Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG HỒ TIÊU THÁNG 1 2024

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.68 MB, 23 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>Tháng 12024Báo cáo</b>

<b>Thị trường</b>

biến động giá cả, tình hình tiêu thụ và các dự báo về thị trường hồ tiêu trong nước và thế giới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>ASTA: </b>Hiệp hội Thương mại Gia vị Mỹ

<b>Bulog:</b> Cơ quan Hậu cần quốc gia Indonesia

<b>Comex Stat:</b> Trung tâm Thống kê Ngoại thương Nhà nước Brazil

<b>CPSF:</b> Liên đoàn Hồ tiêu và Gia vị Campuchia

<b>IPC:</b> Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế

<b>IPSTA:</b> Hiệp hội Thương mại Hồ tiêu và Gia vị Ấn Độ

<b>KPPA:</b> Hiệp hội Xúc tiến Hồ tiêu Kampot

<b>USITC:</b> Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ

<b>VPSA:</b> Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam

<b>Tóm tắt ………...….………... 03</b>

<b>Phần I: Thị trường hồ tiêu thế giới ………..………...……...…… 04</b>

1. Sản xuất - tiêu thụ …………...……. 04

2. Xuất khẩu, nhập khẩu ………...……...…..…...….. 05

3. Diễn biến giá ………...…...………. 09

<b>Phần II: Thị trường hồ tiêu Việt Nam ………..……...…...…… 11</b>

<b>Phần III: Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành ... 18</b>

<b>Phần IV: Sự kiện nổi bật trong ngành hồ tiêu ...…... 20</b>

<b>Phụ lục ….…….…...…...….. 22</b>

<b>Viết tắt, giải nghĩa</b>

<i>Để thuận tiện hơn trong việc xem và tra cứu báo cáo này, xin mời quý vị tải bản PDF về và mở trên các phần mềm chuyên dụng như Adobe PDF Reader hoặc Foxit Reader.</i>

<small>Mục lục</small>

<small>Viết tắt,giải nghĩa</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) dự báo sản lượng hồ tiêu toàn cầu năm 2024 tiếp tục giảm 1,1% tương đương 6.000 tấn so với năm 2023. Chủ yếu là do sản lượng giảm tại Việt Nam, trong khi dự báo tăng tại Brazil và Ấn Độ dù vẫn còn phụ thuộc vào yếu tố thời tiết. Các quốc gia sản xuất khác có thể duy trì sản lượng tiêu với mức thay đổi không đáng kể.

Theo số liệu từ Brazil, nước xuất khẩu hồ tiêu lớn thứ hai thế giới sau Việt Nam, trong tháng 1 xuất khẩu hồ tiêu của nước này đạt 6.037 tấn, trị giá 19,8 triệu USD, giảm 5% về lượng nhưng tăng 16% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2023, nhập khẩu hồ tiêu của Mỹ đã giảm năm thứ hai liên tiếp xuống mức thấp nhất 9 năm, do nhu cầu tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi lạm phát và lãi suất tăng cao. Theo số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC), lượng hồ tiêu nhập khẩu của nước này trong năm 2023 chỉ đạt 69.052 tấn, giảm tới 21,2% so với năm 2022.Năm 2024, nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc, thị trường xuất khẩu lớn thứ nhất của Việt Nam, được dự báo sẽ tăng so với năm 2023. Thông thường sau Tết Nguyên đán, Việt Nam vào kỳ thu rộ cũng là lúc thương nhân Trung Quốc tăng cường tìm kiếm nguồn hàng.

Trong hai tháng đầu năm, giá tiêu xuất khẩu có xu hướng tăng tại Indonesia và Brazil, trong khi tại Việt Nam đi ngang.

Việt Nam đã nhập khẩu 2.510 tấn hồ tiêu trong tháng 1, tăng 22,6% so với tháng trước. Olam, Liên Thành và Trân Châu là 3 doanh nghiệp nhập lớn nhất trong tháng, lượng nhập khẩu chủ yếu đến từ Brazil đạt 1.960 tấn, chiếm 78,1% và tăng 54% so với tháng trước.

Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam trong tháng 1 đạt 17.467 tấn với giá trị kim ngạch 69,9 triệu USD, giảm 13,9% về lượng và giảm 9,9% về giá trị so với tháng trước, nhưng lại tăng 40% về lượng và tăng 62,6% về giá trị so với tháng 1/2023 (tháng có nhiều ngày nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão).

Chỉ trong vòng một tuần từ ngày 17/2 đến 23/2 giá tiêu đen tại các tỉnh Tây Nguyên đã tăng hơn 10.000 đồng/kg lên 93.000 – 96.000 đồng/kg, mức cao nhất trong 7 năm qua. Mặc dù có sự điều chỉnh giảm trong ngày 24 và 25/2 xuống còn 89.000 - 92.000 đồng/kg nhưng mức giá này vẫn tăng khoảng 12% so với cuối năm ngoái và cao hơn cùng kỳ 40%.

<small>Mục lục</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), sản lượng Hồ tiêu toàn cầu năm 2023 đạt 539.000 tấn, giảm 4,3% so với năm 2022. Sự sụt giảm chủ yếu đến từ Brazil, Ấn Độ và Indonesia. Hồ tiêu thế giới đang bước vào vụ thu hoạch chính diễn ra tại các quốc gia sản xuất chính gồm Việt Nam, Ấn Độ, và miền Nam của

<b>Sản xuất - Tiêu thụ</b>

Brazil. IPC dự báo sản lượng hồ tiêu toàn cầu năm 2024 tiếp tục giảm 1,1% tương đương 6.000 tấn. Chủ yếu là do sản lượng giảm tại Việt Nam, trong khi dự báo tăng tại Brazil và Ấn Độ dù vẫn còn phụ thuộc vào yếu tố thời tiết. Các quốc gia sản xuất khác có thể duy trì sản lượng tiêu với mức thay đổi khơng đáng kể.

Với Brazil, vụ thu hoạch tiêu ở bang Para của Brazil đã kết thúc. Sản lượng hồ tiêu của Brazil năm 2023 đạt 95.000 tấn và dự báo tăng lên 105.000 tấn trong năm 2024. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn khá sớm để dự báo sản lượng năm 2024 nếu vấn đề thời tiết tiếp tục tái diễn như năm 2023 sẽ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mùa vụ 2024, như vùng Para đang bị khô hạn. Lượng hồ tiêu hữu cơ của Brazil hiện ước

<i><b>đạt 600 tấn mỗi năm (Bảng 1).</b></i>

<b>Sản lượng hồ tiêu toàn cầu năm 2023 giảm 4,3% và dự báo sẽ tiếp tục giảm 1,1% trong năm 2024. Mặt bằng giá tiêu đầu năm 2024 đã cao hơn đáng kể so với cùng kỳ năm 2023, đặc biệt là tại Brazil.</b>

<b>Bảng 1: Sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu của các nước trên thế giới</b>

<small>Đơn vị: tấn. Nguồn: IPC.</small>

<b>THỊ TRƯỜNG HỒ TIÊUTHẾ GIỚI</b>

<small>Mục lục</small>

<small>Viết tắt,giải nghĩa</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>a. Xuất khẩu</b>

Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam tăng mạnh trong tháng đầu năm 2024, trong khi xu hướng giảm tiếp tục được ghi nhận tại Brazil. Năm ngoái, xuất khẩu tiêu tăng ở Việt Nam, Trung Quốc, Madagascar… nhưng sụt giảm khá

<i><b>mạnh tại Brazil, Indonesia và Ấn Độ (Bảng 2).</b></i>

<b>Xuất khẩu, nhập khẩu</b>

<b>2</b>

<b>Brazil:</b> Theo số liệu của Trung tâm Thống kê Ngoại thương Nhà nước Brazil (Comex Stat), xuất khẩu hồ tiêu của nước này trong tháng 1 đạt 6.037 tấn, trị giá 19,8 triệu USD, giảm 5% về lượng nhưng tăng

<i><b>16% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái (Biểu </b></i>

<i><b>đồ 1).</b></i>

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Brazil trong tháng đầu năm đạt bình quân 3.280 USD/tấn, tăng 22% so với cùng kỳ nhưng giảm nhẹ 0,8% so với tháng trước đó.

