Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Cạnh tranh và rủi ro ngành ngân hàng: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 51 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ---

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CẤP CƠ SỞ

CẠNH TRANH VÀ RỦI RO NGÀNH NGÂN HÀNG: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: HỒ THÚY ÁI

TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 7/2021

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ---

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CẤP CƠ SỞ

CẠNH TRANH VÀ RỦI RO NGÀNH NGÂN HÀNG: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM

MÃ SỐ: ... Chủ nhiệm: TS. Hồ Thúy Ái

Thành viên: TS. Phạm Thị Tuyết Trinh TS. Nguyễn Thị Hồng Vinh

TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 7/2021

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

TĨM TẮT

Nghiên cứu này phân tích tác động của cạnh tranh đến rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam thơng qua tìm hiểu vai trị của quy mơ hoạt động của các ngân hàng. Dữ liệu quý trong thời gian từ Q1.2008 đến Q4.2019 được thu thập từ báo cáo tài chính của 18 ngân hàng niêm yết và phương pháp hồi quy dữ liệu bảng được sử dụng để tiến hành ước lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy cạnh tranh càng tăng thì rủi ro các ngân hàng đối mặt càng cao nhưng quy mô hoạt động lại giúp các ngân hàng ổn định lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro. Một phát hiện mới và quan trọng của nghiên cứu này là tác động của cạnh tranh lên rủi ro lại phụ thuộc vào chính quy mơ hoạt động của các ngân hàng. Quy mơ hoạt động có vai trị xoa dịu ảnh hưởng của cạnh tranh lên biến động lợi nhuận của các ngân hàng. Từ kết quả này, nghiên cứu đưa ra một số gợi ý chính sách để cơ quan quản lý cạnh tranh của ngành ngân hàng có thể tham khảo, giúp ngành ngân hàng hoạt động ổn định và phát triển bền vững.

Từ khóa: cạnh tranh, rủi ro, quy mô, ngân hàng thương mại Việt Nam. Mã phân loại JEL: G21, G28, D40

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Abstract: This study analyzes the impact of competition on the risk of Vietnamese commercial banks by understanding the role of bank size. Quarterly data for the period from Q1.2008 to Q4.2019 are collected from the financial statements of 18 listed banks and the panel data regression method is employed to conduct the estimation. Research results show that the higher the competition, the higher the risks that banks face, but the scale of operations helps banks stabilize profits and reduce risks. A new and important finding of this study is that the impact of competition on risk depends on size of banks. Increase in bank size can ease the effect of competition on banks’ profit volatility. From the results, some policy implications are suggested to help the banking industry to operate stably and develop sustainably.

Key words: competition, risk, size, Vietnamese commercial banks. JEL classification: G21, G28, D40

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ... 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài ... 1

1.2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu ... 3

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 4

1.4. Điểm mới của nghiên cứu ... 4

1.5. Cấu trúc của đề tài ... 5

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ... 6

2.1. Lý thuyết về cạnh tranh và rủi ro ... 6

2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về cạnh tranh và rủi ro của ngành ngân hàng .. 13

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 17

3.1. Mơ hình nghiên cứu ... 17

3.2. Dữ liệu nghiên cứu ... 20

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 23

4.1. Hoạt động của các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2008-2019 ... 23

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

4.2. Tác động của cạnh tranh và quy mô lên rủi ro của ngành ngân hàng Việt Nam

DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ... 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 35

PHỤ LỤC ... 41

Phụ lục 1. Kết quả Hausman test ... 41

Phụ lục 2. Kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan ... 41

Phụ lục 3. Kết quả ước lượng sử dụng z-score thay cho biến động lợi nhuận ... 42

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 1. Mô tả các biến ... 20 Bảng 2. Thống kê mô tả các biến ... 21 Bảng 3. Hệ số tương quan các biến ... 22 Bảng 4. Các chỉ tiêu trung bình theo từng ngân hàng trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2008-2019 ... 25 Bảng 5. Kết quả ước lượng ... 28

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 1. Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu trung bình theo năm của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2008-2019 ... 24 Hình 2. Trung bình tổng tài sản của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2008-2019 ... 26 Hình 3. Chỉ số HHI của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008Q1-2019Q4 ... 27

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Cạnh tranh là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp nói riêng và một ngành kinh tế nói chung. Điều này càng trở nên quan trọng đối với lĩnh vực ngân hàng. Sự tồn tại và phát triển bền vững của các ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho việc luân chuyển vốn diễn ra hiệu quả và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Môi trường kinh doanh cạnh tranh cao có thể tạo động lực để các ngân hàng cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động, giảm thiểu rủi ro nhưng cũng có thể gây ra áp lực để các ngân hàng chấp nhận rủi ro cao hơn và đối mặt với nhiều bất ổn. Hiểu được mối quan hệ giữa cạnh tranh và rủi ro ngân hàng cũng như cơ chế tác động sẽ giúp cơ quan quản lý ra chính sách phù hợp để giúp ngành ngân hàng phát triển bền vững.

Những nghiên cứu trên thế giới về đề tài này thường đưa ra hai kết quả trái chiều nhau. Một mặt, cạnh tranh và rủi ro có quan hệ ngược chiều do dưới áp lực của cạnh tranh, các ngân hàng buộc phải đầu tư công nghệ, quản lý nguồn lực hiệu quả, nâng cao chất lượng tài sản, từ đó giúp ổn định lợi nhuận và giảm rủi ro (Arping, 2019; Goetz, 2018). Mặt khác, khi cạnh tranh không lành mạnh, ngân hàng có thể sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao hơn trong các quyết định cho vay hay đầu tư, từ đó làm tăng tính bất ổn trong hoạt động (Anginer, Demirguc-Kunt, & Zhu, 2014; Hellmann, Murdock, & Stiglitz, 2000).

