Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

Tài liệu tập huấn phỏng vấn đánh giá cấp chương trình theo AUN-QA các chương trình đào tạo Đại học (Tiếng Anh và Tiếng Việt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 179 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>

<i><b>ÔNG VĂN NĂM (Chủ biên) </b></i>

<b>TÀI LIỆU TẬP HUẤN PHỎNG VẤN </b>

<b>ĐÁNH GIÁ CẤP CHƯƠNG TRÌNH THEO AUN – QA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HỆ ĐẠI HỌC </b>

<b>(TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT) </b>

<b>MÃ SỐ: ………..</b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>

<b>TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>

<i><b>TS. ÔNG VĂN NĂM (Chủ biên) </b></i>

<b>TÀI LIỆU TẬP HUẤN PHỎNG VẤN </b>

<b>ĐÁNH GIÁ CẤP CHƯƠNG TRÌNH THEO AUN – QA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HỆ ĐẠI HỌC </b>

<b>(TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT) </b>

<i><b>(Tài liệu tham khảo) </b></i>

<b>Thành viên biên soạn: </b>

TS. LÊ THỊ THÙY NHUNG TS. NGUYỄN THỊ NGỌC NGA THS. NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG

THS. TÔ THỊ PHƯƠNG LAN THS. HUỲNH ĐỖ BẢO CHÂU

<b>TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

1. Luật Giáo dục đại học ... 1

<i>2. Khung trình độ Quốc gia Việt Nam (VQF) (theo Quyết định 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016): ... 3 </i>

<i>3. Thông tư Quy định về chuẩn chương trình đào tạo, xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học (Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22/6/2021) ... 5 </i>

<i>4. Các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo ... 8 </i>

<b>PHẦN II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ ... 9 </b>

1. Tổng quan về đánh giá chất lượng ... 9

2. Giới thiệu mơ hình đánh giá cấp chương trình theo AUN-QA phiên bản 4.0 9 3. So sánh tiêu chuẩn đánh giá cấp chương trình theo AUN-QA phiên bản 4.0 và phiên bản 3.0 ... 10

4. Giới thiệu về báo cáo tự đánh giá ... 12

5. Yêu cầu đối với báo cáo Tự đánh giá ... 13

6. Những lưu ý về hệ thống minh chứng ... 14

7. Giới thiệu Trường Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh ... 16

8. Kết quả học tập mong đợi (CĐR) ... 18

9. Cấu trúc và nội dung chương trình giảng dạy ... 20

10. Phương thức dạy và học ... 22

11. Đánh giá kết quả học tập của người học ... 25

12. Chất lượng giảng viên ... 26

13. Các dịch vụ hỗ trợ người học ... 28

14. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị ... 30

15. Đầu ra và kết quả đạt được ... 32

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

ii

<b>PHẦN III: BỘ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CẤP CHƯƠNG TRÌNH THEO </b>

<b>AUN-QA PHIÊN BẢN 4.0 ... 34 </b>

<i>Tiêu chuẩn 1: Kết quả học tập mong đợi ... 34 </i>

<i>Tiêu chuẩn 2: Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học ... 37 </i>

<i>Tiêu chuẩn 3: Phương thức dạy và học ... 41 </i>

<i>Tiêu chuẩn 4: Đánh giá kết quả học tập của người học ... 44 </i>

Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ giảng viên ... 48

Tiêu chuẩn 6: Các dịch vụ hỗ trợ người học ... 53

Tiêu chuẩn 7: Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị ... 56

Tiêu chuẩn 8: Đầu ra và kết quả đạt được ... 61

<b>PHẦN IV: NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG PHỎNG VẤN VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI ... 64 </b>

1. PHỎNG VẤN CÁC THÀNH VIÊN CỦA KHOA, BAO GỒM LÃNH ĐẠO KHOA, TRƯỞNG NHÓM VÀ THÀNH VIÊN NHÓM VIẾT BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ ... 64

2. PHỎNG VẤN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CỦA KHOA ... 74

1. PHỎNG VẤN ĐỘI NGŨ HỖ TRỢ ... 84

4. PHỎNG VẤN SINH VIÊN, CỰU SINH VIÊN ... 90

5. PHỎNG VẤN NHÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ... 95

<b>PHẦN TIẾNG ANH... 100 </b>

<b>PART I: SELF – ASSESSMENT REPORT ... 100 </b>

1. READING 1: Introduction to Quality Assessment ... 100

2. READING 2: AUN-QA Assessment Model at the Programme Level (Version 4.0) ... 100

3. READING 3: Introduction to Self – Assessment Report ... 102

4. READING 4: Specification Requirements for SAR ... 103

5. READING 5: Specification Requirements for Evidence ... 105

6. READING 6: Introduction to Ho Chi Minh University of Banking ... 106

7. READING 7: Expected learning outcomes (PLOs) ... 107

8. READING 8: Program Structure and Content ... 108

9. READING 9: Teaching and learning approach ... 110

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

iii

10. READING 10: Student Assessment ... 113

11. READING 11: Academic Staff Quality ... 113

12. READING 12: Student Support Services ... 115

13. READING 13: Facilities and Infrastructure ... 118

14. READING 14: Output and Outcomes ... 120

<b>PART II: AUN-QA ASSESSMENT AT PROGRAMME LEVEL ... 121 </b>

<b>Criterion 1 – Expected Learning Outcomes ... 121 </b>

<b>Criterion 2 – Expected Learning Outcomes ... 122 </b>

<b>Criterion 3 – Teaching and Learning Approach ... 125 </b>

<b>Criterion 4 – Student Assessment ... 126 </b>

<b>Criterion 5 – Academic Staff ... 128 </b>

<b>Criterion 6 – Student Support Services ... 130 </b>

<b>Criterion 7 – Facilities and Infrastructure ... 132 </b>

<b>Criterion 8 – Output and Outcomes ... 133 </b>

<b>PART III: INTERVIEWING KEY ... 135 </b>

1. INTERVIEWING KEY FACULTY MEMBERS INCLUDING DEAN, VICE DEAN, PROGRAMME CHAIR AND SAR TEAM ... 135

2. INTERVIEWING TEACHING STAFF/ ACADEMIC STAFF/ FACULTY MEMBER ... 144

3. INTERVIEW SUPPORT STAFF ... 155

4. INTERVIEWING STUDENTS/ALUMNIS ... 161

5. INTERVIEWING EMPLOYERS ... 165

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 170 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

iv

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>

AUN-QA Mạng lưới chuyên trách về ĐBCL giáo dục đại học của AUN (ASEAN University Network - Quality Assurance)

CBHT Cán bộ hỗ trợ

CNTT Công nghệ thông tin

CTDH Chương trình dạy học (Curriculum) CTĐT Chương trình đào tạo (Programme) CSDL Cơ sở dữ liệu

CSGD Cơ sở giáo dục (Institution)

ĐBCL Đảm bảo chất lượng (Quality Assurrance) GV Giảng viên (Academic Staff)

HUB <sup>Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM (Hochiminh University of </sup>Banking)

KQHTMĐ Kết quả học tập mong đợi (Expected Learning Outcomes) SAR Báo cáo Tự đánh giá (Self – Assessment Report)

SV Sinh viên (Student)

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

v

<b>LỜI MỞ ĐẦU </b>

Tài liệu tập huấn phỏng vấn đánh giá cấp chương trình theo Bộ tiêu chuẩn AUN – QA phiên bản 4.0 (Tiếng Anh và Tiếng Việt) được biên soạn với mục tiêu trang bị cho các bên liên quan những thông tin khái lược về Trường, Khoa và về nội dung các chương trình đào tạo. Những thơng tin cơ bản này giúp cho các bên liên quan hiểu biết nhiều hơn về các chương trình đào tạo bậc đại học, đồng thời tài liệu này là kênh tham khảo tốt (mang tính chất gợi ý) để chuẩn bị cho cơng tác đánh giá ngoài (kiểm định) theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA cấp chương trình, đặc biệt là cơng tác phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.