<b>Bảng 2: Xuất khẩu hồ tiêu của một số nước trong năm 2023 và tháng 1/2024</b>

<b>Biểu đồ 1: Xuất khẩu tiêu của Brazil năm 2013-2023</b>

<small>Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế và Cơ quan Hải quan, Thống kê các nước.</small>

<small>Đơn vị: tấn. Nguồn: Số liệu từ Comex Stat.</small>

<small>Mục lục</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Về thị trường tiêu thụ, Việt Nam tiếp tục là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Brazil trong tháng 1 với khối lượng đạt 1.337 tấn, giảm 26,1% so với cùng kỳ và chiếm 22% thị phần.

Ngược lại, xuất khẩu sang các thị trường lớn khác lại tăng mạnh như UAE đạt 972 tấn, tăng gấp 2 lần cùng kỳ năm ngoái và chiếm 16% thị phần; Ấn Độ tăng 72,6% lên 649 tấn; Senegal tăng 110,4% và đạt 568 tấn; Hà Lan tăng

<i><b>84,5%... (Biểu đồ 2).</b></i>

Brazil đang là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn thứ hai thế giới sau Việt Nam, nhưng hạn chế lớn nhất của nước này hiện nay là công nghệ chế biến, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến nhiễm khuẩn Salmonella trên tiêu đen.

Năm 2023, châu Âu có 77 cảnh báo đối với sản phẩm hồ tiêu và một số gia vị khác. Trong đó, có 25 trường hợp cảnh báo đối với tiêu đen, riêng Brazil chiếm 20 trường hợp do nhiễm Salmonella; Việt Nam ghi nhận tổng cộng 3 trường hợp do phát hiện chlorfenapyr và hexaconazole trên hồ tiêu, chlorfenapyr trên ớt, mercury và mineral oil có trong quế.

<b>Campuchia:</b> Xuất khẩu hồ tiêu

Kampot của Campuchia, một trong hai sản phẩm duy nhất của nước này được đăng ký chỉ dẫn địa lý (GI) tại Liên minh châu Âu (EU) đã tăng mạnh trong năm 2023.

Theo ông Nguon Lay, chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến Hồ tiêu Kampot (KPPA), quốc gia Đông Nam Á này đã xuất khẩu 110 tấn hồ tiêu Kampot vào năm ngoái, tăng 39% so với 79 tấn của năm 2022.

Ông cho biết nhu cầu về tiêu Kampot đã phục hồi sau khi giảm mạnh 31% vào năm 2022. Sự tăng trưởng xuất khẩu là do Trung Quốc đã chấp thuận cho hồ tiêu của Campuchia được tiếp cận trực tiếp vào thị trường này từ tháng 5/2023.

Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến Hồ tiêu Kampot chia sẻ thêm, khoảng 85% hồ tiêu được vận chuyển sang châu Âu và 15% còn lại được bán sang các nước khác, bao gồm Mỹ, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Theo ông Nguon Lay, “Trung Quốc là một thị trường lớn và chúng tôi hy vọng xuất khẩu hạt

<b>Biểu đồ 2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu tiêu của Brazil trong tháng 1/2024</b>

<small>Đơn vị: % theo khối lượng. Nguồn: Số liệu từ Comex Stat.</small>

<small>Mục lục</small>

<small>Viết tắt,giải nghĩa</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

tiêu Kampot sang Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm nay và những năm tới”.Nổi tiếng với hương thơm tinh tế và vị cay đậm đà, hồ tiêu Kampot là sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Campuchia từ năm 2010 và rất được ưa chuộng tại thị trường châu Âu. Tiêu Kampot có ba loại là đen, đỏ và trắng được bán với giá lần lượt là 15.000 USD/tấn,

<i>25.000 USD/tấn và 28.000 USD/tấn, theo Tân </i>

<i>Hoa Xã.</i>

Cịn theo Báo cáo của Bộ Nơng nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia, nước này đã xuất khẩu tổng cộng 6.125 tấn hồ tiêu vào năm ngoái, giảm 26,7% so với năm 2022. Hồ tiêu được trồng trên 6.935 ha ở Campuchia.