Bên cạnh vấn đề cạnh tranh, quy mô của các ngân hàng cũng là tâm điểm của các tranh luận chính sách. Từ cuộc Khủng hoảng Tài chính Toàn cầu 2008-2009, khái niệm “quá lớn để sụp đổ” (too big to fail) trở thành nỗi lo ngại của các nhà làm chính sách, bởi một ngân hàng nhỏ bé nếu gặp rắc rối thì sẽ khơng đe dọa đến sự an toàn

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

của cả hệ thống bằng một ngân hàng lớn. Nói cách khác, quy mơ ngân hàng có vai trị quan trọng trong sự ổn định của ngành. Các ngân hàng có quy mơ lớn có thể chấp nhận rủi ro nhiều hơn các ngân hàng nhỏ do được chính phủ ưu ái ngầm (Farhi & Tirole, 2012; Laeven, Ratnovski, & Tong, 2016). Nhưng ở khía cạnh khác, các ngân hàng lớn có thể hoạt động hiệu quả hơn nhờ lợi thế từ quy mơ và sẽ ít gặp thất bại hơn các ngân hàng nhỏ, hay nói cách khác, rủi ro của các ngân hàng lớn sẽ thấp hơn (Boyd & Runkle, 1993; De Nicolo, 2001).

Có thể thấy là cả mức độ cạnh tranh của ngành ngân hàng và quy mơ của các ngân hàng đều có tác động lên sự ổn định (hay rủi ro) của các ngân hàng. Chiều hướng tác động đều có thể là tích cực lẫn tiêu cực, tùy thuộc vào từng nghiên cứu khác nhau. Do đó, vấn đề này vẫn cịn đang được tranh cãi trên thế giới và vẫn cần thêm các nghiên cứu thực nghiệm để các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ hơn về vấn đề này và đưa ra các chính sách phù hợp để đảm bảo sự hoạt động ổn định của các ngân hàng.

Mặc dù chủ đề về cạnh tranh, quy mô và rủi ro ngành ngân hàng đã được nghiên cứu phổ biến trên thế giới, bằng chứng thực nghiệm về mối liên hệ giữa chúng tại Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Những nghiên cứu trong nước như Trần Chí Chinh và Nguyễn Hữu Tiến (2016), Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016) thường tập trung vào khả năng sinh lời của các ngân hàng mà khơng phân tích về rủi ro hay sự biến động của chính khả năng sinh lời đó. Nguyễn Thế Bính (2016) phân tích chuyên sâu về mức độ cạnh tranh của ngành ngân hàng Việt Nam nhưng chỉ dừng lại ở việc đánh giá mức độ tập trung hay cạnh tranh của ngành mà chưa liên kết nó với rủi ro của ngành. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Trường, Hà Tú Anh và Nguyễn Thị Thanh Bình (2018) khá gần với đề tài này nhưng các tác giả cũng dùng dữ liệu tần suất năm và sử dụng hệ số z-score để đo lường ổn định của ngành ngân hàng mà chưa quan

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

tâm đến sự biến động lợi nhuận cũng như mối quan hệ phi tuyến giữa cạnh tranh và sự ổn định (hoặc rủi ro) của ngành.

Các nghiên cứu cơng bố ở nước ngồi như Phan, Anwar, Alexander và Phan (2019), Soedarmono, Machrouh và Tarazi (2013), Wu, Guo, Chen và Jeon (2019) có phân tích mối quan hệ giữa cạnh tranh và rủi ro (hoặc sự ổn định) ngân hàng nhưng thường chỉ xem các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam là một bộ phận nhỏ trong mẫu nghiên cứu mà chưa phân tích chuyên sâu nét đặc thù của ngành ngân hàng Việt Nam. Nguyen và Tran (2020) nghiên cứu chuyên sâu về cạnh tranh và rủi ro ngành ngân hàng Việt Nam nhưng cũng chỉ dừng ở mối quan hệ tuyến tính. Đặc biệt, những nghiên cứu này lại dùng dữ liệu tần suất năm. Sử dụng dữ liệu tần suất thấp giúp mẫu nghiên cứu nhiều quốc gia được đồng nhất nhưng lại làm giảm tính kịp thời của thơng tin và ẩn đi các diễn biến quan trọng trong ngắn hạn.

Có thể thấy, các nghiên cứu về ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay vẫn chưa trả lời trọn vẹn câu hỏi: cạnh tranh tác động lên rủi ro của các ngân hàng trong nước như thế nào? Quy mơ hoạt động của các ngân hàng có làm thay đổi mối quan hệ đó hay khơng? Cơ sở lý thuyết đương đại chỉ dừng lại ở việc tìm ra mối quan hệ tuyến tính giữa cạnh tranh và sự ổn định của ngành ngân hàng mà chưa phân tích mối quan hệ phi tuyến của cạnh tranh lên rủi ro ngành ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, dữ liệu được dùng trong các nghiên cứu trên là theo tần suất thấp (năm) trong khi yêu cầu về tính kịp thời của các chính sách đối với ngành địi hỏi phải dùng dữ liệu có tần suất cao hơn. Đề tài này hướng đến việc lắp đầy khoảng trống nghiên cứu nêu trên.

