </i>

bền vững, cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động, trong đó có các doanh nghiệp

<i>có quy mơ lớn, nguồn lực mạnh”. Để hiện thực hoá mục tiêu phát triển doanh nghiệp đến </i>

năm 2020, địi hỏi nhiều giải pháp đồng bồ từ chính sách của Chính phủ trong việc tạo dựng mơi trường thuận lợi hỗ trợ khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; cũng như bản thân người khởi nghiệp cũng cần nắm bắt một phương pháp tiếp cận phù hợp để khám phá và phát triển các ý tưởng khởi nghiệp.

Chính phủ đã tập trung thực hiện các giải pháp thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý kịp thời hơn các kiến nghị của người dân, doanh nghiệp, đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Có chính sách đặc thù để tạo đột phá phát triển cho nhiều địa phương. Công tác xúc tiến đầu tư được triển khai hiệu quả hơn; thời gian làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp rút ngắn còn 1 - 3 ngày. Đã tạo được niềm tin và khơng khí

<i>phấn khởi của người dân, nhà đầu tư, doanh nghiệp. </i>

Mục tiêu hội thảo là nhằm nhận dạng rõ các hình thức khởi nghiệp, đánh giá thực trạng để gợi ý chính sách phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp phù hợp với bối cảnh Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Hội thảo sẽ đưa ra các chỉ dẫn giúp cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp xây dựng động cơ, phương pháp khởi nghiệp phù hợp với môi trường kinh doanh của Việt Nam; đồng thời gợi ý chính sách giúp hình thành các thành phần và kết

<small> </small>

<i> Viện Nghiên cứu phát triển thành phố </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

nối chúng với nhau trong hệ sinh thái phát triển năng lực khởi nghiệp phù hợp với bối cảnh Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh.

Thưa quý vị đại biểu,

Từ những lý do trên, nhất thiết phải có hội thảo nghiên cứu nhận diện rõ các dạng khởi nghiệp, đánh giá toàn diện các yếu tố động cơ, cách tiếp cận và hệ sinh thái khởi nghiệp để đưa ra các chỉ dẫn phát triển năng lực khởi nghiệp phù hợp với bối cảnh Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh; đó cũng chính là mục tiêu của hội thảo này.

Viện Nghiên cứu phát triển thành phố phối hợp với Trường Đại học Ngân hàng Thành

<i><b>phố tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Rào cản khởi nghiệp”. </b></i>

Để giải quyết mục tiêu hội thảo đề ra, tôi đề nghị quý đại biểu tham gia ý kiến cần tập trung vào những vấn đề như: Lược khảo lý thuyết để nhận diện rõ các dạng doanh nghiệp khởi nghiệp; khái quát quá trình hình thành, các yếu tố tác động đến động cơ khởi nghiệp, cách tiếp cận phát triển dự án khởi nghiệp. Kế đến là khảo sát thực trạng về động cơ và phương pháp phát triển dự án khởi nghiệp ở Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh nhằm nhận diện những đặc trưng phù hợp, sai lầm cần tránh, mong đợi từ chính sách hỗ trợ của cơng ty khởi nghiệp. Trên cơ sở đó, gợi ý giúp chính sách giúp chủ thể khởi nghiệp định hình động cơ tích cực, phương pháp phát triển dự án khởi nghiệp phù hợp với môi trường kinh doanh của Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời gợi ý chính sách giúp hình thành các thành phần và kết nối chúng với nhau trong hệ sinh thái hỗ trợ phát triển năng lực khởi nghiệp phù hợp với bối cảnh Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh.

Với tinh thần đầy trách nhiệm và sự kỳ vọng của quý đại biểu trong Hội thảo hôm nay,

<i><b>Tôi xin tuyên bố khai mạc hội thảo “Rào cản khởi nghiệp” và xin kính chúc toàn thể quý vị </b></i>

<b>khách quý nhiều sức khoẻ, hạnh phúc, xin kính chúc hội thảo thành cơng tốt đẹp. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

RÀO CẢN KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM ... 27

<i>Huỳnh Thanh Điền </i>

MỘT SỐ RÀO CẢN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ... 49

<i>Nguyễn Thị Thảo Quỳnh Dương Thị Hồng Lợi </i>

XÂY DỰNG HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP CHO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH... 60

<i>Nguyễn Văn Tiến Hồ Thiện Thông Minh </i>

RÀO CẢN NGĂN BƯỚC TIẾN DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP VIỆT:

NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ... 79

<i>Nguyễn Thị Tường Tâm </i>

KHỞI NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH MỸ PHẨM TẠI VIỆT NAM, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ... 90

<i>Đặng Trương Thanh Nhàn Nguyễn Phương Thảo </i>

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VƯỢT QUA NHỮNG RÀO CẢN KHỞI NGHIỆP

TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ... 100

<i>Lê Thi Ánh Tuyết </i>

NHỮNG THÁCH THỨC VỀ NGUỒN VỐN NHÂN LỰC VÀ PHƯƠNG THỨC

GIA TĂNG VỐN NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP ... 121

<i>Tiêu Thị Thanh Hoa Nguyễn Thị Tường Vy </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

CHO VIỆT NAM ... 128

ĐẦU TƯ KHỞI NGHIỆP VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TẠI VIỆT NAM ... 173

<i>Nguyễn Hoàng Tiến Nguyễn Bá Hoàng </i>

NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI VÀ CƠ HỘI CỦA CÁC CÔNG TY KHỞI NGHIỆP

VIỆT NAM... 184

<i>Mai Hồng Chi </i>

NGUỒN VỐN NÀO CHO STARTUP? ... 193

<i>Đoàn Quỳnh Phương Nguyễn Thị Tường Tâm </i>

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH TRANG KHỞI NGHIỆP ĐỐI VỚI

TÂN CỬ NHÂN, KỸ SƯ ... 201

<i>Mã Văn Tuệ </i>

<i>Mai Thị Tuyết Nhung Đào Xuân Thủy </i>

RÀO CẢN DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY ... 214

<i>Mai Thị Tuyết Nhung Mã Văn Tuệ </i>

<i>Đào Xuân Thủy </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

KHỞI NGHIỆP BỀN VỮNG XU HƯỚNG HIỆN HÀNH

TẠI CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN ... 231

<i>Nguyễn Hoàng Tiến </i>

NÂNG CAO NĂNG LỰC SÁNG TẠO, HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP VÀ

VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP BÀI HỌC TỪ SINGAPORE ... 248

<i>Nguyễn Văn Tiến Nguyễn Phương Thảo </i>

CƠ HỘI VAY VỐN NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP

KHỞI NGHIỆP ... 257

<i>Trần Thị Bình An </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>NHẬN DIỆN RÀO CẢN KHỞI NGHIỆP, VƯỢT QUA THÁCH THỨC NHÌN TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC </b>

<b>TIỄN KINH DOANH </b>

<i><b>Trần Hữu Hiệp<sup>1</sup>Tóm tắt: Khởi nghiệp - Startup trở thành từ khóa được tìm kiếm tại nhiều nước trong </b></i>

<i>những năm qua. Đặc biệt ở Việt Nam, khởi nghiệp không chỉ được các nhà khoa học đề cập, mà các lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, người dân và truyền thông quan tâm với hàng loạt cơ chế, chính sách, mơ hình khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo đang dần hình thành một hệ sinh thái khởi nghiệp. Song, vẫn còn nhiều rào cản cần phải vượt qua để thúc đẩy mạnh mẽ hơn các startup. Tham luận góp phần nhận diện các rào rản, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam nhìn từ lý luận đến thực tiễn đời sống kinh doanh. </i>

<i><b>Từ khóa: Startup - Khởi nghiệp, hệ sinh thái khởi nghiệp, rào cản. </b></i>

<b>1. Đặt vấn đề </b>

<b>1.1. Starup - Từ lý thuyết đến thực tiễn kinh doanh </b>

<b>Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia, “startup” là thuật ngữ chỉ những công ty </b>

trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh (startup company), hay công ty công nghệ trong giai đoạn lập nghiệp. Khởi nghiệp là một tổ chức được thiết kế nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong những điều kiện khơng chắc chắn.

Theo Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT, thì có người chưa phân biệt giữa “startup” với yêu cầu khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và “entrepreneurship” là lập nghiệp hoặc khởi sự kinh doanh. Doanh nghiệp khởi nghiệp phải dựa trên công nghệ mới hoặc tạo ra một hình thức kinh doanh mới, xây dựng một phân khúc thị trường mới. Nghĩa là, phải tạo ra sự khác biệt, không phải là sự bắt đầu kinh doanh đơn thuần.

Đối chiếu từ và nghĩa trong Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học Vietlex, NXB. Đà Nẵng năm 2011, trang 797 định nghĩa: “Khởi nghiệp là bắt đầu sự nghiệp”; trang 536:

<b>“đổi mới là thay đổi hoặc làm cho thay đổi tốt hơn, tiến bộ hơn so với trước, đáp ứng yêu </b>

cầu của sự phát triển”; trang 1.320: “sáng tạo là tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần; có cách giải quyết mới khơng bị gị bó, phụ thuộc vào cái gì đó”.

Thuật ngữ “startup” trong tiếng Anh dịch thành “khởi nghiệp” được cho là khơng đầy đủ, chưa chính xác. Tiếng Việt tương đương cần được hiểu và dùng là cụm từ “khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo”. Tham luận này sử dụng thuật ngữ “khởi nghiệp” theo nghĩa đó. Để ngắn gọn, “khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” được viết nguyên từ tiếng Anh đã phổ biến và thông dụng là “Startup”.

<small> </small>

<i> Đại học FPT </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Theo đó, đối tượng Startup khơng chỉ là “cơng ty” mà bao gồm: “Cá nhân, nhóm cá nhân có dự án khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, cơng nghệ, mơ hình kinh doanh mới” và “Tổ chức cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất - kỹ thuật, đầu tư, truyền thông cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” được qui định tại Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 05 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.

<b>Hệ sinh thái khởi nghiệp, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for </b>

Economic Cooperation and Development - OECD) là “tổng hợp các mối liên kết chính thức và phi chính thức giữa: các chủ thể khởi nghiệp (tiềm năng hoặc hiện tại), tổ chức khởi nghiệp (công ty, nhà đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần, hệ thống ngân hàng), các cơ quan liên quan (trường đại học, các cơ quan nhà nước, các quỹ đầu tư công) và tiến trình khởi nghiệp (tỉ lệ thành lập doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp có tỉ lệ tăng trưởng tốt, số lượng các nhà khởi nghiệp) tác động trực tiếp đến môi trường khởi nghiệp tại địa phương” (Mason, C. & Brown, R., 2014).

<b> Hình 1. Hệ sinh thái khởi nghiệp </b>

<i>Nguồn: Lê Minh Hạnh, “Khởi nghiệp là gì? </i>

Những kinh nghiệm để biến ý tưởng khởi nghiệp thành sự thật”

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum, 2013) định nghĩa hệ sinh thái khởi nghiệp bao gồm 8 yếu tố: (1) Thị trường (2) Nguồn nhân lực (3) Nguồn vốn và tài chính (4) Hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp - Tư vấn (5) Khung pháp lý và cơ sở hạ tầng (6) Giáo dục và đào tạo (7) Các trường đại học, học viện và (8) Văn hóa quốc gia.

Theo đó, 2 đặc điểm của startup được ghi nhận tạo ra sự khác biệt với “lập nghiệp, khởi sự kinh doanh” nói chung là:

Tính đột phá: Tạo ra điều chưa hề có trên thị trường hoặc một giá trị tốt hơn so với những thứ đang có sẵn. Đó có thể là một phân khúc mới trong sản xuất (như thiết bị thông

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

minh đo lường sức khoẻ cá nhân), một mô hình kinh doanh mới (như ứng dụng gọi xe cơng nghệ Grab), hoặc một loại công nghệ độc đáo, chưa hề thấy (như trí tuệ nhân tạo AI, Big Data, công nghệ in 3D).

Sự phát triển: Không đặt ra giới hạn mà tham vọng phát triển đến mức lớn nhất có thể, tạo ra ảnh hưởng, mang tính khai phá thị trường (như điện thoại thông minh Apple là công ty đầu tiên khai phá và dẫn đầu trong mảng đó, người máy Sophia bắt đầu cho thế hệ người máy sử dụng AI).

Nhiều ý kiến cho rằng, một Startup thường trải qua 4 giai đoạn:

<b>(1) Định hướng: Với các ý tưởng và kế hoạch đầu tiên để thực hiện. </b>

(2) Thử thách: Là quãng thời gian khó khăn với hơn 80% các Startup khó vượt qua do các yếu tố khách quan và chủ quan.