<i>Trong cuộc phỏng vấn với phnompenhpost </i>

vào ngày 6/2, ông Mak Ny, Chủ tịch Liên đoàn Hồ tiêu và Gia vị Campuchia (CPSF), cho biết mặc dù Liên đồn đã tích cực cố gắng mở rộng thị trường xuất khẩu hồ tiêu sang các nước Ả Rập nhưng việc xuất khẩu chính thức vẫn chưa bắt đầu.

Đàm phán giá vẫn là rào cản đáng kể trong sáng kiến xuất khẩu chính thức hạt tiêu Campuchia sang thị trường Ả Rập. Hiện nhu

cầu nội địa ở Campuchia chỉ chiếm khoảng 5-10% sản lượng hồ tiêu hàng năm, phần còn lại được xuất khẩu sang thị trường quốc tế thông qua các nước như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc và các nước thành viên EU.

<b>b. Nhập khẩu</b>

<b>Mỹ: Năm 2023, lượng hồ tiêu nhập khẩu của Mỹ đã giảm năm thứ hai liên tiếp xuống mức thấp nhất 9 năm do nhu cầu tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi lạm phát và lãi suất tăng cao.</b>

Theo số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC), nhập khẩu hồ tiêu của nước này trong năm 2023 chỉ đạt 69.052 tấn với trị giá 317 triệu USD, giảm tới 21,2% về lượng

<i><b>và giảm 28% về trị giá so với năm 2022 (Biểu </b></i>

<i><b>đồ 3).</b></i>

Các thị trường cung cấp hồ tiêu lớn nhất vào Mỹ trong năm 2023 gồm Việt Nam chiếm 77% thị phần, Ấn Độ chiếm 10%, Indonesia 5% và Brazil 3%. Trong đó, nhập khẩu hồ tiêu của Mỹ từ Việt Nam giảm 17,6%, đạt 53.326 tấn; Indonesia đạt 3.668 tấn, giảm 46,8%; Brazil đạt 2.315 tấn, giảm 63,3%... Chỉ có duy nhất

<i><b>Ấn Độ tăng 5% lên 6.489 tấn (Biểu đồ 4).</b></i>

<b>Biểu đồ 3: Nhập khẩu tiêu của Mỹ qua các tháng năm 2022 - 2023</b>

<small>Nguồn: Số liệu từ USITC.</small>

<small>Mục lục</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>Biểu đồ 4: Cơ cấu nguồn cung hồ tiêu cho thị trường Mỹ năm 2022 và năm 2023</b>

<small>Đơn vị: % theo khối lượng. Nguồn: Số liệu từ USITC.</small>

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), tháng 12/2023, FDA và CDC kết thúc điều tra vụ bùng phát Salmonella liên quan đến hành băm thu hồi gây ra 80 trường hợp bệnh trong 23 tiểu bang tại Mỹ. Điều này có thể khiến cho Mỹ thực thi những biện pháp gắt gao hơn để kiểm sốt Salmonella có trong sản phẩm gia vị, trong đó có hồ tiêu.

ASTA (Hiệp hội Thương mại Gia vị Mỹ) đã nộp đơn và đề nghị EPA xem xét mức ngưỡng Azoxystrobin là 1 ppm đối với tiêu đen. Trong đơn yêu cầu, ASTA cho biết đã sử dụng dữ liệu giám sát từ hạt tiêu chủ yếu được nhập khẩu từ Việt Nam, là nước cung cấp lớn nhất tiêu đen vào Mỹ.

Đồng thời, FDA báo cáo rằng các mẫu quế lấy từ nhà máy bị nhiễm chì rất cao gấp hàng chục lần so với ngưỡng 2.5 ppm mà Ủy ban Codex Alimentarius (Codex) đang xem xét áp dụng cho quế vào năm 2024. Cơ quan này cho biết khơng phát hiện chì ở quế tươi mà chỉ có ở mẫu quế xay và chế biến. Nhóm Thượng nghị sĩ Mỹ đang yêu cầu FDA phải đảm bảo rằng các kim loại nặng không xuất hiện trong các loại thảo mộc và gia vị, bao gồm quế, trên thị trường Mỹ.

<b>Trung Quốc:</b> Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu từ Hải quan Trung Quốc cho biết, năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu 9.180 tấn hồ tiêu từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với trị giá 39,8 triệu USD, tăng 4,5% về lượng và nhưng giảm 6,1% về trị giá so với năm 2022..