1.2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu

Đề tài này được thực hiện nhằm vào hai mục tiêu. Mục tiêu thứ nhất là làm rõ tác động của cạnh tranh lên rủi ro của các NHTM Việt Nam. Mục tiêu thứ hai là phân

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

tích mối quan hệ phi tuyến giữa cạnh tranh và rủi ro của các NHTM Việt Nam thông qua việc tìm hiểu vai trị của quy mơ ngân hàng đối với mối quan hệ này.

Trên cơ sở đó, đề tài có hai nội dung chính. Nội dung thứ nhất là phân tích mối quan hệ giữa cạnh tranh và rủi ro của các NHTM Việt Nam. Phần này sẽ tập trung xác định liệu xem dưới áp lực cạnh tranh cao thì ngân hàng có gặp rủi ro nhiều hơn hay không. Nội dung thứ hai là phân tích vai trị của quy mơ ngân hàng đối với mối quan hệ giữa cạnh tranh và rủi ro của các NHTM Việt Nam. Phần này sẽ trả lời câu hỏi liệu xem khi ngân hàng tăng quy mơ hoạt động thì ảnh hưởng của cạnh tranh lên rủi ro của ngân hàng có thay đổi hay khơng và nếu có thì sẽ thay đổi như thế nào.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Bổ sung vào cơ sở lý thuyết về vấn đề cạnh tranh, quy mô và rủi ro của ngành ngân hàng Việt Nam, bài viết này tập trung phân tích mối quan hệ phi tuyến giữa mức độ cạnh tranh của ngành (được đo lường bằng chỉ số tập trung thị trường – HHI) và độ rủi ro (được đo lường bằng sự biến động lợi nhuận) của các 18 NHTM Việt Nam đang được niêm yết thơng qua tìm hiểu vai trị của quy mô ngân hàng. Thay cho dữ liệu tần suất năm thường được dùng trong các nghiên cứu trước, dữ liệu tần suất quý từ Q1.2008 đến Q4.2019 được khai thác ở nghiên cứu này để trả lời cho câu hỏi liệu có mối quan hệ phi tuyến giữa cạnh tranh và rủi ro trong hệ thống ngân hàng Việt Nam không. Đặc biệt, nghiên cứu này làm rõ tầm quan trọng của quy mô ngân hàng đối với mối quan hệ giữa cạnh tranh và rủi ro để từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách có liên quan nhằm giúp ngành ngân hàng hoạt động bền vững và phát triển. Đây là điều mà chưa có nghiên cứu nào về ngành ngân hàng Việt Nam đề cập đến.

1.4. Điểm mới của nghiên cứu

Đề tài này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong việc phân tích tác động của cạnh tranh ngành ngân hàng. Đề tài này khắc phục những hạn chế của các nghiên cứu trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

và ngoài nước như đã đề cập ở trên. Cụ thể, đề tài sẽ phân tích mối quan hệ giữa cạnh tranh và rủi ro ngành ngân hàng Việt Nam. Khác với các nghiên cứu trong nước, đề tài không nhấn mạnh tác động của cạnh tranh lên khả năng sinh lời của ngân hàng mà tập trung vào mức độ rủi ro hay biến động của khả năng sinh lời đó. Ngồi ra, đề tài sẽ dùng dữ liệu tần suất quý để tăng số quan sát trong mơ hình hồi quy và phản ánh rõ hơn tác động trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, đề tài cịn phân tích mối quan hệ phi tuyến giữa cạnh tranh và rủi ro thông qua việc quy mô ngân hàng vào mơ hình. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước có cách nhìn cụ thể hơn về ảnh hưởng của cạnh tranh lên rủi ro của các NHTM Việt Nam, từ đó sẽ tạo ra mơi trường cạnh tranh lành mạnh cho ngành ngân hàng, giúp các ngân hàng giảm thiểu rủi ro và đạt được mục tiêu ổn định tài chính.

1.5. Cấu trúc của đề tài

Đề tài này được cấu trúc thành 5 chương. Chương 1 giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Chương 2 tóm tắt cơ sở lý thuyết của đề tài. Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này. Chương 4 báo cáo kết quả nghiên cứu. Chương 5 kết luận về đề tài nghiên cứu và đưa ra các hàm ý chính sách có liên quan.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Lý thuyết về cạnh tranh và rủi ro

2.1.1. Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

Cạnh tranh được hiểu rộng rãi là sự ganh đua giữa hai cá nhân (hoặc nhóm hoặc quốc gia) và nó phát sinh bất cứ khi nào hai hoặc nhiều bên cùng phấn đấu cho một thứ mà tất cả đều không thể đạt được (Stigler, 1987). Trong kinh doanh, cạnh tranh được định nghĩa là một q trình ganh đua giữa các cơng ty tìm cách giành được cơng việc kinh doanh của khách hàng theo thời gian (Whish & Bailey, 2015).

Xem xét từ khía cạnh kinh tế, khái niệm cạnh tranh thường được tiếp cận theo hai hướng (McNulty, 1968). Theo hướng thứ nhất, cạnh tranh được xem như một thuật ngữ mô tả được đặc trưng bởi một cấu trúc thị trường lý tưởng hóa. Các lý thuyết kinh tế truyền thống thường mơ tả một thị trường cạnh tranh hồn hảo với những đặc điểm như: có nhiều nhà sản xuất, mức độ tập trung trên thị trường thấp, không nhà sản xuất đơn lẻ nào có thể quyết định được giá của thị trường, sản phẩm là đồng nhất, khơng có bất kỳ rào cản gia nhập hoặc rút lui khỏi ngành, thơng tin thơng tin hồn hảo giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Theo cách thứ hai, cạnh tranh được xác định với một lực lượng, thơng qua việc cân bằng giá cả với chi phí cận biên đảm bảo hiệu quả phân bổ trong hệ thống. Thông qua cạnh tranh, các nguồn lực được hướng tới việc sử dụng chúng hiệu quả nhất và giá cả xuống mức thấp nhất để duy trì trong thời gian dài. Theo đó, cạnh tranh được xem như một sự đối đầu về giá cả.