Nội dung tài liệu này bao gồm cả Tiếng Việt và Tiếng Anh và được chia làm bốn phần. Phần I cung cấp các bài đọc liên quan đến công tác viết báo cáo Tự đánh giá. Phần II được thiết kế dưới dạng các đoạn hội thoại ngắn liên quan đến các tiêu chí được đánh giá thơng qua các phiên phỏng vấn các nhóm đối tượng là cán bộ lãnh đạo cấp Khoa, giảng viên, cán bộ hỗ trợ, người học, cựu người học, nhà tuyển dụng…

Phần I: Căn cứ pháp lý về đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục. Phần II: cung cấp các bài đọc liên quan đến công tác viết báo cáo Tự đánh giá. Phần III: Giới thiệu Bộ tiêu chuẩn đánh giá ngồi cấp chương trình theo AUN-QA phiên bản 4.0. Phần IV: được thiết kế dưới dạng các đoạn hội thoại ngắn liên quan đến các tiêu chí được đánh giá thơng qua các phiên phỏng vấn các nhóm đối tượng là cán bộ lãnh đạo cấp Khoa, giảng viên, cán bộ hỗ trợ, người học, cựu người học, nhà tuyển dụng…

Trong quá trình biên soạn, Ban soạn thảo đã tiếp thu và kế thừa có chọn lọc nhiều tài liệu trong và người nước. Chúng tôi cũng đã sử dụng một số nội dung đã đề cập trong Báo cáo Tự đánh giá của chương trình đào tạo thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng để hồn thiện tài liệu này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

vi

Mặc dù nhóm biên soạn đã rất cố gắng trong q trình nghiên cứu và biên soạn nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tơi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp, xây dựng từ người dùng để tài liệu càng hồn thiện hơn. Mọi ý kiến góp ý, xin vui lòng gửi về địa chỉ:

Trân trọng cảm ơn!

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

1

<b>PHẦN TIẾNG VIỆT </b>

<b>PHẦN I: CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC </b>

<b>1. Luật Giáo dục đại học </b>

<i><b>- Luật Giáo dục đại học 2012 (Luật số 08/2012/QH13) và Luật sửa đổi bổ </b></i>

<i><b>sung một số điều của Luật giáo dục đại học năm 2018 (Luật số 32/2018/QH14) </b></i>

đã có những nội dung sửa đổi, bổ sung và nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, thể hiện qua các điều sau:

<b>Luật 2012 </b>

<b> Điều 49. Mục tiêu, nguyên tắc và đối </b>

tượng kiểm định chất lượng giáo dục đại học

<b> Điều 50. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học trong việc đảm bảo chất </b>

lượng giáo dục đại học

<b> Điều 52. Tổ chức kiểm định chất </b>

lượng giáo dục

<b>Luật 2018 </b>

<b> Điều 49. Bảo đảm chất lượng giáo </b>

dục đại học; mục tiêu, nguyên tắc và

<b>đối tượng kiểm định chất lượng giáo </b>

<i><b>- Một số điểm mới liên quan đến đảm bảo chất lượng và kiểm định chất </b></i>

<i><b>lượng giáo dục đại học: </b></i>

<b>Điều 49 (Luật giáo dục đại học năm 2018): </b>

1. Bảo đảm chất lượng giáo dục đại học là q trình liên tục, mang tính hệ thống, bao gồm các chính sách, cơ chế, tiêu chuẩn, quy trình, biện pháp nhằm duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục đại học.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

2

2. Hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục đại học bao gồm hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong và hệ thống bảo đảm chất lượng bên ngồi thơng qua cơ chế kiểm định chất lượng giáo dục đại học.

3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học và yêu cầu tối thiểu để thực hiện chương trình đào tạo; tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục đại học.

<b>Điều 50 (Luật giáo dục đại học năm 2018): </b>

<b>Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục </b>

4. Duy trì và phát triển các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, bao gồm đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên; chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập; phòng học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, thư viện, hệ thống cơng nghệ thơng tin, cơ sở thực hành; nguồn lực tài chính, ký túc xá và cơ sở dịch vụ khác.

<b>5. Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng giáo dục đại học </b>

theo kế hoạch bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; công bố công khai điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, kết quả đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng trên trang thông tin điện

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

3

tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của cơ sở giáo dục đại học và phương tiện thông tin đại chúng.

<b>Điều 52 (Luật giáo dục đại học năm 2018): </b>

3. Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, cho phép hoạt động, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; điều kiện và thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngồi được cơng nhận hoạt động tại Việt Nam.

<i><b>2. Khung trình độ Quốc gia Việt Nam (VQF) (theo Quyết định 1982/QĐ-TTg </b></i>

b) Thiết lập cơ chế kết nối hiệu quả giữa yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực của bên sử dụng lao động với hệ thống các trình độ đào tạo thơng qua các hoạt động đào tạo, đo lường, kiểm tra, đánh giá và kiểm định chất lượng;

c) Làm căn cứ để xây dựng quy hoạch cơ sở giáo dục, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo cho các ngành, nghề ở các bậc trình độ và xây dựng chính sách bảo đảm chất lượng, nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực;

d) Thiết lập mối quan hệ với khung trình độ quốc gia của các nước khác thơng qua các khung tham chiếu trình độ khu vực và quốc tế làm cơ sở thực hiện công nhận lẫn nhau về trình độ, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực;

đ) Tạo cơ chế liên thơng giữa các trình độ đào tạo, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

4

<i><b>- Khung trình độ quốc gia đối với trình độ đại học: Bậc 6 – Đại học </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

5

<b>Mức độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm C1-C4 </b>

<i><b>3. Thông tư Quy định về chuẩn chương trình đào tạo, xây dựng, thẩm định </b></i>

<i><b>và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học (Thông </b></i>

<i><b>tư 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22/6/2021) </b></i>

Thông tư quy định chuẩn về mục tiêu đào tạo; chuẩn đầu ra và chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo; khối lượng đào tạo; cấu trúc và nội dung của chương trình đào tạo; phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập; đội ngũ giảng viên và nhân lực hỗ trợ; cơ sở vật chất, công nghệ và học liệu.

Quy định này là căn cứ để Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các quy định về mở ngành đào tạo, xác định chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh, tổ chức

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

6

và quản lý đào tạo, liên thông trong đào tạo, các tiêu chuẩn đánh giá và kiểm định chương trình đào tạo. Đồng thời căn cứ vào quy định này để cơ sở giáo dục đại học xây dựng, thẩm định, phê duyệt, thực hiện, đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo; xây dựng các quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo, cơng nhận và chuyển đổi tín chỉ cho người học, cơng nhận chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo khác; thực hiện trách nhiệm giải trình về chất lượng. Ngồi ra, quy định này là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra về chương trình đào tạo và bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo; các bên liên quan và toàn xã hội giám sát hoạt động và kết quả đào tạo của cơ sở đào tạo.

<i><b>Một số yêu cầu của Thông tư: </b></i>

<b>Điều 5. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo </b>

1. Phải rõ ràng và thiết thực, thể hiện kết quả học tập mà người tốt nghiệp cần đạt được về hiểu biết chung và năng lực cốt lõi ở trình độ đào tạo, những yêu cầu riêng của lĩnh vực, ngành đào tạo.

2. Phải đo lường, đánh giá được theo các cấp độ tư duy làm căn cứ thiết kế, thực hiện và cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và cấp văn bằng cho người học.

3. Phải nhất quán với mục tiêu của chương trình đào tạo, thể hiện được sự đóng góp rõ nét đồng thời phản ánh được những yêu cầu mang tính đại diện cao của giới tuyển dụng và các bên liên quan khác.

