Tải bản đầy đủ (.pdf) (256 trang)

Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia – Thực trạng hệ thống tài chính tiền tệ và những tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.47 MB, 256 trang )

1


2


CÁC BAN CỦA HỘI THẢO
1. Ban chỉ đạo

Đơn vị/Chức vụ

Nhiệm vụ

Hiệu trƣởng

Trƣởng ban

2. PGS.TS. Trần Thị Vân Hoa

Phó Hiệu trƣởng

Phó trƣởng ban

3. PGS. TS. Tơ Trung Thành

Trƣởng phịng QLKH

Ủy viên

Đơn vị/Chức vụ


Nhiệm vụ

Chủ nhiệm đề tài

Trƣởng ban

Thƣ ký đề tài

Thƣ ký

3. TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền

Thành viên đề tài

Uỷ viên

4. PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Huệ

Thành viên đề tài

Uỷ viên

5. PGS. TS. Lê Thanh Tâm

Thành viên đề tài

Uỷ viên

6. PGS. TS. Phạm Thế Anh


Thành viên đề tài

Uỷ viên

7. PGS. TS Vũ Sỹ Cƣờng

Thành viên đề tài

Uỷ viên

8. TS. Võ Trí Thành

Thành viên đề tài

Uỷ viên

9. ThS. Đinh Tuấn Minh

Thành viên đề tài

Uỷ viên

10. ThS. Đậu Anh Tuấn

Thành viên đề tài

Uỷ viên

Đơn vị/Chức vụ


Nhiệm vụ

Thƣ ký đề tài

Trƣởng ban Thƣ ký

2. ThS. Phạm Xuân Nam

Thành viên đề tài

Uỷ viên

3. ThS. Lƣu Thị Phƣơng

Thành viên đề tài

Uỷ viên

4. ThS. Trƣơng Nhƣ Hiếu

Thành viên đề tài

Uỷ viên

5. ThS. Phạm Ngọc Quỳnh

Thành viên đề tài

Uỷ viên


TT

Họ và tên

1. GS.TS. Trần Thọ Đạt

2. Ban tổ chức và Ban biên tập kỷ yếu

TT

Họ và tên

1. PGS.TS. Tô Trung Thành
2. PGS.TS. Nguyễn Việt Hùng

3. Ban thư ký Hội thảo

TT

Họ và tên

1. PGS.TS. Nguyễn Việt Hùng

3


4


MỤC LỤC

TT

Bài viết

Trang

PHẦN I
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
VÀ CÁC RÀO CẢN TIẾP CẬN TÍN DỤNG

1

KHU VỰC KINH TẾ TƢ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM

11

TS. Vũ Đình Ánh
RÀO CẢN VỀ THỂ CHẾ KINH TẾ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2

GS.TSKH. Lê Du Phong

21

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

3


KHÓ KHĂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRONG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG: NGUYÊN
NHÂN VÀ ĐỊNH HƢỚNG GIẢI PHÁP

29

GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

4

CÁC RÀO CẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN
NGUỒN VỐN CHÍNH THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM

31

NCS. Nguyễn Thị Hồng Nhâm
Học viện chính sách và phát triển

5

CÁC RÀO CẢN TRONG TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN
HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ VÀ HỘ
KINH DOANH KHU VỰC NÔNG NGHIÊP - NÔNG THÔN
PGS.TS. Lâm Chí Dũng
Đại học Kinh tế Đà Nẵng

51


NHỮNG HẠN CHẾ TRONG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN
NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN HÀ NỘI
PGS.TS. Nguyễn Việt Hùng

6

PGS.TS. Hà Quỳnh Hoa
HVCH. Trần Thu Hương
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

5

59


TT

Bài viết

Trang

KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN CỦA DOANH
NGHIỆP ĐẦU TƢ VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH LÚA
GẠO Ở ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG
TS. Nguyễn Trung Đơng

7

75


Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II
TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

8

GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2011 – 2016

89

NCS. Lê Thị Hồng Thúy
Học viện Tài chính

9

HỒN THIỆN THỂ CHẾ TÀI CHÍNH HƢỚNG TỚI THÚC
ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM

103

Th.S Nông Thị Phương Thu
Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên
CÁC ẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA VIỆT NAM
TS. Đặng Đức Anh
ThS. Lương Thu Hương


10

119

Chu Thị Nhường
Ban Phân tích và Dự báo
Trung tâm Thơng tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia
NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG
THƢƠNG MẠI CỦA DOANH NGHIỆP: NGHIÊN CỨU
THỰC NGHIỆM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
VIỆT NAM
Trần Thị Diệu Hường
11

Đại học Quy Nhơn
Trần Thị Thanh Tú
Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội
Đỗ Hồng Nhung
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

6

135


TT

Bài viết


Trang

PHẦN II
HỆ THỐNG TÀI CHÍNH, TIỀN TỆ VÀ VAI TRỊ TRONG
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
Q TRÌNH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TIỀN
TỆ VIỆT NAM
12

TS. Nguyễn Thị Kim Thanh

165

Hiệp hội QTDND Việt Nam

13

TỔNG QUAN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH
VIỆT NAM VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP KHI TIẾP CẬN HỆ THỐNG
PGS.TS. Tô Trung Thành
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

177

NCS. Hồ Hải Yến
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG VỐN VIỆT
NAM: THỰC TIỄN VÀ NHẬN ĐỊNH RỦI RO
14


TS. Trần Hùng Sơn

191

Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM
TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM: THỰC
TRẠNG VÀ KHU ẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
PGS.TS. Hồ Đình Bảo

15

205

TS. Nguyễn Phúc Hải
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
PHẦN III
CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC TRONG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

16

CHU KỲ CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI &
GIẢI PHÁP GIẢM NHẸ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Ngọc Đính
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân

235

17


THÁO GỠ RÀO CẢN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐC VÀ BÀI
HỌC KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM
ThS. Trần Hoài Nam
Trường Đại học kinh tế quốc dân

245

7


8


PHẦN I
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
VÀ CÁC RÀO CẢN TIẾP CẬN TÍN DỤNG

9


10


KHU VỰC KINH TẾ TƢ NHÂN
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM
-----------------------TS. Vũ Đình Ánh
Chun gia kinh tế