Như vậy, định nghĩa về cạnh tranh có thể xem xét từ nhiều góc nhìn khác nhau. Tuy nhiên, các góc nhìn đều cho thấy rằng việc cạnh tranh (giữa các công ty trong ngành) là để gia tăng thị phần, gia tăng lợi nhuận của công ty bằng cách hoạt động hiệu quả hơn. Trong quá trình này, người tiêu dùng và xã hội cũng sẽ được hưởng những sản phẩm chất lượng hơn với giá thành rẻ hơn. Đồng thời, quá trình cạnh tranh cũng là

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

quá trình sàn lọc của thị trường để giữ lại những công ty khoẻ mạnh và loại bỏ những công ty yếu kém.

Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng cùng với ý nghĩa tương tự. Tuy nhiên, ngành ngân hàng có những đặc điểm riêng khiến nó có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế và những khác biệt so với các ngành khác. Các ngân hàng đóng góp rất lớn vào tăng trưởng kinh tế bằng cách cung cấp các nguồn tài chính cho các ngành khác và theo đó tạo điều kiện cho sản xuất. Các ngân hàng là trung gian quan trọng giữa người đi vay và người cho vay thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển các nguồn lực nhãn rỗi từ người tiết kiệm sang người đi vay. Các ngân hàng huy động, phân bổ và đầu tư phần lớn tiền tiết kiệm của xã hội, do đó, hiệu quả hoạt động của ngân hàng có tác động đáng kể đến việc phân bổ vốn, tăng trưởng doanh nghiệp, mở rộng ngành và phát triển kinh tế. Hơn nữa, ngân hàng cịn có chức năng quan trọng trong việc giảm thiểu thơng tin và chi phí giao dịch liên quan đến sự tương tác của người đi vay và người cho vay. Do vậy, hệ thống ngân hàng hoạt động tốt được coi là nền tảng của nền kinh tế thị trường (Boyd, De Nicoló, & Smith, 2004; Carletti, Hartmann, & Spagnolo, 2007). Cạnh tranh gia tăng trong lĩnh vực ngân hàng sẽ dẫn đến lãi suất cho vay thấp hơn và nguồn cung cho vay rộng hơn, đổi mới sản phẩm nhiều hơn và cải thiện chất lượng dịch vụ (Claessens, 2009).

Dựa trên hai tiếp cận về cạnh tranh, đo lường cạnh tranh trong ngành ngân hàng được chia thành tiếp cận cấu trúc ngành (industry structure) và tiếp cận đo lường sức mạnh thị trường khơng tính đến cấu trỳc ngnh (Berger, Demirgỹỗ-Kunt, Levine, & Haubrich, 2004). Theo tiếp cận cấu trúc ngành, cạnh tranh ngân hàng có thể được đo lường từ đặc điểm cấu trúc của thị trường, chẳng hạn như thị phần của những ngân hàng lớn nhất. Chỉ số tập trung Herfindahl-Hirschman (HHI) là một trong các thước đo đơn giản theo tiếp cận này. HHI được tính bằng cách lấy tổng bình phương thị phần của các ngân hàng trong ngành. Chỉ số này càng cao cho thấy phần lớn thị phần

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

chỉ tập trung vào một hoặc một số rất ít ngân hàng, hay sự cạnh tranh trong ngành là rất thấp và có nguy cơ xảy ra tình trạng độc quyền. Tiếp cận thứ hai đo lường cạnh tranh bằng cách xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và giá đầu ra của ngân hàng. Các thước đo theo tiếp cận này được phát triển và sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu có: (i) Thống kê H (H-statistic) của Panzar và Rosse (1982, 1987) đo lường hành vi cạnh tranh của các ngân hàng qua phản ứng của doanh thu đối với những thay đổi của giá đầu vào; (ii) Chỉ số Lerner (1934) xác định mức lợi nhuận tăng thêm (mark-up) của ngân hàng khi có sự tăng lên của chi phí biên; (iii) Chỉ tiêu Boone (2008) đo lường sức mạnh thị trường thông qua tính co giãn của lợi nhuận (hoặc thị phần) với chi phí biên.

Sự đa dạng về thước đo cạnh tranh ngân hàng dẫn đến khả năng không nhất quán về kết quả nghiên cứu khi sử dụng các thước đo khác nhau. Nhiều nghiên cứu sử đụng đồng thời các thước đo khác nhau, chẳng hạn Bolt và Humphrey (2015) và Lapteacru (2014) đã minh chứng cho điều này. Mặt khác, không thước đo nào được cho rằng tốt hơn để phản ánh cạnh tranh ngân hàng (Beck, 2008). Do vậy, nghiên cứu sử dụng thước đo HHI vì sự đơn giản và tính phổ biến trong các nghiên cứu.

2.1.2. Quy mô ngân hàng

Quy mô là một trong các đặc điểm quan trọng của doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng. Có nhiều cách khác nhau để đo lường quy mơ doanh nghiệp. Ngồi ba chỉ tiêu thường được sử dụng nhất là tổng tài sản, tổng doanh thu và giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu thì các chỉ tiêu khác như số lượng nhân viên hay giá trị tài sản ròng cũng được đề cập trong các nghiên cứu liên quan đến quy mô doanh nghiệp (Dang, Li, & Yang, 2018).