<b>(3) Hoà nhập: Là giai đoạn phục hồi sau khó khăn của các Startup. Năng suất lao động </b>

tăng, các thành viên làm việc ăn ý, hiểu nhau hơn. Các mục tiêu ngắn hạn dần đạt được, hướng đến việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, đội ngũ nhân sự.

<b>(4) Phát triển: Là mục tiêu hướng đến của các Startup. Các co-founders (đối tác sáng </b>

lập) ra những kế hoạch, mục tiêu dài hạn. Kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn của đội ngũ nhân sự giúp công ty phát triển nhanh.

Những rào cản khởi nghiệp đề cập trong tham luận này được nhận diện qua cách tiếp cận theo 4 giai đoạn startup nêu trên.

Rào cản (hay rào chắn) được định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học Vietlex, NXB. Đà Nẵng năm 2011, trang 1.283 là “Rào để ngăn, khơng cho vượt qua,

<i>dùng để ví sự trở ngại lớn khiến ngăn cách, cản trở trong việc giao lưu, thơng thương”. Nó </i>

được dùng trong tham luận ày với nghĩa bóng là các khó khăn, vướng mắc, cản trở hữu hình (vật chất) và vơ hình (nhận thức, cơ chế, chính sách, pháp luật) tác động đến các startup với hệ sinh thái khởi nghiệp nói chung.

<b>2. Nhận diện rào cản startup ở Việt Nam 2.1. Định vị Startup Việt </b>

Theo Báo cáo Chỉ số Đổi mới Toàn cầu 2017/2018 (Global Entrepreneurship Monitor 2017/2018 Report) dựa trên kết quả khảo sát hơn 164.000 người và hơn 2.000 chuyên gia tại 54 nền kinh tế (Bảng 1), thì Sartup Việt Nam được xếp vào nhóm các nước châu Á và châu Đại Dương cùng với Ấn Độ, Iran, Kazakhstan đang ở giai đoạn I (phát triển chủ yếu dựa trên nguồn lực), thấp hơn 6 nước châu Á là Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc, Saudi Arabia và Li-băng ở giai đoạn II (phát triển dựa trên hiệu quả) và thấp hơn nhiều so với các nước châu Á khác đang ở giai đoạn III (phát triển dựa trên đổi mới) là Nhật, Hàn, Đài Loan, Úc, Israel, Quata.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>Bảng 1. Nhóm nước tham gia GEM 2017/2018 </b>

Báo cáo khảo sát Global Entrepreneurship Monitor năm 2017/2018 (GEM 2017/2018) so sánh hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam với 54 nước khác trên thế giới (xem thêm Hình 2), 5 chỉ số của Việt Nam có thứ hạng cao nhất là:

+ Năng động của thị trường nội địa: 5/54. + Văn hóa và chuẩn mực xã hội: 6/54. + Cơ sở hạ tầng: 10/54.

+ Độ mở thị trường nội địa: 12/54. + Chính sách Chính phủ: 13/54.

Và 5 chỉ số mà Việt Nam có thứ hạng thấp nhất là cao là: + Chương trình hỗ trợ Chính phủ 43/54.

+ Giáo dục kinh doanh sau trường phổ thông 40/54. + Tài chính cho kinh doanh 39/54.

+ Giáo dục kinh doanh ở trường phổ thông 34/54.

+ Chuyển giao nhiên cứu và ứng dụng - R & D Transfer (34/54).

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>Hình 2. Hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam so với các nước trên thế giới năm 2017/2018 </b>

Tuy nhiên, những năm gần đây, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương, các tổ chức xã hội đã có nhiều chính sách hỗ trợ, thúc đẩy starup, nỗ lực xây dựng hê sinh thái khởi nghiệp. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 05 năm 2016 phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, tổ chức nhiều hoạt động “Năm quốc gia khởi nghiệp 2016”; Chương trình thanh niên khởi nghiệp; Sự kiện TECHFEST thường niên của Chính phủ dành cho cộng đồng khởi nghiệp…

<b>2.2. Các rào cản </b>

<b> Trên cơ sở định vị Startup Việt qua Báo cáo kết quả khảo sát Global </b>

Entrepreneurship Monitor năm 2017/2018 về Hệ sinh thái khởi nghiệp và thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh – Một trung tâm kinh tế lớn nhất, có lực lượng doanh nghiệp và kinh doanh lớn nhất nước, có thể nhận diện các rào cản starup sau:

<b>2.2.1. Rào cản từ bản thân các Startup </b>

Người sáng lập (Founder) thiếu kỹ năng lãnh đạo và tổ chức, thiếu kinh nghiệm, ảo tưởng hoặc thiếu quyết tâm, nỗ lực đeo đuổi mục tiêu trong môi trường kinh doanh nhiều rủi ro và thách thức. Khả năng tiếp cận vốn hạn chế, không đi đến cùng khiến các quỹ đầu tư càng không dám tiếp cận, trong khi các loại quỹ đầu tư ở Việt Nam chưa nhiều, thủ tục pháp lý khiến các nhà đầu tư e ngại. Nhiều Starup Việt còn thiếu kiến thức về phát triển và hoàn

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

thiện sản phẩm, dịch vụ, khả năng xoay sở trước các biến động thị trường còn nhiều hạn chế. Một rào cản khác đối với cac Startup Việt nói chung là tiếng Anh chưa thông dụng, khiến các startup khó thu nhận kiến thức bên ngồi và vươn ra tầm khu vực, thế giới.

<b>2.2.2. Rào cản từ Hệ sinh thái khởi nghiệp cịn sơ khai </b>

Ngồi 5 chỉ số Hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam xếp thứ hạng thấp là giáo dục kinh doanh ở trường phổ thông, giáo dục kinh doanh sau phổ thơng, tài chính cho kinh doanh, chuyển giao nhiên cứu, ứng dụng và chương trình hỗ trợ Chính phủ, phải kể đến các chỉ số cịn khá thấp như cơ sở hạ tầng thương mại và pháp lý (36/54), chính sách thuế và quan liêu - Government policies: Taxes and Bureaucraces (25/54). Đó chính là các rào cản cần nỗ lực tháo gỡ.

Cùng với đó, sự thiếu vắng khung pháp lý cần thiết đang khiến các dự án gọi vốn cộng đồng ở Việt Nam gặp nhiều khó khan, cùng hệ thống luật pháp chưa quy định về crowdfunding (gây quỹ cộng đồng) cũng là trở ngại lớn. Mặc dù thương mại điện tử ở Việt Nam phát triển rất nhanh, nhưng thật sự vẫn chưa có nhiều giao dịch online cũng như hệ thống bảo đảm, chống gian lận giao dịch mạng.

Những trở ngại mang tính rào cản startup nêu trên trong 4 giai đoạn startup (định hướng, thử thách, hoà nhập và phát triển), nếu khơng sớm được khắc phục, thì dù thị trường Việt có tiềm năng phát triển đến đâu cũng rất khó để start-up Việt có được thành cơng như mong đợi.

<b>3. Khuyến nghị chính sách, đề xuất giải pháp 3.1. Về cơ chế, chính sách, hệ sinh thái khởi nghiệp </b>

Cải thiện môi trường kinh doanh là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ và chính quyền địa phương các qua. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI ngày càng được sử dụng phổ biến để cải thiện môi trường đầu tư các tỉnh, thành. Nhưng cần tiếp tục quan tâm nâng cao hơn nữa chất lượng các chỉ số thành phần, nhất là các chỉ số tác động trực tiếp đến Startup như: gia nhập thị trường, thể chế pháp lý, năng động của chính quyền địa phương, hỗ trợ doanh nghiệp và cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin, trực tuyến, thành tựu của nghiên cứu cơ bản các ngành trí tuệ nhân tạo (AI), lưu trữ dữ liệu lớn (Big Data), nền tảng dịch vụ công trực tuyến, cơ sở dữ liệu dung chung (dân cư, xây dựng, đất đai, tài nguyên nước, môi trường…). Nâng cao chất lượng các chỉ số còn thứ hạng thấp như Chương trình hỗ trợ Chính phủ (43/54), Tài chính cho kinh doanh (39/54).

Nghiên cứu ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật cần thiết để thúc đẩy môi trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Chú trọng các lĩnh vực ưu tiên khuyến khích: Đăng ký thành lập, hoạt động của tổ chức, cá nhân đầu tư mạo hiểm; cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ ban đầu của Nhà nước, khuyến khích đầu tư tiếp theo cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân và cộng đồng xã hội. Các cơ chế thuế, tài chính đặc thù đối với tổ chức và cá nhân có hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoặc đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

đối với doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ; hỗ trợ thối vốn của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài từ khoản đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo….

<b>3.2. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật </b>

Cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động: Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia cung cấp thông tin về công nghệ, sáng chế, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, sở hữu trí tuệ, chính sách, pháp luật, nguồn nhân lực, nguồn đầu tư và giao dịch đầu tư, đối tác, khách hàng, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới. Xây dựng Khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các Bộ, ngành, địa phương. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và cung cấp dịch vụ Internet miễn phí trong Khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Tiếp tục triển khai Đề án Thương mại hóa cơng nghệ với quy mơ dự án khoa học và công nghệ cấp quốc gia. Tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược đầu tư hình thành các khu dịch vụ, cơng nghệ.

<b>3.3. Khuyến khích thương mại hóa ý tưởng kinh doanh, hình thành “thị trường chất xám” </b>

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và các chuyên ngành công nghệ 4.0 vào các chuyên ngành kinh doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp, cộng đồng khởi nghiệp.

Khuyến khích thương mại hóa ý tưởng kinh doanh, từng bước hình thành “thị trường chất xám”. Tạo diễn đàn trao đổi, hợp tác giữa các doanh nghiệp, cộng đồng khởi nghiệp với doanh nghiệp công nghệ, cơ quan quản lý nhà nước nhằm tăng cường chia sẻ thông tin, đề xuất ý tưởng hợp tác, giải quyết các vấn đề trong quá trình ứng dụng cơng nghệ thơng tin, số hóa, các chun ngành công nghệ nền tảng và ứng dụng.Trên cơ sở định hướng và sản phẩm, dịch vụ sáng tạo từ starup, Nhà nước hoạch định cơ chế, chính sách, quy hoạch, tăng cường quản lý nhà nước, tạo mơi trường. Các hiệp hội ngành, nghề với vai trị tập hợp, liên kết, hỗ trợ và doanh nghiệp Start. Nâng cao chỉ số Chuyển giao nhiên cứu và ứng dụng (R & D Transfer) còn thứ hạng thấp (34/54).

<b>3.4. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho startup </b>

Cần có chương trình cấp quốc gia và cấp vùng, trên cơ sở gắn kết chặt chẽ các địa phương, các tác nhân trong hệ sinh thái khởi nghiệp (Viện nghiên cứu, trường đại học, trường nghề, các cơ sở ưu tạo doanh nghiệp, công nghệ) tang cường đào tạo nguồn nhân lực nói chung, trong đó có lực lượng cho startup.

Cần đưa chương trình giảng dạy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo như là một mơn học tại các trường đại học, cần có một giáo trình đào tạo bài bản. Nghiên cứu lồng ghép hợp lý nội dung, kiến thức startup vào trường phổ thông để cải thiện chỉ số giáo dục kinh doanh ở trường phổ thông.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>

1. Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 05 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.

2. Báo cáo Chỉ số Đổi mới Toàn cầu - Global Entrepreneurship Monitor - GEM 2017/2018.

3. Tài liệu Diễn đàn kinh tế thế giới - World Economic Forum, 2013.

4. Báo cáo Chỉ số Khởi nghiệp ở Việt Nam 2017/2018, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI.

5. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh:

6. Lê Minh Hạnh, “Khởi nghiệp là gì? Những kinh nghiệm để biến ý tưởng khởi nghiệp thành sự thật” (

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>KHỞI NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC NƠNG NGHIỆP CƠNG NGHỆ CAO TỪ GĨC NHÌN THỰC TIỄN </b>

<i><b>Từ Minh Thiện</b></i><b><sup>1</sup></b><i><b>Tóm tắt: Chủ trương khuyến khích và phát triển đổi mới sáng tạo cũng như khởi </b></i>

<i>nghiệp được xem là động lực phát triển kinh tế của đất nước trong giai đoạn mới, đặc biệt là trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã được thể hiện rõ trong các chủ trương, Nghị quyết của Chính phủ. Bài viết trình bày các khái niệm nội dung có liên quan đến khởi nghiệp, ươm tạo doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Qua đó, gợi ý một số giải pháp để hỗ trợ và phát triển các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. </i>

<i><b>Từ khóa: khởi nghiệp trong nông nghiệp. </b></i>

<b>1. Đặt vấn đề: </b>

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều doanh nghiệp mới ra đời trên cơ sở các ý tưởng, phát minh, sáng chế xuất phát từ các trung tâm nghiên cứu, các Viện, các trường đại học… Hiện có nhiều định nghĩa, quan điểm khác nhau về khởi nghiệp, “start-up”. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để chỉ “startup” và để phân biệt với khởi nghiệp thơng thường. “Start-up” cịn gọi là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, một cách nói ngắn gọn của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo do tính chất tạo ra những sản phẩm mới, phân khúc khách hàng mới bằng những công nghệ mới và ý tưởng mới chưa từng có, cách tiếp cận thị trường mới, thường là liên quan đến công nghệ, doanh nghiệp phải có mơ hình kinh doanh có thể có tiềm năng “lặp lại hoặc mở rộng nhanh chóng”.

