Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Tóm tắt: Phát triển nguồn nhân lực giảng viên của Đại học Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 28 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

VIỆN HÀN LÂM

<b>KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI </b>

<b>NGUYỄN MINH HƯNG </b>

<b>PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN CỦA ĐẠI HỌC HUẾ </b>

<b>Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9.34.01.01 </b>

<b>TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH </b>

<b> </b>

<b> HÀ NỘI - 2024 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Cơng trình được hồn thành tại: Khoa Khoa học quản lý, Học viện KHXH,

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: <b>1. GS.TS. Ngô Xuân Bình 2. GS.TS. Phạm Bảo Dương </b>

<b>Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Nhàn </b>

<b>Phản biện 2: GS.TS. Ngô Thắng Lợi </b>

<b>Phản biện 3: TS. Trương Minh Đức </b>

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án ở Khoa Khoa học quản lý, Học viện KHXH – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.

Vào hồi ……. giờ... phút, ngày …… tháng… năm 2024

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Học viện Học viện Khoa học xã hội - Thư viện Quốc gia Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu </b>

Trong thời đại ngày nay, nguồn lực con người là yếu tố hàng đầu trong sự phát triển kinh tế, xã hội; nó quyết định quy mơ, tốc độ tính chất và hiệu quả của sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.

Hiện Việt Nam đang đứng trước “thời cơ vàng”, để bứt phá, vươn lên sánh vai cùng các nước phát triển khác do có nguồn nhân lực dồi dào; mặt khác, chúng ta cũng đang đứng thách thức có nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới do thiếu NNLCLC. Để tận dụng được thời cơ và vượt qua thách thức địi hỏi chúng ta phải nhanh chóng phát triển NNLCLC.

Giáo dục đại học có vai trị quan trọng đối với phát triển NNLCLC, trong đó nguồn nhân lực giảng viên (NNLGV) trong các trường Đại học với tư cách là “khuôn đúc” ra NNLCLC. Bởi thế, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học trước hết, phải ưu

<i>tiên phát triển NNLGV vì đây là nguồn lực đóng vai trị quyết định </i>

trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo và đây cũng chính là lực lượng nòng cốt để tiến hành đào tạo NNLCLC phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Phát triển NNLGV là yêu cầu cấp thiết của giáo dục đại học trong

<b>kỷ nguyên số. </b>

Trong những năm qua, Đại học Huế đã đạt những thành tích

<i>nhất định trong việc phát triển NNLGV. Tuy nhiên, bên cạnh những </i>

thành tích đã đạt được trong việc phát triển NNLGV ở Đại học Huế vẫn còn tồn tại những bất cập trước yêu cầu phát triển Đại học Huế trở thành Đại học quốc gia và nằm trong tốp 300 các trường đại học hàng đầu Châu Á.Do đó, việc phát triển NNLGV của Đại học Huế là một đòi hỏi bức thiết cả về lý luận và thực tiễn trong điều kiện hiện

<i>nay. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực giảng viên </i>

<i>của Đại học” làm đề tài luận án của mình. </i>

<b>2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu </b>

Trên cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học, Luận án làm rõ thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực giảng viên ở Đại học Huế đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; từ đó, đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực giảng viên của Đại học Huế đáp ứng yêu cầu phát triển của giai đoạn mới – giai

<b>đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu </b>

- Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về: phát triển NNLGV trong các các trường đại học và phát triển NNLGV của Đại học Huế; từ đó, xác định các nội dung nghiên cứu của luận án.

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, phát triển NNLGV và phát triển NNLGV của Đại học Huế trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế, kinh tế tri thức và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ số phát triển mạnh mẽ; từ đó, xây dựng cơ sở lý luận về phát triển NNLGV của Đại học Huế giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045

- Điều tra, khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng NNLGV và phát triển NNLGV của Đại học Huế theo các tiêu chí đánh giá về số lượng, chất lượng và cơ cấu trước yêu cầu đổi mới giáo dục đại học trong điều kiện hiện nay; xác định những yếu tố ảnh hưởng chất lượng NNLGV; chỉ rõ những thành tựu và ưu điểm; những hạn chế, khuyết điểm và luận giải nguyên nhân nhân hạn chế, khuyết điểm của việc phát triển NNLGV ở Đại học Huế trong thời gian qua (từ năm 2015- 2020).