Trong lĩnh vực ngân hàng, quy mô ngân hàng thường được đề cập như là một trong các yếu tố quyết định đến rủi ro ngân hàng (Laeven, Ratnovski, & Tong, 2014; Varotto & Zhao, 2018). Theo đó, khái niệm “quá lớn để sụp đổ” (hay “too-big-to-

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

fail”) đã trở thành tâm điểm của các nghiên cứu về rủi ro của ngành ngân hàng từ sau cuộc Khủng hoảng tài chính thế giới 2008-2009. Các ngân hàng lớn hơn được chứng minh là thường có mối liên kết mạnh mẽ hơn với tồn bộ hệ thống ngân hàng và vì vậy mà gây ra rủi ro hệ thống cao hơn (Huang, Zhou, & Zhu, 2012). Các ngân hàng lớn cũng rủi ro hơn và gây ra rủi ro hệ thống cao hơn do họ thường có tỷ lệ vốn thấp, mơ hình tổ chức và kinh doanh rất phức tạp và có nhiều hoạt động phụ thuộc vào biến động của thị trường hơn các ngân hàng nhỏ (Laeven et al., 2014). Chính vì vậy, các nghiên cứu về rủi ro ngân hàng thường đưa yếu tố quy mô ngân hàng vào các mơ hình hồi quy như là một biến quan tâm hoặc biến kiểm soát.

2.1.3. Rủi ro ngân hàng

Rủi ro là khả năng một kết quả hoặc sự kiện không chắc chắn có thể gây ra hậu quả khơng mong muốn. Các ngân hàng phải chịu nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động. Nhìn chung, rủi ro ngân hàng được chia thành ba loại: tài chính, hoạt động và mơi trường (Van Greuning & Bratanovic, 2020).

Rủi ro tài chính lần lượt bao gồm hai loại rủi ro: rủi ro truyền thống và rủi ro ngân quỹ. Rủi ro ngân hàng truyền thống - bao gồm rủi ro bảng cân đối kế toán và cấu trúc báo cáo thu nhập, rủi ro tín dụng và rủi ro vỡ nợ - có thể dẫn đến thua lỗ cho ngân hàng nếu chúng khơng được quản lý thích hợp. Rủi ro ngân quỹ, dựa trên chênh lệch giá tài chính, có thể dẫn đến lợi nhuận nếu chênh lệch giá là chính xác hoặc thua lỗ nếu nó khơng chính xác. Các loại rủi ro ngân quỹ chính là rủi ro thanh khoản, lãi suất, tiền tệ và thị trường.

Rủi ro hoạt động liên quan đến các quy trình kinh doanh tổng thể của ngân hàng và tác động tiềm ẩn của việc tuân thủ các chính sách và quy trình của ngân hàng, hệ thống và cơng nghệ nội bộ, bảo mật thông tin, các biện pháp chống lại sự quản lý yếu kém và gian lận cũng như các mối lo ngại về tính liên tục của hoạt động kinh doanh. Một khía cạnh khác của rủi ro hoạt động bao gồm lập kế hoạch chiến lược, quản trị

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

và cơ cấu tổ chức của ngân hàng, quản lý sự nghiệp của nhân viên và nguồn lực nội bộ, phát triển sản phẩm và kiến thức cũng như phương pháp tiếp cận khách hàng. Rủi ro môi trường liên quan đến môi trường kinh doanh của ngân hàng, bao gồm các mối quan tâm về kinh tế vĩ mơ và chính sách, các yếu tố pháp lý và quy định, cũng như cơ sở hạ tầng khu vực tài chính và hệ thống thanh toán của các khu vực pháp lý mà ngân hàng hoạt động. Rủi ro môi trường bao gồm tất cả các loại rủi ro ngoại sinh, nếu chúng được thành hiện thực, có thể gây nguy hiểm cho hoạt động của ngân hàng hoặc làm suy yếu khả năng tiếp tục hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Việc phân loại các rủi ro ngân hàng có ý nghĩa cho việc quản lý rủi ro. Ở khía cạnh đánh giá tổng thể rủi ro ngân hàng, rủi ro ngân hàng được xem xét ở hậu quả không mong muốn nhất là sự đổ vỡ của ngân hàng. Do vậy, một cách tổng thể để đo lường rủi ro ngân hàng là đo lường rủi ro xảy ra đỗ vỡ của ngân hàng. Có nhiều tiếp cận khác nhau để đo lường rủi ro ngân hàng theo tiếp cận này.

Phương pháp truyền thống để đo lường rủi ro ngân hàng là VaR (Value at Risk) và ES (expected shortfall). VaR được Hiệp định Basel II khuyến nghị như một thước đo rủi ro tiêu chuẩn để quản lý rủi ro ngân hàng. Tuy nhiên, VaR thường bị chỉ trích rằng nó khơng phải là một thước đo rủi ro nhất quán và không thể nắm bắt bất kỳ tổn thất nào vượt quá mức tổn thất VaR. ES đã được phát triển để khắc phục những thiếu sót của VaR và được khuyến nghị trong Basel III. Dù vậy, cả VaR và ES đều được cho rằng phù hợp hơn để đo lường các rủi ro theo tiếp cận quản lý.