Tóm tắt:
Chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường luôn
gắn liền với phát triển khu vực kinh tế tư nhân thay vì chỉ tập trung vào khu vực kinh tế Nhà
nước. Việt Nam cũng khơng nằm ngồi qui luật phổ qt này và thực tế khu vực kinh tế tư
nhân đã đóng vai trò ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam
kể từ khởi đầu công cuộc Đổi mới đến nay. Tuy nhiên, khu vực kinh tế tư nhân nước ta vẫn
chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và vai trị vốn có do bị hạn chế bởi hàng loạt rào
cản chủ quan lẫn khách quan mà trước hết là rào cản về tư duy, về quan điểm quản lý phát
triển, về khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách có liên quan và về nguồn lực cho khu vực
kinh tế đặc biệt quan trọng này. Chính vì vậy, vấn đề then chốt là tiếp tục đổi mới tư duy,
quan điểm quản lý phát triển đồng thời cải cách pháp luật, cơ chế chính sách và phân bổ sử
dụng các nguồn lực của xã hội nhằm đảm bảo khu vực kinh tế tư nhân được hoạt động
trong mơi trường bình đẳng, phát huy tốt nhất tính năng động, sáng tạo, vận động theo
đúng các qui luật của thị trường.

Từ khoá: kinh tế tƣ nhân; kinh tế nhà nƣớc; kinh tế thị trƣờng; vai trò;
DNNVV
Phát triển kinh tế tư nhân là tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước
ta, phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng là yếu tố có tính qui luật. Bên cạnh
việc khẳng định vai trò của khu vực kinh tế tư nhân đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong giai đoạn phát triển mới, vấn đề quan trọng hơn là xác
lập vai trị đó một cách đúng đắn, hợp lý, đồng thời có giải pháp để kinh tế tư
nhân phát huy cao độ những ưu điểm, hạn chế, khắc phục những nhược điểm,
phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
1. Cơ sở lý luận về vai trò của kinh tế tƣ nhân
Để đơn giản hoá, chúng ta coi khu vực kinh tế tư nhân đồng nghĩa với khu
vực kinh tế ngoài nhà nƣớc, nói cách khác khu vực kinh tế tƣ nhân là một nửa
11



của nền kinh tế quốc gia và nửa kia chính là khu vực kinh tế nhà nƣớc và kinh tế
tập thể (dƣới dây gọi chung là khu vực kinh tế nhà nước). Chính vì vậy, vai trị
của khu vực kinh tế tƣ nhân trƣớc hết đƣợc qui định bởi bản thân khu vực kinh tế
đó, đồng thời liên hệ biện chứng với vai trò của khu vực kinh tế nhà nƣớc.
Trƣớc hết cần khẳng định kinh tế tƣ nhân ra đời và phát triển từ trƣớc khi
xuất hiện Nhà nƣớc và kinh tế nhà nƣớc. Trong các phƣơng thức sản xuất dƣới
chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tƣ bản, chính kinh tế tƣ nhân chiếm vai
trị "thống sối", quyết định sự vận hành của tồn bộ nền kinh tế, sử dụng tuyệt
đại đa số lực lƣợng sản xuất, tạo ra tuyệt đại bộ phận sản phẩm hàng hoá và dịch
vụ cho xã hội. Cho đến trƣớc cuộc Đại suy thoái kinh tế 1929-1933, khu vực
kinh tế nhà nƣớc vẫn giữ vai trò rất khiêm tốn với qui mô nhỏ hơn nhiều lần so
với khu vực kinh tế tƣ nhân. Thông thƣờng, kinh tế nhà nƣớc phát triển dựa trên
độc quyền nhà nƣớc đối với một số ngành nghề liên quan tới chính trị, an ninh
quốc phịng nhƣ khai thác khoáng sản chiến lƣợc, đúc tiền, chế tạo vũ khí,... và
thu thuế để phục vụ cho hoạt động của bộ máy cầm quyền cũng nhƣ lực lƣợng vũ
trang. Chỉ sau Đại khủng hoảng 1929-1933, đặc biệt là sau khi kết thúc Chiến
tranh Thế giới thứ 2, năm 1945, lịch sử kinh tế của loài ngƣời mới lần đầu tiên
đƣợc chứng kiến sự lớn mạnh bất ngờ của khu vực kinh tế nhà nƣớc theo hai
dòng chảy chủ đạo:
(1) Khu vực kinh tế nhà nƣớc mở rộng đi đôi với sự phát triển của khu vực
kinh tế tƣ nhân. Kinh tế nhà nƣớc trở thành cơ sở vật chất cho sự tăng cƣờng can
thiệp của Nhà nƣớc vào nền kinh tế nhằm khắc phục cái gọi là "thất bại thị
trường". Cha đẻ của học thuyết này chính là nhà kinh tế kiêm nhà quản lý nổi
tiếng ngƣời Anh J.M.Keynes. Biểu hiện rõ ràng nhất của việc mở rộng kinh tế
nhà nƣớc là qui mơ NSNN tăng vọt, thậm chí lên tới 50-60%GDP ở một số nƣớc,
và xuất hiện những tập đoàn kinh tế thuộc sở hữu nhà nƣớc với qui mô lớn, hoạt
động trong nhiều lĩnh vực then chốt, trong nhiều trƣờng hợp chính những tập
đồn kinh tế nhà nƣớc đóng vai trị chủ đạo trong thực hiện thành cơng cơng
nghiệp hố ở một số nƣớc. Tuy nhiên, khu vực kinh tế tƣ nhân không những
không bị chèn ép mà còn phát triển rất mạnh, kể cả những tập đoàn kinh tế lớn

cũng nhƣ rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX, nhận
thức về kinh tế nhà nƣớc có sự thay đổi căn bản để phù hợp với những diễn biến
kinh tế mới trên thị trƣờng quốc tế, đặc biệt là diễn biến giá dầu lửa, hệ thống tỷ