Trong bàn luận về khởi nghiệp, vấn đề về hệ sinh thái khởi nghiệp được xem là đề tài được trao đổi và quan tâm nhiều nhất. Trong khuôn khổ của tham luận, tôi xin phép không bàn sâu về hệ sinh thái khởi nghiệp, ở đây, tôi chỉ muốn nhấn mạnh bản chất hệ sinh thái khởi nghiệp là các quan hệ xã hội. Hệ sinh thái khởi nghiệp nên bắt đầu từ việc tập hợp các doanh nhân có nhiệt huyết, đam mê với sản xuất – kinh doanh để hợp tác, hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp; cần hình thành các tổ chức nhà nước để hỗ trợ chứ không phải để dẫn dắt vì tín hiệu của thị trường sẽ phải là sự cảm nhận của mỗi doanh nhân và sự hỗ trợ của nhà nước sẽ nên tập trung vào các giải pháp thúc đẩy tiếp cận thị trường, thuận lợi hoá thương mại và tạo hành lang pháp lý ổn định; phải tìm người đứng đầu các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp là những người phải có tư duy của doanh nhân hoặc là doanh nhân để có hiểu rõ, nắm bắt được nhu cầu của các doanh nghiệp khởi nghiệp và cảm nhận thị trường nhanh nhạy hơn.

<small> </small>

<i> Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>2. Hoạt động ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao </b>

Có nhiều khái niệm và định nghĩa về nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, theo Vụ Khoa học Công nghệ – Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam “Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: Công nghiệp hóa nơng nghiệp (cơ giới hóa các khâu của q trình sản xuất), tự động hóa, cơng nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật ni có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ”. Nông nghiệp công nghệ cao tập trung thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang hiện đại

Cịn về nơng nghiệp thơng minh hay cịn được gọi là nơng nghiệp chính xác, dựa vào các thành tựu đột phá trong công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ nano, là tất cả mọi thứ làm cho việc canh tác hiệu quả hơn, chính xác hơn, được kiểm sốt và mang lại lợi nhuận cao hơn khi trồng trọt và chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản. Nông nghiệp thông minh tập trung thay đổi phương thức quản lý nông nghiệp.

Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, quá trình chuyển đổi sẽ đi từ việc tiếp nhận cơng nghệ, mà trong đó chủ yếu là sử dụng cơng nghệ mới sang q trình cải thiện với trình độ được nâng cao hơn, tức là cải thiện cơng nghệ mới và q trình đó được phát triển, nâng cao hơn nữa khi chuyển sang giai đoạn sáng tạo. Khi đó, nền kinh tế đã sáng tạo ra tri thức, sáng tạo ra sản phẩm mới phục vụ cho nhu cầu xã hội và nhu cầu phát triển kinh tế. Nước ta đang trong giai đoạn chuyển từ việc tiếp nhận cơng nghệ và trong đó, chủ yếu là sử dụng cơng nghệ nước ngồi sang giai đoạn cải thiện cơng nghệ nước ngồi. Trong đó, các doanh nghiệp khởi nghiệp đóng vai trị quan trọng đối với việc ứng dụng các công nghệ mới, công nghệ tiên phong vào trong hoạt động sản xuất – kinh doanh thực tiễn.

Trong khu nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao được triển khai nhằm hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân có các kết quả nghiên cứu khoa học cơng nghệ, có ý tưởng khoa học công nghệ trong nông nghiệp và có dự án kinh doanh khả thi phát triển thành các doanh nghiệp công nghệ; tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của thị trường, có khả năng kinh doanh hiệu quả đáp ứng yêu cầu của thị trường.

<b>Trong năm 2018, Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao đã hỗ </b>

trợ 02 doanh nghiệp tham gia chương trình tiền ươm tạo, 19 doanh nghiệp đang ươm tạo; 11 doanh nghiệp hậu ươm tạo, 04 doanh nghiệp đã tốt nghiệp chương trình ươm tạo

Quy chế tuyển chọn đầu vào, Quy chế quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia ươm tạo và Quy chế tốt nghiệp được xây dựng với các nội dung như sau:

<b>Quy chế tuyển chọn đầu vào: đây là một trong những khâu quan trọng giúp Trung tâm </b>

tìm kiếm, tuyển chọn và khơng bỏ sót những doanh nghiệp tiềm năng tham gia vào chương trình ươm tạo của Trung tâm. Để tham gia doanh nghiệp phải trải qua những bước như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Lựa chọn và tiếp nhận: các cá nhân, tổ chức khi có ý tưởng kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ được Trung tâm tiếp nhận, tư vấn và đánh giá về tính phù hợp, tính tương thích với tiêu chí cơng nghệ, lĩnh vực ươm tạo. Tiêu chí cơng nghệ đối với hoạt động ươm tạo tại Trung tâm: Công nghệ sinh học nông nghiệp; Chọn tạo giống cây trồng; Chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp; Bảo quản và chế biến nông sản; Nuôi trồng nấm, cây dược liệu; Canh tác không sử dụng đất; sản xuất hoa, rau, cây cảnh, cá cảnh…; Sử dụng công nghệ tiên tiến; công nghệ mới áp dụng tại Việt Nam hoặc được cải tiến, đổi mới, sáng tạo công nghệ phù hợp với điều kiện Việt Nam; Sử dụng các vật liệu mới, các sản phẩm hoặc công nghệ thân thiện với môi trường.

Những cá nhân, tổ chức đáp ứng đủ các tiêu chí trên và có ý tưởng kinh doanh khả thi, có tâm huyết với dự án sẽ được hỗ trợ xây dựng kế hoạch kinh doanh.

Đánh giá kế hoạch kinh doanh của các ứng viên ươm tạo: các kế hoạch kinh doanh của ứng viên tập trung vào 6 phần chính là ý tưởng kinh doanh, phân tích thị trường, quy trình cơng nghệ, kế hoạch tiếp thị, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính và đánh giá hiệu quả của dự án.

+ Ý tưởng kinh doanh: đánh giá tính mới lạ, hấp dẫn và khác biệt hơn so với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực hoạt động và đặc biệt là đánh giá tính khả thi về mặt thực tế của ý tưởng.

+ Phân tích thị trường: đánh giá về quy mô thị trường hiện tại cũng như tiềm năng của thị trường trong tương lai của dự án.

+ Quy trình cơng nghệ: quy trình cơng nghệ doanh nghiệp áp dụng khi tham gia chương trình ươm tạo, uưu điểm quy trình công nghệ so với những quy trình cơng nghệ đang được triển khai.

+ Kế hoạch tiếp thị: đánh giá hiệu quả những kế hoạch tiếp thị của doanh nghiệp qua đó đánh giá khả năng thương mại sản phẩm của dự án.

+ Kế hoạch nhân sự: nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành của dự án như các hoạt động triển khai các hoạt động sản xuất, thương mại … nên dự án cần chuẩn bị tốt về nhân sự sẽ mang lại những hiệu quả tích cực trong q trình doanh nghiệp triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Kế hoạch tài chính và đánh giá hiệu quả của dự án: Dự án sẽ không thể triển khai hoặc triển khai không đầy đủ nếu không được chuẩn bị tốt về mặt tài chính.

Nhìn chung, các doanh nghiệp tham gia ươm tạo đều đáp ứng các tiêu chí về cơng nghệ, lĩnh vực ươm tạo và chuẩn bị khá tốt các kế hoạch kinh doanh về lý thuyết. Tuy nhiên, trong thực tế khi triển khai dự án, một số doanh nghiệp chưa chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực cần thiết (tài chính, nhân lực, công nghệ…) và do biến động của thị trường nên mức độ thành cơng cịn hạn chế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>Chương trình tiền ươm tạo: sau khi đánh giá tính khả thi của kế hoạch kinh doanh, ứng </b>

viên sẽ được tiếp nhận tham gia chương trình tiền ươm tạo. Đây là một chương trình qua đó giúp doanh nghiệp bắt đầu triển khai dự án của mình tại Trung tâm. Đây là thời gian để Trung tâm nhận xét, đánh giá về tính khả thi của dự án, tính nghiêm túc của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp không nghiêm túc, không triển khai dự ná theo đúng nội dung và tiến độ đã cam kết ban đầu với Trung tâm sẽ bị chấm dứt hợp đồng tiền ươm tạo. Chương trình này sẽ kéo dài khoảng 3- 6 tháng tùy thuộc vào từng dự án cụ thể.

<b>Chương trình ươm tạo: Khi tham gia chương trình ươm tạo chính thức, doanh nghiệp </b>

sẽ nhận được những hỗ trợ đầy đủ về hệ thống trang thiết bị, phịng thí nghiệm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, nhận được sự tư vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực tham gia ươm tạo, được hỗ trợ về các hoạt động quảng bá xúc tiến thương mại, các khóa đào tạo về quản lý và nhân sự cho doanh nghiệp …

Các khách hàng khi tham gia ươm tạo sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an tồn thực phẩm, phịng cháy chữa cháy, nội quy lao động...Các hoạt động này được quản lý và giám sát thông qua Quy chế quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia ươm tạo.

Nhìn chung, trong giai đoạn ươm tạo doanh nghiệp, có những khó khăn như:

Doanh nghiệp thiếu sáng tạo trong mơ hình doanh thu: Các cá nhân có ý tưởng về sản phẩm nhưng khơng chuyển hóa được thành mơ hình kinh doanh trong thực tế. Đây là vấn đề thường gặp vì các doanh nghiệp ươm tạo/ khởi nghiệp thường có những ý tưởng, kiến thức và nhiệt tình về kỹ thuật nhưng lại thường khơng có đủ kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng kinh doanh, nên thường gặp khó khăn khi điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp tập trung vào việc trả lời câu hỏi: Xây dựng sản phẩm ra sao? Người dùng sẽ sử dụng như thế nào? Sau đó mới suy nghĩ về việc làm ra tiền bằng cách nào? Trong khi, mô hình doanh thu và chiến lược phát triển là những yếu tốt quyết định đến bộ máy và sự tăng trưởng của công ty trước sự cạnh tranh từ các công ty lớn

Các cá nhân khởi nghiệp không hội đủ năng lực về tài chính để tiếp tục đầu tư vào dự án hoặc doanh nghiệp của mình.

Các cá nhân khởi nghiệp có thể có nhiều kiến thức, sáng kiến chuyên môn nhưng thường không đủ kinh nghiệm để xây dựng và quản lý công ty một cách chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp luôn tự hào về sản phẩm do mình làm ra nhưng không phải ai cũng trả lời được câu hỏi: Làm sao để đưa sản phẩm đến người dùng và khiến họ hiểu được giá trị của sản phẩm? Hơn nữa, yếu tố quyết định sự thành công của một công ty không chỉ là sản phẩm tốt mà là một bộ máy doanh nghiệp có tầm nhìn, chiến lược rõ ràng xung quanh sản phẩm đó

Các cá nhân khởi nghiệp dễ bị đánh cắp ý tưởng và đánh mất cơ hội thị trường vào tay đối thủ cạnh tranh khi trao đổi ý tưởng sản phẩm, công nghệ với các nhà đầu tư khơng đàng hồng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Các cá nhân khởi nghiệp thiếu kinh nghiệm nên chọn những hướng tiếp cận thị trường sai lầm, không phù hợp với khả năng triển khai của mình hoặc khơng phù hợp với tính chất của sản phẩm.