Các phương pháp dựa trên thông tin thị trường là một cách tiếp cận khác để đo lường rủi ro ngân hàng. Mơ hình định giá tài sản vốn (CAPM) là một trong những phương pháp này. Theo phương pháp này, giá cổ phiếu của ngân hàng (lợi tức) có thể liên kết rủi ro ngân hàng với lợi tức và có thể tính tốn cho các ngân hàng niêm yết. Điều này hàm ý rằng nếu ngân hàng không được niêm yết, phương pháp này không thể được áp dụng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Phương pháp thứ ba tiếp cận từ dữ liệu kế tốn để tính tốn rủi ro ngân hàng. Theo phương pháp này, rủi ro ngân hàng thường được đo lường bằng biến động của lợi nhuận hoặc chỉ số z-score. Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu để đo lường rủi ro ngân hàng (chẳng hạn xem Beck, De Jonghe, & Schepens, 2013; Boyd & Graham, 1986; Yeyati & Micco, 2007).

2.1.4. Ảnh hưởng của cạnh tranh đến rủi ro ngân hàng và vai trị của quy mơ ngân hàng

Ảnh hưởng của cạnh tranh đến rủi ro ngân hàng được giải thích qua hai quan điểm trái ngược nhau. Quan điểm thứ nhất được biết đến với tên gọi “giả thuyết giá trị nhượng quyền” (franchise value hypothesis). Ở dạng tĩnh, giả thuyết này cho rằng khi các ngân hàng trả lãi suất tiền gửi cao hơn, họ phải đối mặt với gánh nặng trả nợ tiền gửi cao hơn; điều này làm trầm trọng thêm rủi ro đạo đức ngân hàng và khiến các ngân hàng phải chịu rủi ro cao hơn (Allen & Gale, 2004; Cordella & Yeyati, 2002). Theo hiệu ứng động, giả thuyết này chỉ ra rằng cạnh tranh làm xói mịn sức mạnh thị trường, giảm tỷ suất lợi nhuận và do đó, làm giá trị hiện tại của lợi nhuận trong tương lại giảm giảm xuống. Khi đó, các ngân hàng sẽ ít bị mất hơn từ thất bại, vì vậy, các ngân hàng có xu hướng hành động ít thận trọng hơn – chấp nhận rủi ro hơn (Keeley, 1990; Marcus, 1984). Cùng quan điểm với giả thuyết này Hellmann và cộng sự (2000) cho rằng trong một mơi trường có sự cạnh tranh lớn hơn, áp lực về lợi nhuận sẽ khiến các ngân hàng lựa chọn danh mục đầu tư rủi ro hơn, dẫn đến tính dễ vỡ lớn hơn.

Keeley (1990) là một trong những nghiên cứu đầu tiên chỉ ra rằng cạnh tranh gia tăng trong những năm 1980 đã làm xói mịn giá th độc quyền và dẫn đến sự gia tăng thất bại của các ngân hàng ở Mỹ. Khi cạnh tranh gia tăng, biên lợi nhuận của ngân hàng bị xói mịn và các ngân hàng có thể chấp nhận rủi ro quá mức để cải thiện vấn đề lợi nhuận. Mười năm sau, Hellmann và cộng sự (2000) phân tích cuộc khủng hoảng

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

tiết kiệm và cho vay của Mỹ và cuộc khủng hoảng Nhật Bản để minh hoạ cho thấy việc chấp nhận rủi ro quá mức dẫn đến chi phí xã hội lớn. Nghiên cứu chỉ trích tự do hóa tài chính đã loại bỏ các rào cản gia nhập ngành, do vậy, làm gia tăng cạnh tranh đối với các khoản tiền gửi, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng và phá hủy giá trị nhượng quyền thương mại, thúc đẩy rủi ro đạo đức.

Trái ngược với quan điểm thứ nhất, quan điểm thứ hai được gọi là “giả thuyết cạnh tranh - ổn định” (competition – stability hypothesis) được đề xuất bởi Boyd và De Nicoló (2005). Lập luận này cho rằng thiếu cạnh tranh cũng có thể làm trầm trọng thêm sự dễ vỡ của các ngân hàng. Các ngân hàng có sức mạnh thị trường lớn hơn có xu hướng tính lãi suất cao hơn cho khách hàng, khiến việc trả nợ khó khăn hơn và trở thành động cơ lớn hơn cho rủi ro đạo đức của người đi vay. Khi đó, các doanh nghiệp có xu hướng chấp nhận các dự án rủi ro hơn, làm tăng rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp. Rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp cao hơn làm xói mịn khả năng thanh tốn của các ngân hàng thơng qua các cơ chế chuyển dịch rủi ro và theo đó làm tăng tính dễ vỡ của hệ thống tài chính (Stiglitz & Weiss, 1981).

Trong mối quan hệ giữa cạnh tranh và rủi ro ngân hàng được phân tích ở trên có thể thấy được đặc điểm về qui mơ ngân hàng có mối liên hệ đó. Một thị trường ngân hàng tập trung cao thường được đặc trưng bởi một số ít ngân hàng có qui mơ lớn. Giả thuyết về tập trung - ổn định lập luận rằng các ngân hàng lớn hơn trong các cấu trúc thị trường ngân hàng tập trung làm giảm tính linh hoạt tài vì: (i) các ngân hàng lớn hơn có thể tăng lợi nhuận, xây dựng “vùng đệm vốn” cao, do đó cho phép họ ít bị ảnh hưởng bởi thanh khoản hoặc các cú sốc kinh tế vĩ mô; (ii) các ngân hàng lớn hơn có thể cải thiện giá trị điều lệ của họ, ngăn cản các nhà quản lý ngân hàng khỏi hành vi chấp nhận rủi ro cao; (iii) các cơ quan giám sát nhận thấy các ngân hàng lớn hơn, nhưng ít hơn, dễ giám sát hơn, do đó, có sự giám sát hiệu quả trong các thị trường ngân hàng tập trung, làm giảm nguy cơ lây nhiễm toàn hệ thống; (iv) các ngân hàng

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

lớn hơn có xu hướng cung cấp dịch vụ giám sát tín dụng; và (v) các ngân hàng lớn hơn được hưởng lợi thế về quy mô và phạm vi kinh tế cao hơn, do đó, họ có tiềm năng đa dạng hóa rủi ro danh mục cho vay một cách hiệu quả và hiệu quả về mặt địa lý thông qua các hoạt động xuyên biên giới (Allen & Gale, 2004; Mirzaei, Moore, & Liu, 2013). Những lập luận này cho thấy rằng qui mô ngân hàng lớn hơn thì ngân hàng sẽ có ít rủi ro. Điều này tương đồng với giả thuyết giá trị nhượng quyền rằng cạnh tranh cao làm tăng rủi ro ngân hàng.