4. Phải chỉ rõ bậc trình độ cụ thể và đáp ứng chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm, năng lực cần thiết theo quy định cho bậc trình độ tương ứng theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

5. Phải bảo đảm tính liên thơng với chuẩn đầu vào của trình độ đào tạo cao hơn (nếu có), đồng thời tạo cơ hội liên thơng ngang giữa các chương trình cùng trình độ đào tạo, nhất là giữa các chương trình thuộc cùng nhóm ngành hoặc cùng lĩnh vực.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

7

6. Phải được cụ thể hóa một cách đầy đủ và rõ nét trong chuẩn đầu ra của các học phần và thành phần trong chương trình đào tạo, đồng thời được thực hiện một cách có hệ thống qua liên kết giữa các học phần và các thành phần.

7. Phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với khối lượng chương trình để phần lớn người học đã đáp ứng chuẩn đầu vào có khả năng hồn thành của chương trình đào tạo trong thời gian tiêu chuẩn.

<b>Điều 17. Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo </b>

1. Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở đào tạo (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng cơ sở đào tạo) quyết định thành lập Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo để xây dựng chương trình đào tạo. Yêu cầu về thành phần của Hội đồng:

a) Đại diện tiêu biểu cho giảng viên am hiểu về ngành, chuyên ngành đào tạo, trực tiếp tham gia giảng dạy hoặc quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo, có năng lực xây dựng và phát triển chương trình đào tạo;

b) Chuyên gia phát triển chương trình đào tạo và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;

c) Đại diện giới tuyển dụng lao động trong lĩnh vực chuyên môn liên quan có am hiểu về yêu cầu năng lực nghề nghiệp và các vị trí việc làm trong lĩnh vực của ngành đào tạo.

2. Hiệu trưởng cơ sở đào tạo quyết định tiêu chuẩn, số lượng, thành phần cơ cấu và thành viên tham gia Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo; quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng và các thành viên Hội đồng.

3. Yêu cầu đối với chương trình đào tạo:

a) Đáp ứng các yêu cầu theo chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học theo quy định tại Chương II của Thông tư này, chuẩn chương trình đào tạo của các ngành, khối ngành (nếu có) và Khung trình độ quốc gia Việt Nam;

b) Thể hiện rõ khả năng góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực theo kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương, quốc gia và nhu cầu của thị trường lao động;

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

8

c) Phản ánh yêu cầu của các bên liên quan, trong đó có đại diện giảng viên tại các đơn vị chuyên môn, đại diện các đơn vị sử dụng lao động và hiệp hội nghề nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên mơn, người đã tốt nghiệp chương trình đào tạo đang làm việc đúng chuyên môn;

d) Được tham khảo, đối sánh với chương trình đào tạo cùng trình độ, cùng ngành đã được kiểm định của các cơ sở đào tạo có uy tín ở trong nước và nước ngồi; đ) Được thiết kế dựa trên chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; phải tích hợp giảng dạy kỹ năng với kiến thức; phải có ma trận các mơn học hoặc học phần với chuẩn đầu ra, bảo đảm chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được phân bổ và truyền tải đầy đủ thành chuẩn đầu ra của các môn học hoặc học phần;

e) Các hoạt động dạy và học, kiểm tra đánh giá phải được lập kế hoạch và thiết kế dựa vào chuẩn đầu ra của môn học hoặc học phần, bảo đảm cung cấp những hoạt động giảng dạy thúc đẩy việc học tập đáp ứng chuẩn đầu ra;

g) Có quy định, hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo, bảo đảm chất lượng đào tạo;

h) Được Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo có ý kiến thông qua trước khi ban hành.

<i><b>4. Các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo </b></i>

- Thông tư 04/2016/TT-BGDÐT ngày 14/3/2016 về việc Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của GDĐH.

- Cơng văn số 1074/KTKĐCLGD-KĐĐH ngày 28/6/2016 của Cục Quản lý chất lượng về Hướng dẫn chung về sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của giáo dục đại học.

- Công văn số 1075/KTKĐCLGD-KĐĐH ngày 28/6/2016 của Cục Quản lý chất lượng về Hướng dẫn tự đánh giá chương trình đào tạo

- Cơng văn số 1076/KTKĐCLGD-KĐĐH ngày 28/6/2016 của Cục Quản lý chất lượng về Hướng dẫn đánh giá ngồi chương trình đào tạo

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Vì vậy, đánh giá chất lượng trong giáo dục đại học có thể được định nghĩa là hoạt động rà soát nhằm chẩn đoán và đánh giá các hoạt động giảng dạy, học tập và kết quả đầu ra dựa trên việc xem xét cẩn thận cấu trúc và nội dung chương trình, các nguồn lực cũng như hiệu quả hoạt động của một cơ sở giáo dục, một hệ thống hay một chương trình đào tạo. Mục đích của việc đánh giá là để xác định xem liệu một cơ sở giáo dục, một hệ thống hay một CTĐT có đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng hay không.

<i>(Nguồn: Guide to AUN-QA Assessment at Program Level Vesion 4.0) </i>

<b>2. Giới thiệu mơ hình đánh giá cấp chương trình theo AUN-QA phiên bản 4.0 </b>

Phiên bản 4.0 của mơ hình AUN-QA để đánh giá mức độ đáp ứng của CTĐT bao gồm 08 tiêu chuẩn sau (xem Hình 1):

1. Kết quả học tập mong đợi

2. Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học 3. Phương thức dạy và học

4. Đánh giá kết quả học tập của người học 5. Đội ngũ giảng viên

6. Các dịch vụ hỗ trợ người học 7. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị 8. Đầu ra và kết quả đạt được

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

10

<b>Hình 1: Mơ hình đánh giá cấp chương trình theo AUN-QA phiên bản 4.0 </b>

Phân nhóm tiêu chuẩn trong Bộ tiêu chuẩn đánh giá CTĐT theo AUN-QA phiên bản 4.0

<b>Chương trình Các nguồn lực Các kết quả </b>

1. Kết quả học tập mong đợi

2. Cấu trúc và nội dung CTDH

3. Phương thức dạy và học

4. Đánh giá kết quả học tập của người học

5. Đội ngũ giảng viên 6. Các dịch vụ hỗ trợ người học

7. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị

8. Đầu ra và kết quả đạt được

<b>3. So sánh tiêu chuẩn đánh giá cấp chương trình theo AUN-QA phiên bản 4.0 và phiên bản 3.0 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<b>Phiên bản 4.0 lồng ghép Tiêu chuẩn 10 vào các tiêu chuẩn khác </b>

<i>Tiêu chí 2.3. Thơng tin phản hồi của các bên liên quan, đặc biệt là các đối tượng </i>

<b>bên ngoài, được sử dụng làm căn cứ để thiết kế và phát triển CTDH. (10.1) </b>

<i>Tiêu chí 2.7. CTDH được rà sốt định kỳ theo quy trình để đảm bảo tính cập nhật </i>

<b>và đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. (10.2) </b>

<i>Tiêu chí 3.6. Q trình dạy và học được cải tiến liên tục để đảm bảo đáp ứng nhu </i>

<b>cầu của thị trường lao động và tương thích với kết quả học tập mong đợi. (10.3) </b>

<i>Tiêu chí 4.7. Hoạt động đánh giá kết quả học tập của người học và các quy trình </i>

có liên quan được rà soát và cải tiến liên tục để đảm bảo sự phù hợp với nhu cầu

<b>của thị trường lao động và tương thích với kết quả học tập mong đợi. (10.3) </b>

<i>Tiêu chí 8.3 Dữ liệu về hoạt động nghiên cứu khoa học và các sản phẩm, hoạt động </i>

sáng chế do GV và người học thực hiện được thiết lập, theo dõi, đối sánh để cải

<b>tiến chất lượng. (10.4) </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

12

<i>Tiêu chí 6.6. Các dịch vụ hỗ trợ người học được đánh giá, đối sánh và cải tiến chất </i>

<b>lượng. (10.5) </b>

<i>Tiêu chí 7.9 Chất lượng các cơ sở vật chất (như thư viện, phịng thực hành, thí </i>

nghiệm, CNTT và các dịch vụ dành cho người học) được đánh giá và cải tiến.