- Đề xuất phương hướng và giải pháp cần thiết, khả thi nhằm phát triển NNLGV của Đại học Huế giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu </b>

<i><b>3.1.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>

Phát triển NNLGV của Đại học Huế trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>3.2. Phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>3.2.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu </b></i>

Nghiên cứu phát triển NNLGV của Đại học theo góc độ phát triển nguồn nhân lực, tiếp cận năng lực và tiếp cận hệ thống.

<i><b>3.2.2. Phạm vi về khách thể khảo sát thực tiễn </b></i>

Giảng viên; cán bộ lãnh đạo, quản lý; chuyên gia; học viên, sinh viên của Đại học Huế.

<i><b>3.2.3. Phạm vi không gian nghiên cứu </b></i>

Nghiên cứu được tiến hành tại 8 trường đại học thành viên, 01 phân hiệu và 2 khoa trực thuộc của Đại học Huế.

<i><b>3.2.4. Phạm vi thời gian nghiên cứu </b></i>

Các số liệu về công tác phát triển NNLGV được tập trung khảo sát từ năm học 2014 - 2015 đến năm học 2019 – 2020.

<b>4. Giả thuyết khoa học, câu hỏi nghiên cứu; phương pháp luận nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu </b>

<b>4.1. Giả thuyết khoa học, câu hỏi nghiên cứu </b>

<i><b>4.1.1. Giả thuyết khoa học </b></i>

Trong thời gian qua, phát triển NNLGV của Đại học Huế có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, so với yêu cầu của giai đoạn mới cịn tồn tại khơng ít bất cập cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu NNLGV; năng lực và tiềm năng của nguồn lực quan trọng này chưa được huy động và phát huy đầy đủ. Nếu đề xuất được những giải pháp một cách phù hợp với đặc thù của Đại học Huế và yêu cầu của giai đoạn mới trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ số phát triển mạnh mẽ, thì sẽ phát triển được NNLGV và góp phần tích cực đưa Đại học Huế trở thành Đại học quốc gia theo mơ hình đại học thông minh, đổi mới sáng tạo

<i><b>4.1.2. Câu hỏi nghiên cứu </b></i>

- Câu hỏi 1: NNLGV và phát triển NNLGV trong trường đại học là gì?

- Câu hỏi 2: Tình hình phát triển NNLGV của Đại học Huế

<b>trong thời gian qua như thế nào? </b>

- Câu hỏi 3: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển NNLGV ở Đại học Huế hiện nay?

- Câu hỏi 4: Để phát triển NNLGV của Đại học Huế ngang tầm với yêu cầu của giai đoạn mới cần có những giải pháp cơ bản nào?

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>4.2. Phương pháp luận nghiên cứu </b>

<i><b>4.2.1. Tiếp cận theo góc độ phát triển nguồn nhân lực </b></i>

Phát triển NNLGV bao gồm: quy hoạch, tuyển dụng; phân bố các nguồn nhân lực; sử dụng và đánh giá; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng; thực hiện chế độ chính sách; tạo mơi trường và động lực làm việc cho giảng viên của Đại học Huế.

<i><b>4.2.2. Tiếp cận năng lực </b></i>

Phương pháp tiếp cận này đề cập nghiên cứu và vận dụng quan điểm, nội dung yêu cầu về năng lực giảng viên trong các trường đại học để nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển NNLGV Đại học Huế đạt chuẩn về năng lực, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới

<i><b>4.2.3. Tiếp cận hệ thống </b></i>

Phát triển NNLGV của Đại học Huế là sự kết hợp tổng hòa các yếu tố khách quan và chủ quan, giữa các yếu tố vĩ mô và vi mô, giữa

<i><b>yếu tố bên trong và bên ngoài. </b></i>

<i><b>4.2.4. Tiếp cận phát triển nghề nghiệp, tổ chức, gắn bó với tổ chức </b></i>

<b> Phát triển NNLGV trong mối quan hệ với tổ chức. 4.3. Phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>4.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận </b></i>

<i>Mục đích: nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và hệ thống hoá các </i>

tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận của luận án.

<i><b>4.3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn </b></i>

<i>Mục đích: Sử dụng các phương pháp điều tra xã hội học gồm </i>

hai phương pháp chính là điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn. Đồng thời, luận án còn sử dụng các phương pháp chuyên gia và tổng kết kinh nghiệm.

<i><b>4.3.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê </b></i>

Phương pháp này được sử dụng để xử lý dữ liệu thu thập được bằng phiếu hỏi. Trên cơ sở thống kê, lập biểu bảng trình bày các số liệu khảo sát. Các số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 25.0. Các cơng thức tốn thống kê để định lượng kết quả nghiên cứu thu được.