Ở góc độ của “giả thuyết cạnh tranh - ổn định”, qui mô của ngân hàng cũng là yếu tố quan trọng. Acharya, Anginer và Warburton (2013) cũng cho rằng một thị trường ngân hàng tập trung cao có thể dẫn đến việc chấp nhận rủi ro nhiều hơn nếu các tổ chức tin rằng chúng quá lớn để thất bại và có nhiều khả năng được bảo vệ một cách rõ ràng hoặc ngầm hiểu bởi chính sách an tồn hệ thống của chính phủ. Johnson và Kwak (2012) bổ sung thêm rằng cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đã cho thấy rằng các ngân hàng lớn cũng có thể khó giám sát hơn do tính phức tạp và khả năng thu phục người giám sát về mặt chính trị.

2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về cạnh tranh và rủi ro của ngành ngân hàng

Mối quan hệ giữa mức độ cạnh tranh và rủi ro trong hoạt động ngân hàng là đề tài được quan tâm rộng rãi ở nhiều quốc gia. Những nghiên cứu trên thế giới về đề tài này thường đưa ra hai kết quả trái chiều nhau. Một mặt, cạnh tranh và rủi ro có quan hệ ngược chiều do dưới áp lực của cạnh tranh, các ngân hàng buộc phải đầu tư công nghệ, quản lý nguồn lực hiệu quả, nâng cao chất lượng tài sản, từ đó giúp ổn định lợi nhuận và giảm rủi ro (Arping, 2019; Goetz, 2018). Các kết quả nghiên thực nghiệm theo hướng này cịn cho thấy vai trị của quy định, mơi trường kinh tế và chiến lược kinh doanh của các ngân hàng đối với mối quan hệ của cạnh tranh và ổn định. Beck và cộng sự (2013) kết luận rằng cạnh tranh có tác động tích cực hơn trong các hệ

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

thống tài chính được quản lý tốt hơn, ít yếu tố hơn và ở các quốc gia có thị trường vốn phát triển hơn. Nghiên cứu của Fiordelisi và Mare (2014) cho các ngân hàng hợp tác châu Âu trong giai đoạn 1998–2009 và của Goetz (2018) cho Mỹ cũng đi kết luận rằng cạnh tranh làm tăng sự ổn định của ngân hàng vì nó làm giảm tỷ lệ nợ xấu. Kết quả này được giải thích là do đa dạng hóa dẫn đến ổn định và đây là điều mà các ngân hàng được khuyến khích thực hiện trên thị trường cạnh tranh.

Mặt khác, các nghiên cứu cũng cho thấy gia tăng cạnh tranh có thể làm ngân sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao hơn trong các quyết định cho vay hay đầu tư, từ đó làm tăng tính bất ổn trong hoạt động (Anginer và cộng sự, 2014; Hellmann và cộng sự, 2000). Những kết quả này ủng hộ cho giả thuyết giá trị chuyển nhượng và được tìm thấy với đa dạng qui mô mẫu như tại Thổ Nhĩ Kỳ (Kasman & Kasman, 2015), tại Mỹ Latinh (Yeyati & Micco, 2007), châu Á (Fu, Lin, & Molyneux, 2014), tại châu Âu (Leroy, 2014) hoặc trên toàn cầu cho các nước phát triển và đang phát triển (Diallo, 2015). Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng đã phát hiện mối quan hệ phi tuyến giữa cạnh tranh và rủi ro ngân hàng. Beck và cộng sự (2013) sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính của 17055 ngân hàng trên tồn thế giới trong giai đoạn 1994-2009 và chứng minh rằng mối quan hệ cạnh tranh-ổn định của ngành ngân hàng tùy thuộc vào đặc điểm về thể chế và quy định pháp luật ở từng nước. Wu và cộng sự (2019) phân tích mối quan hệ giữa quyền lực thị trường và chấp nhận rủi ro của các ngân hàng ở 35 thị trường mới nổi Châu Âu, Châu Mỹ Latin và Châu Á, gồm cả Việt Nam. Các tác giả sử dụng dữ liệu tần suất năm của 1000 NHTM và phương pháp ước lượng bán tham số (semiparametric estimation). Kết quả cho thấy khi sức mạnh thị trường gia tăng thì sự ổn định của ngân hàng cũng tăng nhưng mối quan hệ này sẽ yếu dần khi sức mạnh thị trường vượt một ngưỡng nhất định. De Haan và Poghosyan (2012) tìm hiểu về mối quan hệ tương tác giữa quy mô ngân hàng và tập trung thị trường với sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

biến động lợi nhuận của các ngân hàng thương mại, tiết kiệm và hợp tác của Mỹ trong giai đoạn quý 1.2004 – quý 4.2009. Các tác giả kết luận rằng biến động lợi nhuận giảm theo quy mô của ngân hàng. Tuy nhiên, mối quan hệ nghịch biến này sẽ suy giảm nếu mức độ tập trung thị trường gia tăng. Mối quan hệ phi tuyến giữa cạnh tranh và rủi ro cũng được Jiménez, Lopez và Saurina (2013) xác nhận đối với hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha thông qua ước lượng hàm mũ hai (bình phương) bằng phương pháp Generalized Method of Moments (GMM).