Các doanh nghiệp vừa mới khởi nghiệp gặp một số khó khăn về tuyển dụng nhân sự, về việc hình thành văn hố doanh nghiệp, nhân viên thiếu các kỹ năng; tác phong làm việc chuyên nghiệp

Một số cá nhân khởi nghiệp là công chức của các viện nghiên cứu hay trường đại học, do vậy họ phải tuân thủ Luật Công chức, trong đó khơng cho phép công chức của các cơ quan nhà nước thành lập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng phân vân, mơ hồ về Quyền sở hữu đối với các phát minh sáng chế được tạo ra bởi các nguồn vốn tài trợ hay đầu tư.

Về phía các nhà đầu tư, thơng thường có một số e ngại đối với các cá nhân khởi nghiệp bời những nguyên do sau:

Sợ các cá nhân khởi nghiệp khơng đủ sự kiên trì, chịu đựng, bỏ ngang khi đang triển khai dự án, thiếu sự cam kết của các cá nhân khởi nghiệp.

Tính hoang tưởng về tính chất sản phẩm, thị trường hoặc sự tự tin quá mức trở thành tự mãn, tự tôn của các cá nhân khởi nghiệp khi nói về sản phẩm, cơng nghệ của mình so với các sản phẩm, cơng nghệ cùng loại đang có mặt trên thị trường

Tính trung thực và minh bạch của các cá nhân khởi nghiệp về

Tính kỷ luật, nhất quán giữa lời nói và việc làm khơng được tn thủ.

Nhà đầu tư trong nước gặp khó khăn trong việc tìm câu trả lời: Tư duy của những Nhà đầu tư thành cơng là gì? Nên quan tâm những vấn đề gì khi đầu tư vào một cơng ty? Sử dụng cơng cụ gì để định giá cơng ty và đầu tư bao nhiêu là hợp lý? Đo lường và quản lý quá trình đầu tư ra sao để giảm thiểu rủi ro? Làm sao để thoái vốn?

Tuy nhiên, có bốn điểm nhà đầu tư thường có ấn tượng tốt đối với các nhà khởi nghiệp có các đặc tính như sau:

Nói ít và triển khai thực tế nhiều

Thấu hiểu khách hàng và những quan tâm thực sự của nhà đầu tư về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp/ cá nhân khởi nghiệp

Sự đam mê của cá nhân khởi nghiệp. Điều này có thể được kiểm nghiệm bằng mức độ hiểu biết của nhà khởi nghiệp về thị trường và đối thủ cạnh tranh của mình

Nhà khởi nghiệp dám đầu tư trọn thời gian, tiền bạc của mình cho công việc, cho sản phẩm và dịch vụ của mình.

Thơng thường, nhà khởi nghiệp sẽ có một số thuận lợi sau khi được đầu tư như: Bớt lo về tài chính vì đã có sự hỗ trợ, tham gia tài chính từ các nhà đầu tư

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Có người cùng chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ khó khăn trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ ra thị trường

Có thể hồn thiện các nghiên cứu còn lại do được cung cấp các nguồn lực cần thiết Có uy tín để tiếp cận thêm khách hàng, thị trường và nhà đầu tư mới

Được hỗ trợ xây dựng doanh nghiệp một cách bài bản, khoa học và chuyên nghiệp hơn Gia tăng sức cạnh tranh, sức bật cho doanh nghiệp

Tuy nhiên có thể có các phát sinh về phía nhà khởi nghiệp sau khi có nhà đầu tư như: Việc bất đồng quan điểm về định hướng phát triển của công ty, của sản phẩm giữa nhà đầu tư và nhà khởi nghiệp do sự quan tâm và quan điểm tiếp cận thị trường khác nhau;

Tranh chấp quyền điều hành và quyền sở hữu, những mục tiêu khác nhau của nhiều cổ đơng, thiếu lịng tin để có thể cùng đi qua những giai đoạn khó khăn,

Vấn đề quản lý tài chính, về doanh thu và lợi nhuận gây áp lực nhiều phía cho các nhà khởi nghiệp.

Ngồi ra, về phía các tổ chức tài chính cũng có hạn chế, đó là chưa có nguồn vốn cho đầu tư mạo hiểm. Các tổ chức tài chính bao gồm các tổ chức cho vay (Ngân hàng, quĩ tín dụng) và các tổ chức đầu tư (cơng ty cho thuê tài chính, quỹ đầu tư mạo hiểm). Hạn chế lớn nhất của các tổ chức này trong việc cấp vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ là họ chưa có nhiều nguồn vốn cho đầu tư mạo hiểm. Các Ngân hàng thì cho rằng, đầu tư mạo hiểm có quá nhiều rủi ro trong khi các thị trường dịch vụ khác còn nhiều tiềm năng chưa khai thác hết. Các quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động ở Việt Nam (đa phần là các quỹ của nước ngồi) thì chưa thấy Việt Nam là một thị trường hứa hẹn. Các quỹ này có quy mơ vốn ít, chỉ dao động từ 7 đến 10 triệu USD mỗi quỹ. Tuy nhiên, trong danh mục đầu tư thực tế, các quỹ đầu tư mạo hiểm này hầu hết chỉ tập trung vào các ngành sản xuất hàng hóa có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

<b>3. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao </b>

Trong khuôn khổ của tham luận, với những quan sát trong thực tiễn cộng với những trao đổi với các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao, tơi xin có một số đề xuất về giải pháp phát triển các doanh nghiệp khởi

<i>nghiệp đổi mới, sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng </i>

cơng nghệ cao như sau:

<b>3.1. Về phía nhà nước </b>

<i>Nhóm giải pháp đầu tiên là phải xóa bỏ rào cản, trong đó rào cản mơi trường kinh </i>

doanh như khả năng tiếp cận thị trường, khả năng tiếp cận nguồn lực, khả năng tiếp cận thông tin và các chi phí khơng chính thức, chi phí kinh doanh, chi phí tn thủ… đóng vai trị rất quan trọng. Việc cải thiện môi trường kinh doanh là vấn đề hết sức quan trọng, đây là

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

một giải pháp tổng thể, liên tục và lâu dài. Những cải thiện này khơng chỉ khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp, tạo thuận lợi cho các hoạt động của vườn ươm mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cung cấp dịch vụ đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ của họ.

Nhóm giải pháp thứ 2 rất quan trọng, đó là phải có cơ chế chính sách riêng cho từng nhóm đối tượng doanh nghiệp. Đối với nhóm đối tượng doanh nghiệp lớn phải định hướng theo hướng quốc tế hóa, gắn với đổi mới sáng tạo, gắn nhiều hơn với xuất khẩu và các doanh nghiệp lớn gắn nhiều hơn với xu hướng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Đối với nhóm đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, phải có cơ chế chính sách để cho các doanh nghiệp này liên kết với nhau, các doanh nghiệp nhỏ gắn kết với doanh nghiệp lớn và nâng cao năng lực đổi mới quản trị thông qua các đơn đặt hàng của các cơ quan quản lý nhà nước, các hợp đồng liên kết, …

Đối với nhóm đối tượng là doanh nghiệp khởi nghiệp, nhóm đối tượng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, điều quan trọng phải tạo ra hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho các quỹ đầu tư rủi ro, các quỹ đầu tư thiên thần, quỹ đổi mới và sáng tạo… hoạt động có hiệu quả nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn khởi nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nơng thơn, phải có cơ chế chính sách để các doanh nghiệp này có thể ứng dụng cơng nghệ cao và hoạt động trên quy mô lớn thông qua đẩy mạnh các liên kết ngang và liên kết dọc, kết nối với các nhà phân phối, bán lẻ (siêu thị) và ổn định đầu ra sản phẩm..

<b>Nhóm giải pháp thứ 3 về nâng cao hiệu quả cung ứng vốn, cần lưu ý tạo nguồn vốn đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Khảo sát việc cho vay và đầu tư của các tổ </b>

chức tài chính cho thấy, các tổ chức này chỉ hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp ở giai đoạn tăng trưởng, phát triển và thuần thục. Giai đoạn ban đầu của doanh nghiệp thì rất khó khăn để thuyết phục các nhà đầu tư. Vì vậy, trong giai đoạn đầu, việc nhà nước nên trích một phần ngân sách phục vụ cho Khoa học – Công nghệ để thành lập một Quỹ ươm tạo (Quỹ hạt giống – seed fund) nhằm hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp công nghệ thông qua các hình thức cho vay ưu đãi, hoặc tài trợ dưới hình thức là các giải thưởng khoa học cơng nghệ là điều rất đáng hoan nghênh. Sau đó, sẽ huy động thêm nguồn vốn từ các nhà đầu tư để hình thành một Quỹ đầu tư mạo hiểm.

Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận các nguồn vốn chính thức thuận lợi hơn nữa, cần có các chính sách thúc đẩy các thị trường vốn phát triển. Bên cạnh đó, cần khắc phục tình trạng bất cân xứng thông tin giúp kết nối doanh nghiệp với các ngân hàng thương mại. Rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp khơng có đủ minh chứng pháp lý cho năng lực tài chính theo yêu cầu của ngân hàng thương mại. Số lớn khác dù có hệ thống báo cáo tài chính để cung cấp cho ngân hàng, song, nội dung bên trong lại bất nhất với hệ thống báo cáo thuế. Yêu cầu doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cũng là một điều kiện chưa khả thi, chưa thể

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

phổ cập khi lực lượng kiểm tốn ở Việt Nam cịn hạn chế về số lượng lẫn chất lượng, chưa kể đến yếu tố chi phí kiểm tốn rất cao so với chi phí hoạt động bình quân của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sự bất cân xứng thông tin này khiến các ngân hàng thương mại lúng túng, thiếu căn cứ tin cậy khi thẩm định và sàng lọc khách hàng.

Để nâng cao hiệu quả cung ứng vốn, cần lưu ý các nội dung như sau:

<i>Một là, triển khai các gói “bao thanh tốn” cho doanh nghiệp. Các ngân hàng có thể </i>

triển khai rộng rãi hình thức bao thanh tốn để tháo gỡ khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Trên thực tế, sản phẩm của các doanh nghiệp khởi nghiệp đã có thể cạnh tranh được với sản phẩm của các doanh nghiệp lớn trên thị trường. Song một rào cản đáng kể là để sản phẩm được tham gia vào chuỗi cung ứng địi hỏi các doanh nghiệp phải có vốn để thực hiện giao hàng trả chậm. Các ngân hàng có thể triển khai cho vay ngay trên chính đơn hàng. Việc cho vay theo hình thức này có lợi cho cả phía doanh nghiệp và ngân hàng. Các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian lập dự án khả thi, thời gian chuẩn bị hồ sơ vay vốn, và thời gian tập hợp các minh chứng khác. Hình thức này cũng giảm rủi ro cho các ngân hàng vì khoản vay đã được bảo đảm bằng chính giá trị của lô hàng đã được chuyển cho nhà phân phối. Ngoài việc căn cứ vào tài sản thế chấp để cung cấp hạn mức tín dụng, các Ngân hàng thương mại nên căn cứ vào các hợp đồng cung cấp sản phẩm của các doanh nghiệp ươm tạo đối với các nhà bán lẻ hiện đại (Saigon–coop, Satra, Big C…hoặc các nhà bán sỉ (Metro Cash & Carry) hay các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu để cung cấp tín dụng tương ứng với 70 – 80% giá trị hợp đồng cung cấp sản phẩm nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính để sản xuất và cung cấp sản phẩm đều đặn, do thời gian thanh toán tiền hàng của các hệ thống bán lẻ thường kéo dài từ 3 – 4 tuần, khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc huy động đủ vốn để đáp ứng và điều tiết lượng vốn

<b>phù hợp </b>

<i>Hai là, Nhà nước cần ban hành chính sách hỗ trợ việc bảo lãnh vay ngân hàng thông </i>

qua chỉ đạo cho Quỹ Bảo lãnh Tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc Quỹ hỗ trợ xã viên của Liên minh các Hợp tác xã bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp hoặc các hợp tác xã có tình hình sản xuất, kinh doanh thuận lợi, có hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh và có các hợp đồng liên kết tạo thành chuỗi cung ứng nơng sản có nhu cầu vay vốn để mở rộng

<b>sản xuất, nâng cao khả năng cung ứng. </b>

Ngồi các nhóm giải pháp trên, cần quan tâm thêm một số giải pháp hỗ trợ như:

Tăng cường quan hệ và tận dụng các chương trình hỗ trợ từ các quốc gia như Hà Lan (tổ chức PUM), Nhật Bản (JICA), Israel (MASHAV)…để tổ chức thêm các lớp huấn luyện, workshop, báo cáo chuyên đề. Đây là nguồn lực nếu biết tận dụng sẽ khá hiệu quả. Thơng thường, chi phí cho chương trình hỗ trợ này do chính phủ các nước tài trợ. Phía Việt Nam chỉ lo chi phí ăn, ở và đi lại trong nước của chuyên gia trong suốt thời gian công tác ở Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Thành phố tạo điều kiện để tăng cường mối quan hệ với các hiệp hội ngành hàng ở khu vực và thế giới để học hỏi kinh nghiệm thông qua tham vấn, tham quan, trao dồi kinh nghiệm, tìm kiếm khách hàng…. Hoạt động này cần được sự chủ động và hỗ trợ tích cực từ các đơn vị xúc tiến thương mại, các cơ quan quản lý nhà nước thông qua các buổi kết nối, các chuyến đi xúc tiến thương mại, đầu tư

Gắn chặt với thực tiễn sản xuất kinh doanh thông qua liên kết giữa Sở khoa học Công nghệ và Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong việc thu hút các sáng kiến, phát minh ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp đạt hiệu quả cao thông qua các innovation voucher, đơn đặt hàng, tổ chức hội đồng sáng kiến nông nghiệp gồm các doanh nghiệp – các nhà khoa học và cơ quan quản lý để đặt hàng nghiên cứu giải quyết các vướng mắc trong hoạt động sản xuất - kinh doanh thực tiễn... Nên xây dựng một diễn đàn nông nghiệp ứng

<i>dụng công nghệ cao để trao đổi các vấn đề về kỹ thuật, các sáng kiến thị trường… nhằm duy </i>

trì và phát triển hoạt động trao đổi học thuật, kinh nghiệm thực tiễn và phát huy các ý tưởng sáng tạo trong nơng nghiệp

<b>3.2. Về phía các doanh nghiệp khởi nghiệp </b>

Cần lưu ý nắm bắt các xu hướng phát triển về công nghệ, đặc biệt là các công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp; quan tâm đến việc khảo sát thị trường và nắm bắt những nhu cầu tiêu dùng chưa được khai thác cũng như chưa được đáp ứng đầy đủ; nâng cao các kỹ năng về quản trị doanh nghiệp, tài chính và nhân sự; nâng cao ý thức hợp tác và liên kết với nhau đặc biệt trong việc tham gia đấu thầu các dự án của thành phố hoặc của chính phủ; nâng cao tính chuyên nghiệp cả trong thái độ ứng xử lẫn điều hành công việc của từng thành viên trong công ty.

Để tạo thế đột phá trong nông nghiệp cần có sự thay đổi tư duy về kinh tế thị trường, chấp nhận đương đầu với các rủi ro, thách thức cũng như thích nghi với sự thay đổi, điều này cần thiết trong các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp, hiệp hội, người sản xuất, thể hiện trong việc tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất – kinh doanh cũng như cách thức triển khai những giải pháp, chính sách mang tính quyết liệt, mạnh mẽ, có ý nghĩa như những đòn bẫy khả thi, hiệu quả. Điều này sẽ tác động trong việc tạo nguồn cảm hứng cho các hoạt động đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp cũng như cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>

<i>1. Bùi Nguyên Hùng và Trương Thùy Trang (8/2006). Nghiên cứu xây dựng vườn ươm </i>

<i>doanh nghiệp công nghệ (TBI) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh – mơ hình vườn ươm trong trường đại học và nghiên cứu phát triển cho một trường hợp cụ thể (vườn ươm Phú Thọ). Thành phố Hồ Chí Minh </i>

<i>2. Ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (4/2017) Đánh giá </i>

<i>kết quả hoạt động ươm tạo doanh nghiệp và ươm tạo công nghệ nông nghiệp công nghệ cao. </i>

Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh

<i>(7/2016) Thơng tin về chương trình khởi nghiệp tại Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp </i>

<i>nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. </i>

<b>Trang tin điện tử: </b>

<i>1. IPP (23/5/2016) Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến </i>

<i>năm 2025 đã được Thủ tướng phê duyệt khai thác từ </i>

<i>sinh-thai-khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao-quoc-gia-den-nam-2025-da-duoc-thu-tuong-2. Thành Chung (8/6/2016) Phát triển kênh vốn cho khởi nghiệp khai thác từ </i>

<i>3. Minh Huy (17/8/2015). Tạo bệ phóng cho doanh nghiệp khởi nghiệp được khai thác từ </i>

tao.html.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<b> CẢN KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM </b>

<i><b>Huỳnh Thanh Điền<sup>1</sup>Tóm tắt: Những năm gần đây tinh thần khởi nghiệp ở Việt Nam được nâng cao, số </b></i>

<i>lượng doanh nghiệp thành lập mới có xu hương tăng, nhiều hoạt động thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp được thành lập, cũng như chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện. Mặc dù vậy, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp chưa cao, số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chưa nhiều, rất ít doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam phát triển được mạng lưới kinh doanh trên phạm vi toàn cầu. Kết qủa nghiên cứu qua 2 đợt khảo sát năm 2016 và 2019 cho thấy chất lượng khởi nghiệp có sự cải thiện đáng kể, nhưng cá nhân khởi nghiệp chưa có sự trang bị đầy đủ các yếu tố cần thiết để khởi nghiệp, dễ dẫn đến thất bại. Phần lớn các dự án khởi nghiệp thành công thực hiện tốt giai đoạn hình thành ý tưởng, đến đánh giá khả thi, lập kế hoạch kinh doanh, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đưa vào vận hành, và quản trị vận hành; các dự án thất bại thường gặp sai lầm trong hình thành ý tưởng, kế hoạch kinh doanh không rõ ràng, công tác chuẩn bị các điều kiện trước khi đưa vào vận hành không kỹ lưỡng, quản trị vận hành thường gặp nhiều sai lầm. Trong khi đó, hệ sinh thái khởi nghiệp được hình thành khá đầy đủ nhưng chưa tạo hiệu ứng tốt. Từ đó, nghiên cứu đã đưa ra các chỉ dẫn giúp cá nhân/ doanh nghiệp khởi nghiệp xây dựng động cơ, cách tiếp cận khởi nghiệp phù hợp với môi trường kinh doanh của Việt Nam; đồng thời gợi ý chính sách giúp hình thành các thành phần và kết nối chúng với nhau trong hệ sinh thái phát triển năng lực khởi nghiệp phù hợp với bối cảnh Việt Nam. </i>

<i><b>Từ khoá: khung tiếp cận khởi nghiệp, khởi sự mới, khởi nghiệp trên nền tảng sẵn có, </b></i>

<i>hệ sinh thái khởi nghiệp. </i>

<b>1. Đặt vấn đề </b>

Trong những năm gần đây, nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTAs) thế hệ mới được ký kết, cùng với sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra nhiều cơ hội cho khởi nghiệp; đồng thời cũng tạo ra nhiều áp lực cạnh tranh mới. Để chủ động nắm bắt cơ hội từ hội nhập, đòi hỏi phải đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp. Từ năm 2016, Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/05/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ và phát triển doanh

<i>nghiệp đến năm 2020 đặt ra mục tiêu đến năm 2020: “xây dựng doanh nghiệp Việt Nam có </i>

năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động,

<i>trong đó có các doanh nghiệp có quy mơ lớn, nguồn lực mạnh”. Để hiện thực hoá mục tiêu </i>

phát triển doanh nghiệp trên, đòi hỏi nhiều giải pháp đồng bồ từ chính sách của Chính phủ trong việc tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; cũng như bản thân người khởi nghiệp cũng cần nắm bắt một phương pháp tiếp cận phù hợp để khám phá và phát triển các ý tưởng khởi nghiệp.

<small> </small>

<i> Đại học Nguyễn Tất Thành </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Ơ Việt Nam, khởi nghiệp là một chủ đề được đề cập đến khá nhiều, một số trường đại học đã xây dựng giáo trình giảng dạy cho sinh viên bậc đại học và môt số chương trình đào tạo ngắn hạn như của Huỳnh Thanh Điền (2014), Phạm Văn Trung (2014), Nguyễn Ngọc Huyền (2011). Nhìn chung các tài liệu này chủ yếu tập trung vào các nguyên tắc vận hành doanh nghiệp, chưa trọng tâm vào việc làm thế nào để khám phá ý tưởng kinh doanh của cá nhân hoặc tổ chức. Các tài liệu giảng dạy khởi sự kinh doanh cũng chưa đưa ra được khung tiếp cận khởi nghiệp kinh doanh phù hợp với môi trường kinh doanh của Việt Nam.

Năng lực khởi nghiệp được cầu thành bởi nhiều yếu tố như động cơ, cách thức tiếp cận thực hiện dự án và hệ sinh thái khởi nghiệp. Chưa có một nghiên cứu nào ở Việt Nam đánh giá toàn diện các yếu tố trên để nhận diện rõ thực trạng ưu và nhược điểm, cũng như đặc thù của môi trường khởi nghiệp tại Việt Nam. Do vậy, chưa đưa ra được các chỉ dẫn cho cá nhân/doanh nghiệp xây dựng động cơ khởi nghiệp đúng đắng, cách tiếp cận khởi nghiệp phù hợp; cũng như các khuyến nghị xây dựng cơ chế chính sách tạo lập hệ sinh thái phát triển năng lực khởi nghệp phù hợp với bối cảnh Việt Nam.

Từ những lý do trên, rầt thiết phải có nghiên cứu đánh giá toàn diện các yếu tố động cơ, cách tiếp cận và hệ sinh thái khởi nghiệp để đưa ra các chỉ dẫn phát triển năng lực khởi nghiệp phù hợp với bối cảnh Việt Nam, đó cũng chính là mục tiêu của nghiên cứu này. Trước hết là lược khảo lý thuyết để xác định quá trình hình thành, các yếu tố tác động đến động cơ thúc đẩy khởi nghiệp, cách tiếp cận phát triển dự án khởi nghiệp trên hai đối tượng khởi sự mới và khởi nghiệp trên nền tảng sẵn có. Kế đến là khảo sát và phân thực trạng các rào cản về động cơ và cách tiếp cận phát triển dự án khởi nghiệp ở Việt Nam nhằm nhận diện những đặc trưng phù hợp, sai lầm cần trách, mong đợi từ chính sách hỗ trợ của cơng ty khởi nghiệp. Trên cơ sở đó, đề xuất các chỉ dẫn giúp người khởi nghiệp xây dựng động cơ, cách tiếp cận khởi nghiệp phù hợp với môi trường kinh doanh của Việt Nam; đồng thời gợi ý chính sách giúp hình thành các thành phần và kết nối chúng với nhau trong hệ sinh thái phát triển năng lực khởi nghiệp phù hợp với bối cảnh Việt Nam.

<b>2. Lý thuyết khởi nghiệp </b>

<i><b>2.1. Mối liên hệ giữa khởi nghiệp và phát triển kinh tế </b></i>

Khởi sự kinh doanh là bắt đầu quá trình hoạt động của một doanh nghiệp. Người khởi sự bỏ nguồn lực đầu tư vận hành hệ thống kinh doanh và chịu trách nhiệm về sự thành công hay thất bại của quá trình kinh doanh (Hisrich, 2011).

Theo nghĩa rộng, khởi sự kinh doanh không chỉ dừng lại ở khởi sự của cá nhân mà là hoạt động đầu tư mới, đầu tư bổ sung để phát triển sự nghiệp kinh doanh của doanh nghiệp (Shane & Andrew, 2000). Một doanh nghiệp với nhiều hành động khởi sự sẽ gặp rủi ro và đi kèm với chúng là khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh với kỳ vọng thu được nhiều lợi nhuận trong tương lại (Johnson, 2005).

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh sự đóng góp quan trọng của tinh thần khởi sự kinh doanh đối với sự phát triển và phồn thịnh của một quốc gia. Tinh thần khởi sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

kinh doanh mang lại sự sáng tạo, đổi mới công nghệ, phương thức kinh doanh, tạo ra nhiều cơng ăn việc làm, từ đó đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế của quốc gia. Chẳng hạn như nghiên cứu của (Reynolds, 2007) đã chỉ ra tinh thần khởi nghiệp năng động là một động lực chính của tăng trưởng kinh tế ở cả Hoa Kỳ và Tây Âu. Một quốc gia có tinh thần khởi nghiệp cao, dần dần hình thành được nhiều cơ chế giúp chủ doanh nghiệp huy động vốn (Osnabrugge & Robinson, 2000). Chính phủ các nước đáp ứng lại sự kỳ vọng của tinh thần khởi nghiệp bằng cách tạo cơ chế để cho ra đời nhiều tổ chức hoạt động với sứ mệnh hỗ trợ những doanh nhân, bao gồm cả các cơ quan quản lý nhà nước để thúc đẩy tinh thần, phát triển ý tưởng kinh doanh, ươm tạo các hoạt động khởi nghiệp thơng qua các biện pháp hình thành các mơ hình cơng nghệ chuyển giao cho doanh nghiệp, và hỗ trợ vốn mồi, kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp; cũng như khuyến khích các các tổ chức phi chính phủ hình thành và hoạt động với sứ mệnh ươm tạo khởi nghiệp (Hùynh Thanh Điền, 2014). Bên cạnh tạo ra cơ chế để hình thành các tổ chức hỗ trợ khởi khởi nghiệp, chính phủ các nước còn tạo ra các sự kiện thường niên để tôn vinh cá nhân/doanh nghiệp khởi nghiệp như ngày doanh nhân ở các quốc gia.