<b>5. Đóng góp mới khoa học của luận án </b>

- Góp phần hệ thống hoá và làm rõ một số vấn đề lý luận về phát triển NNLGV trong các trường đại học đáp ứng yêu cầu hiện nay.

- Góp phần làm rõ khung lý thuyết cơ bản, mơ hình nghiên cứu và bộ cơng cụ để tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng NNLGV và phát triển NNLGV của Đại học Huế trong điều kiện mới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

- Phân tích đánh giá, đánh giá được thực trạng phát triển NNLGV của Đại học Huế giai đoạn từ 2015 -2020; cụ thể hóa yêu cầu phát triển về số lượng, chất lượng và cơ cấu NNLGV của Đại học Huế trong giai đoạn mới – giai đoạn xây dựng Đại học Huế trở thành đại học quốc gia theo mơ hình đại học thơng minh và đổi mới sáng tạo.

- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển NNLGV của Đại học Huế đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới - giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Đây là một cơng trình nghiên cứu một cách có hệ thống về sự phát triển NNLGV của Đại học Huế trong bối cảnh tồn cầu hố, hội nhập quốc tế, kinh tế tri thức, cách mạng công nghiệp 4.0, nhất là công nghệ số đang diễn ra hết sức mạnh mẽ. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp Đại học Huế có cơ sở trong việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển NNLGV ngang tầm với yêu cầu của giai đoạn mới - giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Khơng những thế, luận án cịn là tài liệu hữu ích cho những ai quan tâm đến phát triển NNLGV trong các trường đại học trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

<b>6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn </b>

<i><b>6.1. Ý nghĩa lý luận </b></i>

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về phát triển NNLGV trong các cơ sở giáo dục đại học ở nước ta nói chung và ở Đại học Huế nói riêng, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và xây dựng đại học thông minh.

<i><b>6.2. Ý nghĩa thực tiễn </b></i>

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần giúp Đại học Huế một cách nhìn tồn diện và cụ thể về phát triển NNLGV từ năm 2015 -2020; thấy rõ các giải pháp cấp thiết và khả thi để phát triển NNLGV ngang tầm với yêu cầu của giai đoạn mới.

Trên cơ sở đặc điểm kinh tế, xã hội và tình hình cụ thể của Đại học Huế, luận án đưa ra các khuyến nghị về phát triển NNLGV đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm về phát triển NNLGV đối với Thừa Thiên Huế và Trung ương về phát triển nguồn nhân lực trong các trường đại học trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

<b>7. Kết cấu của luận án </b>

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục; nội dung của luận án được trình bày trong 4 chương, 12 tiết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>Bàn về vai trò của nguồn nhân lực, tác giả Võ Văn Đức (2009), </i>

<i>trong cơng trình “Huy động và sử dụng các nguồn lực chủ yếu đảm </i>

<i>bảo tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” đã phân tích và cho rằng, nguồn </i>

lực con người là nhân tố cơ bản của sự tăng trưởng kinh tế bền vững; các tác giả Nguyễn Thị Hồng Hải và Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2015),

<i>trong cơng trình: “Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công lý luận </i>

<i>và kinh nghiệm một số nước”, đã phân tích và làm rõ vai trò nguồn </i>

nhân lực và quản lý nguồn nhân lực trong khu vực cơng.

<b>1.2. Những cơng trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực và NNLGV </b>

<i>Thứ nhất, những cơng trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực. </i>

Bàn về phát triển nguồn nhân lực, tác giả Nadler. L và Nadler. Z

<i>(1990), trong cơng trình “The Handbook of Human Resource </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i>Development”; các tác giả George T. ilkovich và ohn . oudreau </i>

<i>(2002) trong cơng trình “Quản trị nguồn nhân lực” (người dịch: Vũ </i>

Trọng Hùng); bdullah Haslinda (2009) trong cơng trình nghiên cứu “Definition of HRD: Key concepts from a National and Internation Context”. Những cơng trình này đều thống nhất cho rằng, phát triển nguồn nhân lực và giáo dục, đào tạo có mối quan hệ mật thiết với nhau; nội hàm của khái niệm phát triển nguồn nhân lực và khái niệm giáo dục và đào tạo có nhiều dấu hiệu giống nhau.