Tập trung vào ngành ngân hàng Việt Nam, Nguyễn Đức Trường và cộng sự (2018) đánh giá mối quan hệ giữa cạnh tranh và sự ổn định ngành bằng cách sử dụng dữ liệu tần suất năm của 45 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006-2017 và phương pháp GMM. Kết quả cho thấy cạnh tranh có mối quan hệ ngược chiều với sự ổn định của ngành ngân hàng, hay nói cách khác, cạnh tranh càng cao thì rủi ro lại gia tăng. Nguyen và Tran (2020) sử dụng dữ liệu của 37 NHTM giai đoạn 2006-2015 và phương pháp Ordinary Least Square (OLS) để ước lượng mơ hình đánh giá tác động của cạnh tranh lên khả năng sinh lợi và mức độ rủi ro của các ngân hàng. Kết quả cho thấy cạnh tranh gia tăng cũng làm tăng khả năng sinh lợi nhưng đồng thời cũng khiến các ngân hàng chấp nhận rủi ro cao hơn. Trần Chí Chinh và Nguyễn Hữu Tiến (2016) nghiên cứu tác động của quy mô ngân hàng và tập trung thị trường lên hiệu quả hoạt động của các NHTM. Các tác giả sử dụng dữ liệu tần suất năm của 20 ngân hàng từ giai đoạn 2010-2014 và phương pháp ước lượng dữ liệu bảng. Hai tác giả kết luận rằng hiệu quả hoạt động có mối quan hệ đồng biến với cả quy mơ và tập trung ngân hàng.

Nhìn chung, các nghiên cứu về vấn đề cạnh tranh và rủi ro ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay chưa làm sáng tỏ mối quan hệ phi tuyến giữa cạnh tranh và rủi ro. Ngoài ra, dữ liệu được dùng trong các nghiên cứu trên là theo tần suất thấp (năm)

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

trong khi yêu cầu về tính kịp thời của các chính sách đối với ngành địi hỏi phải dùng dữ liệu có tần suất cao hơn. Vì vậy, nghiên cứu này có đóng góp quan trọng vào cơ sở lý thuyết bằng cách giải quyết cả hai vấn đề nêu trên. Một mặt, bài viết này sử dụng dữ liệu tần suất quý để có thể phản ánh rõ hơn các diễn biến trong ngắn hạn của ngành ngân hàng. Mặt khác, đề tài cịn phân tích mối quan hệ phi tuyến giữa cạnh tranh và rủi ro như đề xuất của De Haan và Poghosyan (2012), Jiménez, Lopez và Saurina (2013), Wu, Guo, Chen và Jeon (2019) thông qua xem xét vai trị của quy mơ ngân hàng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Mơ hình nghiên cứu

Nghiên cứu này áp dụng phương pháp được đề xuất bởi De Haan và Poghosyan (2012). Theo đó, tác động của cạnh tranh và quy mơ lên rủi ro ngân hàng được xác định thông qua phương trình hồi quy sau:

𝑅𝑖𝑠𝑘<sub>,</sub> = 𝛼 + 𝛽 𝐶𝑜𝑚𝑝 + 𝛽 𝑆𝑖𝑧𝑒<sub>,</sub> + 𝛽 𝐶𝑜𝑚𝑝 × 𝑆𝑖𝑧𝑒<sub>,</sub> + 𝛾 𝑋<sub>,</sub> + 𝜀<sub>,</sub> (1) Trong đó,

 𝑅𝑖𝑠𝑘 là rủi ro của ngân hàng 𝑖 tại thời điểm 𝑡, được đo lường bằng độ biến động lợi nhuận (𝑉𝑜𝑙𝑎𝑡𝑖𝑙𝑖𝑡𝑦) của ngân hàng

 𝐶𝑜𝑚𝑝 là mức độ cạnh tranh của ngành ngân hàng, được đo lường bằng chỉ số tập trung thị trường (Herfindahl-Hirshman Index hay HHI)

 𝑆𝑖𝑧𝑒 là quy mô của từng ngân hàng, được đo lường bằng logarithm của tổng tài sản ngân hàng

 𝑋 là các biến kiểm soát, gồm hiệu quả hoạt động (Efficiency), tỷ lệ đòn bẩy (Leverage) và mức độ đa dạng hóa hoạt động (Diversification)

 𝜀 là nhiễu trắng.

Trong các nghiên cứu về độ biến động, mơ hình ARCH/GARCH thường được sử dụng để chiết xuất sự biến động của đại lượng quan tâm. Tuy nhiên, mơ hình ARCH/GARCH địi hỏi chuỗi dữ liệu phải có tần suất cao và thời gian dài (số quan sát nhiều). Điều này là bất khả thi đối với trường hợp ngành ngân hàng Việt Nam do giới hạn về chuỗi thời gian. Vì vậy, biến động lợi nhuận của ngân hàng 𝑖 được tính bằng cách lấy độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của ngân hàng 𝑖 trong thời gian 4 quý. Để kiểm tra tính vững của kết quả, nghiên cứu này cịn tính độ biến động cho thời gian 8 quý và thay thế chỉ tiêu ROA bằng chỉ tiêu ROE.

</div>

×