<b>(10.5) </b>

<i>Tiêu chí 1.4. Yêu cầu của các bên liên quan, đặc biệt là đối tượng bên ngoài được </i>

<b>thu thập và chuyển tải vào kết quả học tập mong đợi. (10.6) 4. Giới thiệu về báo cáo tự đánh giá </b>

Báo cáo tự đánh giá là sản phẩm cuối của quá trình tự đánh giá. Để viết được một báo cáo tự đánh giá tốt đòi hỏi nhiều thời gian và kỹ năng. Sau đây là một số hướng dẫn để có thể viết được một báo cáo tự đánh giá tốt:

 Báo cáo tự đánh giá trình bày hoạt động tự đánh giá của đơn vị. Vì thế, báo cáo khơng chỉ mơ tả mà cịn phải phân tích. Báo cáo cần đưa ra đánh giá về những vấn đề cịn tồn tại, đồng thời trình bày những giải pháp để giải quyết những tồn tại này. Nên sử dụng bộ câu hỏi chẩn đốn được trình bày trong Bộ tiêu chuẩn AUN-QA khi viết phần này.

 Vì là hoạt động TĐG nên báo cáo TĐG là tài liệu rất quan trọng đối với đoàn đánh giá ngoài. Cấu trúc của báo cáo nên dựa trên Bộ tiêu chuẩn và Danh mục tiêu chí đánh giá của AUN-QA.

 Cần làm rõ những công cụ và cơ chế ĐBCL được triển khai và quản lý như thế nào, đồng thời đề cập đến thời gian, địa điểm và người chịu trách nhiệm triển khai/quản lý các công cụ và cơ chế này, nhằm đáp ứng yêu cầu của bộ tiêu chuẩn. Điều này sẽ giúp kết nối các thông tin liên quan lại với nhau.  Chú trọng vào các thông tin và dữ liệu (minh chứng khách quan) liên quan

trực tiếp đến bộ tiêu chuẩn. Báo cáo phải chính xác và trung thực. Những xu hướng và thống kê cho thấy thành quả và thực trạng hoạt động của đơn vị cần được thể hiện trong báo cáo. Cần đặc biệt chú trọng các dữ liệu định lượng. Cách thức trình bày dữ liệu đóng vai trị quan trọng trong việc giúp người đọc

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

 Báo cáo TĐG nên được viết hoặc dịch sang ngôn ngữ mà các đánh giá viên có thể hiểu được (nghĩa là tiếng Anh). Nên cung cấp một bảng danh mục các thuật ngữ và từ viết tắt được sử dụng trong báo cáo.

<i> (Nguồn: Guide to AUN-QA Assessment at Program Level Vesion 4.0) </i>

<b>5. Yêu cầu đối với báo cáo Tự đánh giá </b>

- Báo cáo trình bày đúng cấu trúc theo yêu cầu của AUN (gồm 04 phần chính, có đầy đủ nội dung của 08 tiêu chuẩn). Nội dung báo cáo TĐG bao gồm:

<b>Phần 1: Giới thiệu </b>

 Tóm lược báo cáo TĐG

 Quá trình thực hiện TĐG: cách thức thực hiện và những người tham gia  Mô tả tổng quan về CSGD, khoa và bộ mơn: tóm tắt q trình ĐBCL, sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu và chính sách chất lượng của CSGD; Mô tả sơ lược về Khoa và bộ môn

<b>Phần 2: Bộ tiêu chuẩn AUN-QA </b>

Phần này, CSGD, Khoa/Bộ môn mô tả mức độ đáp ưng của đơn vị so với yêu cầu của bộ tiêu chuẩn AUN-QA. Cấu trúc của phần này nên xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn được trình bày trong danh mục các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cấp chương trình theo AUN-QA.

<b>Phần 3: Phân tích điểm mạnh, điểm tồn tại </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

14

 Tóm tắt các điểm mạnh: tóm tắt các yếu tố mà chương trình tự đánh giá là điểm mạnh của mình và nhấn mạnh vào những điểm tự hào của đơn vị.

 Tóm tắt các điểm tồn tại: trình bày những điểm mà đơn vị cho là điểm tồn tại và cần cải tiến.

 Chấm điểm vào bảng điểm TĐG

 Kế hoạch cải tiến: các khuyến nghị để rút ngắn khoảng cách được phát hiện trong quá trình tự đánh giá và kế hoạch hành động để thực hiện các khuyến nghị này.

<b>Phần 4: Phụ lục </b>

Danh mục các thuật ngữ và từ viết tắt, các tài liệu, minh chứng.

- Phản ánh trung thực và chính xác hiện trạng hoạt động ĐBCL và hệ thống ĐBCL của CSGD và CTĐT;

- Chú trọng vào các thông tin và dữ liệu (MC khách quan) liên quan trực tiếp đến các tiêu chuẩn.

- Báo cáo được trình bày bằng tiếng Anh kèm theo các thông tin và MC được liệt kê trong checklist của AUN-QA

- Sử dụng các biểu đồ, sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh… để minh hoạ cho các nhận định, thể hiện rõ xu hướng, thành quả, thực trạng của hoạt động

- Bên cạnh các mơ tả, báo cáo cần có các phân tích

- Gửi AUN ít nhất 8 tuần trước thời gian khảo sát chính thức

- Báo cáo dài tối đa 50 trang A4, cỡ chữ 12 (không bao gồm phần phụ lục) - MC được mã hoá phù hợp

- BC TĐG được hyperlink với MC online và các phụ lục

<b>6. Những lưu ý về hệ thống minh chứng </b>

Các loại minh chứng bao gồm:

- Minh chứng sơ cấp (gồm Tài liệu, số liệu, sản phẩm…)  Quy chế, quy định, quy trình

 Biên bản họp

 Đề cương môn học, bài thi

 Sản phẩm nghiên cứu khoa học….

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

15

- Minh chứng thứ cấp (Những minh chứng đã được xử lý từ minh chứng sơ cấp)

 Bảng số liệu thống kê  Bảng tổng hợp, phân tích  Sơ đồ, đồ thị

Các minh chứng này nên trình bày các nội dung chính và đặc thù trong phần viết chính của các tiêu chí, các phần khác đưa vào phần phụ lục của báo cáo TĐG.