Trong đó, Indonesia là nguồn cung lớn nhất với 4.000 tấn, giảm 11,5% so với năm 2022 và chiếm 44,1% thị phần.

Việt Nam là nguồn cung lớn thứ hai với 3.360 tấn, tăng 18% và chiếm gần 37% thị phần. Tuy nhiên, con số này thấp hơn rất nhiều với số liệu thực tế là hơn 60.000 tấn mà Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam công bố. Sự chênh lệch này có thể là do hồ tiêu Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch nên không được ghi nhận vào số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, nhu cầu nhập khẩu hồ tiêu hàng năm của Trung Quốc khoảng 65.000 - 70.000 tấn. Thông thường sau Tết Nguyên đán, Việt Nam vào kỳ thu rộ cũng là lúc thương nhân Trung Quốc tăng cường tìm kiếm nguồn hàng. Năm 2024, nhu cầu nhập

<small>Mục lục</small>

<small>Viết tắt,giải nghĩa</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

khẩu hạt tiêu của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng so với năm 2023. Đây là cơ hội cho các nhà xuất khẩu hạt tiêu trên thế giới.

<b>Ấn Độ:</b> Theo số liệu từ Bộ Thương mại Ấn Độ, nhập khẩu hồ tiêu của nước này trong tháng 12 năm ngoái đạt 3.132 tấn, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2022.Tuy nhiên, tính chung cả năm 2023 nhập khẩu tiêu của nước này giảm 19% so với năm 2022, chỉ đạt 34.905 tấn. Các thị trường cung cấp lớn nhất gồm Sri Lanka với 13.063 tấn (+13,6%), Việt Nam 11.067 tấn (-19%), Brazil 5.389 tấn(-30%)...

<i>Trang Mathrubhumi đưa tin, giá hạt tiêu tại </i>

Mattancherry bang Kerala (Ấn Độ) tiếp tục giảm 19 Rupee/kg trong những ngày đầu tháng 2/2024 sau khi đã giảm 10 Rupee/kg vào tuần cuối tháng 1. Hiện giá hạt tiêu chưa phân loại dao động ở mức 556 Rupee/kg, trong khi tiêu đã phân loại là 576 Rupee/kg.

Nguồn cung từ huyện Idukki tăng và nhu cầu trên thị trường yếu là nguyên nhân dẫn đến giá giảm. Ngoài ra, nguồn cung hạt tiêu cũng đến từ hai tiểu bang Karnataka và Tamil Nadu.Song song đó, mùa thu hoạch đã bắt đầu ở quận Wayanad và các thương nhân cho biết giá có thể sẽ giảm hơn nữa khi có nhiều hàng hóa được đưa vào thị trường.

Theo ghi nhận, hạt tiêu đang được nhập khẩu từ các nước khác như Việt Nam vào thị trường phía Bắc Ấn Độ. Trên thị trường quốc tế, giá tiêu Ấn Độ ghi nhận ở mức 7.400 USD/tấn. Tuy nhiên, hạt tiêu từ các nước khác có giá chỉ bằng một nửa trên thị trường. Hạt tiêu Brazil có giá 3.800 USD trong khi hạt tiêu Việt Nam có thể được mua với giá 3.950 USD.

Hạt tiêu hiện cũng được nhập khẩu từ Madagascar với giá 3.300 USD/tấn. Tổng cộng 415 tấn hạt tiêu đã được nhập khẩu vào Ấn Độ từ các nước khác trong tháng 12/2023, trong đó có 502 tấn được nhập khẩu riêng từ Việt Nam.

Ông Kishore Shyamji Kuruva, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hồ tiêu và Gia vị Ấn Độ (IPSTA), cho biết việc nhập khẩu không kiểm sốt này là một trong những ngun nhân chính khiến giá tiêu giảm.