12


giá hối đoái và mức độ cạnh tranh trên thị trƣờng thƣơng mại quốc tế. Theo đó,
kinh tế nhà nƣớc có xu hƣớng thu hẹp để nhƣờng chỗ cho khu vực tƣ nhân phát
triển mạnh hơn thơng qua chƣơng trình tƣ hữu hố các tập đồn kinh tế nhà
nƣớc, đồng thời nhà nƣớc tập trung vào điều tiết vĩ mô nền kinh tế hơn là trực
tiếp tham gia vào hoạt động kinh tế. Chính nhờ chủ trƣơng chuyển sang đẩy
mạnh phát triển kinh tế tƣ nhân đó mà các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát
triển đã thốt khỏi nguy cơ khủng hoảng và tiếp tục tăng trƣởng. Hiện nay trên
thế giới đã có những tập đồn kinh tế tƣ nhân với qui mô gấp vài lần GDP của
nhiều quốc gia khác, chẳng hạn năm 2017, ICBC có mức vốn hoá thị trƣờng lên
tới gần 230 tỷ USD, con số tƣơng tự của China Construction Bank là hơn 200 tỷ
USD, của Berkshire Hathaway Inc. tới gần 410 tỷ USD, JP Morgan Chase là gần
307 tỷ USD, Wells Fargo là gần 275 tỷ USD, Apple là 752 tỷ USD, Exxon Mobil
là hơn 343 tỷ USD, Microsoft là hơn 507 tỷ USD, Alphabet là 579,5 tỷ USD, của
General Electronic là hơn 261 tỷ USD1,... Thống kê toàn cầu giai đoạn 1986 1991 cho thấy, DNNN chiếm 14% GDP ở các nƣớc có thu nhập thấp, 9% GDP ở
các nƣớc có thu nhập trung bình và chỉ có 8% GDP ở các nƣớc có thu nhập cao2.
(2) Khu vực kinh tế nhà nƣớc và kinh tế tập thể thay thế hoàn toàn khu
vực tƣ nhân. Xu hƣớng này diễn ra ở các nƣớc phủ nhận sự phát triển của kinh tế
thị trƣờng. Theo đó chỉ tồn tại hai loại hình chủ yếu là kinh tế quốc doanh và
kinh tế tập thể, kinh tế tƣ nhân trở thành mục tiêu phải bị loại bỏ. Cơ chế thị
trƣờng bị thay thế bằng cơ chế kế hoạch hố tập trung, quan liêu bao cấp. Chính
các DNNN, giữ vai trò thống trị tuyệt đối trong nền kinh tế, hoạt động không
hiệu quả và không chuyển biến phù hợp với diễn biến kinh tế thế giới là nguyên
nhân vật chất trực tiếp làm cho hệ thống kinh tế XHCN ở Liên xô và Đông Âu

sụp đổ, kéo theo sự sụp đổ gần nhƣ hoàn toàn của kinh tế nhà nƣớc thơng qua
"liệu pháp sốc". Chỉ có một số nƣớc, điển hình là Trung Quốc và Việt Nam đã
kịp thời thay đổi nên vẫn duy trì đƣợc khu vực kinh tế nhà nƣớc ở mức cần thiết
đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh tế tƣ nhân.
Đến những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, quan niệm về vai trò của
Nhà nƣớc và kinh tế nhà nƣớc tiếp tục đƣợc củng cố và hoàn thiện với quan niệm
phổ biến cho rằng: "Nhà nước đóng vai trị trung tâm trong phát triển kinh tế và
1

/>
2

/>
13


xã hội, không phải với tư cách là một người trực tiếp tạo ra sự tăng trưởng, mà
là một đối tác, là chất xúc tác và là người tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng
trưởng đó"3. Năm nhiệm vụ cơ bản của Nhà nƣớc là: (1) thiết lập một cơ sở pháp
luật; (2) duy trì một mơi trƣờng chính sách không lệch lạc, kể cả sự ổn định kinh
tế vĩ mô; (3) đầu tƣ vào các dịch vụ xã hội cơ bản và cơ sở hạ tầng cơ bản; (4)
bảo vệ nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng; (5) bảo vệ môi trƣờng 4. Hai chức năng cơ
bản nhất của Nhà nƣớc là giải quyết thất bại thị trƣờng và cải thiện sự cơng
bằng, theo đó Nhà nƣớc thực hiện phối hợp hoạt động tƣ nhân và phân phối lại5.
Với những quan điểm nhƣ trên, vai trò của kinh tế tƣ nhân trong sự phát triển
kinh tế - xã hội là đặc biệt quan trọng.
Nhiều ngƣời cho rằng, một nền kinh tế thị trƣờng hoạt động tốt phải có
năm đặc điểm sau6: (1) Phân phối các nguồn lực một cách có hiệu quả nhất; (2)
Tạo ra những nguồn lực mới thông qua việc đổi mới sản phẩm và đổi mới q
trình xử lý; (3) Thích nghi nhanh chóng và có hiệu quả với những hồn cảnh ln

biến đổi; (4) Duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mơ và tránh đƣợc những trục trặc nhƣ
tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát cao; (5) Tạo ra hiệu quả xã hội mong muốn,
tránh phân hoá giàu nghèo quá mức.
Nếu 2 đặc điểm cuối qui định vai trò của Nhà nƣớc và kinh tế nhà nƣớc
thì vai trị của kinh tế tƣ nhân thể hiện rõ nhất trong 3 đặc điểm đầu tiên vì chính
kinh tế tƣ nhân là bộ phận tiêu biểu nhất của nền kinh tế thị trƣờng và phù hợp
nhất với các qui luật kinh tế thị trƣờng. Động cơ của kinh tế thị trƣờng là lợi
nhuận và không ở khu vực kinh tế nào thể hiện "khát khao lợi nhuận" nhƣ khu
vực kinh tế tƣ nhân. Đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu đối với khu vực kinh tế
nhà nƣớc vừa khơng hợp lý vừa ít tính khả thi. Nhà kinh tế chuyển đổi nổi tiếng
J.Kornai đã nói: "Người cai quản, dùng tiền nhà nước và khi lỗ thì nhà nước
chịu, thì khơng phải là nhà kinh doanh. Người và chỉ có người, mà bản thân phải
gánh chịu tai hoạ nghiêm trọng về mặt vật chất khi làm ăn thua lỗ mới gọi là nhà
kinh doanh"7.
3

Nhà nƣớc trong một thế giới đang chuyển đổi – NHTG – NXB Chính trị quốc gia 1998, tr.13
Nhà nƣớc trong một thế giới đang chuyển đổi – NHTG – NXB Chính trị quốc gia 1998, tr.16
5
Nhà nƣớc trong một thế giới đang chuyển đổi – NHTG – NXB Chính trị quốc gia 1998, tr.42
4

6

Các nền kinh tế chuyển đổi: Lý luận và thực tiễn - Trung tâm KHXH&NVQG, Viện Thông tin khoa học
xã hội - Hà Nội 1998 - tr.122-148
7

Con đƣờng dẫn tới nền kinh tế thị trƣờng - János Kornai (The Road to a Free Economy - Shifting from a
Socialist System: The Example of Hungary) - Hà Nội: Hội tin học Việt Nam, 2001, tr.32.