- Minh chứng cần đầy đủ theo từng năm học và theo chu kỳ kiểm định - Phù hợp với mô tả, kết luận đã nêu trong báo cáo TĐG

- Đề cương môn học: cần cung cấp tất cả các đề cương môn học (không cần dịch tất cả, chỉ cần dịch 05 mẫu đề cương ở minh chứng theo checklist) - Danh mục các văn bản quản lý: cần dịch tiêu đề của các văn bản

- Bao gồm cả minh chứng sơ cấp và thứ cấp. Lưu ý các cơ sở dữ liệu, các bảng biểu phân tích đảm bảo cho thấy xu hướng…

- Minh chứng theo checklist:

 Minh chứng cần được dịch sang tiếng Anh

 Cần phải đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu các mục từ 9a-9m, như sau:

<b>Minh chứng theo Checklist </b>

a. Expected learning outcomes

b. Brief outline of all courses in the programmec. Programme specification

d. Samples of course specification e. Educational philosophy

f. Sample of examination papers g. Sample of marking guides

h. Sample of rubrics especially for internship, project and thesiswriting

i. Sample of academic and support staff appraisal forms j. Sample of student evaluation

k. 1-page brief of each survey, tracer study report or minutes ofmeeting

l. Executive summary of academic and support manpower plan

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

- Bao gồm cả minh chứng sơ cấp và thứ cấp. Lưu ý các cơ sở dữ liệu, các bảng biểu phân tích đảm bảo cho thấy xu hướng…

<b>7. Giới thiệu Trường Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh </b>

Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh (tên tiếng Anh: Ho Chi Minh University of Banking, viết tắt: HUB) là trường đại học công lập hàng đầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực kinh tế, tài chính - ngân hàng trong hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam, là cơ sở đào tạo thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thành lập ngày 16/12/1976. Qua 45 năm xây dựng và phát triển, Trường đã đào tạo hàng nghìn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ cho ngành Ngân hàng và các lĩnh vực kinh tế với những đóng góp quan trọng

<b>cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. </b>

Hiện HUB đào tạo 25 chương trình đào tạo bao gồm hệ Đại học chính quy, quốc tế song bằng, hệ vừa học vừa làm, CTĐT Thạc sĩ và CTĐT Tiến sĩ<small>. </small>

(

Với những đóng góp cho ngành Ngân hàng và nền kinh tế, trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh đã vinh dự được Đảng và Nhà nước Việt Nam trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Độc lập Hạng Ba (2006), Huân chương Lao động Hạng Ba (1987), Huân chương Lao động Hạng Hai (1994) và Huân chương Lao động Hạng Nhất (2001), Huân chương Độc lập Hạng Nhì (2016) và các phần thưởng cao quí khác của Chính phủ, các Bộ, Ủy

<b>ban nhân dân các tỉnh thành và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

17

<i><b>Sứ mạng của trường ĐHNH TP.HCM: “HUB cung cấp cho xã hội và ngành ngân </b></i>

hàng nguồn nhân lực chất lượng cao, các nghiên cứu có tầm ảnh hưởng, cùng với dịch vụ tư vấn và hoạt động phục vụ cộng đồng. HUB kiến tạo hệ sinh thái giáo dục, mang đến cơ hội và kỹ năng học tập suốt đời; phát triển con người toàn diện, sáng tạo, với tinh thần phụng sự.”

<i><b>Tầm nhìn của trường ĐHNH TP.HCM: “HUB định hướng trở thành đại học đa </b></i>

ngành và liên ngành nằm trong nhóm các đại học có uy tín ở khu vực Đơng Nam Á. HUB tiên phong ứng dụng công nghệ số trong đào tạo, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề liên ngành.”

<i><b>Triết lý giáo dục: “Khai phóng – Liên ngành – Trải nghiệm” </b></i>

<b>Khai phóng: </b>

HUB tạo mơi trường giáo dục giúp người học tự khai phá tiềm năng của bản thân; lĩnh hội kiến thức chuyên môn sâu của ngành học trên nền tảng kiến thức tổng quát toàn diện; phát triển năng lực trí tuệ và kỹ năng cá nhân; định hình các giá trị sống tích cực hướng tới giáo dục con người tự chủ, sáng tạo, cơng dân có trách nhiệm.

<b>Liên ngành: </b>

HUB hướng đến đào tạo người học có hiểu biết liên ngành nhằm tránh được những thiên kiến trong việc ra quyết định, tăng khả năng kết nối các chuyên gia, mở rộng cơ hội việc làm.

<b>Trải nghiệm: </b>

HUB triển khai mơ hình đào tạo “trưởng thành qua trải nghiệm”. Qua trải nghiệm, người học sẽ hiểu biết sâu sắc hơn về lý thuyết, hình thành tư duy thực tiễn, năng lực thực thi, từ đó thích nghi và cải tạo với mơi trường.

<i><b>Hệ giá trị: “Chính trực – Đồn kết – Tiên phong” </b></i>

<b>Chính trực (Honesty and Integrity) </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b>Tiên phong (Being the Pioneer) </b>

HUB tiên phong trong ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt

<b>động đào tạo, nghiên cứu, quản lý, điều hành; sáng tạo và dẫn dắt xu hướng 8. Kết quả học tập mong đợi (CĐR) </b>

Giáo dục hướng đến đầu ra (OBE) có thể được hiểu là phương thức tiếp cận, xây dựng và vận hành chương trình dựa trên những kiến thức, kỹ năng mà người học sẽ tiếp thu và thể hiện được khi tốt nghiệp. OBE chú trọng vào các kết quả học tập, đảm bảo các kiến thức, kỹ năng và thái độ mà người học cần lĩnh hội được xác định rõ ràng và chuyển tải thành kết quả học tập mong đợi Kết quả học tập mong đợi là khởi điểm của quy trình thiết kế CTĐT và được xây dựng dựa trên nhu cầu của các bên liên quan.

Kết quả học tập mong đợi chú trọng vào những thành quả mà người học đạt được thay vì mong đợi của GV (thường được thể hiện dưới dạng mục tiêu đào tạo của chương trình). Việc trình bày kết quả học tập mong đợi cần đảm bảo hoạt động học tập của người học được chuyển tải thành những kết quả có thể quan sát, đo lường và đánh giá được.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

19

<b>Hình 3: Giáo dục hướng đến đầu ra (OBE) </b>

- CĐR cấp Trường: Thể hiện những yêu cầu chung về kiến thức, kỹ năng, thái độ… của sinh viên tốt nghiệp từ trường:

 Thể hiện tầm nhìn, sứ mạng của trường

 Thể hiện những mục tiêu tổng quát của giáo dục (4 trụ cột giáo dục UNESSCO)

 Thể hiện các Domain của Khung Trình độ quốc gia

- CĐR cấp chương trình: Thể hiện những yêu cầu cụ thể về kiến thức, kỹ năng, thái độ… của sinh viên tốt nghiệp từ một chương trình cụ thể:

 Cụ thể hóa các yêu cầu từ CĐR cấp Trường  Để công bố tới các bên lên quan

 Đáp ứng yêu cầu chi tiết được mô tả trong các CĐR của Khung Trình độ quốc gia

 Trong một số trường hợp: phải đáp ứng yêu cầu của các chuẩn kiểm định.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

 Được mô tả trong các đề cương môn học

 Đây là cấp CĐR mà cấp điều phối quản lý chương trình cần quan tâm nhiều nhất

- CĐR cấp bài học: được cụ thể hóa từ CĐR cấp môn học; là các Performace Indicator giúp thiết kế và triển khai các phương thức đánh giá và các hoạt động dạy – học từng buổi học.

<b>Kết quả học tập mong đợi (CĐR) chương trình cử nhân chun ngành tài chính 2021 </b>

<i>(Nguồn: Chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành tài chính 2021) </i>

<b>9. Cấu trúc và nội dung chương trình giảng dạy </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

21

Bản mơ tả chương trình được thiết kế trên cơ sở tham chiếu những quy định chung của Bộ GD&ĐT về giáo dục đại học, phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM nói chung và của Khoa nói riêng, nhằm mục đích cung cấp các thơng tin cần thiết về chương trình, đơn vị cấp bằng, mục tiêu chương trình, kết quả học tập mong đợi, phương pháp giảng dạy, cấu trúc CTĐT, ma trận kết quả học tập mong đợi (cho thấy sự đóng góp của các mơn học vào việc đạt được các KQHTMĐ của chương trình), phương pháp đánh giá, các vấn đề liên quan khác như cơ hội nghề nghiệp, cơ hội học tập và kênh công bố bản mô tả CTĐT.