<i>Cơng trình: “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng u cầu cơng </i>

<i>nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” do Vũ Văn Phúc, </i>

<i>Nguyễn Duy Hùng (Đồng chủ biên) (2012); Cơng trình: Phát triển </i>

<i>nguồn nhân lực trong các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội (Luận án tiến sỹ Kinh tế, Học viện Khoa học </i>

xã hội thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) của Nguyễn Trọng Đặng (2017); tác giả Nguyễn Hữu Dũng (2019) trong cơng trình

<i>“Những vấn đề đặt ra đối với chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030”; tác giả Vũ Hồng Vân (2019) trong cơng </i>

<i>trình “Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khí trên </i>

<i>địa bàn tỉnh Thái Nguyên” (Luận án tiến sỹ ngành Quản trị kinh </i>

doanh, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam); tác giả Hồng Bổng

<i>(2019), trong cơng trình “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kiểm </i>

<i>toán nhà nước Việt Nam” (Luận án tiến sỹ ngành Quản trị kinh </i>

doanh, Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) và tác giả Vũ Đình Dũng (2019) trong cơng trình

<i>“Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức trong các </i>

<i>cơ quan hành chính cấp tỉnh tại Bắc Kạn”(Luận án tiến sỹ ngành </i>

Quản trị kinh doanh, Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam).

Những công trình trên đã phân tích và chỉ rõ: phát triển nguồn nhân lực là sự biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu của nguồn nhân lực nhằm đáp ứng u cầu phát

<i>Thứ hai, những cơng trình nghiên cứu về phát triển NNLGV </i>

Nghiên cứu về phát triển NNLGV có các cơng trình tiêu biểu

<i>sau: UNESCO (1994) trong cơng trình:“Higher education </i>

<i>stadevelopment directions for the twenty first century”; Daniel R. </i>

<i>Beerens (2003) với cơng trình: “Evaluating Teachers for Professional </i>

<i>Growth: Creating a Culture of Motivation and learning”; Andrew </i>

<i>Scryner (2004) với cơng trình: “Manager Vietnam development </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i>information center”; tác giả John M. Ivancevich (2010) trong cơng trình: “Human Resource Management”; các tác giả: Ikujiro Nonaka, Ryoko </i>

<i>Toyama và Toru Hirata (2014) trong cơng trình :“Quản trị dựa vào tri </i>

<i>thức” (Knowledge – based Management); công trình: “Phát triển nguồn nhân lực trong các trường đại học ngồi cơng lập trên địa bàn thành phố Hà Nội” của Nguyễn Trọng Đặng (2017) </i>

Những công trình trên đã phân tích và chỉ rõ: phát triển NNLGV (NNLGV) là một q trình liên tục khơng ngừng, là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng đào tạo; phát triển NNLGV phải dựa vào tri thức, tri thức phải luôn đổi mới sáng tạo; môi trường làm việc làm việc có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển NNLGV; nội dung phát triển NNLGV. Đó chính là những chỉ dẫn cho tác giả trong trong triển khai luận án.

<b>1.3. Những cơng trình nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phát triển NNLGV </b>

<i>Thứ nhất, những cơng trình nghiên cứu về thực trạng phát triển </i>

<i>NNLGV gồm có những cơng trình tiêu biểu: “Một số vấn đề về trí </i>

<i>thức và nhân tài” của Đức Vượng (2013); “Trí thức giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, của Nguyễn </i>

<i>Văn Sơn (2002); “Chiến lược phát triển Đại học Huế giai đoạn 2016 – </i>

2020 và tầm nhìn 2030”. Qua những cơng trình trên đã phân tích những nét khái quát về thực trạng cũng như giải pháp phát triển nguồn lực giảng viên nói chung và ở Đại học Huế nói riêng. Đây là những chỉ dẫn để luận án tiếp tục đi vào phân tích đánh giá và đề xuất các giải pháp phát triển NNLGV đại học Huế trong kỷ nguyên số và theo đó là nền kinh tế số.

<i>Thứ hai, những cơng trình nghiên cứu về giải pháp phát triển </i>

<i>NNLGV. Cơng trình “Effective schools: Teacher hiring, assignment, </i>

<i>development, and retention” của Loeb S, Kalogrides D and Be´teille T </i>

<i>(2012); cơng trình Vấn đề tạo nguồn lực tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện </i>

<i>đại hóa do Vũ Hy Chương (Chủ biên) (2002); cơng trình: “Đổi mới các trường đại học cơng lập theo mơ hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm” của </i>

<i>Đàm Khắc Cử (2020); cơng trình “Đại học Huế 60 năm xây dựng và phát </i>

<i>triển (1957 - 2017)” do Lê Cung (Chủ biên) (2017). Những công trình đã </i>

cung cấp các cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp phát triển NNLGV đáp ứng u xây dựng Đại học Huế theo mơ hình đại học thông minh và đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên số và góp phần xây dựng thành phố Huế theo hướng di sản, văn hố, sinh thái.