14


Trong quá trình vận động theo các qui luật kinh tế thị trƣờng, khu vực kinh tế
tƣ nhân không tránh khỏi những hạn chế nhƣ cạnh tranh không lành mạnh, sản xuất
dƣ thừa quá mức, vi phạm pháp luật và kỷ luật thị trƣờng, tạo ra nguy cơ khủng
hoảng kinh tế - tài chính, phá hoại mơi trƣờng, bất cơng bằng xã hội,...
Vai trò của khu vực kinh tế tƣ nhân đối với nền kinh tế Việt Nam cũng trải
qua nhiều bƣớc thăng trầm. Kinh tế tƣ nhân, vốn đã kém phát triển trƣớc năm
1954 do bị chế độ thực dân và tƣ sản mại bản chèn ép, lại không đƣợc công nhận
và dần dần bị thay thế bởi kinh tế nhà nƣớc và kinh tế tập thể từ sau năm 1954 ở
miền Bắc và từ sau 1975 trên phạm vi cả nƣớc. Là đối tƣợng của các cuộc cải
cách ruộng đất, hợp tác hố trong nơng nghiệp nơng thơn và cải tạo XHCN trong
công thƣơng nghiệp, khu vực kinh tế tƣ nhân hầu nhƣ đã bị xố bỏ hồn tồn và
vai trị của khu vực kinh tế này đối với nền kinh tế bị phủ nhận.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 với chủ trƣơng
phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị
trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng XHCN. Nhờ có chủ
trƣơng sáng suốt của Đảng và Nhà nƣớc mà khu vực kinh tế tƣ nhân nƣớc ta liên
tục phát triển, đóng góp phần quan trọng vào những thành tựu kinh tế - xã hội
suốt những năm đổi mới. Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ năm 2000 đã tạo ra
cuộc bùng nổ lần thứ hai trong phát triển kinh tế tƣ nhân. Hơn nữa, lần đầu tiên
Đảng dành một Nghị quyết định hƣớng phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân ở Việt
Nam. Nghị quyết TW 5 khoá IX đánh giá tổng quát vai trò khu vực kinh tế tƣ
nhân ở Việt Nam: "Sự phát triển của kinh tế tư nhân đã góp phần giải phóng lực
lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, tăng
thêm số lượng công nhân, lao động và doanh nhân Việt Nam, thực hiện các chủ
trương xã hội hoá y tế, văn hoá, giáo dục, ...". Tuy nhiên, Nghị quyết cũng nhận

thấy kinh tế tƣ nhân nƣớc ta "phần lớn có qui mơ nhỏ, vốn ít, cơng nghệ sản xuất
lạc hậu, trình độ quản lý yếu kém, hiệu quả và sức cạnh tranh yếu, ít đầu tư vào
lĩnh vực sản xuất; cịn nhiều khó khăn, vướng mắc về vốn, về mặt bằng sản xuất
kinh doanh, về môi trường pháp lý và môi trường tâm lý xã hội; nhiều đơn vị
kinh tế tư nhân chưa thực hiện tốt những qui định của pháp luật đối với người
lao động; khơng ít đơn vị vi phạm pháp luật, trốn lậu thuế, gian lận thương mại,
kinh doanh trái phép,...".

15


Nghị quyết Đại hội XI (2011) tiếp tục khẳng định: “Phát triển các hình
thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp”. Khu vực kinh
tế Nhà nƣớc tập trung vào “Đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp và nâng cao hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp nhà nƣớc. Khẩn trƣơng cơ cấu lại ngành nghề kinh
doanh của các tập đồn kinh tế và các tổng cơng ty nhà nƣớc, tập trung vào một
số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế”. Bên cạnh đó, “Hồn thiện cơ chế,
chính sách để phát triển mạnh kinh tế tƣ nhân trở thành một trong những động
lực của nền kinh tế” và “Thu hút mạnh đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài vào
những ngành, lĩnh vực kinh tế phù hợp với quy hoạch và chiến lƣợc phát triển
của đất nƣớc, nhất là các lĩnh vực công nghệ cao”.
Nghị quyết Đại hội XII nhấn mạnh: “Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại doanh
nghiệp nhà nƣớc theo hƣớng: doanh nghiệp nhà nƣớc tập trung vào những lĩnh
vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh;
những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác khơng đầu
tƣ” và “Hồn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển
mạnh kinh tế tƣ nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động
lực quan trọng của nền kinh tế” đồng thời “Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tƣ trực
tiếp của nƣớc ngồi, chú trọng chuyển giao cơng nghệ, trình độ quản lý tiên tiến
và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm”.

Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XII tháng 5.2017
đã thơng qua Nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế tƣ nhân trở thành một động
lực quan trọng của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt đặt
mục tiêu (Nghị quyết 10) đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp; đến năm
2025 có hơn 1,5 triệu doanh nghiệp và đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh
nghiệp và tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tƣ nhân vào GDP để đến năm 2020
đạt khoảng 50%, năm 2025 khoảng 55%, đến năm 2030 khoảng 60 - 65%.
2. Vai trò thực tế của khu vực kinh tế tƣ nhân ở nƣớc ta
Thực hiện đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc, khu vực kinh tế tƣ nhân nƣớc
ta đã không ngừng phát triển, ngày càng khẳng định vai trị của mình trong thực
tế đời sống kinh tế - xã hội của đất nƣớc trên tất cả các mặt, các lĩnh vực.
Luật Doanh nghiệp năm 2000 có hiệu lực đã tạo ra sự "bùng nổ" số lƣợng
các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc. Khu vực kinh tế tƣ nhân giữ vị trí quán quân