Bản mô tả CTĐT hướng tới nhiều mục tiêu quan trọng, (1) trình bày các thông tin chi tiết về CTĐT nhằm giúp sinh viên có nguyện vọng theo học chương trình hiểu được cấu trúc và nội dung CTĐT tại Trường, giúp họ so sánh và có sự lựa chọn đúng đắn. (2) là tài liệu tham khảo cho hoạt động rà soát nội bộ và giám sát các hoạt động của CTĐT. (3) là nguồn thông tin quan trọng giúp nhà tuyển dụng hiểu hơn về những kiến thức, kĩ năng và thái độ mà Trường đã trang bị cho sinh viên, giúp họ có sự lựa chọn phù hợp nhân sự cho vị trí việc làm phù hợp cũng như kiểm định lại chất lượng đào tạo sinh viên của chuyên ngành sau khi ra trường, từ đó có chiến lược tuyển dụng nhân sự chất lượng cho đơn vị. (4) là cơ sở để khoa thu thập thông tin phản hồi từ SV, SV mới tốt nghiệp nhằm cải tiến CTĐT, nâng cao khả năng đạt được KQHTMĐ của chương trình như đã cam kết; (5) là nguồn thơng tin giúp các chun gia thẩm định/rà sốt chương trình và đánh giá viên bên ngồi có thể hiểu mục tiêu và đầu ra của CTĐT. Ngoài ra, nội dung của bản mô tả CTĐT là cơ sở để xây dựng bản mô tả môn học chi tiết phục vụ cho giảng dạy và học tập. Vì vậy, bản mơ tả CTĐT được xem xét, sửa đổi và cập nhật liên tục nhằm đảm bảo tính phù hợp của chương trình.

<i>(Nguồn: Báo cáo Tự đánh giá của Chương trình Kế tốn năm 2021) </i>

<b>Các thơng tin nên thể hiện trong Bản mô tả CTĐT: </b>

<i>- Tên CSGD/đơn vị cấp bằng. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<i>- Kết quả học tập mong đợi của CTĐT. </i>

<i>- Tiêu chí tuyển sinh hay các yêu cầu đầu vào của CTĐT. </i>

<i>- Các nội dung đối sánh và tham chiếu bên ngồi/nội bộ được sử dụng để cung cấp thêm thơng tin về đầu ra của CTĐT. </i>

<i>- Cấu trúc chương trình và các yêu cầu bao gồm trình độ, học phần, số tín chỉ… </i>

<small>- </small> Thời điểm thiết kế/điều chỉnh bản mô tả CTĐT

<i>(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn đánh giá cấp CTĐT theo AUN-QA, phiên bản 4.0, TTKĐ-ĐHQG HCM) </i>

<b>Các thông tin nên thể hiện trong đề cương học phần: </b>

- Tên học phần.

- Các yêu cầu của học phần như điều kiện để được đăng ký học, số tín chỉ,… - Kết quả học tập mong đợi của học phần về kiến thức, kỹ năng và thái độ. - Các phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra, đánh giá người học để

đảm bảo đạt kết quả học tập mong đợi. - Mô tả học phần, kế hoạch giảng dạy.

- Thông tin chi tiết về phương pháp kiểm tra, đánh giá người học.

<small>- </small> Thời gian ban hành hay điều chỉnh đề cương học phần.

<i>(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn đánh giá cấp CTĐT theo AUN-QA, phiên bản 4.0, TTKĐ-ĐHQG HCM) </i>

<b>10. Phương thức dạy và học </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

23

Căn cứ trên sứ mạng, tầm nhìn của Trường, tồn thể cán bộ GV của Khoa

<i><b>thảo luận và nhất trí xây dựng triết lý giáo dục là “Giáo dục toàn diện – khai </b></i>

<i><b>phóng – thực tiễn”. </b></i>

<i><b>Giáo dục tồn diện: Đào tạo cân bằng giữa lý thuyết và thực hành, thái độ, kỹ </b></i>

năng và kiến thức.

<i><b>Khai phóng: Chương trình đào tạo cung cấp nền tảng kiến thức rộng và những kỹ </b></i>

năng thích ứng cao bên cạnh khả năng cảm nhận các giá trị về đạo đức và xã hội.

<i><b>Thực tiễn: Chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy có tính cập nhật, gắn </b></i>

với thực tiễn và phù hợp với định hướng phát triển của Khoa và Trường.

Các phương pháp dạy và học của Khoa được giảng viên thiết kế đa dạng để giúp sinh viên đạt được các chuẩn đầu ra của chuyên ngành KTQT.

Thứ nhất, tương ứng với CĐR của ngành KTQT, CTĐT đã xác định và đưa vào giảng dạy các học phần tương ứng, tùy vào từng đặc thù của mỗi học phần, các hoạt động dạy và học được thiết kế với các nét riêng, nhưng đều đảm bảo tính tương thích với CĐR của học phần và từ đó góp phần hình thành CĐR của người học. Bộ môn và giảng viên chịu trách nhiệm thiết kế các hoạt động dạy và học trong các đề cương chi tiết học phần. Hầu hết các hoạt động dạy và học đều có phản ánh tính tương thích với việc đạt được CĐR của học phần và CĐR của CTĐT. Các hoạt động dạy và học của CTĐT KTQT đa dạng và linh hoạt, bao gồm từ thuyết giảng, đọc tài liệu, thuyết trình, thảo luận nhóm, dịch các văn bản chính sách, dịch các bài nghiên cứu, tranh luận các tình huống thực tế với một số giả định được đưa thêm vào nhằm giúp sinh viên đạt được CĐR của từng học phần. Trong mỗi môn học, sinh viên được yêu cầu phải thực hiện nhiều hoạt động trong lớp (phát biểu, làm bài tập, thuyết trình, đánh giá các sinh viên khác và tự đánh giá) và tự học. Phương pháp truyền thống như thuyết giảng sẽ giúp sinh viên hiểu các nội dung cơ bản về các nền tảng khái niệm, lý thuyết chun ngành. Bên cạnh đó, giảng viên cịn áp dụng các phương pháp hiện đại như yêu cầu sinh viên phải đọc trước tài liệu học tập, giờ học trên lớp sinh viên được u cầu thảo luận nhóm, trình bày và trả lời câu hỏi. Để đáp ứng các kỹ năng mang tính ứng dụng, sinh viên

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

24

được yêu cầu tham gia đóng vai, giải quyết các tình huống mơ phỏng hồ sơ thực tế; thực hiện các bài tập trên phòng máy thực hành. Ngồi ra, giảng viên cịn tương tác gián tiếp với sinh viên thông qua email của trường, các diễn đàn như mạng xã hội (Facebook, Zalo), và cung cấp thêm cho sinh viên các bài đọc từ tạp chí uy tín hay các link clip giảng dạy liên quan đến kiến thức môn học.

Thứ hai, người học được hướng dẫn, hỗ trợ để có thể tiếp cận dễ dàng và đầy đủ với các hoạt động dạy và học tại Khoa ngay từ những ngày đầu tiên của khóa học. Các hoạt động định kỳ được tổ chức từ cấp trường đến cấp khoa được tổ chức hàng năm vào mỗi đầu học kỳ nhằm giúp sinh viên tiếp cận CTĐT và các hoạt động giảng dạy tại khoa. Các nội dung liên quan đến dạy và học được thảo luận với các sinh viên nhằm giúp họ hoàn toàn chủ động trong kế hoạch học tập cũng như nắm bắt các yêu cầu và phương pháp tiếp cận. Từ đó sinh viên có thể tự thiết kế phương pháp học tập phù hợp dưới sự hướng dẫn của các giảng viên là cố vấn học tập. Ngoài ra, ngay khi kết thúc khối học phần đại cương, CTĐT có thiết kế một mơn học giới thiệu ngành cho tất cả sinh viên, trong đó trình bày rõ các CĐR, các định hướng học tập và các phương pháp học tập phù hợp cho sinh viên.