Có nhiều yếu tố tác động đến tinh thần khởi nghiệp của một quốc gia. Trước hết là thể chế kinh tế biểu hiện qua chính sách xác lập quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh và các định chế hỗ trợ dự án khởi nghiệp. Đây là những điều kiện cần để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp (Stevenson, Jarillo, 2007; Landström & SpringerLink, 2005). Điều kiện đủ là hệ thống chính sách kinh tế vĩ mơ, vi mơ trong việc đảm bảo sự bình đẳng trong cạnh tranh để doanh nghiệp tự do sáng tạo ý tưởng kinh doanh (Afschar, 2013). Theo Schumpeter (1976), ý tưởng mới hoặc phát minh thành cơng của doanh nhân có thể thay thế tồn bộ hoặc một phần cấu trúc của nền công nghiệp. Khả năng sáng tạo của một doanh nghiệp tùy thuộc vào việc doanh nghiệp xây dựng được đội ngũ nhân lực sang tạo, thiết kế hệ thống quản trị có khả năng tiếp thu được tri thức (Prive & Tanya, 2012; Drucker & Peter, 1985). Nhờ vào khả năng này giúp các quốc gia mở rộng khả năng sản xuất.

Tóm lại, khởi nghiệp sẽ góp phần mang lại sự phồn thịnh cho mỗi quốc gia. Ngược lại khi nền kinh tế phát triển sẽ tạo động lực thúc đẩy tiến trình khởi nghiệp thơng qua hồn thiện thể chế kinh tế và tạo ra các yếu tố thuộc về mơi trường kinh doanh hỗ trợ q trình khởi sự doanh nghiệp. Tinh thần khởi nghiệp phụ thuộc trước hết vào môi trường kinh doanh của quốc gia, mà trên hết là thể kinh tế. Kế đến là khả năng quản trị và mức độ tinh thơng của doanh nghiệp. Mơ hình thúc đẩy tinh thần khởi sự được khái quát như sau:

<b>2.2. Quá trình hình thành động cơ đến hành động khởi nghiệp </b>

Có nhiều nghiên cứu khác nhau chỉ ra các yếu tố cấu thành động cơ khởi nghiệp khác nhau. Theo lý thuyết hành động hợp lý của Ajzen (1991) cho rằng xu hướng hành vi cá nhân chịu sự tác đông của 3 nhân tố bao gồm: giá trị, thái độ, sự kỳ vọng. Hành vi khởi nghiệp cũng tương tự, theo Shapero và Sokol (1982) cho rằng ý định khởi nghiệp xuất hiện khi cá nhân nhận thấy cơ hội và mong muốn năm bắt cơ hội kinh doanh. Ý định khởi nghiệp là một quá trình định hướng việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện một kế hoạch tạo lập doanh nghiệp (Souitaris & cộng sự, 2007; Gupta & Bhave, 2007).

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Mong muốn khởi nghiệp của cá nhân có thể đến từ việc xã hội đề cao vai trị, hình mẫu doanh nhân, và sự tác động của những người xung quanh; các môn học khởi nghiệp, sinh hoạt ngoại khoá ở nhà trường; truyền cảm hứng từ các doanh nghiêp, giảng viên (Nasudin & cộng sự, 2009; Begley & Tan, 2001; Linan & Chen, 2009; Choi & Shepherd, 2004); và kinh nghiệm làm việc của cá nhân đã lĩnh hội đầy đủ kiến thực, kỹ năng và các mối quan hệ có thể khởi nghiệp (Floria & công sự, 2007; Peterman & Kennedy, 2003; Khasawneh, 2008; Choi & Shepherd, 2004).

<i>Để chuyển hoá dự định khởi nghiệp trở thành hành động khởi nghiệp thì địi hỏi phải </i>

xuất hiện những sự thay đổi trong cuộc sống, tạo nên các nhân tố thúc đẩy khởi nghiệp. Có hai nhóm nhân tố thúc đẩy bao gồm: nhân tố tiêu cực như mất việc, thay đổi công ty, dư thừa thời gian, khơng hài lịng với cơng việc,… và nhân tố tích cực như có nguồn tài trợ, có khách hàng tiềm năng, được lời mời hợp tác, bản thân có niềm đam mê và đã chuẩn bị đủ các điều kiện cần thiết… (Shapero & Sokol, 1982; Huỳnh Thanh Điền, 2014). Sự thay đổi kết hợp với những kỳ vọng về khả năng thành công sẽ dẫn đến hành động khởi nghiệp của cá nhân (Shapero & Sokol, 1982).

<b>Hình 1. Quá trình hình thành động cơ đến hành động khởi nghiệp mới </b>

<i>Nguồn: Tổng kết của tác giả bài viết từ lược khảo lý thuyết. </i>

<b>2.3. Cách tiếp cận khởi nghiệp </b>

Có nhiều nghiên cứu khác nhau tổng kết về cách tiếp cận khởi nghiệp đối với hai nhóm khởi nghiệp mới và khởi nghiệp trên nền tản có sẵn (khởi nghiệp cuả doanh nghiệp). Các nghiên cứu đưa ra chỉ dẫn khởi sự mới chủ yếu phân thành hai hướng bao gồm: tiếp cận

<b><small>Nhân tố thúc đẩy tiêu cực: </small></b>

<small>Mất việc, thay đổi công ty, dư thừa thời gian, khơng hài </small>

<small>lịng với cơng việc. </small>

<b><small>Nhân tố thúc đẩy tích cực: </small></b>

<small>Có nguồn tài trợ, có khách hàng tiềm năng, được lời mời hợp tác </small>

<small>Thay đổi Ý định </small>

<small>khởi nghiệp </small>

<b><small>Cảm hứng: </small></b>

<small>Xã hội đề cao vai trị, hình mẫu doanh nhân, sự tác động của những người xung quanh, các mơn khởi nghiệp, sinh hoạt </small>

<small>ngoại khố </small>

<b><small>Kinh nghiệm làm việc: </small></b>

<small>Cá nhân đã lĩnh hội đầy đủ kiến thực, kỹ năng và các mối quan </small>

<small>hệ có thể khởi nghiệp </small>

<small>Khởi nghiệp Kỳ vọng </small>

<small>thành công </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

quy trình, và tiếp cận theo các nhân tố tác động đến kết quả khởi nghiệp.

Tiêu biểu cho cách tiếp cận quy trình trên thế giới có thể kể đến như cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ Hoa Kỳ (SBA) hướng dẫn 10 bước khởi nghiệp: (1) Viết kế hoạch kinh doanh; (2) Nhận trợ giúp và đào tạo; (4) Lựa chọn phương án tài chính; (5) Quyết định cấu trúc kinh doanh; (6) Đăng ký tên doanh nghiệp; (7) Đăng ký mã số (ID) thuế; (8) Đăng ký thuế; (9) Thủ tục & giấy phép; (10) Thuê nhân viên. Hoặc nghiên cứu của Bizlive (1994)

<b>giới thiệu 6 bước để khởi nghiệp từ con số 0: (1) Nghiên cứu thị trường; (2) Đặt ra mục tiêu </b>

tài chính cụ thể; (3) tạo ra một trang web và thường xuyên cập nhật nội dung; (4) Xây dựng một danh sách khách hàng tiềm năng; (5) Khởi động một sản phẩm hay dịch vụ có thể bán;

<b>(6) Bắt tay vào làm ngay. </b>

<b>Ở Việt Nam, Ngô Công Trường (2016) giới thiệu mô hình Smartup - Khởi nghiệp </b>

thơng minh với các bước: (1) Ý tưởng khởi nghiệp; (2) Lập kế hoạch kinh doanh; (3) Chiến lược để phát triển bền vững; (4) Chiến lược “thốt” cơng ty. Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp giới thiệu một quy trình khởi nghiệp và hướng dẫn sinh viên khởi nghiệp với qui trình 6 bước: (1) Đánh giá bản thân; (2) Có ý tưởng tốt; (3) Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh; (4) Lập kế hoạch kinh doanh; (5) Tìm một cố vấn; và (6) Đăng ký kinh doanh. Mặc dù các nghiên cứu chỉ ra các bước tiếp cận khác nhau, nhưng đặc điểm chung của tiếp cận theo quy trình hướng dẫn khởi nghiệp là chỉ ra các bước để giúp cá nhân khám phá ý tưởng và biến ý tưởng thành hành động.

Hướng tiếp cận còn lại là tiếp cận theo các yếu tố có vai trị tác động lớn đối với sự thành bại của khởi nghiệp. Tiêu biểu có thể kể đến nghiên cứu của Nesta (2010) đề cấp đến 3 (ba) khía cạnh chính để tạo dựng một công ty khởi nghiệp bao gồm: (1) có ý tưởng r ràng, (2) có khách hàng, và (3) giá bán cao hơn giá thành nhưng khách hàng vẫn chấp nhận. Còn theo Ramfelt & các cộng sự (2014) thì cho rằng yếu tố quan trọng của khởi nghiệp là phải có ý tưởng kinh doanh tốt; Biết cách phát hiện, bảo vệ và khai thác tài sản trí tuệ; Xác định các giá trị nền tảng cho các hoạt động; Có tuyên bố sứ mệnh r ràng. Tượng tự, Eric

<i>Ries (2011) giới thiệu mơ hình “Khởi nghiệp tinh gọn” (The Lean Startup) đề cập đến các </i>

yếu tố quạn trọng ảnh hưởng đến thành/bại của công ty khởi nghiệp bao gồm: tầm nhìn và bối cảnh, phát triển sản phẩm, tiếp thị và bán hàng, mở rộng qui mô, quan hệ cộng sự, phân phối, thiết kế cơ cấu tổ chức.

Cách tiếp cận phụ hợp nhất có lẽ là kết hợp hai cách tiếp cận trên (kết hợp quy trình và yếu tố ảnh hưởng), nghĩa là rất cần thiết phải chỉ ra khung tiếp cận từng bước để thực hiện khởi nghiệp; trong mỗi bước cần đưa ra cách chỉ dẫn nên làm thế nào để dẫn đến thành công, cũng như cách thức để hạn chế thất bại. Có thể khái quát cách tiếp cận khởi nghiệp bao gồm 4 bước cơ bản và yêu cầu của từng bước như sau:

Bước 1: Khám phá ý tưởng: ý tưởng cần xác định r khách hàng, sản phẩm/dịch vụ, cơng nghệ và mơ hình vận hành kinh doanh. Yếu tố quan trọng quyết định thành công là cần phải kết hợp lợi thế bản thân với nhận diện cơ hội, thách thức từ môi trường kinh doanh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Bước 2: Đánh giá khả thi và lập kế hoạch kinh doanh: Phân tích tính khả thị của dự án trên các khía cạnh pháp lý, vị trị, thị trường, sản phẩm, công nghệ, quản lý – vận hành, tài chính, rủi ro; kế đến lên kế hoạch triển khai chi tiết để chuẩn bị đầy đủ các yếu tố đưa dự án vào vận hành.

<b>Bước 3: Triển khai tạo lập các điều kiện: Tiến hành thực hiện các chuẩn bị cần thiết </b>

cho vận hành: (1) tổ chức, pháp lý; (2) xây dựng cơ sở vật chất; (3) thiết lập các mối quan hệ; (4) triển khai chiến thuật thu hút khách hàng. Yếu tố quan trọng của bước này là đảm bảo kiện toàn tổ chức, các thủ tục pháp lý, cơ sở sản xuất kinh doanh, sản phẩm mẫu, đạt được các hợp tác.

Bước 4: Vận hành: Quan trọng nhất là xây dựng ê kíp, kiện tồn tổ chức sản xuất kinh doanh và phương thức lãnh đạo. Trong quản trị công ty khởi nghiệp đảm bảo các nguyên tắc “Làm nhỏ trước – lớn sau”; “Thí điểm trước – nhân rộng sau”; Kết nối với các đối tác; Trọng tâm vào các chiến lược thu hút khách hàng nhanh chóng.