16


về số lƣợng doanh nghiệp đang hoạt động. Tổng vốn sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc cũng tăng lên. Các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc
đã và đang liên tục tăng trƣởng cả về qui mô, tiềm lực kinh tế tài chính và khẳng
định vị thế trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế. Đặc biệt, khu vực
kinh tế tƣ nhân liên tục chiếm vị trí quan trọng nhất trong tạo nhiều cơng ăn việc
làm cho ngƣời lao động. Đóng góp vào GDP của khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc
cũng tăng lên. Khu vực kinh tế tƣ nhân đã cho thấy sự năng động và đã khẳng
định đƣợc vai trò vững chắc trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ
nghĩa, nhƣng vẫn còn nhiều tiềm năng để phát huy hơn nữa. Nguyên nhân nằm
cả ở phía khu vực kinh tế tƣ nhân và cả từ phía cơ chế chính sách của Chính phủ.
Đặc điểm nổi bật của kinh tế tƣ nhân nƣớc ta là tuyệt đại đa số còn nhỏ và
yếu, năng suất và năng lực cạnh tranh còn thấp và thời gian hoạt động còn ngắn
trong bối cảnh mơi trƣờng sản xuất kinh doanh chƣa ổn định, cịn chứa đựng

nhiều rủi ro bất khả kháng. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành ngày
12/6/2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018 đƣợc đánh giá là bƣớc đột
phá trong tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp ngoài Nhà
nƣớc, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) vốn đang chiếm tới
trên 95% trong tổng số hơn 600.000 doanh nghiệp (DN) của cả nƣớc và đóng góp
khoảng 10%GDP đồng thời tạo việc làm cho khoảng 7 triệu lao động. Mặc dù
khu vực kinh tế tƣ nhân nói chung, khu vực DNNVV nói riêng đƣợc xác định là
động lực quan trọng của nền kinh tế song tuyệt đại đa số DNNVV đều đang đối
mặt với vơ vàn khó khăn thách thức, từ khả năng tiếp cận các nguồn lực sản xuất
kinh doanh nhƣ đất đai, mặt bằng kinh doanh, vốn tín dụng, lao động có trình độ
cao,... đến rào cản về thủ tục hành chính, hạn chế về cơ hội kinh doanh, tiếp cận
thị trƣờng, tiếp cận thông tin, quản trị doanh nghiệp,... trong đó, khó khăn về vốn
sản xuất kinh doanh dƣờng nhƣ là căn bệnh chung của các DNNVV ở nƣớc ta.
Vì vậy, bên cạnh tiêu chí sử dụng dƣới 200 lao động thì một tiêu chí quan trọng
của khối DNNVV chính là có qui mơ vốn kinh doanh dƣới 100 tỷ đồng. Theo số
liệu thống kê, hàng năm có chƣa đến 50% tổng số DNNVV tiếp cận đƣợc với
nguồn tín dụng ngân hàng, cịn tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ƣu đãi của Nhà
nƣớc thì gần nhƣ là khơng thể. Chính vì thiếu vốn sản xuất kinh doanh nên một
bộ phận đáng kể DNNVV không thể lớn lên đƣợc, thậm chí ngày càng thu nhỏ
lại, từ DN vừa trở thành nhỏ, từ nhỏ lại biến thành DN siêu nhỏ, thậm chí có DN
có qui mơ vốn thấp xa so với cả hộ gia đình kinh doanh.
17


Đến nay đã và đang xuất hiện một số doanh nghiệp tƣ nhân lớn tầm cỡ
quốc gia, thậm chí khu vực và quốc tế song số lƣợng cịn rất ít và hoạt động trong
những lĩnh vực đặc thù nhƣ bất động sản, cà phê, thuỷ sản,... Nhìn chung chất
lƣợng tài sản cố định của đại đa số doanh nghiệp khu vực kinh tế tƣ nhân khơng
cao, thậm chí rất thấp, hệ thống máy móc thiết bị lạc hậu so với trình độ trong
khu vực 3 đến 4 thập kỷ, cơng nghệ sản xuất lạc hậu, năng suất thấp, tiêu tốn

nguyên nhiên liệu, ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng trong khi chất lƣợng và mẫu
mã sản phẩm hàng hoá dịch vụ bị hạn chế. Một trong những tài sản cố định có
giá trị nhất của doanh nghiệp tƣ nhân cũng nhƣ hộ gia đình sản xuất kinh doanh ở
nƣớc ta lại chính là đất đai, là BĐS trong khi khả năng tiếp cận những loại tài sản
này của khu vực kinh tế tƣ nhân lại hết sức hạn chế. Vì vậy, doanh nghiệp tƣ
nhân và hộ kinh doanh cá thể thƣờng lâm vào vịng xốy, thiếu vốn sản xuất kinh
doanh nhƣng lại khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng do rào cản thiếu tài
sản đảm bảo, thế chấp có giá trị. Theo một số báo cáo, chỉ có khoảng ½ số doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở nƣớc ta tiếp cận đƣợc nguồn vốn tín dụng ngân hàng trong
khi khả năng huy động các nguồn vốn khác, kể cả vốn tự có hết sức hạn hẹp.
Thiếu thốn mọi thứ dƣờng nhƣ là ngƣời bạn song hành với tuyệt đại đa số doanh
nghiệp tƣ nhân nhiều năm qua. Chính những điều kiện thiếu thốn kinh niên đó đã
buộc khơng ít doanh tế tƣ nhân nói chung của chúng ta phải vật lộn để tồn tại.
Phần lớn số doanh nghiệp tƣ nhân co cụm, thu hẹp sản xuất kinh doanh, chờ cơ
hội mới và môi trƣờng thuận lợi hơn để phục hồi và tiếp tục phát triển. Nền kinh
tế Việt Nam sẽ phát triển nhƣ thế nào, năng lực cạnh tranh của nƣớc ta sẽ đƣợc
cải thiện và nâng cao đến đâu, bao giờ chúng ta bắt kịp nhịp độ phát triển của các
nƣớc tiên tiến trên thế giới phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự phát triển của
khu vực kinh tế tƣ nhân là một trong những yếu tố quan trọng.
3. Kết kuận và khuyến nghị
Khu vực kinh tế tƣ nhân đang không ngừng phát triển và khẳng định vai
trị quan trọng của mình trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN ở nƣớc
ta. Những đóng góp của kinh tế tƣ nhân vào nhiều mặt đời sống kinh tế - xã hội
rất quan trọng và không thể phủ nhận. Để tiếp tục giữ vững và phát huy cao độ
vai trò của kinh tế tƣ nhân ở nƣớc ta cần có những chuyển biến mạnh mẽ trên tất
cả các mặt, từ chủ trƣơng quan điểm, kinh tế - tài chính, lao động - xã hội đến
tâm lý - tuyên truyền,... Trong đó, theo chúng tơi cần hết sức lƣu ý những điểm
căn bản sau:

18



- Tiếp tục triển khai thực hiện nhất quán quan điểm chủ trƣơng phát huy
cao độ vai trò của khu vực kinh tế tƣ nhân trong nền kinh tế thị trƣờng định
hƣớng XHCN ở nƣớc ta, biến những quan điểm chủ trƣơng đó thành những cơ
chế chính sách cụ thể đồng bộ và nhất quán. Kinh tế tƣ nhân và kinh tế nhà nƣớc
không phải là hai mặt đối lập, khơng phải là đối thủ cạnh tranh "một mất một
cịn" mà là các bộ phận bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Kinh tế tƣ
nhân phát triển cũng có nghĩa là kinh tế Việt Nam phát triển.
- Điều kiện tiên quyết là Nhà nƣớc tạo ra môi trƣờng kinh doanh bình
đẳng, khơng phân biệt đối xử giữa kinh tế nhà nƣớc với kinh tế tƣ nhân. Kinh tế
tƣ nhân hoạt động theo đúng tinh thần Luật Doanh nghiệp. Phải xoá bỏ các rào
cản đối với kinh tế tƣ nhân.
- Luật Doanh nghiệp đã tạo ra khuôn khổ pháp lý tƣơng đối thuận lợi để
mọi ngƣời có thể gia nhập thị trƣờng, song còn thiếu những cơ sở pháp lý đồng
bộ nhằm điều chỉnh hoạt động trên thị trƣờng. Cần xây dựng cơ sở pháp lý cho
việc hình thành, thực hiện, theo dõi, thanh lý, giải quyết tranh chấp các hợp đồng
kinh tế và xử lý các vấn đề kinh tế - tài chính khi doanh nghiệp phá sản hay giải
thể theo qui luật thị trƣờng.
- Đa dạng hố các nguồn lực đóng vai trị ngày càng quan trọng đối với
phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân. Các nguồn lực rất đa dạng và phong phú nên
một trong những bí quyết tồn tại và phát triển của doanh nghiệp thuộc khu vực
kinh tế tƣ nhân chính là lựa chọn và triển khai thực hiện chiến lƣợc và các biện
pháp cụ thể khai thác các nguồn lực một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm của
doanh nghiệp.
- Ngoài một số ƣu đãi tạm thời, về cơ bản, dài hạn, khơng nên áp dụng các
chính sách ƣu đãi mà là tạo điều kiện, môi trƣờng ổn định, thuận lợi lâu dài cho
kinh tế tƣ nhân phát triển.

19



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các nền kinh tế chuyển đổi: Lý luận và thực tiễn - Trung tâm
KHXH&NVQG, Viện Thông tin khoa học xã hội - Hà Nội 1998.
2. Con đƣờng dẫn tới nền kinh tế thị trƣờng - János Kornai (The Road to a Free
Economy - Shifting from a Socialist System: The Example of Hungary) - Hà
Nội: Hội tin học Việt Nam, 2001.
3. Nhà nƣớc trong một thế giới đang chuyển đổi – NHTG – NXB Chính trị
quốc gia 1998.
4. Báo cáo chính trị của BCH TW tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 (2011)
5. Báo cáo chính trị của BCH TW tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 (2016)
6. Nghị quyết số 07 – NQ/TW tháng 11/2016 về “Chủ trƣơng, giải pháp cơ cấu
lại ngân sách nhà nƣớc, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia
an tồn, bền vững”
7. Nghị quyết số 10, 11, 12 của BCHTW tại Hội nghị TW5 (2017)
8. Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ
chức và quản lý, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị
sự nghiệp công lập
9. Nghị quyết số 05/NQ-TW tháng 11/2016 về một số chủ trƣơng, chính sách
lớn nhằm tiếp tục đổi mới mơ hình tăng trƣởng, nâng cao chất lƣợng tăng
trƣởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế
10. />11. />
20


RÀO CẢN VỀ THỂ CHẾ KINH TẾ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
GS.TSKH. Lê Du Phong
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


1. Doanh nghiệp Việt Nam: Sự phát triển và những hạn chế, yếu kém
Nhờ những thay đổi trong nhận thức đối với kinh tế tƣ nhân của Đảng
cộng sản Việt Nam: Từ chỗ coi kinh tế tƣ nhân là “thành phần kinh tế phi xã hội
chủ nghĩa, cần phải đƣợc cải tạo” (Đại hội VI năm 1986), đến chỗ coi là “một bộ
phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN” (Đại
hội VIII năm 1996), rồi “là một trong những động lực của nền kinh tế” (Đại hội
X năm 2006) và cuối cùng “là một động lực quan trọng của nền kinh tế” (Đại hội
XII năm 2016), mà hệ thống doanh nghiệp của của Việt Nam (trong đó chủ yếu
là doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc năm 2016 chiếm tới 96,71% tổng số doanh
nghiệp) đã có sự phát triển hết sức nhanh chóng:
Nếu năm 1990 cả nƣớc ta mới có 14.052 doanh nghiệp hoạt động, năm
2000 có 35.004 doanh nghiệp, thì đến năm 2010 con số đó đã tăng lên tới
268.831 doanh nghiệp và năm 2017 là 561.064 doanh nghiệp. Nhƣ vậy, số doanh
nghiệp năm 2017 so với năm 1990 (sau 27 năm) đã tăng tới 39,92 lần.
Cùng với sự thay đổi về nhận thức của Đảng, Nhà nƣớc cũng đã có nhiều
nỗ lực lớn lao trong việc tạo dựng môi trƣờng thể chế kinh tế thuận lợi cho các
doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất - kinh doanh:
- Từ năm 1990 đến năm 2015, tức là trong vòng 25 năm, Quốc hội Việt
Nam đã xây dựng và ban hành 190 Bộ luật, Luật, 85 Pháp lệnh (kể cả sửa đổi và
bổ sung) có liên quan đến xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trƣờng định
hƣớng XHCN (Riêng giai đoạn 2011-2017 có 53 Bộ luật và Luật, 2 Pháp lệnh).
trong các Bộ luật và Luật đã ban hành đó có những Bộ luật và Luật có vai trị rất
quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nhƣ: Luật Doanh nghiệp,
Luật Đầu tƣ, Luật Đất đai, Luật Thƣơng mại, Luật Cạnh tranh, Bộ luật Lao động,
Luật Phá sản, các Luật về Thuế (Doanh thu, Tiêu thụ đặc biệt, Xuất - Nhập khẩu,
Giá trị gia tăng...).
21