<b>Trong hai tháng đầu năm, giá tiêu xuất khẩu có xu hướng tăng tại Indonesia và Brazil, trong khi ổn định tại Việt Nam.</b>

Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/2, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung - Indonesia ở mức 3.922 USD/tấn, tăng 0,9% so với cuối năm 2023 và tăng 8,6% so với cùng thời điểm này của năm ngoái.Đáng chú ý, giá tiêu đen Brazil ASTA 570 đã tăng tới 33% từ đầu năm đến nay lên 4.350 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất đạt được kể từ cuối năm 2021 và tăng hơn 47,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là bởi những lo ngại về nguồn cung khi hạn hán xảy ra ở Brazil với mức độ khốc liệt, đã ảnh hưởng đến nhiều vùng trồng tiêu, nhất là những vùng sẽ thu hoạch từ tháng 3 đến tháng 6/2024.Tại Việt Nam, mặc dù giá tiêu nội địa tăng nhưng giá chào bán xuất khẩu giữ ổn định trong 2 tháng đầu năm, dao động ở mức 3.900 USD/tấn với loại 500 g/l và 4.000 USD/tấn loại 550 g/l. Dù vậy, mức giá này vẫn cao hơn

<i><b>khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái (Biểu </b></i>

<i><b>đồ 5).</b></i>

<b>Diễn biến giá</b>

<small>Mục lục</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Trên thị trường tiêu trắng, giá tiêu trắng Muntok của Indonesia dao động ở mức 6.814 USD/tấn, tăng khoảng 11,7% so với cuối năm ngoái và tăng 12,5% so với cùng kỳ.

Giá tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam dao động mức 5.700 USD/tấn, ổn định so với cuối

<i><b>năm ngoái và tăng 16,8% so với cùng kỳ (Biểu </b></i>

<i><b>đồ 6).</b></i>

<b>Biểu đồ 5: Diễn biến giá tiêu đen thế giới năm 2022 đến ngày 25/2/2024</b>

<b>Biểu đồ 6: Diễn biến giá tiêu trắng thế giới năm 2022 đến ngày 25/2/2024</b>

<small>Đơn vị: USD/tấn. Nguồn: IPC.</small>

<small>Đơn vị: USD/tấn. Nguồn: IPC.</small>

<small>Mục lục</small>

<small>Viết tắt,giải nghĩa</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>THỊ TRƯỜNG HỒ TIÊUVIỆT NAM</b>

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, diện tích hồ tiêu Việt Nam năm 2023 đạt 115.000 ha, giảm 5.000 ha so với năm 2022. Sản lượng hồ tiêu Việt Nam 2023 theo đánh giá của VPSA đạt 190.000 tấn, tăng 3,8% so

<i><b>với năm 2022 (Biểu đồ 7).</b></i>

<b>Nguồn cung</b>

Vụ thu hoạch hồ tiêu năm 2024 cũng đã bắt đầu, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên vụ thu hoạch năm nay trễ hơn năm ngoái, VPSA dự kiến sản lượng hồ tiêu Việt Nam năm 2024 ước đạt 170.000 tấn, giảm 10,5% so với năm 2023.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Quyết định số 431/QĐ-BNN-TT ngày 26/01/2024 phê duyệt Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030.Theo Đề án, đến năm 2030, diện tích cây hồ tiêu vào khoảng 80 - 100 nghìn ha; trong đó vùng Tây Ngun 60 - 70 nghìn ha, vùng Đơng Nam Bộ 25 - 30 nghìn ha, cịn lại 5 - 10 nghìn ha được trồng tại một số tỉnh: Quảng Trị, Quảng Bình, Bình Thuận, Bình Định, Phú Yên, Kiên Giang... Áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, giảm bệnh vàng lá chết chậm và bệnh héo chết nhanh.

<b>Giá tiêu trong nước liên tục tăng cao kể từ đầu năm 2023 đến nay, đặc biệt là sau kỳ nghỉ Tết Ngun đán Giáp Thìn. Tính đến ngày 25/2, giá tiêu đen tại các tỉnh Tây Nguyên dao động ở mức 89.000 - 92.000 đồng/kg, tăng khoảng 12% so với cuối năm ngoái và cao hơn 40% so với cùng kỳ, đây cũng là mức giá cao nhất trong nhiều năm qua.</b>

<b>Biểu đồ 7: Sản lượng hồ tiêu của Việt Nam từ năm 2018 – 2023 và dự báo 2024</b>

<small>Đơn vị: tấn. Nguồn: VPSA.</small>

<small>Mục lục</small>

</div>

×