<b>Hình 2. Tiếp cận khởi sự mới </b>

<i>Nguồn: Tổng kết quả tác giả bài viết từ lược khảo lý thuyết </i>

<b>2.4. Chính sách thúc đẩy và hỗ trợ khởi nghiệp </b>

Trong hệ sinh thái khởi nghiệp bao gồm hệ thống các doanh nghiệp khởi nghiệp và các tổ chức, cá nhân tương hỗ lẫn nhau trong một phạm vi nhất định. Theo kinh nghiệm của các nước, các tổ chức trong hệ sinh thái cùng nhau thực hiện sứ mệnh thúc đẩy, hỗ trợ và ươm tạo công ty khởi nghiệp. Các hoát động thúc đẩy nhằm tác động vào động cơ khởi nghiệp như tổ chức các cuộc thi, tôn vinh sự giàu có và đóng góp của doanh nhân, truyền cảm hứng,… thường được các tổ chức ươm tạo, trường học thực hiện theo chương trình khuyến khích của chính phủ.

<i>Các chính sách hỗ trơ, ươm tạo phổ biến trên thế giới điều dựa trên 1 nguyên tắc là tạo </i>

môi trường kinh doanh thuận lợi, giảm tối đa các rào cản gia nhập ngành và hỗ trợ, ươm tạo công ty khởi nghiệp. Các chương trình hỗ trợ phổ biến bao gồm: hỗ trợ tiếp cận tín dụng, các định chế tài chính; hỗ trợ tài chính thơng qua chính sách thuế, hỗ trợ lãi vay; nâng cao năng lực cộng nghệ; hỗ trợ mặt bằng sản xuất; xúc tiến, mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm…. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ được ban hành nêu trên, Chính phủ các nước thường xây dựng và thực hiện các chương trình hỗ trợ cụ thể như: chương trình hỗ trợ khởi nghiệp; chương trình khởi nghiệp sáng tạo; chương trình đổi mới sáng tạo; chương trình hỗ trợ hình thành các cụm liên kết ngành; chương trình hỗ trợ, tư vấn nâng cao năng lực khởi nghiệp.

<b><small>Bước 1 </small></b>

<small>Khám phá ý tưởng </small>

<b><small>Bước 2 </small></b>

<small>Đánh giá khả thi và lập kế hoạch </small>

<small>vận hành </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>3. Phương pháp nghiên cứu </b>

Mục tiêu nghiên cứu nhằm phân tích động cơ, q trình tiếp cận khởi nghiệp tại Việt Nam và hệ sinh thái phát triển năng lực khởi nghiệp. Từ đó, nhận diện rào cản và đề xuất những chỉ dẫn về cách tiếp cận khởi nghiệp phù hợp với bối cảnh Việt Nam.

Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu trên, phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng với kỹ thuật phỏng vấn sâu các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam (có thời gian hoạt động dưới 3) đã từng khởi sự thành công và thất bại để khám phá bước đầu nguồn gốc hình thành động cơ, cách tiếp cận khởi nghiệp đưa đến thành cơng, thất bại. Tiêu chí để xác định sự thành công hoặc thất bại dựa trên kết quả kinh doanh của những năm đầu khởi nghiệp. Khi xem xét động cơ khởi nghiệp, nghiên cứu tiến hành thăm dò ý định khởi nghiệp của các cá nhân thuộc đối tượng sinh viên học 2 năm cuối đại học và những cá nhân đi làm thuê từ 5 đến 10 năm kể từ ngày tốt nghiệp đại học.

Kế đến là nghiên cứu định lượng để mô tả thực trạng động cơ và cách tiếp cận khởi nghiệp ở Việt Nam, từ đó nhận diện các rào cản làm cơ sở đưa ra các chỉ dẫn, lời khuyên về việc xác định tạo lập động cơ, cách tiếp cận khởi nghiệp phù hợp; cũng như khuyến cáo về những sai lầm cần tránh. Mẫu điều tra được khảo sát trên các đối tượng là doanh nghiệp, cở sản xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh. Doanh nghiệp khởi nghiệp khảo sát trong mẫu chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực là dịch vụ/ thương mai (chiếm 67%) và sản xuất nông/lâm thuỷ sản (chiếm 24%) với quy mô nhỏ lao động nhỏ (chủ yếu từ 10-50 lao động). Khảo sát tương tự cũng đã được tác giả bài viết thực hiện năm 2016. So sánh kết quả của hai khảo sát này nhằm đánh giá hiệu quả của các chính sách khởi nghiệp trong thời gian 2016 – 2019

Để phân tích thực trạng chính sách thúc đẩy, hỗ trợ và ươm khởi nghiệp, và cơ chế tạo lập, kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp; phương pháp phỏng vấn sâu với các đối tượng là cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh, cơ sở đạo tạo nhằm khám phá thực trạng chính sách hỗ trợ khởi nghiệp ở Việt Nam. Từ đó làm cơ sở để đề xuất các chính sách thúc đẩy, hỗ trợ, ươm tạo và hình thành hệ sinh thái phát triển năng lực khởi nghiệp

<b>phù hợp với bối cảnh Việt Nam. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<b>Bảng 1. Doanh nghiệp khởi nghiệp trong mẫu khảo sát </b>

<b>Lĩnh vực hoạt động </b>

<b>Quy mô lao động (người) </b>

<b>Tổng Ít hơn 5 </b>

<b>lao đơng </b>

<b>Từ 5 đến 9 lao động </b>

<b>Từ 10 đến 49 lao động </b>

<i>Nguồn: Khảo sát của tác giả bài viết năm 2019 </i>

<b>4. Phân tích động cơ khởi nghiệp ở Việt Nam 4.1 Động cơ khởi sự mới </b>

Khi xem xét tổng thể quá trình khởi nghiệp, trước hết phải kể đến động cơ – là nhân tố vừa có ý nghĩa thúc đẩy tiến trình, vừa là nhân tố định hướng các hoạt động khởi nghiệp. Động cơ khởi nghiệp đến từ hoàn cảnh đã trải của người khởi nghiệp tác động vào nhận thức và hành vi khởi nghiệp. Kết quả khảo sát năm 2019 cho thấy, động cơ chính dẫn đến ý định khởi nghiệp là khát vọng làm giàu, niềm đam mê lớn tang hơn nhiều so với năm 2016; người khởi nghiệp theo ảo tưởng của những hình mẫu doanh nhân thành đạt cũng giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ người thiếu kinh nghiệm kinh doanh đang có xu hướng tăng là điều cần cảnh báo.

<i>Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi từ ý định thành những thay đổi đi đến quyết định khởi nghiệp thì nhân tố động cơ tiêu cực có xu hướng giảm, nhân tố tích cực có xu hương tăng. </i>

Kết quả khảo sát năm 2019 cho thấy có đến 60% cá nhân khởi nghiệp cho rằng yếu tố dẫn đến quyết định khởi nghiệp là do mất việc, thay đổi công ty, dư thừa thời gian, không hài lịng với cơng việc (con số này của năm 2016 là 80%); các nhân tố tích cực như có nguồn tài trợ, có khách hàng tiềm năng, được lời mời hợp tác tăng lên chiếm 70% (năm 2016 là 45%). Kết quả này cho thấy đối tượng khởi nghiệp chủ yếu ở Việt Nam ngày càng chính chắn hơn.

Khi tìm hiểu về đối tượng có khả năng khởi nghiệp thành công cao bởi đươc trang bị kiến thức, kỹ năng đầy đủ như sinh viên học năm cuối ở các trường đại học, những người đã tốt nghiệp và đang đi làm thuê. Kết quả khảo sát cho thấy, ý định khởi nghiệp của sinh viên là đã cải thiện hơn (năm 2016 chỉ 10% sinh viên cho rằng có ý định khởi nghiệp, đến năm 2019 con số này tăng lên 19%).

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>Bảng 2. So sánh động cơ khởi nghiệp Việt Nam năm 2019 với năm 2016 </b>

<b>Yếu tố động cơ khởi nghiệp </b>

<b>Tỷ lệ (%) doanh nghiệp KN được khảo sát </b>

<b>Ý định khởi nghiệp: </b>

<b>Nhân tố thay đổi: </b>

Nhân tố thúc đẩy tiêu cực (mất việc, thay đổi cơng ty, dư thừa thời gian, khơng hài lịng với công việc)

Nhân tố thúc đẩy tích cực (Có nguồn tài trợ, có

<b>khách hàng tiềm năng, được lời mời hợp tác) </b>

<i>Nguồn: So sánh của tác giả qua 2 cuộc khảo sát năm 2019 và năm 2016 </i>

<b>5. Phân tích phương pháp tiếp cận khởi nghiệp ở Việt Nam </b>

Theo tổng lý cho thấy có 4 bước trong cách tiếp cận khởi sự mới bao gồm (1) nhận diện ý tưởng; (2) Đánh giá khả thi và lập kế hoạch kinh doanh; (3) Triển khai tạo lập các điều kiện; (4) Vân hành. Kết quả khảo sát các bước tiếp cận khởi nghiệp của doanh nghiệp khởi sự mới được tổng kết như sau:

Đối với bước nhận diện ý tưởng: Phần lớn các ý tưởng kinh doanh xuất phát từ nhận diện nhu cầu thị trường chiếm tỷ lệ 90% trong mẫu; kế đến là mặt bằng phù hợp để khởi nghiệp (với tỷ lệ 70%); các yếu tố khác như yếu tố đầu vào thuận lợi, tận dụng những chính sách ưu đãi của nhà nước, tận dụng những công nghệ mới; tự cạnh tranh trong ngành xuất hiện những cơ hội mới cũng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhưng với tỷ lệ không cao trong mẫu khảo sát.

Để một ý tưởng khả thi, bên cạnh nhận diện đúng cơ hội, cần kết hợp lợi thế bản thân với nhận diện cơ hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy những dự án khởi nghiệp bước đầu thành công phần lớn tuân thủ nguyên tắc này. Ngược lại, bản thân khơng có lợi thế và hoặc cơ hội vẫn đang còn dưới dạng tiềm năng rất dễ dẫn đến thấy bại. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu tương tự của tác giả được thực hiện năm 2016.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b>Bảng 3. So sánh hiệu quả kinh doanh giữa cách tiếp cận nhân diện cơ hội khác nhau </b>

<i>(Đơn vị tính: %) </i>

<b>Cách tiếp cận nhận diện cơ hội </b>

<b>Thua lỗ lớn </b>

<b>Thua lỗ chút ít </b>

<b>Hồ vốn </b>

<b>Lãi chút ít </b>

<b>Lãi như mong muốn </b>

Triển khai các ý tưởng từ nhận diện cơ hội mà bản thân khơng có lợi thế

Triển khai các ý tưởng từ nhận diện cơ hội đồng thời bản than có lợi thế

6% 15% <b>24% 35% 20% </b>

<i>Nguồn: Tính tốn từ khảo sát của tác giả bài viết năm 2019. </i>

Đánh giá khả thi và lập kế hoạch kinh doanh: Khi có ý tưởng khởi sự, bước tiếp theo là người khởi nghiệp cần đánh giá tính khả thi của ý tưởng và phát triển kế hoạch triển khai chi tiết nhằm chủ động và kiểm soát tốt các rủi ro trong các vấn đề phát. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mội liên hệ mật thiết giữa công tác chuẩn bị kế hoạch với kết quả khởi nghiêp. Phần lớn các doanh nghiệp có kết quả khởi nghiệp tốt là những doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt cho bản kế hoạch kinh doanh, chủ động được các công tác trong hoạt động của dự án. Ngược lại, nhưng doanh nghiệp khởi sự khơng có kế hoạch kinh doanh chi tiết thì kết quả kinh doanh thấp, thua lỗ nhiều và đứng trước nguy cơ chuẩn bị đóng cửa (Bảng 3). Tuy nhiện, rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, nhất là những khó khăn trong dự đốn và xây dựng kế hoạch thu nhập và dòng tiền vào - ra chi tiết, nên dẫn đến bị động khi phát sinh thêm chi phí (với tỷ lệ 80%); khó khăn trong dự đốn các rủi ro để có biện pháp đối phó và xử lý rủi ro với tỷ lệ 70%).