Thứ ba, hoạt động dạy của giảng viên được giám sát chặt chẽ của Hội đồng Khoa học Khoa và của Bộ môn đào tạo. Giảng viên cũng trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm của họ về việc lựa chọn các hoạt động giảng dạy và học tập để đáp ứng sự tương thích định hướng với CĐR thơng qua các hoạt động học thuật. Hoạt động dạy của giảng viên được đánh giá thông qua khảo sát của sinh viên và được Hội đồng trưởng khoa phản hồi để nâng cao chất lượng giảng dạy. Các giảng viên của Khoa ln được khuyến khích sử dụng các phương pháp giảng dạy đa dạng để giúp sinh viên học tập một cách chủ động và sáng tạo.

Thứ tư, hoạt động học của sinh viên được mở rộng với nhiều hình thức khác nhau, khơng chỉ gói gọn trong các buổi học tại lớp. Sinh viên có cơ hội trao đổi kiến thức bằng cách tham gia các câu lạc bộ học thuật, các cuộc thi và kỹ năng chuyên môn trong và ngồi Khoa. Bên cạnh các hoạt động chính khóa, sinh viên cịn được khuyến khích tham gia các hoạt động ngoại khóa nhằm đạt được CĐR

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

25

tập trung vào nhóm kỹ năng của CTĐT: (i) các hoạt động NCKH khuyến khích sinh viên tham gia thông qua các đề tài nghiên cứu hay các hội thảo chuyên môn nhằm hỗ trợ sinh viên hoàn thiện các kỹ năng nghề nghiệp như: tổ chức sắp xếp công việc, kỹ năng thu thập và xử lý thơng tin; (ii) sinh viên có thể tham gia các cuộc thi học thuật như Đề tài NCKH cấp trường, cấp Đoàn thanh niên, HUB young logistics talents, được tổ chức để tạo cơ hội cho sinh viên hoàn thiện kỹ năng nghiên cứu, tìm và đọc tài liệu, xây dựng tư duy phản biện và sáng tạo, kỹ năng tổ chức công việc và làm việc nhóm; (iii) sinh viên cũng được khuyến khích tham gia các câu lạc bộ như kỹ năng sống, thể thao, tiếng Anh nhằm đạt được CĐR được phân bổ là kỹ năng giao tiếp và trình độ ngoại ngữ phù hợp với môi trường làm việc quốc tế

<i>(Nguồn: Báo cáo Tự đánh giá của Chương trình KTQT năm 2021) </i>

<b>11. Đánh giá kết quả học tập của người học </b>

Đánh giá kết quả học tập của người học là một trong những yếu tố quan trọng nhất của giáo dục đại học. Kết quả đánh giá ảnh hưởng sâu sắc đến nghề nghiệp tương lai của người học.

Vì vậy, hoạt động đánh giá kết quả học tập cần được thực hiện chuyên nghiệp tại mọi thời điểm và phải đưa các kiến thức cập nhật vào quá trình kiểm tra, thi cử. Đánh giá cũng cung cấp thơng tin có giá trị cho Trường về hiệu quả giảng dạy và hỗ trợ người học. Hoạt động đánh giá kết quả học tập của người học cần đảm bảo:

- Được thiết kế để đo lường mức độ người học đạt được các KQHTMĐ; - Phù hợp với mục đích đánh giá: thi đầu vào/thi xếp lớp, thi giữa kỳ hay cuối

kỳ; có các tiêu chí chấm điểm, phân loại rõ ràng và được công bố rộng rãi; - Được thực hiện bởi chuyên gia hiểu rõ vai trò của hoạt động đánh giá trong

tiến trình người học tích lũy các kiến thức và kỹ năng theo yêu cầu của văn bằng; nếu có thể, khơng nên chỉ dựa vào đánh giá của một người;

- Quy định về thi cử cần đề cập tất cả các khả năng có thể xảy ra;

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<i>(Nguồn: Guide to AUN-QA Assessment at Program Level Vesion 4.0) </i>

<b>12. Chất lượng giảng viên </b>

GV là nguồn tài nguyên học tập sẵn có quan trọng nhất đối với đa số người học. GV cần có đủ kiến thức và hiểu biết về học phần do mình đảm trách, đồng thời có kinh nghiệm và những kỹ năng cần thiết để truyền đạt kiến thức và hiểu biết của mình một cách hiệu quả cho người học trong những điều kiện khác nhau. GV cũng cần tiếp cận thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của mình.

Trường và Khoa có kế hoạch phát triển đội ngũ GV để đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng. Kế hoạch đào tạo và phát triển đội ngũ GV phản ánh mục tiêu và sứ mạng của Trường, Khoa. Trường, Khoa lập kế hoạch chiến lược và kế hoạch hoạt động hàng năm của Khoa, trong đó chú trọng đến phát triển đội ngũ GV của Khoa.

Trường là trường Đại học cơng lập, các tiêu chí tuyển dụng, tuyển chọn để bổ nhiệm, thăng tiến được triển khai dựa trên Luật giáo dục Đại học, Điều lệ trường Đại học, Luật Viên chức. Các quy định pháp lý này là nền tảng cho các quy định của Trường, đã được thảo luận, truyền đạt công khai tới tất cả các nhân viên toàn trường và được Hiệu trưởng phê duyệt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

27

Năng lực của giảng viên được đánh giá khách quan một cách thường xun thơng qua 3 kênh: (i) Đánh giá sự hồn thành nhiệm vụ của GV do trưởng đơn vị đánh giá; (ii) Đánh giá năng lực giảng dạy của GV thông qua feedback của SV; (iii) Đánh giá đồng cấp thông qua dự giờ.

Kết quả công việc của GV được đánh giá theo quy chế số 2647/QĐ-ĐHNH về đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ của cơng chức, viên chức, NLĐ của HUB. Định kỳ 6 tháng và 1 năm, GV tự đánh giá kết quả thực hiện cơng việc (dựa trên phiếu đánh giá hồn thành nhiệm vụ), sau đó khoa sẽ họp, lấy ý kiến các thành viên trong khoa và lãnh đạo sẽ đưa ra kết quả đánh giá cho từng GV và gửi về P. TCCB để trình Hiệu trưởng cơng nhận kết quả đánh giá. GV sẽ được đánh giá trên 3 nhóm tiêu chí: (1) Đánh giá việc thực hiện các quy đinh chung; (2) Đánh giá hiệu quả công việc chuyên mơn và (3) Đánh giá hoạt động đồn thể, cộng đồng.

Phản hồi của SV về giảng viên thông qua khảo sát môn học: Mỗi môn học sinh viên đều làm khảo sát về q trình giảng dạy mơn học và kết quả khảo sát được tổng hợp bởi phòng KT&ĐBCL. Kết quả này được gửi cho trưởng khoa để thơng báo đến GV và có những cải tiến trong hoạt động giảng dạy và kết quả này cũng là căn cứ để trưởng khoa tham khảo khi đánh giá sự hồn thành cơng việc của GV

Đánh giá đồng cấp qua việc dự giờ: Khoa lên kế hoạch dự giờ đối với các môn học và giảng viên của khoa từng học kỳ. Các giảng viên tham gia dự giờ sẽ góp ý cho GV được dự giờ về nội dung bài giảng, phương pháp giảng dạy, tác phong giảng dạy.