- Chính phủ (đặc biệt là trong mấy năm gần đây) đã không ngừng đổi mới
tổ chức bộ máy quản lý kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế, nhằm từng bƣớc tạo ra
một môi trƣờng quản lý thông thoáng, minh bạch, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng thuận lợi hơn, đạt hiệu quả ngày
càng cao hơn. Riêng năm 2016 Chính phủ đã loại bỏ 252 thủ tục hành chính
khơng cần thiết, sửa đổi 901 thủ tục hành chính khơng hợp lý và bỏ 3.500 điều
kiện kinh doanh ban hành chƣa đúng thẩm quyền.v.v.
Nhờ đó, hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp đã đƣợc
cải thiện khá nhanh và có những đóng góp hết sức xứng đáng đối với sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội của nƣớc nhà và nâng cao vị thế của Việt Nam trên
trƣờng quốc tế. Năm 2016 doanh thu thuần từ sản xuất - kinh doanh của các
doanh nghiệp trong cả nƣớc đạt 17.436.400 tỷ đồng, trong đó khối doanh nghiệp
ngồi Nhà nƣớc đạt 13.713.200 tỷ đồng. Đã thu hút, giải quyết việc làm cho
14.012.300 lao động (các doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc thu hút 8.572.400
ngƣời); các doanh nghiệp cũng là bộ phận chủ yếu đóng góp cho Ngân sách của
Nhà nƣớc (khối doanh nghiệp ngồi Nhà nƣớc đóng góp 46%).
Mặc dù có sự phát triển nhanh và có những đóng góp khá quan trọng cho
sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc nhƣ đã đề cập. Song xem xét một cách
nghiêm túc và so sánh với hệ thống doanh nghiệp của các quốc gia trong khu vực
và thế giới, các doanh nghiệp của Việt Nam còn khá nhiều hạn chế, yếu kém,
đáng chú ý là:
i)- Các doanh nghiệp của Việt Nam đa phần là có quy mơ nhỏ
Theo công bố của Tổng cục Thống kê (Niên giám thống kê năm 2017),
năm 2016 Việt Nam có 505.059 doanh nghiệp thực hoạt động, trong đó các
doanh nghiệp ngồi Nhà nƣớc là 488.395 doanh nghiệp, chiếm 96,71%. Thế
nhƣng ở khu vực doanh nghiệp này, thì số doanh nghiệp có quy mơ lao động
dƣới 10 ngƣời chiếm tới 71,8% và số doanh nghiệp có quy mơ vốn dƣới 10 tỷ
đồng (dƣới 500.000 USD) chiếm tới 77,8%. Với quy mô doanh nghiệp nhỏ nhƣ
vậy khó có điều kiện để đổi mới kỹ thuật và cơng nghệ sản xuất - kinh doanh,
khó nâng cao nhanh năng suất lao động, từ đó khó có thể cạnh tranh thắng lợi
trên thƣơng trƣờng, cũng nhƣ tham gia vào chuỗi giá trị chung của quốc gia và

quốc tế.

22


Nhìn vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2017 có thể thấy rõ
điều này. Năm 2017 Việt Nam xuất khẩu đƣợc 214,01 tỷ USD, thế nhƣng trong
đó khu vực FDI chiếm tới 72,5% tổng giá trị, mặc dù khu vực này chỉ có hơn
14.000 doanh nghiệp (khoảng 2,5% trong tổng số doanh nghiệp của cả nƣớc).
ii)- Công nghệ sử dụng trong các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp
của khu vực ngoài Nhà nước phần lớn là ở trình độ thấp, lạc hậu.
Theo đánh giá của Bộ Khoa học và công nghệ, hiện tại công nghệ sử dụng
trong các doanh nghiệp ở Việt Nam tụt hậu từ 2-3 thế hệ so với thế giới. Có trên
70% máy móc, dây chuyền công nghệ đang sử dụng tại các doanh nghiệp là
những máy móc, dây chuyền cơng nghệ của những năm 1960-1970, trong đó đa
phần đã hết khấu hao và đƣợc tân trang lại.
iii)- Phương thức quản trị doanh nghiệp phần lớn vẫn dựa vào kinh
nghiệm cha truyền con nối là chính.
Do quy mơ của doanh nghiệp nhỏ, máy móc - thiết bị và công nghệ sản
xuất lạc hậu, nên khơng ít các doanh nghiệp, việc quản trị các hoạt động sản xuất
- kinh doanh đƣợc thực hiện thông qua kinh nghiệm cha truyền con nối là chính.
Số chủ doanh nghiệp đƣợc đào tạo một cách bài bản qua các trƣờng, lớp chính
thống chƣa nhiều. Năm 2015, Thế giới xếp Việt Nam đứng thứ 56/140 quốc gia
về chỉ số cạnh tranh, thế nhƣng chỉ số “trình độ kinh doanh lại chỉ ở mức
100/140 quốc gia đƣợc xếp hạng” đã cho thấy rõ phần nào sự yếu kém này.
2. Rào cản về thể chế kinh tế - Nguyên nhân quan trọng dẫn đến
những hạn chế, yếu kém của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam.
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan tạo ra những hạn chế, yếu
kém của các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó những rào cản do thể chế kinh tế
tạo ra giữ vị trí rất quan trọng. Rào cản về thể chế kinh tế đƣợc biểu hiện trên

nhiều khía cạnh, song đáng chú ý là:
i)- Luật pháp và chính sách tuy được ban hành nhiều, song chất lượng cịn
thấp, phải sửa đổi, bổ sung, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc
thực thi. Đặc biệt, khơng ít các quy định của Luật và Chính sách mâu thuẫn,
chồng chéo, hoặc chƣa thật phù hợp với thực tiễn, doanh nghiệp không biết xoay
xở theo kiểu nào, chẳng hạn:

23


+ Theo Luật Đầu tƣ, thủ tục quyết định đầu tƣ không yêu cầu Nhà đầu tƣ
phải nộp quyết định “Đánh giá tác động môi trƣờng”, nhƣng Luật Bảo vệ môi
trƣờng lại quy định quyết định phê duyệt báo cáo về “Đánh giá tác động môi
trƣờng” là căn cứ để cấp có thẩm quyền quyết định chủ đầu tƣ dự án.
+ Luật Phá sản là Luật tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đang trong tình
trạng khó khăn, thua lỗ có cơ hội rút khỏi thị trƣờng một cách trật tự, góp phần tái
phân phối tài sản, thúc đẩy lƣu thông vốn trong nền kinh tế, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp cho ngƣời lao động và chủ nợ. Thế nhƣng trong vòng 9 năm kể từ Luật
Phá sản năm 2004 (Luật Phá sản đầu tiên ban hành năm 1993) đến năm 2013, số
doanh nghiệp khơng cịn sản xuất - kinh doanh cần đƣợc giải thể là 140.000 doanh
nghiệp, song do bất cập về pháp lý, nên chỉ giải quyết đƣợc có 336 doanh nghiệp.
+ Sản xuất nơng nghiệp (theo nghĩa rộng là gồm cả lâm nghiệp và ngƣ
nghiệp) hiện vẫn là ngành sản xuất rộng lớn và có vai trò rất quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Năm 2017 khu vực này vẫn còn 8,58 triệu
hộ đang hoạt động sán xuất (chiếm 53% tổng số hộ trong nông thôn), với 21,56 triệu
lao động (chiếm 40,15% lực lƣợng lao động của tồn xã hội) và đóng góp 15,34%
GDP cho nền kinh tế. Đây là khu vực đang còn nhiều tiềm năng phát triển, nhất là
khi bƣớc vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ. Rất nhiều doanh nghiệp muốn
đầu tƣ vào khu vực này, nhƣng rất ít doanh nghiệp vào đƣợc, vì vƣớng nhiều thứ,
đặc biệt là vƣớng về Luật Đất đai và các Chính sách có liên quan đến đất đai (thời

hạn thuê đất, giá thuê, tiền đền bù, hỗ trợ ngƣời có đất bị thu hồi.v.v.).
Vì thế, cho đến ngày 31/12/2017 cũng chỉ mới có 7.600 doanh nghiệp
đang trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm 1,35% trong tổng số
doanh nghiệp của cả nƣớc (theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ tại Hội nghị
về Nông nghiệp ở Lâm Đồng ngày 30/7/2018 ).
ii)- Bộ máy quản lý, cơ chế quản lý và đội ngũ công chức thực thi công vụ
của Nhà nước tuy đã có nhiều điều chỉnh, đổi mới trong những năm gần đây,
song vẫn cịn tạo ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất-kinh doanh của
các doanh nghiệp:
+ Bộ máy quản lý kinh tế của Việt Nam hiện có: Quốc hội, Chính phủ, 23
Bộ và cơ quan ngang Bộ, HĐND và UBND của 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh;
HĐND và UBND của 645 đơn vị hành chính cấp thị xã, quận, huyện; HĐND và
UBND của 11.162 đơn vị hành chính cấp thị trấn, phƣờng và xã. Tổng cộng cả
24


nƣớc có khoảng 23.000 đầu mối các cơ quan có quyền ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật có liên quan đến kinh tế. Điều này cho thấy, số lƣợng các thủ tục
hành chính doanh nghiệp phải tiếp cận trong quá trình tham gia hoạt động sản
xuất - kinh doanh là vơ cùng lớn.
Điều đáng nói là khơng ít các văn bản do các Bộ - Ngành và chính quyền
địa phƣơng ban hành cón trái Pháp luật. Bộ Tƣ pháp vừa có Báo cáo gửi Thủ
tƣớng Chính phủ đánh giá hậu quả, tác hại của việc ban hành văn bản trái Pháp
luật. Báo cáo cho thấy: “qua kiểm tra các văn bản do các Bộ - Ngành và Địa
phƣơng ban hành, Bộ Tƣ pháp đã phát hiện hơn 5.600 văn bản trái Pháp luật.
trong đó có 1.200 văn bản trái pháp luật về thẩm quyền ban hành và nội dung;
hơn 3.800 văn bản sai sót về căn cứ pháp lý, thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản;
gần 600 văn bản không phải là văn bản quy phạm Pháp luật, nhƣng có chứa đựng
quy phạm Pháp luật” (Báo Vietnam Net, ngày 7/8/2018)
Theo Bộ trƣởng Mai Chí Dũng, chủ nhiệm Văn phịng Chính phủ (tại

cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính ngày 21/7/2017) thì, chỉ riêng xuất khẩu
hàng hóa, hiện vẫn cịn 5.917 thủ tục kiểm tra chun ngành của các Bộ tại các
cửa khẩu, và theo công bố của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ƣơng thì
có tới 100.000 mặt hàng xuất khẩu phải chịu kiểm tra chuyên ngành nhƣ vậy. Có
thể nói, việc nắm đƣợc các thủ tục hành chính do các cơ quan quản lý Nhà nƣớc
về kinh tế ban hành và đáp ứng đƣợc các u cầu của nó là việc khơng dễ dàng
chút nào đối với các doanh nghiệp.
+ Đội ngũ công chức của Bộ máy quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong thực
tiễn cịn gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện công vụ, đặc biệt
là sự nhũng nhiễu trong giải quyết các thủ tục hành chính.
Theo báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do VCCI cơng bố
ngày 13/3/2017 thì:
- Có 66% doanh nghiệp tại các tỉnh thuộc tốp giữa phải “móc hầu bao”cho
các khoảng khơng chính thức, cao hơn 12-15% so với giai đoạn 2008-2013. –Có
9-11% doanh nghiệp tham gia điều tra cho biết, khoảng chi khơng chính thức
chiếm 10% tổng doanh thu của họ (trung bình là 5-10%), cao hơn mức 6-8% của
5 năm trƣớc.
- Có 58% doanh nghiệp bị nhũng nhiễu khi làm các thủ tục cho doanh
nghiệp (giai đoạn 2008-2013 con số này là 65%). Điều này không chỉ gây bức

25


×