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>Bảng 4. So sánh hiệu quả kinh doanh giữa doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh và khơng có kết hoạch kinh doanh chi tiết </b>

<i>(Đơn vị tính: %) </i>

<b>Cách tiếp cận nhận diện cơ hội </b>

<b>Thua lỗ lớn </b>

<b>Thua lỗ chút ít </b>

<b>Hồ vốn </b>

<b>Lãi chút ít </b>

<b>Lãi như mong muốn </b>

Dự án khởi nghiệp được đánh giá khá đầy đủ và kế hoạch kinh doanh chi tiết

4% 16% <b>21% 35% 24% </b>

Dự án khởi nghiệp chưa được đánh giá khả thi và kế hoạch kinh doanh thiếu chi tiết

<i>Nguồn: Tính tốn từ khảo sát của tác giả bài viết năm 2019. </i>

Triển khai tạo lập các điều kiện: Để đảm bảo dự án khởi nghiệp thành công ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động, cá nhân khởi nghiệp cần chuẩn bị trước các điều kiện cần thiết như thiết lập các mạng lưới quan hệ tốt với các nhà tài trợ, chuyên gia, khách hàng, nhà cung cấp; cũng như chuẩn bị đầy đủ về mặt tổ chức, sản phẩm mẫu, chiến thuật truyền thông nhằm thu hút khách hàng ngay. Kết quả nghiên cứu cho thấy những doanh nghiệp có chuẩn bị tốt các điều kiện tiền đề quan trong nêu trên có kết quả hoạt đơng tốt hơn các doanh nghiệp chưa có sự chuẩn bị tốt Mục đích của sự chuẩn bị nhằm đảm bảo kiện toàn tổ chức, các thủ tục pháp lý, cơ sở sản xuất kinh doanh, sản phẩm mẫu, đạt được các hợp tác,… để nhanh chóng tang doanh số bán hàng, tìm kiếm lợi nhuận ngay những ngày đầu khởi nghiệp, qua đó tạo động lực để tiếp tục duy trì và phát triển cơng ty. Sai lầm thượng gặp nhất ở bước này là thiếu sự chuẩn bị đủ điều kiện mà đưa doanh nghiệp vào hoạt động sẽ khó trụ được lâu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>Bảng 5. So sánh hiệu quả kinh doanh giữa doanh nghiệp có sự chuẩn bi tốt với chưa có sự tốt về các điều kiện (Đơn vị tính: %) </b>

<b>lỗ lớn </b>

<b>Thua lỗ chút </b>

<b>ít </b>

<b>Hồ vốn </b>

<b>Lãi chút ít </b>

<b>Lãi như mong muốn </b>

Đã thiết lập các mạng lưới quan hệ tốt với các khách hàng, nhà cung cấp trươc khi dự án đi vào hoạt động

Chưa thiết lập các mạng lưới quan hệ tốt với các khách hàng, nhà cung cấp trươc khi dự án đi vào hoạt động

Đã chuẩn bị tốt về mặt tổ chức, sản phẩm mẫu, chiến thuật truyền thông nhằm thu hút khách hàng trước khi doanh nghiệp đi vào hoạt động

Chưa chuẩn bị tốt về mặt tổ chức, sản phẩm mẫu, chiến thuật truyền thông nhằm thu hút khách hàng trước khi doanh nghiệp đi vào hoạt động

18 22 34 15 11

<i>Nguồn: Tính tốn từ khảo sát của tác giả bài viết </i>

Vận hành doanh nghiệp khởi nghiệp: Kết quả khảo sát cho thấy trong giai đoạn đầu vận hành doanh nghiệp khởi nghiệp thường gặp nhiều khó khăn như: (1) Ít ai biết đến mình nên chưa cũng cố được niềm tin với đối tác (nhà cung cấp chưa biết đến nên phải chấp nhận mua yếu tố đầu vào với giá cao; khó thuyết phục khách hàng); (2) Chưa củng cố được niềm tin đối với nhân viên của mình, nên thường biến động về nhân sự; (3) Dự đoán và xây dựng kế hoạch thu nhập và dòng tiền vào - ra chi tiết, nên dẫn đến bị động khi phát sinh thêm chi phí; (4) Dự đốn các rủi ro để có biện pháp đối phó và xử lý rủi ro; (5) Thiếu thơng tin về cơ cấu chi phí hợp lý trong lĩnh vực khởi nghiệp cho nên khó xác định liều lượng chi tiêu hợp lý; (6) Quá nhiều thứ cần đầu tư nhưng không tạo ra nguồn thu sớm nên dễ dẫn đến phá sản. Để vượt qua những trợ ngại trên, đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện vận hành theo nguyên tắc “khởi nghiệp bắt đầu từ đầu tư với chi phí thấp để rút kinh nghiệm, nếu thành công từng bước tăng quy mô” với phương châm chi tiêu đúng liều lượng để kỳ vọng mang lại nguồn thu chắc chắn; trang thủ sử dụng vốn của đối tác để kinh doanh; thực hực hiện truyền thông, marketing với chi phí thấp nhưng trọng tâm hướng đến đối tượng mua hàng; củng cố dịch vụ chăm sóc khách hàng. Sai lầm thường gặp nhất trong vận hành công ty khởi nghiệp là làm lớn ngay mà chưa thí điểm (50% doanh nghiệp thừ nhận); chi tiêu quá nhiều nhưng khơng có nguồn thu về (80% doanh nghiệp thừa nhận sai lầm nay).

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<b>Hình 3. Tổng kết thực trạng tiếp cận khởi nghiệp mới ở Việt Nam từ 2 nghiên cứu năm 2016 và 2019 </b>

<i>Nguồn: Tổng kết quả tác giả bài viết qua 2 nghiên cứu năm 2016 và 2019 </i>

<b>6. Phân tích hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp ở Việt Nam </b>

Để ươm khơi dậy tinh thần và thúc đẩy tiến trình khởi nghiệp thành cơng, vai trị của hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp là rất quan trọng. Hệ sinh thái khởi nghiệp bao gồm các chủ thể giữa vai trò hỗ trợ công ty khởi nghiệp từ đầu vào, sản xuất vận hành đến đầu ra với các chương trình cụ thể, và chính sích hỗ trợ nhất quán cần được thể chế hoá. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, ở Việt Nam, hệ sinh thái khởi nghiệp dần dần được hình thành trên 3 khía cạnh gồm: khơi dậy tinh thần, ươm tạo khởi nghiệp, chính sách hỗ trợ. Theo đó, hiện tại hệ

<b><small>Bước 1, Khám phá ý tưởng: </small></b>

<small>Xác định r khách hàng, sản phẩm/dịch vụ, công nghệ và mơ hình vận hành kinh doanh </small>

<small>Kết hợp lợi thế bản thân với nhận diện cơ hội Bản thân không có lợi thế </small>

<small>và hoặc cơ hội vẫn đang còn dưới dạng tiềm năng </small>

<small>Đánh giá tính khả thi không đầy đủ; chưa nhận diện được rủi ro. </small>

<small>Kế hoạch triển khai không rõ rang. </small>

<b><small>Bước 2, Đánh giá khả thi và lập </small></b>

<small>kế hoạch kinh doanh </small>

<small>- Phân tích tính khả thị của dự án trên các khía cạnh pháp lý, vị trị, thị trường, sản phẩm, cơng nghệ, quản lý – vận hành, tài chính, rủi ro </small>

<small>- Lên kế hoạch triển khai chi tiết để chuẩn bị đầy đủ các yếu tố đưa dự án vào vận hành </small>

<small>-Dự án phải có hiệu quả và khả thi đối với cá nhân thực hiện. </small>

<small>-Kế hoạch triển khai phải chi tiết các yêu cầu về tổ chức, pháp lý, xây dựn cơ sở vật chất, thiết lập các mối quan hệ, chiến thuật thu hút khách hàng ngay những ngày đầu khởi nghiệp </small>

<b><small>Bước 3. Triển khai tạo lập các </small></b>

<small>điều kiện </small>

<small>Tiến hành thực hiện các chuẩn bị cần thiết cho vận hành: tổ chức, pháp lý; xây dựng cơ sở vật chất, thiết lập các mối quan hệ, triển chiến thuật thu hút khách hàng </small>

<small>Đảm bảo kiện toàn tổ chức, các thủ tục pháp lý, cơ sở sản xuất kinh doanh, sản phẩm mẫu, đạt được các hợp tác </small>

<small>Chuẩn bị chưa đủ điều kiện mà đưa doanh nghiệp vào hoạt động sẽ khó trụ được lâu </small>

<b><small>Bước 4. Vận hành </small></b>

<small>Quan trọng nhất là xây dựng ê kíp, tổ chức sản xuất kinh doanh và phương thức quản trị. </small>

<small>Làm nhỏ trước – lớn sau; Thí điểm trước – nhân rộng sau. </small>

<small>Kết nối với các đối tác; Trọng tâm vào các chiến lược thu hút khách hàng nhanh chóng. </small>

<small>Làm lớn ngay mà chưa thí điểm. </small>

<small>Chi tiêu q nhiều nhưng khơng có nguồn thu về. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam có năm chủ thể chính bao gồm: nhà đầu tư; cơ sở ươm tạo và tổ chức thúc đẩy kinh doanh; cộng đồng doanh nghiệp hô trợ khởi nghiệp; cuộc thi khởi nghiệp cho sinh viên; doanh nghiệp khởi nghiệp dưới hình thức doanh nghiệp khoa học công nghệ.

Đối với hoạt động khơi dậy tinh thần khởi nghiệp: được thực hiện chủ yếu thông qua các cuộc thi khởi nghiệp, các chương trình khởi nghiệp được phát sống ở các đài truyền hình, và truyền thong các hình mẫu khởi nghiệp thành công. Tuy nhiên, tinh thần khởi nghiệp không chỉ đến từ các hoạt động truyền thơng về hình mẫu khởi nghiệp mà cần phải khơi dậy trong môi trường sống, trong quá trình học tập, gia đình của mỗi cá nhân từ thời thơ ấu. Như phân tích ở phần trên, cha mẹ thường định hướng con cái học hành để tìm được 1 cơng việc ổn định, chứ rất ít cha mẹ nào dạy con biết chấp nhận rủi ro, thất bại để phát triển sự nghiệp làm chủ. Còn đối với hệ thống giáo dục: ở bậc học phổ thông chưa được trang bị kiến thức kinh doanh như các nước trên thế giới, ở bậc học này là đã dạy nguyên lý kinh tế học, kinh doanh; ở bậc học đại học, cũng rất ít trường đào tạo môn học khởi nghiệp, thay vào đó, nhiều trường đạo tạo kỹ năng xin việc và nhiều trường đại học đánh giá thành công của đào tạo dựa trên tỷ lệ sinh viên tìm được việc làm.

Đối với hoạt động ươm tạo: Việt Nam cịn q ít các tổ chức hoạt động theo hướng hỗ trợ, ươm tạo cho những ý tưởng kinh doanh phát triển như quỹ đầu tư mạo hiểm, các tổ chức ươm tạo doanh nghiệp (như phân tích ở phần trên). Các tổ chức ươm tạo khởi nghiệp ở Việt Nam chủ yếu hình thành dựa trên tinh thần tự nguyện với sự quyên góp của các mạnh thường quân, nhưng hoạt động ươm tạo thường thực hiện không đúng phương pháp, chủ yếu là hỗ trợ vốn mồi, chứa không kết nối được hệ sinh thái khởi nghiệp. Ở TpHCM có một hình mẫu của hệ sinh thái khởi nghiệp tiến bộ là Công viên phần mền Quang Trung hoạt đông với sứ mệnh ươm tạo khởi nghiệp, tuy nhiên nơi đây chủ yếu là hỗ trợ về mặt bằng, không gian cho công ty khởi nghiệp, cũng chưa tạo được sự kết nối, hỗ trợ hoạt động cho cơng ty khởi nghiệp.

Đối với chính sách hỗ trợ khởi nghiệp: Ở Việt Nam có nhiều chính sách tương đồng dưới tên gọi là hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các chính sách này nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau …. Tuy nhiên, hạn chế chung của các chính sách ưu đãi là điều kiện tiếp cận, nhất là các thủ tục hành chính. Chưa có một tổ chức nào hoạt động với sứ mệnh hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp tiếp cận được chính sách.

<b>7. Các chỉ dẫn khởi nghiệp phù hợp với môi trường kinh doanh tại Việt Nam 7.1 Tóm lược các rào cản khởi nghiệp </b>

Nghiên cứu năm 2019 so với năm 2016 cho thấy những rào cản khởi nghiệp còn phổ biến như sau:

Động cơ khởi nghiệp: quá trình hình thành động cơ xuất phát từ ý định khởi nghiệp (chịu tác động bởi hai yếu tố cảm hứng và kinh nghiệm cá nhân) thúc đẩy thay đổi (chịu tác động bởi hai nhân tố tích cực và tiêu cực) đưa đến những kỳ vọng về khởi nghiệp. Qua kiểm

</div>

×