Các tiêu chí đánh giá được truyền đạt tốt thông qua các quy định về thi đua và chi tiêu nội bộ của Trường. Việc phân loại đánh giá hiệu suất cơng việc có tính đến các yếu tố khác nhau như phản hồi của người học, hiệu suất công việc hàng tháng, sản phẩm NCKH và các hoạt động khác theo sự phân công của Trường, Khoa. Đánh giá này được xem xét và công nhận bởi Hội đồng thi đua của Trường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Để quản lý hoạt động đào tạo, Trường, Khoa có sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu với sự trợ giúp của hệ thống phần mềm quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Hệ cơ sở dữ liệu này được Phòng QLCNTT cập nhật thường xuyên qua các học kỳ, cho phép Trường, Khoa và các giảng viên có thể theo dõi và giám sát kết quả học tập của sinh viên. Đối với phần mềm theo dõi tiến độ học tập của SV, SV có thể sử dụng tài khoản sinh viên để đăng ký, điều chỉnh hoặc hủy bỏ học phần; Kết

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

29

quả học tập của SV cũng được thể hiện trên tài khoản SV và P. ĐT, P. CTCV, Khoa và GVCV cũng có thể theo dõi được kết quả học tập của SV trên phần mềm này. P.CTSV có chức năng theo dõi, đánh giá, kỷ luật, và khen thưởng cho SV về việc chấp hành quy chế rèn luyện của SV, P. ĐT, Khoa và GVCV có chức năng xem xét kết quả học tập, thơng báo kết quả học tập và tư vấn cho SV về việc đăng ký các môn học trong kỳ tiếp. Ngồi ra, đối với SV có kết quả học tập yếu, kém, từng học kỳ P. ĐT sẽ chuyển danh sách dự kiến cảnh báo học vụ đến Khoa để tìm hiểu nguyên nhân, Trường tổ chức họp Hội đồng cảnh báo học vụ, đưa ra thông báo cảnh báo học vụ và có các biện pháp phối hợp giữa khoa và các đơn vị liên quan để hỗ trợ SV cải thiện kết quả học tập.

<i>(Nguồn: Báo cáo Tự đánh giá của Chương trình KTQT năm 2021) </i>

<b>Cán bộ hỗ trợ: chất lượng của CTĐT phụ thuộc nhiều vào sự tương tác giữa GV </b>

và người học. Tuy nhiên, GV khơng thể thực hiện tốt vai trị nếu như khơng có sự hỗ trợ hiệu quả từ đội ngũ cán bộ hỗ trợ. Đội ngũ cán bộ hỗ trợ bao gồm nhân viên thư viện, phòng thực hành, phịng máy tính và các đơn vị hỗ trợ người học khác.

Chiến lược phát triển về đội ngũ hỗ trợ cán bộ nằm trong chiến lược phát triển về tổ chức, nhân sự của Trường. Theo đó, mục tiêu của Trường là phát triển đội ngũ hỗ trợ về trình độ chun mơn đáp ứng nhu cầu của vị trí cơng việc, giảm về số lượng và tăng năng suất công việc.

Quy hoạch, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Xuất phát từ chủ trương về nhân sự, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và nguồn cán bộ hỗ trợ được quy hoạch, Trường sẽ tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến, đề xuất nhân sự được bổ nhiệm. Trước đó, nhân sự được dự kiến bổ nhiệm phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệm vụ và đào tạo, bồi dưỡng và một số tiêu chuẩn khác như độ tuổi, sức khỏe, năng lực thực tế và triển vọng phát triển.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

30

Nhu cầu đào tạo và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ hỗ trợ được xác định thông qua việc đăng ký nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng hàng năm. Cán bộ hỗ trợ có thể đăng ký nhu cầu theo danh mục các khóa đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của Ngân hàng Nhà nước hoặc có thể đăng ký theo yêu cầu phát sinh của công việc. Căn cứ tổng hợp đăng ký nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, chiến lược về đào tạo, phát triển cán bộ hỗ trợ và thực tế yêu cầu vị trí công việc, Trường sẽ ban hành kế hoạch đào tạo bồi dưỡng để triển khai công tác đào tạo, phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ hỗ trợ hàng năm.

Có hai kênh đánh giá năng lực đội ngũ cán bộ hỗ trợ: (1) Đánh giá từ lãnh đạo đơn vị thông qua kết quả thực hiện công việc hàng tháng, (2) đánh giá từ các đồng nghiệp và lãnh đạo đơn vị vào cuối mỗi năm theo quy chế đánh giá phân loại của Trường. Kết quả đánh giá hiệu suất vào cuối mỗi năm được gửi đến cán bộ hỗ trợ để từ đó họ có kế hoạch phát triển chuyên môn và nghiệp vụ, trau dồi kỹ năng trong tương lai.

<b>14. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị </b>

Trường có 3 cơ sở học tập gồm Tôn Thất Đạm, Hàm Nghi và Thủ Đức. Cơ sở TĐ có 118 Phịng học, giảng đường với tổng diện tích sàn là 47.354 m2 phục vụ học tập của SV. Trường đang hoàn thiện và chuẩn bị đưa vào sử dụng khu giảng đường B có tổng diện tích sàn là 23.358 m2 với chức năng là phòng học, khu vực tự học và một số chức năng khác nhằm đáp ứng mục tiêu mở rộng quy mô đào tạo của Trường. CSVC phục vụ đào tạo của Khoa tọa lạc trong diện tích của Trường và các CSVC khác của Trường đều được dùng cho SV của Khoa. Phịng học lý thuyết có diện tích trung bình mỗi phịng học là 85m2/ phịng, có sức chứa trung bình 80 chỗ ngồi được trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập:

<i>máy chiếu, bàn ghế, hệ thống chiếu sáng, máy lạnh, loa, micro,…Các phịng học </i>

có thể sắp xếp bàn ghế linh hoạt tùy theo mục đích sử dụng như thuyết trình, làm việc nhóm, sinh hoạt CLB. Ngồi ra, để phục vụ tổ chức các sự kiện, hội thảo khoa

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Tính đến tháng 12/2022, trường có 14 phịng máy tính được trang bị theo tiêu chuẩn phòng LAB với đầy đủ trang thiết bị như cabin, headphone, Webcam và các phần mềm cần thiết phục vụ cho các học phần thực hành trong các chương trình đào tạo của trường. Trường có bộ phận chun mơn thực hiện quản lý toàn bộ hạ tầng và hệ thống thiết bị tin học là P. QLCNTT, có nhiệm vụ quản lý, vận hành và bảo đảm hoạt động ổn định của hệ thống CNTT tồn trường. Trường có hơn 600 máy tính cá nhân cho hệ thống phịng máy và hơn 300 máy tính phục vụ cho cơng tác quản lý và điều hành. Các máy tính đều được kết nối với hệ thống internet tốc độ cao để phục vụ cho hoạt động thực hành và quản lý học vụ. Toàn bộ các giảng đường, thư viện, khu vực tự học được phủ sóng wifi với tốc độ 15

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<i>(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tự đánh giá các chương trình đào tạo) </i>

<b>15. Đầu ra và kết quả đạt được </b>

Khi đánh giá q trình đảm bảo chất lượng, Trường khơng chỉ đánh giá đầu vào, q trình giảng dạy mà cịn đánh giá chất lượng đầu ra. Tỷ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ bỏ học và khả năng tìm kiếm việc làm của người học sau khi tốt nghiệp là những tiêu chí quan trọng để Trường và Khoa đo lường được chất lượng và hiệu quả của chương trình giảng dạy đó. Trường có kế hoạch đào tạo, báo cáo học kỳ/năm học, cơ chế giám sát việc thu thập thông tin từ phần mềm UIS về các tỷ lệ thôi học và tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm. Trường đã có báo cáo từng năm phân tích ngun nhân dẫn đến các tỷ lệ thôi học, tỷ lệ tốt nghiệp của Trường và Khoa đã có báo cáo từng năm phân tích nguyên nhân dẫn đến các tỷ lệ thôi học và tỷ lệ tốt nghiệp của Khoa. Khoa có báo cáo tổng hợp và đề xuất giải pháp khắc phục, nhắc nhở SV theo kế hoạch của Trường. Tỷ lệ SV thôi học giảm dần và tỷ lệ tốt nghiệp cũng được cải thiện qua các năm nhờ áp dụng các biện pháp đã thực hiện như: công bố thông tin

</div>

×