<i>Tóm lại, trên cơ sở kế thừa, tiếp thu những thành tựu của các </i>

cơng trình nghiên cứu đi trước, tác giả xem đó là cơ sở, là nền tảng gợi

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

ý hết sức quý báu cho việc trả lời các câu hỏi nêu trên, trong quá trình triển khai luận án, nhằm đem lại một cái nhìn đầy đủ và sâu sắc hơn về phát triển NNLGV của Đại học Huế.

<b>1.4. Đánh giá chung về các cơng trình nghiên cứu và hướng nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực giảng viên Đại học Huế </b>

<i><b>1.4.1. Đánh giá chung những cơng trình nghiên cứu và hướng nghiên cứu về nguồn nhân lực </b></i>

<i><b>1.4.2. Đánh giá chung những công trình nghiên cứu hướng nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực giảng viên </b></i>

<i><b>1.4.3. Đánh giá chung những cơng trình nghiên cứu và hướng nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực giảng viên Đại học Huế </b></i>

<b>xây dựng cơ sở lý luận về phát triển NNLGV của Đại học Huế. </b>

- Nghiên cứu về NNLGV của Đại học Huế làm cơ sở cho đề xuất các tiêu chí và phát triển nguồn lực đó về số lượng, chất lượng và cơ cấu đáp ứng yêu phát triển của giai đoạn mới.

- Phân tích đánh giá về thực trạng NNLGV và phát triển NNLGV

<b>của Đại học Huế từ năm 2015 - 2020 </b>

- Đề xuất những định hướng và những giải pháp cấp thiết, khả thi nhằm phát triển NNLGV của Đại học Huế giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045

- Khảo sát tính cấp thiết, tính khả thi của các giải pháp phát triển nguồn nhân lực giảng viên của Đại học Huế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i><b>2.1.2. Khái niệm NNLGV và phát triển NNLGV </b></i>

<i>Một là, khái niệm NNLGV </i>

Để làm rõ khái niệm “NNLGV” thì chúng ta phải lần lượt làm

<i>rõ hai khái niệm tạo thành nó: thứ nhất, khái niệm “giảng viên”; thứ </i>

<i>hai, khái niệm “nguồn nhân lực”. </i>

<i>Thứ nhất, khái niệm “giảng viên”. Giảng viên là nhà giáo làm </i>

nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên.

<i>Thứ hai, khái niệm “nguồn nhân lực”. Nguồn nhân lực là </i>

nguồn lực cung cấp sức lao động đối với mọi hoạt động của con người.

<i><b>Hai là, khái niệm “phát triển NNLGV”. Phát triển NNLGV là </b></i>

sự biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu NNLGV theo chiều hướng đi lên.

<i><b>2.1.3. Vai trò của nguồn lực giảng viên trong cácđại học và trường đại học ở nước ta hiện nay </b></i>

Đại học thông minh là xu thế tất yếu của kỷ nguyên số (Digital age). Theo đó, vai trị của NNLGV được nâng lên một tầm cao mới; quyết định chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao – nguồn nhân lực số để phục vụ cho phát triển kinh tế số, xã hội số; là lực lượng nòng cốt để tiến hành đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học ở nước ta.

<i><b>2.1.4. Đặc điểm của nguồn lực giảng viên trong các đại học và trường đại học ở nước ta hiện nay </b></i>

<i>Thứ nhất, nguồn lực giảng viên là nguồn lực chủ yếu cung cấp </i>

sức lao động cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu trong các trường đại học

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i><b>Thứ hai, NNLGV là nguồn nội lực tạo nên những giá trị như </b></i>

vị thế, hình ảnh, thương hiệu của các trường đại học.

<i><b>Thứ ba, đổi mới sáng tạo là thuộc tính và là đặc điểm nổi trội </b></i>

Chiến lược phát triển, tuyển chọn và sử dụng, đào tạo, bồi

<i><b>dưỡng, đánh giá và đãi ngộ NNLGV </b></i>

<b>2.1.1.2. Phát triển NNLGV về số lượng, chất lượng và cơ cấu </b>

<i>Một là, phát triển NNLGV về mặt số lượng </i>

Phát triển NNLGV về mặt số lượng được thể hiện ở số lượng sinh viên trên một giảng viên. Số lượng giảng viên là một trong những điều kiện đảm bảo năng lực đào tạo và chất lượng đào tạo; nó cịn là cơ sở để phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm cho các cơ sở giáo dục đại học.

<i>Hai là, phát triển NNLGV về mặt chất lượng </i>

Phát triển nguồn lực giảng viên về mặt chất lượng được thể hiện ở thể lực, trí lực và tâm lực. Bởi, chất lượng NNLGV là sự tổng hợp của thể lực, trí lực và tâm lực.

<i><b>Ba là, phát triển NNLGV về mặt cơ cấu </b></i>

Phát triển nguồn lực giảng viên không những đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng mà còn đồng bộ về cơ cấu. Phát triển NNLGV về mặt cơ cấu phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động. Sự phù hợp về mặt cơ cấu của NNLGV là cơ sở đảm bảo cho các hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học đạt hiệu quả cao.

<i><b>2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá kết quả phát triển NNLGV trong các đại học và trường đại học hiện nay </b></i>

<i>Một là, chỉ tiêu đánh giá về số lượng </i>

Số lượng giảng viên phải đảm bảo tỷ lệ là khơng q 20 sinh viên chính quy/1giảng viên quy đổi.

<i>Hai là, chỉ tiêu đánh giá về chất lượng </i>

<i>Thứ nhất, về thể lực. Sức khoẻ là yêu cầu tiên quyết, tất yếu của sự </i>

tồn tại bản thân con người. ặc dù trí lực ngày càng đóng vai trị quyết định trong sự phát triển nguồn nhân lực, song, sức mạnh trí tuệ của con người chỉ có thể phát huy được lợi thế trên nền thể lực khoẻ mạnh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>Thứ hai, về trí lực. Trí lực NNLGV cần căn cứ vào các tiêu </i>

chí: trình độ chuyên môn nghiệp vụ, về năng lực ứng dụng cơng nghệ thơng tin, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng sư phạm và năng lực nghiên cứu khoa học.

<i>Thứ ba, về tâm lực. Tâm lực của NNLGV được đánh giá bằng các </i>

tiêu chí cụ thể như sau: trình độ chính trị, đạo đức, tư cách trung thực, biết phản biện và dám phản biện; vai trị, trách nhiệm và mức độ hồn thành đối cơng việc được giao.

<i>Ba là, chỉ tiêu đánh giá về cơ cấu: cơ cấu theo độ tuổi, giới </i>

tính, chức danh, chuyên ngành và đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại nền kinh

<i>tế. </i>

<i><b> 2.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong các đại học và trường đại học hiện nay </b></i>

<i>Một là, những yếu tố bên trong bao gồm: thứ nhất, quy mô, </i>

chất lượng và cơ cấu đào tạo của các trường đại học; thứ hai, chiến lược phát triển của các trường đại học; thứ ba, môi trường làm việc; thứ tư, bản thân người giảng viên.

<i>Hai là, những yếu tố bên ngoài bao gồm: thứ nhất, nhu cầu </i>

của thị trường lao động; thứ hai, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển NNLGV trong các trường đại học; thứ ba, truyền thống văn hoá Việt Nam

<b>2.3. Kinh nghiệm của một ố uốc gia và đại học Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực giảng viên; những vấn đề đặt ra đối </b>

<i><b>với phát triển nguồn nhân lực giảng viên hiện nay </b></i>

<i><b>2.3.1. Kinh nghiệm của một ố quốc gia và đại học Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực giảng viên </b></i>

<i>2.3.1.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển nguồn nhân lực giảng viên </i>

<i>2.3.1.2. Kinh nghiệm của một số đại học Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực giảng viên </i>

<i><b>2.3.2. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực giảng viên hiện nay </b></i>

Đối chiếu với thực tiễn về phát triển NNLGV trong các cơ sở giáo dục đại học của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới; cũng như Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí inh đã đặt ra

<i>những vấn đề đối với phát triển NNLGV hiện nay là: thứ nhất, coi trọng phát triển NNLGV; thứ hai, trong bối cảnh hiện nay, phát triển NNLGV </i>

là yêu cầu tất yếu khách quan, là nhiệm vụ chiến lược của các cơ sở giáo

<i>dục đại học; thứ ba, phấn đấu phát triển NNLGV của một số cơ sở giáo </i>

</div>

×